You are on page 1of 300

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh tế vi mô là một trong những môn học cơ sở ngành đối với sinh viên
thuộc khối ngành kinh tế ở tất cả các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên khối kinh tế nói chung và
sinh viên Khoa Kinh tế - Luật – Logistics Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu nói
riêng, chúng tôi đã biên soạn “Giáo trình Kinh tế vi mô” nhằm cung cấp cho sinh
viên những kiến thức kinh tế cơ bản để sinh viên đi vào nghiên cứu các môn học
chuyên ngành được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Nội dung chủ yếu của giáo trình này là giới thiệu và phân tích các quy luật
chi phối hành vi ứng xử của người tiêu dùng và nhà sản xuất tham gia trên thị
trường. Từ đó rút ra các nguyên tắc cơ bản để họ có thể đưa ra các quyết định lựa
chọn tối ưu.
Giáo trình này được biên soạn theo hướng nghiên cứu từng mảng vấn đề rời
rạc, sau đó sẽ liên kết các vấn đề lại với nhau để nắm chắc các nguyên tắc cơ bản
làm cơ sở đưa ra các quyết định tối ưu. Cuối mỗi chương đều có phần câu hỏi lý
thuyết, bài tập và câu hỏi trắc nghiệm để giúp sinh viên củng cố phần lý thuyết.
Tác giả đã rất cố gắng biên soạn Giáo trình Kinh tế vi mô lần đầu tiên xuất
bản nên không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất
mong nhận được những góp ý chân tình từ bạn đọc, đồng nghiệp để những lần xuất
bản sau ngày càng hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hộp thư điện tử theo địa chỉ:
pnkhanh.dbv@moet.edu.vn hoặc trao đổi trực tiếp qua số điện thoại: 0918 121577
hoặc Khoa Kinh tế - Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01 Trương Văn Bang,
Phường 7, TP. Vũng Tàu.
Trân trọng cảm ơn.

Vũng Tàu, tháng 9 năm 2021.


Tác giả

TS Phạm Ngọc Khanh

-1-
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
Chương 1: Tổng quan về kinh tế học 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản về nền kinh tế 7
1.2. Kinh tế học 13
1.3. Lựa chọn kinh tế tối ưu 17
Vận dụng 20
Một số câu hỏi – Bài tập ôn tập 27
Câu hỏi trắc nghiệm 30

Chương 2: Cung, cầu & giá cả thị trường 34


2.1. Cầu thị trường 34
2.2. Cung thị trường 43
2.3. Sự cân bằng cung cầu thị trường 48
2.4. Sự san thiệp của Chính phủ vào thị trường 53
Bài tập minh họa 59
Câu hỏi ôn tập 65
Bài tập tự giải 66
Câu hỏi trắc nghiệm 68

Chương 3: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng 75


3.1. Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng 75
3.2. Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học 79
3.3. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất 86
Bài tập minh họa 88
Bài tập tự giải 93
Câu hỏi trắc nghiệm 96

-2-
Chương 4: Lý thuyết sản xuất & chi phí 102
4.1. Lý thuyết về sản xuất 102
4.2. Lý thuyết về chi phí 116
Bài tập minh họa 121
Câu hỏi ôn tập 124
Bài tập tự giải 125
Câu hỏi trắc nghiệm 126

Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn 134


5.1. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn 134
5.2. Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn 134
5.3. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp 136
5.4. Tối thiểu hóa lỗ của doanh nghiệp 139
5.5. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp 140
5.6. Đường cung ngắn hạn của thị trường 141
5.7. Thặng dư sản xuất đối với doanh nghiệp 142
5.8. Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và sự can thiệp 143
của Chính phủ
Bài tập minh họa 146
Câu hỏi ôn tập 150
Bài tập tự giải 150
Câu hỏi trắc nghiệm 152

Chương 6: Thị trường độc quyền hoàn toàn 161


6.1. Đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn 161
6.2. Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn 162
6.3. Xác định sản lượng để doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi 166
nhuận
6.4. Trường hợp doanh nghiệp độc quyền có nhiều cơ sở 169
6.5. Các phương pháp định giá của doanh nghiệp độc quyền theo 170

-3-
mục tiêu
6.6. Chiến lược phân biệt về giá cả của doanh nghiệp độc quyền 173
6.7. Đo lường quyền lực của doanh nghiệp độc quyền 177
6.8. Chính phủ điều tiết các doanh nghiệp độc quyền 178
Bài tập minh họa 183
Câu hỏi ôn tập 185
Bài tập tự giải 185
Câu hỏi trắc nghiệm 190

Chương 7: Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn 198


7.1. Thị trường cạnh tranh độc quyền 198
7.2. Thị trường độc quyền nhóm 202
Bài tập minh họa 220
Bài tập tự giải 221
Câu hỏi trắc nghiệm 222

Chương 8: Thị trường các yếu tố sản xuất 227


8.1. Thị trường lao động 227
8.2. Thị trường vốn 236
8.3. Thị trường đất đai 244
Bài tập minh họa 245
Câu hỏi trắc nghiệm 247

MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO 249


TÀI LIỆU THAM KHẢO 298

-4-
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


AC Average Cost Chi phí trung bình
AFC Average Fixed Cost Chi phí cố định trung bình
AP Average Product Năng suất trung bình
AR Average Revenue Doanh thu trung bình
AVC Average Variable cost Chi phí biến đổi trung bình
CS Consumer Surplus Thặng dư tiêu dùng
D Demand Cầu
DWL Deadweight Loss Lượng tổn thất vô ích
E Elasticity Sự co giãn
I Income Thu nhập
LAC Long run Average Cost Chi phí trung bình dài hạn
LMC Long run Marginal Cost Chi phí biên dài hạn
MC Marginal Cost Chi phí biên
MP Marginal Product Năng suất biên
MR Marginal Revenue Doanh thu biên
MRP Marginal Revenue Product Doanh thu sản phẩm biên
MRS Marginal Rate of Substitution Tỷ lệ thay thế biên
MRTS Marginal Rate of Technical Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên
Substitution
MU Marginal Utility Hữu dụng biên
NPV Net Present Value Giá trị hiện tại ròng
P Price Giá
PPF Production Possibility Frontier Giới hạn khả năng sản xuất
PS Producer Surplus Thặng dư sản xuất
Pmax Maximum Price Giá tối đa
Pmin Minimum Price Giá tối thiểu
PV Present Value Giá trị hiện tại

-5-
Q Quantity Số lượng
QD Quantity Demanded Lượng cầu
QS Quantity Supplied Lượng cung
S Supply Cung
SAC Short run Average Cost Chi phí trung bình ngắn hạn
SMC Short run Marginal Cost Chi phí biên ngắn hạn
TC Total Cost Tổng chi phí
TFC Total Fixed Cost Tổng chi phí cố định (Định
phí)
TVC Total Variable Cost Tổng chi phí biến đổi (Biến
phí)
TPr (Л) Total Profit Tổng lợi nhuận
TR Total Revenue Tổng doanh thu
TU Total Utility Tổng hữu dụng
U Utility Hữu dụng
FV Future Value Giá trị tương lai

-6-
Chương 1
TỒNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NỀN KINH TẾ


1.1.1. Chủ thể kinh tế
Trong một nền kinh tế bao gồm các chủ thể kinh tế và sự tác động qua lại giữa
chúng với nhau. Các chủ thể kinh tế chính bao gồm: các hộ gia đình, doanh nghiệp
và Chính phủ. Ba chủ thể kinh tế này hợp thành một nền kinh tế có vai trò, chức
năng và nhiệm vụ riêng.

Thứ nhất, Hộ gia đình trong thị trường hàng hóa, họ là người tiêu dùng ra
quyết định chi tiêu với các loại sản phẩm mong muốn để thỏa mãn nhu cầu của
mình trong giới hạn ngân sách. Xét về thị trường các yếu tố sản xuất, hộ gia đình là
chủ các nguồn lực các yếu tố sản xuất đó. Họ sẽ là người cung cấp chính cho doanh
nghiệp với các nguồn lực như: vốn, lao động và đất đai.

Thứ hai, Doanh nghiệp là các tổ chức kinh doanh sử dụng hoặc thuê các yếu
tố sản xuất đầu vào từ các chủ thể hộ gia đình. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành sản
xuất tạo sản phẩm đầu ra và phân phối các sản phẩm của mình ra thị trường nhằm
mục đích sinh lời, sử dụng nguồn lợi nhuận thu được để tiến hành tái sản xuất trở lại
như ban đầu.

Thứ ba, Chính phủ thực hiện chức năng cung cấp hệ thống pháp luật, cơ sở hạ
tầng và quốc phòng… và phân phối lại thu nhập. Trong cơ chế hỗn hợp, Chính phủ
là người trực tiếp giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản như: lạm phát, chính sách
tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách ngoại thương và thu nhập.

1.1.2. Các yếu tố sản xuất


Trong thị trường các yếu tố sản xuất, các yếu tố sản xuất được mua bán như
các loại hàng hóa và dịch vụ khác. Các yếu tố sản xuất được cung cấp từ các hộ gia
đình đó là: vốn, lao động và đất đai. Các yếu tố sản xuất này cũng chính là yếu tố
đầu vào để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất. Vì thế, khi phân tích các quy luật
chung về cung, cầu hàng hóa cũng được sử dụng giống như cung, cầu về lao động,
vốn và đất đai.

-7-
1.1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Trong một quốc gia, các yếu tố sản xuất đều hữu hạn. Những yếu tố sản xuất
này được các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta vừa
nói trên. Để quyết định phân chia các yếu tố sản xuất khan hiếm đó thì xã hội phải
giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?
Sản xuất cho ai? Trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là quá trình lựa
chọn để giải quyết tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản đó. Để giải quyết vấn đề cơ bản
đó phụ thuộc vào vai trò của Chính phủ và chế độ chính trị xã hội của mỗi quốc gia
hay nói cách khác phụ thuộc vào cơ chế kinh tế. Ba vấn đề kinh tế cơ bản được hiểu
như sau:

1.1.3.1. Xã hội quyết định sản xuất cái gì?


Đây là vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải được giải quyết. Vì các yếu tố sản xuất
khan hiếm không thể đáp ứng hết cho nhu cầu xã hội. Trong giới hạn khả năng, nền
kinh tế phải tiến hành sản xuất một số loại sản phẩm nhất định để đáp ứng cho nhu
cầu xã hội, bao gồm một số vấn đề cụ thể như: Sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào? Số
lượng mỗi loại là bao nhiêu? Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm như thế nào? Chất lượng
sản phẩm ra sao? Thời gian cụ thể nào để sản xuất?

Để giải quyết tốt vấn đề này, doanh nghiệp cần phải tiến hành lập bản kế
hoạch kinh doanh:

- Phải tiến hành khảo sát thị trường, xác định được nhu cầu, thị hiếu, thu nhập,
độ tuổi, nghề nghiệp… của người tiêu dùng trong từng thị trường.
- Xác định được nhu cầu của người tiêu dùng có khả năng thanh toán để xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Xác định chi phí yếu tố đầu vào: máy móc thiết bị, chi phí tiền lương cho cán
bộ quản lý và công nhân lao động trực tiếp, giá các nguyên vật liệu sản xuất đầu
vào…
- Xác định tình hình cạnh tranh, giá cả trên thị trường… Giá cả trên thị trường
là dấu hiệu để phân bổ các yếu tố sản xuất sao cho hợp lí. Vì giá cả là phương tiện
chuyển tải thông tin, phối hợp quyết định sản xuất các chủ thể kinh tế đảm bảo rằng
các nguồn lực khan hiếm được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ xã hội cần.

-8-
1.1.3.2. Xã hội quyết định sản xuất như thế nào?
Sau khi doanh nghiệp đã tìm ra loại hàng hóa hay dịch vụ kinh doanh nào nên
được sản xuất để áp ứng nhu cầu xã hội. Bước tiếp theo phải trả lời được câu hỏi là
phải sản xuất như thế nào? Tức là doanh nghiệp phải đưa ra phương pháp tổ chức
sản xuất? Lựa chọn công nghệ thiết bị nào để sản xuất? Hàng hóa nên sản xuất ở
đâu? Sản xuất số lượng bao nhiêu? Khi nào thì sản xuất và cung cấp?

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú trọng đến hiệu quả sản xuất từ khâu đầu vào
đến khâu đầu ra trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp phải kiểm soát được chi phí
và giảm thiểu đến mức thấp có thể. Mục đích của việc giảm thiểu là để tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận sau thuế được tăng trưởng hơn. Biện
pháp cơ bản nhất của doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng là đổi mới công nghệ
thiết bị dây chuyền kém năng suất, thường xuyên đào tạo các khóa ngắn hạn và dài
hạn cho cán bộ quản lý cấp cao và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tay nghề cho
công nhân lao động…

ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH ĐẦU RA


SÀN XUẤT

Thông tin phản hồi

Sơ đồ 1.1: Mô hình sản xuất

1.1.3.3. Xã hội sản xuất cho ai?


Lúc đầu ta đã nói, khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất, trước hết phải tiến
hành khảo sát thị trường để xác định đối tượng khách hàng chính của mình là ai?
Thông qua đó phải tìm hiểu đặc điểm của khách hành như: thu nhập, nghề nghiệp…
để đánh giá khách hàng đó có khả năng thanh toán hay không? Từ đó, giúp doanh
nghiệp làm nhiệm vụ phân phối hàng hóa hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Mặt khác, vì nguồn lực khan hiếm nên số lượng sản phẩm hay dịch vụ sản
xuất ra không thể đáp ứng hết nhu cầu xã hội. Chính vì vậy, trên thị trường hàng
hóa sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh trong tiêu dùng, những người bỏ ra số tiền cao
khả năng cạnh tranh sẽ thuộc về họ. Có thể những người tiêu dùng này chấp mua

-9-
hàng hóa hay dịch vụ với giá cao hơn so với giá thực trả để thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng của mình. Còn những người có thu nhập thấp thì sao? Không lẽ không có tiền
thì không được mua hàng hóa hay dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình? Để giải
quyết vấn đề này, người có khả năng can thiệp đó là Chính phủ? Chính phủ trực tiếp
điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách giá cả như: ấn định giá trần (Pmax ), giá
sàn (Pmin), đánh thuế và trợ giá.

1.1.4. Mô hình kinh tế


Mô hình 1.2 cho thấy, mô hình nền kinh tế bao gồm 3 chủ thể kinh tế đó là: hộ
gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ. Ba chủ thể này có vai trò, chức năng và
nhiệm vụ riêng trong nền kinh tế.

Trong thị trường hàng hóa và dịch vụ, hộ gia đình đóng vai trò là người tiêu
dùng, bỏ ra một khoản thu nhập (I: income) để chi tiêu các loại hàng hóa và dịch vụ
mà mình mong muốn để tổng mức thỏa mãn tiêu dùng càng cao càng tốt. Xét về thị
trường các yếu tố sản xuất, hộ gia đình đóng vai trò là các nhà cung cấp các nguồn
lực kinh tế hay các yếu tố sản xuất chính đó là: vốn, lao động và đất đai. Họ nhận
được một khoản thu nhập khi các doanh nghiệp mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất
đó.

Trong thị trường các yếu tố sản xuất, doanh nghiệp đóng vai trò là người tiêu
dùng mua các yếu tố sản xuất đầu vào từ các hộ gia đình. Doanh nghiệp phải dành
ra một khoản chi phí (TC: Total Cost) để mua các yếu tố đó phục vụ quá trình sản
xuất. Khi doanh nghiệp làm ra sản phẩm hay dịch vụ, tiếp tục cung ứng ra thị
trường hàng hóa hay dịch vụ, trong thị trường này doanh nghiệp đóng vai trò là
người bán. Giá trị trả về là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Giá trị này doanh nghiệp đem sử dụng để chi trả cho hoạt
động tổ chức bộ máy và tái sản xuất trở lại như ban đầu.

Trong mô hình nền kinh tế, Chính phủ đóng vai trò là bộ phận trung gian,
đứng giữa để điều tiết nền kinh tế khi nền kinh tế có những khiếm khuyết mà chỉ có
Chính phủ mới có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề cơ bản đó. Chính phủ sẽ can
thiệp vào nền kinh tế bằng những chính sách như: ấn định giá trần nhằm bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, ấn định giá sàn nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà sản xuất,

-10-
hay đánh thuế và trợ giá để hạn chế hoặc khuyến khích sản xuất cho các doanh
nghiệp.

Hàng hóa, dịch vụ Hàng hóa, dịch vụ


Thị trường HH&DV Doanh thu
Chi
tiêu
Trợ cấp
Thuế
Hộ gia Chính phủ Doanh nghiệp
đình
Thuế
Vốn Thu Trợ cấp CP Vốn
LĐ nhập sử dụng LĐ
ĐĐ Thị trường các YTSX ĐĐ

Sơ đồ 1.2: Mô hình nền kinh tế

Mô hình nền kinh tế của một quốc gia nhằm giải quyết vấn đề khan hiếm các
nguồn lực sản xuất và giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản vừa nêu trên. Để giải
quyết vấn đề đó, nó còn tùy thuộc vào cơ chế của mỗi quốc gia. Cơ chế kinh tế của
mỗi quốc gia có ảnh hưởng hết sức to lớn đến vấn đề giải quyết của một nền kinh tế
và trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Có ba loại mô hình nền kinh tế
chính: cơ chế mệnh lệnh (cơ chế kế hoạch hóa tập trung), cơ chế thị trường, cơ chế
hỗn hợp.

1.1.4.1. Cơ chế mệnh lệnh (cơ chế kinh tế hóa tập trung)
Trong cơ chế này, Nhà nước là người trực tiếp đứng ra để giải quyết tập trung
các vấn đề của nền kinh tế. Nhà nước quyết định sản xuất sản phẩm nào, số lượng
bao nhiêu, quyết định công nghệ và phân phối vốn, kĩ thuật cho các doanh nghiệp
nhà nước.

- Cách thức tổ chức: Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các doanh nghiệp
nhà nước. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, doanh nghiệp nhà nước nộp sản phẩm theo
chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhà nước giao. Sau đó, Nhà nước sẽ phân phối sản phẩm cho
các đơn vị kinh tế nhà nước, dùng chế độ tem phiếu để phân phối cho người tiêu
dùng.

-11-
- Ưu điểm:
+ Việc quản lý kinh tế được thống nhất tập trung.
+ Giải quyết được thỏa mãn nhu cầu cho xã hội.
+ Giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo và bất công trong xã hội.
+ Nguồn lực kinh tế được tập trung để giải quyết vấn đề lớn của một nền
kinh tế quốc dân.
- Nhược điểm:
+ Nảy sinh cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp.
+ Không khuyến khích sản xuất, kiềm hãm sự phát triển sản xuất.
+ Hiện tượng phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường,
triệt tiêu động lực phát triển do kế hoạch không dự đoán chính xác nhu cầu xã hội.
+ Cạnh tranh và hoạt động thị trường bị bóp méo, phân phối và sử dụng
các nguồn lực kém hiệu quả, không thúc đẩy và kích thích sự năng động và sáng tạo
của các doanh nghiệp.
1.1.4.2. Cơ chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, ba vấn đề kinh tế cơ bản được được giải quyết
dựa vào quan hệ cung – cầu và sự cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống giá cả trên
thị trường do quan hệ cung cầu quyết định. Vì thế doanh nghiệp phải tiến hành khảo
sát thị trường để nắm bắt thông tin về thu nhập, thị hiếu, sở thích và tổ chức sản
xuất để phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hợp lí.

- Ưu điểm:
+ Thông qua hoạt động cạnh tranh trên thị trường, các nhà sản xuất tìm
mọi cách để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm hữu hạn của
nền kinh tế để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
+ Người tiêu dùng sẽ được tự do thỏa mãn tối đa hóa hữu dụng của mình
trong giới hạn ngân sách.
+ Cơ chế thị trường thúc đẩy sự phát triển đổi mới công nghệ tạo ra năng
suất lao động cao hơn để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao.
+ Cơ chế thị trường khuyến khích khả năng cạnh tranh giữa các nhà sản
xuất với nhau.

-12-
- Nhược điểm: Vì mục tiêu muốn tối đa hóa lợi nhuận nên trong nền kinh tế
phát sinh một số khuyết điểm sau:
+ Sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống con người.
+ Phân hóa giàu nghèo trong xã hội, tạo ra sự chênh lệch về mức thu nhập
của mỗi người dân.
1.1.4.3. Cơ chế hỗn hợp
Trong nền kinh tế hỗn hợp, Chính phủ và thị trường cùng nhau giải quyết ba
vấn đề kinh tế và khắc phục khuyết điểm của hai nền kinh tế thị trường vừa nêu
trên. Chính phủ sẽ can thiệp trực tiếp vào thị trường bằng các công cụ kinh tế như:
đánh thuế, trợ giá và cung cấp các dịch vụ miễn phí như quốc phòng - an ninh để
giải quyết các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường và đưa nền kinh tế hoạt động
có hiệu quả và đảm bảo công bằng xã hội.

1.2. KINH TẾ HỌC


1.2.1. Khái niệm kinh tế học
Như chúng ta đã biết, nguồn lực của một nền kinh tế thì luôn hữu hạn, khan
hiếm và sẽ không đáp ứng được hết toàn bộ nhu cầu cho xã hội. Vì thế, xã hội cần
phải phân bổ nguồn lực khan hiếm này sao cho hợp lí và hiệu quả nhất. Sự phân bổ
nguồn lực khan hiếm này của các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Qua đó, các nhà
kinh tế nghiên cứu phân tích các chủ thể kinh tế này sản xuất cái gì và sản xuất bao
nhiêu và sản xuất cho ai để đáp ứng cho nhu cầu xã hội.

Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, phân tích việc xã hội sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai, nghiên cứu việc phân bổ các nguồn lực
khan hiếm (nguồn vốn, lao động, khoáng sản và đất đai…) để tiến hành sản xuất
hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu cao nhất cho các thành viên
trong xã hội. Vấn đề kinh tế cơ bản là giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của
con người và năng lực sản xuất có giới hạn của xã hội để đáp ứng được nhu cầu vô
hạn đó.

1.2.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô


1.2.2.1. Kinh tế vi mô
Kinh tế vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế vi mô đưa ra cách thức
nghiên cứu và phân tích hành vi của các chủ thể kinh tế như người tiêu dùng, nhà
-13-
sản xuất và Chính phủ. Nó nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ chi tiết và riêng lẻ. Cụ
thể, kinh tế vi mô nghiên cứu các vấn đề sau:

- Quy luật cung – cầu hàng hóa trên thị trường và sự can thiệp của Chính phủ.
- Phân tích hành vi người tiêu dùng sao cho tổng hữu dụng đạt cực đại với một
khoản thu nhập mà người người tiêu dùng mua hai sản phẩm.
- Phân tích hành vi nhà sản xuất khi sử dụng các yếu tố đầu vào vốn và lao
động để sản lượng làm ra cực đại, chi phí thấp nhất và tối đa hóa lợi nhuận.
- Nghiên cứu từng đặc điểm của thị trường và hành vi của từng doanh nghiệp
trong thị trường để đạt mục tiêu kinh tế (tối đa hóa doanh thu, tối đa hóa sản lượng
mà không bị lỗ, tối đa hóa lợi nhuận…)
1.2.2.2. Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô cũng là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu
nền kinh tế ở góc độ tổng thể bao gồm tấc cả các vấn đề của nền kinh tế. Cụ thể,
kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

- Cách tính sản lượng của một quốc gia.


- Chính sách điều tiết của Chính phủ bằng các công cụ kinh tế như: chính sách
tiền tệ, chính sách ngoại thương, chính sách tái khóa và chính sách thu nhập.
- Nghiên cứu tình hình lạm phát, thất nghiệp của một quốc gia…
- Phân tích tình hình quốc gia trong nền kinh tế hội nhập.
1.2.2.3. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua
lại với nhau, là hai bộ phận cấu thành nên kinh tế học. Chẳng hạn, nếu chỉ tập trung
vào vấn đề kinh tế vi mô như tối đa hóa hữu dụng cho người tiêu dùng, tối đa hóa
lợi nhuận cho doanh nghiệp mà không có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì không
thể có một nền kinh tế thực sự phát triển ổn định và bình đẳng.

Các biến số của kinh tế vĩ mô là kết quả của sự tương tác giữa hàng triệu hộ
gia đình và doanh nghiệp nên ta có thể nhận định rằng kinh tế vi mô là cơ sở cho
nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau về đối tượng, nội dung và
phương pháp nghiên cứu.

-14-
1.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô
a) Phương pháp mô hình hóa
Nguyên tắc: Dựa trên việc xây dựng các mô hình kinh tế để phân tích, lý giải
và kết luận về những quy tắc lựa chọn kinh tế tối ưu.

Giả định: Mô hình là sự đơn giản hóa thực tế và xây dựng những tình huống
có thực.

Ví dụ, mô hình 1.3 mô tả luồng luân chuyển các hoạt động trong nền kinh tế
giản đơn (giả định không có Chính phủ, không có thị trường tài chính). Nền kinh tế
giản đơn này chỉ có hai chủ thể duy nhất đó là hộ gia đình và các doanh nghiệp
trong thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố sản xuất. Trên góc độ nghiên cứu
của kinh tế vi mô thì mô hình đã được đơn giản hóa từ thực tiễn sao cho phù hợp
với đối tượng nghiên cứu.

Hàng hóa, dịch vụ Hàng hóa, dịch vụ


Thị trường HH&DV
Doanh thu
Chi
tiêu

Hộ gia đình Doanh nghiệp

Vốn Thu CP Vốn


LĐ nhập sử dụng LĐ
ĐĐ Thị trường các YTSX ĐĐ

Sơ đồ 1.3: Mô hình luân chuyển các hoạt động kinh tế

b) Phương pháp so sánh tĩnh


Phương pháp tĩnh là phương pháp khi ta xem xét, đánh giá yếu tố kinh tế này
thì ta cố định yếu tố kinh tế khác, xem như chúng không thay đổi.

Nguyên tắc: Xem xét yếu tố kinh tế tác động đến biến số kinh tế như: cung,
cầu và giá cả hàng hóa…

Giả định: Các yếu tố kinh tế khác còn lại cố định (không thay đổi)

-15-
Ví dụ, khi nói đến lượng tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ của người tiêu dùng thì
có nhiều yếu tố tác động đến lượng tiêu thụ của người tiêu dùng như: giá cả (P), thu
nhập (I), thị hiếu của người tiêu dùng (Tas), giá cả hàng hóa có liên quan (PR), quy
mô tiêu thụ thị trường (N), giá dự kiến trong tương lai (PF)… Nhưng khi xét đến
lượng cầu thị trường của người tiêu dùng thì ta chỉ xét mối quan hệ giữa yếu tố
lượng cầu (QD) và yếu tố giá (P), còn lại các yếu tố khác như: thu nhập, thị hiếu của
người tiêu dùng, giá cả hàng hóa liên quan, quy mô tiêu thụ của thị trường, giá cả
dự kiến trong tương lai cố định. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá
sản phẩm bằng hàm số như: QD = f(P).

c) Phương pháp phân tích cận biên


Phương pháp phân tích cận biên là phương pháp cơ bản của sự lựa chọn kinh
tế tối ưu dựa trên giữa lợi ích (benefit) mang lại và chi phí (cost) bỏ ra. Theo
phương pháp này, chúng ta phải so sánh lợi ích và chi phí tại một đơn vị hàng hóa,
dịch vụ được sản xuất (tiêu dùng) tăng thêm. Lợi ích và chi phí đó được gọi là lợi
ích biên (MB) và chi phí biên (MC). Mọi thành viên trong kinh tế đều mong muốn
tối đa hóa lợi ích ròng (hiệu số giữa lợi ích và chi phí). Lợi ích ròng đạt cực đại khi:
MB = MC.

Bản chất của phương pháp này được hiểu như sau:

- Nếu MB > MC thì mở rộng quy mô hoạt động.


- Nếu MB = MC thì quy mô hoạt động tối ưu.
- Nếu MB < MC thì thu hẹp quy mô hoạt động.

Trong đó:

MB (Marginal Benefit) là lợi ích cận biên. Đó là lợi ích thu được khi sản xuất
hay tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa.

MC (Marginal Cost) là chi phí cận biên. Đó là chi phí bỏ ra để sản xuất hay
tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa.

Khi MB = MC thì lợi ích đạt được tối đa.

-16-
Khi đưa ra các quyết định về sự lựa chọn kinh tế, các thành viên kinh tế phải
so sánh giữa phần tăng thêm về lợi ích cận biên và phần tăng thêm về chi phí cận
biên nhằm xác định mức sản lượng sản xuất hoặc tiêu dùng tối ưu.

1.3. LỰA CHỌN KINH TẾ TỐI ƯU


1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn kinh tế
1.3.1.1. Quy luật khan hiếm
Một nguồn lực kinh tế của một quốc gia thì luôn khan hiếm tài nguyên. Vì thế,
các chủ thể kinh tế phải có sự lựa chọn tối ưu để sử dụng một cách hiệu quả và tối
ưu nhất các tài nguyên khan hiếm này. Nhu cầu của xã hội thì vô hạn, trong khi đó
khả năng sản xuất của xã hội khi sử dụng các yếu tố sản xuất đầu vào thì có giới
hạn.

Trong thị trường các yếu tố sản xuất, doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đầu ra. Nguồn lực khan hiếm ở đây chính là các
yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

Trong thị trường hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng chi ra một khoản thu
nhập (I) mua các loại hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình.
Nguồn lực khan hiếm ở đây chính là một khoản thu nhập (I) nhất định để mua sắm
các loại hàng hóa, dịch vụ cho tiêu dùng.

1.3.1.2. Chi phí cơ hội


Do nguồn lực kinh tế khan hiếm nên các cá thể trong nền kinh tế phải có sự
lựa chọn hay đánh đổi khi ta lựa chọn phương án này thì phải bỏ lỡ cơ hội cho một
phương án khác.

Chi phí cơ hội là những khoản bị mất đi khi ta lựa chọn phương án này do bỏ
lỡ cơ hội cho một phương án khác. Chi phí cơ hội của một hàng hóa là số lượng các
hàng hóa khác phải hy sinh để có thêm một đơn vị hàng hóa đó.

Ví dụ, một sinh viên A mỗi buổi tối thông thường đi dạy kèm, mỗi buổi đi dạy
được hưởng thù lao là 120.000 đồng/1 buổi. Giả sử, buổi tối đó nhà trường tăng
cường lịch học thêm, trùng với lịch đi dạy kèm. Sinh viên A phải chấp nhận phương
án là đi học và phải bỏ lỡ cơ hội đi dạy kèm. Trong buổi tối đó, sinh viên A mất một
chi phí cơ hội 120.000 đồng do phải lựa chọn phương án là đi học trên trường.

-17-
1.3.1.3. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
Do nguồn lực khan hiếm nên quy luật chi phí cơ hội tăng dần thể hiện khi ta
muốn sản xuất thêm nhiều hơn một loại hàng hóa, chúng ta phải từ bỏ một lượng
hàng hóa hay nhiều hơn hàng hóa khác. Quy luật này, thường được minh họa bằng
đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) giúp ta tính toán và lựa chọn sản xuất cái
gì, bao nhiêu thì có lợi nhất.

1.3.1.4. Quy luật hiệu suất giảm dần


Quy luật hiệu suất biên giảm dần được áp dụng khi một yếu tố sản xuất thay
đổi (ví dụ như lao động) còn yếu tố khác (ví dụ như máy móc, thiết bị, đất đai, nhà
xưởng và công nghệ) được giữ cố định.

Quy luật hiệu suất biên giảm dần phát biểu rằng mỗi đơn vị lao động tăng
thêm sẽ bổ sung ít hơn vào tổng sản phẩm so với đơn vị lao động trước.

1.3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)


Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF: Production Possibilities Prontier)
đường minh họa bằng số lượng tối đa của một hàng hóa có thể sản xuất với mỗi
mức sản lượng của hàng hóa khác khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực kinh tế.

Đường giới hạn sản xuất mô tả sự đánh đổi: nhiều hơn hàng hóa này để sản
xuất được ít hơn hàng hóa khác. Các điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản
xuất là điểm sản xuất kém hiệu quả, các điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng
sản xuất là điểm không thể đạt được, đòi hỏi nhiều nguồn lực sẵn có của nền kinh
tế.

Ví dụ: Một nền kinh tế có 5 lao động. Mỗi lao động có thể sản xuất 4 chiếc
bánh hoặc 3 chiếc áo. Tuy nhiên, nhiều lao động khác có thể làm việc trong cùng
một ngành nghề.

Yêu cầu:
a) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất.
b) Xã hội có thể sản xuất bao nhiêu chiếc bánh nếu không sản xuất chiếc áo?
c) Những điểm nào trên đồ thị là những điểm không có hiệu quả?
d) Chi phí cơ hội của việc sản xuất chiếc áo là gì?
e) Quy luật hiệu suất giảm dần có hiệu lực trong nền kinh tế này hay không?
-18-
Bài giải
a) Vẽ đường giới hạn sản xuất

Bảng 1.1: Các khả năng sản xuất


Bánh Chiếc áo
Lao động Sản lượng Lao động Sản lượng
(người) (cái) (người) (chiếc)
5 20 0 0
4 16 1 3
3 12 2 6
2 8 3 9
1 4 4 12
0 0 5 15

Bánh A
20

16 B
C
12
D
8
E
4
F

O
3 6 9 12 15 Áo

b) Xã hội sẽ sản xuất được 20 chiếc bánh nếu không sản xuất áo.
c) Những điểm nằm dưới đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm
không có hiệu quả như B, C, D, E.
d) Chi phí cơ hội của việc sản xuất chiếc áo là: Khi sản xuất 3 chiếc áo thì phải
giảm đi 4 cái bánh được sản xuất nên chi phí cơ hội là: 4/3 = 1,33.
e) Quy luật hiệu suất giảm dần không có hiệu lực trong nền kinh tế này. Vì khi
gia tăng 1 đơn vị lao động trong mỗi ngành thì sản phẩm làm ra bổ sung vào
trong tổng sản phẩm trong mỗi ngành không thay đổi.

-19-
VẬN DỤNG

Bài 1.1. Nhận định nào sau đây thuộc về kinh tế vi mô, nhận định nào thuộc về
kinh tế vĩ mô?
a) Lạm phát năm 2013 thấp hơn so với năm 2012.
b) Giá xăng dầu tháng 10 giảm so với đầu năm.
c) Thời tiết tốt có nghĩa sản lượng thu hoạch tốt.
d) Tỷ lệ thất nghiệp TP. Hồ Chí Minh thấp hơn so với mức trung bình của
cả nước.

Đáp án

Nhận định a), d): thuộc về kinh tế vĩ mô

Nhận định b), c): thuộc kinh tế vi mô

Bài 1.2. Giả sử một nền kinh tế giản đơn chỉ có 4 lao động và có 2 ngành nghề
sản xuất là lương thực và phim ảnh. Mỗi lao động hoặc có thể làm việc trong ngành
lương thực và hoặc có thể làm việc trong ngành phim ảnh. Mức sản lượng có thể đạt
được bằng việc sử dụng nhà xưởng, thiết bị… là cố định được biểu diễn ở bảng sau:

Bảng 1.2: Các khả năng sản xuất


Ngành lương thực Ngành phim ảnh
Lao động Sản lượng Lao động Sản lượng
0 0 4 30
1 10 3 24
2 17 2 17
3 22 1 9
4 25 0 0
Yêu cầu:
a) Biểu diễn đường PPF bằng đồ thị.
b) Có nhận xét gì khi sản xuất ở điểm G (9 đơn vị phim và 17 đơn vị lương
thực)?
c) Nền kinh tế có thể sản xuất được tại điểm H (17 đơn vị lương thực và 24 đơn
vị phim) không?
d) Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực.
e) Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất phim.
-20-
Bài giải
a) Đường giới hạn sản xuất

Lương thực
A
25 B
22
C H
17
G
D
10

E
O
9 17 24 30 Phim ảnh
b) Điểm G (17 lương thực; 9 phim ảnh) nằm trong đường giới hạn sản xuất
PPF. Đây là điểm sản xuất không hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực sản
xuất vì mới sử dụng hết 3 lao động, còn lãng phí 1 lao động.
c) Tại điểm H (17 lương thực; 24 phim ảnh) nằm trên đường giới hạn khả năng
sản xuất PPF. Đây là điểm sản xuất không khả thi vì nằm ngoài khả năng sản
xuất. Vì tại điểm này, đòi hỏi khả năng sản xuất cần tới 5 lao động, trong khi
đó nguồn lực kinh tế chỉ có 4 lao động.
d) Chi phí cơ hội sản xuất lương thực

Chi phí cơ hội của 1 đơn vị


Sản xuất lương thực
(đơn vị phim)
10 đv lương thực đầu tiên đòi
0.6
hỏi phải từ bỏ 6 đv phim
7 đv lương thực kế tiếp đòi
1
hỏi phải từ bỏ 7 đv phim
5 đv lương thực tiếp theo đòi
1.6
hỏi phải từ bỏ 8 đv phim
3 đv lương thực cuối cùng
3
đòi hỏi phải từ bỏ 9 đv phim
e) Chi phí cơ hội của việc sản xuất phim

-21-
Chi phí cơ hội của 1 đơn vị phim
Sản xuất
(đơn vị lương thực)
9 đv phim đầu tiên đòi hỏi
0,33
phải từ bỏ 3 đv lương thực
8 đv phim kế tiếp đòi hỏi
0,625
phải từ bỏ 5 đv lương thực
7 đv phim tiếp theo đòi hỏi
1
phải từ bỏ 7 đv lương thực
6 đv phim cuối cùng đòi hỏi
1,67
phải từ bỏ 10 đv lương thực

Bài 1.3. Cho bảng giới hạn khả năng sản xuất như sau:
Khả Hàng hóa Hàng hóa
năng A B
A 0 15
B 1 14
C 2 12
D 3 9
E 4 5
F 5 0
a) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất.
b) Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất 1, 2, 3, 4, 5 hàng hóa A.
c) Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất đơn vị hàng hóa A thứ nhất, thứ hai, thứ
ba, thứ tư, thứ năm.
d) Tại sao có sự khác nhau giữa các chi phí cơ hội tính được ở câu (c)?
e) Giả sử tài nguyên hiện có tăng lên, điều gì sẽ xảy ra đối với đường giới hạn
khả năng sản xuất?
Bài giải
a) Đường giới hạn khả năng sản xuất
Hàng hóa A
F
5 E
4
D
3
C
2
B
1
A
0 5 9 12 14 15 Hàng hóa B
-22-
b) Chi phí cơ hội của việc sản xuất đơn vị hàng hóa A
Chi phí cơ hội của 1 đơn vị HH A
Sản xuất
(đơn vị hàng hóa B)

1 đv HH A được sản xuất phải


1/1=1
từ bỏ 1 đv HH B
2 đv HH A được sản xuất phải
3/2 = 1,5
từ bỏ 3 đv HH B
3 đv HH A được sản xuất phải
6/3 = 2
từ bỏ 6 đv HH B
4 đv HH A được sản xuất phải
10/4 = 2,5
từ bỏ 10 đv HH B
5 đv HH A được sản xuất phải
15/5 = 3
từ bỏ 15 đv HH B

c) Chi phí cơ hội của việc sản xuất đơn vị hàng hóa B theo thứ tự

Chi phí cơ hội của 1 đơn vị HH A


Sản xuất
(đơn vị hàng hóa B)

1 đv HH A đầu tiên được sản


1/1= 1
xuất phải từ bỏ 1 đv HH B
1 đv HH A kế tiếp được sản
2/1 = 2
xuất phải từ bỏ 2 đv HH B
1 đv HH A tiếp theo được sản
3/1 = 3
xuất phải từ bỏ 3 đv HH B
1 đv HH A tiếp theo được sản
4/1 = 4
xuất phải từ bỏ 4 đv HH B
1 đv HH A cuối cùng được sản
5/1 = 5
xuất phải từ bỏ 5 đv HH B
d) Do quy luật chi phí cơ hội tăng dần. Muốn sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa
A thì phải từ bỏ 1 lượng hàng hóa B ngày càng lớn vì do nguồn lực kinh tế
khan hiếm.
e) Đường PPF sẽ dịch chuyển sang phải mô tả sự tăng trưởng kinh tế.
Bài 1.4. Giả sử một nền kinh tế giản đơn chỉ có 2 ngành sản xuất lương thực và
vải may quần áo thể hiện qua bảng dưới đây:

-23-
Khả năng Sản lượng lương thực Sản lượng vải
SX (triệu tấn) (triệu mét)
A 80 0
B 70 8
C 60 12
D 40 16
E 0 20
a) Hãy vẽ đường PPF của nền kinh tế này.
b) Nền kinh tế này có khả năng sản xuất 45 triệu tấn lương thực và 16 triệu mét
vải hay không?
c) Bạn có nhận xét gì nếu nền kinh tế sản xuất tại điểm G (44 triệu tấn lương
thực và 12 triệu mét vải).
d) Hãy tính chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực?
e) Hãy tính chi phí cơ hội của việc sản xuất vải?
Bài giải
a) Đường giới hạn khả năng sản xuất
Lương thực
80 A
B
70
C
60

F
45

40 G D

E
Vải
O 4 8 12 16 20

b) Nền kinh tế không thể sản xuất 45 triệu tấn lương thực và 16 triệu mét vải vì
nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất. Theo hình vẽ điểm E nằm
ngoài PPF.

c) Tại điểm G nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất, nền kinh tế chưa sử
dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế còn lãng phí.

d) Chi phí cơ hội sản xuất lương thực.


-24-
Chi phí cơ hội sản xuất 1 triệu
Sản xuất
tấn lương thực (triệu mét vải)
40 triệu tấn lương thực đầu tiên phải từ
4/40 = 0,1
bỏ 4 triệu mét vải
20 triệu tấn lương thực kế tiếp được sản
4/20 = 0,2
xuất phải từ bỏ 4 triệu mét vải
10 triệu tấn lương thực tiếp theo được
4/10 = 0,4
sản xuất phải từ bỏ 4 triệu mét vải
10 triệu tấn lương thực cuối cùng được
8/10 = 0,8
sản xuất phải từ bỏ 8 triệu mét vải
e) Chi phí cơ hội sản xuất vải

Chi phí cơ hội sản xuất 1 triệu


Sản xuất
mét (triệu tấn lương thực)
8 triệu mét vải đầu tiên được sản xuất
10/8 = 1,25
phải từ bỏ 10 triệu tấn lương thực
4 triệu mét vải kế tiếp được sản xuất
10/4 = 2,5
phải từ bỏ 10 triệu tấn lương thực
4 triệu mét vải tiếp theo được sản xuất
20/4 = 5
phải từ bỏ 20 triệu tấn lương thực
4 triệu mét vải cuối cùng được sản xuất
40/4 = 10
phải từ bỏ 40 triệu tấn lương thực

Bài 1.5. Có các hàm tổng lợi ích (TB: Total Benefit) và hàm tổng chi phí (TC:
Total Cost) của một hoạt động như sau:

TB = 200Q – Q2 ;

TC = 200 + 20Q + 0,5Q2 ;

Trong đó: TB, TC tính bằng ngàn đồng; Q: ngàn cái

a) Hãy xác định quy mô hoạt động tối đa hóa lợi ích.

b) Áp dụng nguyên tắc phân tích cận biên để xác định quy mô tối đa hóa lợi
ích ròng.

c) Hãy xác định hướng điều tiết khi: Q = 50.

d) Hãy xác định hướng điều tiết khi: Q = 80.

-25-
Bài Giải

a) Tối đa hóa lợi ích theo phương pháp đại số thì: MB = TB’ = 0

Þ MB = 200 – 2Q = 0 Û Q = 100

Þ TBmax = 200.100 – 1002 = 10.000

b) Để tối đa hóa lợi ích ròng thì: MB = MC

Trong đó: MC = TC’= 20 + Q

Û 200 – 2.Q = 20 + Q Þ Q = 60 Þ MB = MC = 80

Vậy lợi ích ròng tối đa là: NB = TB – TC = 8.400 – 3.200 = 5.200

c) Khi Q = 50; MB = 100, MC = 70

Þ MB > MC: Phải mở rộng quy mô thị trường

Khi Q = 80; MB = 40; MC = 100

Þ MB < MC: Phải thu hẹp quy mô thị trường

Bài 1.6. Một hoạt động có lợi ích và chi phí bởi các phương trình sau:
TB = 4Q – 0,5Q2 ;
TC = 2Q + Q2 ;
a) Xác định tổng lợi ích tối đa.
b) Xác định Q để tối đa hóa lợi ích ròng.
Bài giải
a) Để tối đa hóa lợi ích ròng thì: MB = TB’ = 0 Û 4 – Q = 0; Q = 4
TBmax = 4.4 – 0,5.42 = 8
b) Để tối đa hóa lợi ích ròng thì: MB = MC;
Trong đó: MC = TC’ = 2 + 2Q Û 4 – Q = 2 + 2.Q ;
Û Q = 2/3; MB = MC = 10/3
Lợi ích ròng tối đa: NB = TB – TC = 22/9

-26-
MỘT SỐ CÂU HỎI – BÀI TẬP ÔN TẬP
Câu 1. Hãy trình bày ba vấn đề kinh tế cơ bản?

Câu 2. Phân biệt giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.

Câu 3. Chi phí cơ hội là gì? Cho ví dụ minh họa.

Câu 4. Hãy liệt kê các chủ thể trong nền kinh tế? Nêu vai trò của từng chủ thể
trong mô hình của nền kinh tế.

Câu 5. Trình bày các cơ chế kinh tế.

Câu 6. Đường giới hạn khả năng sản xuất là gì?

Câu 7. Bảng sau đây miêu tả những khả năng sản xuất khác nhau của một nền kinh
tế trong một tuần nếu các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả:

Đàn ghita Đĩa nhạc


Khả năng
(Chiếc) (Chiếc)
A 10 0
B 9 100
C 7 200
D 4 300
E 0 400

a) Hãy vẽ đường PPF của nền kinh tế?

b) Hãy tính chi phí cơ hội và minh họa trên đồ thị của việc sản xuất 100 đĩa
nhạc mỗi tuần.

c) Có phải tất cả các khả năng trên đều có hiệu quả kinh tế như nhau không?
Vì sao?

d) Điều gì sẽ xảy ra nếu các nguồn lực sử dụng trong sản xuất được bổ sung
thêm. Hãy minh họa bằng đồ thị?

Câu 8. Một nền kinh tế có đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa bởi phương
trình sau: 2 X 2 + Y 2 = 225 (trong đó, X là hàng hóa nông nghiệp và Y là
hàng hóa công nghiệp).

a) Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế?
b) Nếu X = 10, lượng Y tối đa có thể được sản xuất là bao nhiêu?
-27-
c) Nhờ có tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp, đường giới hạn khả năng sản
xuất của nền kinh tế trở thành: X 2 + Y 2 = 225 . Vẽ minh họa trên cùng đồ
thị.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐÁP

Câu 7:
a) Vẽ đường PPF Đàn ghita

10 A
B
9
C
7

D
4
E
Đĩa nhạc
O 100 200 300 400
b) Chi phí cơ hội của việc sản xuất 100 đĩa nhạc mỗi tuần

Chi phí cơ hội sản xuất 1


Sản xuất
chiếc đĩa nhạc (chiếc ghita)
100 chiếc đĩa đầu tiên được sản xuất
1/100 = 0,01
phải từ bỏ 1 chiếc đàn ghita
100 chiếc đĩa kế tiếp được sản xuất
2/100 = 0,02
phải từ bỏ 2 chiếc đàn ghita
100 chiếc đĩa tiếp theo được sản xuất
3/100 = 0,03
phải từ bỏ 3 chiếc đàn ghita
100 chiếc đĩa cuối cùng được sản xuất
4/100 = 0,04
phải từ bỏ 4 chiếc đàn ghita

c) Tất cả các phối hợp khả năng sản xuất đều có hiệu quả như nhau. Vì nằm
trên đường giới hạn khả năng sản xuất.

d) Nếu các nguồn lực bổ sung thêm thì đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ
dịch chuyển sang phải thể hiện tính chất tăng trưởng kinh tế.

Câu 8:
a) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

-28-
Phương trình đường PPF có dạng của phương trình đường Conic (Elip) nên ta có
cách vẽ của đường như sau:

X2 Y2 15
2. X 2 + Y 2 = 225 Û + = 1; x = ± ; y = ±15
225
2 225 2

Công nghiệp 15
y = 15 x=
2
15
PPF

10

Nông nghiệp
5 10

b) Nếu X = 10 thì lượng Y tối đa có thể sản xuất được:


2 X 2 + Y 2 = 225 Û Y = 225 - 2 X 2 = 225 - 2.10 2 = 5
c) Nhờ có tiến bộ kĩ thuật đường PPF có dạng:
X2 Y2
X 2 + Y 2 = 225 Û + = 1; x = ±15; y = ±15
225 225
Công nghiệp
y = 15

x = 15
15

10

Nông nghiệp
5 10 15
Đường PPF dịch chuyển sang phải thể hiện sự tăng trưởng kinh tế.

-29-
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Con người phải lựa chọn cách thức sử dụng nguồn tài nguyên vì:

a. Mỗi loại tài nguyên chỉ có thể được sử dụng vào một mục đích nhất
định.

b. Số lượng tài nguyên là vô hạn.

c. Số lượng tài nguyên là có hạn.

d. Tài nguyên rất đa dạng.

2. Trong những câu sau đây, câu nào thuộc về kinh tế học chuẩn tắc:

a. Khi thu nhập tăng cầu về hàng hóa cấp thấp giảm.

b. Nhà nước nên quy định mức tiền lương tối thiểu cao hơn để tạo điều
kiện cho người lao động cải thiện đời sống.

c. Thuế đánh vào một loại hàng hóa nào đó tăng làm cho cung về hàng
hóa đó giảm.

d. Cả b và c đều đúng.

3. Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy:

a. Những mức sản lượng mà nền kinh tế không sản xuất được do sự
khan hiếm của nguồn tài nguyên.

b. Những mức sản lượng mà nền kinh tế sản xuất được do sử dụng
không hiệu quả nguồn tài nguyên.

c. Những mức sản lượng mà nền kinh tế sản xuất được do sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên.

d. a, b, c đều sai.

4. Khác nhau căn bản giữa nền kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp
là:

a. Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế.

b. Nhà nước tham gia quản lý sự nghiệp giáo dục.


-30-
c. Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội.

d. Nhà nước giữ quyền quản lý ngân sách.

5. Kinh tế học vi mô nghiên cứu:

a. Ứng xử của chính phủ và các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.

b. Ứng xử của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

c. Ứng xử của chính phủ và các hộ gia đình trong nền kinh tế thị trường.

d. Ứng xử của người tiêu dùng và của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.

6. Kinh tế học vi mô giải thích sự hình thành giá cả trên thị trường:

a. Sản phẩm.

b. Dịch vụ.

c. Các yếu tố sản xuất.

d. a, b, c đều đúng.

7. Trong những câu sau đây, câu nào thuộc về kinh tế học thực chứng:

a. Phải đánh thuế cao vào mặt hàng thuốc lá vì cần hạn chế sự nghiện
thuốc trong dân chúng.

b. Chính phủ nên giảm chi để cân đối ngân sách hơn là tăng thu.

c. Không nên định mức tiền lương tối thiểu quá cao vì như thế sẽ làm
tăng số người thất nghiệp.

d. Giá cả sinh hoạt thời gian gần đây tăng làm cho thu nhập thực tế của
dân cư giảm sút.

8. Quặng sắt được bán trên thị trường:

a. Các yếu tố sản xuất.

b. Dịch vụ.

c. Sản phẩm.
-31-
d. Đặc biệt.

9. Trong nền kinh tế giả định chỉ gồm hai tác nhân kinh tế là: các hộ gia đình và
các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng thì chu chuyển kinh tế sẽ diễn
ra:

a. Theo hai dòng hiện vật và tiền tệ.

b. Chỉ có dòng hiện vật.

c. Chỉ có dòng tiền tệ.

d. a, b, c đều sai.

10. Trong nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ:

a. Chỉ là người mua trên thị trường các yếu tố sản xuất.

b. Chỉ tham gia vào thị trường sản phẩm với tư cách người bán.

c. Tham gia trên cả hai thị trường.

d. a, b, c đều đúng.

11. Kinh tế học có thể định nghĩa một cách ngắn gọn là môn khoa học nghiên
cứu cách thức:

a. Tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

b. Phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác
nhau sao cho hiệu quả.

c. Lựa chọn của người tiêu dùng.

d. Mua và bán trên thị trường.

12. Trên thị trường các yếu tố sản xuất:

a. Doanh nghiệp là người bán.

b. Doanh nghiệp là người mua.

c. Người tiêu dùng là người mua.

d. a, b, c đều sai.

-32-
13. Câu nào dưới đây thuộc Kinh tế vi mô:

a. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2014 sẽ lên tới mức hai con số.

b. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập
vào ngành.

c. Chính sách tài chính, tiền tệ là những công cụ điều tiết của chính phủ
trong nền kinh tế.

d. Lãi suất ngân hàng thấp sẽ có tác dụng khuyến khích đầu tư vào sản
xuất.

14. Vấn đề nào sau đây thuộc về Kinh tế học thực chứng:

a. Lạm phát cao ở mức nào là có thể chấp nhận được?

b. Thuế xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xăng dầu như thế
nào?

c. Chi tiêu cho quốc phòng nên chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong ngân
sách?

d. Có nên trợ cấp hoàn toàn tiền khám, chữa bệnh cho người già không?

15. Vấn đề nào sau đây thuộc Kinh tế học chuẩn tắc:

a. Chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế tới mức độ nào?

b. Bắt đầu đánh thuế thu nhập ở mức thu nhập bao nhiêu là hợp lý.

c. a, b đều sai.

d. a, b đều đúng.

-33-
Chương 2
CUNG, CẦU HÀNG HÓA & GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

Cung và cầu hàng hóa là hai khái niệm cơ bản của kinh tế học và được đề
cập đến rất nhiều trong các lý thuyết kinh tế. Lý thuyết cung – cầu chỉ ra quá trình
hình thành và sự biến động giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
thông qua tương quan tác động của cung – cầu.
Nội dung của chương này chủ yếu làm rõ các khái niệm cầu, cung, hành vi
cư xử của người mua và người bán diễn ra trên thị trường khi trên thị trường có sự
biến động, quá trình hình thành giá cân bằng, sự biến động của thị trường, độ co
giãn của cầu, cung và sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường.

2.1. Cầu thị trường


2.1.1. Khái niệm
Cầu thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng
sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi.

Quan hệ giữa lượng cầu ở các mức giá khác nhau có thể được trình bày dưới
dạng biểu cầu hoặc đường cầu.

Bảng 2.1. Biểu cầu thị trường về Bút bi Thiên Long mỗi năm
tại Thành phố Vũng Tàu
Giá (P) Lượng cầu của Lượng cầu của Lượng cầu thị
(ngàn đồng/cây) người tiêu dùng người tiêu dùng trường = QA + QB
A (QA) B (QB) +…
50 0 2 8.000
40 3 6 15.000
30 5 8 22.000
20 7 10 29.000
10 9 14 36.000

Số lượng cầu của bút bi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Giả định các yếu tố khác
không đổi, và chúng ta chỉ nghiên cứu số lượng cầu và giá cả của mặt hàng bút bi.

-34-
2.1.2. Quy luật cầu
Từ số liệu ở bảng 2.1, ta có thể vẽ hình 2.1, với giá cả được biểu thị lên trục
tung và các lượng cầu thị trường được biểu thị lên trục hoành ta có đường cầu thị
trường của bút bi tại Thành phố Vũng Tàu trong một năm.

P (ngàn đồng)

A
50
B
40
C
30
D
20
E
10
Q (ngàn cây)

8 15 22 29 36
Hình 2.1

Qua hình 2.1 trên cho thấy, khi giá giảm từ 50 ngàn đồng xuống 40 ngàn
đồng tạo ra một sự di chuyển dọc theo đường cầu từ điểm A đến điểm B, làm tăng
lượng cầu từ 8.000 lên 15.000 cây. Đường cầu có dạng dốc xuống vì giữa giá và
lượng cầu có mối quan hệ nghịch chiều.
Như vậy, với giả định các yếu tố khác không đổi, người tiêu dùng thông
thường sẽ mua số lượng hàng hóa nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và họ chỉ mua
ít đơn vị hoặc không mua nếu mức giá tăng lên. Lượng cầu của hầu hết các hàng
hóa và dịch vụ có mối liên hệ ngược chiều với giá cả, mối liên hệ này là quy luật
cầu. Quy luật cầu có thể tóm tắt như sau:
- Khi giá tăng (Pá) thì lượng cầu giảm (QDâ).
- Khi giá giảm (Pâ) thì lượng cầu tăng (QDá).
Mặt khác mối quan hệ giữa giá và lượng cầu trong bảng 2.1 cũng có thể thể
hiện dưới dạng hàm số. Hàm số cầu là hàm nghịch biến, trong trường hợp hàm cầu
tuyến tính có dạng:

-35-
QD = aP + b (với: a < 0)
Trong đó: b là hằng số
a là hệ số góc (độ dốc của đường cầu)
DQD
a=
DP

2.1.3. Sự dịch chuyển của đường cầu


Có 5 yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cầu hay sự dịch chuyển đường cầu:
Thứ nhất, thu nhập của người tiêu dùng: Đối với các loại hàng hoá thông
thường, khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn so
với trước ở tất cả các mức giá, do đó đường cầu (D) dịch chuyển sang phải (hình
2.2a). Tuy nhiên, có một số loại hàng hoá, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng
lên thì lượng cầu của hàng hoá đó lại giảm đi ở tất cả các mức giá so với trước, do
đó đường cầu (D) dịch chuyển sang trái (hình 2.2b). Hàng hoá này được gọi là hàng
hoá thứ cấp (inferior goods).
Thứ hai, sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng: Sự thay đổi trong thị hiếu
người tiêu dùng cũng có tác động lên cầu. Đây là những yếu tố mang tính chủ quan,
phản ảnh những nhu cầu cá nhân của mỗi con người. Thông thường chúng bị chi
phối bởi phong tục, tập quán, địa vị xã hội, tuổi tác, nghề nghiệp… Ví dụ: ở Mỹ thịt
bò được tiêu thụ nhiều, nhưng ở Ấn Độ đó là điều kiêng kỵ.
Thứ ba, giá cả của các hàng hóa liên quan: Hàng hóa liên quan là hàng thay
thế hoặc hàng bổ sung. Hàng thay thế là các hàng tương tự và có thể thay thế cho
hàng hóa khác như: bút bi và bút máy, hòa nhạc và thể thao…, thông thường sự
tăng giá của một mặt hàng làm tăng cầu đối với mặt hàng thay thế nó, do đó (D) của
mặt hàng thay thế dịch chuyển sang phải (hình 2.2a). Hàng bổ sung là các hàng hóa
được sử dụng đồng thời như: bếp gas và gas, xe và xăng…, thông thường sự tăng
giá của một mặt hàng làm giảm cầu đối với mặt hàng bổ sung nó, do đó (D) của mặt
hàng bổ sung dịch chuyển sang trái (hình 2.2b).
Thứ tư, qui mô tiêu thụ của thị trường: nếu có số lượng người mua trên thị
trường tăng, cầu đối với các mặt hàng sẽ tăng. Các nhà kinh doanh sẽ hài lòng khi
nhiều có nhiều khu công nghiệp được xây dựng, mang đến cho họ nhiều khách
hàng, đường cầu dịch chyển sang phải (trường hợp hình 2.2a). Ngược lại một nhà

-36-
máy lớn ở địa phương đóng cửa, ít công nhân và gia đình họ còn ở lại trong vùng sẽ
gây phiền muộn cho các nhà kinh doanh vì cầu các hàng hóa giảm, đường cầu dịch
chuyển sang trái (trường hợp hình 2.2b).
Thứ năm, dự đoán của người tiêu dùng về giá cả, thu nhập và chính sách của
chính phủ trong tương lai (kỳ vọng của người tiêu dùng): Dự đoán của người tiêu
dùng về các sự kiện trong tương lai sẽ tác động đến cầu, ví dụ dự đoán giá tăng
khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều hơn trong hiện tại. Dự đoán có sự thay đổi
thu nhập hay chính sách thuế hay chính sách ngoại thương của chính phủ có thể gây
ra những thay đổi trong đối với một số mặt hàng cụ thể.

P P

D1 D2 D2 D1

Q Q

(a) Đường cầu dịch chuyển sang phải (b) Đường cầu dịch chuyển sang trái
Hình 2.2
2.1.4. Độ co giãn của cầu
2.1.4.1. Độ co giãn của cầu theo giá
a) Khái niệm: Độ co giãn của cầu theo giá (ED) đo lường độ nhạy cảm của
người tiêu dùng, phản ánh sự thay đổi lượng cầu khi có sự thay đổi giá cả của hàng
hóa đó. Nó là tỉ lệ phần trăm thay đổi của lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi một
phần trăm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

b) Công thức:

Phần trăm thay đổi của lượng cầu


______________________________________________
ED =
Phần trăm thay đổi của giá

Ví dụ: Giá một quyển tập tăng 10% làm cho lượng tập mà bạn mua giảm
20%.
Như vậy, Hệ số co giãn của cầu theo giá là: ED = - 20% / 10% = -2.

-37-
Độ co giãn có thể viết dưới dạng ký hiệu:

%DQD DQD / QD DQD P


ED = = = ´ (1)
%DP DP / P DP QD

Trong đó, rQD là sự thay đổi trong lượng cầu từ Q1 đến Q2 , rP là sự thay
đổi của giá từ P1 đến P2 như trong hình 2.3a. khi độ co giãn được tính giữa hai điểm
khác nhau trên đường nó được gọi là độ co giãn trên vòng cung trong trường hợp
này QD = (Q1+ Q2)/2 và P = (P1+P2)/2.
Độ co giãn tính tại một điểm trên đường cầu đối với các thay đổi nhỏ của giá
cả là độ co giãn điểm, QD trong công thức là Q1 và P là P1. Độ co giãn điểm, trong
trường hợp đường cầu tuyến tính có thể được tính toán đơn giản như sau:
P
ED = a ´ ( 2)
QD

B
P2 P1
A
D
A
P1

Q1 Q2 Q Q1 Q
(a) (b)
Hình 2.3

Kỹ thuật tính toán này cũng thể áp dụng để đo lường độ co giãn điểm trên
một đường cầu cong. Giả sử độ co giãn được đo tại A (P1,Q1) trong hình 2.3b. Đầu
tiên kẻ tiếp tuyến với đường cầu tại A để xác định độ dốc (a) của đường cầu tại A,
sau đó áp dụng công thức (2).

c) Tính chất:
- ED luôn luôn có giá trị âm, vì giá và lượng cầu thay đổi ngược chiều nhau.

- Kết quả tính toán có thể xảy ra các trường hợp:


-38-
+ Nếu % ∆QD lớn hơn % ∆P người tiêu dùng phản ứng đáng kể đối với sự
thay đổi của giá cả. Giá trị của ED lớn hơn 1 ( E D > 1 ), ta nói cầu có co giãn nhiều.

P2
P1
D

0 Q2 Q1 Q

Hình 2.4

+ Nếu % ∆QD nhỏ hơn %∆P người tiêu dùng phản ứng nhẹ đối với sự thay
đổi của giá cả, giá trị của ED nhỏ hơn 1( E D < 1 ), cầu ít co giãn.

P2

P1

0 Q2 Q1 Q

Hình 2.5

+ Nếu % ∆QD bằng % ∆P, giá trị của ED bằng 1( E D = 1 ), cầu co giãn đơn vị.

-39-
P

P2

P1

0 Q2 Q1 Q

Hình 2.6

+ Nếu %∆QD rất nhỏ hay không đổi so với % ∆P, giá trị của ED bằng 0, cầu
hoàn toàn không co giãn. Trong trường hợp này đường cầu thẳng đứng song song
với trục giá cả.

P D

0 Q Q

Hình 2.7

+ Nếu % ∆QD vô hạn khi giá cả không thay đổi hay thay đổi rất ít, giá trị của
ED bằng ∞, cầu hoàn toàn co giãn.

-40-
P

D
P

0 Q
Hình 2.8

d) Ảnh hưởng của độ co giãn


Độ co giãn của cầu theo giá tác động đến tổng chỉ tiêu của người tiêu dùng
và tổng doanh thu của các nhà kinh doanh. Tổng chi tiêu của người tiêu dùng hay
tổng doanh thu của nhà kinh doanh là tích số của giá bán và sản lượng: TR = P.Q.

Bảng 2.2. Các trường hợp ED có thể xảy ra:

Trường hợp Doanh thu Chính sách giá


ED > 1 Tăng Giảm P
ED < 1 Tăng Tăng P
ED = 1 P và TR độc lập, TRmax

2.1.4.2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập


a) Khái niệm
Độ co giãn của cầu theo thu nhập (EI): Đo lường độ nhạy cảm của người tiêu
dùng biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập thay đổi, là % thay đổi của
lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1% (các điều kiện khác không đổi).

b) Công thức
DQD % DQD / QD DQD I
EI = = = ´
DI % DI / I DI QD

Ví dụ: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng 20% làm cho lượng cầu của
dầu gội đầu Sunsil tăng 10%.
Như vậy, Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là: EI = 10% / 20% = 0,5.

-41-
c) Tính chất
EI > 1: Hàng hóa cao cấp

EI < 1: Hàng hóa thiết yếu

EI < 0: Hàng hóa cấp thấp

EI = 0: Hàng hóa độc lập với thu nhập

2.1.4.3. Độ co giãn chéo của cầu theo giá

a) Khái niệm
Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường độ nhạy cảm của người tiêu
dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi khi giá cả của mặt
hàng liên quan thay đổi.

b) Công thức

DQX % DQX / QX DQX PY


E XY = = = ´
DPY % DPY / PY DPY QX

Ví dụ: Lượng cầu của hàng hoá X là 200 đơn vị mỗi ngày khi mà giá của
hàng hóa Y là 5$, và lượng cầu này tăng lên 220 đơn vị khi giá của Y là 6$. Xác
định hệ số co giãn chéo giữa X và Y. Nêu ý nghĩa của nó.
Hệ số co giãn chéo giữa X và Y là:
EXY = [(220 – 200)/200]/[(6 – 5)/5] = 0,5.
Vậy, khi giá của hàng hóa Y tăng 1% thì lượng cầu của hàng hóa X tăng
0,5%.

c) Tính chất
EXY > 0: X và Y là 2 hàng hóa thay thế
EXY < 0: X và Y là 2 hàng hóa bổ sung
EXY = 0: X và Y là 2 hàng hóa độc lập

-42-
2.2. Cung thị trường
2.2.1. Khái niệm
Cung thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ người sản xuất sẽ
cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi.
Nếu ta xem xét sản lượng của một mặt hàng được các doanh nghiệp cung
ứng trên thị trường trong mối quan hệ với giá cả của chính hàng hoá đó (giả định
các yếu tố khác không thay đối), chúng ta thấy giữa chúng luôn có mối quan hệ
đồng biến. Việc biểu thị quan hệ này dưới hình thức biểu bảng gọi là biểu cung.
Cung có thể được biểu thị bằng đường cung hay hàm số cung.
Bảng 2.3. Biểu cung thị trường về Bút bi Thiên Long mỗi năm
tại Thành phố Vũng Tàu
Giá (P) Lượng cung Lượng cung của Lượng cung
(ngàn đồng/cây) của công ty I công ty II thị trường
(QI) (QII) = QI + QII + …
50 9 14 40.000
40 7 10 31.000
30 5 8 22.000
20 3 6 13.000
10 0 2 4.000

2.2.2. Quy luật cung


Từ số liệu ở bảng 2.3, ta có thể vẽ đồ thị (hình 2.9a), với giá cả được biểu thị
lên trục tung và các lượng cung thị trường được biểu thị lên trục hoành, ta có đường
cung thị trường của bút bi tại Thành phố Vũng Tàu trong một năm.
Đường cung có thể là đường thẳng hoặc đường cong nhưng thường có dạng
dốc lên vì giữa giá và lượng cung có mối quan hệ cùng chiều, khi giá cả hàng hóa
và dịch vụ tăng lên người sản xuất sẽ muốn cung ứng số lượng nhiều hơn và ngược
lại khi giá giảm họ sẽ giảm số lượng hàng được cung ứng.

-43-
P S P

50 B
A
40

31 40 Q Q

(a) Đường cung thị trường bút bi (b) Đường cung là đường cong

Hình 2.9
Như vậy, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, thông thường người sản
xuất sẽ cung ứng số lượng hàng hóa nhiều hơn ở các mức giá cao và họ chỉ cung
ứng ít đơn vị hoặc không thể cung ứng nếu mức giá thấp. Cung của các hàng hóa và
dịch vụ có mối liên hệ cùng chiều với giá cả, mối liên hệ này hình thành nên quy
luật cung. Quy luật cung được tóm tắt như sau:
- Khi giá tăng (Pá) thì lượng cung tăng (QSá).
- Khi giá giảm (Pâ) thì lượng cung giảm (QSâ).
Mặt khác mối quan hệ giữa giá và lượng cung trong bảng 2.3 cũng có thể thể
hiện dưới dạng hàm số. Hàm cung là hàm đồng biến, trong trường hợp hàm cung
tuyến tính có dạng:

QS = cP + d (với: c > 0)
Trong đó: d là hằng số
c là hệ số góc (độ dốc của đường cung)
DQS
c=
DP

2.2.3. Sự dịch chuyển của đường cung


Một số yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cung hay sự dịch chuyển đường
cung là các thay đổi:
Thứ nhất, chi phí các yếu tố sản xuất được sử dụng: Chi phí sản xuất giảm,
khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và các doanh nghiệp mới gia nhập
thị trường. Do đó, lượng cung ở tất cả các mức giá đều tăng lên. Nói cách khác,
đường cung sản phẩm dịch chuyển sang phải. Giả sử chi phí sản xuất bút bi giảm, ở
-44-
mọi mức giá thị trường sẽ cung ứng một lượng bút bi lớn hơn. Đường cung mới của
thị trường nằm bên phải đường cung cũ. Nói cách khác, đường cung của thị trường
dịch chuyển sang phải (hình 2.10a). Ngược lại, nếu chi phí sản xuất tăng, cung của
thị trường sẽ giảm, đường cung dịch chuyển sang trái (hình 2.10b).
Thứ hai, tình trạng kỹ thuật được các hãng áp dụng trong ngành: Sự thay đổi
kỹ thuật sản xuất tác động lên cung, tiến bộ trong ngành sản xuất bút bi đã làm tăng
cung các sản phẩm, đường cung bút bi dịch chuyển sang phải như hình 2.10a.
Thứ ba, các chính sách, qui định của chính phủ: Sự thay đổi trong chính sách
thuế, chính sách trợ cấp, các chính sách về xử lý chất thải hay bảo vệ môi trường
đều có thể tác động lên hành vi của người sản xuất. Nếu người sản xuất phải nộp
10.000 đồng trên mỗi đơn vị sản phẩm, họ sẽ muốn bán mức giá cao hơn trước
đúng bằng khoản thuế ở tất cả các mức sản lượng được cung ứng, hay nói cách khác
họ chỉ muốn và có thể cung ứng một lượng nhỏ hơn ở các mức giá. Trong trường
hợp này đường cung dịch chuyển sang trái. Ngược lại, đường cung dịch chuyển
sang phải, nếu như người sản xuất nhận được khoản trợ cấp từ chính phủ.
Thứ tư, số hãng trong ngành thay đổi: Nếu số hãng sản xuất tăng, cung hàng
hóa và dịch vụ sẽ tăng. Ví dụ về thị trường dầu gội đầu, nhiều công ty mới gia nhập
thị trường. Kết quả là, đường cung dịch chuyển sang phải, các công ty sẵn sàng bán
mức giá thấp hơn đối với mọi số lượng.

P S1 S2 P S2 S1

Q Q

(a) Đường cung dịch chuyển sang phải (b) Đường cung dịch chuyển sang trái

Hình 2.10

-45-
2.2.4. Độ co giãn của cung theo giá (ES)
2.2.4.1. Khái niệm
Độ co giãn của cung theo giá cả đo lường phản ứng của người sản xuất biểu
hiện qua sự thay đổi lượng hàng được cung ứng khi giá cả hàng hóa và dịch vụ thay
đổi.

2.2.4.2. Công thức


- Công thức tính độ co giãn khoảng:

DQS
% DQS QS DQS P
ES = = = .
% DP DP DP
P QS

P1 + P2 Q + Q2
Trong đó: P = ; Q= 1
2 2

- Công thức tính độ co giãn điểm của cung:

DQS
QS DQS P P
ES = = . = c.
DP DP QS QS
P
2.2.4.3. Tính chất
- Es luôn luôn có giá trị dương, vì giá và lượng cung thay đổi cùng chiều nhau.

- Tương tự như với cầu, kết quả tính toán có thể xảy ra các trường hợp:

+ Nếu %rQS lớn hơn %rP người sản xuất phản ứng đáng kể đối với sự
thay đổi của giá cả. ES >1, cung co giãn nhiều.

P
S
P1

P2

Q
O Q1 Q2

Hình 2.11
-46-
+ Nếu %rQS nhỏ hơn %rP người sản xuất phản ứng nhẹ đối với sự thay
đổi của giá cả. ES < 1, cung ít co giãn.

P
S
P1

P2

Q
O Q1 Q2
Hình 2.12

+ Nếu % rQS bằng % rP, ES = 1, cung co giãn đơn vị.

P
S
P1

P2

Q
O Q1 Q2

Hình 2.13

+ Nếu %rQS rất nhỏ hay không đổi so với %rP, ES = 0, cung hoàn toàn
không co giãn, nghĩa là cung của hàng hóa là một số lượng cố định bất kể giá cả
như thế nào.

P
S
P1

P2

Q
O Q
Hình 2.14

-47-
+ Nếu %rQS vô hạn khi giá cả không thay đổi hay thay đổi rất ít. ES = ∞,
cung hoàn toàn co giãn.

P S

Q
O Q1 Q2

Hình 2.15

2.2.4.4. Các nhân tố tác động đến độ co giãn của cung theo giá cả
Độ co giãn của cung theo giá cả phụ thuộc ở việc nhà sản xuất có thể thay
đổi lượng cung nhanh như thế nào khi giá thay đổi, có các nhân tố ảnh hưởng đến
độ co giãn của cung:
- Thời gian sẽ ảnh hưởng đến việc tăng giảm các yếu tố sản xuất để tăng hay
giảm năng lực sản xuất, để tham gia hay rút lui khỏi ngành. Thông thường đối với
phần lớn sản phẩm, cung dài hạn co giãn nhiều hơn cung ngắn hạn công ty bị giới
hạn năng lực sản xuất trong một qui mô sản xuất cố định.
- Khả năng dự trữ hàng hóa xác định liệu nó có thể được tồn trữ khi giá thấp
và đưa ra thị trường khi giá cao hay không. Do đó, khả năng dự trữ xác định các
công ty có thể thay đổi số lượng cung nhanh chóng như thế nào.
2.3. Sự cân bằng cung cầu thị trường
2.3.1. Khái niệm
Giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng sản phẩm mà người mua muốn mua
đúng bằng lượng sản phẩm mà người bán muốn bán. Trên đồ thị (hình 2.16), điểm
cân bằng chính là giao điểm của đường cung và đường cầu.

-48-
P S

P* E

Q*
HìnhQ2.16

Bảng 2.4. Biểu cung và cầu thị trường về Bút bi Thiên Long mỗi năm

tại TP. Vũng Tàu

Giá (P) Lượng cung Lượng cầu


(ngàn đồng/cây) (QS) (QD)
50 40.000 8.000
40 31.000 15.000
30 22.000 22.000
20 13.000 29.000
10 4.000 36.000

P S

E
30

0 22.000 Q
Hình 2.17

Tại điểm cân bằng E (hình 2.17):


- Mức giá thị trường bút bi cân bằng: P = 30 ngàn đồng/cây
- Mức sản lượng bút bi cân bằng: Q = 22.000 cây.
2.3.2. Phương pháp xác định mức giá và sản lượng cân bằng thị trường
ìï P * = ?
Tại điểm cân bằng E: QS = QD Û aP + b = cP + d Þ í *
ïîQ = ?
-49-
2.3.3. Thặng dư và thiếu hụt hàng hóa
2.3.3.1. Thặng dư hàng hóa
Ở các mức giá cao hơn mức giá cân bằng (P = 30 ngàn đồng/cây), ví dụ: P =
40 ngàn đồng/cây, người sản xuất muốn bán một lượng là 31.000 cây bút, trong khi
người tiêu dùng chỉ muốn mua 15.000 cây bút, thị trường thặng dư một lượng hàng
là 16.000 cây bút (hình 2.18). Khi có sự thặng dư, người bán sẽ hạ giá, giá hạ theo
qui luật cầu thì lượng cầu sẽ tăng lên và theo qui luật cung thì lượng cung sẽ giảm
xuống, giá hạ cho đến khi đạt tới mức cân bằng (hình 2.18).
2.3.3.2. Thiếu hụt hàng hóa
Ở các mức thấp hơn mức giá cân bằng, ví dụ: P = 10 ngàn đồng/cây, người
sản xuất muốn mua bán một lượng là 4.000 cây bút, trong khi người tiêu dùng
muốn mua 36.000 cây bút, thị trường thiếu hụt một lượng hàng là 32.000 cây bút
(hình 2.18). Khi có sự thiếu hụt, người bán sẽ tăng giá và người mua cũng sẵn sàng
trả giá cao hơn để mua cho được hàng, giá tăng theo qui luật cung thì lượng cung sẽ
tăng lên và theo qui luật cầu thì lượng cầu sẽ giảm xuống, giá tăng cho đến khi đạt
tới mức cân bằng.

P S
(ngàn đồng)
Thặng dư
40
30

10 D
Thiếu hụt
0
4 15 22 31 36 Q (ngàn cây)

Hình 2.18

2.3.4. Sự thay đổi giá cân bằng

2.3.4.1. Cung không thay đổi và cầu thay đổi

a) Cung không đổi và cầu tăng

-50-
Khi cầu một mặt hàng tăng lên, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá và lượng
cân bằng cao hơn trước, vì ở mức giá cân bằng cũ, thị trường sẽ thiếu hụt hàng hóa.

P
S

P2 E2
E1
P1
D2
D1
Q1 Q2

Hình 2.19

b) Cung không đổi và cầu giảm


Khi cầu một mặt hàng giảm xuống, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá và
lượng cân bằng thấp hơn trước.

P S

E1
P1 E2
P2
D1
D2

Q2 Q1

Hình 2.20

2.3.4.2. Cầu không thay đổi và cung thay đổi


a) Cầu không thay đổi và cung giảm
Khi cung giảm xuống, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá cân bằng cao hơn
trước.

-51-
P S2
S1

E2
P2
E1
P1

Q2 Q1 Q

Hình 2.21

b) Cầu không thay đổi và cung tăng


Khi cung một mặt hàng tăng lên, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá cân bằng
thấp hơn trước, vì ở mức giá cân bằng cũ, thị trường sẽ thặng dư hàng hóa.

P S1
S2
E1
P1 E2
P2
D

Q1 Q2 Q
Hình 2.22

2.3.4.3. Khi cả cung và cầu thay đổi


Khi cả cung và cầu một mặt hàng thay đổi thì giá và lượng cân bằng sẽ thay
đổi như thế nào tùy thuộc cung cầu thay đổi cùng chiều hay nghịch chiều, cùng mức
độ hay khác mức độ.
Ví dụ: Khi cả cung và cầu một mặt hàng tăng lên, thị trường có thể sẽ cân
bằng tại mức giá cao hơn, thấp hơn hay như cũ phụ thuộc mức tăng của cung, cầu
nhưng lượng cân bằng sẽ ở mức cao hơn. Nếu mức tăng cung khá lớn trong khi cầu
chỉ tăng ít thì giá cân bằng sẽ giảm xuống.
Nếu mức tăng cung khá lớn trong khi cầu chỉ tăng ít thì giá cân bằng sẽ giảm
xuống.
-52-
2.4. Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường

2.4.1. Sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào thị trường

2.4.1.1. Giá trần (Pmax)

Giá trần Pmax là giá thấp hơn giá thị trường mà Chính phủ ấn định dùng để
bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Để tránh tình trạng giá cao bất thường, Chính
phủ có thể ấn định giá trần, theo luật giá cả không thể tăng trên mức giá đó, lúc này
trên thị trường sẽ xảy ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa.

P
S
P1
E0
P0
A B
Pmax
Thiếu hụt D

Q1 Q0 Q2 Q
Hình 2.23
Với Po và Qo là điểm cân bằng trên thị trường tự do. Nếu chính phủ qui định
rằng giá không thể cao hơn giá trần cho phép là Pmax các nhà sản xuất không thể
cung ứng nhiều như trước, lượng cung giảm xuống còn Q1 và ngược lại nhưng
người mua lại muốn mua một lượng lớn hơn là Q2. Kết quả là lượng cầu vượt lượng
cung, thị trường thiếu hụt một lượng hàng là (Q2 – Q1 ).
Khi Chính phủ quy định mức giá trần thì một số người được lợi và một số bị
thiệt từ biện pháp can thiệp này.
- Người sản xuất chịu thiệt, vì nhận được mức giá thấp hơn trước (P thấp hơn
P0) và một số phải ngừng sản xuất.
- Mội số người tiêu dùng được lợi vì được mua hàng với giá thấp, nhưng số
người khác không mua được hàng với giá thấp, số khác không mua được hàng sẽ
thiệt thòi vì phải mua hàng ở một thị trường không hợp pháp – “thị trường chợ đen”
– với mức giá P1 cao hơn mức giá P0 trong điều kiện thị trường tự do.

-53-
Như vậy, khi Chính phủ quy định giá trần, cả hai nhà sản xuất và người tiêu
dùng đều bị thiệt, do đó nó gây ra tổn thất vô ích xã hội.

2.4.1.2. Giá sàn (Pmin)


Giá sàn Pmin là giá cao hơn giá thị trường mà Chính phủ ấn định dùng để bảo
vệ quyền lợi nhà sản xuất, theo luật giá cả không thể giảm trên mức giá đó. Lúc
này, trên thị trường sẽ xảy ra hiện tượng dư thừa hàng hóa.

P S
Dư thừa
Pmin
E0
P0

Q2 Q0 Q1 Q
Hình 2.24

Với P0 và Q0 là điểm cân bằng trên thị trường tự do, nếu chính phủ qui định
rằng giá không thể giảm thấp hơn giá sàn cho phép là Pmin. Ở mức giá cao, lượng
cung ứng Q1 nhiều hơn trước và ngược lại những người mua chỉ muốn mua một
lượng ít hơn là Q2. Kết quả là lượng cung vượt cầu, thị trường thừa một lượng hàng
là (Q1 – Q2).
Khi Chính phủ quy định mức giá sàn thì một số người được lợi và một số bị
thiệt từ biện pháp can thiệp này.
- Người tiêu dùng bị thiệt, vì phải mua hàng với giá Pmin cao hơn mức giá P
điều kiện thị trường tự do.
- Người sản xuất nhận được mức giá cao hơn trước nhưng giảm số lượng bán
từ Q0 xuống Q2, chính phủ không có biện pháp hỗ trợ bằng cách mua hết lượng sản
phẩm thì họ sẽ không có thu nhập để bù đắp chi phí để sản xuất (Q1 + Q2).
Như vậy, khi Chính phủ quy định giá sàn, cả hai người tiêu dùng và nhà sản
xuất đều bị thiệt, do đó nó gây ra tổn thất vô ích xã hội.

-54-
2.4.2. Sự can thiệp gián tiếp của Chính phủ vào thị trường

2.4.2.1. Đánh thuế


Chính phủ đánh một mức thuế trên một đơn vị hàng hóa như là hạn chế việc
sản xuất hay tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó.

P
S2

E2 t S1
P2
E1
P1 A
B
D

Q2 Q1 Q

Hình 2.25

Giả sử chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị hàng hóa được bán ra, do
đó phản ứng của người sản xuất là họ muốn được trả một mức giá thị trường cao
hơn trước t đồng tại mọi số lượng được bán ra. Khi đó lượng cung sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ giảm làm cho đường cung sẽ dịch chuyển song song lên trên một
đoạn bằng đúng khoản thuế t như hình trên.
Với đường cầu không thay đổi, mức giá cân bằng tăng từ P1 lên P2 và lượng
cân bằng giảm từ Q1 xuống Q2. Giá cân bằng cao hơn có nghĩa là người sản xuất đã
chuyển được phần nào gánh nặng thuế sang cho người tiêu dùng.
Như vậy, khi chính phủ đánh thuế trong trường hợp này, cả hai người tiêu
dùng và người sản xuất đều chịu thuế (hình 2.25).
- Người tiêu dùng chịu một khoản là: E2A = P1P2;
- Người sản xuất chịu một khoản là: AB = E2B - E2A = t – P1P2

Xét hai trường hợp đặc biệt sau :

- Đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá người sản xuất phải gánh chịu toàn bộ
khoản thuế.

-55-
S2
P S1

E2 E1
P1 D

Q2 Q1 Q
Hình 2.26
- Đường cầu hoàn toàn không co giãn theo giá thì người tiêu dùng phải gánh
chịu toàn bộ khoản thuế.
P
S2
E2
P2 S1

P1 E1

Q1 Q
Hình 2.27

2.4.2.2. Trợ cấp


Chính phủ xem việc trợ cấp một khoản tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa
như một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng.

P S1
S2
E1 s
P1 E2
P2 C
D
D

Q1 Q2 Q
Hình 2.28

-56-
Giả sử chính phủ trợ cấp s đồng trên một đơn vị hàng hóa đối với người sản
xuất, do đó người sản xuất có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả
mức giá có thể có trên thị trường, tác động đến đường cung, làm cho đường cung sẽ
dịch chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới một khoản bằng đúng khoản trợ
cấp s như hình trên.
Với đường cầu không thay đổi, giá cân bằng giảm từ P1 xuống P2 và lượng
cân bằng tăng từ Q1 lên Q2. Giá cân bằng thấp hơn, có nghĩa là người tiêu dùng
cũng hưởng lợi từ chính sách trợ cấp.
Như vậy, khi chính phủ trợ cấp trong trường hợp này, cả hai người tiêu dùng
và người sản xuất đều được hường khoản trợ cấp.
- Người tiêu dùng được hưởng một khoản là: E1C = P1P2;
- Người sản xuất chịu một khoản là: CD = E1D – E1C = s – P1P2

Xét hai trường hợp đặc biệt sau:

- Đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá thì người sản xuất hưởng toàn bộ
khoản trợ cấp.

P
S1
S2

E1 E2
P1 D

Q2 Q1 Q

Hình 2.29

- Đường cầu hoàn toàn không co giãn theo giá thì người tiêu dùng hưởng toàn
bộ khoản trợ cấp.

-57-
P S1

E1
P1 S2
s
E2
P2

Q1 Q
Hình 2.30

2.4.3. Vấn đề thuế quan (Tariff)


2.4.3.1. Tác động của thuế quan (thuế hàng nhập khẩu)

- Tiết kiệm tiêu dùng hàng ngoại nhập

- Khuyến khích sản xuất trong nước

- Tăng nguồn thu cho ngân sách.

2.4.3.2. Phân tích tác động của thuế quan

Ví dụ: Mặt hàng vải đặc biệt được bán trên thị trường thế giới cạnh tranh gây
gắt, và giá thế giới là 4 đôla/mét. Sản lượng không giới hạn và sẵn có để nhập khẩu
vào Mỹ ở mức giá này.

Hình 2.31

-58-
Pd: Giá nội địa PW: Giá nội địa Tr: Thuế quan

- Nếu không có thuế quan (Tự do mậu dịch):

=> Pd = Pw = 4 đôla

+ Lượng cung trong nước: MF = 100 triệu mét

+ Lượng cầu trong nước: MG = 300 triệu mét

+ Lượng vải nhập khẩu: FG = 200 triệu mét

- Nếu có thuế quan (Chính phủ bảo hộ ngành dệt):

Giả sử Chính phủ đánh thuế Tr = 2 đôla/mét

=> Pd = Pw + Tr = 4 + 2 = 6 đôla

+ Lượng cung trong nước: HI = 150 triệu mét

+ Lượng cầu trong nước: HJ = 250 triệu mét

+ Lượng vải nhập khẩu: IJ = 100 triệu mét

2.4.4. Các chính sách can thiệp khác của Chính phủ

- Hạn chế diện tích canh tác trong nông nghiệp.

- Cấp phép và định hạn ngạch sản xuất kinh doanh một số mặt hàng trong
nước; hoặc các hàng hóa xuất nhập khẩu…

BÀI TẬP MINH HỌA


Bài 2.1 Cho hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X trên thị trường có dạng:

(D): QD = -2P + 300 hoặc P = (-1/2)QD + 150

(S): QS = P – 120 hoặc P = QS + 120

Trong đó, đơn vị tính của P là ngàn đồng/kg, của sản lượng Q: tấn.

Yêu cầu:

a) Xác định điểm cân bằng. Vẽ đồ thị.

-59-
b) Tính độ co giãn của cầu và của cung theo giá tại P = 120 ngàn đồng. Nêu ý
nghĩa độ co giãn cầu, của cung trong từng trường hợp này.

c) Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.

d) Khi Chính phủ ấn định giá trần P = 120 ngàn đồng/kg và giá sàn P = 145
ngàn đồng/kg thì trên thị trường xảy ra hiện tượng gì? Hãy tính lượng tiền
Chính phủ bỏ ra để mua lượng dư thừa?

e) Nếu Chính phủ đánh thuế t = 15 ngàn đồng/kg, khi cầu không thay đổi. Hãy
xác định lượng cân bằng mới? Ai là người chịu thế và chịu bao nhiêu? Hãy
tính số tiền mà Chính phủ thu được trong trường hợp này?

f) Nếu Chính phủ trợ cấp s = 30 ngàn đồng/kg, khi cầu không thay đổi. Hãy
xác định mức cân bằng mới? Ai là người được hưởng trợ cấp và được hưởng
bao nhiêu? Tính số tiền của Chính phủ bỏ ra để trợ cấp cho chính sách này.

g) Nếu doanh nghiệp muốn tối đa hóa doanh thu thì doanh nghiệp nên bán với
giá và mức sản lượng nào cho hợp lý?

Bài giải
a) Xác định điểm cân bằng
ì P = 140
- Tại điểm cân bằng: QD = QS Û -2 P + 300 = P - 120 Û í
îQ = 20
P CS
- Vẽ đồ thị: 150

S
140 PS
D
120
b) Độ co giãn của cầu, của cung
20 300
Q
ìQD = -2.120 + 300 = 60
P = 120 Þ í
îQS = 120 - 120 = 0
ì P 120
ï E D = a. = - 2. = 4 >1
ï QD 60
Þí
ï E = c. P = 120 = ¥
ï
î
S
QS 0

-60-
Ý nghĩa: ED > 1: Cầu co giãn nhiều: Nếu Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu thì
phải giảm giá bán.

ES = ∞: Cung hoàn toàn co giãn.

c) Thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất:

• Thặng dư tiêu dùng: CS = ½.(150-140).20 = 100 (triệu đồng)

• Thặng dư sản xuất: PS = ½. (140-120).20 = 200 (triệu đồng)

d) P = 120, P = 145
ìQD = -2.120 + 300 = 60
- P = 120 Þ í
îQS = 120 - 120 = 0
Trên thị trường xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa: 60 (QS<QD)
ìQD = -2.145 + 300 = 10
- P = 145 Þ í
îQS = 145 - 120 = 25
Trên thị trường xảy ra hiện tượng dư thừa hàng hóa: 25 – 10 = 15 (tấn)

Vậy số tiền Chính phủ bỏ ra mua lượng dư thừa: 15.000 x 145.000 = 2.175.000.000
đồng.

e) Chính phủ đánh thuế t = 15 ngàn đồng/sp


- Sau khi Chính phủ đánh thuế:
P ' = P + t Û P = P ' - 15 Û QS = ( P ' - 15) - 120 = P - 135
- Tại điểm cân bằng mới:
ì P = 145
QD = QS Û -2 P + 300 = P - 135 Û í
îQ = 10
- Người tiêu dùng chịu mức thuế: 145 – 140 = 5 (ngàn đồng)

- Nhà sản xuất chịu mức thuế: 15 – 5 = 10 (ngàn đồng)

- Số tiền Chính phủ thu được: 15.000 x 10.000 = 150.000.000 đồng

f) Chính phủ trợ cấp: s = 30 ngàn đồng/kg


- Sau khi CP trợ cấp:
P ' = P - s Û P = P ' + 30 Û QS = ( P ' + 30) - 120 = P - 90
- Tại điểm cân bằng mới:

-61-
ì P = 130
QD = QS Û -2 P + 300 = P - 90 Û í
îQ = 40
- Người tiêu dùng được hưởng: 140 – 130 = 10 (ngàn đồng)

- Nhà sản xuất được hưởng: 30 – 10 = 20 (ngàn đồng)

- Vậy số tiền mà Chính phủ bỏ ra: 30.000 x 40.000 = 1.200.000.000


đồng

g) Doanh thu đạt cực đại


v Cách 1
Để doanh thu đạt cực đại: ED = -1
P P
Ta có: a = -1 Û -2 = -1 Û QD = 2 P
QD QD
Thế vào hàm cầu ban đầu: QD = -2P + 300;
Û 2 P = -2 P + 300 Û P = 75, Q = 150
Vậy doanh thu đạt cực đại: TRmax = 75 x 150 = 11.250 (triệu đồng)
v Cách 2
Để doanh thu đạt cực đại: (TR)’ = 0
ì P = 75
Û [(-2 P + 300) P ] = 0 Û -4 P + 300 = 0 Þ í
'

îQ = 150
Þ TRmax = 75 x150 = 11.250 (tr.đ )

Bài 2.2 Xem xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung mỗi năm ở
các mức giá khác nhau như sau:

Giá (USD) Lượng cầu (triệu) Lượng cung (triệu )


60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
Yêu cầu:
a. Xác định hàm số cung và hàm số cầu.

b. Lượng và giá cân bằng là bao nhiêu?

c. Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá khi giá là 80 USD, khi giá là 100 USD.

d. Hãy tính độ co giãn của cung theo giá khi giá là 80 USD, khi giá là 100
USD.

-62-
e. Giả sử nhà nước ấn định giá trần (giá tối đa) là 80 USD. Có sự thiếu hụt hàng
hay không? Nếu có, lượng thiếu hụt là bao nhiêu?

f. Để mức giá tối đa (P = 80 USD), trở thành mức giá cân bằng, nhà nước phải
tăng lượng cung ở mỗi mức giá là bao nhiêu?

Bài giải

a) QD = aP + b; QS = cP + d

ì DQD 20 - 22
ïïa = DP = 80 - 60 = -0,1; b = QD1 - aP1 = 22 - (-0,1)60 = 28
Ta có: í
ïc = DQS = 16 - 14 = 0,1; d = Q - cP = 14 - 0,1x60 = 8
ïî DP 80 - 60
S1 1

ìQD = -0,1P + 28
Vậy í
îQS = 0,1P + 8

b) Tìm điểm cân bằng


ì P = 100
- Tại điểm cân bằng: QD = QS Û -0,1P + 28 = 0,1P + 8 Û í
îQ = 18
c) P = 80; P = 100
80
- P = 80; E D = - 0,1x = 0,4 < 1 , cầu co giãn ít.
20
100
- P = 100, E D = 0,1x = 0,56 < 1 , cầu co giãn ít.
18
d) P = 80; P = 100
80
- P = 80; E S = 0,1x = 0,5 < 1 , cung co giãn ít
16
100
- P = 100; E S = 0,1x = 0,56 < 1 , cung co giãn ít
18
e) Với P = 80, trên thị trường sẽ xảy ra hiện tượng khan hiếm là 4 triệu sản
phẩm.

f) Nếu mức giá P = 80 để trở thành mức giá cân bằng thì tăng lượng cung 4
triệu sản phẩm.

- Hàm cung mới: QS = 0,1P + 12

-63-
Bài 2.3 Thị trường sản phẩm cà phê Mê Trang đang cân bằng ở mức giá P* = 54 và
số lượng Q* = 132. Tại điểm cân bằng này, hệ số co giãn theo giá của cầu và cung
lần lượt là: ED = -0,818; ES = 1,227.

Cho biết hàm số cầu và cung theo giá là hàm tuyến tính.

Đơn vị tính của giá là ngàn đồng/gói; của sản lượng là: gói.

Làm tròn đến phần nguyên:[1,9 ≈ 2]

Yêu cầu:

a) Hãy xác định hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm cà phê Mê Trang.

b) Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.

c) Nếu Chính phủ định giá là P = 60 ngàn đồng/gói và hứa sẽ mua hết lượng cà
phê thừa, thì Chính phủ cần chi bao nhiêu tiền?

d) Nếu Chính phủ đánh thuế 5 ngàn đồng/gói, đường cầu không thay đổi và
lượng cân bằng giảm xuống. Hãy tính lại điểm cân bằng mới và tính mức
thuế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất chịu từ chính sách này? Cho biết số
tiền mà Chính phủ thu được từ chính sách này.

Bài giải
a) Tìm QD = aP + b; QS = cP + d
ì P 54
ï E D = a Q = a 132 = -0,818 Û a = -2, b = 132 - (-2) x54 = 240
ï D
Ta có: í
ïE = c P 54
=c = 1,227 Û c = 3, d = 132 - 3 x54 = -30
ïî S
QS 132

Hàm số cầu, cung cần tìm: QD = -2P + 240; QS = 3P - 30

b) Tìm CS, PS

P CS
120

S
54
PS
D
30

132 240
Q

-64-
• Thặng dư tiêu dùng: CS = ½.(120-54).132 = 4.356 (ngàn đồng)
• Thặng dư sản xuất: PS = ½. (54-30).132 = 1.584 (ngàn đồng)
c) P = 60
ìQD = -2 x60 + 240 = 120
- P = 60 Þ í
îQS = 3 x60 - 30 = 150
- Trên thị trường xảy ra hiện tượng dư thừa: 150 – 120 = 30 gói

- Chính phủ bỏ tiền ra mua lượng dư thừa: 30 x 60.000 = 1.800.000


đồng.

d) Chính phủ đánh thuế t = 5 ngàn đồng/gói

- Sau khi Chính phủ đánh thuế:

P ' = P + t Û P = P ' - 5 Û QS = 3( P ' - 5) - 30 = 3P'-45


- Tại điểm cân bằng mới:
ì P' = 57
QD = QS Û -2 P'+240 = 3P'-45 Û í
îQ' = 126
- Người tiêu dùng chịu mức thuế: 57 – 54 = 3 (ngàn đồng)

- Nhà sản xuất chịu mức thuế: 5 – 3 = 2 (ngàn đồng)

- Số tiền Chính phủ thu được: 5.000 x 126.000 = 630.000.000 đồng

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Cầu thị trường là gì? Cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến cầu thị trường?

Câu 2. Cung thị trường là gì? Cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến cung thị trường?

Câu 3. Độ co giãn của cầu là gì? Có bao nhiêu loại độ co giãn của cầu?

Câu 4. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn cầu theo giá?

Câu 5. Độ co giãn của cung là gì?

Câu 6. Giá trần là gì? Mục đích Chính phủ ấn định giá trần.

Câu 7. Giá sàn là gì? Mục đích Chính phủ ấn định giá sàn.

Câu 8. Giả sử giá bắp tăng lên 5% làm cho lượng cầu giảm đi 10%. Độ co giãn của
cầu đối với giá bắp sẽ như thế nào?
-65-
Câu 9. Cầu của một loại nhãn hiệu sản phẩm cụ thể, ví dụ dầu gội Pantene, có thể có
co giãn theo giá hoặc không co giãn theo giá hơn là cầu đối với toàn bộ các
nhãn hiệu dầu gội. Hãy giải thích?

Câu 10. Giả sử chính phủ muốn hạn chế nhập khẩu một mặt hàng nào đó, thì nên

dùng hạn ngạch nhập khẩu hay thuế quan? Tại sao?

Câu 11. Khi giá mặt hàng Y tăng 30% thì lượng cầu mặt hàng X giảm đi 20%.

1) Xác định hệ số co giãn chéo giữa 2 mặt hàng X và Y.

2) X và Y là 2 mặt hàng thay thế bổ sung cho nhau? Cho ví dụ.

Câu 12. Nhà nước quyết định tăng giá xăng, dầu. Điều gì sẽ xảy ra trên thị trường
nội địa? Dùng đồ thị cung, cầu để giải thích.

BÀI TẬP TỰ GIẢI

Bài 2.1 Cho hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X như sau:

(D): QD = -5P + 70
(S): QS = 10P - 20

Trong đó: Đơn vị tính: P là ngàn đồng, Q: ngàn cái

Yêu cầu:

a) Hãy xác định mức giá và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị.

b) Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng. Để tăng doanh thu thì
doanh nghiệp cần áp dụng chính sách giá nào cho hợp lí?

c) Giả sử doanh nghiệp muốn tối đa hóa doanh thu thì doanh nghiệp bán ở mức
giá và sản lượng nào?

d) Nếu Chính phủ ấn định mức giá P = 8 và hứa cam kết sẽ mua hết phần sản
phẩm thừa, thì số tiền Chính phủ cần chi là bao nhiêu?

e) Nếu cung giảm 50% so với trước, khi cầu không đổi thì mức giá sản lượng
cân bằng mới là bao nhiêu?

-66-
f) Nếu Chính phủ đánh thuế t = 3 ngàn đồng/cái, khi cầu không thay đổi thì giá
cả và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Ai là người chịu thuế? Hãy tính số
tiền mà Chính phủ thu được khi thực hiện chính sách này? Giải thích bằng đồ thị.

g) Nếu Chính phủ trợ cấp s = 2 ngàn đồng/cái, khi cầu không thay đổi. Hãy xác
định mức cân bằng mới? Ai là người được hưởng trợ cấp và được hưởng bao nhiêu?
Tính số tiền của Chính phủ bỏ ra để trợ cấp cho chính sách này. Giải thích bằng đồ
thị.

Bài giải:

S = 2 => Qs tăng và giá bán giảm

Q’’’ = 10 (P + 2) – 20 = 10P (6)

TTCB mới: Q’’’ = Qd = Q

Giải (1) và (6): 10P = -5P + 70 => P = 4,6 (ngd/c)

ð Q = -5*4,6 + 70 = 47 (ng cái)

Cả 2 NTD và NSX được hưởng khoản trợ cấp.

- NTD: 6 – 4,6 = 1,4 (ngd/c)

- NSX: 2 – 1,4 = 0,6 (ngd/c)

Số tiền chính phủ trợ cấp: S = 2*47 = 94 trd

Bài 2.2 Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X có dạng:

(D): P = -Q + 120
(S): P = Q + 40

Trong đó: Đơn vị tính của P: ngàn đồng; Q: ngàn chiếc

Yêu cầu

a) Biểu diễn hàm số cung và hàm số cầu trên đồ thị.

b) Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.

c) Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng trên thị trường.
-67-
d) Nếu Chính phủ quy định mức giá là 90 ngàn đồng/chiếc, thì xảy ra hiện
tượng gì trên thị trường?

e) Nếu Chính phủ đánh thuế vào sản phẩm, làm cho lượng cân bằng giảm
xuống còn 30 sản phẩm. Hãy tính mức thuế Chính phủ đánh vào một sản phẩm?
Phần thuế mỗi bên gánh chịu là bao nhiêu? Hãy tính lượng tổn thất do việc tăng
thuế gây ra?

Bài 2.3 Hàm số cầu của táo hàng năm có dạng: QD = 100 – (1/2)P. Mùa thu hoạch
táo năm trước là 80 tấn. Năm nay, thời tiết không thuận lợi nên lượng thu hoạch táo
năm nay chỉ đạt 30 tấn (táo không thể tồn trữ).

a) Vẽ đường cầu và đường cung về táo.

b) Xác định giá táo năm nay trên thị trường.

c) Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá này. Bạn có nhận xét gì về thu nhập
của người trồng táo năm nay so với năm trước?

d) Nếu Chính phủ đánh thuế mỗi kg táo là 5, thì giá cả cân bằng và sản lượng
cân bằng thay đổi như thế nào? Ai là người là người chịu thuế? Giải thích.

Bài 2.4 Số cầu trung bình hàng tuần đối với sản phẩm X tại một cửa hàng là:
Q = 600 – 0,4P.

Yêu cầu:

a) Nếu giá bán P = 1.200đ/sp, thì doanh thu hàng tuần của cửa hàng là bao
nhiêu?

b) Nếu muốn bán hàng tuần là 400 sản phẩm, cần phải ấn định giá bán bao
nhiêu?

c) Ở mức giá nào thì doanh thu đạt cực đại?

d) Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá P = 500 đồng/sp. Cần đề ra chính
sách giá nào để tối đa hóa doanh thu?

e) Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá P = 1.200 đồng/sp. Muốn tăng
doanh thu cần áp dụng chính sách giá nào?

-68-
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Hàm số cầu của một hàng hóa là tương quan giữa:

a. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng hữu dụng.

b. Lượng cầu hàng hóa đó với giá cả của nó.

c. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng chi tiêu của người tiêu dùng.

d. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng doanh thu của người bán.

e. Cầu hàng hóa và giá cả của hàng hóa đó.

2. Khi giá của một hàng hóa tăng 10%, lượng cầu của hàng hóa đó giảm 15%
thì tính chất co giãn theo giá của nó là:

a. Co giãn nhiều.

b. Co giãn ít.

c. Co giãn đơn vị.

d. Co giãn hoàn toàn.

3. Từ kết luận về tính chất co giãn theo giá ở câu 2, khi giá tăng 10% suy ra
rằng tổng doanh thu sẽ:

a. Tăng.

b. Giảm.

c. Không đổi.

d. Không xác định được.

4. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng (các nhân tố khác không đổi) cầu của
hàng hóa bình thường sẽ:

a. Tăng.

b. Giảm.

c. Không đổi.

d. a, b, c đều đúng.
-69-
5. Khi thu nhập của người tiêu dùng giảm, cầu về gạo chất lượng kém tăng vì
nó là:

a. Sản phẩm thiết yếu.

b. Sản phẩm bình thường.

c. Sản phẩm cấp thấp.

d. a, b, c đều sai.

6. Khi giá của hàng hóa thay thế của hàng hóa X giảm, cầu về X sẽ:

a. Giảm.

b. Không đổi.

c. Tăng.

d. Không thể xác định.

7. Hai hàng hóa bổ sung cho nhau trong tiêu dùng có hệ số co giãn chéo:

a. EXY > 0.

b. EXY < 0.

c. EXY > 1.

d. EXY < 1.

8. Vào tháng 1/2014 giá một quyển tập là 2.500 đồng, đến tháng 10/2014 giá là
3.200 đồng (các nhân tố khác không đổi), do đó:

a. Cầu về tập tăng lên nên đường cầu dịch chuyển sang phải

b. Cầu về tập giảm xuống nên đường cầu dịch chuyển sang trái.

c. Lượng cầu của tập tăng.

d. Lượng cầu của tập giảm.

9. Nhân tố nào sau đây phải thay đổi thì mới vẽ được đường cung của một hàng
hóa?

a. Trình độ công nghệ được áp dụng vào sản xuất hàng hóa đó.

-70-
b. Giá cả của hàng hóa đó.

c. Giá cả của các yếu tố sản xuất dùng để sản xuất hàng hóa đó.

d. Điều kiện tự nhiên của sản xuất.

10. Khi đường cung dịch chuyển về bên phải do có nhiều doanh nghiệp mới
tham gia thị trường thì:

a. Giá cân bằng tăng.

b. Lượng cân bằng giảm.

c. Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng.

d. Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm.

11. Khi Nhà nước tăng thuế một hàng hóa, nếu cầu của nó kém co giãn so với
cung thì:

a. Giá sẽ tăng bằng với mức thuế tăng.

b. Giá sẽ giảm bằng với mức thuế tăng.

c. Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng.

d. Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm.

12. Giá tối đa (giá trần) do Nhà nước ấn định đối với hàng thiết yếu là:

a. Giá cao hơn giá cân bằng cung cầu.

b. Giá cao nhất của hàng hóa đó vào một thời điểm trong năm.

c. Giá có lợi nhuận cao nhất cho người bán.

d. Giá thấp hơn giá cân bằng cung cầu.

13. Khi giá hiện hành thấp hơn giá cân bằng thì:

a. Lượng cung bằng lượng cầu.

b. Lượng cung nhỏ hơn lượng cầu.

c. Lượng cầu nhỏ hơn lượng cung.

d. Thị trường dư thừa hàng hóa.

-71-
14. Nhà nước áp dụng giá tối thiểu (giá sàn) đối với một hàng hóa khi:

a. Có quá nhiều doanh nghiệp rời bỏ ngành.

b. Có sự thiếu hụt hàng hóa trên thị trường.

c. Có sự dư thừa khá lớn hàng hóa.

d. Nhu cầu về hàng hóa đó tăng quá nhanh.

15. Đường cung về bánh Trung Thu dịch chuyển sang phải. Nguyên nhân của sự
dịch chuyển này là:

a. Giá bánh Trung Thu tăng lên 50%.

b. Thu nhập của dân cư tăng.

c. Giá bột, đường, trứng, đậu… giảm.

d. a, b, c đều sai.

16. Khi chính phủ đánh thuế 6 đvt/sản phẩm, giá cân bằng tăng từ 30 đến 34 đvt.
Có thể nói rằng:

a. Cung co giãn nhiều hơn cầu.

b. Cầu co giãn nhiều hơn cung.

c. Cầu co giãn đơn vị.

d. Cung hoàn toàn không co giãn.

17. Câu nào sau đây là không đúng:

a. Dạng dốc xuống về bên phải của đường cầu chỉ quan hệ nghịch biến
giữa giá cả và lượng cầu.

b. Khi giá của mặt hàng thay thế hoặc mặt hàng bổ sung cho X thay đổi,
đường cầu về X sẽ dịch chuyển.

c. Hệ số co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn thường lớn hơn so với
trong dài hạn.

d. Phản ứng của người tiêu dùng thường dễ dàng và nhanh chóng hơn
nhà sản xuất trước sự biến động của giá cả thị trường.
-72-
18. Giá sản phẩm X tăng lên dẫn đến phần chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên, thì
hệ số co giãn của cầu theo giá sản phẩm là:

a. ED > 1 c. ED = 0

b. ED < 1 d. ED = 1

19. Nếu 2 sản phẩm X và Y là 2 sản phẩm thay thế thì:

a. EXY > 0 c. EXY = 0

b. EXY < 0 d. EXY = 1

20. Khi giá hàng Y: PY = 4 thì lượng cầu hàng X: QX = 10 và khi PY = 6 thì QX =
12, với các yếu tố khác không đổi kết luận X và Y là 2 sản phẩm:

a. Bổ sung nhau c. Vừa thay thế, vừa bổ sung.

b. Thay thế cho nhau d. Không liên quan

21. Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố quyết định cầu hàng hóa:

a. Giá hàng hóa liên quan

b. Thị hiếu, sở thích

c. Các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa

d. Thu nhập

22. Hàng hóa A là hàng thứ cấp. Nếu giá của A giảm đột ngột còn phân nửa. Tác
động thay thế sẽ làm cầu hàng A:

a. Tăng lên gấp đôi c. Giảm còn một nửa

b. Tăng ít hơn gấp đôi d. Các câu trên đều sai

Dùng thông tin sau để trả lời câu 23, 24, 25

Hàm cung và cầu sản phẩm X có dạng:

P = QS + 5 P = (-1/2)QD + 20

23. Giá cân bằng và sản lượng cân bằng là:

a. Q = 5 và P = 10 c. Q = 8 và P = 16

-73-
b. Q = 10 và P = 15 d. Q = 20 và P = 10

24. Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 18 và sẽ mua hết lượng sản phẩm thừa
thì chính phủ cần chi bao nhiêu tiền?

a. 108 c. 180

b. 162 d. Tất cả đều sai

25. Muốn mức giá cân bằng P = 18, thì hàm cung mới có dạng:

a. P = Qs + 14 c. P = Qs + 13

b. P = Qs – 14 d. Tất cả đều sai

26. Hàm số cầu và hàm số cung của 1 hàng hóa như sau.

(D): P = -Q + 50 (S): P = Q + 10

Nếu chính phủ định giá tối đa là P = 20, thì lượng hàng hóa:

a. Thiếu hụt 30

b. Thừa 30

c. Dư thừa 20

d. Thiếu hụt 20

Dùng số liệu sau đây để trả lời các câu 27, 28, 29, 30.

Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và cầu có dạng:

P = 60 – (1/3)Qd P = (1/2)Qs - 15

27. Giá cả cân bằng và sản lượng cân bằng sản phẩm X là.

a. P = 30 và Q = 90 c. P = 40 và Q = 60

b. P = 20 và Q = 70 d. Các câu trên đều sai

28. Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84.
Xác định mức thuế mà chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm.

a. t = 3/sp c. t = 10/sp

b. t = 5/sp d. Tất cả các câu trên đều sai.

-74-
29. Tiền thuế mà người tiêu dùng phải chịu trên mỗi sản phẩm

a. 3 c. 1

b. 2 d. 0

30. Sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng (∆CS) và thặng dư sản xuất (∆PS) khi
chính phủ đánh thuế là:

a. ∆PS = -261 ∆CS = -174

b. ∆PS = 261 ∆CS = 174

c. ∆PS = 0 ∆CS = 0

d. Tất cả các câu đều sai.

Chương 3
LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Giả sử một người tiêu dùng dành một khoản thu nhập I (Income) để chi tiêu
mua sản phẩm tiêu dùng như X, Y, Z,… với giá lần lượt là PX, PY, PZ,… Như vậy,
người tiêu dùng nên lựa chọn mua bao nhiêu sản phẩm X, Y, Z,… để thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng cao nhất và nằm trong giới hạn ngân sách chi tiêu. Để phân tích hành
vi người tiêu dùng, người ta dùng thuyết hữu dụng và phương pháp hình học.

3.1. Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng
3.1.1. Một số khái niệm về hữu dụng
3.1.1.1. Hữu dụng (U: Utility)
Hữu dụng là sự thỏa mãn mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng một
loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó, hữu dụng mang tính chủ quan.

3.1.1.2. Tổng hữu dụng (TU:Total Utility)


Tổng hữu dụng là tổng mức thỏa mãn khi ta tiêu thụ một số lượng sản phẩm
nhất định trong mỗi đơn vị thời gian.
Tổng hữu dụng có đặc điểm là ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ
thì tổng hữu dụng tăng lên, đến số lượng sản phẩm nào đó tổng hữu dụng sẽ đạt cực
đại; nếu tiếp tục gia tăng số lượng sản phẩm sử dụng, thì tổng mức thỏa mãn có thể
không đổi hoặc sẽ sụt giảm.

-75-
3.1.1.3. Hữu dụng biên (MU: Marginal Utility)
Hữu dụng biên là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi một đơn vị
sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác không
đổi).
DTU DTU
MU X = ; MU Y =
DX DY

Với : Q là số lượng sản phẩm tiêu dùng


TU là tổng hữu dụng (Đơn vị tính là đơn vị hữu dụng)
MU là hữu dụng biên (Đơn vị tính là đơn vị hữu dụng)

Nếu hàm số tổng hữu dụng TU là hàm số liên tục, thì MU chính là đạo hàm
bậc nhất của TU:

dTU
MU X = = TU X' Û TU = ò MU X .dX ;
dX
dTU
MU Y = = TU Y' Û TU = ò MU Y .dY
dY

Ví dụ: Có bảng tổng hữu dụng và hữu dụng biên của một người tiêu dùng khi
tiêu thụ bánh qui trong tuần như sau:

QX * TUx(đvhd) MUx (đvhd)


0 0 /
1 4 4
2 7 3
3 9 2
4 10 1
5 10 0
6 9 -1
7 7 -2

(*) Qx : biểu thị số lượng bánh qui tiêu dùng


-76-
Tại QX = 1 => MUX = (4-0)/(1-0) = 4;
QX = 2 => MUX = (7-4)/(2-1) = 3; …

3.1.1.4. Qui luật hữu dụng biên giảm dần


Trong một đơn vị thời gian, nếu người tiêu thụ càng tiêu dùng nhiều đơn vị
sản phẩm thì hữu dụng biên của người ấy sẽ giảm dần.

TUX

10
9

7 TUX

0 1 2 3 4 5 6 7 QX
Hình 3.1a
MUX
4
3
2
1

0 1 2 3 4 5 MUX

Hình 3.1b

Mối quan hệ giữa MU và TU:


- Khi MU > 0 thì TU tăng
- Khi MU < 0 thì TU giảm

-77-
- Khi MU = 0 thì TU đạt cực đại (TUmax)

3.1.2. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng

3.1.2.1. Mục đích và giới hạn của người tiêu dùng


Mục đích của người tiêu dùng là tối đa hóa thỏa mãn, nhưng họ không thể
tiêu dùng tất cả hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn đến mức bảo hòa vì họ luôn
bị giới hạn về ngân sách.
Giới hạn ngân sách của người tiêu dùng thể hiện ở mức thu nhập nhất định
của họ và giá cả của các sản phẩm cần mua.

3.1.2.1. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng


Vấn đề đặt ra là người tiêu dùng phải sử dụng quyết định của mình cho các sản
phẩm sao cho mức thỏa mãn đạt được cao nhất. Có nhiều cách để được mức thỏa
mãn mà chúng ta có thể chọn lựa cách nào tốt hơn. Tuy nhiên vì sự khan hiếm đặt
ra những ràng buộc cho việc lựa chọn cách thức để thỏa mãn tiêu dùng nên người
tiêu dùng phải lựa chọn phương án tối ưu cho các cách thức tiêu dùng nhằm đạt
mục tiêu tổng hữu dụng tối đa trong giới hạn về ngân sách.
Ví dụ: Cá nhân A có thu nhập I = 7 ngàn đồng, dùng để chi mua hai sản
phẩm X và Y. Vấn đề đặt ra A cần mua bao nhiêu đồng cho X; bao nhiêu đồng cho
Y để tổng mức hữu dụng thỏa mãn đạt được là tối đa.
Sở thích của A đối với hai sản phẩm được thể hiện qua bảng sau:

X (ngàn đồng) MUX (đvhd) Y (ngàn đồng) MUY (đvhd


1 40 1 30
2 36 2 29
3 32 3 28
4 28 4 27
5 24 5 25

Ta sẽ so sánh chi tiêu hợp lý cho từng đồng một (dùng đơn vị ngàn đồng):

-78-
- Nếu đồng thứ nhất chi tiêu cho X sẽ mang lại cho A mức thỏa mãn là 40
đvhd, còn nếu chi tiêu cho Y chỉ mang lại mức thỏa mãn là 30 đvhd. Vậy để tối đa
hóa hữu dụng đồng thứ nhất cá nhân A sẽ chi tiêu cho X.
- Tiếp tục, đồng thứ 2 nếu chi tiêu cho X sẽ mang lại 36 đvhd; còn nếu chi cho
Y chỉ mang lại 30 đvhd. Do đó, A sẽ chi đồng thứ 2 cho X.
- Đồng thứ 3 nếu chi tiêu cho X sẽ mang lại 32 đvhd; còn nếu chi cho Y chỉ
mang lại 30 đvhd. Do đó, A sẽ chi đồng thứ 3 cho X.
- Đồng thứ 4 nếu chi tiêu cho X sẽ mang lại 28 đvhd; còn nếu chi cho Y chỉ
mang lại 30 đvhd. Do đó, A sẽ chi đồng thứ 4 cho Y.
- Đồng thứ 5 nếu chi tiêu cho X sẽ mang lại 28 đvhd; còn nếu chi cho Y chỉ
mang lại 29 đvhd. Do đó, A sẽ chi đồng thứ 5 cho Y.
- Đồng thứ 6 nếu chi tiêu cho X sẽ mang lại 28 đvhd; còn nếu chi cho Y chỉ
mang lại 28 đvhd. Do đó, A sẽ chi đồng thứ 6 cho Y.
- Đồng thứ 7, A chi cho X.
Để đạt thỏa mãn tối đa khi chi tiêu hết 7 đồng, A sẽ chi mua 4 đồng cho X và
3 đồng cho Y: MUX4 = MUY3 = 28 đvhd.
4 3
TUmax = TUx 4 + TUy 3 = å MUxi + å MUy
i =1 j =1 j

= (40 + 36 + 32 + 28) + (30 + 29 + 28) = 223(đvhd )


Như vậy, nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng là trong khả năng chi tiêu có giới
hạn, người tiêu dùng sẽ mua số lượng các sản phẩm sao cho hữu dụng biên của đơn
vị tiền tệ cuối cùng của các sản phẩm được mua sẽ bằng nhau:
MUx = MUy = … (1)
X+Y+… = I (2)
Khi X và Y được tính bằng đơn vị hiện vật với đơn giá là Px và Py, công thức
trên được viết lại:
MUx MU Y
= (1)
Px PY
X.PX + Y.PY = I (2)
(Điều kiện tối đa hóa hữu dụng của người tiêu dùng: TUmax)

-79-
3.2. Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học
3.2.1. Đường đẳng ích (đường bàng quan)

3.2.1.1. Khái niệm

Đường đẳng tích là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều sản
phẩm cùng mang lại một mức thỏa mãn (tổng hữu dụng) cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Một cá nhân tiêu dùng 2 sản phẩm thực phẩm (X) và số lượng quần
áo (Y) cùng tạo ra một mức thỏa mãn tiêu dùng. Có 4 phối hợp A, B, C và D được
cho ở bảng dưới đây:

Phối hợp X (đv) Y (đv)


A 3 7
B 4 4
C 5 2
D 6 1

Từ số liệu ở bảng trên, thể hiện các phối hợp trên lên đồ thị, các trục biểu thị
số lượng sản phẩm (X) và số lượng quấn áo (Y), ta được đường đẳng ích (U1).
Sở thích của người tiêu dùng có thể được mô tả bằng tả bằng tập hợp các
đường đẳng ích tương ứng với các mức thỏa mãn khác nhau.
• Các đường đẳng ích càng xa gốc O thì mức độ thỏa mãn càng cao.
• Tập hợp các đường đẳng ích trên một đồ thị được gọi là sơ đồ đẳng ích.

Y
7

2 U3
1 U2
U1
0 3 4 5 6 X
-80-
Hình 3.2

3.2.1.2. Đặc điểm của đường đẳng ích: Có 3 đặc điểm

- Dốc xuống về bên phải, khi giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này thì tăng
lượng tiêu thụ sản phẩm kia để tổng hữu dụng không đổi.
- Các đường đẳng ích không cắt nhau
Giả sử hai đường đẳng ích (U1) và (U2) cắt nhau như trên hình 3.2, hai phối
hợp A và C cùng nằm trên đường (U1), do đó:
TUA = TUC (1)
Tương tự:
TUB = TUC (2)
Từ (1) và (2) , tính bắc cầu cho phép ta kết luận TUA = TUB. Nhưng điều này
trái với giả thuyết thích nhiều hơn ít. Do đó hai đường đẳng ích không thể cắt nhau.

B
A C
U1
U2

X
Hình 3.3

Tính bổ sung hay thay thế của các sản phẩm được phản ảnh trong độ cong của
đường đẳng ích. Thật ra các sản phẩm có tính thay thế hay bổ sung nhau ứng với
những số lượng nào đó.
- Lồi về phía gốc O, thể hiện tỷ lệ mà người tiêu dùng muốn đánh đổi giữa
hai loại giảm dần, tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ thay thế biên (MRS).
Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRSXY) là số lượng sản phẩm Y giảm
xuống khi sử dụng tăng thêm một đơn vị sản phẩm X nhằm bảo đảm mức thỏa mãn
không đổi.
MRSXY = DY/DX
Với ví dụ trên: MRSXY = -3/1; -2/1; 1/1
Trên đồ thị MRS là độ dốc của đường đẳng ích.

-81-
3.2.1.3. Mối quan hệ giữa MRSXY với MUX và MUY

- Tổng hữu dụng giảm xuống do giảm số lượng sản phẩm Y sử dụng:
DTUY = DY.MUY
- Tổng hữu dụng tăng thêm do sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm X:
DTUX = DX.MUX
- Để đảm bảo tổng hữu dụng không đổi thì:
DY.MUY + DX.MUX = 0
MU X DY
Þ - = = MRS XY
MU Y DX
Vậy, tỷ lệ thay thế biên cũng chính là tỷ số hữu dụng biên của hai sản phẩm.

3.2.1.4. Các dạng đặc biệt của đường đẳng ích

Tùy theo mối quan hệ trong sử dụng giữa hai sản phẩm là thay thế hay bổ
sung, hay vừa thay thế vừa bổ sung mà đường đẳng ích có những dạng khác nhau.

Y
(a) X và Y là 2 sản phẩm vừa bổ sung vừa thay thế
Trong khoảng (A,B): X và Y là 2 sản phẩm thay thế.
y1 A Ngoài khoảng (A,B): X và Y là 2 sản phẩm bổ sung.

B
y’ U1
y2
x1 x’ x2 x3 X

Y
Y
y’ A’’ B U2 y1 A
y2
B
A A’ U1
y1

0 x1 x2 x 0 x1 x2 x
(b) X và Y là hai sản phẩm bổ sung (c) X và Y là hai sản phẩm thay thế hoàn toàn
Hình 3.4

-82-
Ví dụ: Hãy vẽ các đường đẳng ích cho các cá nhân sau về 2 hàng hóa bia và
nem chua:
a. A thích bia, ghét nem chua. Anh ta luôn luôn thích nhiều bia hơn, có bao
nhiêu nem chua cũng không thành vấn đề.
b. B bàng quan giữa các phối hợp hoặc 3 ly bia hoặc 2 cái nem chua. Sở
thích của anh ta không thay đổi khi anh ta tiêu dùng nhiều hơn bất kỳ hàng hóa nào
trong 2 hàng hóa này.
c. C ăn một cái nem chua thì phải uống 1 ly bia. Anh ta không tiêu dùng
thêm 1 đơn vị bổ sung nào của hàng hóa này mà thiếu 1 đơn vị bổ sung hàng hóa
kia.

3.2.2. Đường ngân sách (Giới hạn về thu nhập)

3.2.2.1. Khái niệm

Đường ngân sách là tập hợp khác nhau giữa hai sản phẩm mà người tiêu dùng
có thể mua được với cùng một mức thu nhập và giá các sản phẩm đã cho.

Ví dụ 1: Sinh viên có thu nhập I = 500.000 đồng/tuần dùng để chi tiêu 2 sản
phẩm giải trí (X) và ăn uống (Y) với giá tương ứng là PX = 100.000 đồng/vé và PY =
50.000 đồng/bữa. Có 6 phối hợp sinh viên có thể lựa chọn tiêu dùng cho hai sản
phẩm X và Y như sau:

Phối hợp X (đv) Y (đv)


A 5 0
B 4 2
C 3 4
D 2 6
E 1 8
F 0 10

Với mức thu nhập, giá sản phẩm X và Y đã cho, sinh viên có thể lựa chọn 1
trong 6 phối hợp trên. Từ số liệu ở bảng trên ta có:

-83-
- Phối hợp A: 5x100.000 + 0x50.000 = 500.000

- Phối hợp B: 4x100.000 + 2x50.000 = 500.000

- Phối hợp A: 3x100.000 + 4x50.000 = 500.000

……………………………………………

3.2.2.2. Phương trình của đường ngân sách

Nếu ta gọi:

X, Y tương ứng là số lượng sản phẩm X, Y

PX, PY tương ứng là giá sản phẩm X, Y

Từ số liệu ví dụ trên, ta có thể viết được phương trình của đường ngân sách:

X.PX + Y.PY = I
I P
ÛY = - X .X
PY PY
PX
Độ dốc: - , có nghĩa là người tiêu dùng muốn tiêu dùng thêm một đơn vị
PY
P
sản phẩm X thì giảm đi - X sản phẩm Y.
PY
Đồ thị:

I/PY M
Đường ngân sách

N X

0 I/PX

Hình 3.5

3.2.2.3. Đặc điểm của đường ngân sách

- Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về bên phải.

-84-
- Độ dốc của đường ngân sách là tỷ giá giữa hai sản phẩm (PX/PY), thể hiện
tỷ lệ phải đánh đổi giữa hai sản phẩm trên thị trường, muốn tăng mua sản phẩm này
phải giảm tương ứng bao nhiêu sản phẩm kia khi thu nhập không đổi.

Ví dụ 2: Xác định phương trình đường ngân sách và độ dốc của đường ngân
sách từ số liệu ví dụ 1.
Phương trình đường ngân sách: X.PX + Y.PY = I
<=> 100.000X + 50.000Y = 500.000
<=> Y = 10 – 2X
Độ dốc đường ngân sách: -PX/PY = -2 (Sinh viên muốn mua thêm 1 sản phẩm
X thì phải giảm mua 2 sản phẩm Y).

3.2.2.4. Sự dịch chuyển của đường ngân sách

Đường ngân sách có thể dịch chuyển dưới tác động của các nhân tố sau:
- Thu nhập thay đổi, khi thu nhập tăng lên, giá các sản phẩm không đổi,
đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang phải. Ngược lại, khi giá cả thu
nhập giảm, đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái.

I2/PY M’
I/PY M

N N’
I/PX I2/PX X

Hình 3.6

- Giá sản phẩm thay đổi, khi thu nhập I và giá sản phẩm Y không đổi, nếu
giá sản phẩm X tăng lên thì đường ngân sách quay về phía gốc trên trục X, vị trí
trên trục Y vẫn giữ nguyên. Nếu giá Y tăng thì chiều quay ngược lại.
-85-
Y

I/PY M

C N

0 I/PX2 I/PX X
Hình 3.7

3.2.3. Phối hợp tiêu dùng tối ưu (nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng)

Vấn đề đặt ra là người tiêu dùng nên chọn phối hợp nào giữa X và Y để tổng
hữu dụng đạt được là cao nhất.
Các phối hợp A, E, B đều nằm trên đường ngân sách, do đó đều thỏa mãn giới
hạn về ngân sách. Trong đó, E là phối hợp tối ưu vì nó nằm trên đường đẳng ích cao
hơn cả.
Nếu chọn phối hợp A hay B chỉ tạo ra mức thỏa mãn U0, chưa phải là mức
thỏa mãn tối đa.

A
I/PY
E
U1
Y1
B U0

X1 I/PX X
Hình 3.9
Như vậy, điểm E là phối hợp tối ưu của người tiêu dùng. Nó chính là tiếp
điểm của đường ngân sách với đường đẳng ích. Tại đó, (E) độ dốc của hai đường
bằng nhau nên ta có:

-86-
ì MU X P
ïMRS XY = - =- X ìX = ?
í MU Y PY Þ í Þ TU max = ?
ï X .P + Y .P = I îY = ?
î X Y

Trên đồ thị, phối hợp tối ưu là người tiêu dùng sẽ mua X1 sản phẩm X và Y1
sản phẩm Y để đạt mức thỏa mãn tối đa là U1.

3.3. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất


3.3.1. Thặng dư tiêu dùng (CS)

Người tiêu dùng mua hàng hóa vì việc mua sắm hàng hóa đó làm cho họ thỏa
mãn hơn. Thặng dư tiêu dùng là thước đo tổng thể những người tiêu dùng được lợi
hơn bao nhiêu khi họ có khả năng mua hàng hóa trên thị trường. Vì những người
tiêu dùng khác nhau có cách đánh giá khác nhau đối với việc tiêu dùng những hàng
hóa cụ thể, nên lượng tiền tối đa họ muốn trả cho hàng hóa đó cũng khác nhau.

Theo qui luật hữu dụng biên giảm dần, đối với mỗi cá nhân, mức thỏa mãn
của sản phẩm tiêu dùng trước thường lớn hơn mức thỏa mãn của các sản phẩm tiêu
dùng sau, do đó người tiêu dùng sẳn lòng trả những mức giá cao hơn cho những sản
phẩm tiêu dùng trước. Nhưng thực tế, người tiêu dùng trả cùng một mức giá cho tất
cả các sản phẩm được mua căn cứ vào hữu dụng biên của sản phẩm sau cùng, đã tạo
ra thặng dư tiêu dùng.
Thặng dư tiêu dùng của một đơn vị sản phẩm là phần chênh lệch giữa mức
giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả (còn gọi là giá dành trước) với giá thực
trả cho sản phẩm.
Thặng dư tiêu dùng cá nhân cho q1 sản phẩm là chênh lệch giữa tổng số tiền
tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả với tổng số tiền thực tế trả cho q1 sản phẩm.

P
CS

p1 A

-87-
0 q1 Q
Hình 3.10

Trên hình 3.10, ta có:


Thặng dư tiêu dùng: CS = OPAq1 - OP1Aq1 = PP1A
Như vậy, ta có thể phát biểu rằng: Thặng dư tiêu dùng trên thị trường còn
được xác định bởi diện tích nằm dưới đường cầu và phía trên mức giá thị trường
của sản phẩm.
3.3.2. Thặng dư sản xuất (PS)
Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa doanh thu (số tiền) thực người
bán thu được với số tiền mà họ sẳn sàng bán ở mức giá xác định tương ứng với số
lượng sản phẩm nhất định.

P E

PS
N D

O Q Q

Hình 3.11
Trên đồ thị 3.11, ta có:
Thặng dư sản xuất: PS = OPEQ - ONEQ = NPE

-88-
Như vậy, ta có thể phát biểu rằng: Thặng dư sản xuất còn được xác định bởi
diện tích nằm trên đường cung và phía dưới mức giá thị trường cân bằng của sản
phẩm.

BÀI TẬP MINH HỌA


Bài 3.1. Một người tiêu dùng sử dụng một khoản thu nhập I = 1200 USD để
mua 2 sản phẩm X và Y với giá lần lượt là: PX = 100 USD; PY = 300 USD. Cho biết
hàm tổng hữu dụng của người tiêu dùng này có dạng: TU = X(Y + 2).

Yêu cầu

a) Vẽ đường bàng quan hay đường đẳng ích của người tiêu dùng này.

b) Hãy xác định phương án tiêu dùng tối ưu?

c) Xác định tổng mức hữu dụng tối đa đạt được.

d) Tìm tỷ lệ thay thế biên (MRSXY) trên đồ thị đường bàng quan.

e) Viết phương trình đường ngân sách và cho biết ý nghĩa độ dốc của đường
này.

Bài giải
a) Vẽ đường bàng quan

Với TU = X(Y + 2)

Y
1 2 3 4 5
X
1 3 4 5 6 7
2 6 8 10 12 14
3 9 12 15 18 21
4 12 16 20 24 28
5 15 20 25 30 35

Y
5

3
TU2 = 20
2 -89-

1 TU1 = 12
b) Phương án tiêu dùng tối ưu
ìïMU X = TU X' = Y + 2
- Với TU = X(Y + 2) Þ í
ïîMU Y = TU Y' = X
ì MU X P ìY + 2 1
ï = X ï = ìX = 9
- Để TUmax : í MU Y PY Ûí X 3 Ûí
ï X .P + Y .P = I ïî100 X + 300Y = 1200 îY = 1
î X Y

a) Tổng hữu dụng tối đa đạt được:

- TUmax = 9(1+2) = 27 đvhd

b) Tỷ lệ thay thế biên MRSXY

Đối với TU1 = 12 đvhd; MRSXY = -2/1; -1/1

Đối với TU2 = 20 đvhd; MRSXY = -1/1

c) Phương trình đường ngân sách

Phương trình đường ngân sách có dạng:

I P 1200 100 1
Y= - X X ÞY = - X ÛY = 4- X
PY PY 300 300 3
Ý nghĩa của hệ số góc: Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng thêm 1 đơn vị sản
phầm X thì phải giảm đi 1/3 đơn vị sản phẩm Y.

Bài 3.2. Một người tiêu dùng sử dụng một khoản thu nhập I = 1200 USD để mua 2
sản phẩm X và Y với giá lần lượt là: PX = 100 USD; PY = 300 USD. Cho biết hàm
tổng hửu dụng của người tiêu dùng này có dạng:
1
TU X = (-1 / 3) X 2 + 10 X ; TU Y = - Y 2 + 20Y
2
Yêu cầu:
a) Hãy xác định phương án tiêu dùng tối ưu?

-90-
b) Xác định tổng mức hữu dụng tối đa đạt được.

Bài giải
ì -2
ïTU X = (-1/3)X + 10X Þ MU X = TU X = X + 10
2 '

- í 3
ïTU = (-1 / 2)Y 2 + 20Y Þ MU = TU ' = -Y + 20
î Y Y Y

ì MU X PX ì 2
ï = ïï (- 3 )Y + 10 1 ìX = 6
- Để TUmax : í MU Y PY Ûí = Ûí
ï X .P + Y .P = I ï - Y + 20 3 îY = 2
î X Y ïî100 X + 300Y = 1200
ìTU X = -1 / 3.36 + 10.6 = 48đvhd
í
- îTU Y = -1 / 2.4 + 20.2 = 38đvhd
Þ TU max = 48 + 38 = 86đvhd

Bài 3.3. Một người tiêu dùng sử dụng một khoản thu nhập I = 1400 USD để mua 2
sản phẩm X và Y với giá lần lượt là: PX = 300 USD; PY = 100 USD. Cho biết hàm
tổng hữu dụng của người tiêu dùng này được cho trong bảng dưới đây:

Với X, Y là số nguyên dương

Q 1 2 3 4 5 6 7
TUX 30 58 84 108 130 150 168
TUY 10 18 24 28 31 32 34

Yêu cầu:
a) Hãy xác định phương án tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này?

b) Hãy tìm tổng mức hữu dụng tối đa đạt được?

Bài giải

Q 1 2 3 4 5 6 7
TUX 30 58 84 108 130 150 168
MUX 30 28 26 24 22 20 18
TUY 10 18 24 28 31 32 34
MUY 10 8 6 4 3 1 2

- Để tối đa hóa hữu dụng:

ì MU X PX ì MU X
ï = ï =3 ìX = 4
í MU Y PY Û í MU Y -91- Ûí
ï X .P + Y .P = I ï300 X + 100Y = 1400 îY = 2
î X Y î
- Tổng mức hữu dụng đạt được: TUmax = 108 + 18 = 126 đvhd

Bài 3.4. Một tháng người này dùng 1.200.000 đồng để mua hai sản phẩm cá (X)
với giá là 30.000 đồng/kg và sản phẩm thịt (Y) với giá là 75.000 đồng/kg. Biết
đường bàng quan có dạng: y = -1,601(lnx) + 5,0845 và tập hợp các phối hợp khác
nhau của người tiêu dùng như sau:

Tập hợp X Y
A 12 1
B 7 2
C 4 3
D 2 4
E 1 5

Yêu cầu:
1) Vẽ đường bàng quan của người tiêu dùng này.
2) Viết phương trình đường ngân sách. Vẽ đồ thị. Nếu người tiêu dùng lựa chọn
mua 10kg cá và 16 kg thịt thì có mua được không?
3) Tìm phương án tiêu dùng tối ưu theo phương pháp hình học.

Bài giải
1) Vẽ đường bàng quan

Thịt
6
y = -1.601ln(x) + 5.0845
5

0 Cá
0 5 10 15

-92-
2) Phương trình đường ngân sách

- Ta có:
I PX 1200 30
Y= - X= - X Û Y = 16 - 0,4 X
PY PY 75 75

- Đồ thị:

Thịt
18
16 16
14
12
10
8
6
4
2
0
-2 0 10 20 30 40 50 Cá

- Nếu người tiêu dùng chọn mua 10 kg cá, 16 kg thịt thì nằm ngoài giới
hạn khả năng chi tiêu, nằm trên đường ngân sách do đó người tiêu dùng không lựa
chọn giỏ hàng này được.

Ta có: 10 x30 + 16 x75 = 1500 > I = 1200

3) Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng

- Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là tiếp điểm của đường bàng
quan và đường ngân sách hay nói cách khác độ dốc của 2 đường này bằng nhau, ta
có:

ì PX ì 1
ïMRS XY = - ì(- 1,601(lnx) + 5,0845 ), = -0,4 ï- 1,601 = -0,4
í PY Û í Ûí X
ï XP + YP = I î30 X + 75Y = 1200 ïî30 X + 75Y = 1200
î X Y

ìX = 4
Ûí
îY = 14,4

-93-
BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 3.1 Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 300 để chi mua 2 sản phẩm X và
Y với giá tương ứng: PX = 10; PY = 20. Sở thích của người này được thể hiện qua
hàm tổng hữu dụng: TU = X(Y- 2). Cho biết đơn vị tính của I và P: ngàn đồng.

Yêu cầu

a) Viết phương trình đường ngân sách và cho biết ý nghĩa của hệ số góc.

b) Tìm hữu dụng biên của 2 sản phẩm và tỉ lệ thay thế biên.

c) Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được.

d) Nếu thu nhập người tiêu dùng tăng lên I2 = 600, giá cả các sản phẩm không
thay đổi thì phương án tiêu dùng tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được thay đổi như
thế nào?

e) Nếu giá sản phẩm Y tăng lên PY = 30, trong khi các yếu tố còn lại không
thay đổi. Hãy xác định số sản phẩm X và Y mà người tiêu dùng sẽ mua?

Bài 3.2 Một người tiêu dùng có một lượng thu nhập là 35 USD để chi tiêu cho 2
hàng hóa X và Y. Lợi ích tiêu dùng của mỗi đơn vị hàng hóa được cho bởi trong
bảng sau:

X TUX Y TUY
1 60 1 20
2 110 2 38
3 150 3 53
4 180 4 64
5 200 5 70
6 206 6 75
7 211 7 79
8 215 8 82
9 218 9 84
Giá của hàng hóa X là 10 USD/1đv, giá của hàng hóa Y là 5 USD/1đv.
Yêu cầu

a) Hãy xác định MUX, MUY của việc tiêu dùng hai hàng hóa đó.

b) Hãy xác định mức tiêu dùng tối ưu. Khi đó tổng lợi ích là bao nhiêu?

-94-
c) Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thành 55 USD, kết hợp tiêu
dùng tối ưu sẽ thay đổi như thế nào?

d) Với thu nhập là 55 USD để chi tiêu, nhưng giá của hàng hóa X giảm
xuống còn 5 USD/đv. Hãy xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu mới.

Bài 3.3 Tổng lợi ích đạt được của cá nhân A khi tiêu thụ 2 sản phẩm X và Y cho ở
bảng sau:

Sản phẩm X Sản phẩm Y


QX (SP) TUX (đvhd) QY (SP) TUY (đvhd)
1 54 1 40
2 101 2 74
3 143 3 102
4 181 4 125
5 215 5 143
6 245 6 157
7 271 7 167
8 293 8 174

Biết đơn giá của 2 sản phẩm này là PX = 9 USD/SP, PY = 3 USD/SP, nếu mỗi
tháng cá nhân A dành 75 USD để mua 2 sản phẩm X và Y thì phải mua mỗi thứ bao
nhiêu để đạt tổng mức lợi ích tối đa? Tính tổng mức lợi ích tối đa đạt được.

Bài 3.4. Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua
2 hàng hóa X với giá PX = 3 USD/SP và Y với giá PY = 1 USD/SP. Cho biết hàm lợi
ích của ông ta là TU = XY.

Yêu cầu

1) Tính MUX, MUY và tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hóa X và Y (MRS).

2) Tìm tổ hợp hai hàng hóa mà người tiêu dùng tối đa hóa được lợi ích.

3) Giả sử giá hai hàng hóa không đổi, lượng thu nhập tăng lên 90 USD. Xác
định điểm tiêu dùng tối ưu mới.

4) Giả sử thu nhập không đổi (I = 60 USD), PX không đổi, nhưng PY tăng lên
PY = 3 USD/SP. Hãy xác định điểm tiêu dùng tối ưu mới.

-95-
Bài 3.5. Một người tiêu dùng có một khoản thu nhập bằng tiền I dùng để mua 2 sản
phẩm X và Y. Hàm lợi ích của ông ta có dạng: TU = (Y-1)X. Giá của mỗi sản phẩm
được ký hiệu lần lượt là PX và PY.

Yêu cầu

1) Thiết lập phương trình đường ngân sách của người tiêu dùng này.

2) Nếu I = 1000, PX = 10 và PY = 10 thì sự phối hợp nào giữa 2 sản phẩm sẽ làm
tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng?

3) Cũng câu hỏi trên nhưng với thu nhập là I = 1200.

4) Nếu khoản tiền chỉ còn 1000, PX = 5 và PY = 10 thì lượng tiêu dùng sản
phẩm X và Y sẽ thay đổi như thế nào để đạt lợi ích tối đa?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Tại điểm tiêu dùng bão hòa:

a. MU là tối đa.

b. MU là tối thiểu.

c. MU = 0

d. MU < 0

2. Khi tổng hữu dụng tăng, hữu dụng biên:

a. Âm và tăng dần.

b. Âm và giảm dần.

c. Dương và tăng dần.

d. Dương và giảm dần.

-96-
3. Nếu hữu dụng biên đạt được khi chi tiêu một đơn vị tiền cho sản phẩm X
nhỏ hơn hữu dụng biên đạt được khi chi tiêu một đơn vị tiền cho sản phẩm Y, thông
thường người tiêu dùng sẽ:

a. Tăng mua X và giảm mua Y.

b. Giảm mua X và tăng mua Y.

c. Tăng mua cả X và Y.

d. Giảm mua cả X và Y.

4. Đường đẳng ích biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng về hai sản phẩm X
và Y mà người tiêu dùng:

a. Đạt được mức lợi ích tăng dần.

b. Đạt được cùng một mức lợi ích.

c. Đạt được mức lợi ích giảm dần.

d. Đạt được mức lợi ích tối đa.

5. Dạng dốc xuống của đường đẳng ích cho thấy:

a. Tính thay thế của hai sản phẩm.

b. Tính bổ sung của hai sản phẩm.

c. Tính thay thế và tính bổ sung của hai sản phẩm.

d. Tính thay thế hoặc tính bổ sung của hai sản phẩm.

6. Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là:

a. Độ dốc của đường ngân sách.

b. Độ dốc của đường đẳng ích.

c. Độ dốc của đường tổng hữu dụng.

d. Tỷ lệ giá cả của X và Y.

7. Tại điểm cân bằng tiêu dùng:

a. Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường đẳng ích.

-97-
b. Tỷ lệ thay thế biên bằng tỷ lệ giá cả.

c. Người tiêu dùng đạt được lợi ích tối đa trong giới hạn về ngân sách.

d. a, b, c đều đúng.

8. Khi thu nhập giảm, các nhân tố khác không đổi, người tiêu dùng sẽ:

a. Tiếp tục thực hiện được cân bằng tiêu dùng ở mức cao hơn.

b. Không thể thực hiện được cân bằng tiêu dùng.

c. Tiếp tục thực hiện được cân bằng tiêu dùng ở mức thấp hơn.

d. Các câu trên đều sai.

9. Giả định người tiêu dùng chỉ mua hai sản phẩm X và Y. Khi giá cả sản phẩm
X giảm, số lượng mua sản phẩm Y sẽ:

a. Giảm.

b. Tăng.

c. Không đổi.

d. Thay đổi tùy thuộc vào co giãn theo giá của cầu sản phẩm X.

10. Khi giá cả của hàng hóa bình thường giảm, người tiêu dùng mua nó nhiều
hơn, đó là do:

a. Tác động thay thế.

b. Tác động thu nhập.

c. Tác động thay thế và tác động thu nhập.

d. Tác động thay thế hoặc tác động thu nhập.

11. Đường ngân sách sẽ dịch chuyển sang phải song song với đường cũ khi:

a. Thu nhập tăng.

b. Thu nhập giảm.

c. Giá hàng X tăng.

d. Giá hàng X giảm.

-98-
12. Độ dốc của đường tiêu dùng theo giá cả cho biết:

a. Tính chất co giãn theo thu nhập của cầu hàng hóa X.

b. Tính chất co giãn theo giá của cầu hàng hóa X.

c. Liên hệ giữa hai sản phẩm X và Y.

d. Độ co giãn chéo giữa hai sản phẩm X và Y.

13. Nếu giá hàng hóa X thay đổi trong khi ngân sách tiêu dùng và giá hàng hóa
Y không đổi ta sẽ thấy:

a. Đường đẳng ích dịch chuyển lên phía trên.

b. Đường ngân sách dịch chuyển sang trái và song song với đường cũ.

c. Đường ngân sách dịch chuyển sang phải và song song với đường cũ.

d. Không câu nào đúng.

14. Nếu đường đẳng ích tiếp xúc với đường ngân sách tại điểm A, ta có thể nói
rằng:

a. MUY(A)/ PY lớn hơn MUX(A)/ PX.

b. Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

c. Người tiêu dùng đã tối đa hóa mức hữu dụng của mình với một ngân
sách giới hạn.

d. a và c đúng.

15. Câu nào sau đây là không đúng:

a. Đường đẳng ích thể hiện tất cả các phối hợp về hai loại hàng hóa cho
người tiêu dùng cùng một mức độ thỏa mãn.

b. Các đường đẳng ích không cắt nhau.

c. Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỷ số giá cả của hai loại hàng
hóa.

d. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa hai loại hàng hóa sao cho
tổng hữu dụng không đổi.
-99-
16. Đường cong Engel là đường biểu thị mối quan hệ giữa.

a. Giá sản phẩm và khối lượng sản phẩm được mua

b. Giá sản phẩm và thu nhập của người tiêu dùng

c. Thu nhập và khối lượng sản phẩm được mua của người tiêu dùng

d. Giá sản phẩm này với khối lượng tiêu thụ của sản phẩm kia

17. Đường ngân sách có dạng: Y = 100 - 2X, nếu Py = 10 và

a. Px = 5, I = 100

b. Px = 10, I = 2000

c. Px = 20, I = 2000

d. Px = 20, I = 1000

18. Nếu Px = 5 và Py = 20 và I =1000 thì đường ngân sách có dạng:

a. Y = 200 - 1/4X

b. Y = 100 + 4X

c. Y = 50 + ¼ X

d. Y = 50 – ¼ X

Sử dụng các thông tin này để trả lời câu 19-20-21-22

Một người tiêu thụ có thu nhập I = 1.200 đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và Y
với Px = 100 đồng/sản phẩm, Py = 300 đồng/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể
hiện qua hàm số: TUX = -1/3 X2 + 10X ; TUY = -1/2 Y2 +20Y

19. Hữu dụng biên của 2 sản phẩm là:

a. MUx = -1/3X + 10, MUy = -1/2Y + 20

b. MUx = 2/3X + 10, MUy = -Y + 20

c. MUx = -2/3X + 10, MUy = -X + 20

d. Tất cả đều sai.

20. Phương án tiêu dùng tối ưu là:

-100-
a. X=3, Y=3

b. X=6, Y=2

c. X=9, Y= 2

d. Tất cả đều sai

21. Tổng hữu dụng tối đa đạt được

a. TU max = 86

b. TU max = 82

c. TU max = 76

d. TU max = 96

22. Đường ngân sách là:

a. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có
thể mua khi thu nhập không đổi.

b. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có
thể mua khi thu nhập thay đổi.

c. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có
thể mua khi giá sản phẩm thay đổi.

d. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có
thể mua với giá sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi.

23. Đối với hàng hóa cấp thấp, tác động thu nhập và tác động thay thế:

a. Cùng chiều với nhau

b. Ngược chiều với nhau

c. Có thể cùng chiều hay ngược chiều với nhau tùy tình huống

d. Loại trừ nhau

24. Một người tiêu dùng có thu nhập I = 420 đồng chi tiêu hết cho 2 sản phẩm X
và Y, với Px =10 đ/sản phẩm, Py= 40đ/sản phẩm. Hàm tổng hữu dụng thể hiện
qua hàm: TU = (X- 2)Y. Phương án tiêu dùng tối ưu là:
-101-
a. X = 22, Y = 5

b. X = 20, Y= 5

c. X = 10, Y= 8

d. X = 26, Y = 4

25. Với hàm tổng hữu dụng TU = (X- 2)Y và Phương án tiêu dùng tối ưu là X =
22, Y = 5, vậy tổng hữu dụng:

a. TU = 100 b. TU = 90

c. TU = 64 d. TU = 96

Chương 4
LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT & CHI PHÍ

Trong chương này, chúng ta xem xét các đơn vị sản xuất có thể tổ chức sản
xuất như thế nào để có hiệu quả và chi phí của họ thay đổi như thế nào khi giá các
đầu vào và mức sản lượng thay đổi.
Lý thuyết về sản xuất và chi phí là lý thuyết trung tâm đối với việc quản lý
kinh tế của doanh nghiệp. Chúng ta phải xem xét một số vấn đề mà doanh nghiệp
thường xuyên gặp phải như: doanh nghiệp phải dùng bao nhiêu máy móc và bao
nhiêu lao động? Nếu muốn tăng sản xuất thì doanh nghiệp nên thuê thêm công nhân
hay nên xây dựng thêm nhà máy mới? Doanh nghiệp phải dự trù chi phí là bao
nhiêu cho năm tới và các chi phí đó có thể thay đổi như thế nào theo thời gian và
chịu tác động như thế nào ở các mức sản lượng?
Trong chương này chúng ta nghiên cứu công nghệ sản xuất của một doanh
nghiệp, tức là mối quan hệ vật chất thể hiện cách chuyển đổi đầu vào (lao động và
vốn) thành các sản phẩm đầu ra. Trước hết chúng ta sẽ chỉ ra công nghệ sản xuất có
thể được biểu diển dưới dạng một hàm sản xuất như thế nào, sau đó sử dụng hàm

-102-
sản xuất để mô tả sản lượng thay đổi ra sao khi thay đổi một yếu tố đầu vào và sau
đó là thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào. Liệu những ưu thế về công nghệ có phải là
yếu tố khiến cho việc sản xuất của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn khi qui mô
của doanh nghiệp tăng lên không?

4.1. Lý thuyết về sản xuất


4.1.1. Khái niệm sản xuất
Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp biến các đầu vào (các yếu tố sản
xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, lao động, trình độ
khoa học kỹ thuật…) thành các đầu ra (hay sản phẩm).
Quan hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra được mô tả
bằng hàm sản xuất.
Hàm sản xuất mô tả những sản lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa có thể được
sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định, tương ứng với
trình độ kỹ thuật nhất định.

Q = f (X1, X2, … , Xn)


Trong đó: Q: Sản lượng đầu ra.
Xi: Số lượng yếu tố sản xuất thứ i.
Để đơn giản hơn, ta chia yếu tố sản xuất thành hai loại là vốn (K) và lao
động (L). Hàm sản xuất có thể viết dưới dạng: Q = f(K, L)

4.1.2. Năng suất trung bình (AP: Average Product)


Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi là số sản phẩm trung
bình trên một đơn vị yếu tố sản xuất đó.

Q Q
Công thức: APL = APK =
L K

4.1.3. Năng suất biên (MP: Marginal Product)


Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là phần thay đổi trong tổng
sản lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó trong khi các yếu tố
sản xuất khác giữ nguyên.

DQ -103- DQ
MPL = = Q ' L ; MPK = = Q'K
DL DK
Công thức:

Ví dụ 1: Cho hàm sản xuất: Q = 2K(L+1). Xác định MPK và MPL

MPK = [2K(L+1)]K’ = 2(L+1)

MPL = 2K

Ví dụ 2: Xét trường hợp vốn là cố định, lao động là biến đổi theo bảng mô tả
quan hệ đầu vào, đầu ra dưới đây. Công ty có thể tăng thêm sản lượng bằng cách bổ
sung thêm lượng đầu vào lao động. Chẳng hạn, công ty may mặc có số thiết bị cố
định có thể thuê nhiều hoặc ít lao động hơn để may hoặc vận hành máy móc, chúng
ta quyết định thuê bao nhiêu lao động và sản xuất bao nhiêu quần áo. Để đưa ra
quyết định chúng ta cần biết mức sản lượng Q có tăng lên không và tăng lên bao
nhiêu khi sản lượng đầu vào lao động tăng.
Lượng lao Lượng vốn Tổng sản Năng suất Năng suất Giai đoạn
động (L) (K) lượng (Q) trung bình biên (∆Q/∆L)
(Q/L)
0 10 0 / / I
1 10 10 10 10 I
2 10 30 15 20 I
3 10 60 20 30 I
4 10 80 20 20 II
5 10 95 19 15 II
6 10 108 18 13 II
7 10 112 16 4 II
8 10 112 14 0 III
9 10 108 12 -4 III
10 10 100 10 -8 III

Khi lượng lao động bằng 0 thì sản lượng bằng 0. Sau đó, sản lượng tăng lên
khi lao động đạt mức 8 đơn vị, sau mức này tổng sản lượng giảm xuống.

-104-
Lúc đầu mỗi đơn vị lao động có thể tận dụng càng nhiều lợi thế của máy móc
và nhà xưởng, đến một mức nhất định lao động tăng thêm không còn hữu ích nữa
và có thể phản tác dụng. 5 lao động có thể vận hành một dây chuyền tốt hơn 2 lao
động nhưng mười lao động thì chỉ làm vướng chân nhau.

Q(L)
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

APL

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hình 4.1 MPL

Các phối hợp khác nhau giữa K và L chia thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn I: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn đều tăng, vì khi
tăng lao động năng suất trung bình tăng dần lên và đạt cực đại ở cuối giai đoạn I và
đầu giai đoạn II, sản lượng lên tục tăng trong giai đoạn I.
- Giai đoạn II: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động giảm và hiệu quả sử
dụng vốn tiếp tục tăng, vì khi tiếp tục tăng lao động thì năng suất trung bình và năng
suất biên đều giảm, nhưng năng suất biên vẫn còn dương, do đó tổng sản lượng vẫn
tiếp tục gia tăng và đạt cực đại ở cuối giai đoạn II.
- Giai đoạn III: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn đều giảm, vì khi
tiếp tục tăng lao động vượt quá mức thì năng suất trung bình giảm, năng suất biên
âm, do đó sản lượng giảm.
Như vậy, mỗi phối hợp lao động và vốn đưa đến hiệu quả lao động tối đa
nằm ở ranh giới của giai đoạn I và giai đoạn II. Phối hợp lao động và vốn đưa đến
hiệu quả sử dụng vốn tối đa sẽ là phối hợp nằm ở ranh giới của giai đoạn II và giai
đoạn III.

-105-
Giai đoạn II là giai đoạn quan trọng. Để thấy được những phối hợp thuộc giai
đoạn II hiệu quả hơn phối hợp ở giai đoạn I và giai đoạn III, chúng ta đưa chi phí
vào quá trình phân tích.
Trường hợp 1: Giả sử vốn nhiều đến mức không phải chịu chi phí, trong khi
lao động đủ hiếm để đòi hỏi phải tốn chi phí. Như vậy bất cứ chi phí nào của doanh
nghiệp đều dành cho lao động và doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất ở tỷ
số lao động và vốn mà ở phối hợp đó năng suất trên một đơn vị lao động đạt cao
nhất. Phối hợp này nằm ở ranh giới giai đoạn I và giai đoạn II. Sản lượng do mỗi
đơn vị chi phí sẽ gia tăng suốt giai đoạn I và giãm dần trong giai đoạn II và III.
Trường hợp 2: Giả sử toàn bộ chi phí phát sinh của doanh nghiệp là do vốn
trong khi lao động thừa. Trong trường hợp này thì hiệu quả kinh tế cao nhất ở phối
hợp lao động và vốn mà năng suất trên một đơn vị vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Doanh nghiệp không hoạt động ở giai đoạn I và II vì năng suất trên một đơn vị vốn
đang tăng. Trong giai đoạn III năng suất trên một đơn vị vốn và năng suất trên một
đơn vị chi phí cũng giảm. Hiệu quả kinh tế sẽ cao nhất ở ranh giới của giai đoạn II
và III.
Trường hợp 3: Giả sử lao động và vốn đều phải tốn chi phí. Ta thấy rằng
những gia tăng trong sử dụng lao động trên mỗi đơn vị vốn làm gia tăng năng suất
trên mỗi đơn vị lao động lẫn năng suất trên mỗi đơn vị vốn. Điều này làm gia tăng
chi phí trên mỗi đơn vị lao động lẫn trên mỗi đơn vị vốn, do đó hiệu quả kinh tế cao
nhất ở biên giới của giai đoạn I và II.
Tóm lại, đối với bất kỳ yếu tố sản xuất nào của doanh nghiệp sử dụng, chúng
ta có thể nói rằng doanh nghiệp phải sử dụng phối hợp giữa các yếu tố sản xuất sao
cho phối hợp này nằm trong phạm vi giai đoạn II đối với các yếu tố sản suất.
4.1.4. Quy luật năng suất biên giảm dần
Một sự gia tăng đều nhau của 1 yếu tố đầu vào biến đổi, kết hợp các yếu tố
đầu vào khác cố định thì năng suất biên của yếu tố đầu vào biến đổi lúc đầu có thể
tăng lên nhưng sau đó sẽ giảm dần đi.
4.1.5. Mối quan hệ giữa APL với MPL và MP với Q
4.1.5.1. Mối quan hệ giữa APL với MPL
- Khi MPL > APL thì APL tăng dần
- Khi MPL < APL thì APL giảm dần

-106-
- Khi MPL = APL thì APL max
4.1.5.2. Mối quan hệ giữa MP với Q
- Khi MP > 0 thì Q tăng
- Khi MP < 0 thì Q giảm
- Khi MP = 0 thì Q max

4.1.6. Nguyên tắc sản xuất (Phối hợp các yếu tố sản xuất với chi phí tối
thiểu)
4.1.6.1. Dựa vào năng suất biên
Giả sử một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X, sử dụng hai yếu tố sản xuất
biến đổi K và L có thể thay thế cho nhau trong quá trình sản xuất.
Doanh nghiệp sẽ phối hợp hai yếu tố K và L theo tỷ lệ nào để với mức chi
phí sản xuất cho trước sẽ tạo ra một sản lượng tối đa hoặc với sản lượng cho trước
sẽ sản xuất với chi phí tối thiểu.
Để tối đa hoá sản lượng với chi phí cho trước, hoặc tối thiểu hoá chi phí với
mức sản lượng cho trước, doanh nghiệp sẽ sử dụng yếu tố sản xuất sao cho thoả
mãn hai đều kiện sau:
ì MPL PL
ï = (1) ìL = ?
í MPK PK Þí Þ TC = ?
ï L.P + KP = TC (2) îK = ?
î L K

Ví dụ: Để sản xuất sản phẩm X cần hai yếu tố sản xuất K và L. Biết đơn giá
của K là: PK = 2 đvt và của L là PL = 1 đvt. Chi phí cho hai yếu tố này là 20 đvt, kỹ
thuật sản xuất được biểu thị như sau:

K MPK L MPL
1 22 1 14
2 20 2 10
3 17 3 9
4 14 4 8
5 11 5 7
6 8 6 6

-107-
7 5 7 5
8 2 8 4
9 1 9 2

Từ số liệu ví dụ trên, có 4 cặp thoả mãn điều kiện (1):


K = 1 và L = 1
K = 2 và L = 2
K = 4 và L = 5
K = 6 và L = 8
Trong đó, chỉ có cặp K = 6 và L = 8 là thoả điều kiện (2). Vậy với chi phí là
20 đvt.
Vậy, doanh nghiệp sẽ mua 6 đv K và 8 đv L thì sẽ đạt được sản lượng tối đa.

Nguyên tắc tổng quát:


Để đạt được sản lượng tối đa với chi phí cho trước hay chi phí tối thiểu với
sản lượng cho trước, doanh nghiệp nên chọn phối hợp giữa hai yếu tố sản xuất sao
cho năng suất biên trên một đơn vị tiền tệ của các yếu tố sản xuất phải bằng nhau.
ì MPL PL
ï =
í MPK PK
ï L.P + KP = TC
î L K

4.1.6.2. Phương pháp hình học


a) Đường đẳng lượng (đường đồng lượng)
Khái niệm:
Đường đẳng lượng là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa các yếu tố sản
xuất cùng tạo ra một mức sản lượng.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X phối hợp hai yếu tố sản xuất
K và L cho các mức sản lượng như sau:

L
1 2 3 4 5 6
K

-108-
1 5 12 18 21 23 24

2 14 19 24 28 32 35

3 17 24 31 35 39 42

4 20 28 35 40 44 47

5 23 32 39 44 48 51

6 24 35 42 47 51 54

Qua số liệu ở bảng trên, ta vẽ nhiều đường đẳng lượng, ví dụ đường Q1 = 24


sản phẩm; đường Q2 = 35 sản phẩm...

Hình 4.2

Những điểm nằm trên đường đẳng lượng Q1 = 24 sản phẩm cho thấy các
phối hợp khác nhau giữa K và L cùng sản xuất ra 24 sản phẩm.
Những phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất K và L tạo ra những mức
sản lượng lớn hơn được thể hiện bơỉ các đường đẳng lượng cao hơn Q2 = 35...
Các đường đẳng lượng được mô tả trên cùng một đồ thị gọi là sơ đồ đẳng
lượng.

-109-
Đặc điểm của đường đẳng lượng:
• Dốc xuống về bên phải.

• Các đường đẳng lượng không cắt nhau.

• Lồi về phía gốc O: Thể hiện khả năng thay thế kỹ thuật của yếu tố sản
xuất này cho yếu tố sản xuất khác giảm dần, gọi là tỷ lệ thay thế kỹ
thuật biên.

• Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của L cho K (MRTSLK: Marginal rate of


technical substitution): Là sản lượng vốn có thể giảm xuống khi sử
dụng tăng thêm một đơn vị lao động nhằm đảm bảo mức sản lượng vẫn
không thay đổi. MRTSLK bao giờ cũng âm.

MRTSLK = - thay đổi đầu vào của K / thay đổi đầu vào L

= - ∆K /∆L (với mức sản lượng Q cố định)

Trong đó, ∆K và ∆L là những thay đổi nhỏ về vốn và lao động dọc theo đường
đẳng lượng.

Mối quan hệ giữa MRTS và MP:


- Sản lượng tăng do tăng lao động: ∆Q = (MPL )(∆L )
Tương tự, mức sản lượng giảm do giảm lượng vốn sử dụng sẽ bằng mức sản
lượng giảm trên mội đơn vị vốn rút ra nhân với số vốn rút ra:
- Sản lượng giảm do giảm lượng vốn: ∆Q = (MPK )(∆K )
Để giữ sản lượng không đổi thì tổng các thay đổi về sản lượng phải bằng
không.
Vì vậy: (MPL )(∆L) + (MPK )(∆K ) = 0
Hay: MPL/MPK = - ∆L/∆K = MRTS
Như vậy, khi di chuyển dọc theo đường đẳng lượng và liên tục thay đổi vốn
bằng lao động trong quá trình sản xuất, sản phẩm biên của vốn sẽ tăng, sản phẩm
biên của lao động giảm. Kết quả là kỹ thuật thay thế biên giảm dần khi đường đẳng
lượng thay đổi.

Các dạng đặc biệt của đường đẳng lượng:


-110-
- Dạng 1: Các đầu vào có thể thay thế nhau một cách hoàn hảo
Với MRTS không đổi tại mọi điểm trên đường đẳng lượng. Do đó cùng một
mức sản lượng có thể được sản xuất chỉ dùng vốn (điểm A) hoặc chỉ dùng lao động
(điểm C) hay bằng cách kết hợp cân đối giữa lao động và vốn (điểm B).
Ví dụ: Để điều hành một trạm thu phí đường hay thu lệ phí cầu có thể sử
dụng toàn bộ bằng máy móc tự động hoặc bằng nhân viên thu ngân.
A

K
Hình 4.3

Q1 Q2 Q3
C
Dạng 2: Các đầu vào kết hợp với nhau với một tỷ lệ không thay đổi
L

B Q2

K1 A Q1

L1 L
Hình 4.4

Trên hình, các điểm A, B là những phương án kết hợp các đầu vào có hiệu
quả về kỷ thuật. Để sản xuất ra một lượng Q1 cần sử dụng L1 đơn vị lao động và K1
đơn vị vốn như ở điểm A. Nếu cố định vốn K1 thì có tăng thêm lao động cũng
không làm thay đổi sản lượng và nếu tăng vốn trong khi cố định lao động ở L1 cũng
không làm thay đổi sản lượng, nên các nhánh đường thẳng đứng và nằm ngang ở
các đường đẳng lượng như hình chữ L; hoặc sản phẩm biên của vốn hoặc sản phẩm
biên của lao động phải bằng không. Sản lượng sẽ tăng khi cả lao động và vốn đều
tăng.

-111-
Trong trường hợp này không thể thay đổi bất kỳ đầu vào nào bằng đầu vào
kia. Mỗi mức sản lượng đòi hỏi một phương án kết hợp đặc biệt giữa lao động và
vốn, không thể tạo thêm sản lượng nếu như không đưa thêm vào cả vốn lẫn lao
động theo một tỷ lệ cụ thể, do đó các đường đẳng lượng có dạng chữ L.
Ví dụ: Phân xưởng có các công nhân may, mỗi công nhân chỉ sử dụng được
một máy may chứ không thể sử dụng hai người một máy may hoặc hai máy may
cho một người sử dụng.

b) Đường đẳng phí


Khái niệm:
Đường đẳng phí là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa các yếu tố sản xuất
mà doanh nghiệp có khả năng thực hiện được với cùng một mức chi phí sản xuất và
giá các yếu tố sản xuất đã cho.

Phương trình đường đẳng phí có dạng:


TC PL
L.PL + K .PK = TC Þ K = - .L
PK PK
Trong đó: K là số lượng vốn được sử dụng
L: Số lượng lao động được sử dụng
PK : giá của vốn; PL: giá của lao động
TC: Chi phí cho hai yếu tố K và L.
PL
Độ dốc của đường đẳng phí - là tỷ số của giá hai yếu tố sản xuất.
PK
K
Đường đẳng phí
TC/PK

TC/PL L

Hình 4.5

Sự dịch chuyển của đường đẳng phí:


Đường đẳng phí có thể dịch chuyển dưới tác động của các nhân tố sau:

-112-
- Chi phí thay đổi, khi chi phí tăng lên, giá cả các yếu tố sản xuất không đổi,
đường đẳng phí sẽ dịch chuyển song song sang phải. Ngược lại, khi chi phí giảm,
đường đẳng phí dịch chuyển song song sang trái.

K
TC2/PK M’
TC/PK M

N N’
TC/PL TC2/PL L

Hình 4.6

- Giá cả yếu tố sản xuất thay đổi, khi chi phí TC và giá cả yếu tố vốn K
không đổi, nếu giá cả yếu tố lao động L tăng lên thì đường đẳng phí quay về phía
gốc trên trục L, vị trí trên trục K vẫn giữ nguyên. Nếu giá cả vốn K tăng thì chiều
quay ngược lại.
K
TC/PK
M

C N

0 TC/PL2 TC/PL L
Hình 4.7

4.1.6.3. Phối hợp các yếu tố sản xuất tối ưu


Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là với chi phí cho sẵn và giá các yếu tố sản
xuất nhất định, được thể hiện bằng đường đẳng phí, doanh nghiệp phải chọn phối
hợp nào để sản xuất được một sản lượng tối đa.

M
I

-113-
K1 E
Q1
J
Hình 4.8
Từ hình 4.8, ta thấy:
Các phương án I, E, J đều nằm trong giới hạn chi phí và giá các yếu tố sản
xuất cho trước.
Phương án E là phương án tối ưu vì nó có thể sản xuất ra mức sản lượng
cao nhất là Q1, phương án I, J chỉ sản xuất ra sản lượng thấp hơn là Q0.
Tại phương án E, đường đẳng phí (MN) tiếp xúc với đường đẳng lượng Q1,
do đó tại đây độ dốc của đường đường đẳng lượng Q1 bằng độ dốc đường đẳng phí
(MN), hay là:
MRTS = - PL/PK => -MPL/MPK = - PL/PK
Nguyên tắc tổng quát:
Điểm phối hợp tối ưu giữa hai yếu tố sản xuất K và L là tiếp điểm của
đường đẳng phí với đường đẳng lượng cao nhất có thể có, tại đó độ dốc của hai
đường bằng nhau:

ì MPL PL
ï =
í MPK PK
ï L.P + K .P = TC
î L K

(Nguyên tắc phối hợp các yếu tố sản xuất tối ưu)
Vậy, phương án sản xuất tối ưu (sản lượng tối đa) với chi phí sản xuất cho
trước TC1 được biểu thị qua sơ đồ đẳng lượng là doanh ghiệp sử dụng K1 đơn vị
vốn và L1 đơn vị lao động.
4.1.7. Năng suất theo qui mô
Đo lường sản lượng gia tăng ứng với sự gia tăng của tất cả các đầu vào là
vấn đề cốt lõi để tìm ra bản chất của quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong sản
-114-
xuất dài hạn. Sản lượng của doanh nghiệp thay đổi như thế nào khi các đầu vào
đồng loạt tăng theo cùng một tỷ lệ?
Nếu sản lượng tăng lên với một tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ tăng của đầu vào, ta có hiệu
suất tăng theo qui mô. Điều này có thể xảy ra khi qui mô của doanh nghiệp lớn hơn
cho phép công nhân và các nhà quản lý chuyên môn hoá các nhiệm vụ của họ và
khai thác những nhà xưởng và thiết bị hiệu quả hơn, tinh vi hơn. Sự tồn tại của năng
suất tăng theo qui mô là một vấn đề quan trọng, nếu có hiệu suất tăng dần theo qui
mô thì một doanh nghiệp qui mô lớn sẽ có lợi hơn là nhiều doanh nghiệp nhỏ, vì
doanh nghiệp lớn có khả năng kiểm soát giá cả mà nó đặt ra.
Trường hợp thứ hai có liên quan đến qui mô sản xuất đó là sản lượng có thể
tăng gấp đôi khi đầu vào tăng gấp đôi. Trường hợp này gọi là năng suất sản xuất
không thay đổi theo qui mô, qui mô sản xuất của doanh nghiệp không ảnh hưởng
đến năng suất của các đầu vào, năng suất trung bình và năng suất biên của các đầu
vào không thay đổi cho dù doanh nghiệp này lớn hay nhỏ.
Trường hợp thứ ba là sản lượng có thể tăng ít hơn tỉ lệ tăng của tất cả các đầu
vào, gọi là năng suất giảm dần theo qui mô, trường hợp này thường xảy ra đối với
những hãng có qui mô sản xuất lớn.
Giả sử hàm sản xuất ban đầu:
Q = f(K, L)
Khi gia tăng các yếu tố sản xuất K và L theo cùng một tỷ lệ β, sản lượng sẽ
tăng với tỷ lệ λ.
λQ = f (β K , β L)
Có ba trường hợp có thể xảy ra:
+ λ > β: Tỷ lệ tăng của sản lượng lớn hơn tỷ lệ tăng các yếu tố sản xuất, thể
hiện năng suất tăng dần theo qui mô, thể hiện tính kinh tế theo qui mô.
+ λ = β: Tỷ lệ tăng của sản lượng bằng với tỷ lệ tăng các yếu tố sản xuất, thể
hiện năng suất không đổi theo qui mô.
+ λ < β: Tỷ lệ tăng của sản lượng nhỏ hơn tỷ lệ tăng các yếu tố sản xuất, thể
hiện tình trạng năng suất giảm dần theo qui mô, thể hiện tính phi kinh tế theo qui
mô.

-115-
Hình 4.9 sau đây thể hiện quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Năng suất
tăng dần theo qui mô từ O đến B dọc theo tia OP, tình trạng năng suất không đổi
theo qui mô, từ B đến C và năng suất giảm dần theo qui mô khi di chuyển từ C đến
D.
K
P
30 D
Q4 = 600

15 C
10 B Q3 = 375
5 A Q2 = 250
Q1 = 100
0 10 20 30 60 L
Hình 4.9

Ví dụ của hàm sản xuất thường sử dụng là hàm sản xuất Cobb – Douglas có
dạng:
Q1 = A. Kα. Lβ
Với 0 < α ; β < 1
Trong đó:
α: là hệ số co giãn của sản lượng theo vốn, thể hiện khi lượng vốn tăng thêm
1%, trong khi số lao động được giữ nguyên, thì sản lượng tăng thêm α%.
β: là hệ số co giãn của sản lượng theo lao động, thể hiện khi lượng lao động
tăng thêm 1%, trong khi số vốn được giữ nguyên, thì sản lượng tăng thêm β%.
Nếu gia tăng gấp đôi số lượng yếu tố sản xuất thì sản lượng tương ứng là Q2:
Q2 = A . (2K)α . (2L)β
= A . 2 α . K α . 2β . Lβ
= 2α + β . A . Kα . Lβ
= 2α + β Q 1
- Nếu α + β > 1 => Q2 > 2Q1: Hàm sản xuất thể hiện năng suất tăng dần theo
qui mô.

-116-
- Nếu α + β = 1 => Q2 = 2Q1: Khi tăng gấp đôi số lượng yếu tố sản xuất
được sử dụng thì sản lượng cũng tăng gấp đôi tương ứng, năng suất không đổi theo
qui mô.
- Nếu α + β < 1 => Q2 < 2Q1: Thể hiện tình trạng năng suất giảm dần theo
qui mô, chi phí bình quân tăng dần theo qui mô, nghĩa là càng mở rộng sản xuất
càng kém hiệu quả.
Năng suất theo qui mô rất khác nhau giữa các doanh nghiệp, các ngành.
Trong những điều kiện giống nhau, năng suất theo qui mô càng lớn thì các doanh
nghiệp có xu hướng càng lớn.
4.2. Lý thuyết về chi phí sản xuất
4.2.1. Một số khái niệm về chi phí
4.2.1.1. Chi phí kinh tế và chi phí kế toán

Chi phí kinh tế bao gồm chi phí kế toán và chi phí cơ hội.
Chi phí kế toán: là chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các
yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí để mua máy
móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, chi phí mua nguyên, nhiên, vật liệu, tiền thuê đất
đai, chi phí quảng cáo… những chi phí này được ghi chép vào sổ sách kế toán.
Chi phí cơ hội (chi phí ẩn): là phần giá trị lớn nhất của thu nhập hay lợi
nhuận đã bị mất đi, bởi khi thực hiện phương án này ta đã bỏ lở cơ hội thực hiện các
phương án khác có mức rủi ro tương tự. Nó là chi phí không thể hiện bằng tiền, do
đó không được ghi chép vào sổ sách kế toán.
Ví dụ: Đối với sinh viên, chi phí kinh tế cho việc học là học phí, sách vở…
Chi phí cơ hội là phần thu nhập mà sinh viên đã phải mất đi vì thời gian bận học
không thể đi làm kiếm tiền.

4.2.1.2. Các loại chi phí

- Tổng chi phí cố định (TFC:Total fixed cost): Là toàn bộ chi phí mà xí
nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho yếu tố sản xuất cố định bao gồm
chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê nhà xưởng, tiền lương cho bộ máy
quản lý… Tổng chi phí cố định sẽ không thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng,
nó là khoản chi phí phải trả ngay cả khi không có sản phẩm.

-117-
- Tổng chi phí biến đổi (TVC: Total variable cost): Là toàn bộ chi phí mà xí
nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian gồm
chi phí mua nguyên vật liệu, trả tiền lương cho công nhân… Tổng chi phí biến đổi
phụ thuộc và đồng biến với sản lượng.

- Tổng chi phí (TC: Total cost): Là toàn bộ chi phí mà xí nghiệp phải chi ra
cho tất cả các yếu tố sản xuất cố định và yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị
thời gian.

TC = TFC + TVC
- Chi phí cố định trung bình (AFC: Average fixed cost): Là chi phí cố định
tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm, nó được xác định bằng cách lấy tổng chi
phí cố định chia cho sản lượng tương ứng.
TFC
AFC =
Q
- Chi phí biến đổi trung bình (AVC: Average variable cost): Là chi phí biến
đổi tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng, nó
được xác định bằng cách lấy tổng chi phí biến đổi chia cho sản lượng tương ứng.

TVC
AVC =
Q

- Chi phí trung bình (AC: Average cost): Là tổng chi phí trung bình cho mỗi
đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng, nó được xác định bằng cách lấy
tổng chi phí chia cho sản lượng tương ứng.

TC
AC = = AFC + AVC
Q
- Chi phí biên (MC: Marginal cost): là sự thay đổi trong tổng chi phí hay
trong tổng chi phí biến đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng.

é DTC DTVC
ê MC = DQ = DQ
ê
ê ìTC = MCdQ + TFC
ê MC = dTC = TC ' = TVC ' Þ ïí ò
ê dQ TVC = ò MCdQ
ë -118- ïî
Ví dụ 1: Cho hàm tổng chi phí của doanh nghiệp: TC = 2Q2 + 4Q + 100.
Xác định hàm chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí biên.
- Chi phí cố định: TFC = 100
- Chi phí biến đổi: TVC = 2Q2 + 4Q
- Chi phí biên: MC = TC’Q = 4Q + 4

Ví dụ 2: Một doanh nghiệp có các loại chi phí sản xuất của sản phẩm X
trong ngắn hạn như sau:

Q TFC TVC TC AFC AVC AC MC


0 1500 0 1500 / / / /
10 1500 1000 2500 150 100 250 100
20 1500 1900 3400 75 95 170 90
30 1500 2800 4300 50 93.3 143 90
40 1500 3600 5100 37.5 90 127.5 80
50 1500 4600 6100 30 92 122 100
60 1500 5800 7300 25 96.7 121.7 120
70 1500 7100 8600 21.4 101.4 122.9 130
80 1500 8600 10100 18.8 107.5 126.3 150
90 1500 10400 11900 16.7 115.6 132.2 180
100 1500 12400 13900 15 124 139 200

TFC,TVC, TC
TC TVC

5100
-119-
3600
TFC
MC, AC,
AVC, TC

Trên hình 4.10, định phí FC không thay đổi theo sản lượng và được thể hiện
bằng một đường nằm ngang tại mức sản lượng 1500. Biến phí bằng không khi sản
lượng bằng không,và sau đó tiếp tục tăng lên khi sản lượng tăng. Đường tổng chi
phí được xác định bằng cách cộng thêm định phí vào biến phí theo chiều dọc (vì
định phí không thay đổi) nên khoảng cách theo chiều dọc giữa hai đường luôn bằng
1500.
Trên hình 4.11, vì tổng định phí là 1500 không đổi và sản lượng tăng nên
đường AFC giảm liên tục từ 150 đến 0. Hình dạng các đường chi phí ngắn hạn còn
được xác định bởi mối quan hệ giữa các đường chi phí biên và chi phí trung bình.

4.2.2. Mối quan hệ giữa MC với AC và AVC


4.2.2.1. Mối quan hệ giữa MC với AC
Khi chi phí biên nằm dưới chi phí trung bình thì AC dốc xuống.
=> MC < AC thì AC giảm dần
Khi chi phí biên nằm trên chi phí trung bình thì chi phí trung bình tăng lên
=> MC > AC thì AC tăng dần
Khi chi phí trung bình đạt cực tiểu, chi phí biên bằng chi phí trung bình

-120-
=> MC = AC thì AC đạt cực tiểu
Ta cũng có thể chứng minh mối quan hệ trên bằng phương pháp đại số:
AC = TC/Q
Lấy đạo hàm cả hai vế ta có:
dAC/dQ = (dTC/Q)/dQ = [Q(dTC/dQ) – TC(dQ/dQ)]/Q2
= 1/Q[(dTC/dQ) – TC/Q]
= 1/[Q(MC – AC)]
Do đó:
Khi AC giảm thì dAC/dQ < 0 ó MC – AC < 0 => MC < AC
Khi AC tăng thì dAC/dQ > 0 ó MC – AC > 0 => MC > AC
Khi ACmin thì dAC/dQ = 0 ó MC – AC = 0 => MC = AC
4.2.2.2. Mối quan hệ giữa MC với AVC
Cũng như mối quan hệ giữa MC và AC nghĩa là:
Khi MC < AVC thì AVC giảm dần
Khi MC > AVC thì AVC tăng dần
Khi MC = AVC thì AVC đạt cực tiểu
Như vậy, đường chi phí biên MC luôn cắt đường AC và AVC tại điểm cực
tiểu của chúng. Mọi sự thay đổi chi phí cố định không ảnh hưởng đến mối quan hệ
trên (hình 4.11).
4.2.3. Sản lượng tối ưu
Tại sản lượng mà chi phí trung bình thấp nhất gọi là mức sản lượng tối ưu, vì
hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất cao nhất. Trong ví dụ trên, mức sản lượng tối
ưu là Q = 60.
Sản lượng tối ưu với qui mô sản xuất cho trước không nhất thiết là sản lượng
đã đạt lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp, vì lợi nhuận phụ thuộc vào giá sản phẩm
lẫn chi phí sản xuất. Do đó để đạt lợi nhuận tối đa, không nhất thiết doanh nghiệp
phải sản xuất ở mức sản lượng tối ưu.

BÀI TẬP MINH HỌA


Bài 4.1. Sau đây là số liệu về chi phí sản xuất của một doanh nghiệp ở các mức
sản xuất khác nhau:
-121-
Lượng Tổng phí
sản phẩm (ngàn đồng)
0 1.000
20 1.200
40 1.300
60 1.380
100 1.600
200 2.300
300 3.200
400 4.300
500 5.650
1.000 13.650

Yêu cầu:
a) Tính các loại chi phí tổng và chi phí đơn vị: TFC, TVC, AC, AFC, AVC.

b) Tính chi phí biên ở tất cả các mức sản lượng.

c) Nếu doanh nghiệp này có thể bán tất cả sản phẩm mình làm ra ở giá 11 ngàn
đồng/đơn vị. Tính mức sản lượng có lợi nhuận cao nhất, lợi nhuận này bằng bao
nhiêu?

Bài giải
Đvt:(ngàn đồng)
P Q TC TFC TVC AC AFC AVC MC TR P
11 0 1.000 1.000 - - - - - 0 -1000
11 20 1.200 1.000 200 60 50 10 10 220 -980
11 40 1.300 1.000 300 32.5 25 7.5 5 440 -940
11 60 1.380 1.000 380 23 16.67 6.33 4 660 -720
11 100 1.600 1.000 600 16 10 6 5.5 1.100 -500
11 200 2.300 1.000 1.300 11.5 5 6.5 7 2.200 -100
11 300 3.200 1.000 2.200 10.67 3.33 7.34 9 3.300 100max
11 400 4.300 1.000 3.300 10.75 2.5 8.25 11 4.400 100
11 500 5.650 1.000 4.650 11.3 2 9.3 13.5 5.500 -150
11 1.000 13.650 1.000 12.650 13.65 1 12.65 16 11.000 -2.650

TFC,TVC,TC TC

TVC

-122-

1000 TFC
MC
AC

AVC

AFC

6 10,67

Bài 4.2. Giả sử chi phí biên ở một hãng máy tính là không đổi ở mức 10.000 triệu
đồng máy tính. Tuy nhiên, chi phí sản xuất cố định bằng 100.000 triệu đồng.

Yêu cầu:
a) Tính các đường chi phí biến đổi trung bình và chi phí trung bình của hãng.

b) Nếu hãng muốn tối thiểu hóa chi phí sản xuất trung bình, hãng sẽ chọn sản
lượng rất lớn hay rất nhỏ. Giải thích tại sao?

Bài giải
a) MC = 10.000 Þ TVC = ò MCdQ = 10.000Q
Vậy tổng chi phí: TC = TVC + TFC = 10.000Q + 100.000
ì TVC 10000Q
ï AVC = Q = Q
= 10.000;
ï
Þí
ï AC = TC = 10.000 + 100.000
ïî Q Q

b) Nếu hãng muốn tối thiểu hóa chi phí sản xuất trung bình, hãng sẽ chọn sản
lượng rất lớn.

-123-
Bài 4.3. Hàm sản xuất một sản phẩm cho bởi Q = 10KL, trong đó K là số đơn vị
vốn và L là số đơn vị lao động. Nếu giá của vốn là 120.000 đồng/ngày và lao động
là 30.000 đồng/ngày.

Yêu cầu:
a) Tìm phương án sản xuất tối ưu.

b) Tìm chí phí tối thiểu để sản xuất 1.000 đơn vị đầu ra.

Bài giải
ì dQ
ï MPK = = Q' K = 100 L
- Ta có: ï dK
í
ïMP = dQ = Q' = 100 K
ï
î
L
dL
L

- Để tối đa hóa sản xuất Qmax và TCmin phải thỏa mãn điều kiện sau:
ì MPK PK ìL
ï = ï =4 ìK = 5
í MPL PL Þ íK Û 4.K 2 = 100 Þ í
ï K .P + L.P = TC ïî10.K .L = 1000 î L = 20
î K L

Þ TC min = 5 x120.000 + 20 x30.000 = 1.200.000

Bài 4.4. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản
xuất sản phẩm X có hàm tổng chi phí được xác định như sau:
1
TC = Q 2 + 80Q + 4050;
2
Trong đó, đơn vị tính của sản lượng Q: tấn và giá P: ngàn đồng.

Xác định TVC, TFC, AVC, AFC, AC, MC

Trả lời

ì 1 2 1
ïTVC = Q + 80Q Þ AVC = Q + 80
2 2
ï
ïTFC = 4050 Þ AFC = 4050
ï Q
í
ï æ1 ö 4050
ï AC = AVC + AFC = ç Q + 80 ÷ +
ï è2 ø Q
ïMC = TVC = Q + 80
'
î

-124-
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của hãng là gì?

Câu 2. Hàm sản xuất là gì? Phân biệt hàm sản xuất ngắn hạn và hàm sản xuất dài
hạn.

Câu 3. Trình bày nội dung của và quan hệ năng suất trung bình và năng suất biên
của một yếu tố đầu vào biến đổi.

Câu 4. Phân tích nội dung của đường đẳng lượng và ý nghĩa của tỷ lệ thay thế kĩ
thuật biên của các yếu tố đầu vào.

Câu 5. Phân tích nội dung, ý nghĩa của đường đẳng phí và minh họa bằng đồ thị.

Câu 6. Trình bày chi phí sản xuất trong ngắn hạn.

BÀI TẬP TỰ GIẢI


Bài 4.1. Một hãng có hàm sản xuất ở dạng: Q = 100KL. Gọi tiền thuê tư bản (K) là
PK, tiền thuê lao động (L) là PL . Nếu việc sản xuất sản phẩm đầu ra 10.000 đơn vị
và PK = 120USD, PL = 30USD

Yêu cầu:

a) Tìm phương án sản xuất tối ưu của nhà sản xuất.


b) Tìm chi phí tối thiểu của việc sản xuất ra 10.000 đơn vị sản phẩm.
Bài 4.2. Một doanh nghiệp cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết rằng
doanh nghiệp bỏ ra một khoản tiền là TC = 15.000 đvt để mua 2 yếu tố này với giá
tương ứng PK = 600 đvt và PL = 300 đvt. Hàm số sản xuất được cho: Q = 2K(L-2).

a) Xác định hàm năng suất biên (MP) của các yếu tố K và L. Tính MRTS.

b) Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được.

c) Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất 900 đơn vị, tìm phương án sản xuất tối
ưu với chi phí sản xuất tối thiểu.

Bài 4.3. Một công ty may nghiên cứu thấy rằng số lượng sản phẩm bán ra tùy
thuộc vào chất lượng và quảng cáo. Do đó họ có thể sử dụng vốn để thuê vài nhà
thiết kế tạo mẫu hoặc chi phí cho việc quảng cáo. Mối quan hệ giữa sản phẩm bán

-125-
ra (Q) với số lượng nhà tạo mẫu (R) và số phút quảng cáo trên tivi (N) được cho bởi
hệ thức sau: Q = (R – 2)*N với R ³ 2. Tổng chi phí sử dụng trong quảng cáo và thuê
các nhà tạo mẫu là 100.000 USD. Chi phí thuê một nhà tạo mẫu là 5.000 USD/tuần,
chi phí cho một phút quảng cáo là 5.000 USD/tuần.

a) Công ty nên sử dụng phối hợp bao nhiêu nhà tạo mẫu, bao nhiêu phút
quảng cáo là tối ưu?

b) Nếu tổng chi phí tăng từ 100.000 USD lên 200.000 USD thì việc phối hợp
tối ưu giữa R và N sẽ được thực hiện như thế nào?

Bài 4.4. Một nhà sản xuất ghế đang sản xuất trong ngắn hạn khi các thiết bị là cố
định. Người sản xuất biết rằng số người lao động được dùng trong quá trình sản
xuất tăng từ 1 đến 7. Số ghế sản xuất được thay đổi như sau:

10, 17, 22, 25, 26, 25, 23

a) Tính sản lượng biên MP và sản lượng trung bình AP của lao động cho hàm
sản xuất này.

b) Liệu hàm sản xuất này có bộc lộ qui luật năng suất biên giảm dần hay
không? Giải thích.

c) Hãy giải thích theo trực giác cái gì có thể làm cho sản lượng biên của lao
động trở thành âm?

Bài 4.5. Bạn có một cửa hàng mặt phố do bố mẹ để lại, có người hỏi thuê để kinh
doanh và đồng ý trả tiền thuê hàng tháng là 10 triệu đồng. Bạn có ý định mở quán
bán Cà phê và tự bạn đứng bán hàng. Dự kiến vốn bỏ ra để kinh doanh cà phê là
100 triệu đồng, doanh thu tháng là 60 triệu đồng, chi phí kinh doanh tháng là 40
triệu đồng (không kể tiền công của bạn). Nếu bạn đi làm cho một công ty nào đó,
lương tháng công ty sẽ trả cho bạn là 10 triệu đồng, lãi suất tiền gửi là 1% tháng.
Bạn có nên mở quán cà phê hay cho thuê cửa hàng và đi làm cho công ty.

- Thu nhập mở quán cà phê (TN1)

TN1 = 60 – 40 = 20 tr

- Thu nhập cho thuê cửa hàng và đi làm cho cty (TN2)

-126-
TN2 = 10tr + 10tr + 100.000.000*1% = 21 tr

So sánh TN2 > TN1

Vậy chọn phương án cho thuê cửa hàng và đi làm cho cty./.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Đường đẳng lượng có đặc điểm là:

a. Độ dốc âm.

b. Lồi về phía gốc trục tọa độ.

c. Không cắt nhau.

d. Tất cả các câu trên đều đúng.

2. Giả định nhà sản xuất chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất K và L thì tại điểm mà
nhà sản xuất đạt được cân bằng:

a. Độ dốc của đường đẳng lượng bằng độ dốc của đường đẳng phí.

b. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng tỷ lệ giá cả của hai yếu tố sản xuất K và
L.

c. Năng suất biên đạt được khi chi phí một đơn vị tiền cho K và L bằng
nhau.

d. a, b, c đều đúng.

3. Phối hợp tối ưu giữa hai yếu tố sản xuất biến đổi K và L là:

a. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường đẳng lượng.

b. Tiếp điểm của đường đẳng phí và đường đẳng lượng.

c. Một điểm trên đường mở rộng khả năng sản xuất.

d. b và c đúng.

4. Đường mở rộng khả năng sản xuất trong lý thuyết sản xuất tương tự trong lý
thuyết về tiêu dùng là:

a. Đường tiêu dùng theo giá cả.

b. Đường Engel.
-127-
c. Đường tiêu dùng theo thu nhập.

d. Đường ngân sách.

5. Chi phí về nguyên liệu của một doanh nghiệp là:

a. Chi phí ẩn.

b. Chi phí biến đổi.

c. Chi phí cố định.

d. Chi phí cơ hội.

6. Khi quy luật năng suất biên giảm dần bắt đầu có hiệu lực, đường tổng sản
lượng sẽ:

a. Dốc xuống với mức độ giảm dần càng lúc càng tăng.

b. Dốc xuống với mức độ giảm dần càng lúc càng giảm.

c. Dốc lên với mức độ tăng dần càng lúc càng lớn.

d. Dốc lên với mức độ tăng dần càng lúc càng giảm.

7. Tất cả các đường chi phí trung bình đều có dạng hình chữ U ngoại trừ:

a. Đường chi phí biến đổi trung bình.

b. Đường chi phí biên.

c. Đường chi phí trung bình.

d. Đường chi phí cố định trung bình.

8. Chi phí biên là:

a. Độ dốc của đường chi phí cố định.

b. Độ dốc của đường chi phí biến đổi.

c. Độ dốc của đường tổng chi phí.

d. b, c đúng.

9. Đường chi phí trung bình ngắn hạn không thể có một phần nằm phía dưới
đường chi phí trung bình dài hạn:

-128-
a. Luôn luôn đúng.

b. Thông thường đúng.

c. Đôi khi đúng.

d. Không bao giờ đúng.

10. Câu nào sau đây về chi phí cố định trung bình (AFC) là không đúng?

a. AFC giảm khi sản lượng tăng.

b. AFC bằng FC chia cho sản lượng.

c. Được biểu diễn bằng đường thẳng song song với trục hoành.

d. Luôn nhỏ hơn AC.

11. Chi phí cơ hội là:

a. Lợi nhuận dự kiến thu được từ phương án đã chọn.

b. Thu nhập ròng của tất cả các phương án đã bỏ qua.

c. Thu nhập ròng của phương án tốt nhất.

d. Thu nhập ròng của phương án tốt nhất trong số các phương án đã bỏ qua.

12. Trong ngắn hạn, chi phí nào sau đây là chi phí cố định của doanh nghiệp:

a. Chi phí vật liệu phụ.

b. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

c. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị.

d. Chi phí về bao bì sản phẩm.

13. Khi năng suất biên bằng 0 tổng sản lượng sẽ:

a. Tối đa.

b. Tối thiểu.

c. Tăng dần.

d. Giảm dần.

14. Khi năng suất trung bình dương và giảm dần, năng suất biên có thể:
-129-
a. Dương và giảm dần.

b. = 0

c. < 0

d. a, b, c đều đúng.

15. Số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua hoặc thuê một yếu tố sản xuất nào đó
được gọi là:

a. Chi phí kế toán.

b. Chi phí ẩn.

c. Chi phí biến đổi.

d. Chi phí cố định.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 16, 17, 18.

Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết rằng nhà
sản xuất đã chi ra 1 khoản tiền là TC = 15.000 để mua 2 yếu tố này với giá tương
ứng là: PK = 600; PL = 300. Hàm sản xuất được cho Q = 2K(L – 2)

16. Hàm năng suất biên của các yếu tố K và L là

a. MPK = 2K MPL = L – 2

b. MPK = 2L – 4 MPL = 2K

c. MPK = L – 2 MPL = 2K

d. Tất cả đều sai

17. Phương án sản xuất tối ưu là:

a. K = 10 L = 30

b. K = 5 L = 40

c. K = 12 L = 26

d. Tất cả đều sai

18. Sản lượng tối đa được:

-130-
a. Q = 560

b. Q = 380

c. Q = 576

d. Q = 580

19. Hàm sản xuất Q = K2L là hàm sản xuất có:

a. Năng suất (lợi tức) tăng dần theo quy mô

b. Năng suất (lợi tức) giảm dần theo quy mô

c. Năng suất (lợi tức) không đổi theo quy mô

d. Tất cả đều sai

20. Tổng chi phí sản xuất sản phẩm A là: TC = 100 + 2Q + Q2

Đường chi phí biến đổi là (VC) là:

a. 2Q + Q2

b. 2 + 2Q

c. 100

d. (100/Q) + 2 + Q

Dùng thông tin sau để trả lời các câu 21, 22, 23.

Hàm tổng chi phí ngắn hạn của một công ty được cho bởi phương trình:

TC = 190 + 53Q (Đơn vị tính: 10.000đ)

21. Nếu sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm, chi phí biến đổi trung bình là:

a. 72

` b. 53

c. 70

d. Tất cả đều sai

22. Chi phí cố định trung bình là:

a. 190
-131-
b. 19

c. 53

d. Tất cả đều sai

23. Chi phí biên mỗi đơn vị sản phẩm là

a. 19

b. 72

c. 53

d. Tất cả đều sai

24. Giả sử sản phẩm trung bình (năng suất trung bình) của 6 công nhân là 15.
Nếu sản phẩm biên (năng suất biên) của người công nhân thứ 7 là 20, thể hiện:

a. Năng suất biên đang giảm

b. Năng suất biên đang tăng

c. Năng suất trung bình đang tăng

d. Năng suất trung bình đang giảm

25. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ:

a. Chi phí biên

b. Chi phí biến đổi trung bình

c. Chi phí trung bình

d. Chi phí cố định trung bình

26. Ngắn hạn và dài hạn trong kinh tế học nghĩa là:

a. Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó doanh nghiệp có một số yếu tố sản
xuất cố định và những yếu tố sản xuất khác thì biến đổi, dài hạn là khoảng thời gian
đủ để doanh nghiệp thay đổi số lượng tất cả các yếu tố sản xuất.

b. Ngắn hạn là khoảng thời hạn 1 năm trở lại, dài hạn là khoảng thời hạn trên 1
năm.

-132-
c. Ngắn hạn là khoảng thời hạn 3 tháng trở lại dài hạn là khoảng thời hạn trên
3 tháng.

d. Ngắn hạn thì có thể thay đổi quy mô, dài hạn thì không thể thay đổi quy mô.

27. Cho hàm tổng chi phí của xí nghiệp: TC = Q2 + 2Q + 50. Hàm chi phí cố
định (FC) của doanh nghiệp là:

a. Q2 + 50

b. Q2 +2Q

c. 50

d. 2Q + 50

28. Hàm sản xuất của 1 doanh nghiệp được cho là: Q = L2 + K 2 – KL (L là số
lao động, K là số lượng vốn) năng suất biên của lao động (MPL) và của vốn (MPK).

a. MPL = 2K - K MPK = 2L – K

b. MPL = 2L + 2K - L MPK = 2K - L

c. MPL = 2L + K MPK = 2K + L

d. MPL = 2L – K MPK = 2K – L

29. Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = 0,5KL. Khi gia tăng các yếu tố đầu vào cùng
tỷ lệ thì:

a. Năng suất tăng theo quy mô.

b. Năng suất giảm theo quy mô.

c. Năng suất không đổi theo quy mô.

d. Cả 3 đều sai

30. Khi đường năng suất biên của lao động (MPL) nằm cao hơn đường năng suất
trung bình của lao động (APL) thì:

a. Cả 2 đường đều dốc lên

b. Đường năng suất biên dốc lên

c. Đường năng suất trung bình dốc lên


-133-
d. Đường năng suất trung bình nghiêng xuống

Chương 5
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN

5.1. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn
- Có nhiều người mua và nhiều người bán: Số lượng người tham gia vào
thị trường phải lớn, sao cho sản lượng hàng hoá mà từng người bán cung ứng là rất
nhỏ so với lượng cung của thị trường, không có người bán nào đặc biệt có đủ trọng
lượng để gây ảnh hưởng lên kết quả thị trường. Do đó, người bán không thể ảnh
hưởng tới giá thị trường, mà người bán chỉ là “người chấp nhận giá”. Người bán
chỉ kiểm soát lượng sản phẩm sản xuất ra và sự phối hợp các yếu tố sản xuất, không
thể kiểm soát được giá thị trường.
- Sản phẩm của người bán phải đồng nhất với nhau: nghĩa là hàng hoá sản
xuất ra phải hoàn toàn giống nhau về mọi mặt như chất lượng, hình thức ở bên

-134-
ngoài, hay nói cách khác là sản phẩm của người bán hoàn toàn có thể thay thế cho
nhau.
- Người bán có thể gia nhập và rút khỏi thị trường một cách dễ dàng:
nghĩa là ngưới bán và các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do từ ngành này sang
ngành khác để tìm kiếm nơi nào có lợi nhất. Đây không phải là điều kiện thực hiện
dễ dàng trong thực tế vì những hạn chế do rào cản về mặt luật pháp, tài chính, tiền
vốn và tính chất đặc thù của máy móc thiết bị.
- Thông tin về sản phẩm hoàn hảo: Người mua và người bán có đủ thông
tin về giá cả, chất lượng, xuất xứ của các sản phẩm trên thị trường.
5.2. Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn
Từ những đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn dẫn đến những đặc
điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn:
5.2.1. Đường cầu (D)
Đường cầu sản phẩm của doanh nghiệp (D) trong thị trường cạnh tranh hoàn
toàn là một đường nằm ngang mức giá P của thị trường, hay nói cách khác nó là
một đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá.

P P
S

D
P

q1 q2 Q Q Q
(Doanh nghiệp) (Thị trường sản phẩm)
Hình 5.1

5.2.2. Đường doanh thu trung bình (AR: Average Revenue)

-135-
Doanh thu trung bình là mức doanh thu mà doanh nghiệp nhận được tính trung
bình cho một đơn vị sản phẩm bán được.

TR PQ
Công thức: AR = = =P
Q Q
5.2.3. Doanh thu biên (MR: Marginal Revenue)
Doanh thu biên là doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi doanh nghiệp
bán thêm một đơn vị sản phẩm trong mỗi đơn vị thời gian.

DTR
Công thức: MR = = TRQ' = ( PQ) Q' = P
DQ

TR

3P
TR
2P

1P

0 1 2 3 Q

Hình 5.2

Như vậy, trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn doanh thu biên bằng doanh
thu trung bình và bằng giá sản phẩm: MR = AR = P, do đó đường cầu đứng trước
doanh nghiệp, đường doanh thu biên, doanh thu trung bình trùng nhau (Hình 5.3).

(d)
(MR)
(AR)

Q
Hình 5.3
5.2.4. Tổng lợi nhuận (π)

-136-
Tổng lợi nhuận (π) của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu
(TR) và tổng chi phí sản xuất (TC).
Công thức: π (Q) = TR(Q) – TC(Q)
5.3. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp [5]
a) Phương pháp 1: Xác định sản lượng Q tại đó có TR – TC = Pmax
Bảng 5.1. Bảng số liệu về doanh thu và chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
Q P TR TC π MC MR
0 5.0 0 15 -15 / 5.0
1 5.0 5 17 -12 2.0 5.0
2 5.0 10 18.5 -8.5 1.5 5.0
3 5.0 15 19.5 -4.5 1.0 5.0
4 5.0 20 20.75 -0.75 1.25 5.0
5 5.0 25 22.25 2.25 1.5 5.0
6 5.0 30 24.25 5.75 2.0 5.0
7 5.0 35 27.5 7.5 3.25 5.0
8 5.0 40 32.5 7.5 5.0 5.0
9 5.0 45 40.5 4.5 8.2 5.0
10 5.0 50 52.5 -2.5 12.0 5.0
Nhìn vào bảng 5.1 ta thấy, ở những mức sản lượng thấp từ 0 đến 4, lợi nhuận
của doanh nghiệp là âm, khi sản lượng của doanh nghiệp tăng, lợi nhuận của doanh
nghiệp trở thành dương và dần dần tăng cho đến mức sản lượng thứ 8, tại đây chi
phí biên bằng doanh thu biên. Vượt quá mức sản lượng thứ 8, lợi nhuận của doanh
nghiệp bắt đầu giảm sút, ở các mức sản lượng này chi phí biên lớn hơn doanh thu
biên.

TC
TR
CP F
A

B
E -137-

TFC C
π
Hình 5.4

Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tối đa hoá ở mức sản lượng Q*. Tại đó,
khoảng cách tung độ (TR – TC) lớn nhất. Trị giá lợi nhuận được cho bởi khoảng
cách AB. Ở sản lượng Q* độ dốc của hai đường TR và TC bằng nhau. Ở những
mức sản lượng nhỏ hơn Q*, độ dốc của đường tổng doanh thu cao hơn độ dốc
đường tổng chi phí, do đó hai đường càng lúc càng xa nhau. Ở những mức sản
lượng lớn hơn Q* độ dốc của đường tổng chi phí lớn hơn độ đốc đường tổng doanh
thu nên hai đường càng lúc càng gần nhau, sản lượng gia tăng thì lợi nhuận giảm.
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn toàn, vì giá sản phẩm không thay
đổi nên sự thay đổi tổng doanh thu do sự thay đổi một đơn vị sản lượng sẽ ngang
bằng giá bán, doanh thu biên và giá bán sản phẩm sẽ như nhau và bằng với độ dốc
của tổng chi phí.
Độ dốc của đường tổng doanh thu (TR) chính là doanh thu biên (MR) của
doanh nghiệp và trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn nó cũng là mức giá (P) của
thị trường, còn độ dốc của đường tổng chi phí (TC) ở bất cứ mức sản lượng nào
chính là chi phí biên (MC) của đơn vị sản phẩm đó. Như vậy, lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ tối đa hoá ở mức sản lượng Q* tại độ dốc của hai đường TC và TR bằng
nhau, có nghĩa là: MC = MR = P. Ở những mức sản lượng nhỏ hơn Q*, doanh thu
biên lớn hơn chi phí biên dẫn đến khi sản lượng tăng, tổng doanh thu gia tăng nhanh
hơn sự gia tăng của chi phí sản xuất, vì vậy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Vượt
quá Q*, chi phí biên lớn hơn doanh thu biên, khi tăng sản lượng tổng chi phí tăng
nhanh hơn sự gia tăng của tổng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm dần.
Trên hình 5.4, doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng Q* khi:
MR = MC = P
b) Phương pháp 2: Xác định mức sản lượng (Q) tại đó có MR = MC
-138-
Tổng lợi nhuận tối đa chính là diện tích hình chữ nhật PABC, được tính bằng
cách lấy lợi nhuận trung bình của một đơn vị, nhân với mức sản lượng tối đa hoá lợi
nhuận:
π = (P – AC) Q

P Phần lợi nhuận giãm khi tăng


sản lượng từ Q* lên Q2
MC
Phần lợi nhuận tăng thêm khi
sản lượng tăng từ Q1 lên Q* AC

P A MR
d
Pmax
AVC
AC
B

O
Q1 Q* Q2 Q
Hình 5.5
Ở những mức sản lượng nhỏ hơn Q*, như Q1, doanh thu biên lớn hơn chi phí
biên, tăng tổng doanh thu lớn hơn tăng của tổng chi phí, lợi nhuận tăng khi tăng sản
lượng. Với mức sản lượng lớn hơn Q*, như Q2, do chi phí biên lớn hơn doanh thu
biên làm tổng chi phí tăng lớn hơn sự gia tăng của tổng doanh thu, lợi nhuận ngày
càng giảm. Như vậy, chỉ có tại Q*, doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.
Nếu gọi π là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
π (Q) = TR(Q) – TC(Q)
Khi π (Q) đến max, có nghĩa: π (Q)’ = 0
Hay: (TR – TC)’ = 0
=> TR’ – TC’ = 0
=> MR – MC = 0
=> MR = MC
Vậy, doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng Q* khi:
MR = MC = P

-139-
5.4. Tối thiểu hóa lỗ của doanh nghiệp
Trong trường hợp giá thị trường (P) giảm, hoặc chi phí trung bình (AC) của
doanh nghiệp tăng, hoặc do cả 2 dẫn đến P = AR < AC, tức là TR < TC: Doanh
nghiệp bị thua lỗ. Lúc này doanh nghiệp áp dụng biện pháp thích hợp để tối thiểu
hóa lỗ:

- Sản xuất trong tình trạng lỗ;


- Ngừng sản xuất.
5.4.1. Trường hợp AVC < P < AC
Doanh nghiệp bị lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ. Bởi vì:
P < AC Þ TR < TC , doanh nghiệp bị lỗ, nhưng do P > AVC Þ TR > TVC , tổng

doanh thu trang trãi hết tổng chi phí biến đổi (TVC) và còn dư ra một phần để bù
đắp cho tổng chi phí cố định (TFC).

5.4.2. Trường hợp P < AVC < AC


Doanh nghiệp bị lỗ nên ngừng sản xuất để tối thiểu hóa lỗ. Bởi vì, do
P < AVC Þ TR < TVC nếu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất thì tổng doanh thu không

trang trãi hết tổng chi phí biến đổi mà còn phải chịu thêm cả chi phí cố định TFC.
Nếu ngừng sản xuất thì doanh nghiệp chỉ phải chịu toàn bộ TVC.

P MC

Điểm hoà vốn


AC

MR0
P0

AVC MR1
P1
V1
MR
P2

Điểm đóng cửa

Q2 Q1 Q0 Q
-140-
Hình 5.6

5.5. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp

Đường cung của một doanh nghiệp cạnh tranh cho ta biết doanh nghiệp sẽ sản
xuất bao nhiêu sản phẩm cung ứng cho thị trường ở mỗi mức giá có thể. Chúng ta
thấy rằng, các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ tăng sản lượng cho đến tận điểm mà tại
đó giá bằng chi phí biên, doanh nghiệp sẽ đóng cửa sản xuất nếu giá thấp hơn biến
phí trung bình.

Hình 5.7, ứng với mức giá (Pi) cao hơn mức giá P = AVCmin thì doanh
nghiệp sẽ sản xuất ở những mức sản lượng (Qi) mà tại đó có Pi = MCi.

Vì vậy, đường cung của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn là
đường chi phí biên tế (MC) đoạn ứng với các mức giá cao hơn mức giá đóng cửa (P
= AVCmin) xuất phát từ điểm cực tiểu của AVC.

P Điểm hoà vốn MC


AC

MR0
P0
AVC

P2
MR
Điểm đóng cửa

Q2 Q0 Q
Hình 5.7

5.6. Đường cung ngắn hạn của thị trường


-141-
Đường cung ngắn hạn của thị trường biểu thị lượng sản phẩm của một ngành
sẽ sản xuất trong ngắn hạn ở mỗi mức giá xác định. Cung thị trường là tổng các
lượng cung của các doanh nghiệp. Vì thế có thể thu được đường cung thị trường
bằng việc cộng theo hoành độ tất cả các đường cung của các doanh nghiệp trong
ngành.
Ở hình 5.8, trục tung của cả hai đồ thị đều thể hiện giá và chi phí sản xuất
cho mỗi đơn vị sản phẩm; trục hoành thể hiện sản lượng. Đường cầu của ngành đối
với sản phẩm là (D).
Để tối đa hoá lợi nhuận, mỗi doanh nghiệp trong ngành sản xuất ở mức sản
lượng tại đó MC = P, sản lượng của doanh nghiệp là q; sản lượng tổng cộng của các
doanh nghiệp trong ngành là Q; các doanh nghiệp trong ngành ở trong tình trạng
cân bằng ngắn hạn. Giả định, do tác động của một trong các nhân tố ngoài giá làm
gia tăng cầu sản phẩm từ D đến D1. Sự tăng cầu sẽ làm thay đổi cân bằng trong ngắn
hạn sẽ gây thiếu hụt hàng hoá ở mức giá P. Giá sản phẩm bị đẩy lên đến P’. Đường
cầu và đường doanh thu biên của doanh nghiệp cũng dịch chuyển lên mức giá P’.
Để tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành sẽ gia tăng sản lượng đến
điểm mà MC = P’. Sản lượng mới của doanh nghiệp là q’ và sản lượng của ngành là
Q’.
Khi các doanh nghiệp trong ngành gia tăng sản lượng để tối đa hoá lợi
nhuận, điều này làm gia tăng cầu về các yếu tố sản xuất khả biến và dẫn đến sự thay
đổi giá các yếu tố sản xuất này. Nếu giá của các yếu tố sản xuất khả biến tăng lên
thì đường chi phí của doanh nghiệp sẽ dịch chuyển lên trên, lúc này đường cung của
ngành sẽ ít co giãn. Ngược lại, nếu sự mở rộng sản lượng làm giảm yếu tố sản xuất
khả biến thì các đường chi phí của doanh nghiệp sẽ dịch chuyển xuống dưới, đường
cung của ngành sẽ co giãn nhiều hơn. Nếu một vài yếu tố sản xuất khả biến tăng giá
trong khi một vài yếu tố sản xuất khác giảm giá thì sự dịch chuyển lên trên hay
xuống dưới của các đường chi phí còn tùy thuộc vào tương quan giữa việc tăng giá
và giảm giá của các yếu tố sản xuất biến đổi.

P
P

SMC SS
-142- D1

SAC
P’ d’ D E’
MR’
5.7. Thặng dư sản xuất đối với doanh nghiệp
Trong trường hợp chi phí biên đang tăng, giá cả của sản phẩm lớn hơn chi
phí biên ở mọi đơn vị sản xuất, trừ đơn vị sản xuất cuối cùng. Kết quả là doanh
nghiệp tạo ra một thặng dư cho toàn bộ sản lượng ngoại trừ đơn vị sản phẩm cuối
cùng.
Như vậy, thặng dư sản xuất của một doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa
tổng doanh thu mà người sản xuất nhận được và tổng cộng chi phí biên của doanh
nghiệp trên tất cả các đơn vị sản lượng.
PS = TR - ΣMC
= TR – TVC
Mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp là Q, tại đó có MR =
MC = P, số thặng dư cho người sản xuất của doanh nghiệp chính là diện tích gạch
chéo nằm phía dưới mức giá và phía trên đường phí biên, đó là diện tích của hình
tam giác OPA (hay hình chữ nhật PABC).
Tổng số các chi phí biên để sản xuất mọi sản phẩm cho đến Q bằng tổng các
phí sản xuất biến đổi để sản xuất sản lượng Q.
Vì vậy, Thặng dư của người sản xuất là số chênh lệch giữa tổng doanh thu
của doanh nghiệp và tổng chi phí biến đổi của nó.

P
MC

AVC
P A
MR
-143-
C
B

O
5.8. Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và sự can thiệp của
Chính phủ [6]
5.8.1. Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn
5.8.1.1. Về giá cả
Giá cả hàng hóa mà người mua trả bằng với chi phí biên các tài nguyên được
sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Người tiêu dùng tối đa hóa hữu dụng: MU = P
- Nhà sản xuất tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC = P
Vì vậy, MU = MR = MC = P
5.8.1.2. Về hiệu quả kinh tế
Cân bằng trong dài hạn các doanh nghiệp sản xuất ở quy mô tối ưu (ứng với
điểm chi phí trung bình dài hạn thấp nhất LACmin), do đó doanh nghiệp đạt chi phí
đơn vị sản phẩm thấp nhất.
Trong dài hạn, năng lực sản xuất của doanh nghiệp được tận dụng hết, vì vậy
trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn không có sử dụng lãng phí các tài nguyên
khan hiếm.
5.8.2. Hiệu quả phúc lợi từ các chính sách của Chính phủ

5.8.2.1. Trường hợp Chính phủ qui định mức giá tối đa (Pmax)

Đối với người tiêu dùng, khi chính phủ qui định mức giá tối đa, thị trường sẽ
có tình trạng thiếu hụt hàng hoá.
Một số người tiêu dùng mua được hàng hoá với giá thấp và được hưởng một
sự gia tăng trong tổng thặng dư người tiêu dùng. Mức gia tăng này biểu thị hình chữ
nhật A.

-144-
Còn một số người mua không được hàng hoá. Số mất mát của họ trong thặng
dư tiêu dùng được biểu thị bằng tam giác B.
Như vậy, sự thay đổi ròng trong thặng dư tiêu dùng là A – B.

B
P E
Pmax A C

0 Q1 Q Q2 Q
Hình 5.10

Đối với người sản xuất, với sản lượng Q1, thặng dư sản xuất mất đi chính là
hình chữ nhật A.
Mặt khác, do sản lượng giảm sút từ Q xuống Q1, do đó thặng dư sản xuất mất
thêm là hình tam giác C.
Như vậy, tổng thặng dư sản xuất mất mát là tổng diện tích của hai hình A và
C.
Như vậy, tổng số thay đổi trong thặng dư là: (A – B) + (-A – C) = -B – C.
Trên hình 5.10, lượng tổn thất vô ích (Dead Weight Loss - DWL) chính là
diện tích hai tam giác B và C, thể hiện sự vô hiệu quả do chính phủ qui định giá tối
đa. Số mất trong thặng dư sản xuất vượt quá số được trong thặng dư tiêu dùng.
Vậy tổn thất vô ích là lợi ích bị mất cho cả hai phía người tiêu dùng và nhà
sản xuất khi thị trường không hoạt động hữu hiệu. Thuật ngữ tổn thất vô ích được
dùng để chỉ rõ rằng nó là lợi ích không được sử dụng cho bất kỳ người nào. Một
mức giá trần hữu hiệu là mức giá thấp hơn giá cân bằng trên thị trường. Điều này
làm thay đổi cả thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.
5.8.2.2. Trường hợp Chính phủ qui định mức giá tối thiểu (Pmin)

-145-
Khi chính phủ qui định mức giá tối thiểu, thị trường sẽ thừa một lượng hàng
hoá là (Q2 – Q1). Sự thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất
như sau:
Đối với người tiêu dùng:
Hình chữ nhật A biểu thị số mất đi trong thặng dư do phải trả với mức giá
cao hơn P.
Hình tam giác B biểu thị số mất đi trong thặng dư do một số người tiêu dùng
không mua được hàng với giá cao.
Như vậy, tổng số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng: ΔCS = - A - B
Đối với người sản xuất:
Hình chữ nhật A biểu thị số gia tăng trong thặng dư do bán được với mức giá
cao ở số lượng Q1.
Hình tam giác C biểu thị số mất đi trong thặng dư do giảm số lượng sản
phẩm.
Mặt khác, do qui định giá tối thiểu cao hơn giá thị trường, nên chỉ có số
lượng Q1 tiêu thụ được, còn phần chênh lệch Q2 – Q1 không có thu nhập để bù đắp
chi phí sản xuất cho số lượng này. Số chi phí này được biểu thị bằng hình thang D.
Như vậy, tổng số thay đổi trong thặng dư sản xuất là: ΔPS = A - C – D.
Vì hình thang D khá lớn, do đó tổng thặng dư người sản xuất có thể âm.
Tóm lại, việc qui định giá tối thiểu sẽ làm cho lợi nhuận của các nhà sản xuất
sụt giảm do chi phí để sản xuất thừa.

Pmin
A
P B E
C
D
D
0 Q1 Q Q2 Q
Hình 5.-146-
11
BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 5.1. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn sản xuất dầu
có hàm tổng chi phí: TC = 2Q2 + 30Q + 1152

Trong đó, đơn vị tính của P: USD, sản lượng Q: thùng


Yêu cầu
a) Xác định điểm đóng cửa và điểm hòa vốn.

b) Khi mức P = 120 ngàn đồng, P = 140 thì doanh nghiệp quyết định sản xuất
như thế nào? Hãy xác định lợi nhuận trong trường hợp này.

c) Xác định sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với P = 150
USD/thùng.

d) Xác định đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp.

Bài giải
a) Điểm đóng cửa: P ≤ AVCmin
TVC
Mà AVC = = 2Q + 30, AVC min = 30
Q
Vậy doanh nghiệp đóng cửa: P ≤ 30 ngàn đồng.
Điểm hòa vốn:
Cách 1: MC = AC

Ta có: ìMC = TC ' = 4Q + 30


ï
í TC 1152
ï AC = Q = 2Q + 30 + Q
î

1152 ìQ = 24
Û 4Q + 30 = 2Q + 30 + Ûí
Q î P = 126

Cách 2: P = ACmin
TC 1152
Ta có: AC = = 2Q + 30 +
Q Q

-147-
1152 1152
Để ACmin thì AC ' = 0 Û 2 - 2
= 0 Û Q = 24; P = 2 x 24 + 30 + = 126
Q 24
b) Với mức giá P = 120 ngàn đồng thì doanh nghiệp tiếp tục sản xuất để giảm
thiểu hóa lỗ vì:
AVCmin = 30 < P = 120 < AC = 126

MC

140
AC

126 AV
120 C
30

Q
22,5 24 27,5

Với mức giá P = 120 thì doanh nghiệp sản xuất tương ứng với sản lượng là:
22,5
Vì P = MC Û 120 = 4Q + 30 Þ Q = 22,5
Þ P = TR - TC = PQ - TC = 120 x 22,5 - (2 x 22,5 2 + 30 x 22,5 + 1152) = 139,5 (USD)
Với mức giá P = 140 thì doanh nghiệp sản xuất có lời vì P = 140 > ACmin =
126
Ta có: P = 140 thì doanh nghiệp sản xuất với mức sản lượng Q = 27,5
Vì P = MC Û 140 = 4Q + 30 Þ Q = 27,5
Þ P = TR - TC = PQ - TC = 140 x 27,5 - (2 x 27,5 2 + 30 x 27,5 + 1152) = 360,5 (USD)
c) Để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với P = 150
Ta có: P = MC Û 150 = 4Q + 30 Þ Q = 30
Þ P max = TR - TC = 150 x30 - (2 x30 2 + 30 x30 + 1152) = 648 USD
d) Đường cung ngắn hạn của doanh nghiêp: P = MC (P >AVCmin )
Ta có P = 4Q + 30; (P > 30).

-148-
Bài 5.2. Một doanh nghiệp hoạt động trong thì trường cạnh tranh hoàn toàn có số
liệu về chi phí sản xuất trong ngắn hạn như sau: (Đơn vị tính: Q là sản phẩm; TC là
triệu đồng).

Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
TC 1500 2500 3400 4300 5100 6100 7300 8600 10100 11900 13900

Yêu cầu:
a) Tính AVC, AFC, AC và MC.

b) Xác định điểm đóng cửa. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp tiếp tục
sản xuất?

c) Xác định ngưỡng sinh lời. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp có lời?

d) Nếu giá thị trường P = 180 ngàn đồng/sp, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở số
lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận? Tổng lợi nhuận đạt được.

e) Nếu giá thị trường P = 100 ngàn đồng/sp, doanh nghiệp quyết định sẽ sản
xuất ở lượng nào? Xác định phần lỗ nếu có.

f) Nếu P = 80 ngàn đồng/sp, Doanh nghiệp nên quyết định như thế nào?

Bài giải

a) Tính TFC, TVC, AVC, AFC, AC, MC

Q TC TFC TVC AC AVC AFC MC


0 1500 1500 0 - - - -
10 2500 1500 1000 250 100 150 100
20 3400 1500 1900 170 95 75 90
30 4300 1500 2800 143.33 93.33 50 90
40 5100 1500 3600 127.5 90 38 80
50 6100 1500 4600 122 92 30 100
60 7300 1500 5800 121.67 96.67 25 120
70 8600 1500 7100 122.86 101.43 21 130
80 10100 1500 8600 126.25 107.50 19 150
90 11900 1500 10400 132.22 115.56 17 180
100 13900 1500 12400 139 124 15 200

-149-
b) Điểm đóng cửa

Khi giá bán P £ AVCmin = 90 thì doanh nghiệp đóng cửa, ngược lại giá bán
P > 90 thì doanh nghiệp tiếp tục sản xuất để giảm thiểu hóa lỗ.

c) Điểm hòa vốn

Khi giá bán P = AC min = 121,67 thì doanh nghiệp hòa vốn. Nếu doanh nghiệp
bán với mức giá cao hơn 121,67 thì doanh nghiệp sẽ có lời.

d) Với mức giá P = 180 thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng tại
P = MC = 180 tương ứng với mức sản lượng Q = 85 thì doanh nghiệp sẽ đạt tối đa
hóa lợi nhuận.

Lợi nhuận đạt được trong trường hợp này là:

10100 + 11900
P = 180 x85 - = 4300
2

e) Với P = 100 < ACmin nhưng lớn hơn AVCmin = 90 doanh nghiệp tiếp tục
sản xuất để giảm thiểu hóa lỗ.

Phần lỗ trong trường hợp này là:

5100 + 6100
P = 100 x 45 - = -1100
2

f) Với mức giá P = 80 thì doanh nghiệp nên đóng cửa vì nhỏ hơn chi phí biến
đổi trung bình (P =80 < AVCmin = 90).

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn là gì?

Câu 2. Đặc điểm của doanh nghiệp nằm trong thị trường cạnh tranh hoàn là gì?

Câu 3. Phương pháp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp nằm trong thị trường
cạnh tranh hoàn toàn.

Câu 4. Xác định đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp nằm trong thị trường
cạnh tranh hoàn toàn.

-150-
Câu 5. Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và điều tiết của Chính phủ.

Câu 6. Tổn thất vô ích là gì? Tại sao một mức giá tối đa (giá trần) lại thường đưa
đến tổn thất vô ích?

BÀI TẬP TỰ GIẢI


Bài 5.1. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản
xuất quạt bàn có hàm tổng chi phí là: TC = Q2 + 40Q + 400.

Đơn vị tính: P, TC là ngàn đồng; Q là chiếc.

a) Xác định hàm chi phí biên (MC).

b) Nếu mức giá thị trường là P = 740, xác định mức sản lượng sản xuất để
doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận đạt được.

c) Nếu mức giá quạt bàn là P = 440, thì doanh nghiệp quyết định sản xuất ở
sản lượng nào? Tổng lợi nhuận đạt được.

Bài 5.2. Một doanh nghiệp thuộc thị trường cạnh tranh hoàn toàn có mức giá bán
là 7. Cho hàm tổng chi phí của DN là: TC = 2 + 15Q - 7Q2 + Q3

a) Xác định hàm cung của DN.

b) Xác định số lượng sản xuất mà tại đó DN đạt lợi nhuận cực đại.

c) Với mức giá thị trường bằng bao nhiêu thì DN sẽ đóng cửa sản xuất?

Bài 5.3. Một hãng sản xuất đồ chơi hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn
toàn và có hàm tổng chi phí sản xuất biến đổi: TVC = 2q(q +1)

Yêu cầu:
a) Viết phương trình biểu diễn đường cung sản phẩm của hãng.

b) Khi doanh thu của hãng là 702 thì vừa đủ để trang trải chi phí bỏ ra. Tính
mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng.

c) Chi phí cố định của hãng là bao nhiêu?

d) Tính mức giá mà hãng phải đóng cửa sản xuất.

-151-
Bài 5.4. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có đường cung trong ngắn hạn là:
q = 0,5(P – 1) với q >0. Hãng có chi phí cố định là 100.

Yêu cầu
a) Viết phương trình biểu diễn các hàm chi phí TC, AVC, AC và MC của
hãng

b) Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn chi phí của hãng.

c) Nếu giá bán trên thị trường là 39 thì hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm
để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận lớn nhất đó.

d) Ở mức giá P = 7 quyết định cần thiết của hãng là gì? Vì sao?

Bài 5.5. Giả sử có 1000 doanh nghiệp giống hệt nhau, mỗi doanh nghiệp có
đường chi phí biên ngắn hạn diễn tả bằng phương trình:

SMC = q – 5 với q ³ 5

Hàm số cầu của thị trường là: QD= 20.000 – 500P

Yêu cầu:

a) Tìm phương trình đường cung của thị trường.

b) Tính giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường.

Bài 5.6. Một thị trường có 80 người mua và 60 người sản xuất. Hàng hóa trên thị
trường là hoàn toàn đồng nhất. Những người bán mới có thể tự do tham gia thị
trường. Người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về các sản phẩm đang được
bán trên thị trường.

Tất cả những người mua đều có chung một hàm số cầu giống nhau:

1
q=– P + 8,2
20

Các doanh nghiệp trên thị trường đều có chung hàm số tổng chi phí giống nhau:

TC = 3q2 + 24q , với q ³ 0


-152-
Yêu cầu

a) Thiết lập hàm số cầu và hàm số cung của thị trường.

b) Xác định mức giá cân bằng trên thị trường. Mức sản lượng mỗi nhà sản xuất
bán được là bao nhiêu? Tính lợi nhuận mỗi nhà sản xuất thu được.

c) Từ những kết quả trên có thể dự đoán gì về thị trường này trong dài hạn.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Sản lượng cân bằng của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn được xác
định tại điểm có:

a. MR = AC

b. MR = MC

c. MR/MC ® max

d. MR = MC và MC đang đi lên

2. Tại điểm đóng cửa:


a. P = AVCmin

b. TR = VC

c. FC là khoản lỗ mà doanh nghiệp phải chịu

d. Tất cả các câu trên đều đúng

3. Trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn, chỉ doanh nghiệp đạt cân bằng dài hạn
còn ngành thì không, khi:

a. P = MR ¹ SMC = LMC = SACmin = LACmin


b. MR = SMC = LMC = SACmin = LACmin < P
c. P = MR = SMC = LMC = SACmin = LACmin
d. P = MR = SMC = LMC ¹ SACmin = LACmin
4. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, một doanh nghiệp sẽ đạt được lợi
nhuận tối đa khi doanh thu biên:

a. Đang tăng dần và bằng chi phí biên.

-153-
b. Đang giảm dần và bằng chi phí biên.

c. Bằng chi phí biên tại điểm mà chi phí biên đang tăng.

d. Bằng chi phí biên tại điểm mà chi phí biên đang giảm.

5. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sẽ ngừng hoạt động khi:
a. AVCmin< P < AC min
b. P < AVC min
c. P = AC min
d. P = AFC
6. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn trong ngắn hạn là:
a. Phần đường chi phí biên nằm trên điểm cực tiểu của đường AVC.

b. Phần đường chi phí biên nằm trên điểm cực tiểu của chính nó.

c. Phần đường chi phí biên nằm trên điểm cực tiểu của đường AC.

d. Phần đường chi phí trung bình nằm trên điểm cực tiểu của đường MC.

7. Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn cân bằng trong ngắn hạn thì biểu thức
nào dưới đây là không phải luôn luôn đúng:

a. P = MC

b. MR = P

c. MC = AR

d. P = AC

8. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn:


a. Người bán sẽ quyết định giá.

b. Người mua sẽ quyết định giá.

c. Doanh nghiệp có ưu thế sẽ quyết định giá.

d. Cả 3 câu đều sai.

9. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, khi doanh nghiệp và ngành đều đạt
cân bằng dài hạn thì mỗi doanh nghiệp:

a. Có lợi nhuận kế toán.


-154-
b. Không có lợi nhuận kinh tế.

c. Sản xuất ở mức sản lượng mà chi phí trung bình dài hạn thấp nhất.

d. Cả a, b, c đều đúng.

10. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, khi doanh nghiệp và ngành đều đạt
cân bằng dài hạn:

a. P = MR = SMC = LMC

b. P = MR = SAC = LAC

c. P = MR = LACmin.

d. Cả 3 câu đều đúng.

11. Trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn:


a. Tất cả các doanh nghiệp đều là người định giá.

b. Không có trở ngại nào đối với việc gia nhập hay rời bỏ thị trường.

c. Các doanh nghiệp bán các sản phẩm không đồng nhất.

d. Người mua và người bán không có đầy đủ thông tin về sản phẩm và giá
cả.

12. Khi giá trên thị trường cao hơn chi phí biên, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
toàn cần:

a. Tăng sản lượng bán.

b. Ngừng sản xuất.

c. Giảm sản lượng bán.

d. Tăng chi phí biên.

13. Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất ở mức sản lượng tối ưu
(ACmin) nó sẽ:

a. Đạt được tổng lợi nhuận tối đa.

b. Mức lỗ trên một sản phẩm là tối thiểu.

c. Đạt được lợi nhuận trên một sản phẩm tối đa.
-155-
d. b hoặc c.

14. Trong dài hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sẽ sản xuất với quy mô
tối ưu vì:

a. Sự gia nhập vào ngành không bị một ngăn trở nào.

b. Sự rút lui khỏi ngành là dễ dàng.

c. Đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp song song với trục hoành.

d. Tất cả các câu trên đều đúng.

15. Doanh thu biên (MR) là:


a. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi giá cả sản phẩm thay đổi.

b. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi giá bán thêm 1 sản
phẩm.

c. Là độ dốc của đường tổng phí.

d. Là độ dốc của đường tổng cầu sản phẩm.

16. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có 200 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có
hàm cung P = 10 + 20q. Vậy hàm cung thị trường sẽ là:

a. P = 2000 + 40000Q

b. P = Q/10 + 10

c. Q = 100P - 10

d. Tất cả đều sai

17. Khi P < AVCmin, doanh nghiệp nên quyết định.


a. Sản xuất ở trong lượng tại đó MC = MR

b. Sản xuất tại xuất lượng có AVC min

c. Ngưng sản xuất

d. Sản xuất tại xuất lượng có P = MC

Sử dụng các thông tin sau để trả lời các câu hỏi 18, 19, 20.

-156-
Giả sử chi phí biên của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn được cho bởi
MC = 3 + 2Q.

Nếu giá thị trường là 9 USD.

18. Mức sản lượng doanh nghiệp sẽ sản xuất


a. Q = 3

b. Q = 6

c. Q = 9

d. Tất cả đều sai

19. Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp là:


a. 18

b. 6

c. 3

d. 9

20. Nếu chi phí khả biến trung bình của doanh nghiệp là AVC = 3 + Q. Tổng
chi phí cố định là 3 thì doanh nghiệp sẽ thu được tổng lợi nhuận là:

a. 18

b. 21

c. 6

d. 15

Sử dụng thông tin sau để trả lời câu hỏi từ 21 đến 24


Trong thị trường sản phẩm X giả định có 2 người tiêu dùng A và B, hàm số
cầu mỗi cá nhân có dạng: P = -(1/10) qA + 1200, P = -(1/20)qB + 1300

Có 10 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X, điều kiện sản xuất như nhau. Hàm
chi phí sản xuất của mỗi doanh nghiệp được cho:

TC = (1/10) q2 + 200q + 20000

21. Hàm số cầu thị trường là:


a. P = -3/20 Q + 2500
-157-
b. Qd = 38000 – 30P

c. Qd = 3800 – 30P

d. Tất cả đều sai

22. Hàm số cung thị trường là:


a. P = 2Q + 2000

b. P = 2Q + 200

c. Qs = 50P – 10000

d. Tất cả đều sai

23. Mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng:


a. P = 600, Q = 20.000

b. P = 60, Q = 2.000

c. P = 500, Q = 2500

d. Tất cả đều sai

24. Sản lượng sản xuất và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là:
a. Q = 200, ∏ = 20.000

b. Q = 2000, ∏ = 2000

c. Q = 3000, ∏ = 300.000

d. Tất cả các câu trên đều sai

25. Chọn câu sai trong những câu dưới đây


Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn:
a. Người mua và người bán có thông tin hoàn hảo

b. Các doanh nghiệp đều bán 1 sản phẩm đồng nhất

c. Không có trở ngại khi gia nhập hay rời bỏ thị trường

d. Có nhiều doanh nghiệp trên thị trường

e. Tất cả các doanh nghiệp đều là người định giá

Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu 26, 27, 28.

-158-
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn đang sản xuất 100 sản phẩm, tổng
định phí là 300, chi phí biên = chi phí trung bình = 15, tại mức sản lượng trung bình
50, chi phí biên = chi phí biến đổi trung bình = 10, giá bán sản phẩm trên thị trường
là 14.

26. Để tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa thua lỗ, doanh nghiệp phải.
a. Tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng hiện tại

b. Ngừng sản xuất

c. Tăng giá bán

d. Tăng sản lượng

e. Giảm sản lượng

27. Tại mức sản lượng hiện tại, doanh nghiệp đang
a. Bị lỗ và phần lỗ bằng tổng chi phí

b. Bị lỗ và phần lỗ nhỏ hơn tổng chi phí

c. Lợi nhuận bằng 0

d. Bị lỗ và phần lỗ lớn hơn tổng chi phí

28. Đơn vị sản phẩm thứ 100.


a. Không có tác động đến lợi nhuận hay thua lỗ của doanh
nghiệp.

b. Tăng thua lỗ 1 đơn vị

c. Giảm lỗ 1 đơn vị

d. Tăng thêm lợi nhuận hay giảm thua lỗ 4 đvt

29. Thặng dư của người sản xuất trên thị trường là:
a. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí biên (PS = TR -
∑MC)

b. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí biến đổi
(PS = TR – VC)

-159-
c. Diện tích nằm phía trên đường cung và phía dưới giá thị trường của hàng
hóa

d. Các câu trên đều đúng

30. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng bằng cách:
a. Thay đổi quy mô sản xuất

b. Thay đổi yếu tố sản xuất cố định

c. Thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi

d. Không câu nào đúng

31. Doanh thu biên (MR) được xác định bởi:


a. TR/∆Q

b. ∆TR/∆Q

c. TR

d. TR/Q

32. Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn đạt được lợi nhuận tối đa trong
ngắn hạn.

a. Giá bán bằng chi phí biên trong ngắn hạn

b. Giá bán lớn hơn chi phí trung bình

c. Chi phí biên ngắn hạn đang tăng dần

d. Câu a, b, c đúng

33. Điều gì dưới đây không phải là điều kiện cho tình trạng cân bằng dài hạn
của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn

a. Mỗi doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0

b. Thặng dư sản xuất bằng 0

c. Tất cả các doanh nghiệp trong ngành ở trạng thái tối đa hóa lợi
nhuận

d. Số cung và số cầu thị trường bằng nhau

-160-
Chương 6
THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN

6.1. Đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn
- Chỉ có một người bán duy nhất và rất nhiều người mua, do đó người bán
có thể điều chỉnh giá bán bằng cách thay đổi số lượng sản phẩm cung ứng. Trong
thị trường độc quyền không có đường cung, không có quan hệ một - một giữa giá và
sản lượng cung ứng, tuỳ theo mục tiêu của mình mà doanh nghiệp độc quyền quyết
định mức giá và sản lượng bán ra.
- Doanh nghiệp độc quyền sản xuất ra một loại sản phẩm riêng biệt,
không có sản phẩm thay thế, do đó sự thay đổi giá của các sản phẩm khác không
-161-
ảnh hưởng gì đến giá và sản lượng của sản phẩm độc quyền, ngược lại giá và sản
lượng độc quyền cũng không ảnh hưởng tới giá của các sản phẩm khác.
- Trong thị trường độc quyền, lối gia nhập ngành kinh doanh hoàn toàn bị
phong toả. Các rào cản có thể là luật định, kinh tế, tự nhiên, do đó tạo ra các dạng
độc quyền:
+ Độc quyền về tài nguyên chiến lược.
+ Độc quyền về bằng phát minh sáng chế được nhà nước bảo hộ: Chính phủ
đều có chính sách bảo hộ các quyền này nhằm mục đích khuyến khích phát minh
sáng chế. Đây là việc làm đúng, tuy nhiên hậu quả xấu của nó là làm phát sinh độc
quyền khai thác kỹ thuật sản xuất; công nghệ và kiểu dáng công nghiệp của sản
phẩm. Ngoài ra, thời gian bảo hộ quyền sở hữu phát minh sáng chế cũng ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển khoa học – kỹ thuật – công nghệ. Do vậy, biện pháp tốt nhất ở
đây là phải dung hoà mục tiêu kích thích phát minh sáng chế và những hậu quả xấu
nêu trên bằng cách đưa ra một mức thời lượng thích hợp của việc bảo hộ các quyền
nói trên.
+ Độc quyền do luật định: Đây là dạng độc quyền được hình thành hầu hết
không vì lý do kinh tế đơn thuần. Chính phủ trong những trường hợp cụ thể có thể
hình thành các doanh nghiệp độc quyền nhằm thực hiện các mục tiêu về chính trị,
văn hoá, hay quản lý trật tự xã hội.
+ Độc quyền tự nhiên: Có những ngành càng mở rộng quy mô càng có hiệu
quả, chi phí trung bình càng giảm, do đó tạo ra độc quyền tự nhiên.
6.2. Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn
6.2.1. Đường cầu (D)
Đường cầu của doanh nghiệp cũng đồng thời là đường cầu của thị trường.
Do đó, đường cầu này có dạng dốc xuống. Doanh nghiệp có khả năng rất lớn trong
việc tác động vào giá thị trường của các sản phẩm và có thể tác động bằng một
trong hai cách sau đây:
- Doanh nghiệp ấn định mức giá, sau đó thị trường (tức những người tiêu
thụ) sẽ quyết định mức sản lượng tiêu thụ.
- Doanh nghiệp ấn định mức sản lượng tiêu thụ, thị trường sẽ quyết định mức
giá mà doanh nghiệp có khả năng bán được hết sản lượng.

P -162-

P0
Trên hình 6.1, đường cầu (D) biểu diển đường cầu thị trường, đồng thời là
đường cầu của doanh nghiệp có dạng dốc xuống. Khi doanh nghiệp ấn định mức giá
P0 thị trường sẽ chấp nhận tiêu thụ Q0 sản phẩm. Ngược lại, khi doanh nghiệp muốn
tiêu thụ hết Q1 sản phẩm, nó phải chấp nhận mức giá là P1.
Trong thị trường độc quyền không hình thành đường cung sản phẩm, vì
doanh nghiệp toàn quyền quyết định mức cung theo các mục tiêu của mình. Nói
đúng hơn, đường cung của thị trường đồng thời là đường cung của doanh nghiệp có
dạng thẳng đứng, phản ánh mức sản lượng mà nó muốn cung ứng vì những mục
tiêu đã xác định trước.
Doanh nghiệp hoàn toàn có đủ khả năng để đưa ra một chính sách giá thích
hợp nhằm thực hiện các mục tiêu riêng của doanh nghiệp, chẳng hạn như mục tiêu
lợi nhuận, doanh thu, sản lượng… Tuy nhiên, dù là mục tiêu nào, doanh nghiệp
cũng luôn hướng đến lợi ích của riêng mình và điều đó thường dẫn đến những thiệt
hại về lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Hầu hết chúng ta ít nhiều không hài
lòng khi tiếp xúc với các sản phẩm độc quyền vì giá cả cao, vì thái độ phục vụ của
người bán hàng… Tuy nhiên sự tồn tại trong tình trạng độc quyền vẫn là hiển nhiên
và có các lý do của nó.
Vậy, đường cầu đứng trước doanh nghiệp độc quyền cũng chính là đường
cầu thị trường (D), vì nó là đơn vị duy nhất cung ứng sản phẩm cho thị trường. Do
đó, doanh nghiệp độc quyền càng bán nhiều sản phẩm trên đơn vị thời gian, giá bán
càng giảm và ngược lại, doanh nghiệp cũng có thể hạn chế lượng cung để nâng giá
bán.

-163-
6.2.2. Doanh thu trung bình (AR: Average Revenue)
Đường doanh thu trung bình (AR) cũng chính là đường cầu đứng trước doanh
nghiệp, vì doanh thu trung bình bằng tổng doanh thu chia cho mức sản lượng tương
ứng:

TR PQ
AR = = =P
Q Q

Doanh thu trung bình bằng giá bán ở các mức sản lượng.

6.2.3. Doanh thu biên (MR: Marginal Revenue)


Điểm khác nhau giữa cạnh tranh hoàn toàn và độc quyền hoàn toàn ở việc
bán sản phẩm. Ở thị trường cạnh tranh hoàn toàn, một người bán riêng lẽ có thể bán
tất cả số sản phẩm mà họ muốn bán ở giá đang có trên thị trường, do đó doanh thu
biên và giá bán bằng nhau, còn người bán độc quyền đứng trước đường cầu thị
trường, càng bán nhiều sản phẩm, giá cả hàng hóa của họ càng giảm, do đó làm thay
đổi doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu biên ở những mức bán khác nhau của
các doanh nghiệp độc quyền luôn luôn thấp hơn giá sản phẩm ở những mức bán đó.
Như đã phân tích, sản lượng cung ứng càng tăng thì giá bán càng giảm, điều
này quan hệ mật thiết đến doanh thu biên của doanh nghiệp. Trên hình 6.3, đường
doanh thu biên nằm dưới đường cầu. Điều này có nghĩa là doanh thu biên ở các
mức sản lượng nhỏ hơn giá bán (khi sản lượng một sản phẩm gia tăng, chiều cao
của MR là lượng tăng của doanh thu).

Ví dụ: Có số liệu về cầu thị trường của một sản phẩm sản xuất trong điều
kiện độc quyền như sau:

Q P TR AR MR
1 10 10 10 10
2 9 18 9 8

-164-
3 8 24 8 6
4 7 18 7 4
5 6 30 6 2
6 5 30 5 0
7 4 28 4 -2

Từ số liệu bảng trên cho thấy:


- Ở các mức sản lượng, doanh thu trung bình bằng giá bán và doanh thu biên
nhỏ hơn giá bán.
- Ban đầu gia tăng sản lượng, TR tăng dần, đến Q = 6 thì doanh thu đạt cực
đại, nếu tiếp tục gia tăng sản lượng, thì TR giảm.
Từ số liệu ví dụ trên, ta có thể vẽ hình 6.2 và 6.3 dưới đây:

TR
TRmax

B
18 ΔTR
10
Q

1 2 5 6 Q
P
Hình 6.2
-165-

9
8 B
Nếu hàm số cầu của thị trường có dạng tuyến tính:
P = aQ + b Þ TR = PQ = (aQ + b)Q = aQ 2 + bQ
Þ MR = 2aQ + b
Như vậy, trong điều kiện độc quyền hàm MR có cùng tung độ góc và có hệ
số góc gấp đôi hệ số góc của hàm số cầu.
Ví dụ: Cho hàm số cầu thị trường có dạng: P = -2Q + 100. Xác định hàm
MR.
- Hàm doanh thu biên: MR = -4Q + 100
Mối quan hệ giữa giá và doanh thu biên:
MR = ΔTR/ΔQ
= Δ(P.Q)/ΔQ
= Q.ΔP/ΔQ + P.ΔQ/ΔQ
= (P/P).(QΔP/ΔQ) + P
= P / Ed + P
= P(1 + 1/Ed)
MR = P(1 – 1/ |Ed| )
Có 4 trường hợp có thể xảy ra:
- Nếu |Ed| = ∞ => MR = P
- Nếu |Ed| > 1 => MR > 0 => TR tăng
- Nếu |Ed| < 1 => MR < 0 => TR giảm
- Nếu |Ed| = 1 => MR = 0 => TRmax

-166-
Vây, doanh nghiệp độc quyền luôn luôn hoạt động trong khoảng giá có cầu
co giãn nhiều |Ed| > 1.
Ví dụ: Cho hàm số cầu của sản phẩm X có dạng: P = (-½)Q + 20. Xác định
doanh thu biên của sản phẩm X tại mức giá bằng 10 ngàn đồng.
Với P = 10 => Q = 20
Ed = [1/(-1/2)].(10/20) = -1
Vậy: MR = 10(1 – 1/1) = 0
6.3. Xác định sản lượng để doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận

Ví dụ: Có số liệu về doanh thu và chi phí trong ngắn hạn của một doanh
nghiệp độc quyền như sau:
(Đơn vị tính: 1000 đồng)

Q P TR TC π MC MR
0 16 0 25 -25 -- --
1 15 15 35 -20 10 15
2 14 28 41 -13 6 13
3 13 39 45 -6 4 11
4 12 48 47 -1 2 9
5 11 55 49 6 2 7
6 10 60 52 8 3 5
7 9 63 57 6 5 3
8 8 64 65 -1 8 1
9 7 63 79 -16 14 -1
10 6 60 100 -40 21 -3

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, ở những mức sản lượng thấp từ 0 đến 4,
lợi nhuận của doanh nghiệp là âm, khi sản lượng của doanh nghiệp tăng, lợi nhuận
của doanh nghiệp trở thành dương và dần dần tăng cho đến mức sản lượng thứ 7.
Vượt quá mức sản lượng thứ 7, lợi nhuận của doanh nghiệp bắt đầu giảm sút và âm,
ở các mức sản lượng này chi phí biên lớn hơn doanh thu biên.
6.3.1. Phương pháp hình học

-167-
Cách phân tích giá bán và sản lượng trong thị trường độc quyền cũng tương
tự như trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Đường TR và TC của doanh nghiệp
độc quyền được biểu diễn trên Hình 6.4. Để doanh nghiệp độc quyền đạt lợi nhuận
tối đa, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở sản lượng Q1 tại đó chênh lệch giữa TR và TC là
lớn nhất.

Л
TR TC
TC
A
TR

C B

TFC E

0
Qc Q1 QD Q
-TFC
Hình 6.4 л

Tại mức sản lượng Q1, hai tiếp tuyến A và B của đường TR và đường TC
song song với nhau, nên tại đó độ dốc của chúng bằng nhau, mà độ dốc của đường
TR là MR và của đường TC là MC. Do đó, mức sản lượng có lợi nhuận phải thoả
điều kiện:
MR = MC
Như vậy, để đạt lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp sản xuất ở sản lượng Q, tại
đó:
MC = MC
Với mức sản lượng Q, doanh nghiệp độc quyền có thể bán với giá là P, chi phí
trung bình AC = C và lợi nhuận:
Лmax = TR – TC
= P.Q – AC.Q
Лmax = (P – AC)Q

-168-
Trên hình 6.5, tổng lợi nhuận tối đa (Лmax ) là diện tích hình chữ nhật PCBA.

P
MC
лmax AC

A
P

C B
D

0 Q MR Q Q

Hình 6.5
Ở mức sản lượng Q, MC < MR, do đó khi tăng sản lượng tới Q, lợi nhuận
tăng. Khi sản lượng tăng quá Q, MC > MR, lợi nhuận giảm dần.
6.3.2. Phương pháp đại số
Л(Q) = TR(Q) – TC(Q)
Để Лmax khi Л’Q = 0 hay (TR – TC)’Q = 0 hay MR = MC
Ví dụ: Một doanh nghiệp độc quyền sản xuất sản phẩm X có hàm tổng chi
phí là: TC = (1/4)Q2 + 20Q + 250
Giả sử hàm cầu thị trường sản phẩm X là: P = (-1/2)Q + 110
Đơn vị tính: P là nghìn đồng/sản phẩm, TC: nghìn đồng, Q: đơn vị sản
phẩm.
Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi
nhuận lớn nhất đó.
Với: P = (-1/2)Q + 110 => MR = -Q + 110
MC = (1/2)Q + 20
Để Лmax khi: MR = MC
=> -Q + 110 = (1/2)Q + 20
=> Q = 60 (sản phẩm)
=> P = 80 (nghìn đồng/sản phẩm)

-169-
Лmax = TR – TC
= 80.60 – [(1/4).602 + 20.60 + 250] = 2.450 (nghìn đồng)
6.4. Trường hợp doanh nghiệp độc quyền có nhiều cơ sở [5]
Trong thực tế doanh nghiệp độc quyền thường có rất nhiều cơ sở sản xuất và
có điều kiện sản xuất khác nhau, chi phí sản xuất khác nhau. Vậy doanh nghiệp sẽ
phân phối sản lượng sản xuất giữa các cơ sở sản xuất theo nguyên tắc nào để tối
thiểu hoá chi phí sản xuất?
Giả sử doanh nghiệp độc quyền có hai cơ sở sản xuất khác nhau được minh
hoạ ở hình 6.6. Chi phí biên của cơ sở I là MC1; của cơ sở II là MC2; của toàn bộ
doanh nghiệp là đường MCT.
Đường chi phí biên chung MCT là cộng theo hoành độ của đường chi phí
biên cơ sở.

MC1 MC2
MC MC MCT
150
B
B 150 B 150

100 100 100


A
A A
50

100 200 Q 100 Q 100 300 Q


Hình 6.6

Từ hình 6.6 ta thấy:


- Nếu cần sản xuất Q = 100 sản phẩm, MC1 = 100, MC2 = 200: MC1 < MC2.
Vậy doanh nghiệp nên giao cho cơ sở sản xuất I sản xuất.
- Nếu cần sản xuất Q = 300 sản phẩm, doanh nghiệp sẽ giao cho cơ sở I sản
xuất 200; cơ sở II sản xuất 100, khi đó chi phí biên của 2 cơ sở sản xuất là bằng
nhau: MC1 = MC2 = 150.

-170-
Như vậy, để tối tiểu hoá chi phí sản xuất, doanh nghiệp nên phân phối sản
lượng cho các cơ sở sản xuất sao cho chi phí biên giữa các cơ sở sản xuất phải bằng
nhau và bằng phí biên chung:
MC1 = MC2 = … = MCn = MCT

6.5. Các phương pháp định giá của doanh nghiệp độc quyền theo mục tiêu
6.5.1. Định giá để lợi nhuận tối đa
Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận ta có: MR = MC. Từ mối quan hệ
giữa doanh thu biên, giá và độ co giãn ta có:

1
MR = P (1 + )
ED

Trong thực tế, nhà quản trị rất khó tiếp cận với AR và MR mà chỉ tiếp cận
với MC nên ta thay MC bởi MR trong công thức trên ta có công thức sau:

MR MC
ÞP= =
1+ 1 1+ 1
ED ED

6.5.2. Định giá để đạt lợi nhuận định mức trên chi phí trung bình (hay còn
gọi là phương pháp giá thành cộng thêm)
Đây là phương pháp định giá khá phổ biến của doanh nghiệp trong thực tế.

- Doanh nghiệp định giá P1 ứng với sản lượng bán Q1;

- Doanh nghiệp định giá P2 ứng với sản lượng bán Q2.

P1 B

(1 + a)AC
A
P2 AC

Q1 -171- Q2 Q
Hình 6.7

Ta gọi a là tỷ suất lợi nhuận định mức trên chi phí trung bình AC.

Như vậy, mục tiêu muốn đạt lợi nhuận định mức bằng a% so với chi phí
trung bình, thì doanh nghiệp sẽ sản xuất và định giá bán sản phẩm theo nguyên tắc:

P = (1 + a)AC

hay TR = (1 + a) TC

Q1 và Q2 đều cho mức lợi nhuận, nhưng Q2 > Q1, do đó ta chọn Q2 là sản
lượng lớn hơn vì tổng lợi nhuận trong trường hợp này lớn hơn lợi nhuận ở mức sản
lượng Q1.

Như vậy, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng Q2 ứng với mức
giá bán ấn định là P2.

6.5.3. Định giá để đạt sản lượng lớn nhất mà không bị lỗ


Doanh nghiệp độc quyền muốn tối đa hoá mức sản lượng bán ra với mục
đích quảng cáo rộng rãi sản phẩm trên thị trường mà không bị lỗ, trong trường hợp
này sản lượng cần sản xuất Q phải thoả mãn hai điều kiện:

Qmax (1)

P ≥ AC hay TR ≥ TC (2)
Ở hình 6.8, các mức sản lượng nằm trong khoảng [Q1, Q2] thoả mãn điều
kiện (2), trong đó sản lượng Q2 thoả mãn điều kiện (1).

AC

0 Q1 Q2 Q
-172-
Hình 6.8

Như vậy, để doanh nghiệp đạt sản lượng lớn nhất mà không bị lỗ thì doanh
nghiệp sẽ chọn: P = AC và Qmax
6.5.4. Định giá để đạt tổng doanh thu lớn nhất
Trong trường hợp doanh nghiệp cần thu hồi vốn càng nhanh càng tốt, mục
tiêu của doanh nghiệp độc quyền là tối đa hoá doanh thu.

Chọn giá P ứng với điểm A trên đường cầu (D) có ED = 1. Tại điểm A, ta có:
TRmax

P A

(D)

O Q MR Q

Hình 6.9

Hình 6.9 cho thấy mức sản lượng Q và mức giá P có tổng doanh thu lớn
nhất, đó là diện tích hình chữ nhật OPAQ.

Với: TR = P.Q
Để TRmax thì TR ' = 0 Û MR = 0
Như vậy, để tối đa hoá doanh thu, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất mức
sản lượng thoả mãn điều kiện: MR = 0.

6.6. Chiến lược phân biệt về giá cả của doanh nghiệp độc quyền
6.6.1. Phân biệt giá cả là gì?
Phân biệt về giá cả của doanh nghiệp độc quyền là việc doanh nghiệp định
những giá bán đơn vị khác nhau cho những mức sản lượng bán ở các tiểu thị trường

-173-
khác nhau, hoặc với các loại khách hàng khác nhau nhằm mục đích tăng doanh thu
và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để thực hiện sự phân biệt về giá cả, doanh nghiệp độc quyền nghiên cứu
phân chia thị trường ra thành các tiểu thị trường (phân chia khách hàng ra thành các
nhóm, các loại khách hàng…) dựa trên những sự khác nhau về: thu nhập, sở thích,
ngành nghề hoạt động, thời gian sử dụng sản phẩm…
Chính những sự khác nhau này, mà ở các tiểu thị trường (các nhóm khách
hàng) có độ co giãn của cầu theo giá cả (ED) khác nhau. Đây chính là cơ sở cho
doanh nghiệp độc quyền phân biệt về giá cả.
6.6.2. Mục đích phân biệt về giá cả của doanh nghiệp độc quyền
Doanh nghiệp độc quyền phân biệt đối xử về giá cả sẽ làm tăng Tổng doanh
thu (TR) và Tổng lợi nhuận (Л) của doanh nghiệp.

P
M1
P1 AC
1 M0
P0 N

C D=AR
2 3 B

Q1 Q0 Q
Hình 6.10
- Nếu doanh nghiệp bán một giá thống nhất (Po):
TRo = OQo . OPo = SOPoMoQo = 2 + 3
- Nếu doanh nghiệp phân biệt về giá cả (P1 và Po):
TR1 = (OQ1 . OP1) + (Q1Qo . OPo) = SOP1M1NMoQo = 1 + 2 + 3
6.6.3. Các loại hình phân biệt về giá cả của doanh nghiệp độc quyền
6.6.3.1. Phân biệt giá cấp một
Doanh nghiệp độc quyền đòi mỗi khách hàng trả cái giá tối đa mà người đó
định trả cho mỗi đơn vị mua (giá dành trước của mỗi khách hàng). Trong thực tế
hầu như khó có phân biệt giá cấp một này.

Pmax MC
-174-

P1
J
P2
- Khi không phân biệt giá cả:
Giá P1 và sản lượng Q1. Ứng với điểm I có: MR1 = MC
Lợi nhuận là: Л1 = SPoPmaxI
- Khi phân biệt giá cấp một:
Giá P2 và sản lượng Q2. Ứng với điểm J có: MR2 = D = AR = MC
Lợi nhuận là: Л2 = SPoPmaxJ
6.6.3.2. Phân biệt giá cấp hai
Doanh nghiệp độc quyền đặt các giá khác nhau đối với những số lượng bán
ra khác nhau của cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ của nó.
P

P1 B
MC
P*
A
C
P2
E
P3
(D)

MR

1Q Q* Q2 Q3 Q
- Lượng sản phẩm OQ1: bán với giá P1
Hình 6.12
- Lượng sản phẩm Q1Q2: bán với giá P2
- Lượng sản phẩm Q2Q3: bán với giá P3
Thường doanh nghiệp độc quyền có ưu thế quy mô lớn (AC và MC giảm khi
sản lượng (Q) càng lớn).

-175-
Như vậy, phân biệt giá cấp hai sẽ có lợi cho doanh nghiệp độc quyền và cả
những người tiêu dùng có độ co giãn của cầu (ED) thấp.
6.6.3.3. Phân biệt giá cấp ba
Doanh nghiệp độc quyền phân chia khách hàng thành hai hay nhiều nhóm
dựa trên những sự khác nhau về độ co giãn của cầu theo giá cả (ED) và đặt những
giá bán đơn vị khác nhau cho từng nhóm khách hàng.
Ví dụ:
Giá điện của công ty điện lực phân biệt theo các nhóm khách hàng sau:
- Giá P1 (giá cao): cho các công ty kinh doanh dịch vụ;
- Giá P2 (giá vừa): cho các công ty lĩnh vực sản xuất;
- Giá P3 (giá thấp): cho các hộ gia đình để dùng trong sinh hoạt.
Giá vé máy bay của Hãng Hàng không phân biệt theo các nhóm khách hàng
sau:
- Giá P1: cho loại khách hạng nhất;
- Giá P2: cho loại khách hạng thường (hạng kinh tế);
- Giá P3: cho loại khách mua trước (hoặc khách du lịch có ở lại).
6.6.3.4. Định giá theo thời điểm và giá cao điểm
a) Định giá theo thời điểm
Doanh nghiệp độc quyền đặt những giá bán khác nhau ở những thời điểm
khác nhau để thích hợp với những nhóm khách hàng có độ co giãn của cầu theo giá
cả (ED) khác nhau đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Thời kỳ đầu sản phẩm mới ra, doanh nghiệp đặt giá cao cho những khách
hàng có cầu ít co giãn, không muốn chờ đợi lâu. Sau một thời gian giảm giá xuống
để thu hút nhóm khách hàng đông đảo trên thị trường.
Ví dụ: Giá bán máy vi tính, điện thoại di động, giá lắp điện thoại thuê bao…

P1
P2

MC = AC

-176-
D1 D2
MR1 MR2

0 Q1 Q2 QT Q
b) Định giá cao điểm
Doanh nghiệp độc quyền đặt giá cao (P1) vào những lúc cao điểm trong ngày
(tuần, năm). Ví dụ: Giá vé tàu điện ngầm trong giờ cao điểm, giá vé vào cửa những
khu vui chơi, giải trí vào những giờ cao điểm; giá điện những giờ cao điểm… Trong
những lúc cao điểm thì chi phí biên (MC) của doanh nghiệp cũng cao hơn.
6.6.3.5. Giá cả hai phần
Giá cả hai phần là kỹ thuật định giá của các doanh nghiệp độc quyền nhằm
chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng phải trả trước một lệ phí để có quyền mua một sản phẩm
hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ: Giá dịch vụ điện thoại thuê bao (Lệ phí thuê bao + cước phí cuộc
gọi). Giá các dịch vụ ở các nơi vui chơi giải trí (lệ phí vào cửa + phí cuộc chơi).

T* P
T*
MC
P*
P* D1
D AC = MC D2

Q1 Q Q2 Q1 Q
(a) Hình 6.14 (b)

Có HHi
2 nhóm người tiêu dùng có đường cầu D1 và D2. Chi phí của doanh
nghiệp là MC = AC.
Doanh nghiệp sẽ đặt lệ phí trả trước là T bằng thặng dư tiêu dùng của nhóm
có cầu nhỏ và đặt giá sản phẩm là P > MC = AC.
6.6.3.6. Giá bán ràng buộc (Giá sản phẩm mua kèm)

-177-
Khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp độc quyền buộc phải mua một
sản phẩm bổ sung của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp sẽ đặt giá bán sản phẩm
bổ sung cao hơn chi phí để tăng lợi nhuận.
Ví dụ: Khách hàng mua máy in, máy photocopy của hãng Xerox thì phải
mua mực và giấy Xerox. Khách hàng mua máy tính của hãng IBM thì phải mua
chương trình do hãng IBM sản xuất.
6.6.3.7. Phân biệt giá bằng phiếu mua hàng
Một số doanh nghiệp (siêu thị) sản xuất thực phẩm hay đồ dùng gia đình
thường phân phối phiếu mua hàng thông qua mẫu quảng cáo trên báo. Người có
phiếu mua hàng sẽ được giảm giá hay tặng sản phẩm.
Ví dụ: Năm 2000, Công ty Nestle đã phát những phiếu mua hàng (có giá trị
đến ngày 24/12/2000) cho phép các khách hàng có phiếu được giảm giá 50 cent 1
bình cà phê “Taster’s choice”. Các siêu thị giảm giá 5% cho khách hàng mua sắm
nhân dịp lễ, sinh nhật, tết… (áp dụng đối với khách hàng là hội viên hoặc khách
hàng thân thiết của siêu thị).
6.7. Đo lường quyền lực của doanh nghiệp độc quyền
6.7.1. Hệ số Lerner
Phản ánh tỷ lệ phần trăm chi phí biên nhỏ hơn mức giá sản phẩm, được xác
định theo công thức:
L = (P – MC) / P = 1 / |Ed|
Hệ số co giãn của cầu theo giá càng lớn, thì thế lực độc quyền càng giảm.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn: P = MC => L = 0, thể hiện doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn toàn không có thế lực thị trường.
Trong thị trường độc quyền: P > MC => L > 0: Hệ số L càng lớn, thế lực thị
trường càng lớn.

6.7.2. Hệ số Bsin
Phản ánh tỷ lệ phần trăm chi phí trung bình nhỏ hơn mức giá sản phẩm, được
xác định theo công thức:
B = (P – AC) / P
Xét trong dài hạn, trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn: P = LAC => B = 0.
-178-
Trong thị trường độc quyền: P > LAC => B > 0.
6.8. Chính phủ điều tiết các doanh nghiệp độc quyền
6.8.1. Những hạn chế của độc quyền so với cạnh tranh

P
Tổn thất vô ích (B + C)
S(MCT)
P2
A B
P1
C

MR

Q2 Q1 Q
Hình 6.15

6.8.1.1. Về hiệu quả xã hội


- Độc quyền thì giá bán cao hơn và sản lượng thấp hơn so với điều kiện cạnh
tranh hoàn toàn: P2 > P1 và Q2 < Q1
- Độc quyền làm tổn thất phúc lợi xã hội là phần diện tích (B + C) trên hình
6.15.
6.8.1.2. Về công bằng
Lợi nhuận siêu ngạch thì về tay các chủ sở hữu của các doanh nghiệp độc
quyền, trong khi dân chúng thì phải mua hàng hóa với giá cao, do đó làm gia tăng
chênh lệch thái quá về thu nhập trong xã hội.
6.8.1.3. Về phát triển
Các doanh nghiệp độc quyền ít có động cơ cải tiến, đổi mới vì nó không chịu
sức ép cạnh tranh thường xuyên như trong điều kiện thị trường cạnh tranh, do đó nó
làm chậm sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, nếu xét về khả năng (vốn) thì doanh
nghiệp độc quyền có khả năng mạnh trong cải tiến và đổi mới.

6.8.2. Các biện pháp điều tiết của chính phủ đối với các doanh nghiệp độc
quyền [6]

6.8.2.1. Đánh thuế


-179-
Thuế đánh vào các doanh nghiệp độc quyền gần như là một phương thức luật
định ở nhiều quốc gia.
- Chính phủ đánh thuế vào doanh nghiệp độc quyền để thu bớt phần lợi
nhuận siêu ngạch của doanh nghiệp độc quyền, từ đó hạn chế bớt quyền lực của
doanh nghiệp độc quyền.
- Chính phủ dùng những nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp độc quyền, để
đầu tư cải thiện các công trình công cộng cung cấp cho dân chúng (phân phối lại thu
nhập).

a) Đánh thuế theo sản lượng


Thuế theo sản lượng là một loại chi phí biến đổi.
Trước khi có thuế điều kiện sản xuất của doanh nghiệp được thể hiện bằng
đường AC1 và MC1.
Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q1, ấn
định giá bán là P1, tổng lợi nhuận là diện tích P1C1BA.
Nếu thuế tính trên mỗi đơn vị sản phẩm là t đồng thì chi phí trung bình và chi
phí biên ở tất cả các mức sản lượng tăng thêm t đồng. Trên đồ thị (hình 6.16) đường
AC và đường MC dịch chuyển lên trên một đoạn t thành các đường AC2 và MC2:
AC2 = AC1 + t
MC2 = MC1 + t

MC2
MC1
E AC2
P2
A AC1
P1

C2 -180-
C1 D
B
MR
Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q2, tại đó
có: MC2 = MR, ấn định giá bán là P2, tổng lợi nhuận là diện tích P2C2FE.
Như vậy, sau khi có thuế theo sản lượng, người tiêu dùng bị thiệt vì giá bán
tăng lên, sản lượng giảm xuống so với trước khi có thuế. Lợi nhuận của doanh
nghiệp cũng bị giảm.
b) Đánh thuế không theo sản lượng
Thuế không theo sản lượng còn gọi là thuế khoán hay thuế cố định, nó là một
loại chi phí cố định.
Như trên, trước khi có thuế, chi phí sản xuất của doanh nghiệp thể hiện qua
đường AC1 và MC1, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở sản lượng Q1, ấn định giá bán là P1,
tổng lợi nhuận tối đa đạt được là diện tích P1C1BA.

P
MC1

A
P1 AC2
C AC1
C2
C1 D
B

0 Q1 MR Q
Sau khi chính phủ khoán
Hìnhmột mức thuế là T đồng trong một đơn vị thời gian,
6.17
thì chi phí biên không đổi vẫn là MC1, còn chi phí trung bình tăng lên AC2 (với AC2
= AC1 + T/Q). Doanh nghiệp vẫn sản xuất ở sản lượng Q1, giá bán vẫn là P1, tổng
lợi nhuận là P1C2CA.

-181-
Như vậy, khi chính phủ áp dụng thuế khoán, người tiêu dùng không bị ảnh
hưởng vì giá cả và sản lượng không thay đổi, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp bị
giảm xuống đúng bằng khoản thuế (T).
6.8.2.2. Định giá tối đa
Giá các sản phẩm độc quyền trong nền kinh tế thị trường thường chịu sự can
thiệp của nhà nước, thông thường bằng việc xác định giá nhà nước muốn có được
sản xuất nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, giá cả như thế nào để
người sản xuất có thể cung cấp lượng sản phẩm nhiều nhất trong mối tương quan
giữa chi phí và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này.

MC
A
AC
P1
Pmax C

C2 E.
C1 0 D
B
F
MR
G
0 Q1 Q2 Q
Hình 6.18

Trước khi có sự can thiệp của nhà nước, đường cầu và đường doanh thu biên
của doanh nghiệp là (D) và (MR) như hình 6.18. Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh
nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng Q1 (tại Q1 có: MC = MR), ấn định giá bán
là P1. Tổng lợi nhuận là diện tích hình chử nhật P1C1BA.
Khi nhà nước ấn định giá tối đa là Pmax. Nguyên tắc là giá tối đa phải thấp
hơn giá độc quyền P1 và cao hơn chi phí trung bình AC. Thường nhà nước định giá
tối đa bằng phí biên Pmax = MC, đường cầu của doanh nghiệp trở thành đường gấp
khúc PmaxCD, đường doanh thu biên tương ứng là PmaxCFG (không liên tục tại Q2).
Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng Q2 (tại Q2:
MC = MR = Pmax). Tổng lợi nhuận đạt được là diện tích PmaxC2EC.

-182-
Như vậy, giá tối đa làm cho người tiêu dùng được lợi hơn so với trước, mua
được sản phẩm với giá thấp hơn và mua được số lượng sản phẩm nhiều hơn và lợi
nhuận độc quyền vẫn còn nhưng ít hơn so với trước.
Tuy nhiên, chính sách giá tối đa cũng có những giới hạn của nó. Vượt giới
hạn này chính sách sẽ tạo ra những hậu quả xấu cho nền kinh tế.
Giới hạn cao nhất của mức giá tối đa là mức giá cân bằng tự do của doanh
nghiệp. Giới hạn này bảo đảm tác dụng của chính sách.
Giới hạn thấp nhất của giá tối đa là mức giá tại đó đường chi phí biên cắt
đường cầu. Vi phạm giới hạn này, chính sách sẽ tạo ra chênh lệch giá giữa mức giá
nhà nước ấn định và mức giá thị trường chấp nhận. Chênh lệch giá này là điều kiện
để hình thành thị trường chợ đen.
6.8.2.3. Phá vỡ doanh nghiệp độc quyền thành các doanh nghiệp cạnh
tranh
Ở một số quốc gia, những luật lệ chống độc quyền cho phép Chính phủ có
thể phá vỡ doanh nghiệp độc quyền thành các doanh nghiệp cạnh tranh. Để buộc
chúng cải thiện những dịch vụ phục vụ khách hàng tốt hơn; hoặc là để hạn chế bớt
quyền lực độc quyền. Chẳng hạn, tháng 6/2000 ông Chánh án Thomas Penfield
Jacson đã công bố phán quyết chi công ty Microsoft thành 2 công ty: một công ty
chuyên về sản xuất và khai thác hệ thống Windows và một công ty khác chuyên về
các phần mềm ứng dụng. Là một minh chứng của giải pháp này.
Tuy nhiên trong thực tế biện pháp này áp dụng cũng rất hạn chế (trở ngại
chính là vấn đề hiệu quả theo quy mô).
6.8.2.4. Xác lập quyền sở hữu của chính phủ
Trong một số ngành cung cấp các dịch vụ công cộng, Chính phủ thường lập
ra các doanh nghiệp và độc quyền hoạt động trong những ngành đó. Chính hình
thức sở hữu nhà nước mà Chính phủ dễ dàng điều tiết và kiểm soát các doanh
nghiệp độc quyền này hơn. (Thông qua việc bổ nhiệm hoặc thay đổi giám đốc…)
6.8.2.5. Ban hành các luật lệ chống độc quyền
Nhiều quốc gia chính phủ ban hành những luật lệ để điều tiết và kiểm soát
các doanh nghiệp độc quyền. Những luật lệ này cho phép các cơ quan luật pháp
hoặc cơ quan quản lý nhà nước giám sát về giá cả, sản lượng, và việc gia nhập hoặc

-183-
rời bỏ một số ngành công nghiệp, nhất là các ngành cung cấp các dịch vụ công cộng
như: điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông công cộng…
Mục tiêu hàng đầu của các luật lệ chống độc quyền là xúc tiến một nền kinh
tế có tính cạnh tranh, bằng cách cấm các hoạt động hạn chế hay có thể hạn chế sự
cạnh tranh và bằng cách giới hạn những hình thức cấu trúc thị trường có thể chấp
nhận được.

BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 6.1. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền hoàn toàn sản
xuất nón bảo hiểm được cho hàm tổng chi phí có dạng:

TC = (1/2)Q2 + 20Q + 2012

Hàm cầu thị trường sản xuất nón bảo hiểm có dạng: P = (-1/2)Q + 220

Trong đó, đơn vị tính của Q: cái; của giá P: ngàn đồng/cái;

Yêu cầu:
a) Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt lợi nhuận cực đại và tính
mức lợi nhuận đó.

b) Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu và tính
mức lợi nhuận đạt được trong trường hợp này.

c) Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt sản lượng cực đại (Qmax)
mà doanh nghiệp không bị lỗ.

d) Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt lợi nhuận định mức là
20% trên chi phí trung bình. Hãy xác định mức lợi nhuận đạt được trong
trường hợp này.

Bài giải
a) Để lợi nhuận đạt được cực đại điều kiện phải thỏa mãn: MR = MC

-184-
ìMR = -Q + 220
Mà í
îMC = Q + 20
1
Û -Q + 220 = Q + 20 Û Q = 100, P = - 100 + 220 = 170
2
Þ P max = TR - TC = 170 x100 - (1 / 2 x100 2 + 20 x100 + 2012) = 7.988

b) Để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu: TRmax

Điều kiện để doanh thu đạt cực đại: MR = 0

1
Û -Q + 220 = 0 Û Q = 220, P = - 220 + 220 = 110
2
Þ P = TR - TC = 110 x 220 - (1 / 2 x 220 2 + 20 x100 + 2012) = -6412
c) Để Qmax mà DN không bị lỗ

ìQmax (1)
í
îTR ³ TC (2)
1 1
- Q 2 + 220Q = Q 2 + 20Q + 2012
2 2
ìQ = 189, P1 = -1 / 2.189 + 220 = 125,5
Từ (2): Û -Q 2 + 200Q - 2012 = 0 Û í 1
îQ2 = 11(loai )
Þ P = TR - TC = 189 x125,5 - (1 / 2 x189 2 + 20 x189 + 2012) = 67

d) Để doanh nghiệp đạt định mức 20% AC


2012
P = (1 + m%) AC Û -1 / 2Q + 220 = 1,2(1 / 2Q + 20 + )
Q
Û -1,1Q 2 + 196Q - 2414,4 = 0
ìQ1 = 165, P1 = -1 / 2 x165 + 220 = 137,5
Ûí
îQ2 = 13, P2 = -1 / 2 x13 + 220 = 213,5
ìïP 1 = TR1 - TC1 = 165 x137,5 - (1 / 2 x165 2 + 20 x165 + 2012 = 3763
Þí
ïîP 2 = TR2 - TC 2 = 13 x 213,5 - (1 / 2 x132 + 20 x13 + 2012) = 419

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn là gì?

-185-
Câu 2. Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn là gì?

Câu 3. Phương pháp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn là
gì? Minh họa bằng đồ thị.

Câu 4. Phương pháp tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn?
Minh họa bằng đồ thị.

Câu 5. Phương pháp xác định mức sản lượng đạt cực đại mà doanh nghiệp không
bị lỗ.

Câu 6. Phương pháp xác định mức giá bán để doanh nghiệp đạt lợi nhuận định
mức trên chi phí trung bình.

BÀI TẬP TỰ GIẢI

Bài 6.1. Một hãng sản xuất xe máy duy nhất (độc quyền) trong nước có hàm cầu:
45 3
P = 2750 - Q và hàm tổng chi phí là: TC = Q - 15Q 2 + 25000Q
8 30
Yêu cầu:
a) Viết hàm doanh thu cận biên của hãng.

b) Hiện nay hãng bán được 200 xe, vậy giá bán mỗi xe là bao nhiêu? Đây có
phải là tình trạng tối đa hóa lợi nhuận của hãng không?

c) Lợi nhuận tính cho 1 xe là bao nhiêu?

d) Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá?

e) Nếu hãng ấn định mức lợi nhuận trên mỗi xe là 10% so với chi phí bình
quân, để đạt mục tiêu này hãng phải bán bao nhiêu xe và bán theo giá nào?

f) Hãng có thể bán số lượng xe tối đa là bao nhiêu mà không bị lỗ?

g) Để tối đa hóa doanh thu , hãng phải bán ở mức giá nào? Trong trường này
sản lượng bán là bao nhiêu?

-186-
Bài 6.2. Hãng sản xuất cửa sắt D là một nhà độc quyền bán trong ngành cửa sắt.
Chi phí của nó là: TC = 100 – 5Q + Q2 và hàm cầu là: P = 55 – 2Q

Yêu cầu:
a) Để tối đa hóa lợi nhuận hãng sẽ ấn định giá bán và sản lượng như thế nào?
Tìm mức lợi nhuận đạt được?

b) Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Tính
lợi nhuận đạt được.

1
Bài 6.3. Một doanh nghiệp đứng trước hàm số cầu: P = – Q + 1.000
5
1 2
Hàm số tổng chi phí của doanh nghiệp: TC = Q + 100Q + 400.000
4

Yêu cầu

1) Thiết lập hàm doanh thu biên và hàm chi phí biên của doanh nghiệp.

2) Xác định giá cả và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Tính
tổng lợi nhuận tối đa đạt được.

a. MR = (TR)’ = (-1/5Q + 1000)Q]’ = -2/5 Q + 1000

MC = (TC)’ = ½ Q + 100

b. Để DN đạt lợi nhuận tối đa: MR = MC

-2/5 Q + 1000 = ½ Q + 100

=> Q = 1000 (đvsp)

=> P = -1/5* 1000 + 1000 = 800 (đvt)

Lợi nhuận = TR – TC

= 800*1000 – (1/4*1000*1000+100*1000+400000)
-187-
= 50.000 (đvt)

Note: Hệ số góc của (MR) luôn gấp 2 lần HSG hs cầu (D).

VD: (D): P = -2Q + 10

MR = -4Q +10

45
Bài 6.4. Một hãng độc quyền đứng trước hàm số cầu: P = – Q + 2750. Hãng
8
1 3
này có hàm số tổng chi phí: TC = Q – 15Q 2 + 2500Q
30

Yêu cầu:
1) Viết hàm doanh thu biên của doanh nghiệp.

2) Xác định mức sản lượng và giá để lợi nhuận là tối đa. Lợi nhuận trên mỗi
đơn vị sản phẩm là bao nhiêu?

3) Nếu doanh nghiệp tự ấn định mức lợi nhuận thu được trên mỗi đơn vị sản
phẩm là 10% so với chi phí trung bình thì giá và sản lượng sẽ là bao nhiêu?

4) Doanh nghiệp có thể bán số lượng sản phẩm tối đa là bao nhiêu mà không bị
lỗ và bán theo giá nào?

5) Giá phải là bao nhiêu để doanh thu là tối đa?

Bài 6.5. Tương quan giữa các khối lượng sản xuất và chi phí biến đổi của doanh
nghiệp được cho ở bảng sau:

Q (ngàn sp) TVC TFC = 4.000.000 đồng


(ngàn đồng)
50 2.625
70 4.225
90 6.025
110 8.025
130 10.225
150 12.625
170 15.225
190 18.025
-188-
210 21.025
230 24.225

Hàm số cầu của doanh nghiệp được tóm tắt trong bảng sau:

P 180 160 140 120 100 80 60


Q 40 80 120 160 200 240 280

Yêu cầu:
1) Xác định MR, AVC, AC, MC.

2) Vẽ các đường biểu diễn các hàm số khác nhau đó trên cùng một đồ thị.

3) Giả định trong thời kỳ đầu, doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường. Vậy
doanh nghiệp sẽ phải chọn mức giá nào để tối đa hóa số lượng bán mà không
bị lỗ?

4) Để tối đa hóa doanh thu thì giá bán và sản lượng phải là bao nhiêu?

5) Xác định giá và sản lượng để lợi nhuận là tối đa.

Bài 6.6. Một người độc quyền bán đứng trước đường cầu là P = 11 – Q. Nhà độc
quyền có chi phí trung bình là 6 USD/đv.

(Trong đó P – USD/đv; Q – ngàn đv)

Yêu cầu
1) Vẽ đường cầu, đường AC, MC và MR. Xác định giá và sản lượng tối đa hóa
lợi nhuận của doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận là bao nhiêu.

2) Nếu chính phủ qui định giá P = 7 USD/đv thì sản lượng sản xuất sẽ là bao
nhiêu? Tính tổng lợi nhuận doanh nghiệp thu được.

3) Mức đầu ra lớn nhất doanh nghiệp có thể sản xuất mà không bị lỗ là bao
nhiêu?

4) Chính phủ quyết định đánh thuế 1 USD/đv sản phẩm. Xác định giá và sản
lượng tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận doanh nghiệp thu được sẽ là bao
nhiêu?

-189-
Bài 6.7. Hàm doanh thu trung bình và hàm chi phí trung bình của một doanh
nghiệp độc quyền được cho như sau:

AR = 1200 – 4Q
AC = 400/Q + 300 – 4Q + 3Q 2
Trong đó: AR và AC – ngàn đồng; Q – ngàn đv sản phẩm.
Yêu cầu
1) Xác định phương trình đường cầu, đường tổng doanh thu, doanh thu biên,
tổng chi phí, chi phí biên và chi phí cố định của doanh nghiệp.

2) Xác định mức sản lượng và giá cả sản phẩm để doanh nghiệp tối đa hóa lợi
nhuận. Tính mức lợi nhuận tối đa đạt được.

3) Xác định mức sản lượng và giá cả sản phẩm để doanh nghiệp tối đa hóa
doanh thu. Tính doanh thu tối đa đạt được.

Bài 6.8. Ở một doanh nghiệp độc quyền có các hàm doanh thu biên MR = 32 – 4Q
và hàm tổng chi phí TC = 30 + 4Q + Q 2 . Xác định giá bán, sản lượng, doanh thu và
lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau:

1) Tối đa hóa doanh thu.

2) Tối đa hóa lợi nhuận.

Bài 6.9. Doanh nghiệp “Tân Tiến” là doanh nghiệp duy nhất sản xuất máy bơm ở
miền Nam.

Hàm số cầu về máy bơm của doanh nghiệp: P = – 10Q + 300

Hàm số chi phí sản xuất được cho bởi hệ thức:

1100
FC =
3
1 3
VC = Q – 10Q 2 + 200Q
3
Yêu cầu
1) Nếu doanh nghiệp bán 20 sản phẩm thì giá bán là bao nhiêu?

-190-
2) Tìm mức giá và sản lượng tại đó doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa. Tính
tổng lợi nhuận đạt được.

3) Tính hệ số co dãn theo giá của cầu tại mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa.

4) Nếu chính phủ đánh thuế 36/đvsp thì ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng,
giá cả và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bài 6.10. Một doanh nghiệp độc quyền sản xuất sản phẩm X có hai thị trường
tiêu thụ là Thành phố HCM và TP. Vũng Tàu. Hàm số cầu sản phẩm X trên hai thị
trường TP. HCM và TP. Vũng Tàu lần lượt là: P1 = -2Q1 + 320 và P2 = (-2/5)Q2 +
200. Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC = (1/4)Q2 + 10Q + 10.000.

1) Xác định hàm doanh thu biên của từng thị trường và hàm doanh thu biên
chung của doanh nghiệp. Vẽ đồ thị.

2) Nếu không phân biệt giá, thì doanh nghiệp sẽ định giá bán và sản lượng bán
trên cả hai thị trường là bao nhiêu? Tính tổng lợi nhuận tương ứng.

3) Nếu phân biệt giá (cấp ba), doanh nghiệp sẽ ấn định giá và sản lượng bán
trên mỗi thị trường thế nào? Xác định tổng lợi nhuận đạt được và so sánh với
kết quả của câu 2.

Bài 6.11. Một doanh nghiệp độc quyền có ba nhà máy sản xuất sản phẩm X với
chi phí sản xuất lần lượt là:

TC1 = 10Q12 + 80.000

TC2 = 10Q22 + 10.000

TC3 = 10Q32 + 20.000

Với hàm số cầu thị trường sản phẩm X là: P = -5Q + 3.800

a) Xác định hàm chi phí biên của mỗi nhà máy và hàm chi phí biên chung của
doanh nghiệp. Xác định hàm doanh thu trung bình và hàm doanh thu biên.
Minh họa bằng đồ thị.

b) Tính giá bán và sản lượng bán để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tính sản lượng sản xuất của mỗi nhà máy và tổng lợi nhuận đạt được.

-191-
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Khi tổng doanh thu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đạt mức tối đa:
a. MR = MC

b. MR = 0

c. MR = P

d. MR = AC.

2. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn:


a. Luôn luôn có lợi nhuận nhờ ưu thế độc quyền
b. Luôn sản xuất ở quy mô tối ưu
c. Luôn luôn ở mức giá bằng chi phí sản xuất
d. Không phải là luôn luôn có lợi nhuận.
3. Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận muốn
bán 10.000 sản phẩm với giá 1000 đồng/sản phẩm, nhưng Nhà nước ấn định mức
giá tối đa chỉ là 800 đồng. Vậy doanh nghiệp này sẽ:

a. Giảm sản lượng nếu MC10.000 < 800


b. Tăng sản lượng nếu MC10.000 < 800
c. Giảm sản lượng nếu MC10.000 > 800
d. Câu b và c đều đúng.
4. Khi Nhà nước áp dụng thuế không theo sản lượng, doanh nghiệp độc quyền
hoàn toàn sẽ:

a. Thay đổi giá bán và sản lượng.


b. Không bị ảnh hưởng gì.
c. Bị giảm lợi nhuận.
d. Cả 3 câu đều sai.
5. Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn lợi nhuận tối đa sẽ:

a. Không hoạt động ở vùng sản lượng tương ứng với đoạn đường cầu ít co giãn.
b. Sản xuất ở mức sản lượng mà doanh thu biên bằng chi phí biên.
c. Chỉ hoạt động ở vùng sản lượng có MR > 0.
d. Cả a, b, c đều đúng.
-192-
6. Doanh nghiệp độc quyền thấy rằng ở mức sản lượng hiện tại, doanh thu biên
bằng 5, còn chi phí biên bằng 4, muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp này cần
phải:

a. Giữ cho giá và sản lượng không đổi.


b. Giảm giá và tăng sản lượng.
c. Giảm sản lượng và tăng giá.
d. Không câu nào đúng.
7. Đối với người tiêu dùng, biện pháp điều tiết độc quyền nào mang lại lợi ích trực
tiếp cho họ:

a. Ấn định giá tối đa


b. Thuế theo sản lượng
c. Thuế không theo sản lượng
d. Cả 3 biện pháp.
8. Trong thị trường độc quyền hoàn toàn, doanh thu biên MR:

a. = MC
b. = P
c. = P – P/ E D
d. = ED – ED/ P
9. Nếu doanh nghiệp độc quyền quyết định mức sản lượng tại đó MR = MC = AC
thì lợi nhuận kinh tế sẽ:

a. > 0
b. = 0
c. < 0
d. = ¥
10. Một chính sách thuế theo sản lượng đối với một doanh nghiệp độc quyền sẽ
làm cho:

a. Đường SAC dịch chuyển lên trên, đường SMC không đổi.
b. Đường SAC và đường SMC dịch chuyển lên trên vì thuế được xem như một
khoản chí phí cố định.
c. Đường SAC và đường SMC dịch chuyển lên trên vì thuế được xem như một
khoản chi phí biến đổi.

-193-
d. Các câu trên đều sai.
11. Một chính sách không theo sản lượng đem lại lợi ích trực tiếp cho:

a. Người tiêu dùng.


b. Nhà sản xuất.
c. Ngân sách của Chính phủ.
d. Cả 3 đối tượng trên.
12. Độc quyền là cơ cấu thị trường trong đó:

a. Có một vài doanh nghiệp bán những sản phẩm khác biệt.

b. Có một vài doanh nghiệp bán những sản phẩm đồng nhất.

c. Một doanh nghiệp bán một loại sản phẩm duy nhất và trở ngại đối với sự gia
nhập ngành là rất lớn.

d. Một doanh nghiệp bán một loại sản phẩm duy nhất và trở ngại đối với sự gia
nhập ngành là không đáng kể.

13. Lợi nhuận của nhà độc quyền sẽ đạt mức tối đa khi:

a. Tổng doanh thu bằng tổng chi phí.

b. Độ dốc của hai đường tổng doanh thu và tổng chi phí bằng nhau.

c. Độ dốc của hai đường tổng doanh thu và tổng chi phí bằng nhau mà đường
tổng doanh thu nằm phía trên đường tổng chi phí.

d. Độ dốc của hai đường tổng doanh thu và tổng chi phí bằng nhau mà đường
tổng doanh thu nằm phía dưới đường tổng chi phí.

14. Trên thị trường độc quyền, nếu P = 10 tại điểm có ED = - 0,5 trên đường cầu
D:

a. MR = 5.
b. MR = - 10.
c. MR = 0.
d. MC = 10.
15. Trong dài hạn doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất với quy mô:

a. Nhỏ hơn tối ưu.

-194-
b. Lớn hơn tối ưu.
c. Tối ưu.
d. Tất cả các quy mô trên đều có thể.
16. Để điều tiết toàn bộ lợi nhuận độc quyền, chính phủ nên quyết định mức giá
tối đa P* sao cho:

a. P* = MC

b. P* = AC

c. P* = MR

d. P* = AVC

17. Để điều tiết một phần lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền mà không thiệt
hại cho người tiêu dùng, chính phủ nên áp dụng.

a. Đánh thuế theo sản lượng

b. Đánh thuế tỷ lệ với doanh thu

c. Đánh thuế khoán hàng năm

d. Đánh thuế tỷ lệ với chi phí sản xuất

18. Biện pháp thuế áp dụng đối với doanh nghiệp độc quyền sẽ gây thiệt hại cho
người tiêu dùng.

a. Đánh thuế tỷ lệ với lợi nhuận

b. Đánh thuế tỷ lệ với doanh thu

c. Đánh thuế cố định hàng năm

d. Đánh thuế không theo sản lượng

19. Trường hợp có nhiều thị trường, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp nên
phân phối số lượng bán giữa các thị trường sao cho:

a. Phân phối cho thị trường nào có giá bán cao nhất

b. Phân phối đồng đều cho các thị trường

c. Doanh thu biên giữa các thị trường là bằng nhau

-195-
d. Giá cả và doanh thu biên bằng nhau giữa các thị trường

20. Trường hợp doanh nghiệp độc quyền có nhiều cơ sở sản xuất, để tối thiểu
hóa chi phí sản xuất, doanh nghiệp sẽ quyết định phân phối sản lượng sản xuất giữa
các cơ sở theo nguyên tắc:

a. Chi phí trung bình giữa các cơ sở phải bằng nhau

AC1 = AC2 = ………..

b. Phân chia đồng đều sản lượng sản xuất cho các cơ sở

c. Phân chia sản lượng tỷ lệ với quy mô sản xuất của từng cơ
sở

d. Chi phí biên giữa các cơ sở phải bằng nhau:

MC1 = MC2 = ………..

21. Để tối đa hóa lượng bán mà không thua lỗ, doanh nghiệp độc quyền nên sản
xuất theo nguyên tắc:

a. MC = MR

b. MC = P

c. AC = P

d. P = ACmin

22. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền nên sản xuất xuất lượng

a. MC = MR

b. MC = P

c. MC = AR

d. P = ACmin

Sử dụng những thông tin sau để trả lời những câu 23 đến 28.
Có 100 người tiêu dùng sản phẩm X trên thị trường. Hàm số cầu cá nhân trên
là như nhau và có dạng: P = 2200 – 5qd

23. Hàm số cầu thị trường là:

-196-
a. P = 22.000 – 500Qd
b. P = -(1/10)Q + 2200
c. P = -(1/20)Q + 2200
d. P = (1/20)Q + 2200
24. Chỉ 1 doanh nghiệp duy nhất sản xuất sản phẩm X, có hàm chi phí sản xuất
là: TC = 1/10Q2 + 400Q + 3.000.000. Hàm chi phí biên của doanh nghiệp là:
a. MC = (2/10)Q + 400
b. MC = (1/10)Q + 400
c. MC = -(1/10)Q + 2200
d. MC = -(1/5)Q + 400
25. Hàm doanh thu biên của doanh nghiệp là:
a. MR = -(1/20)Q + 2200
b. MR = (1/10)Q + 2200
c. MR = -(1/10)Q + 2200
d. MR = -(1/5)Q + 2200
26. Để đạt lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp ấn định giá và sản lượng bán là:
a. P = 1800 Q = 7200
b. P = 1900 Q = 6000
c. P = 1925 Q = 5500
d. P = 1800 Q = 2120
27. Mỗi sản phẩm chính phủ đánh thuế là 150 đồng thì doanh nghiệp ấn định giá
và sản lượng bán là:
a. P = 1840 Q = 7200
b. P = 1990 Q = 6000
c. P = 1925 Q = 5500
d. Tất cả đều sai
28. Nếu doanh nghiệp muốn tối đa hóa sản lượng mà không bị thua lỗ thì sẽ ấn
định giá bán:
a. P = 1700
b. P = 2100
c. P = 1400
d. P = 1800

-197-
29. Nếu nhà độc quyền định mức sản lượng tại đó doanh thu biên = chi phí biên
= chi phí trung bình, thì lợi nhuận kinh tế sẽ:

c. =0
d. <0
e. Cần phải có thêm thông tin
f. >0
30. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu: P = -Q + 20 và hàm tổng chi
phí: TC = Q2 + 4Q + 4. Mức giá và sản lượng đạt lợi nhuận tối đa.

a. P = 12, Q = 4

b. P = 14, Q = 5,3

c. P = 4, Q = 16

d. P = 16, Q = 4

31. Thế lực độc quyền có được là do:


a. Định giá bằng chi phí biên
b. Định giá biên bằng doanh thu biên
c. Định giá cao hơn chi phí biến đổi trung bình
d. Định giá cao hơn chi phí biên
32. Một nhà sản xuất đĩa VCD có 2 thị trường nội địa và xuất khẩu. Hai nhóm
khách này tách biệt nhau. Nhà sản xuất này có thể định giá trong thị trường với:
a. Độ co giãn của cầu theo giá thấp hơn
b. Độ co giãn của cầu theo giá cao hơn
c. Lượng cầu thấp hơn ở mọi mức giá
d. Lượng cầu cao hơn ở mọi mức giá
33. Giá vé ở 1 nhà hàng Karaoke là 40.000 đồng/giờ vào ban ngày, từ 18 giờ trở
đi giá vé là 60.000 đồng/giờ. Đây là ví dụ cụ thể về.
a. Phân biệt giá cấp 2
b. Phân biệt giá theo thời điểm
c. Giá cả 2 phần
d. Phân biệt giá lúc cao điểm
34. Nếu công ty điện thoại buộc khách hàng trả tiền cước thuê bao hàng tháng
và sau đó phải trả thêm chi phí cho mỗi cuộc gọi, thì công ty đã áp dụng chính sách:
a. Giá cả 2 phần
b. Phân biệt giá cấp 2
-198-
c. Phân biệt giá cấp 3
d. Giá trọn gói (giá gộp)
35. Giá gộp là 1 kỹ thuật định giá hữu hiệu khi cầu sản phẩm
a. Đồng nhất và đặt vào tương quan nghịch
b. Không đồng nhất và đặt vào tương quan nghịch
c. Đồng nhất và đặt vào tương quan thuận
d. Không đồng nhất và đặt vào tương quan thuận
36. Công viên du lịch Đầm Sen đứng trước đường cầu (D1) trong những ngày
thường, nhưng những ngày Thứ 7, Chủ nhật, cần gia tăng.
(D1): P1 = 12 – 0,0001Q1
(D2): P2 = 20 - 0,0001Q2
Qi số lượt người vào công viên mỗi ngày, chi phí biên của dịch vụ như nhau
vào các ngày.
MC = 1 + 0,0003Qi
Nếu công viên phân biệt giá thì giá thích hợp và số lượt người trong ngày
thường và Thứ 7, Chủ nhật là:
a. P1 = 9,8 và Q1 = 22.000; P2 = 16,2 và Q2 = 38.000

b. P1 = 9,8 và Q1 = 20.000; P2 = 6,43 và Q2 = 13.572

c. P1 = P2 = 9,8; Q1 = 22.000, Q2 = 38.000

d. Các câu trên đều sai

37. Trong dài hạn, doanh nghiệp độc quyền


a. Luôn thu được lợi nhuận

b. Có thể bị lỗ

c. Luôn thiết lập được quy mô sản xuất tối ưu

d. Ấn định múc giá bán bằng chi phí biên

Chương 7
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN TOÀN

-199-
Trong chương này chúng ta nghiên cứu 2 vấn đề sau:

- Thị trường cạnh tranh độc quyền

- Thị trường độc quyền nhóm

7.1. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN


7.1.1. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền
- Thứ nhất, Nhiều doanh nghiệp (nhiều người bán) cùng bán một loại sản
phẩm, nhưng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp thì phân biệt với sản phẩm của những
doanh nghiệp khác (khác nhau về chất lượng, kiểu dáng, nhãn hiệu, bao bì đóng gói,
uy tín của hãng, các dịch vụ phục vụ khách hàng…). Sản phẩm của các doanh
nghiệp thay thế dễ dàng cho nhau nhưng không hoàn toàn thay thế. Do đó mỗi
doanh nghiệp có chút ít quyền lực kiểm soát giá cả.

- Thứ hai, các doanh nghiệp có sự tự do gia nhập và rời bỏ ngành kinh doanh.
Khi ngành kinh doanh có nhiều lợi nhuận thì các hãng mới sẽ gia nhập vào bằng
những nhãn hiệu mới, chúng bỏ ra những số tiền cần thiết để triển khai sản xuất,
thông tin và quảng cáo những sản phẩm mới. Do đó cũng sẽ làm giảm phần thị
trường và mức sinh lời của các hãng cũ trong ngành.

- Thứ ba, thị trường cạnh tranh độc quyền thường tồn tại trong các ngành như
sản xuất nước giải khát, mỹ phẩm, dầu gội đầu, xà phòng, chất khử mùi, sản xuất
các loại vitamin, các loại thuốc chống cảm lạnh… Các ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm. Các ngành kinh doanh về ăn uống, khách sạn, các cửa hàng thương mại
bán lẻ…

Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, sản phẩm của các doanh nghiệp là
phân biệt, nên thường hình thành hai nhóm khách hàng:

+ Khách hàng trung thành với sản phẩm, nghĩa là họ ưa thích sản phẩm này
hơn các sản phẩm khác, do đó sẵn sàng trả giá cao hơn một ít để mua.

+ Khách hàng trung lập (không trung thành) với sản phẩm, nghĩa là họ coi
các sản phẩm tương tự nhau, do đó sẽ nhanh chóng thay thế sản phẩm khi giá tăng
lên.

-200-
Do sự phân biệt sản phẩm giữa các doanh nghiệp nên không có một giá bán
thống nhất mà có nhiều mức giá chênh lệch nhau không nhiều. Và các doanh nghiệp
thường cạnh tranh nhau bằng cách tăng cường và cải tiến quảng cáo.

7.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
7.1.2.1. Đường cầu của doanh nghiệp
- Mỗi doanh nghiệp là người duy nhất sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu của
mình, nên mỗi doanh nghiệp đều có chút ít độc quyền, có thể kiểm soát giá sản
phẩm của mình.

- Đường cầu đối với doanh nghiệp là co giãn nhiều, nhưng không co giãn hoàn
toàn (đường cầu hơi dốc xuống). Càng nhiều doanh nghiệp tham gia trên thị trường,
đường cầu của mỗi doanh nghiệp càng co giãn.

7.1.2.2. Doanh thu biên


- Do đường cầu hơi dốc xuống (vì lượng cung (QS) tăng làm cho giá giảm),
nên đường doanh thu biên nằm dưới đường cầu, doanh thu biên nhỏ hơn giá ớ các
mức sản lượng.

P1
AR
MR1

MR

Q1 Q
Hình 7.1

7.1.2.3. Chi phí sản xuất


- Những đường chi phí sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng
giống như những đường chi phí của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn, vì các
doanh nghiệp đều cạnh tranh hoàn toàn với nhau trong việc mua các yếu tố sản
xuất.

7.1.3. Cân bằng ngắn hạn

-201-
7.1.3.1. Tối đa hóa lợi nhuận
- Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi chút ít đường cầu thị trường
đối với doanh nghiệp bằng các hoạt động quảng cáo, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất
lượng sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi.

- Trong ngắn hạn, quy mô sản xuất của doanh nghiệp không đổi, các đường
chi phí trung bình, chi phí biên và đường cầu của doanh nghiệp được cho như trên
hình 7.2. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q tại
đó MR = MC, giá bán là P, lợi nhuận tối đa là (P – AC)Q.

P MC
AC

A
P1=
D
AC1
B MR

Q1 Q
Hình 7.2

- Trong trường hợp doanh nghiệp có phát sinh quảng cáo, để tối đa hóa lợi
nhuận đòi hỏi chi phí quảng cáo phải bằng doanh thu biên do hoạt động quảng cáo
mang lại: MCQC = MRQC

7.1.3.2. Tối thiểu hóa lỗ


- Trong trường hợp, đường cầu thị trường của doanh nghiệp nằm bên dưới
đường cầu chi phí trung bình của doanh nghiệp ở tất cả các mức sản lượng, lúc này
doanh nghiệp sẽ bị lỗ, để tối thiểu hóa lỗ doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng tại
đó MC = MR, mức lỗ của doanh nghiệp là (AC – P)Q.

SMC
P SAC
AC1

P -202-
1
D
MR
7.1.4. Cân bằng dài hạn
- Khi các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền có lợi nhuận kinh tế
sẽ thu hút các doanh nghiệp khác gia nhập vào ngành, làm cho thị trường của các
doanh nghiệp hiện có bị thu hẹp. Đường cầu và đường doanh thu biên sẽ dịch
chuyển xuống dưới. Sản lượng và sản xuất quy mô bị thu hẹp.

- Mặt khác, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sẽ gia tăng, các đường chi
phí sản xuất sẽ dịch chuyển lên trên, lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm.

- Sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới sẽ bị chấm dứt khi đường cầu
của sản phẩm tiếp xúc với đường chi phí trung bình dài hạn LAC, sản lượng cân
bằng dài hạn của doanh nghiệp là: SMC1 = LMC1 = MR1 và SAC1 = LAC1 = P1.
LMC1
SMC1
C,P SAC1

LAC1
P

MR1

0 Q1 Q
Hình 7.4

7.1.5. Hiệu quả của thị trường cạnh tranh độc quyền
7.1.5.1. Giá cả và sản lượng

-203-
- Đường cầu sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền dù rất co giãn
nhưng vẫn dưới mức co giãn hoàn toàn. Do đó, mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
của doanh nghiệp nhỏ hơn mức sản lượng mà chi phí biên bằng giá cả.

- Như vậy, mức sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền nhỏ hơn
mức sản lượng cạnh tranh độc quyền hoàn toàn. Đường cầu càng co giãn thì sự
chênh lệch về giá cả và sản lượng so với cạnh tranh hoàn toàn càng nhỏ.

7.1.5.2. Giá cả và chi phí trung bình


- Trong dài hạn, nếu sự gia nhập vào ngành được dễ dàng thì giá cả bằng chi
phí trung bình, người tiêu dùng mua được sản phẩm với mức giá bằng chi phí trung
bình nhưng không phải là chi phí trung bình thấp nhất.

- Trong trường hợp gia nhập ngành bị đóng kín thì người tiêu thụ sản phẩm sẽ
mua sản phẩm cao hơn chi phí trung bình, nhà sản xuất sẽ có lợi nhuận kinh tế.

7.1.5.3. Hiệu quả kinh tế


- Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, sản lượng và quy mô sản xuất của
doanh nghiệp là tối ưu, còn trong thị trường cạnh tranh độc quyền khi cửa ngõ gia
nhập ngành dễ dàng, sản lượng và quy mô sản xuất sẽ nhỏ hơn tối ưu. Điều đó cho
thấy thị trường cạnh tranh độc quyền hoạt động kém hơn thị trường cạnh tranh hoàn
toàn.

- Tuy nhiên, thế lực độc quyền của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền là nhỏ,
do đó phần tổn thất vô ích do thế lực độc quyền tạo ra không đáng kể.

- Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền đều tạo ra
sản phẩm cho mình có sự khác biệt so với những sản phẩm khác.

7.2. THỊ TRƯỜNG THIỂU SỐ ĐỘC QUYỀN (ĐỘC QUYỀN NHÓM) [5]
7.2.1. Đặc điểm thị trường độc quyền nhóm
7.2.1.1. Khái niệm
- Thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít doanh nghiệp bán cùng một loại
sản phẩm đồng nhất hoặc không đồng nhất, do đó thị phần của mỗi doanh nghiệp
khá lớn.

-204-
- Do có một số ít doanh nghiệp chia nhau thị trường về một loại sản phẩm nên
những hoạt động nhằm mở rộng thị trường như chiến lược giá cả, sản lượng quảng
cáo của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thị phần của các doanh nhiệp khác. Do
đó, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp khác sẽ tiến hành các hoạt động đối
phó nhằm bảo vệ thị phần của mình.

- Do các doanh nghiệp có sự phụ thuộc lẫn nhau, nên cầu về sản phẩm của
doanh nghiệp tùy thuộc vào hoạt động thị phần và phản ứng của các doanh nghiệp
khác trong ngành. Trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán được lượng cầu thị
trường và lượng cung của các doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp có thể thiết lập
đường cầu sản phẩm của doanh nghiệp và do đó không thể xác định được giá cả và
mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.

7.2.1.2. Sự gia nhập ngành


- Trong dài hạn sự gia nhập vào ngành độc quyền nhóm có thể là dễ dàng, bị
hạn chế một phần hoặc bị hạn chế hoàn toàn. Sự dễ dàng hay khó khăn này có ảnh
hưởng rất quan trọng đến lợi nhuận ròng trong dài hạn của doanh nghiệp độc quyền
nhóm.

7.2.1.3. Phân loại thị trường


Quản lý một doanh nghiệp độc quyền nhóm rất phức tạp, khó khăn, phải cẩn
trọng xem xét và dự đoán chính xác các phản ứng đối phó hợp lý của các đối thủ
cạnh tranh. Khi doanh nghiệp quyết định các chiến lược về giá, sản lượng, về chi
tiêu quảng cáo, về đầu tư mới… Đồng thời phải biết rằng các quyết định, các phản
ứng đối phó giữa các doanh nghiệp đều năng động và tiến hóa theo thời gian.

Có thể phân các doanh nghiệp độc quyền nhóm thành hai loại :

• Các doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác với nhau: Khi các doanh
nghiệp có thể thương lượng với nhau và có những hợp đồng ràng buộc để đưa ra
những chiến lược chung.

• Các doanh nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác: Khi các doanh nghiệp
không liên lạc, không thương lượng nhau, không có những hợp đồng ràng buộc mà
cạnh tranh với nhau.

-205-
7.2.2. Trường hợp các doanh nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác
Đối với các doanh nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác thường thực hiện
các chiến lược cạnh tranh về sản lượng, cạnh tranh về giá, cạnh tranh quảng cáo, cải
tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, và tổ chức các dịch vụ hậu mãi.

7.2.2.1. Chiến lược cạnh tranh về sản lượng


a) Mô hình Cournot
Thị trường chỉ có hai doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giống nhau, nên chỉ
có một mức giá trên thị trường sản phẩm. Cả hai doanh nghiệp này đều am hiểu nhu
cầu thị trường và chi phí của nhau.

Vấn đề đặt ra là cả hai doanh nghiệp chỉ có một lần và cùng một lúc đưa ra
quyết định sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận.

Giá sản phẩm trên thị trường sẽ phụ thuộc vào tổng số sản phẩm của cả hai
doanh nghiệp.

Ví dụ: Hàm số cầu thị trường của sản phẩm X là: P = 53 – Q. Có hai doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm X. Doanh nghiệp I và doanh nghiệp II đều sản xuất có chi
phí trung bình và chi phí biên không đổi là: AC = MC = 5.

Với: Q = Q1 + Q2, Q1 là sản lượng của doanh nghiệp I và Q2 là sản lượng


của doanh nghiệp II.

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp I sẽ quyết định sản xuất bao nhiêu sản
phẩm là tùy thuộc vào sản lượng mà nó dự đoán doanh nghiệp II sẽ sản xuất.

Nếu doanh nghiệp II không sản xuất (Q2 = 0) thì đường cầu của doanh
nghiệp I chính là đường cầu thị trường: P = 53 - Q1.

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp I quyết định sản xuất sản lượng Q1,
tại đó: MR1 = MC hay 53 – 2Q1 = 5, ta tính được Q1 = 24.

Nếu doanh nghiệp II sản xuất Q2 = 24 thì đường cầu (D1) doanh nghiệp I sẽ
dịch chuyển sang trái một đoạn bằng 24, (D1) có dạng: P = 53 - Q1 - 24 = 29 - Q1.

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp I quyết định sản xuất sản lượng Q1, tại
đó: MR1(24) = MC hay 29 - 2Q1 = 5, ta tính được Q1 = 12.

-206-
Nếu doanh nghiệp II sản xuất Q2 = 36, thì đường cầu của doanh nghiệp I
(D1) có dạng: P = 53 - Q1 - 36 =17 - Q1.

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp I quyết định sản xuất sản lượng Q1, tại
đó: MR1 = MC hay 17 - 2Q1 = 5, ta tính được Q1 = 6.

Nếu doanh nghiệp II sản xuất Q2 = 48 thì D1 có dạng: P = 53 - Q1 – 48 => P


= 5 - Q1 .

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp I quyết định sản xuất lượng Q1, tại đó:
MR1 = MC hay 5 - 2Q1 = 5, ta tính được Q1 = 0.

Như vậy, quyết định sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp I
phụ thuộc vào sản lượng của doanh nghiệp II, thể hiện qua bảng 7.1 sau:

Q2 0 24 36 48
Q1 24 12 6 0
Tổng quát, để đạt lợi nhuận tối đa, mức sản xuất của doanh nghiệp I tùy
thuộc vào sản lượng dự đoán Q2 của doanh nghiệp II, mức giá sản phẩm phụ thuộc
vào tổng sản lượng của hai doanh nghiệp, do đó đường cầu đối với doanh nghiệp I:

(D1): P = 53 - (Q1 + Q2) = (53 - Q2) - Q1

ð MR = (53 - Q2 ) - 2Q1

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp I sẽ quyết định sản xuất theo nguyên
tắc:

MR1 = MC1

53 – 2Q1 - Q2 = 5

ð Q1 = 24 –(1/2)Q2 (1)

Phương trình (1) được gọi là phương trình phản ứng của doanh nghiệp I.

Phương trình phản ứng của một doanh nghiệp thể hiện số lượng sản phẩm
mà doanh nghiệp sẽ sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận, khi số lượng sản phẩm của
doanh nghiệp đối thủ coi như đã biết.

Tương tự phương trình phản ứng của doanh nghiệp II là :

-207-
Q2 = 24 – (1/2)Q1 (2)

Q2
Đường phản ứng xí nghiệp 1
48
Đường hợp đồng

Thế cân bằng Cournot

24 Đường phản ứng xí nghiệp 2


16 E

0 16 24 48 Q1
Hình 7.5

Thế cân bằng Cournot được xác định ở giao điểm của 2 đường phản ứng, ở
đó mỗi doanh nghiệp dự đoán chính xác số lượng sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh
sản xuất và quyết định sản lượng thích hợp để tối đa hóa lợi nhuận của mình và khi
đó cả hai đều không có ý muốn thay đổi quyết định của mình.

Với ví dụ trên, để xác định thế cân bằng Cournot, thế phương trình (2) vào
phương trình (1), ta có: Q1 = Q2 = 16

Mức giá là: P = 53 – Q1 – Q2 = 21

Lợi nhuận mỗi doanh nghiệp = (P –AC )Q1 = (21 –5).16 = 256

Tổng lợi nhuận của ngành: л = л1+ л2 = 512

Trường hợp 2 doanh nghiệp cấu kết nhau:

Nếu hai doanh nghiệp liên kết nhau cùng quyết định sản lượng để tối đa hóa
lợi nhuận chung, thì cũng tương tự như một doanh nghiệp độc quyền với hai cơ sở,
đường cầu thị trường chính là đường cầu đứng trước tổ chức độc quyền này:

P = 53 – Q, do đó MR = 53 – 2Q.

Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hai doanh nghiệp thỏa điều kiện:

MR = MC hay 53 –2Q = 5

-208-
Như vậy: Q = 24 và Q1 = Q2 = 12.

Ta tính được mức giá P = 29,

Do đó: лmax = (P-AC)Q = 576

ð л1 = л2 = 288

Như vậy, nếu cấu kết với nhau, cả hai sẽ sản xuất ít hơn, giá bán cao hơn và
lợi nhuận cao hơn so với thế cân bằng Cournot. Trong trường hợp này mọi tổ hợp
sản lượng (Q1 & Q2) cả hai doanh nghiệp luôn bằng 24 đều đạt lợi nhuận tối đa.
Đường Q1 + Q2 = 24 được gọi là đường hợp đồng.

Đường hợp đồng là tập hợp các tổ hợp sản lượng của hai doanh nghiệp để
tối đa hóa lợi nhuận chung.

Nhược điểm của mô hình Cournot: Trong thực tế, khó lòng chỉ một lần
doanh nghiệp chọn đúng sản lượng ở thế cân bằng Cournot, mà phải trải qua quá
trình thăm dò, điều chỉnh mới có thể đạt được.

b) Mô hình Stackelberg (lợi thế của người hành động trước)

Trong thị trường có hai doanh nghiệp, nếu có một doanh nghiệp quyết định
công bố trước sản lượng sản xuất của mình, thì doanh nghiệp này có một lợi thế
chiến lược và sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Bởi vì khi doanh nghiệp này chọn
mức sản lượng lớn thì đối thủ cạnh tranh phải chọn mức sản lượng nhỏ hơn nếu
muốn tối đa hóa lợi nhuận.

Ví dụ: Lấy lại ví dụ trên, nếu doanh nghiệp quyết định trước sản lượng sản
xuất, thì mỗi doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm?

Giả sử doanh nghiệp I là người quyết định trước sản phẩm, thì doanh nghiệp II
sẽ sản xuất sản lượng theo hàm phản ứng (2) ở trên Q2 = 24 – (1/2)Q1. Doanh
nghiệp I biết rằng doanh nghiệp II sẽ sản xuất căn cứ vào sản lượng Q1 của nó, do
đó hàm cầu đối với doanh nghiệp I là:

P = 53 - Q1 - Q2

Thế phương trình (2) vào số cầu:

P = 53 - Q1 - 24 + (1/2).Q1 = 29 – (1/2)Q1
-209-
Do đó, hàm doanh thu biên: MR1 = 29 - Q1.

Để đạt lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp I sẽ sản xuất theo nguyên tắc:

MR1 = MC1

hay: 29 - Q1 = 5

Giải phương trình ta có: Q1 = 24. Thế Q1 = 24 vào phương trình (2), ta được
Q2 =12.

Mức giá sẽ là: P = 53 - Q1 - Q2 = 53 - 36 =1

Л1 = (P - AC)Q1 = (17 - 5)24 = 288

Л2 = (P - AC)Q2 = (17 - 5)12 = 144

Qua ví dụ trên cho thấy, lợi thế của người hành động trước. Nếu doanh nghiệp
I thông báo trước sản lượng của mình, nó sẽ sản xuất sản lượng lớn hơn và thu được
lợi nhuận cao hơn so với doanh nghiệp 2. Thông thường người hành động trước là
người có thế lực thị trường lớn hơn.

7.2.2.2. Cạnh tranh về giá


Chúng ta cho rằng khi các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm giống nhau thì
họ sẽ cạnh tranh với nhau về sản lượng. Nhưng trong các ngành mà sản phẩm của
các doanh nghiệp là phân biệt thì các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh và xác định giá
của mình trên cơ sở tính đến phản ứng của các đối thủ cạnh tranh.

a) Mô hình Cournot về cạnh tranh giá


Nếu chỉ có 2 doanh nghiệp trong ngành, sản xuất sản phẩm có phân biệt và cả
hai quyết định giá trong cùng một lúc. Ta có thể ứng dụng mô hình Cournot để phân
tích trường hợp cạnh tranh về giá.

Ví dụ: Có 2 doanh nghiệp cạnh tranh giá cả có hàm số cầu đứng trước doanh
nghiệp như sau:

Q1 = 28 - 2P1 + P2 và Q2 = 28 + P1 - 2P2

Với: P1, P2 là giá bán của mỗi doanh nghiệp.

-210-
Cả hai đều có phí trung bình và chi phí biên không đổi: AC = MC = 4. Cả hai
quyết định cùng một lúc.

Tổng lợi nhuận của xí nghiệp I được xác định:

Л1 = TR1 - TC1

= P1Q 1 - AC1Q1

= P1(28 - 2P1 + P2) - 4Q1

= 36P1 - 2P21 + P1P2 - 112 - 4P2

Л1max ó Л’1 = 0

=> 36 - 4P1+ P2 = 0

=> P1 = 9 + (1/4)P2 (3)

Phương trình (3) được gọi là phương trình phản ứng về giá của doanh nghiệp
I. Hàm số phản ứng của doanh nghiệp I cho biết để tối đa hóa lợi nhuận, doanh
nghiệp I sẽ ấn định giá của mình như thế nào khi đã biết mức giá của doanh nghiệp
II.

Tương tự, hàm số phản ứng của doanh nghiệp II:

P2 = 9 + (1/4)P1 (4)

Thế cân bằng Cournot, thế phương trình (4) vào (3) ta tính được: P1 = 12 và
P2 = 12.

Tiếp tục, thế P1, P2 vào hàm số cầu, ta có: Q1 = Q2 = 16

Lợi nhuận mỗi doanh nghiệp là:

Л1 = Л2 = (Q2 - AC)Q1 = (12 - 4)16 = 128

Như vậy, ở thế cân bằng Cournot, để tối đa lợi nhuận, mỗi doanh nghiệp đều
ấn định mức giá là 12 và thu được lợi nhuận là 128.

P2
Đường phản ứng xí nghiệp I

Thế cân bằng Cournot


-211-
E
12
9 Đường phản ứng của xí nghiệp II
Thế cân bằng Cournot về giá ấn định mỗi doanh nghiệp ấn định mức giá hợp
lý của mình để tối đa hóa lợi nhuận sau khi đã biết giá của đối thủ cạnh tranh và
không có động cơ thay đổi giá của mình.

Trong lý thuyết trò chơi, thế cân bằng Cournot cũng chính là thế cân bằng
Nash.

Thế cân bằng Nash là tập hợp các chiến lược khiến cho mỗi người chơi đều
tin tưởng rằng họ đang làm tốt nhất việc họ có thể làm, khi đã biết hành động của
đối thủ cạnh tranh và không có động cơ thay đổi quyết định của mình.

Trong trường hợp cả hai cấu kết với nhau, để tối đa hóa lợi nhuận chung thì
hàm số cầu thị trường là:

Q = Q1 + Q2 = 56 - 2P

Hay: P = 28 - 1/2Q.

Do đó, hàm doanh nghiệp thu biên: MR = 28 - Q.

Để đạt lơi nhuận tối đa họ sẽ sản xuất theo nguyên tắc:

MR = MC

Hay 28 - Q = 4

Như vậy, Q = 24. Thế Q = 24 vào hàm số cầu chung ta tính được: P =16

Lợi nhuận tối đa:

Л = (P - AC).Q = (16 - 4)24 = 288

Л1= Л2 = 288/2 = 144

-212-
Như vậy, cả 2 doanh nghiệp cấu kết nhau thì giá bán cao hơn, sản lượng ít
hơn và lợi nhuận cao hơn so với không cấu kết.

b) Cạnh tranh giá cả khi có hai doanh nghiệp trong ngành

Thông thường ta có hơn hai doanh nghiệp trong ngành, thì cạnh tranh giá
diễn ra như sau:

Khởi đầu, một doanh nghiệp sẽ hạ giá bán để gia tăng thị phần và tăng thêm
lợi nhuận, gây bất lợi, làm giảm lợi nhuận các doanh nghiệp còn lại. Do đó, các
doanh nghiệp đối thủ phản ứng trả đũa bằng cách cũng hạ giá, thậm chí hạ giá nhiều
so với doanh nghiệp ban đầu. Để bảo vệ thị phần của mình, buộc doanh nghiệp đầu
tiên phải tiếp tục hạ giá bán nhiều hơn nữa. Cuộc chiến tranh giá thực sự xảy ra, mà
hậu quả là:

- Các doanh nghiệp yếu thế có chi phí sản xuất cao sẽ bị phá sản, bị loại ra
khỏi ngành.

- Các doanh nghiệp lớn, có thế lực tài chính cũng bị thua lỗ và nếu kéo dài sẽ
bị phá sản. Do đó, để tồn tại các doanh nghiệp còn lại, cuối cùng phải thỏa hiệp, cấu
kết với nhau công khai hay ngấm ngầm.

7.2.2.3. Đường cầu gãy

P1 MC2

MC1
d

Q1 MR
Hình 7.10

-213-
Trong mô hình này, các doanh nghiệp độc lập với nhau, bất kì một doanh
nghiệp nào cũng có thể tăng giá hoặc giảm giá.

Nếu một doanh nghiệp đơn phương tăng giá, các doanh nghiệp khác sẽ
không tăng giá nên cầu sản phẩm của nó sẽ giảm nhiều, do đó doanh nghiệp có thể
sẽ bị phá sản.

Nếu doanh nghiệp quyết định giảm giá, các doanh nghiệp khác sẽ giảm giá
theo để giữ lấy thị trường. Sản phẩm bán ra tăng lên là do giá cả giảm nên lượng
cầu tăng.

Do các doanh nghiệp có ứng xử như nhau nên đường cầu sản phẩm của các
doanh nghiệp là đường cầu gãy.

Vì đường cầu của doanh nghiệp là đường cầu gãy nên doanh thu biên là một
đường không liên tục bị ngắt quảng tại Q1. Giả sử MC2 cắt MR ở chỗ không liên
tục, mức sản lượng của doanh nghiệp là Q1: MC2 = MR. với giá bán ra vẫn không
thay đổi.

7.2.2.4. Cạnh tranh về quảng cáo, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng
sản phẩm và những dịch vụ hậu mãi
d) Cạnh tranh về quảng cáo
Khi doanh nghiệp không có khả năng loại bỏ đối thủ bằng cạnh tranh giá hay
thị trường đã bão hòa, doanh nghiệp có thể giành giật thị trường bằng hình thức
cạnh tranh quảng cáo. Và hình thức quảng cáo hấp dẫn sẽ lôi cuốn nhiều khách
hàng hơn, thị phần và lợi nhuận sẽ tăng. Sau đó các doanh nghiệp đối thủ sẽ tăng
cường quảng cáo để bảo vệ thị phần của mình, làm chi phí quảng cáo liên tục tăng
lên, lợi nhuận của các bên đều giảm xuống, đồng thời giá cả sản phẩm nhích lên.
Các doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng lưỡng nan của hai kẻ bị tình nghi – có
thể được minh họa qua một ví dụ điển hình trong Lý thuyết trò chơi như sau:
Có hai người bị bắt giam vì cùng phạm một trọng tội, nên họ bị giam giữ
cách ly để hỏi cung để yêu cầu họ nhận tội.
- Nếu cả hai thú nhận, mỗi người sẽ nhận án tù 5 năm.
- Nếu không ai thú nhận thì không có chứng cứ để buộc tội, cho nên mỗi
người chỉ bị tù 2 năm.
-214-
- Nếu một trong hai nhận tội, người nhận tội chỉ bị tù 1 năm, còn người kia sẽ
bị tù 10 năm.
Theo bạn mỗi người bị giam sẽ quyết định như thế nào cho hợp lý? Khai hay
không khai, nhận hay không nhận tội?
Những kết quả có thể xảy ra có thể được tóm tắt trong ma trận thưởng phạt
của lý thuyết trò chơi trong bảng 7.2 như sau:

Chiến lược của người bị giam A


Không nhận Nhận

Chiến lược -2 -1
Không nhận
của người bị -2 -10
giam B
Nhận -10 -5
-1 -5

(Dấu âm ngụ ý bị phạt tù, góc phải trên mỗi ô là kết quả thưởng phạt của A,
góc trái dưới mỗi ô là của B).
Bảng 7.2 cho thấy cả hai người bị giam đều ở trong tình trạng tiến thoái
lưỡng nan. Nếu cả hai thỏa thuận không nhận tội, thì mỗi người chỉ bị kết án 2 năm
tù. Nhưng họ không thể nói chuyện được với nhau, hoặc có nói với nhau đi nữa, thì
họ cũng không tin chắc người kia giữ đúng thỏa thuận. Nếu người A không nhận
tội, có khả năng bị B phản bội, B sẽ nhận tội. Xét cho cùng, phương án tốt nhất cho
A là sẽ nhận tội cho dù B quyết định như thế nào. Tương tự, phương án tốt nhất
cho B là sẽ nhận tội, bất chấp A quyết định như thế nào. Như vậy, cả hai người sẽ
cùng nhận tội, đều bị tù 5 năm.
Phương án tốt nhất trong hành động của mỗi bên được gọi là chiến lược
thống trị (hay chiến lược có ảnh hưởng chi phối). Chiến lược thống trị là một chiến
lược tối ưu của một người chơi, bất kể đối phương hành động như thế nào. Như
vậy, mỗi người bị giam đều có chiến lược thống trị là nhận tội. Do đó, thế cân bằng
của chiến lược thống trị thể hiện ở ô dưới bên phải: cả hai đều nhận tội, cả hai đều
bị tù 5 năm.
Thế cân bằng trong chiến lược thống trị là một trường hợp đặc biệt của cân
bằng Nash.

-215-
Thú tội là chiến lược thống trị đối với từng tội nhân, cũng là một chiến lược
tối đa tối thiểu của mỗi người.
Chiến lược tối đa tối thiểu là chiến lược trong đó mỗi người chơi xem xét các
kết quả xấu nhất cho mỗi hành động của đối phương và chọn kết quả tốt nhất trong
các kết quả xấu nhất.
Cả A và B đều tính toán rằng:
- Nếu khai, ít nhất ở tù 1 năm, xấu nhất ở tù 5 năm.
- Nếu không khai, ít nhất ở tù 2 năm, xấu nhất ở tù 10 năm.
Vì vậy, giải pháp tối ưu đa tối thiểu của cả hai là khai, nhận tội, kết quả đều
đi tù 5 năm.
Các doanh nghiệp độc quyền nhóm cũng rơi vào tình trạng lưỡng nan của
những người bị giam giữ trong các chiến lược cạnh tranh.
Trong lĩnh vực quảng cáo, giả định có hai doanh nghiệp độc quyền nhóm A
và B, đang xem xét có nên tăng cường quảng cáo hay không.
- Nếu cả hai doanh nghiệp đều không tăng quảng cáo thì lợi nhuận của A là
5, của B là 5.
- Nếu A tăng quảng cáo, B không tăng quảng cáo thì lợi nhuận của A là 18,
lợi nhuận của B là 1.
- Nếu cả hai tăng cường chiến lược quảng cáo, lợi nhuận của A là 10, của B
là 3.
- Nếu A không quảng cáo, B tăng quảng cáo thì lợi nhuận của A chỉ là 8, của
B là 7.
Những kết quả có thể có của trò chơi được minh họa bằng ma trận thưởng
phạt trong bảng 7.3 như sau:
Chiến lược của doanh nghiệp B
Không tăng quảng cáo Tăng quảng cáo
Chiến Không 5 7
lược tăng
quảng cáo 5 8
của
doanh Tăng 1 3
nghiệp quảng cáo
A 8 10

-216-
(Số bên phải mỗi ô là lợi nhuận của B; số bên trái dưới mỗi ô là lợi nhuận
của A).

Chiến lược tối ưu của A là phải tăng quảng cáo, bất kể B làm gì. Tương tự,
chiến lược tối ưu của B là tăng quảng cáo, cho dù A hành động như thế nào.
Như vậy, chiến lược thống trị của A và B là tăng cường quảng cáo. Kết quả
chi phí quảng cáo tăng, lợi nhuận của cả hai giảm xuống.
Tuy nhiên, lợi ích của chiến lược gia tăng quảng cáo là do chi phí quảng cáo
quá lớn, khiến các doanh nghiệp tiềm tàng bị ngăn chặn, không thể gia nhập ngành,
do đó thị phần và lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện có được bảo đảm. Như vậy,
quảng cáo là rào chắn rất hữu hiệu.
e) Cạnh tranh cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và các dịch vụ
hậu mãi
Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những phương án sao cho sản phẩm của
mình ngày càng được ưa thích trên thị trường, ra sức bán hàng, giao hàng tận nhà,
lắp ráp, hướng dẫn sử dụng, bảo hành sản phẩm… nhằm gia tăng thị phần của mình.
Nhưng các doanh nghiệp đối thủ đều ra sức cạnh tranh với những hình thức tương
tự, nên cuối cùng thị phần các bên không thay đổi, nhưng chi phí sản xuất gia tăng,
lợi nhuận đều giảm sút.
Ngoài ra, trong lý thuyết trò chơi còn đề cập đến chiến lược ăn miếng trả
miếng, nghĩa là nếu đối thủ định giá cao ta sẽ định giá cao, ngược lại nếu đối thủ
định giá thấp ta sẽ định giá thấp.

7.2.3. Các doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác


7.2.3.1. Hợp tác ngầm
Trong một số ngành có một vài doanh nghiệp lớn có ưu thế trên cả hai mặt:
- Thứ nhất, có chi phí sản xuất thấp nhất, chất lượng sản phẩm bảo đảm, ổn
định, có uy tính trên thị trường.
- Thứ hai, quy mô sản xuất lớn, sản lượng cung ứng chiếm tỷ trọng đáng kể
trong ngành.
Doanh nghiệp chiếm ưu thế như vậy sẽ là người quyết định giá bán, các
doanh nghiệp khác sẽ là những người chấp nhận giá.
a) Lãnh đạo giá có ưu thế về chi phí sản xuất thấp nhất
-217-
Hình 7.11, biểu thị trường hợp trong ngành có hai doanh nghiệp độc quyền
tay đôi, mỗi bên chiếm phân nữa thị trường, đường cầu mỗi bên là d. Điều kiện sản
xuất của doanh nghiệp I được thể hiện bằng đường AC1 và MC1, điều kiện sản xuất
của doanh nghiệp II được thể hiện qua đường AC2 và MC2. Doanh nghiệp I có chi
phí sản xuất thấp hơn doanh nghiệp II.

MC2
P
MC1
AC2
P2 AC1
P1
AC2
AC1
d

MR

Q2 Q1 Q
Hình 7.11

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp I sẽ quyết định sản xuất ở sản lượng
Q1, tại đó: MC1 = MR và ấn định giá bán là P1.
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp II sẽ quyết định sản xuất ở sản lượng
Q2, tại đó: MC2 = MR và ấn định giá bán là P2.
Giá của doanh nghiệp I là P1 thấp hơn giá bán của doanh nghiệp II. Để bảo
vệ thị phần, doanh nghiệp II cũng phải bán theo giá của doanh nghiệp I là P1. Như
vậy, doanh nghiệp I có chi phí thấp trở thành lãnh đạo giá.
b) Lãnh đạo giá do có ưu thế về quy mô sản xuất lớn

P
SF
P0 MC
L
P1

P2 DL
MRL D

QF QL QL Q
Hình 7.12
-218-
Trong ngành, doanh nghiệp có ưu thế về quy mô sản xuất lớn sẽ là người
định giá sản phẩm, các doanh nghiệp còn lại sẽ là những người chấp nhận, theo mức
giá mà doanh nghiệp thống trị đã ấn định.
Giả sử đường cầu thị trường về sản phẩm là (D); đường cung của các doanh
nghiệp chấp nhận giá là (SF); đường cầu của doanh nghiệp lãnh đạo giá là (DL) là
chênh lệch giữa đường cầu thị trường (D) và đường cung (SF).
Đường doanh thu biên tương ứng của doanh nghiệp lãnh đạo giá là MR và
đường chi phí biên là MC.
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp lãnh đạo giá sẽ sản xuất sản lượng QL,
tại đó: MR = MC, ấn định giá bán là P1.
Ở mức giá P1, các doanh nghiệp đi theo sẽ bán với sản lượng QF, do đó tại
mức giá P1, sản lượng bán ra trên thị trường: Q1 = QL + QF.

7.2.3.2. Hợp tác công khai


Khi các doanh nghiệp công khai thỏa thuận hợp tác với nhau thành một liên
minh sản xuất được gọi là Cartel.
Nếu các doanh nghiệp kết thành một Cartel, thì thị trường trở thành thị
trường độc quyền hoàn toàn.
Để tối đa hóa lợi nhuận chung, Cartel sẽ ấn định mức giá và sản lượng cần
sản xuất theo nguyên tắc: MC = MR. Sau đó, sẽ phân phối sản lượng cho các thành
viên dựa vào vị thế của mỗi doanh nghiệp, hay phân chia thị trường, mỗi doanh
nghiệp thành viên sẽ trở thành doanh nghiệp độc quyền trong khu vực của mình.
Trong thực tế, thường chỉ có một doanh nghiệp trong ngành tham gia thành
lập Cartel, nên sản lượng của Cartel chỉ chiếm một phần trong tổng sản lượng, bởi
còn các doanh nghiệp cạnh tranh khác nằm ngoài Cartel. Các Cartel thường có tính
quốc tế, với mục tiêu là nâng giá cao hơn nhiều so với giá cạnh tranh bằng cách hạn
chế sản lượng cung ứng.
Một Cartel thành công trong việc nâng cao mức giá nhằm gia tăng lợi nhuận
phải hội đủ ba điều kiện:
- Thứ nhất, cầu thị trường là ít co giãn, khó có sản phẩm thay thế.
-219-
- Thứ hai, các doanh nghiệp cạnh tranh còn lại (không gia nhập vào Cartel) có
cung co giãn rất ít, nghĩa là lượng cung của họ rất hạn chế.
- Thứ ba, sản lượng của Cartel chiếm tỷ trọng lớn và có chi phí thấp trong
ngành, đồng thời các doanh nghiệp thành viên phải trung thực tuân theo đúng
quy định của Cartel.
Một Cartel sẽ ấn định giá như thế nào? Sử dụng mô hình một doanh nghiệp
lãnh đạo giá do có ưu thế, vận dụng để giải thích tại sao Cartel dầu lửa OPEC
(Organization of Petroleum Exporting Countries) lại thành công trong việc nâng
giá, được minh họa ở hình 7.13 dưới đây.
Dw là đường cầu thế giới về dầu thô.
Sc là đường cung về dầu của các nước ngoài OPEC.
Đường cầu về dầu của OPEC là mức chênh lệch giữa đường cầu thế giới Dw
và đường cung cạnh tranh Sc (DOPEC = Dw – Sc).
Đường doanh thu biên và chi phí biên của OPEC là MR và MC. Chi phí sản
xuất của OPEC thấp hơn nhiều so với các nước ngoài OPEC.
Để tối đa hóa lợi nhuận, OPEC sẽ sản xuất ở sản lượng QOPEC, tại đó: MC
= MR và ấn định giá bán là P*. Ở giá P*, các nước ngoài OPEC sẽ cung cấp QC;
lượng cầu thế giới ở mức giá P* là: QW = QOPEC + QC.

SC
P

B A C
P*
MCOPEC
PC
DOPEC

I Dw
MROPEC

0 QC -220-Qw
QOPEC Q
Hình 7.13
Trước khi có Cartel OPEC, các nước sản xuất cạnh tranh nhau thì giá cạnh
tranh là PC - là mức giá tại đó đường cầu của OPEC cắt đường MC.
Sở dĩ OPEC thành công trong việc ấn định giá vì cầu về dầu mỏ của thế giới
là co giãn ít, không có sản phẩm thay thế, còn lượng cung dầu mỏ trong ngắn hạn
của các nước ngoài OPEC là ít co giãn. Chi phí sản xuất của OPEC thấp hơn và
cung ứng lượng dầu lớn chiếm 2/3 lượng cung thế giới.
Ngược lại, Cartel sản xuất đồng CIPEC lại không thành công vì cầu về đồng
co giãn nhiều, có nhiều kim loại thay thế cho đồng, cung của các nước sản xuất
đồng ngoài CIPEC chiếm tỉ trọng lớn 65%, còn CIPEC chỉ cung cấp 35% lượng
đồng và chi phí sản xuất thấp hơn không đáng kể so với các nước ngoài CIPEC.

7.2.4. Nhận xét về thị trường độc quyền nhóm


7.2.4.1. Giá cả và chi phí trung bình
Sự gia nhập vào ngành độc quyền nhóm thường không hoàn toàn dễ dàng,
nên giá cả có nhiều khả năng cao hơn chi phí trung bình và doanh nghiệp độc quyền
nhóm có thể thu được lợi nhuận trong dài hạn. Khi đó người tiêu dùng phải trả với
giá cao hơn chi phí sản xuất ra nó.

7.2.4.2. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp


Trong dài hạn, việc doanh nghiệp độc quyền nhóm sản xuất với sản lượng tối
ưu và quy mô sản xuất tối ưu chỉ là tình cờ. Sản lượng của doanh nghiệp tùy thuộc
vào phần sản lượng được phân chia, thị trường của nó hay những dự đoán của nó về
doanh thu biên hay chi phí biên trong dài hạn.

Trong trường hợp doanh nghiệp không sản xuất với quy mô sản xuất không
tối ưu và mức sản lượng tối ưu thì hiệu quả kinh tế không đạt đến hiệu quả tối đa.
Tuy nhiên, cũng như trong trường hợp độc quyền hoàn toàn, chúng ta phải thấy
rằng, những doanh nghiệp độc quyền nhóm dù không đạt được sản lượng và quy mô
sản xuất tối ưu cũng cố thể đạt được hiệu quả trong việc sản xuất một loại sản phẩm
đặt biệt nào đó hơn là những doanh nghiệp bất cứ một loại thị trường nào khác.

-221-
7.2.4.3. Sự đa dạng của sản phẩm

Tuy sản phẩm không đa dạng như trường hợp cạnh tranh độc quyền nhưng
người tiêu dùng cũng có một vi phạm rộng rãi lựa chọn hàng hóa vì mỗi loại sản
phẩm có một vài nhãn hiệu. Hơn nữa, nhờ các hoạt động cải tiến kiểu dáng và nâng
cao chất lượng sản phẩm được tiến hành thường xuyên nên người tiêu dùng được sử
dụng các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn.

BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 7.1: Giả định rằng có 10 doanh nghiệp hợp nhất thành một Cartel, có hàm số
cầu về sản phẩm của Cartel là: P = -(1/5)QD + 12. Hàm chi phí biên của mỗi doanh
nghiệp là: MC = q, với q > 1. Giá của các yếu tố sản xuất không đổi.
a) Hãy xác định mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của Cartel.
b) Nếu Cartel muốn tối thiểu hóa chi phí thì mỗi doanh nghiệp phải sản xuất
mức sản lượng là bao nhiêu?
c) Nếu chi phí trung bình của mỗi doanh nghiệp ở mức sản lượng tối đa hóa lợi
nhuận là 5,2 đvt, hãy xác định lợi nhuận của Cartel.

Bài giải:

a) - Hàm doanh thu biên của Cartel là: MR = -(2/5)Q + 12

- Hàm chi phí biên của mỗi doanh nghiệp là: MC = q

- Cartel có 10 doanh nghiệp nên: Q = 10q

- Do đó hàm chi phí biên của Cartel là: MC = Q/10

- Để tối đa hóa lợi nhuận, Cartel phải sản xuất mức sản lượng sao cho:

MR = MC

=> -(2/5)Q + 12 = (1/10)Q

=> Q = 24

Mức giá tương ứng là: P = 7,2

-222-
b) Để Cartel tối thiểu hóa chi phí, thì mỗi doanh nghiệp phải sản xuất mức sản
lượng sao cho:

MC1 = MC2 = … = MC10 = MR

Vì hàm chi phí biên của tất cả các doanh nghiệp đều giống nhau nên: qi = 2,4

c) Lợi nhuận của Cartel là: Л = (P – AC)Q = (7,2 – 5,2)24 = 48 đvt.

BÀI TẬP TỰ GIẢI

Bài 7.1: Giả định rằng Cartel dầu mỏ có 10 doanh nghiệp thành viên có hàm số cầu
là: P = -(1/10)QD + 24. Hàm tổng chi phí của mỗi doanh nghiệp là: TC = q2 + 60,
với q > 1. Giá của các yếu tố sản xuất không đổi.
a) Hãy xác định mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của Cartel.
b) Hãy xác định lợi nhuận tối đa của Cartel.
c) Nếu Cartel muốn tối thiểu hóa chi phí thì mỗi doanh nghiệp phải sản xuất
mức sản lượng là bao nhiêu?
Bài 7.2: Hãng L&L tham gia thị trường bột giặt Việt Nam với 3 hãng khác. Mỗi
tháng sản lượng bán trung bình của hãng là 1.000 kg bột giặt với giá trung bình là
20 ngàn đồng/kg.
Bộ phận thương mại của hãng cho rằng nếu tăng giá, số lượng bán mỗi tháng
của hãng sẽ giảm theo hàm số: P = -(1/500)QD + 7 và nếu giảm giá thì hàm số cầu
về bột giặt của hãng sẽ là: P = -(1/240)QD + 55/6.
a) Vẽ đường cầu về sản phẩm của hãng và xác định điểm A ( P = 5; Q = 1.000)
trên đồ thị.
b) Xác định hàm doanh thu biên và vẽ đường doanh thu biên trên đồ thị.
c) Xác định độ co giãn của cầu theo giá do một mức tăng và giảm giá kể từ
điểm A.
d) Với những điều kiện sản xuất hiện tại, tổng chi phí là TC = 2.000Q. Hàm chi
phí biên sẽ như thế nào? Vẽ đường chi phí biên.
e) Tính lợi nhuận mỗi tháng tương ứng với mức giá được áp dụng.

-223-
f) Nhờ cải tiến kỹ thuật, chi phí trung bình giảm từ 4.000 xuống còn 2.000
đồng. Chính sách giá, sản lượng nào cho phép tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi
nhuận đạt được.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1) Trên thị trường cạnh tranh độc quyền có:

a. Một số ít doanh nghiệp bán sản phẩm khác biệt.

b. Một số lớn doanh nghiệp bán sản phẩm đồng nhất.

c. Một số ít doanh nghiệp bán sản phẩm đồng nhất.

d. Một số lớn doanh nghiệp bán sản phẩm có khác biệt.

2) Sản lượng cân bằng trong ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
được xác định tại điểm mà:

a. Giá cả bằng chi phí biên (P = MC).

b. Giá cả bằng chi phí trung bình (P = AC).

c. Giao điểm giữa đường doanh thu biên và đường chi phí biên.

d. Đường doanh thu biên cắt đường chi phí biên ở đoạn dốc lên và giá cả lớn
hơn hoặc bằng chi phí biến đổi trung bình (P ³ AVC).

3) Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền:

a. Không thể xác định được.

b. Là phần đường chi phí biên (MC) dốc lên.

c. Là phần đường chi phí biên (MC) dốc lên kể từ đường chi phí biến đổi trung
bình trở lên.

d. Không thể xác định được nếu giá các yếu tố sản xuất không đổi.

4) Khi sự gia nhập vào ngành dễ dàng và ngành đạt đến cân bằng dài hạn, doanh
nghiệp cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất tại mức sản lượng tối ưu (LACmin).

a. Luôn luôn.

-224-
b. Không bao giờ.

c. Đôi khi.

d. Không thể trả lời.

5) Trong các đơn vị kể dưới đây, đơn vị nào được coi như doanh nghiệp thiểu số
độc quyền theo định nghĩa:

a. Công ty sản xuất nước giải khát có gaz.

b. Hiệu may trong thành phố.

c. Cửa hàng tạp hóa trong thành phố.

d. Hộ nông dân trồng lúa.

6) Nếu một doanh nghiệp thiểu số độc quyền phải chịu lỗ trong ngắn hạn thì trong
dài hạn:

a. Nó buộc phải rời khỏi ngành.

b. Sẽ tiếp tục sản xuất.

c. Có thể sinh lợi.

d. Tất cả các câu trên đều có thể.

7) Trên thị trường thiểu số độc quyền, khi doanh nghiệp có chi phí thấp nhất bán
sản phẩm với giá là P, các doanh nghiệp còn lại sẽ sản xuất ở mức sản lượng mà:

a. Chi phí trung bình của doanh nghiệp là tối thiểu.

b. Doanh thu biên của doanh nghiệp là tối đa.

c. Chi phí biên của doanh nghiệp bằng giá P.

d. Chi phí biên của doanh nghiệp là tối thiểu.

8) Khi ngành cạnh tranh độc quyền đạt tới cân bằng dài hạn, mỗi doanh nghiệp
trong ngành sẽ sản xuất với quy mô:

a. Tối ưu.

b. Nhỏ hơn quy mô tối ưu.

-225-
c. Lớn hơn quy mô tối ưu.

d. Cả 3 trường hợp đều có thể.

9) Trong các đơn vị kể dưới đây, đơn vị nào được coi như cạnh tranh độc quyền
theo định nghĩa:

a. Doanh nghiệp sản xuất bút bi.


b. Quán cơm bình dân.

c. Công ty du lịch.

d. Trường đại học dân lập.

10) Do sự phụ thuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp thiểu số độc quyền nên:

a. Đường cầu về sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là khó thiết lập.

b. Đường cầu về sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là nhanh chóng thay đổi.

c. Đường cầu về sản phẩm của mỗi doanh nghiệp có thể thiết lập được nếu
doanh nghiệp dự đoán được phản ứng của các đối thủ.

d. a, b, c đều đúng.

11) Dưới điều kiện cạnh tranh độc quyền:

1. Trong dài hạn, P = LACmin

2. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể có lợi nhuận

a. 1 và 2 đúng

b. 1 đúng 2 sai

c. 1 sai 2 đúng

d. 1 và 2 đều sai

12) Thị trường có vài hạn chế trong việc gia nhập và nhiều doanh nghiệp bán sản
phẩm phân biệt là:

a. Cạnh tranh hoàn toàn

b. Độc quyền

c. Cạnh tranh độc quyền


-226-
d. Độc quyền cạnh tranh

13) Thông tin nào sau đây không được xem là nguồn gốc của tính không hiệu
quả của thị trường cạnh tranh độc quyền.

a. P > MC

b. Năng lực sản xuất còn dư thừa

c. Sản phẩm đa dạng

d. LAC # LACmin

14) Trong mô hình Cournot, mỗi hãng giả sử rằng

a. Đối thủ sẽ giảm giá theo


b. Đối thủ sẽ thay đổi theo giá
c. Giá của đối thủ cố định
d. Sản lượng của đối thủ cố định

15) .…………. cho thấy số lượng mà một hãng định sản xuất là một hàm số của
số lượng mà nó nghĩ đối thủ sẽ sản xuất.

a. Đường hợp đồng


b. Đường cầu
c. Đường phản ứng
d. Cân bằng Nash

16) Trong thị trường độc quyền nhóm, khi các hãng liên minh với nhau, trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi thì:

a. Giá và sản lượng không đổi


b. Giá thị trường sẽ tăng, sản lượng sẽ giảm
c. Giá thị trường sẽ giảm, sản lượng sẽ tăng
d. Giá thị trường sẽ tăng, sản lượng không đổi

17) Khi các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền ở trạng thái cân bằng dài hạn, thì
mỗi doanh nghiệp sẽ hoạt động với quy mô sản xuất.

a. Nhỏ hơn quy mô sản xuất


b. Lớn hơn quy mô sản xuất tối ưu
-227-
c. Tối ưu
d. Các câu trên đều đúng

18) Do các doanh nghiệp độc quyền nhóm phụ thuộc lẫn nhau nên:

a. Đường cầu thị trường có thể thiết lập dễ dàng, nhưng rất khó thiết lập
đường cầu của từng doanh nghiệp
b. Đường cầu của mỗi doanh nghiệp thường thay đổi nhanh chóng
c. Đường cầu của mỗi doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy lượng
cầu trừ đi số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá.
d. Các câu trên đều đúng

19) Trong mô hình …… giá cả thường cứng nhắc.

a. Courtnot

b. Stackelberg

c. Thế khó xử của người bị giam giữ

d. Đường cầu gãy

20) Các doanh nghiệp trong thị trường thiểu số độc quyền (độc quyền nhóm)
ngày nay thường:

a. Cạnh tranh với nhau thông qua các biện pháp phi giá cả

b. Cấu kết với nhau để cùng hạ giá bán

c. Cấu kết ngầm với nhau để nâng giá bán

d. Đơn phương hạ giá bán để mở rộng thị trường

Chương 8
THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT

Trong chương này chúng ta nghiên cứu 3 thị trường yếu tố sản xuất sau:
- Thị trường lao động
- Thị trường vốn
- Thị trường đất đai
-228-
8.1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG [5]
8.1.1. Cầu về lao động
8.1.1.1. Cầu về lao động của một doanh nghiệp

Trong ngắn hạn, lao động được xem là một loại yếu tố sản xuất biến đổi,
tương tự như nguyên liệu, nhiên liệu… Doanh nghiệp phải quyết định thuê bao
nhiêu lao động và dựa trên những hiệu quả mà nó mang lại cho tổng doanh thu và
chi phí phải bỏ ra cho nó nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.

Giả sử một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bằng cách sử dụng hai yếu tố là
vốn (K) và lao động (L), đơn giá tương ứng là R và w.

Khi doanh nghiệp thuê thêm một lao động trong một thời gian nhất định,
doanh nghiệp phải chi ra một khoảng tiền lương là w. Mặt khác, lao động mới này
sẽ tạo ra một lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm của doanh nghiệp –
hay năng suất biên của lao động (MPL). Tổng doanh thu tăng lên của doanh nghiệp
trong trường hợp này được gọi là doanh thu sản phẩm biên, ký hiệu là MRPL.

DTR DQ DTR
MRPL = MR x MPL = x =
DQ DL DL
Như vậy, doanh thu sản phẩm biên (MRPL) là mức thay đổi trong tổng doanh
thu của doanh nghiệp khi tăng lên hay giảm bớt một đơn vị của yếu tố sản xuất, nó
bằng tích số giữa doanh thu biên (MR) và sản phẩm biên (MPL).

Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận: MRPL = w

Đường doanh thu sản phẩm biên của lao động (MRPL) cho thấy, số lượng lao
động mà doanh nghiệp sẽ thuê tương ứng với các mức tiền lương trên thị trường,
nên nó chính là đư ờng cầu về yếu tố lao động (DL). Đường cầu về yếu tố lao động
(DL) dốc xuống về phía phải do quy luật năng suất biên giảm dần.

Trong thị trường độc quyền, doanh thu biên (MR) luôn luôn nh ỏ hơn giá bán
sản phẩm (P), do đó đường cầu trong thị trường sản phẩm có thế lực độc quyền dốc
hơn trong thị trường cạnh tranh (hình 8.1). Như v ậy, với bất kỳ mức lương đã cho,
các doanh nghiệp độc quyền sẽ thuê số đơn vị lao động ít hơn so với doanh nghiệp
cạnh tranh.

W -229-

Đường cầu lao động của doanh nghiệp cạnh tranh


Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X hoạt động trong thị trường cạnh
tranh có số liệu về lao động và doanh thu sản phẩm biên như sau:
Lao động Sản phẩm Sản lượng biên Gía bán sản Tổng doanh MRPL = MP.P
(L) (Q) (MPL) phẩm (P) thu (TR) = DTR / DL
1 2 2 3 6 6
2 5 3 3 15 9
3 9 4 3 27 12
4 12 3 3 36 9
5 14 2 3 42 6
6 15 1 3 45 3
7 14 -1 3 42 -3
Qua bảng số liệu ví dụ trên, mức cầu lao động để tối đa hóa lợi nhuận của
doanh nghiệp cạnh tranh này là:
w = 9 thì L = 4 ; w = 6 thì L = 5; w = 3 thì L = 6
Từ số liệu trên, ta vẽ được đường cầu lao động (DL) như hình 8.2 dưới đây:

3
DL

4 5 6 L
Hình 8.2
-230-
Trong dài hạn, lao động và vốn đều biến đổi, khi tiền lương giảm, nhiều lao
động hơn được thuê mướn để sản xuất số lượng sản phẩm lớn hơn, số lượng lao
động lớn hơn đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc. Nhi ều máy móc hơn
được sử dụng, MPL tăng, làm cho đư ờng MRPL dịch chuyển sang phải, đến lượt nó
lại là nguyên nhân khiến mức cầu lao động tăng.
Hình 8.3 cho thấy, khi mức tiền lương (w) giảm, lượng cầu lao động không
phải là L’, mà là L 2. Đường cầu lao động không còn là MRP L1 mà là đường nối hai
điểm A và C. Những điểm này cho thấy số lượng lao động mà doanh nghiệp sẽ thuê
tương ứng với các mức tiền lương thay đ ổi, khi giá của các yếu tố sản xuất khác
không đổi và số lượng các yếu tố khác được điều chỉnh thích ứng với mỗi mức
lương của lao động.
Đường cầu về lao động có thể dịch chuyển do sự thay đổi của các yếu tố
như: giá sản phẩm, mức sử dụng các yếu tố đầu vào khác, tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Sự tăng giá sản phẩm của doanh nghiệp làm cho năng suất biên của lao động
có giá trị cao hơn, đường MRPL dịch chuyển sang phải.
MRP2
W

A
W1
W2
C
B

MRPL1 DL
Việc tăng số lượng vốn và lao động kết hợp để sản xuất ra sản phẩm làm
L1 L’ L2
tăng sản phẩm biên của lao động, do đó làm đường MRPL dịch chuyển sang phải.
Hình 8.3
Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất của lao động đối với bất cứ
lượng đầu vào khác cho trước.
8.1.1.2. Cầu về lao động của thị trường
Đường cầu về lao động của thị trường được xác định theo hai bước:
- Xác định cầu lao động của ngành.
- Xác định cầu lao động của thị trường.

-231-
a) Xác định cầu lao động của ngành
Giả sử mức sản lượng do doanh nghiệp sản xuất ra và giá của doanh nghiệp
thay đổi khi giá đầu vào của sản xuất thay đổi. Xác định đường cầu thị trường khi
có duy nhất một nhà sản xuất nói trên sẽ đơn giản hơn. Khi đó sản lượng biên là
đường cầu của ngành về yếu tố sản xuất đầu vào, tuy nhiên nếu có nhiều doanh
nghiệp thì phân tích phức tạp hơn vì có thể có tác động qua lại giữa các doanh
nghiệp.
Với mức giá sản phẩm là P1 và mức tiền lương w1, mỗi doanh nghiệp trong
ngành có sức cạnh tranh với đường doanh thu sản phẩm biên (MRPL1) sẽ chọn mức
thuê lao động L1 thỏa mãn điều kiện: MRPL1 = w1. Như vậy, lượng cầu lao động
của ngành tại mức lương w1 là L1, được tính bằng cách cộng theo trục số lượng các
đường doanh thu sản phẩm biên (MRPL1) của doanh nghiệp.
Khi mức tiền lương giảm xuống w2, các doanh nghiệp trong ngành sẽ thuê
mướn nhiều lao động hơn, điều này làm tăng cung sản phẩm, nghĩa là đường cung
dịch chuyển sang phải. Sự gia tăng cung làm giảm giá sản phẩm xuống P2, do đó
đường MRPL1 sẽ dịch chuyển sang trái thành MRP L2, mỗi doanh nghiệp trong
ngành sẽ chọn mức thuê lao đ ộng L2 thỏa mãn điều kiện: MRPL2 = w2. Kết quả là
lượng cầu lao động của ngành tại mức lương w2 là L2 bằng tổng cộng theo trục số
lượng các đường doanh thu sản phẩm biên (MRPL2) của các doanh nghiệp.
Nối các điểm (w1, L1) và (w2, L2) chúng ta có đường cầu về lao động của
ngành DDL dốc hơn trong trường hợp giá sản phẩm không giảm.

W W
Cầu lao động ngành nếu giá
SP không giảm
w1 Cầu lao động
w1
ngành

w2 w2

MRPL2 MRPL1

L1 L2 L’ L
L1 L2 L’
-232-
Hình 8.4
b) Cầu lao động của thị trường: Tổng cộng theo số lượng (theo trục hoành)
các đường cầu của ngành thành đường cầu thị trường về lao động.

Hàm số cầu lao động: LD = aW + b, (a > 0)

8.1.2. Cung về lao động


8.1.2.1. Cung về lao động của cá nhân
Đường cung yếu tố sản xuất phụ thuộc vào chủ sở hữu nguồn lực sẵn sàng
cung cấp nó ở thị trường hay không. Đường cung lao động đôi khi khác đường cung
của các nguồn lực khác, bởi vì lao động gắn liền với người chủ sở hữu nó. Điều này
làm cho đường cung lao động có tính đặc trưng.
Giá của một nguồn lực phản ánh chi phí cơ hội của nó, giá càng cao khi có
nhiều cách sử dụng đối với nguồn lực và càng thấp khi nguồn lực chỉ được sử dụng
để tạo ra một loại sản phẩm. Nói cách khác, giá càng cao khi ngu ồn lực càng k han
hiếm và càng thấp khi nguồn lực càng dồi dào.
Chi phí cơ hội lao động bao gồm thời gian giải trí mà người lao động phải hy
sinh khi làm việc. Quyết định cung cấp lao động cho sản xuất, đòi hỏi mức tiền
lương đủ để bù đắp cho sự hy sinh thời gian giải trí của người lao động.
Nói chung, lượng cung lao động nhỏ bao hàm một sự hy sinh nhỏ thời gian
giải trí mà ở mức lương thấp vừa đủ. Lượng cung lao đ ộng lớn hơn bao hàm m ột sự
hy sinh lớn hơn và đòi hỏi mức lương cao hơn. Kết quả là đường cung lao động dốc
lên như trong hình 8.5a.
Nếu người lao động đạt đến mức thu nhập khá cao, thời gian giải trí dường
như có giá trị hơn làm việc, ngay cả khi công việc kiếm được tiền lương cao hơn.
Do đó đường cung lao động có thể trở nên dốc đứng hoặc uốn cong về sau như hình
8.5b, khi người lao động đạt được mức thu nhập vừa đủ với mức sống đòi hỏi của
họ.

SL
W SL
w3
w2
w2
w1
-233-

w1
(a ) (b)
Hình 8.5
Tại mức lương w1 người lao động cung cấp h1 giờ lao động. Tổng thu nhập là
hình chủ nhật Ow1xh1.
Nếu mức tiền lương tăng lên w 2 họ có thể đạt mức thu nhập Ow2xh2 bằng
cách tăng thêm thời gian làm việc.
Khi mức lương tăng đến w3 thì họ chỉ muốn cung ứng số giờ lao động là h3
để có mức thu nhập như trước và có nhiều thời gian giải trí hơn. Mức tiền lương cao
có thể làm giảm lượng cung lao động.

8.1.2.2. Cung về lao động cho một ngành


Đường cung về lao động của một ngành phụ thuộc vào mức lương được
được trả so với mức tiền lương ở các ngành khác cũng đòi hỏi những kỹ năng tương
tự. Mức chênh lệch của tiền lương là do những khác biệt trong các đặc tính chi phí
tiền tệ của công việc như là sự rủi ro, sự an nhàn, hoặc những giờ chi phí xã hội như
ca tối… Khi xem xét đồng thời khía cạnh tiền tệ và chi phí tiền tệ thì không còn
động cơ chuyển việc giữa các ngành.
Về mặt lý thuyết, với giả định công nhân có thể di chuyển tự do trong vùng
một công việc giữa các ngành khác nhau và n ếu mỗi ngành là nhỏ so với tổng thể
nền kinh tế thì đường cung về lao động sẽ hoàn toàn co giãn (nằm ngang) ở mức
tiền công h iện hành (được điều chỉnh đối với những lợi thế kinh tế). Khi tất cả các
ngành khác trả mức lương cao hơn thì đường cung nằm ngang về lao động của
ngành đó phải dịch chuyển lên trên. Trong trường hợp ngược lại, nếu đó là một loại
lao động đặc thù chỉ có thể làm việc trong mọi ngành nhất định, ví dụ như nghệ sĩ
piano chỉ có thể làm việc trong ngành âm nhạc, đường cung về lao động trong
ngành này thẳng đứng tại một số lượng nhất định, thì mức lương cao hơn của tất cả
các ngành khác cũng không tác động gì đối với sự cân bằng trên thị trường piano.

-234-
Trong thực tế, đường cung về lao động đối với một ngành cụ thể ít co giãn
hơn mức hoàn toàn, vì ít có ngành nào nhỏ như thế lại có thể có tất cả những nghề
mà họ muốn sử dụng. Do vậy, với nguồn cung ứng lao động trong ngắn hạn tương
đối cố định, việc mở rộng thuê lao động trong ngành đó sẽ đẩy mức tiền lương lên.
Đường cung lao động của ngành dốc lên.
Tuy nhiên trong dài hạn, đường cung lao động cho ngành sẽ thỏi hơn, vì
nguồn cung ứng lao động cho các ngành cho toàn bộ nền kinh tế đã tăng lên, mức
tiền lương không còn tăng cao như trong ngắn hạn. Như vậy, việc tăng tiền lương
trong một ngành sẽ lan ra các ngành khác. Mức độ lan tỏa như thế nào phụ thuộc
vào tính lưu động của sức lao động.

Hàm số cung lao động: LS = cW + d, (c > 0)

8.1.3. Cân bằng thị trường lao động


Giá cân bằng của thị trường lao động là giá tại đó những người mua các yếu
tố sản xuất muốn mua cùng số lượng mà người bán muốn bán..

Thị trường lao động cân bằng khi:

ìW = ?
LD = LS Û aW + b = cW + d Þ í
îL = ?

W
SL

W2

W0 E

W1 DL

L0 L
Hình 8.6

-235-
Hình 8.6 cho thấy, sự cân bằng trên thị trường lao động, đường cầu về lao
động của nó là DL dốc xuống cắt đường cung về lao động SL dốc lên tại E, nơi mức
lương w0 và mức thuê lao động là L0.
Giả sử giá cả tiền công là cố định trong mọi ngành khác. Chúng ta có thể coi
w là tiền lương mà ngành đó phải trả để thu hút nhân công từ các ngành khác.
Ở một mức lương w1 thấp hơn mức cân bằng w0, số lượng lao động muốn
cung ứng sẽ ít hơn mức lao động muốn thuê. Sự thiếu hụt lao động xảy ra và các
doanh nghiệp sẽ thu hút lượng cung lao động hiện có, tăng mức tiền lương đến điểm
cân bằng.
Ở một mức lương cao hơn w2 cao hơn w0 số lượng lao động muốn cung ứng
sẽ nhiều hơn lượng lao động muốn thuê, sự khiếm dụng xảy ra và người lao động
với mong muốn có việc làm s ẽ sẵn sàng nh ận một mức lương thấp hơn, như v ậy
mức tiền lương sẽ hạ xuống điểm cân bằng.
Trong một nền kinh tế không ổn định, sự xác định giá cả và mức sử dụng các
nguồn lực sẽ phức tạp. Cung và cầu tài nguyên không độc lập.
Ví dụ: Nền kinh tế đang suy thoái, c ầu sản phẩm và các y ếu tố sản xuất
giảm, gây ra thất nghiệp và hạ thấp giá các nguồn lực. Vì mức sử dụng và giả cả các
nguồn lực quyết định thu nhập cá nhân, do đó khi thu nhập cá nhân gi ảm, sự sụt
giảm cầu sản phẩm và cầu các yếu tố sản xuất còn nhiều hơn nữa.
Hình 8.7, giả sử giá cả và tiền lương trong các ngành khác là cố định, ta cũng
giả sử có sự suy thoái trong ngành xây d ựng làm giảm cầu về doanh nghiệp xi
măng, giá xi măng giảm, do đó làm dịch chuyển đường cầu về lao động trong ngành
dịch chuyển sang trái, tiền lương giảm xuống w1.
Ngược lại, giả sử rằng có sự đầu tư thêm máy m óc thiết bị vào các ngành
khác, ngoài ngành xí măng, v ới lượng vốn nhiều hơn để lao động trong các ngành
khác có năng suất cao hơn (MRPL tăng ), làm cho MRPL tăng, do đó các ngành này
bây giờ trả mức tiền lương cao hơn. Điều này làm dịch chuyển đường cung về lao
động của ngành xí măng sang trái đến SL'. Đối với mỗi mức tiền lương, ngành sản
xuất xi măng bây giờ thu hút ít nhân công từ nguồn lao động chung hơn trước. Mức
cân bằng mới về công nhân xi măng t ại E2. Việc thuê công nhân thu h ẹp từ L0 đến
L2 .

-236-
Việc thu hẹp sản phẩm xi măng dịch chuyển đường cung về sản phẩm sang
trái và đẩy giá xi măng lên. Những tác động này gộp lại đưa ngành đó lên t ới đường
cầu D và cho phép nó tr ả mức tiền công cao hơn cho các công nhân còn lại của
ngành.
w

SL'

E2
w2 SL
w1 E
w0
E1 D
DL’
L2L1 L0 L
Hình 8.7

Việc tăng tiền công trong m ột ngành sẽ kéo theo các ngành khác. Các công
nhân ngành xi măng t ự lôi kéo khỏi ngành đó do vi ệc tăng tiền công ở các nơi khác,
nên đường cung về lao động cho một ngành xi măng d ịch chuyển sang trái như
trong hình vẽ. Mức độ lưu thông của sức lao động giữa các ngành ảnh hưởng đến
không chỉ việc đường cung về sức lao động của ngành sẽ dịch chuyển bao nhiêu khi
điều kiện ở các nơi khác thay đổi mà nó còn ảnh hưởng cả đến độ dốc của đường
cung về sức lao động cho ngành đó.
Giả sử công nhân có thể chuyển tự do trong cùng một loại công việc giữa các
ngành khác nhau. Nếu mỗi ngành là nhỏ so với cả nền kinh tế thì nó sẽ gặp phải
đường cung lao động hoàn toàn co giãn ở mức lương hiện hành. Khi tất cả các tiền
lương cao hơn thì đường cung nằm ngang về lao động cho ngành xi măng sẽ dịch
chuyển lên do tăng tổng lượng tiền lương ở các nơi khác. Nếu ngành xi măng không
tiếp tục giữ cân đối với mức tiền lương hiện hành thì có sẽ mất hết công nhân.
Với sự lưu động hạn chế của lao động giữa các ngành, ngành xi măng có thể
thu hút nhiều lao động hơn nếu nó trả mức tiền lương cao hơn, nhưng do ngành đó
không cách ly khỏi các ngành khác nên đường cung về lao động của nó dịch chuyển
sang trái khi tiền công ở các ngành khác tăng.

8.2. THỊ TRƯỜNG VỐN


-237-
8.2.1. Một số khái niệm
• Vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp là khái niệm để chỉ tất cả các loại yếu tố sản xuất
(không phải lao động và đất đai) mà các doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra các
sản phẩm, dịch vụ. Vốn của doanh nghiệp bao gồm:
a) Vốn hiện vật
- Nhà xưởng, kho tàng, máy móc, thiết bị, công cụ lao động…
- Nguyên, nhiên vật liệu; bán thành phẩm, hàng tồn kho…
Đối với vốn nhà xưởng, máy móc, thiết bị tài sản lâu bền: Sử dụng nhiều
năm nên giá trị chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Do đó người ta chỉ tính giá trị hao
mòn hàng năm (kh ấu hao). Còn đối với nguyên vật liệu thì giá tr ị chuyển hết toàn
bộ vào giá trị sản phẩm khi kết thúc quá trình sản xuất.
Vốn là máy móc thiết bị và công cụ lao động sẽ bị hao mòn theo thời gian và
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, do đó doanh nghiệp phải có sự đầu tư thường
xuyên để duy trì sự hoạt động phù hợp tình hình thị trường.
Vốn hiện vật là máy móc, thiết bị, công cụ lao động… do doanh nghiệp mua
sắm hoặc thuê chúng theo gia trên th ị trường. Và sau đó đư ợc quyền sử dụng các
dịch vụ do các vốn đó tạo ra. Chi phí sử dụng các dịch vụ vốn là tiền thuê các dịch
vụ vốn.

b) Vốn bằng tiền


- Tiền mặt
- Tiền gửi ngân hàng, chứng khoán…
• Giá trị vốn theo thời gian
Trong nền kinh tế thị trường, các nguồn thu nhập và chi phí c ủa doanh
nghiệp do cho thuê và mua sắm các vốn hiện vật đều tính bằng tiền.
Tiền tệ có giá tr ị theo thời gian (vì gắn với việc trả lãi suất), nên ngư ời ta
thường phải tính toán giá trị tương lai (FV: Future Value) và giá trị hiện tại (PV:
Present Value) của các khoản tiền thu nhập và chi tiêu cho việc đầu tư các loại vốn.
Phương pháp xác định giá trị tiền tệ theo thời gian:

-238-
Ví dụ: Một doanh nghiệp có một khoản tiền là 1000 triệu đồng đem cho vay
với lãi suất i = 10% năm.
- Sau 1 năm số tiền đó là: FV1 = 1000(1 + 10%)1
- Sau 2 năm số tiền đó là: FV2 = 1000(1 + 10%)2
- ------------
- Sau n năm số tiền đó là: FVn = 1000(1 + 10%)n
Công thức xác định giá trị tiền tệ theo thời gian:
- PV: Giá trị số tiền ở thời điểm hiện tại (năm 0)
- FVn: Giá trị số tiền ở tương lai (năm n)
- i (%): lãi suất hàng năm
Công thức tổng quát: FVn = PV(1 + i)n
Hay: PV = FV(1 + i)-n
• Vận dụng giá trị tiền tệ theo thời gian để xem xét giá
trị của vốn
a) Xác định giá trị hiện tại của một tài sản
Ví dụ: Doanh nghiệp mua 1 máy A, sử dụng cho thuê trong 5 năm, mỗi năm
doanh nghiệp thu được lợi nhuận là 200 triệu đồng và sau đó sẽ bán đi với giá 1.000
triệu đồng. Giả sử lãi suất hàng năm i = 10%.
Máy A có giá trị hiện tại là:
PVA = 200(1 + 10%)-1 + 200(1 + 10%)-2 + 200(1 + 10%)-3 +
+ 200(1 + 10%)-4 + 1.200(1 + 10%)-5 = 1.379,078677 triệu đồng
Vậy doanh nghiệp chỉ mua máy A khi giá mua máy PA < PVA

b) Xác định giá trị hiện tại của một trái phiếu
Trái phiếu là một hợp đồng vay nợ mà theo đó ngư ời vay (công ty ho ặc
Chính phủ) cam kết sẽ trả cho ngư ời chủ nhân một khoản lãi không đổi trong m ột
khoảng thời gian hoặc vĩnh viễn.
Ví dụ: Một trái phiếu của một công ty với số tiền vay là 1.000.000 đồng cam
kết trả cho người chủ khoản tiền lãi hàng năm là 100.000 đồng (i = 10% năm) với
thời hạn 5 năm và sau đó trả lại 1.000.000 đồng vốn.
Giá trị hiện tại (PV) của trái phiếu là:
-239-
PV = 100.000(1 + 10%)-1 + 100.000(1 + 10%)-2 + 100.000(1 + 10%)-3 +
+ 100.000(1 + 10%)-4 + 1.100.000(1 + 10%)-5 = 1.000.000 đồng
c) Xác định hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư
Trong xem xét hi ệu quả kinh tế của một dự án đầu tư thư ờng người ta hay sử
dụng chỉ tiêu Giá trị hiện tại ròng (NPV: Net present value).
Doanh nghiệp quyết định đầu tư nếu như giá trị hiện tại của dòng thu nhập
tương lai dự kiến từ khoản đầu tư đó lớn hơn chi phí đầu tư, nghĩa là NPV > 0.
Công thức tính:
NPV = - CF0 + CF1(1 + i)-1 + CF2(1 + i)-2 + CF3(1 + i)-3 + … + CFn(1 + i)-n
Trong đó:
- CF0 là chi phí vốn đầu tư của dự án.
- CFk (k = 1…n) là thu nhập dự kiến mỗi năm của dự án.
- n là số năm của dự án.
- i là lãi suất chiết khấu hàng năm.

8.2.2. Cầu về dịch vụ vốn


8.2.2.1. Cầu về dịch vụ vốn của một doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp thuê thêm m ột giờ máy, doanh nghiệp phải chi ra m ột
khoảng tiền thuê là R, đồng thời sẽ tạo ra thêm một lượng sản phẩm (MPK). Tổng
doanh thu tăng thêm của doanh nghiệp trong trường hợp này được gọi là doanh thu
sản phẩm biên, ký hiệu là MRPK.
Tương tự, khi chúng ta phân tích về lao động, nếu mục tiêu của doanh nghiệp
là tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp chỉ thuê thêm giờ máy khi và chỉ khi doanh
thu sản phẩm biên (MRP K) còn lớn hơn chi phí thêm một giờ máy (R). Do đó, mức
dịch vụ vốn, số giờ máy chẳng hạn, có sức tối đa hóa lợi nhuận khi và chỉ khi:
MRPK = R
Đường doanh thu s ản phẩm biên của dịch vụ vốn (MRPK) cho thấy mức dịch
vụ vốn mà doanh nghiệp sẽ thuê tương ứng với các mức tiền thuê trên thị trường,
nên nó chính là đường cầu về dịch vụ vốn tại mức tiền thuê R0.
Đường cầu về dịch vụ vốn (DK) dốc xuống về phía phải do qui luật năng suất
biên giảm dần.

R
-240-

A
Đường cầu về vốn có thể dịch chuyển do sự thay đổi các yếu tố sau:
• Giá sản phẩm của doanh nghiệp: Sự tăng giá sản phẩm của doanh nghiệp
làm cho sản phẩm biên của vốn có giá trị cao hơn, đường MRPK dịch chuyển sang
phải.
• Mức sử dụng các yếu tố đầu vào khác (chủ yếu là lao động): Sự tăng số
lượng lao động và vốn kết hợp để sản xuất ra sản phẩm làm tăng sản phẩm biên của
vốn, do đó làm đường MRPK dịch chuyển sang phải.
• Tiến bộ kỹ thuật: Tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất của vốn hiện vật đối
với bất cứ lượng đầu vào khác cho trước.
8.2.2.2. Cầu của ngành về dịch vụ vốn
Đường cầu của ngành về dịch vụ vốn được hình thành tương tự như với lao
động, bằng cách cộng theo trục ngang doanh thu sản phẩm biên của các doanh
nghiệp như hình 8.4. Khi giá thuê dịch vụ vốn giảm thì lượng dịch vụ vốn được
thuê tăng, do đó số lượng của doanh nghiệp tăng, giá sản phẩm giảm xuống. Điều
đó có nghĩa là đường cầu về vốn của ngành giống như đối với lao động, sẽ dốc hơn
tổng theo trục ngang các đường MRP của các doanh nghiệp. Đường cầu về sản
phẩm của ngành ít co giãn, thì đường cầu phát sinh về các dịch vụ vốn của ngành
cũng càng ít co giãn.
8.2.3. Cung về dịch vụ vốn
8.2.3.1. Cung về dịch vụ vốn trong ngắn hạn
- Đối với toàn bộ nền kinh tế

-241-
Trong ngắn hạn, tổng cung các tài s ản vốn (máy móc, nhà cửa…) mà các
dịch vụ chúng cung cấp là cố định đối với toàn bộ nền kinh tế, việc thay đổi dịch vụ
dự trữ vốn cần phải có thời gian. Không thể trong thời gian ngắn xây dựng được các
nhà máy mới. Đối với toàn bộ nền kinh tế nên coi việc cung ứng các dịch vụ vốn
trong thời gian ngắn hạn là cố định, đường cung là đư ờng thẳng đứng tại sản lượng
được quy định bởi dự trữ hiện có của các tài sản vốn.
- Đối với từng ngành riêng biệt
Một số tài sản là cố định đối với từng ngành riêng biệt, như ngành luyện kim,
ngành điện. Ngành điện không thể thay đổi ngay số lượng nhà máy phát đi ện hay
ngành luyện kim không thể thay đổi ngay được số lượng lò luyện gang trong ngày
một ngày hai.
Tuy nhiên, một vài ngành lại có thể tăng mức cung ứng về dịch vụ vốn của
họ trong thời gian ngắn bằng việc trả mức giá cao hơn, đối với các xe tải chẳng hạn,
nên có thể thu hút phần lớn tổng số xe tải mà nền kinh tế hiện đang có. Đối với loại
dịch vụ vốn như v ậy ngành có đư ờng cung dốc lên. Bằng việc trả giá thuê cao hơn,
ngành đó có thể tăng lượng cung ứng xe tải cho ngành mình.
8.2.3.2. Cung về dịch vụ vốn trong dài hạn
Trong dài hạn, cung về dịch vụ vốn có thể thay đổi, vì dự trữ vốn thay đổi.
Các máy móc, nhà máy mới có thể được xây dựng để tăng dự trữ vốn. Nếu tổng đầu
tư nhiều hơn tổng mức hao mòn trong tài sản vốn dự trữ hiện có, thì dự trữ vốn
tăng, độc quyền đó tăng d ịch vụ vốn. Ngược lại, nếu không có đầu tư m ới cho tư
liệu lao động hay tổng đầu tư nhỏ hơn so với mức hao mòn trong tài sản vốn dự trữ
hiện có thì dự trữ vốn giảm, giảm hiệu suất, do đó dịch vụ vốn giảm.
Trong dài hạn, một lượng dịch vụ vốn nhất định được cung ứng c ho nền kinh
tế, chi khi nào nền kinh tế thu được giá cho thuê có thể có. Giá cho thuê cần có mà
với giá đó các chủ sở hữu của vốn sẽ sẵn sàng mua hoặc xây d ựng thêm vốn. Nếu
mức giá cho thuê cao hơn, người ta sẽ tạo thêm hàng tư liệu, nếu thấp hơn hàng tư
liệu sẽ tự hao mòn mà không bổ sung hay tăng cường thêm cái mới.
Giá cho thuê vốn là mức giá cho phép người cung cấp dịch vụ vốn hòa vốn
khi quyết định mua tài sản vốn hay là ti ền cho thuê mà ngư ời chủ vốn vừa đủ bù

-242-
đắp chi phí cơ hội cho việc sở hữu vốn. Mức giá này phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu
tố là giá chi phí hàng tư liệu, lãi suất thực tế và tỷ lệ khấu hao.
Ví dụ: Giả sử ông A định vay ngân hàng số tiền 100 triệu đồng mua một
máy để cho thuê, với lãi suất thực tế 10% năm. Ông A cũng biết rằng theo thời gian
thì máy sẽ bị hao mòn và giảm giá, do đó chi phí bảo dưỡng và khấu hao hàng năm
là 10 triệu đồng. Như vậy, giá cho thuê cần có bao nhiêu?
Chi phí sử dụng vốn hàng năm = 100 x 10% + 10 = 20 triệu đồng.
Do vậy, khi vay tiền ngân hàng mua máy, giá cho thuê cần có ít nhất là 20
triệu đồng một năm bạn mới đủ bù đắp cho mọi chi phí.

SK’
R

SK

K
Hình 8.9

Hình 8.9 cho thấy, đường cung dài hạn SK các dịch vụ vốn của nền kinh tế
dốc lên, giá cho thuê càng cao thì luồng dịch vụ cung ứng càng lớn.
Bởi vì, luồng dịch vụ cung ứng lớn hơn chỉ khi dự trữ vốn thường xuyên
nhiều hơn. lượng hàng tư liệu lớn hơn chỉ được cung cấp khi giá hàng tư liệu cao
hơn, do vậy với lãi suất thực tế và tỷ lệ khấu hao không đổi, giá cho thuê cần có
phải tăng lên.
Đường cung dốc lên SK đối với dịch vụ vốn cho một mức nhất định của lãi
suất thực tế. Khi mức lãi suất thực tế tăng lên với giá mua hàng tư liệu đã cho, điều
đó có nghĩa là chi phí cơ h ội cho việc sử dụng vốn đã tăng cao, do đó giá thuê c ần
có phải tăng lên, đường cung dịch chuyển sang trái từ SK đến SK’.
Đối với từng ngành riêng biệt:

-243-
• Trong dài hạn, một ngành rất nhỏ cũng có thể nhận được nhiều vốn như ý
muốn với điều kiện nó trả được giá thuê hiện hành, do đó đường cung về dịch vụ
vốn nằm ngang, tại giá thuê hiện hành của một đơn vị.
• Một ngành lớn hơn có thể phải trả giá thuê cao hơn cho m ỗi đơn vị vốn, nếu
nó muốn thu hút lượng vốn lớn hơn của toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, đường cung
về dịch vụ vốn của một ngành có mức sử dụng lớn so với toàn bộ nền kinh tế sẽ dốc
lên.
8.2.4. Cân bằng trên thị trường dịch vụ vốn
Trong phần này chúng ta chỉ phân tích trường hợp chỉ có một ngành nhỏ có
đường cung về dịch vụ vốn dài hạn nằm ngang, việc phân tích này dễ dàng mở rộng
cho trường hợp đường cung dài hạn dốc lên.
Hình 8.10 cho thấy, điểm cân bằng dài hạn của thị trường dịch vụ vốn tại E
giao điểm của đường cung SK và đường càu DK, lượng dịch vụ vốn được sử dụng là
K0 và đơn giá thuê hiện hành là R0.

R0 SK
E

DK

K0 K
Hình 8.10

Những điều chỉnh trên thị trường dịch vụ vốn:


Trong dài hạn, tất cả các yếu tố sản xuất có thể tự do thay đổi. Một mức tiền
công cao hơn có hai tác đ ộng thay đổi và ảnh hưởng số lượng. Với mức tiền công
cao hơn sẽ làm tăng chi phí cho dịch vụ lao động so với dịch vụ vốn. Ảnh hưởng
thay thế khiến cho các doanh nghi ệp trong ngành chuyển sang kỹ thuật sử dụng
nhiều vốn hơn để tiết kiệm lao động mà hiện đang đắt hơn. Ảnh hưởng có xu hướng
làm tăng lư ợng cầu về dịch vụ vốn ở bất kỳ mức giá thuê nào. S ự gia tăng tiền công
cũng làm cung sản phẩm giảm và do đó sản lượng của ngành giảm. Mức sản lượng

-244-
giảm nhiều hay ít ph ụ thuộc vào độ co giãn c ầu sản phẩm, cầu sản phẩm càng co
giãn thì mức sản lượng giảm càng nhiều.
Một mức gia tăng ti ền công sẽ làm giảm lượng cầu lao động. Ảnh hưởng này
có xu hướng gây ra sự dịch chuyển về phía trái của sản phẩm giá trị biên của vốn do
làm giảm sản phẩm hiện vật biên của vốn, trong hoạt động của vốn bây giờ có ít lao
động hơn. Tuy nhiên, một mức tăng tiền công cũng làm dịch chuyển đường cung
của ngành lên trên và đẩy giá cân bằng đối với sản lượng của ngành lên. Điều này
thường làm tăng giá trị biên của vốn, và làm dịch chuyển đồ thị về phía phải. Ảnh
hưởng này sẽ càng nhỏ khi đường cầu đối với sản lượng của ngành càng co giãn
hơn. Như vậy, nhu cầu đối với các dịch vụ vốn càng có khả năng dịch chuyển sang
bên trái nhiều hơn khi đường cầu đối với sản lượng của ngành càng co giãn hơn.
Việc phân tích trên ch ỉ áp dụng đối với dài hạn khi một ngành có thể hoàn
toàn tự điều chinh theo sự gia tăng tiền công. Sự điều chinh dài hạn và ngắn hạn
theo sự gia tăng tiền công đối với trường hợp trong đó tác đ ộng dài hạn là làm c ầu
về dịch vụ vốn giảm, đường cầu nối với dịch vụ vốn dịch chuyển sang trái.
Ban đầu ngành này cân bằng tại E. Trong ngắn hạn, vốn là một yếu tố cố
định và đường cung của ngành về dịch vụ vốn là thẳng đứng tại lượng ban đầu tại
K0. Khi cầu về dịch vụ vốn giảm, doanh nghiệp không thể phản ứng tức thời bằng
việc cắt giảm dịch vụ vốn, do đó cân b ằng ngắn hạn tại E’, tiền thuê vốn giảm từ R0
đến R1. Ngành ngắn hạn này có đư ờng cung dài h ạn nằm ngang S’K. Cuối cùng nó
phải trả giá thuê hiện hành. Tại E’, chủ sở hữu vốn không thu được giá thuê cần có,
họ sẽ để cho dự trữ vốn của họ tự hao mòn mà không bảo dưỡng chúng. Theo thời
gian, dự trữ vốn của ngành và việc cung ứng dịch vụ vốn giảm dần cho tới khi đạt
mức cân bằng mới ở E’’. Lượng dịch vụ vốn được ngành sử dụng giảm xuống K1.
Với lượng lao động đã cho, vốn thấp hơn nên sản phẩm biên của vốn cao hơn.
Trong căn bằng dài hạn tại E’’ những người sử dụng vốn một lần nữa sẵn sàng chi
trả mức tiền thuê cần có R0.

R
S

E’’ E S’
R0
-245-
R1
E’
D
Khi nghiên cứu về vốn lúc đầu giảm xuống, thì tiền thuê vốn giảm đột ngột
nhưng những người chủ của yếu tố sản xuất cố định không dễ phản ứng bằng dịch
vụ vốn mà họ cung cấp. Cùng với thời gian họ có thể điều chỉnh sản lượng, trong
trường hợp này họ cho hàng tư liệu khấu hao và số tiền thuê dần dần được bù đắp.

8.3. TH Ị TRƯỜNG ĐẤT ĐAI


- Đặc điểm của đất đai đối với nền kinh tế là cố định về số lượng.
- Đường cung của nó là đường thẳng đứng.
- Đường cầu phát sinh đối với dịch vụ đất đai phản ánh doanh thu s ản phẩm
biên của đất đai. Việc xây dựng nó cũng tương tự như các đường cầu về lao
động và vốn, suy ra từ đồ thị MRPL và MRPK.
- Cân bằng giữa cung và cầu về dịch vụ đất đai, xác định giá thuê cân bằng R0.
- Nếu có sự sụt giảm cầu về dịch vụ đất đai, ví dụ do giá lúa g ạo giảm, đường
cầu (DA) dịch chuyển đến (D’A), giá thuê cân bằng mới giảm xuống R1. Lượng dịch
vụ đất đai theo giá vẫn cố định tại A0 (hình 8.12).

R SA
E
R0

R1 E’
DA

D’A

A0 Lượng dịch vụ đất


-246-
Hình 8.12
Như vậy, sự khác nhau gi ữa ba yếu tố sản xuất: lao động, vốn và đ ất đai là
tốc độ điều chỉnh việc cung cấp chúng. Nếu như mức cung của lao động cho các
doanh nghiệp, ngành hoặc cả nền kinh tế thay đổi một cách dễ dàng ngay cả trong
ngắn hạn, thì mức cung đối với dịch vụ về vốn đòi hỏi thời gian dài mới có thể điều
chỉnh. Và mức cung đối với dịch vụ về đất đai cho toàn bộ nền kinh tế về cơ bản là
cố định thậm chí cả trong dài hạn. Tốc độ điều chỉnh càng chậm thì các quyết định
hiện thời càng phải dựa vào các điều kiện tương lai và các ước tính tỷ suất trong
tương lai.

BÀI TẬP MINH HỌA


Bài 8.1. Cầu lao động của một ngành công nghiệp được xác định bởi:
LD = 1200 – 10W.

Trong đó: L số ngày lao động/ngày; W là mức lương;

Cung lao động được xác định bởi LS = 20W.

Yêu cầu:

a. Ở điểm cân bằng, mức lương và số lượng lao động được thuê là bao nhiêu?

b. Lợi ích kinh tế mà những người lao động kiếm được là bao nhiêu?

Bài giải

a/. Mức lương cân bằng: LS = LD è 20W = 1200 – 10W è W = 40, LD = LS = 800

W
120 LS

40
LD

-247-
8 12 L
b/. Lợi tức kinh tế là diện tích tam giác hình gạch chéo: ½.40.800 = 16.000 $

Bài 8.2. Giả sử hàm sản xuất của một doanh nghiệp được xác định là: Q = 12L – L2
(L từ 0 đến 6; L là lượng lao động/ngày, Q là sản lượng/ngày).

Yêu cầu:
a. Tìm đường cầu lao động của doanh nghiệp nếu sản phẩm bán với giá là 10
$/SP trên thị trường cạnh tranh.

b. Doanh nghiệp sẽ thuê bao nhiêu lao động, khi mức lương W = 30 $/ngày?
Nếu mức lương là 60 $/ngày? (Cho biết năng suất biên của lao động:
MPL = 12 – 2L ).

Bài giải

a) Ta có: MRPL = MR.MPL


Mà trên thị trường cạnh tranh đơn giá sản phẩm bằng doanh thu biên: P = MR
=10 và MPL = 12 – 2L è MRPL = MR.MPL = 10(12-2L) = 120 – 20L

Û w = 120 - 20 L
b) Để tối đa hóa lợi nhuận: MRPL = W
- W = 30 thì điểm tối ưu: 30 = 120 – 20L Þ L = 4,5 lao động/ngày;
- W = 60 thì điểm tối ưu: 60 = 120 – 20L Þ L = 3 lao động/ ngày.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Doanh nghiệp nên thuê thêm lao động khi doanh thu sản phẩm biên (MRP)
của lao động
a. Bằng tiền lương
b. Lớn hơn tiền lương

-248-
c. Nhỏ hơn tiền lương
d. Tùy tình hình cụ thể
2. Nếu các yếu tố khác không đổi, MRP đối với 1 người bán trong thị trường
cạnh tranh:
a. Nằm dưới MRP trong độc quyền bán
b. Trùng với MRP trong độc quyền bán
c. Nằm trên MRP trong độc quyền bán
d. Dốc lên trái với MRP trong độc quyền bán dốc xuống
3. Trong thị trường sản phẩm cạnh tranh, MRP đối với đầu vào X là:
a. MPX/PA
b. MPX*MRA
c. MPA*MRX
d. MPX*PX
4. Nếu thị trường lao động là cạnh tranh hoàn toàn, lượng lao động được thuê có
sức tối đa hóa lợi nhuận khi:
a. MRPL < W
b. MRPL = P
c. MRPL = W
d. Không câu nào đúng
Dùng thông tin sau đẻ trả lời các câu 5 đến 10
Doanh nghiệp sản xuất trong thị trường sản phẩm cạnh tranh và thị trường lao
động độc quyền. Giá hiện thời của sản phẩm là 2. Tổng sản phẩm (Q) và năng suất
biên của lao động (MPL) được cho như sau: Q = 240L – 0,1L2; MPL = 240 - 0,2L.
Đường cung lao động (LS) và chi tiêu biên của lao động (MEL) như sau: LS = P;
ME = 2L.

5. MRP của lao động.


a. 240L – 0,1L2
b. 240
c. 240 - 0,2L
d. 480 – 0,4L
6. Số lao động được thuê tối đa hóa lợi nhuận là:
a. 0
b. 100
c. 200
-249-
d. 300
7. Doanh nghiệp độc quyền sẽ trả cho công nhân mức lương là:
a. 100
b. 200
c. 300
d. 400
8. Giả sứ giá sản phẩm còn 1, tiền lương công nhân sẽ:
a. Tăng
b. Giảm
c. Không đổi
d. Không đủ thông tin để trả lời
9. Giả sử thuế đánh vào mỗi đơn vị lao động được thuê, thì số lượng lao động
được thuê sẽ:
a. Tăng
b. Giảm
c. Không đổi
d. Không đủ thông tin để trả lời
10. Giả sử thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất, số lao động được
thuê sẽ:
a. Tăng
b .Giảm
c. Không đổi
d. Không đủ thông tin để trả lời

MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO

ĐỀ 1
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

-250-
PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy trình bày mối quan hệ giữa chi phí biên với chi phí trung bình
và chi phí biến đổi trung bình.
Câu 2. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy nêu các biện pháp điều tiết của chính phủ đối với doanh
nghiệp độc quyền.
PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)
Câu 3. (3,0 điểm)
Hàm số cầu và hàm số cung về thị trường sản phẩm X có dạng như sau:
(D): P = -4QD + 200
(S): P = 2QS + 80
Trong đó, đơn vị tính của P: nghìn đồng/kg; Q: tấn.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường sản phẩm X.
b. Tính độ co giãn của cầu tại mức giá bằng 100. Nêu ý nghĩa độ co giãn của
cầu theo giá cả trong trường hợp này.
c. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng của sản phẩm X.
d. Giả sử chính phủ trợ cấp 12 nghìn đồng/kg bán ra, khi cầu không thay đổi,
xác định giá cả và lượng cân bằng mới. Ai là người được hưởng khoản trợ
cấp này? Xác định tổng số tiền trợ cấp của chính phủ trong trường hợp này.
Câu 4. (2,5 điểm)
Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản xuất
nón bảo hiểm có hàm tổng chi phí là:
TC = 2Q2 + 40Q + 7200
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; Q: chiếc.
Yêu cầu:
a. Xác định các hàm số chi phí sản xuất trong ngắn hạn AC và MC của doanh
nghiệp.
b. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.
c. Hãy phân tích quyết định sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp ở các mức
giá bán là P = 160, P = 320.

-251-
Câu 5/Trang 249-250
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Y có các hàm số
chi phí là:
TVC = (1/6)Q2 + 30Q
TFC = 18.000
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Y là:
P = -(1/4)Q + 320
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: đơn vị sản
phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi
nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Tính
lợi nhuận trong trường hợp này.
c. Giả sử chính phủ đánh thuế 115 nghìn đồng/sản phẩm bán ra thì doanh
nghiệp sẽ ấn định giá bán và sản lượng bán là bao nhiêu? Tính lợi nhuận của
doanh nghiệp trong trường hợp này.

ĐỀ 2
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)
-252-
PHẦN LÝ THUYẾT (3,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)

Phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng độc quyền trong nền kinh
tế thị trường.

Câu 2. (1,5 điểm)

Biểu thức của hệ số co giãn của cầu theo thu nhập có dạng:
% ∆QD
EI =
% ∆I
Hãy giải thích và cho ví dụ minh họa các trường hợp có kết quả sau đây:
a. EI < 0
b. EI > 1
c. EI < 1

PHẦN BÀI TẬP (7,0 điểm)


Câu 1. (3,0 điểm)

Cho hàm số cung và cầu thị trường sản phẩm A là: QD = 240 - 5P; QS = 40 + 5P

(Đơn vị tính: P là ngàn đồng; Q là sản phẩm)

Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.
b. Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng; Nêu ý nghĩa của nó.
c. Giả sử lượng cung trên thị trường tăng 20% so với trước, khi cầu không
đổi. Xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới.
d. Từ kết quả câu a, giả sử chính phủ đánh thuế 2000 đồng/sản phẩm bán ra,
khi cầu không đổi. Xác định giá cả và sản lượng cân bằng trong trường hợp này. Ai
là người chịu thuế? Tính tổng số thuế thu được của chính phủ.
Câu 2. (2,0 điểm)
Có số liệu về sản lượng và tổng chi phí sản xuất ngắn hạn của một xưởng sản
xuất thép hợp kim được cho trong bảng sau:

Sản lượng
0 1 2 3 4 5 6 7
(Q)
Tổng chi phí 70 90 110 130 140 150 170 190

-253-
(TC)
(Đơn vị tính: TC là triệu đồng; Q là tấn)

Yêu cầu:
Tính chi phí cố định (FC), chi phí biến đổi trung bình (AVC), chi phí trung
bình (AC), chi phí biên (MC).
Câu 3. (2,0 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm X có hàm số tổng
chi phí là:
TC = Q2 + 8Q + 380. Hàm số cầu thị trường của sản phẩm X là: P = -Q + 120.
(Đơn vị tính: Chi phí, giá bán là ngàn đồng; sản lượng là sản phẩm)
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính
lợi nhuận tối đa đạt được.
b. Giả sử Chính phủ đánh thuế 5 ngàn đồng/sản phẩm bán ra thì mức đánh
thuế này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp không? Vì sao?

ĐỀ 3
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)
-254-
PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy trình bày quy luật hữu dụng biên giảm dần và mối quan hệ
giữa hữu dụng biên và tổng hữu dụng.
Câu 2. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy trình bày những hạn chế của thị trường độc quyền so với thị
trường cạnh tranh.

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 3. (3,0 điểm)
Hàm số cầu và hàm số cung về thị trường sản phẩm X có dạng như sau:
(D): P = -5QD + 150
(S): P = 3QS + 70
Trong đó, đơn vị tính của P: nghìn đồng/kg; Q: tấn.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường sản phẩm X.
b. Tính độ co giãn của cung tại mức giá bằng 90. Nêu ý nghĩa độ co giãn của
cung theo giá cả trong trường hợp này.
c. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng của sản phẩm X.
d. Giả sử chính phủ trợ cấp 16 nghìn đồng/kg bán ra, khi cầu không thay đổi,
xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới. Ai là người được hưởng khoản
trợ cấp này? Tính tổng số tiền trợ cấp của chính phủ trong trường hợp này.

Câu 4. (1,0 điểm)


Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có các loại chi phí sản xuất trong
ngắn hạn như sau: (Đơn vị tính: chi phí là 1.000 đồng; Q: sản phẩm)

Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

VC 0 1.000 1.900 2.800 3.600 4.600 5.800 7.100 8.600 10.400 12.400

Biết rằng tổng chi phí cố định: 2.000


Yêu cầu:
Tính chi phí trung bình (AC) và chi phí biên (MC).
Câu 5. (2,0 điểm)

-255-
Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản xuất
nón bảo hiểm có hàm tổng chi phí là:
TC = 2Q2 + 20Q + 5000
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; Q: chiếc.
Yêu cầu:
a. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.
b. Hãy phân tích quyết định sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp ở các mức
giá bán là P = 140, P = 240.
Câu 6. (2,0 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Z có hàm số tổng
chi phí là:
TC = (1/10)Q2 + 400Q + 3.000.000
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z là:
P = -(1/20)Q + 2400
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: đơn vị sản
phẩm.
Yêu cầu:
a. Giả sử doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng là 6.000 sản phẩm, xác
định giá bán của doanh nghiệp. Đây có phải là trường hợp tối đa hóa lợi
nhuận không?
b. Giả sử chính phủ đánh thuế 100 nghìn đồng/sản phẩm bán ra thì doanh
nghiệp sẽ ấn định giá bán và sản lượng bán là bao nhiêu? Tính lợi nhuận
của doanh nghiệp thu được trong trường hợp này.

-256-
ĐỀ 4
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (1,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy trình bày các yếu tố làm ảnh hưởng đến cung và cầu hàng hóa
trên thị trường.

PHẦN BÀI TẬP (9,0 điểm)


Câu 2. (3,0 điểm)
Hàm số cầu và hàm số cung về thị trường cà phê có dạng như sau:
(D): P = -4QD + 220
(S): P = 2QS + 160
Trong đó, đơn vị tính của P: nghìn đồng/kg; Q: tấn.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường cà phê.
b. Tính độ co giãn của cung theo giá cả tại mức giá bằng 200. Nêu ý nghĩa độ
co giãn của cung theo giá cả trong trường hợp này.
c. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.
d. Giả sử chính phủ đánh thuế 12 nghìn đồng/kg bán ra, khi cầu không thay đổi,
xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới. Ai là người chịu thuế? Tính tổng
số thuế thu được của chính phủ trong trường hợp này.

Câu 3. (2,0 điểm)


Một người tiêu dùng có thu nhập I = 1.000 USD dùng để mua hai loại sản
phẩm X và Y, với giá sản phẩm X là PX = 400 USD và giá sản phẩm Y là PY = 100
USD. Sở thích của người này được thể hiện qua hàm tổng hữu dụng là:
TUX = -2X2 + 12X
TUY = (1/4)Y2 – Y
(Với: X, Y là số nguyên dương)
Yêu cầu:
a. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu.
b. Tính tổng hữu dụng tối đa đạt được.
Câu 4. (2,0 điểm)

-257-
Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản xuất
nón bảo hiểm có hàm tổng chi phí là:
TC = 2Q2 + 20Q + 4050
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; Q: chiếc.
Yêu cầu:
a. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.
b. Hãy phân tích quyết định sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp ở các mức
giá bán là P = 140, P = 260.

Câu 5. (2,0 điểm)


Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Z có hàm số tổng
chi phí là:
TC = (1/2)Q2 + 30Q + 1040
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z là:
P = (-1/2)Q + 250
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: đv sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính
tổng lợi nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt được tỷ lệ lợi nhuận
định mức là 20% trên chi phí trung bình. Tính lợi nhuận của doanh nghiệp trong
trường hợp này.

-258-
ĐỀ 5
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy trình bày quy luật lợi ích cận biên giảm dần.
Câu 2. (1,0 điểm)
Độ co giãn của cầu của mặt hàng X theo giá của mặt hàng Y là EXY = -4.
Nếu giá của mặt hàng Y đó tăng lên 5% thì lượng cầu đối với mặt hàng X thay
đổi như thế nào? Hai mặt hàng X và Y có mối liên hệ gì với nhau? Cho ví dụ về
hai mặt hàng này.
PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)
Câu 3. (2,5 điểm)
Hàm số cầu và hàm số cung của thị trường về sản phẩm Y là:
(D): P = -5Qd + 20
(S): P = 3Qs + 4
Trong đó, Q là sản lượng (nghìn sản phẩm), P là mức giá (nghìn đồng/sản phẩm)
Yêu cầu:
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng.
b. Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.
c. Nếu Chính phủ ấn định giá P = 16, hãy nêu rõ hiện tượng gì xảy ra trên thị
trường? Để giá quy định có hiệu lực, chính phủ cần can thiệp bằng biện pháp
nào? Số tiền Chính phủ phải chi ra là bao nhiêu? Tính giá trị tổn thất vô ích
khi Chính phủ ấn định mức giá này.
Câu 4. (2,0 điểm)
Một doanh nghiệp đầu tư vào nhà máy để sản xuất thực phẩm với tổng chi
phí TC = 43 (đvt) để mua hai yếu tố sản xuất là vốn (K) và lao động (L) với PK = 2
(đvt) và PL = 5 (đvt). Năng suất biên của hai yếu tố như sau:
K L MPK MPL
7 2 12 35
8 3 11 30
9 4 8 25
10 5 6 20
11 6 5 12,5

-259-
Yêu cầu:
Xác định phối hợp 2 yếu tố K và L để tổng sản lượng lớn nhất hay chi phí
một đơn vị thấp nhất.
Câu 5. (2,0 điểm)
Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản xuất
cặp học sinh có hàm tổng chi phí là:
TC = 3Q2 + 50Q + 1200
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; Q: nghìn chiếc.
Yêu cầu:
a. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.
b. Hãy phân tích quyết định sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp ở các
mức giá bán là P = 68, P = 188.
Câu 6. (1,5 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Z có hàm số tổng
chi phí là:
TC = Q2 - 2Q + 100
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z là:
P = -2Q + 70
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: đơn vị sản
phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.
Tính tổng lợi nhuận tối đa đạt được.

-260-
ĐỀ 6
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy trình bày mối quan hệ giữa chi phí biên với chi phí trung bình
và chi phí biến đổi trung bình.
Câu 2. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy nêu các biện pháp điều tiết của chính phủ đối với doanh
nghiệp độc quyền.
PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)
Câu 3. (3,0 điểm)
Hàm số cầu và hàm số cung về thị trường sản phẩm X có dạng như sau:
(D): P = -5QD + 150
(S): P = 3QS + 70
Trong đó, đơn vị tính của P: nghìn đồng/kg; Q: tấn.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường sản phẩm X.
b. Tính độ co giãn của cung tại mức giá bằng 90. Nêu ý nghĩa độ co giãn của
cung theo giá cả trong trường hợp này.
c. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng của sản phẩm X.
d. Giả sử chính phủ trợ cấp 16 nghìn đồng/kg bán ra, khi cầu không thay đổi,
xác định giá cả và lượng cân bằng mới. Ai là người được hưởng khoản trợ
cấp này? Xác định tổng số tiền trợ cấp của chính phủ trong trường hợp này.

Câu 4. (2,5 điểm)


Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản xuất
nón bảo hiểm có hàm tổng chi phí là:
TC = 2Q2 + 40Q + 7200;
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; Q: chiếc.
Yêu cầu:
a. Xác định các hàm số chi phí sản xuất trong ngắn hạn AC và MC của doanh
nghiệp.
b. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.

-261-
c. Hãy phân tích quyết định sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp ở các mức
giá bán là P = 160, P = 320.
Câu 5. (2,5 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Y có các hàm số
chi phí là:
VC = (1/6)Q2 + 30Q;
FC = 18.000
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Y là:
P = -(1/4)Q + 320
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: đơn vị sản
phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi
nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Tính
lợi nhuận trong trường hợp này.
c. Giả sử chính phủ đánh thuế 115 nghìn đồng/sản phẩm bán ra thì doanh
nghiệp sẽ ấn định giá bán và sản lượng bán là bao nhiêu? Tính lợi nhuận của
doanh nghiệp trong trường hợp này.

-262-
ĐỀ 7
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)


Anh (Chị) hãy trình bày định luật hữu dụng biên giảm dần và mối quan hệ
giữa hữu dụng biên và tổng hữu dụng.

Câu 2. (2,0 điểm)


Điều gì xảy ra trên thị trường khi giá đường mía tăng? Anh (Chị) dùng đồ thị
cung cầu để giải thích.

PHẦN BÀI TẬP (7,0 điểm)

Câu 3. (2,5 điểm)


Xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung (mỗi năm) ở các
mức giá khác nhau của mặt hàng lương thực như sau:

Giá bán Lượng cầu Lượng cung


(nghìn đồng/kg) (tấn) (tấn)
60 30 18
80 26 20
100 22 22
120 18 24
Yêu cầu:
a. Xác định hàm số cung và hàm số cầu, từ đó xác định giá cả và sản lượng cân
bằng.
b. Giả sử mức giá trên thị trường tăng lên là 130 nghìn đồng/kg thì điều gì sẽ
xảy ra trên thị trường.
c. Giả sử chính phủ đánh thuế t = 12 nghìn đồng/kg để giảm bớt số lượng bán
ra trên thị trường, khi cầu không thay đổi, xác định giá cả và sản lượng cân
bằng mới. Ai là người chịu thuế? Tính tổng số thuế thu được của chính phủ
trong trường hợp này.

Câu 4. (1,5 điểm)


Một doanh nghiệp thuộc thị trường cạnh tranh hoàn toàn, có mức giá bán của
sản phẩm là 12. Cho hàm tổng chi phí của doanh nghiệp là:
1 3 9 2
TC = Q - Q + 20Q + 4
3 2
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: đơn vị sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định hàm số cung của doanh nghiệp.
b. Xác định sản lượng để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận.
c. Xác định giá bán để doanh nghiệp đóng cửa sản xuất.
-263-
Câu 5. (3,0 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm X có hàm số tổng
chi phí là:
TC = Q2 + 520Q + 200.000
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm này là:
1
P=- Q + 2500.
10
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: đơn vị sản phẩm.

Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi
nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa sản lượng bán mà
không bị lỗ.
c. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt được tỷ lệ lợi nhuận định
mức trên chi phí trung bình 20%. Tính lợi nhuận của doanh nghiệp trong
trường hợp này.
d. Giả sử Chính phủ đánh thuế 20 nghìn đồng/sản phẩm bán ra thì mức đánh
thuế này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp không? Vì sao?

-264-
ĐỀ 8
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Anh (Chị) cho biết thế nào là giá sàn? Mục đích của việc áp đặt giá sàn là gì?
Câu 2. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy nêu đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn.

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 3. (2,5 điểm)
Hàm số cầu và hàm số cung về thị trường cà phê có dạng như sau:
(D): P = -4QD + 190
(S): P = 2QS + 160
Trong đó, đơn vị tính của P: nghìn đồng/kg; Q: tấn.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường cà phê.
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá cả tại mức giá cân bằng. Nêu ý nghĩa độ co
giãn của cầu theo giá cả trong trường hợp này.
c. Giả sử chính phủ đánh thuế 6 nghìn đồng/kg bán ra, khi cầu không thay đổi,
xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới. Ai là người chịu thuế? Tính tổng
số thuế thu được của chính phủ trong trường hợp này.
Câu 4. (2,0 điểm)
Mỗi ngày Nam dùng 240.000 đồng để mua 2 sản phẩm X và Y. Giá của hai
sản phẩm này là: PX = 30.000 đ/sp, PY = 10.000 đ/sp. Tổng hữu dụng mà Nam nhận
được khi tiêu dùng hai sản phẩm này được cho ở bảng dưới đây:

Q 1 2 3 4 5 6 7
TUX 30 58 84 108 130 150 168
TUY 10 18 24 28 31 33 34
Yêu cầu:
a. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu.
b. Tính tổng hữu dụng tối đa Nam đạt được.
Câu 5. (1,5 điểm)
Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản xuất
nón bảo hiểm có các số liệu như sau:
-265-
Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
TVC 0 1.000 1.400 1.800 2.600 3.600 4.800 5.100 6.600 8.400 9.400

Biết rằng chi phí cố định là 8.000


Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; Q: chiếc.
Yêu cầu:
a. Tính các chi phí TC, AVC, AC và MC tương ứng với các mức sản lượng.
b. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.

Câu 6. (2,0 điểm)


Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Z có hàm số tổng
chi phí là:
TC = Q2 + 8Q + 200
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm này là:
P = -Q + 88
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: đơn vị
sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi
nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Tính
lợi nhuận đạt được.

-266-
ĐỀ 9
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm)


Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Nếu hai sản phẩm X và Y là 2 sản phẩm bổ sung thì (EXY: là hệ số co giãn
chéo):
a. EXY = 0 b. EXY > 0 c. EXY < 0 d. EXY = 1
2. Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hóa doanh thu và cầu về sản phẩm của
công ty tại mức giá hiện có là co giãn ít, công ty sẽ:
a. Tăng giá b. Giảm giá c. Giảm lượng bán d. Giữ giá không đổi
3.Giá trần (giá tối đa) có ràng buộc luôn dẫn tới
a. Dư cầu b. Sự cân bằng thị trường c. Dư cung d. Chưa thể kết
luận
4. Trong trường hợp nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu xe Honda về
bên phải:
a. Thu nhập dân chúng tăng
b.Giá xe Yamaha tăng
c. Giá xe Honda giảm
d.Trường hợp a và c
5. Nếu PX = 5 và PY = 20 và I = 1000 thì đường ngân sách có dạng:
a. Y = 200 – (1/4)X c. Y = 50 + (1/4)X
b. Y = 100 + 4X d. Y = 50 – (1/4)X
6. Một người tiêu thụ có thu nhập I = 1200 đồng dùng để mua hai sản phẩm X
và Y với
PX = 100 đồng/sản phẩm; PY = 300 đồng/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể
hiện qua hàm số: TUX = (-1/3)X2 + 10X; TUY = (-1/2)Y2 + 20Y. Tổng hữu dụng tối
đa đạt được:
a. TUmax = 86
b. TUmax = 82
c. TUmax = 76
d. TUmax = 96
7. Đường ngân sách có dạng: Y = 100 – 2X, nếu PY = 10 thì:
a. PX = 5; I = 100 c. PX = 20; I = 2000
b. PX = 10; I = 2000 d. PX = 20; I = 1000
8. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ:
a. Chi phí biên
b. Chi phí biến đổi trung bình
-267-
c. Chi phí trung bình
d. Chi phí cố định trung bình
9. Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = 0,5KL. Khi gia tăng các yếu tố đầu vào
cùng tỷ lệ thì:
a. Năng suất tăng theo quy mô
b. Năng suất giảm theo quy mô
c. Năng suất không đổi theo quy mô
d. Cả 3 đều sai
10. Đường đẳng lượng biểu thị:
a. Những mức sản lượng như nhau với những phối hợp bằng nhau về 2 yếu tố
sản xuất biến đổi
b. Những mức sản lượng khác nhau với những mức chi tiêu khác nhau về 2
yếu tố sản xuất biến đổi
c. Những mức sản lượng như nhau với những phối hợp khác nhau về 2 yếu tố
sản xuất biến đổi
d. Những mức sản lượng như nhau với những mức chi phí như nhau

PHẦN BÀI TẬP (7,5 đỉểm)


Câu 1. (2,5 điểm)

Cho hàm số cung và cầu thị trường sản phẩm A là: QD = 220 - 5P; QS = 20 + 5P

(Đơn vị tính: P là ngàn đồng; Q là sản phẩm)

Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.
b. Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng. Nêu ý nghĩa của nó.
c. Giả sử chính phủ đánh thuế 2000 đồng/sản phẩm bán ra, khi cầu không đổi.
Xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới. Ai là người chịu thuế? Tính tổng số
thuế của chính phủ trong trường hợp này.
Câu 2. (2,0 điểm)
Hàm tổng chi phí ngắn hạn của một công ty thuộc thị trường cạnh tranh hoàn
hảo được cho bởi phương trình: TC = Q2 + 220Q + 100
(Đơn vị tính: TC là ngàn đồng, Q là sản phẩm)
Yêu cầu:
a. Xác định chi phí cố định và chi phí cố định trung bình của công ty.
b. Xác định mức giá và sản lượng để công ty hòa vốn.
c. Giả sử giá bán là 250 ngàn đồng/sản phẩm. Xác định mức sản lượng mà tại
đó công ty đạt lợi nhuận tối đa.
-268-
Câu 3. (3,0 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Z có hàm số tổng
chi phí là:
TC = Q2 + 8Q + 400. Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z là: P = -Q + 100.
(Đơn vị tính: Chi phí, giá bán là ngàn đồng; sản lượng là sản phẩm)
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính
lợi nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt được tỷ lệ lợi nhuận
định mức 20% trên chi phí trung bình.
c. Giả sử Chính phủ đánh thuế 8 ngàn đồng/sản phẩm bán ra thì mức đánh
thuế này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp không? Vì sao?

-269-
ĐỀ 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm)


Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Kinh tế học thực chứng nhằm:
a. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan
có cơ sở khoa học.
b. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá
nhân.
c. Giải thích các hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị
trường.
d. Không có câu nào đúng.
2. Người tiêu dùng tiêu dùng 9 sản phẩm thì có tổng thỏa dụng bằng 30, tiêu
dùng 10 sản phẩm thì tổng thỏa dụng bằng 36. Vậy thỏa dụng biên của sản
phẩm thứ 10 bằng:
a. 21 b. 4 c. 6 d. Tất
cả đều sai
3. Hàm số cung và cầu sản phẩm X có dạng: P = Qs + 5 và P = (-1/2)QD +
20. Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 16 và sẽ mua hết lượng sản phẩm
thừa thì chính phủ cần chi bao nhiêu tiền?
a. 102 b. 48 c. 82 d. Tất cả
đều sai
4. Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hóa doanh thu và cầu về sản phẩm của
công ty tại mức giá hiện có là co giãn ít, công ty sẽ:
a. Tăng giá b. Giảm giá c. Giảm lượng bán d. Giữ giá
không đổi
5. Giá trần (giá tối đa) có ràng buộc luôn dẫn tới
a. Dư cầu b. Sự cân bằng thị trường c. Dư cung d. Chưa thể kết
luận
6. X, Y là hai hàng hóa có mối liên hệ gì khi EXY < 0
a. Hàng thay thế c. Hàng bổ sung
b. Hàng thông thường d. Hàng thứ cấp
-270-
7. Một người tiêu thụ có thu nhập I = 1200 đồng dùng để mua hai sản phẩm X
và Y với
PX = 100 đồng/sản phẩm; PY = 300 đồng/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể
hiện qua hàm số: TUX = (-1/3)X2 + 10X; TUY = (-1/2)Y2 + 20Y. Tổng hữu
dụng tối đa đạt được:
a. TUmax = 86
b. TUmax = 82
c. TUmax = 76
d. TUmax = 96
8. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ:
a. Chi phí biên
b. Chi phí biến đổi trung bình
c. Chi phí trung bình
d. Chi phí cố định trung bình
9. Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = 0,5KL. Khi gia tăng các yếu tố đầu vào
cùng tỷ lệ thì:
a. Năng suất tăng theo quy mô
b. Năng suất giảm theo quy mô
c. Năng suất không đổi theo quy mô
d. Cả 3 đều sai
10. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu: P = (-1/2)Q + 110 và hàm tổng
chi phí:
TC = (1/4)Q2 + 20Q + 250. Mức lợi nhuận cực đại bằng:
a. 5500 b. 2450 c. 4540 d. Tất cả đều sai

PHẦN BÀI TẬP (7,5 đỉểm)


Câu 1. (3,0 điểm)

Một thị trường cạnh tranh hoàn toàn có các lượng cầu và các lượng cung
(một năm) ở mức giá khác nhau như sau:
Giá Lượng cầu Lượng cung
(nghìn đồng) (Triệu đơn vị) (Triệu đơn vị)
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
Yêu cầu:
a. Xác định hàm số cầu và hàm số cung.
-271-
b. Xác định giá cả và sản lượng cân bằng. Tính độ co giãn của cầu tại mức giá
bằng 100 nghìn đồng và nêu ý nghĩa của nó.
c. Giả sử chính phủ đánh thuế 10 nghìn đồng/sản phẩm bán ra, khi cầu không
đổi. Xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới. Ai là người chịu thuế? Tính tổng
số thuế của chính phủ trong trường hợp này.

Câu 2. (2,5 điểm)


Trong ngắn hạn một xưởng sản xuất có chi phí cố định 3000 và tổng chi phí
biến đổi (TVC) ứng với từng sản lượng (Q) như sau:

Q 240 390 500 600 680 750 810 860 900


TVC 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000

Xưởng này có qui mô nhỏ do đó người chủ phải bán sản phẩm theo giá trị
trường.
(Đơn vị tính: Chi phí, giá bán là nghìn đồng; sản lượng là sản phẩm)
Yêu cầu:
a. Xác định chi phí trung bình và chi phí biên ứng với từng mức sản lượng.
b. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của xưởng.
c. Nếu giá bán sản phẩm là không đổi và được ấn định là 20 thì xưởng sẽ quyết
định sản xuất ở sản lượng nào? Tính lợi nhuận đó. Nếu giá bán của sản phẩm
là 12, trong ngắn hạn xưởng phải làm gì? Tại sao?

Câu 3. (2,0 điểm)


Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm X có hàm số tổng
chi phí là:
TC = Q2 + 8Q + 200. Hàm số cầu thị trường của sản phẩm X là: P = -Q + 100.
(Đơn vị tính: Chi phí, giá bán là nghìn đồng; sản lượng là sản phẩm)
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Tính
lợi nhuận đạt được.
b. Giả sử Chính phủ đánh thuế 6 nghìn đồng/sản phẩm bán ra. Xác định sản
lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận tối đa đạt
được.

-272-
ĐỀ 11
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (3,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy trình bày định luật hữu dụng biên giảm dần và mối quan hệ
giữa hữu dụng biên và tổng hữu dụng.
Câu 2. (2,0 điểm)
Theo Anh (Chị) các lập luận sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Được mùa mía đã làm cho lượng bánh ngọt bán ra trên thị trường tăng.
b. Do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng đã làm cho giá cám gạo tăng theo.
c. Giá bếp gas tăng mạnh đã làm cho giá dầu hôi tăng theo.
d. Mức thu nhập của người tiêu dùng tăng nhất định là điều tốt lành cho tất cả
các nhà sản xuất.

PHẦN BÀI TẬP (7,0 điểm)


Câu 3. (2,5 điểm)
Xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung (mỗi năm) ở các
mức giá khác nhau của mặt hàng lương thực như sau:

Giá bán Lượng cầu Lượng cung


(nghìn đồng/kg) (tấn) (tấn)

60 30 18
80 26 20
100 22 22
120 18 24

Yêu cầu:
a. Xác định hàm số cung và hàm số cầu, từ đó xác định giá cả và sản lượng cân
bằng.
b. Giả sử mức giá trên thị trường tăng lên là 130 nghìn đồng/kg thì điều gì sẽ
xảy ra trên thị trường.
c. Giả sử Chính phủ đánh thuế t = 12 nghìn đồng/kg để giảm bớt số lượng bán
ra trên thị trường, khi cầu không thay đổi, xác định giá cả và sản lượng cân
bằng mới. Ai là người chịu thuế? Tính tổng số thuế thu được của Chính phủ
trong trường hợp này.

-273-
Câu 4. (1,5 điểm)
Một Hãng sản xuất giày thể thao có hàm tổng chi phí là:
TC = 3Q2 + 100
Trong đó, đơn vị tính của TC: triệu đồng; Q: số lượng giày sản xuất.
Yêu cầu:
a. Xác định chi phí cố định của Hãng.
b. Viết phương trình biểu diễn chi phí trung bình, chi phí cận biên.
c. Xác định sản lượng đạt được để chi phí trung bình tối thiểu.
Câu 5. (3,0 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm X có hàm số tổng
chi phí là:
TC = Q2 + 520Q + 200.000
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm này là:
1
P=- Q + 2500
10
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán là nghìn đồng; sản lượng là đơn vị
sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi
nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa sản lượng bán mà
không bị lỗ.
c. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt được tỷ lệ lợi nhuận định
mức trên chi phí trung bình 20%. Tính lợi nhuận của doanh nghiệp trong
trường hợp này.
d. Giả sử Chính phủ đánh thuế 20 nghìn đồng/sản phẩm bán ra thì mức đánh
thuế này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp không? Vì sao?

-274-
ĐỀ 12
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Khi giá hàng hóa X là 100.000 đồng/sản phẩm thì lượng cầu của hàng hóa X
là 200 sản phẩm. Khi giá của X tăng lên 120.000 đồng/sản phẩm thì lượng cầu của
nó là 100 sản phẩm. Tính độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa X. Nêu ý nghĩa
của độ co giãn trong trường hợp này. X được gọi là hàng hóa gì?
Câu 2. (1,0 điểm)
Đường cung về xe máy Honda dịch chuyển sang phải. Những sự kiện nào
dưới đây đã gây nên sự dịch chuyển đó? Giải thích (với điều kiện các yếu tố khác
không đổi).
a) Giá xe máy Honda tăng
b) Giá xe máy Yamaha giảm
c) Giá thép và vỏ xe máy Honda giảm
d) Thu nhập của dân cư giảm (giả sử xe máy là hàng hóa thông thường)
e) Công ty sản xuất xe máy Honda tăng cường quảng cáo
f) Chính phủ tăng thuế cho ngành sản xuất xe máy

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 3. (4,0 điểm)
Cho hàm số cầu và cung sản phẩm sắt lát trên thị trường nội địa có dạng như
sau:
(D): Pd = - 2Q + 3000 (S): Ps = 2Q – 1000
Trong đó P: giá, được tính bằng đồng/sản phẩm (đ/kg); Q: sản lượng, được tính
bằng kilogram (kg).
Yêu cầu:
a) Tính giá và sản lượng cân bằng.
b) Tính độ co giãn của cầu theo giá cả tại mức giá cân bằng. Để tăng doanh thu
thì áp dụng chính sách giá như thế nào?
c) Do cải tiến công nghệ sản xuất nên làm lượng cung sản phẩm sắt lát tăng
20% tại mỗi mức giá. Và do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên làm
lượng cầu về sản phẩm sắt lát cũng tăng lên 20% tại mỗi mức giá. Xác định
giá và sản lượng cân bằng mới của sản phẩm sắt lát trên thị trường.
d) Giả sử Chính phủ đánh thuế 200 đồng/kg bán ra, khi cầu không thay đổi, xác
định giá cả và sản lượng cân bằng mới. Ai là người chịu thuế? Tính tổng số
thuế thu được của Chính phủ trong trường hợp này.
-275-
Câu 4. (2,0 điểm)

Cho hàm số: S = TU = (Y-2)X


Trong đó TU: tổng hữu dụng, được tính bằng đơn vị hữu dụng (đvhd); Y:
bữa ăn tối, được tính bằng số bữa (bữa); X: số lượng đĩa DVD, được tính
bằng cái (cái).
Yêu cầu:
a) Một người có thu nhập I = 2000 ngàn đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và
Y trong vòng 1 tuần với giá Px = 20 ngàn đồng, Py = 20 ngàn đồng. Hãy
xác định số lượng X và Y để người này đạt được TU lớn nhất và tính TU
lớn nhất đó.
b) Một người có thu nhập I = 2200 ngàn đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và
Y trong vòng 1 tuần với giá Px = 20 ngàn đồng, Py = 20 ngàn đồng. Hãy
xác định số lượng X và Y để người này đạt được TU lớn nhất và tính TU
lớn nhất đó.

Câu 5. (2,0 điểm)


Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Z có hàm số tổng

chi phí là : TC = Q2 + 8Q + 400.

Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z là: P = - Q + 100

Trong đó, đơn vị tính: Chi phí, giá bán là ngàn đồng, Q là sản phẩm.

Yêu cầu:

a) Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận.
Tính lợi nhuận tối đa đạt được.
b) Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt lợi nhuận định mức
20% trên chi phí sản xuất.

-276-
ĐỀ 13
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 ĐIỂM).

Câu 1. (2,0 điểm).

Anh (Chị) hãy trình bày đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn. Nêu
các biện pháp quản lý và điều tiết của chính phủ đối với doanh nghiệp độc quyền.

PHẦN BÀI TẬP (8,0 ĐIỂM).

Câu 2. (3,0 điểm).

Xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung hàng năm ở các mức
giá khác nhau của sản phẩm X như sau:

P (ngàn đồng/sản phẩm) QD (ngàn sản phẩm) QS (ngàn sản phẩm)

10 40 20

12 36 26

14 32 32

16 28 38

Yêu cầu:

a) Xác định hàm số cung, hàm số cầu của sản phẩm X.

b) Xác định giá cả và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị.

c) Tính độ co giãn của cầu theo giá cả tại mức giá là 18 ngàn đồng/sản phẩm.
Muốn tăng doanh thu, doanh nghiệp cần áp dụng chính sách giá như thế nào?

d) Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.

e) Giả sử Chính phủ ấn định mức giá là 16 ngàn đồng/ sản phẩm, thị trường xảy
ra tình trạng gì? Tính lượng tổn thất vô ích trong trường hợp này.

Câu 3. (1,5 điểm).


Một người tiêu dùng có hàm tổng hữu dụng khi tiêu dùng hai hàng hóa X và
Y là:
U (X,Y) = 5X0,4Y0,8. Biết rằng giá của sản phẩm X là 5 USD, giá của sản phẩm Y là
8 USD và người tiêu dùng này có 1.500 USD để chi tiêu cho hai hàng hóa X và Y.
-277-
Yêu cầu:
a) Xác định số sản phẩm X và Y để người tiêu dùng đạt tối đa hóa hữu
dụng.
b) Tính tổng hữu dụng tối đa đạt được.
Câu 4. (1,5 điểm).
Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu thị trường là: QD = -5P + 4.000
và hàm số tổng chi phí sản xuất là: TC = (1/5)Q2 + 200Q + 100.000.
Đơn vị tính: P: ngàn đồng/sản phẩm; Q: ngàn sản phẩm.
Yêu cầu:
a) Viết hàm doanh thu biên và chi phí biên.
b) Xác định mức sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi
nhuận.
Câu 5. (2,0 điểm).
Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí
là:
TC = Q2 + Q + 25.
Đơn vị tính: P: ngàn đồng/sản phẩm; Q: ngàn sản phẩm.
Yêu cầu:
a) Xác định FC, VC.
b) Xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp.
c) Nếu giá thị trường là 15. Xác định mức sản lượng và giá bán để doanh
nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận tối đa đạt được.

-278-
ĐỀ 14
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Khi giá mặt hàng Y tăng 30% thì lượng cầu mặt hàng X giảm 20%
a. Xác định hệ số co giãn chéo giữa hai mặt hàng X và Y.
b. X và Y là hai mặt hàng thay thế hay bổ sung? Cho ví dụ.
Câu 2. (1,0 điểm)
Anh (Chị) cho biết thế nào là giá trần? Mục đích của việc áp đặt giá trần là
gì?
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang áp đặt trần lãi suất cho vay đối với các
ngân hàng là 9%/năm với mục đích chính là gì? Ai là người được lợi, ai là người
chịu thiệt trực tiếp từ chính sách này?

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 3. (3,0 điểm)
Thị trường sản phẩm A có lượng cầu và lượng cung hàng năm ở mức giá
khác nhau như sau:
Giá Lượng cầu Lượng cung
(nghìn đồng/sp) (nghìn sp) (nghìn sp)
14 50 16
16 46 20
18 42 24
20 38 28
Yêu cầu:
a. Xác định hàm số cầu và hàm số cung sản phẩm A.
b. Từ kết quả ở câu a, xác định giá cả và sản lượng cân bằng. Tính hệ số co giãn
của cung tại mức giá cân bằng và nêu ý nghĩa của nó.
c. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng của sản phẩm A.
d. Xác định giá bán để doanh thu đạt cực đại. Tính doanh thu đạt được.
Câu 4. (1,5 điểm)
Anh Nam có 6.000.000 đồng để mua hai hàng hóa có khả năng thay thế cho
nhau. Hàm số hữu dụng của anh Nam được thể hiện là U(F,C) = F(C+2). Trong đó
F và C là số lượng của mỗi loại hàng hóa, với giá của hàng hóa F là 20.000 đồng và
giá của hàng hóa C là 40.000 đồng.
-279-
Yêu cầu:
a. Xác định số lượng hàng hóa F và C để anh Nam đạt được thỏa mãn tối
đa.
b. Tính tổng hữu dụng tối đa của anh Nam đạt được.
Câu 5. (1,5 điểm)
Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản xuất
cặp học sinh có hàm tổng chi phí là:
TC = 2Q2 + 50Q + 968
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; Q: chiếc.
Yêu cầu:
a. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.
b. Giả sử mức giá bán cặp học sinh trên thị trường là 110 nghìn đồng/chiếc thì
doanh nghiệp có quyết định sản xuất hay không? Tại sao?
Câu 6. (2,0 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Z có hàm số tổng
chi phí là:
TC = (1/2)Q2 + 30Q + 1750
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z là:
P = -2Q + 180
(Đơn vị tính của giá bán là nghìn đồng/sản phẩm; chi phí là nghìn đồng; sản
lượng là sản phẩm)
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi
nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt sản lượng lớn nhất mà
không bị lỗ.

-280-
ĐỀ 15
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 ĐIỂM).


Câu 1 (2,0 điểm).
Anh (Chị) hãy trình bày khái niệm về cung thị trường? Qui luật cung thị
trường? Các yếu tố ảnh hưởng đến cung thị trường?
PHẦN BÀI TẬP (8,0 ĐIỂM).
Câu 2 (3,0 điểm).
Xem xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung (mỗi năm) ở
các mức giá khác nhau như sau:
Giá Lượng cầu Lượng cung
(USD) (triệu tấn) (triệu tấn)
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
Yêu cầu:
a) Xác định hàm số cung và hàm số cầu.
b) Tính sản lượng và giá cả cân bằng.
c) Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá khi giá là 60 USD, khi giá là 120 USD.
Nêu ý nghĩa của nó.
d) Hãy tính độ co giãn của cung theo giá là 60 USD, khi giá là 120 USD. Nêu ý
nghĩa của nó.
e) Giả sử nhà nước ấn định giá trần (giá tối đa) là 80 USD. Có sự thiếu hàng
không? Nếu có lượng thiếu hụt là bao nhiêu?

Câu 3. (3,0 điểm).


Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu thị trường là: QD = -5P + 4.000
và hàm số tổng chi phí sản xuất là: TC = (1/5)Q2 + 200Q + 80.000.
Đơn vị tính: P: ngàn đồng/sản phẩm; Q: ngàn sản phẩm.
Yêu cầu:
a) Xác định giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu.

-281-
b) Xác định mức sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.
Tính lợi nhuận tối đa đạt được.
c) Giả sử Chính phủ đánh thuế 10 ngàn đồng/sản phẩm bán ra. Xác định mức
sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận của
doanh nghiệp thay đổi như thế nào?
Câu 4. (2,0 điểm).
Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí
là:
TC = Q2 + Q + 19.
Đơn vị tính: P: ngàn đồng/sản phẩm; Q: ngàn sản phẩm.
Yêu cầu:
a) Xác định FC, VC, AC và MC.
b) Nếu giá thị trường là 11. Xác định mức sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối
đa hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận tối đa đạt được.

-282-
ĐỀ 16
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy trình bày khi các công ty dầu khí đã khoan thăm dò và khám
phá ra mỏ dầu ở vùng biển Vũng Tàu. Hãy dùng đồ thị hàm cung, cầu để minh họa
điều gì sẽ xảy ra đối với thi trường khách sạn ở Thành phố Vũng Tàu (với điều kiện
các yếu tố khác không đổi).
Câu 2. (1,0 điểm)
Khi giá hàng hóa X là 100.000 đồng/sản phẩm thì lượng cầu của hàng hóa X
là 100 sản phẩm. Khi giá của X giảm còn 80.000 đồng/sản phẩm thì lượng cầu của
nó thay đổi là 150 sản phẩm. Tính độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa X. Nêu ý
nghĩa của độ co giãn trong trường hợp này. X được gọi là hàng hóa gì?

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 3. (3,0 điểm)
Cho hàm số cầu và hàm số cung về thị trường cà phê có dạng như sau:
(D): P = -4QD + 380
(S): P = 6QS + 180
Trong đó, đơn vị tính của P: nghìn đồng/kg; Q: tấn.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường.
b. Xác định giá bán để doanh thu đạt cực đại. Tính doanh thu đạt được.
c. Do cải tiến công nghệ sản xuất nên làm lượng cung sản phẩm cà phê tăng
20% tại mỗi mức giá. Và do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên làm
lượng cầu về sản phẩm cà phê cũng tăng lên 20% tại mỗi mức giá. Xác định
giá và sản lượng cân bằng mới của sản phẩm cà phê trên thị trường.
d. Từ kết quả của câu a, giả sử Chính phủ đánh thuế 10 nghìn đồng/kg bán ra,
khi cầu không thay đổi, xác định giá cả và sản lượng cân bằng. Ai là người
chịu thuế? Tính tổng số thuế thu được của Chính phủ trong trường hợp này.
Câu 4. (2,0 điểm)
Một người tiêu dùng hàng tháng sử dụng thu nhập 24 USD dự tính mua hai
loại sản phẩm (sp): F và C, với giá của sản phẩm F là 3USD/sp và giá của sản phẩm

-283-
C là 2 USD/sp. Biết rằng hàm số tổng hữu dụng của mỗi loại sản phẩm được xác
định tương ứng là:
TUF = 3F2 và TUC = C2 + 4C.
Yêu cầu:
a. Hãy giúp người tiêu dùng lựa chọn số lượng sản phẩm F và C sao cho
tổng hữu dụng đạt được lớn nhất.
b. Tính tổng hữu dụng lớn nhất đạt được.
c. Người tiêu dùng thích cặp tiêu dùng nào hơn: (F; C) = (7; 6) hay (6; 7).
Câu 5. (1,0 điểm)
Cho hàm tổng chi phí: TC = 140 + 200Q – 7Q2 + Q3/3
Yêu cầu:
a. Viết phương trình đường chi phí trung bình (AC) và đường chi phí biên
(MC).
b. Ở mức sản lượng nào thì chi phí biên đạt giá trị cực tiểu.
Câu 6. (2,0 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Y có hàm số tổng
chi phí là:
TC = 2Q2 + 20Q + 20
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Y là:
P = -2Q + 108
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính
tổng lợi nhuận tối đa đạt được.
b. Giả sử Chính phủ đánh thuế 8 nghìn đồng/sản phẩm bán ra. Xác định sản
lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ thay đổi như thế nào?

-284-
ĐỀ 17
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm)
Một hàng hóa Z có độ co giãn của cầu theo giá cả là ED = -3,5. Nếu giá cả
của hàng hóa Z tăng lên 20% thì lượng cầu đối với mặt hàng này thay đổi như thế
nào? Nêu ý nghĩa của độ co giãn trong trường hợp này. Đây được gọi là hàng hóa
gì? Cho 2 ví dụ về loại hàng hóa này.

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 2. (3,0 điểm)
Cho hàm số cầu và cung về thị trường bột mì có dạng như sau:
(D): PD = - 2Q + 8000; (S): PS = 2Q – 4000
Trong đó P: giá, được tính bằng đồng/kg (đ/kg); Q: sản lượng, được tính
bằng kilogram (kg).
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường.
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá cả tại mức giá cân bằng. Để tăng doanh thu
thì áp dụng chính sách giá như thế nào?
c. Giả sử Chính phủ quy định mức giá là 2400 đồng/kg, thì sẽ xảy ra tình trạng
gì trên thị trường bột mì.
d. Giả sử Chính phủ đánh thuế 200 đồng/kg bán ra, khi cầu không thay đổi, xác
định giá cả và sản lượng cân bằng mới. Ai là người chịu thuế? Tính tổng số
thuế thu được của Chính phủ trong trường hợp này.
Câu 3. (2,0 điểm)
Cho hàm số S = TU = (Y-2)X
Trong đó TU: Tổng hữu dụng, được tính bằng đơn vị hữu dụng (đvhd); Y:
bữa ăn tối, được tính bằng số bữa (bữa); X: Số lượng đĩa DVD, được tính bằng cái
(cái).
Yêu cầu:
a. Một người có thu nhập I = 2000 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y trong
vòng 1 tuần với giá PX = 20, PY = 20. Hãy xác định số lượng X và Y để
người này đạt được TU lớn nhất và tính TU lớn nhất đó.

-285-
b. Một người có thu nhập I = 2200 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y trong
vòng 1 tuần với giá PX = 20, PY = 20. Hãy xác định số lượng X và Y để
người này đạt được TU lớn nhất và tính TU lớn nhất đó.

Câu 4. (3,0 điểm)


Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm A có hàm số tổng
chi phí là:
TC = 2Q2 + 20Q + 40
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm A là:
P = -2Q + 100
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.
Tính tổng lợi nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu.
Tính tổng doanh thu tối đa đạt được.
c. Giả sử Chính phủ đánh thuế 2 nghìn đồng/sản phẩm bán ra. Xác định sản
lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận của
doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào?

-286-
ĐỀ 18
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Đường cung về xe máy Honda dịch chuyển sang trái. Những sự kiện nào
dưới đây đã gây nên sự dịch chuyển đó? Giải thích (với điều kiện các yếu tố khác
không đổi).
a. Giá xe máy Honda tăng
b. Giá xe máy Yamaha giảm
c. Giá thép và vỏ xe máy Honda tăng
d. Thu nhập của dân cư giảm (giả sử xe máy là hàng hóa thông thường)
e. Công ty sản xuất xe máy Honda tăng cường quảng cáo
f. Chính phủ tăng thuế cho ngành sản xuất xe máy

Câu 2. (1,0 điểm)


Khi giá hàng hóa X là 10.000 đồng/sản phẩm thì lượng cầu của hàng hóa X
là 50 sản phẩm. Khi giá của X tăng lên 12.000 đồng/sản phẩm thì lượng cầu của nó
là 40 sản phẩm. Tính độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa X. Nêu ý nghĩa của
độ co giãn trong trường hợp này. X được gọi là hàng hóa gì?

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 3. (3,0 điểm)
Hàm số cầu và hàm số cung về thị trường sản phẩm lương thực có dạng như
sau:
(D): P = -2QD + 400
(S): P = 6QS + 160
Trong đó, đơn vị tính của P: nghìn đồng/kg; Q: tấn.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường.
b. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.
c. Xác định giá bán để doanh thu đạt cực đại. Tính doanh thu đạt được.
d. Do cải tiến công nghệ sản xuất nên làm lượng cung sản phẩm cà phê tăng
50% tại mỗi mức giá. Và do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên làm
lượng cầu về sản phẩm cà phê cũng tăng lên 50% tại mỗi mức giá. Xác định
giá và sản lượng cân bằng mới của sản phẩm cà phê trên thị trường.
Câu 4. (2,0 điểm)
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí là:
-287-
TC = Q2 + Q + 289
Trong đó, đơn vị tính của chi phí: nghìn đồng; P là nghìn đồng/kg; Q: kg.
a. Xác định mức giá và sản lượng hoà vốn của doanh nghiệp.
b. Ở mức giá nào thì doanh nghiệp phải đóng cửa sản xuất?
c. Giả sử giá trên thị trường là 15 thì doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất
không? Vì sao?
d. Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận, nếu
giá bán trên thị trường là 39. Tính lợi nhuận lớn nhất đó.

Câu 5. (3,0 điểm)


Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Z có hàm số tổng
chi phí là:
TC = 2Q2 + 20Q + 80
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z là:
P = -2Q + 140
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính
tổng lợi nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt lợi nhuận định mức 20%
trên chi phí trung bình.
c. Giả sử Chính phủ đánh thuế 5 nghìn đồng/sản phẩm bán ra. Xác định sản
lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ thay đổi như thế nào?

-288-
ĐỀ 19
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Một hàng hóa X có độ co giãn của cầu theo giá cả là ED = -2,5. Nếu giá cả
của hàng hóa X tăng lên 20% thì lượng cầu đối với mặt hàng này thay đổi như thế
nào? Nêu ý nghĩa của độ co giãn trong trường hợp này. Đây được gọi là hàng hóa
gì? Cho 2 ví dụ về loại hàng hóa này.
Câu 2. (1,0 điểm)
Một chủ doanh nghiệp nhận được một báo cáo từ các đơn vị trong doanh
nghiệp gồm phòng kinh doanh, tài chính kế toán và bộ phận sản xuất, theo báo cáo
của các bộ phận có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Giá bán thị trường hiện tại ở Hà Nội thấp hơn chi phí biến
đổi trung bình (AVCmin).
Trường hợp 2: Giá bán thị trường hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh thấp
hơn chi phí trung bình (ACmin) nhưng cao hơn chi phí biến đổi trung bình (AVCmin).
Bạn hãy đưa ra ý kiến của bạn để quyết định tiếp tục hay ngưng sản xuất
kinh doanh cho từng thị trường cụ thể ở trên? Giải thích tại sao?

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 3. (3,5 điểm)
Hàm số cầu và hàm số cung về sản phẩm cà phê trên thị trường nội địa có
dạng như sau:
(D): P = - (1/2)Q + 1800
(S): P = 0,5Q – 600
Trong đó, đơn vị tính của P: nghìn đồng/kg; Q: tấn.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường.
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá cả tại mức giá cân bằng. Để tăng doanh thu
thì áp dụng chính sách giá như thế nào?
c. Do cải tiến công nghệ sản xuất nên làm lượng cung sản phẩm cà phê tăng
20% tại mỗi mức giá. Và do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên làm

-289-
lượng cầu về sản phẩm cà phê cũng tăng lên 20% tại mỗi mức giá. Xác định
giá và sản lượng cân bằng mới của sản phẩm cà phê trên thị trường.
d. Giả sử Chính phủ đánh thuế 12 nghìn đồng/kg bán ra, khi cầu không thay
đổi, xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới. Ai là người chịu thuế? Tính
tổng số thuế thu được của Chính phủ trong trường hợp này.

Câu 4. (1,5 điểm)


Anh Nam có 5.200.000 đồng để mua hai hàng hóa có khả năng thay thế cho
nhau. Hàm số tổng hữu dụng của anh Nam được thể hiện là TU = F(C+2). Trong đó
F và C là số lượng của mỗi loại hàng hóa, với giá của hàng hóa F là 20.000 đồng và
giá của hàng hóa C là 40.000 đồng.
Yêu cầu:
a. Xác định số lượng hàng hóa F và C để anh Nam đạt được thỏa mãn tối đa.
b. Tính tổng hữu dụng tối đa của anh Nam đạt được.

Câu 5. (3,0 điểm)


Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Z có hàm số tổng
chi phí là:
TC = 2Q2 + 30Q + 120
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z là:
P = -4Q + 198
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: đơn vị sản
phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính
tổng lợi nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Tính
tổng doanh thu tối đa đạt được.
c. Giả sử Chính phủ đánh thuế 6 nghìn đồng/sản phẩm bán ra. Xác định sản
lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh
nghiệp thay đổi như thế nào?

-290-
ĐỀ 20
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Anh (Chị) cho biết tại sao một doanh nghiệp đang thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục
sản xuất chứ không đóng cửa sản xuất?
Câu 2. (1,0 điểm)
Một hàng hóa X có độ co giãn của cầu theo giá cả là ED = -3. Nếu giá cả của
hàng hóa X tăng lên 10% thì lượng cầu đối với mặt hàng này thay đổi như thế nào?
Nêu ý nghĩa của độ co giãn trong trường hợp này. Đây được gọi là hàng hóa gì?
Cho 2 ví dụ về loại hàng hóa này.

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 3. (3,0 điểm)
Hàm số cầu và hàm số cung của thị trường về sản phẩm A có dạng như sau:
(D): P = -5QD + 20
(S): P = 3QS + 4
Trong đó, đơn vị tính của P: ngàn đồng/sản phẩm; Q: ngàn sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm A.
b. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng của sản phẩm A.
c. Nếu Chính phủ ấn định mức giá P = 16, hãy nêu rõ hiện tượng gì xảy ra trên
thị trường? Để giá quy định có hiệu lực, chính phủ cần can thiệp bằng biện pháp
nào? Số tiền Chính phủ phải chi ra là bao nhiêu?
d. Nếu Chính phủ đánh thuế vào sản phẩm, làm cho sản lượng cân bằng giảm
xuống còn 1,75 ngàn sản phẩm. Hãy tính mức thuế Chính phủ đánh vào mỗi sản
phẩm? Ai là người chịu thuế? Tính tổng số tiền thuế thu được của Chính phủ trong
trường hợp này.
Câu 4. (1,5 điểm)
Anh Thanh hàng ngày sử dụng 240.000 đồng để mua hai hàng hóa có khả
năng thay thế cho nhau. Hàm số tổng hữu dụng của anh Thanh được xác định là:
TUF = 3F2 và TUC = C2 + 4C
Trong đó F và C là số lượng của mỗi loại hàng hóa, với giá của hàng hóa F là
30.000 đồng và giá của hàng hóa C là 20.000 đồng.

-291-
Yêu cầu:
a. Xác định số lượng hàng hóa F và C để anh Thanh đạt được thỏa mãn tối đa.
b. Tính tổng hữu dụng tối đa của anh Thanh đạt được.
Câu 5. (1,5 điểm)
Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản xuất
ba lô học sinh có hàm tổng chi phí là:
TC = 2Q2 + 5Q + 200
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: ngàn đồng; Q: chiếc.
Yêu cầu:
a. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.
b. Hãy phân tích quyết định sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp ở các mức
giá bán là P = 41, P = 93.
Câu 6. (2,0 điểm)
Giả sử doanh nghiệp Z là doanh nghiệp duy nhất sản xuất và bán mặt hàng Y
trên thị trường có hàm số cầu là: P = -2Q + 100. Doanh nghiệp này sản xuất với chi
phí biên là không đổi MC = 40. (Đơn vị tính của giá bán là ngàn đồng/sản phẩm;
chi phí là ngàn đồng; sản lượng là sản phẩm).
a. Doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận thì cần sản xuất ở mức sản lượng
và định giá bán là bao nhiêu? Tính lợi nhuận tối đa đạt được.
b. Nếu doanh nghiệp có tổng chi phí cố định là 120, lợi nhuận tối đa của doanh
nghiệp đạt được là bao nhiêu?
c. Nhận thấy ngành này thu được lợi nhuận vượt trội, rất nhiều doanh nghiệp
khác đã ra đời tạo ra một thị trường cạnh tranh hoàn toàn đối với mặt hàng
này. Doanh nghiệp Z sẽ sản xuất với số lượng và mức giá bán là bao nhiêu?

-292-
ĐỀ 21
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy trình bày các yếu tố làm ảnh hưởng đến cung thị trường.
Câu 2. (1,0 điểm)
Anh (Chị) hãy cho biết thế nào là giá trần? Mục đích của việc áp đặt giá trần
là gì? Cho ví dụ. Khi Chính phủ áp dụng giá trần cho một loại hàng hóa, việc áp
dụng giá trần sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cung và cầu của loại hàng hóa đó.

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 3. (3,0 điểm)
Thị trường sản phẩm X có lượng cầu và lượng cung hàng năm ở mức giá
khác nhau như sau:
Giá Lượng cầu Lượng cung
(nghìn đồng) (nghìn sp) (nghìn sp)
40 20 10
60 18 12
80 16 14
100 14 16
120 12 18
Yêu cầu:
a. Xác định hàm số cầu và hàm số cung sản phẩm X.
b. Xác định giá cả và sản lượng cân bằng. Tính độ co giãn của cung tại mức giá
cân bằng và nêu ý nghĩa của nó.
c. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng của thị trường sản phẩm X.
d. Giả sử chính phủ quy định mức giá là 120 nghìn đồng/sản phẩm. Tính lượng
tổn thất vô ích trong trường hợp này.

Câu 4. (3,0 điểm)


Trong ngắn hạn một xưởng sản xuất có chi phí cố định 3.000 và tổng chi phí
biến đổi (TVC) ứng với từng sản lượng (Q) như sau:

Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80
TVC 0 1.000 2.100 2.800 3.600 4.600 5.800 7.100 8.600

-293-
Xưởng này có qui mô nhỏ do đó người chủ phải bán sản phẩm theo giá trị
trường.
(Đơn vị tính của giá bán là nghìn đồng/sản phẩm; chi phí là nghìn đồng;
sản lượng là sản phẩm)
Yêu cầu:
a. Xác định chi phí trung bình (AC) và chi phí biên (MC) tương ứng với từng
mức sản lượng;
b. Xác định điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của xưởng;
c. Hãy phân tích quyết định sản xuất và lợi nhuận của xưởng ở các mức giá bán
sản phẩm là P = 100 và P = 150.

Câu 5. (2,0 điểm)


Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm Z có hàm số tổng
chi phí là:
TC = (1/6)Q2 + 30Q + 10.000
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z là:
P = -(1/4)Q + 250
(Đơn vị tính của giá bán là nghìn đồng/sản phẩm; chi phí là nghìn đồng; sản
lượng là sản phẩm)
Yêu cầu:
a. Xác định giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận tối đa
đạt được;
b. Xác định giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Tính doanh thu đạt
được.

-294-
ĐỀ 22
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (2,0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy trình bày quy luật cầu và phân tích các nhân tố làm dịch chuyển đường
cầu.

PHẦN BÀI TẬP (8,0 điểm)


Câu 2. (3,0 điểm)
Hàm số cầu và hàm số cung về thị trường cà phê có dạng như sau:
(D): P = -2QD + 460
(S): P = 6QS + 140
Trong đó, đơn vị tính của P: nghìn đồng/kg; Q: tấn.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường.
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá cả tại mức giá bằng 400. Nêu ý nghĩa độ co
giãn của cầu theo giá cả trong trường hợp này.
c. Giả sử Chính phủ quy định mức giá là 360 nghìn đồng/kg, thì sẽ xảy ra tình
trạng gì trên thị trường cà phê.
d. Giả sử Chính phủ đánh thuế 10 nghìn đồng/kg bán ra, khi cầu không thay
đổi, xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới. Ai là người chịu thuế? Tính tổng số
thuế thu được của Chính phủ trong trường hợp này.
Câu 3. (2,0 điểm)
Mỗi ngày Nam dùng thu nhập 200.000 đồng để mua 2 sản phẩm X và Y. Giá
của hai sản phẩm này lần lượt là: PX = 16.000 đồng/sản phẩm, PY = 4.000 đồng/sản
phẩm. Sở thích của Nam đối với hai sản phẩm X và Y được thể hiện thông qua hàm
tổng hữu dụng như sau:
TU = 2X (Y + 2)
Trong đó: X là số lượng sản phẩm X ; Y là số lượng sản phẩm Y.

-295-
Yêu cầu:
a. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu của Nam và tính tổng hữu dụng tối đa
mà Nam đạt được.
b. Giả sử giá sản phẩm X trên thị trường giảm là 8.000 đồng/sản phẩm, với thu
nhập và giá sản phẩm Y không đổi. Xác định số sản phẩm X và Y mà Nam muốn
mua để tối đa hóa hữu dụng. Tính tổng hữu dụng tối đa Nam đạt được.
Câu 4. (3,0 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền có hai thị trường tiêu thụ. Hàm số cầu sản
phẩm trên hai thị trường lần lượt là: P1 = (-2)Q1 + 420 và P2 = (-2/5)Q2 + 264. Hàm
tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC = (1/4)Q2 + 10Q + 9000.
a. Xác định hàm doanh thu biên của từng thị trường và hàm doanh thu biên
chung của doanh nghiệp.
b. Nếu không phân biệt giá thì doanh nghiệp sẽ định giá bán và sản lượng bán
trên cả hai thị trường là bao nhiêu? Tính tổng lợi nhuận tương ứng.
c. Nếu phân biệt giá (cấp ba), doanh nghiệp sẽ ấn định giá và sản lượng bán
trên mỗi thị trường thế nào? Xác định tổng lợi nhuận đạt được.

-296-
ĐỀ 23
(Thời gian làm bài: 90 phút, không sử dụng tài liệu)

PHẦN LÝ THUYẾT (3,0 điểm)


Câu 1 (1,5 điểm)
Anh (Chị) hãy so sánh đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và thị
trường độc quyền hoàn toàn.
Câu 2 (1,5 điểm)
Đường cung về xe hơi Toyota dịch chuyển sang trái. Những sự kiện nào dưới
đây đã gây nên sự chuyển đó? Giải thích ngắn gọn cho mỗi câu trả lời của bạn.
Minh họa bằng đồ thị.
a. Giá xe hơi Toyota tăng
b. Giá xe hơi Ford giảm
c. Xuất hiện kỹ thuật mới ở hãng Toyota
d. Thu nhập của dân chúng tăng
e. Giá thép và vỏ xe hơi tăng
f. Hãng Toyota tăng cường quảng cáo
g. Chính phủ tăng thuế cho ngành sản xuất xe máy

PHẦN BÀI TẬP (7,0 điểm)


Câu 3 (2,5 điểm)
Hàm số cung và hàm số cầu về thị trường tập Vĩnh Tiến có dạng như sau:
1
(D): P = - QD + 16
5
1
(S): P= QS - 2
10
Trong đó, đơn vị tính của P: nghìn đồng/sản phẩm; Q: nghìn sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định giá bán và sản lượng cân bằng của thị trường tập Vĩnh Tiến.
b. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng. Nhận xét tính chất co
giãn trong trường hợp này. Để tăng doanh thu cần áp dụng chính sách giá nào?

-297-
c. Giả sử chính phủ đánh thuế t = 1 nghìn đồng/sản phẩm bán ra, khi cầu
không thay đổi, xác định giá bán và sản lượng cân bằng mới. Ai là người chịu thuế?
Tính tổng số thuế thu được của chính phủ trong trường hợp này.
d. Minh hoạ bằng đồ thị cho các câu trên.
Câu 4 (2,5 điểm)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất sản phẩm X có hàm số tổng
chi phí là:
1 2
TC = Q + 600Q + 2.000.000
20
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm này là:
1
P=- Q + 2100.
10
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; sản lượng: đơn vị
sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi
nhuận tối đa đạt được.
b. Xác định sản lượng và giá bán để doanh nghiệp đạt được tỷ lệ lợi nhuận định
mức trên chi phí trung bình là 20%. Tính lợi nhuận của doanh nghiệp trong trường
hợp này.
c. Giả sử chính phủ đánh thuế 30 nghìn đồng/sản phẩm bán ra thì mức đánh
thuế này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp không? Vì sao?
Câu 5 (2,0 điểm)
Có 2 doanh nghiệp cạnh tranh giá cả có hàm số cầu đứng trước doanh nghiệp
như sau:
Q1 = 32 – 4P1 + 2P2
Q2 = 32 + 2P1 - 4P2
(Với: P1, P2 là giá bán của mỗi doanh nghiệp; Q1, Q2 là sản lượng của mỗi
doanh nghiệp).
Cả 2 đều có chi phí trung bình và chi phí biên không đổi AC = MC = 10.
Cả 2 phải quyết định cùng một lúc.

-298-
Trong đó, đơn vị tính của chi phí, giá bán: nghìn đồng; Sản lượng: đơn vị
sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Xác định giá bán và sản lượng để mỗi doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận
theo mô hình Cournot (trường hợp 2 doanh nghiệp hợp tác và không hợp tác với
nhau). Tính lợi nhuận đạt được.
b. Minh họa bằng đồ thị.

-299-
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, xuất bản lần thứ
8, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội dịch, NXB Thống kê, 2009.
[2]. N. Gregory Mankiw, Principles of Economics, Fifth Edition, South – Western,
2009.
[3]. Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus, Economics, Nineteenth Edition,
McGraw – Hill Company, 2009.
[4]. Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld, Kinh tế vi mô, xuất bản lần thứ 2,
NXB Khoa học và kỹ thuật, 2009.
[5]. Lê Bảo Lâm, Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ, Kinh tế vi
mô, Đại học Kinh tế TP. HCM, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2011.
[6]. Trần Thừa, Kinh tế học vi mô, Đại học Kinh tế TP. HCM, NXB Giáo dục,
2004.
[7]. Trương Thị Hạnh, Kinh tế vi mô, Đại học Ngân hàng TP. HCM, NXB Thống
kê, 2012.
[8]. Giáo trình Kinh tế vi mô, dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, 2014.

-300-

You might also like