You are on page 1of 17

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC HÀ NỘI

ASSIGNMENT

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

CAFÉ LEGEND SPECIAL EDITION

MÔN: NGHIÊN CỨU MARKETING


NGÀNH: MARKETING & SALES
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ HẠNH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TRẦN NGHĨA – PH13218
ĐINH VĂN KIÊN – PH13326
NGUYỄN MINH PHƯƠNG – PH13595
BÙI CÔNG NGỌC DUY – PH13643
TRẦN THỊ THU HẰNG – PH13540
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG – PH13247
LỚP: PB16335 – MA

HÀ NỘI, NGÀY ? THÁNG 04 NĂM 2021


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TRUNG NGUYÊN, XÁC


ĐỊNH VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................1
1.1 Tổng quan về Trung Nguyên.....................................................................1
1.1.1 Giới thiệu về Trung Nguyên..................................................................1

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Nguyên...........................1

1.1.3 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/dịch vụ chủ yếu của Trung Nguyên2

1.1.4 Danh mục sản phẩm của Trung Nguyên...............................................3

1.1.5 Khách hàng mục tiêu của Trung Nguyên..............................................5

1.1.6 Vai trò bộ phận nghiên cứu Marketing trong Trung Nguyên...............6

1.2 Lí do và vấn đề cần nghiên cứu.................................................................6


1.3 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu..............................................................9
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................9

1.3.2 Phương pháp xây dựng mục tiêu nghiên cứu.....................................10

1.3.3 Mục đích nghiên cứu...........................................................................10

1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu................................................................11


1.5 Thời gian, ngân sách, nhân lực nghiên cứu............................................11
CHƯƠNG II XÁC ĐỊNH NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU
THẬP THÔNG TIN..............................................................................................12
2.1 Xác định nguồn và dạng dữ liệu................................................................12
2.1.1 Dữ liệu thứ cấp......................................................................................12

2.1.2 Dữ liệu sơ cấp........................................................................................12

2.2 Phương pháp thu thập thông tin...............................................................12


2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.............................................12
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp...............................................13
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TRUNG NGUYÊN, XÁC ĐỊNH VẤN
ĐỀ, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về Trung Nguyên
1.1.1 Giới thiệu về Trung Nguyên
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Cà Phê Trung Nguyên trực thuộc Tập đoàn
Trung Nguyên.
Tên viết tắt: Công ty Cà phê Trung Nguyên
Trụ sở: Tòa nhà 03, Phan Văn Đạt, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Thành lập: Ngày 16 tháng 6 năm 1996.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Tel: 024 3822 1508 – 024 3822 1581
Website: www.trungnguyen.com.vn
Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên tiền thân là một quán cà phê nhỏ
được thành lập bởi Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tại Buôn Ma Thuột - thủ
phủ cà phê Việt Nam. Ngày 12/04/2006, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung
Nguyên chính thức được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0304324665
được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh. Công ty Cổ phần Tập
đoàn Trung Nguyên hoạt động chính trong lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh
doanh cà phê và nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Cà phê
Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam
và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. (vietnamreport.net.vn, 2019)

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Nguyên


Thời kì đầu (1996-2001): Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung
Nguyên tại Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam, với số vốn đầu tiên là
chiếc xe đạp cọc cạch. Đến năm 1998, ông thành lập quán cà phê đầu tiên tại

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 1
Thành phố Hồ Chí Minh. Và 3 năm sau, Trung Nguyên đã nhượng quyền
thành công tại Nhật Bản, Singapore. (trungnguyenlegend.com, 2020)

Thời kì phát triển thương hiệu thứ 1 (2003-2012): Sản phẩm cà phê hòa tan
G7 ra đời, và được chọn là sản phẩm được ưa thích nhất, đưa cà phê Trung
Nguyên xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia trên toàn cầu. Cà phê Trung Nguyên
là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất.
(trungnguyenlegend.com, 2020)

Thời kì phát triển thương hiệu thứ 2 (2013-2017): Cà phê G7 đánh dấu mốc
10 năm ra đời. Cho ra mắt chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á là Trung
Nguyên Legend Café và mô hình E-Coffee. Trung Nguyên Legend chính thức
khai trương văn phòng đại diện tại Thượng Hải (Trung Quốc), một trong
những trung tâm thương mại, tài chính bậc nhất thế giới.
(trungnguyenlegend.com, 2020)

Thời kì bền vững và vươn tầm thế giới (2018-hiện tại): Khánh thành Bảo tàng
Thế Giới Cà Phê tại “Thủ phủ cà phê toàn cầu” Buôn Ma Thuột. Ra mắt bộ
tuyệt phẩm cà phê năng lượngTrung Nguyên Legend và Trung Nguyên
Legend Capsule. (trungnguyenlegend.com, 2020)

1.1.3 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/dịch vụ chủ yếu của Trung Nguyên
Tập đoàn Trung Nguyên hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực: Sản xuất, chế biến
và kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ
hiện đại và du lịch.

Về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, Tập đoàn có những sản
phẩm tiêu biểu như: cà phê Trung nguyên cao cấp (cà phê chồn Weasel, cà
phê chồn Legendee, sáng tạo 8), cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà
phê hòa tan G7, cà phê tươi. Đến nay, sản phẩm của Trung Nguyên đã được

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 2
xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như: Mỹ, Canada, Nga,
Anh, Đức, Nhật Bản…(vietnamereport.net.vn, 2019)

Về lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, Công ty CP Trung Nguyên


Franchising đã được thành lập năm 2011 để quản lý chuỗi không gian cà phê
Trung Nguyên. Đến nay, Tập đoàn đã nhượng quyền thành công hai thị
trường vô cùng phát triển là Nhật Bản và Singapore. (vietnamreport.net.vn,
2019)

1.1.4 Danh mục sản phẩm của Trung Nguyên


Danh mục sản phẩm hiện nay của Cà phê Trung Nguyên gồm có:

Cà phê Trung Nguyên cao cấp: Cà phê Rang xay:

Cà phê Hạt nguyên chất: Cà phê Hòa tan G7:

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 3
Cà phê tươi: Cream đặc có đường:

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 4
Cà phê Trung Nguyên không hề có các hành động điều chỉnh danh mục sản
phẩm trong nhiều năm gần đây.

Như danh mục sản phẩm của Cà phê Trung Nguyên ta thấy ở trên, ta có thế
thấy được chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đã được thực hiện một cách rất
quy mô. Từ các dòng sản phẩm cao cấp cho đến các dòng sản phẩm phổ
thông. Và hơn nữa Trung Nguyên đã chứng minh cà phê không chỉ dành cho
phái mạnh mà còn dành cho phái đẹp nữa (Cà phê Passiona). Chính vì vậy,
Cà phê Trung Nguyên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa
chọn.

1.1.5 Khách hàng mục tiêu của Trung Nguyên

Cà phê Trung Nguyên đưa ra khách hàng mục tiêu dựa trên các cơ sở là lứa
tuổi, thu nhập và nghề nghiệp.

Lứa tuổi: Độ tuổi từ 25 tuổi đến 35 tuổi. Theo nghiên cứu sâu về tiêu thụ cà
phê ở hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội với gần 800 hộ dân được lấy
mẫu điều tra. Điều đáng chú ý ở cả hai thành phố là người thường uống cà
phê nằm trong độ tuổi dưới 40, như Hà Nội tuổi trung bình 36,3; còn
TPHCM trẻ hơn chút ít.

Thu nhập: Việt Nam là một nước đang phát triển với mức thu nhập bình
quân trên đầu người thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế
giới. Những người có thu nhập khá và ổn định chính là đoạn thị trường mà
Cà phê Trung Nguyên chú trọng. Mô ̣t điều khá đă ̣c biê ̣t là người dân Sài Gòn
tiêu thụ cà phê nhiều hay ít không do thu nhập của họ cao hay thấp, còn ở Hà
Nội, thu nhập càng cao thì uống càng nhiều. Những người có thu nhập khá
thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 5
nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của Cà phê Trung Nguyên
nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.

Nghề nghiệp: Phần lớn người uống cà phê ở Hà Nội là người có trình độ đại
học hay chí ít cũng là tốt nghiệp cấp III, tầng lớp người về hưu uống cà phê
nhiều nhất, tới 19.8%, còn sinh viên thì ít nhất, chỉ có 8% người uống.
Nhưng TPHCM thì gần như uống cà phê ở mọi trình độ. Dân kinh doanh
uống nhiều nhất với 26.3%, kế đến là sinh viên học sinh, người về hưu uống
ít nhất. Thường là những thành phần tri thức, người làm trong những công
việc có áp lực lớn, thường xuyên phải thức khuya,…

Khu vực: Đa phần lượng sản phẩm được sử dụng nhiều tại các khu vực có
chứ nhiều tài nguyên nhân lực và công việc, các thành phố phát triển, đông
đúc.

1.1.6 Vai trò bộ phận nghiên cứu Marketing trong Trung Nguyên
Vai trò của bộ phận nghiên cứu Marketing của Trung Nguyên: nghiên cứu thị
trường cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng để xác định
và phân tích nhu cầu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Để giúp
nhà quản trị xây dựng được chiến lược Marketing để phản ứng linh hoạt
trước sự biến động của môi trường Marketing nhằm mục đích cuối cùng là tổ
chức hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Cụ thể, công việc của bộ phận nghiên cứu Marketing của Trung Nguyên là
đánh giá nhu cầu thông tin và cung cấp phương án cụ thể để giúp nhà quản
trị nắm bắt được các thông tin hiện tại.

Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, bộ phận nghiên cứu
Marketing của Trung Nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng
chiến lược Marketing và hoàn thành các quyết định Marketing.
MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 6
1.2 Lí do và vấn đề cần nghiên cứu

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp tập đoàn Trung Nguyên
đang gặp phải vấn đề sau: Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh của Trung Nguyên
như Nescafe của Nestle, Vinacafe,… đã và đang đưa ra các sản phẩm mới,
đáp ứng nhiều hơn đến thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Đó cũng
là nguyên nhân khiến cho thị trường sản phẩm mới bị bão hòa, khiến các sản
phẩm mới ra mắt và sắp ra mắt của Trung Nguyên bị tác động và không đạt
được mức độ nhận thức, tiếp cận như mong muốn. Vậy nên, chúng ta phải
khảo sát thị trường để có thể đưa ra giải pháp kịp thời cạnh tranh với đối thủ.

Vấn đề đang gặp phải: Đối thủ cạnh tranh đang ra nhiều sản phẩm “cà phê”
mới cạnh tranh trực tiếp với các dòng sản phẩm mới của Trung Nguyên mà
chủ yếu là cà phê hòa tan.

Về ngành hàng:

Theo thống kê đo lường tại sáu thành phố lớn (chỉ tính sản phẩm có nhãn
hiệu), hiện tại thị phần của cà phê hòa tan chiếm 62% về số lượng và 65% về
giá trị so với 38% số lượng và 34% về giá trị của cà phê rang xay có nhãn
hiệu. Riêng tại thị trường Hà Nội và bốn thành phố chính (Hải phòng, Đà
Nẵng, Nha Trang, Cần thơ) , tỷ trọng cà phê hòa tan còn chiếm đa số so với
cà phê rang xay tương ứng 91%, 73%.

Trong thị trường cà phê hòa tan, mức độ phổ biến sản phẩm của đối thủ
Vinacafe là 38% và Nescafe là 32% và dự báo sẽ tiếp tục tăng. Tương tự,
Highland và Starbucks cũng như vậy. Điều này đang báo động cho Trung
Nguyên về việc sẽ đánh mất thị trường và khách hàng.

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 7
Cùng với đó là tinh hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài với những
diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và cả Trung Nguyên
nói riêng. Vấn đề đang thấy rõ là việc nhu cầu sử dụng sản phẩm đang giảm,
việc tiếp nhận và đón chào sản phẩm mới cũng khó khăn. Như việc sản phẩm
mới Cà phê hòa tan Special Edition của Trung Nguyên đang có nhiều phản
hồi về việc sản phẩm chưa được biết đến rộng rãi, lượng khách hàng tiêu thụ
cũng không nhiều, sản phẩm có hương vị mới lạ, khó khăn trong việc tiếp
nhận của khách hàng.

Về doanh nghiệp:

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp tập đoàn Trung Nguyên
đang gặp phải vấn đề sau: Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh của Trung Nguyên
như Nescafe của Nestle, Vinacafe,… đã và đang đưa ra các sản phẩm mới,
đáp ứng nhiều hơn đến thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Đó cũng
là nguyên nhân khiến cho thị trường sản phẩm mới bị bão hòa, khiến các sản
phẩm mới ra mắt và sắp ra mắt của Trung Nguyên bị tác động và không đạt
được mức độ nhận thức, tiếp cận như mong muốn. Vậy nên, chúng ta phải
khảo sát thị trường để có thể đưa ra giải pháp kịp thời cạnh tranh với đối thủ.

Vấn đề đang gặp phải: Đối thủ cạnh tranh đang ra nhiều sản phẩm “cà phê”
mới cạnh tranh trực tiếp với các dòng sản phẩm mới của Trung Nguyên mà
chủ yếu là cà phê hòa tan.

Thị trường cà phê hòa tan đang rộng mở tuy nhiên cũng là thách thức lớn với
Trung Nguyên khi sản phẩm trước giờ của tập đoàn chủ yếu là cà phê rang
xay và cách mọi người nhận diện về Trung Nguyên là “Cà Phê Rang Xay
Trung Nguyên”.

Về sản phẩm:

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 8
Cà phê hòa tan Legend Special Edition Trung Nguyên là một trong những
sản phẩm mới được ra mắt gần đây của Trung Nguyên. Sở hữu hương Cà
phê xay quyến rũ, vị đậm đà tinh tế tạo tác từ loại Cà phê nguyên liệu tốt
nhất trên thế giới với công nghệ xay siêu mịn Nano+, Trung Nguyên Legend
Special Edition như một bản thánh ca hương vị tuyệt mỹ nhằm chuyên chở
những hoài bão, khát khao về tự do và trí tuệ.

Tuy nhiên sản phẩm vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử
dụng còn khá ít. Do trên thị trường hiện nay, số lượng sản phẩm cà phê là vô
cùng lớn và đa dạng, và các hang cà phê luôn cạnh tranh khốc liệt để có được
sự quan tâm từ khách hàng. Tuy nhiên đại đa số người tiêu dung luôn chọn
sản phẩm mà họ đã quen thuộc.

Và với Trung Nguyên, sản phẩm cà phê G7 được người tiêu dùng sử dụng
nhiều nhất, do đó người tiêu dùng chưa hào hứng với sản phẩm mới này.

Từ những điều trên ta có thể rút ra vấn đề cấp nhiết của doanh nghiệp: Mức
độ hài lòng của khách hàng về chất lượng của sản phẩm Cà phê hòa tan
Legend Special Edition Trung Nguyên. Và đó cũng là đề tài mà nhóm quyết
định nghiên cứu.

1.3 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu


1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng thể:

Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm của Cà
phê hòa tan Legend Special Edition.

Từ cuộc khảo sát, tổng hợp được các ý kiến khách hàng và phát hiện ra vấn
đề đang nằm ở yếu tố nào của chất lượng cà phê (ví dụ: hương vị, màu sắc,
độ đậm, độ hòa tan, hình thức bao bì,…)

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 9
Mục tiêu chi tiết:

Thiết kế bảng hỏi, phiếu khảo sát cho khách hàng về mức độ hài lòng với
chất lượng của sản phẩm Cà phê hòa tan Legend Special Edition.

Khảo sát về độ hòa tan, bao bì, hương vị, giá cả, hình thức mua, địa điểm
mua, màu sắc sản phẩm,…

1.3.2 Phương pháp xây dựng mục tiêu nghiên cứu


Để xây dựng được mục tiêu nghiên cứu, có 3 phương pháp hay được sử dụng
nhất đó là: Xây dựng mục tiêu theo khả năng có được thông tin; Xây dựng
mục tiêu theo loại hình nghiên cứu; Xây dựng cây mục tiêu.

Để tiếp cận được mục tiêu cấp cao là khảo sát mức độ hài lòng của khách
hàng về dòng sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend Special Edition thì
doanh nghiệp cần nghiên cứu theo phương pháp cây mục tiêu để có thể xác
lập được mục tiêu nghiên cứu một cách hệ thông và khoa học giúp đem lại
hiệu quả cao nhất cho cuộc nghiên cứu.

Chất lượng sản phẩm

Màu sắc Thành phần Độ hòa tan


Bao bì Độ đậm Hương vị

Từ cây mục tiêu này sẽ giúp việc nghiên cứu trở nên dễ dàng, sàng lọc được
thông tin chắt chẽ để các thông tin nghiên cứu có mức độ tin cậy cao. Từ đó
xác định được vấn đề của nghiên cứu là hương vị và độ đậm của sản phẩm
này là vấn đề quan trọng và cần phải nghiên cứu kĩ.

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 10
1.3.3 Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp các ý kiến của khách hàng để biết khách hàng đang hài lòng hay
không hài lòng ở vấn đề nào của sản phẩm. Từ đó xem xét đề xuất đưa ra các
giải pháp hợp lí nhất cho doanh nghiệp để khắc phục vấn đề.

1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu: Khách hàng trong khu vực thủ đô Hà Nội.

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng sản phẩm của Cà phê hòa tan Legend
Special Edition.

Đối tượng điều tra: Giới trẻ thuộc độ tuổi từ 20 tuổi đến 35 tuổi.

1.5 Thời gian, ngân sách, nhân lực nghiên cứu


Thời gian nghiên cứu: 7 ngày kể từ ngày ?/2021 đến ngày ?/2021.

Ngân sách nghiên cứu: Dự đoán khoảng 500 ngàn VNĐ.

Nhân lực nghiên cứu: Đội ngũ thành viên Nhóm 1 – PB16335 - MAR2023.

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 11
CHƯƠNG II
XÁC ĐỊNH NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
THÔNG TIN
2.1 Xác định nguồn và dạng dữ liệu
Quá trình nghiên cứu marketing sử dụng nguồn thông tin ở cả bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp với hai dạng dữ liệu là thứ cấp và sơ cấp.

2.1.1 Dữ liệu thứ cấp


2.1.1.1 Bên trong doanh nghiệp

Thông tin tổng quan về tập đoàn Trung Nguyên.


Thông tin sản phẩm về cà phê Trung Nguyên.
Báo cáo về các cuộc nghiên cứu trước đây của doanh nghiệp (nếu có).

2.1.1.2 Bên ngoài doanh nghiệp

Đánh giá, nhận xét của người tiêu dùng, khách hàng, người xem trên các
website, blog, video…về sản phẩm Cà phê hòa tan Legend Special Edition.
Nguồn thông tin từ các hiệp hội thương mại, các tổ chức nghiên cứu marketing.

2.1.2 Dữ liệu sơ cấp


Do nhóm nghiên cứu bằng cách phỏng vấn người tiêu dùng và thu thập qua
cuộc khảo sát online.
2.2 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Sử dụng phương pháp “nghiên cứu tài liệu tại bàn” để thu thập thông tin thứ
cấp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, truyền
hình hoặc trên các trang mạng xã hội, web…

Quy trình thu thập gồm 4 bước:

Xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu:
MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 12
Thông tin về tần suất mua, lý do, hình thức và mục đích mua Cà phê hòa tan
Legend Special Edition.

Tìm kiếm và thu thập các nguồn tài liệu:

Thông tin bên trong doanh nghiệp:

Báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp.


Các số liệu về tình hình tiêu thụ Cà phê hòa tan Legend Special Edition.
Các báo cáo về cuộc nghiên cứu trước đây.

Thông tin bên ngoài doanh nghiệp:

Nguồn thông tin thương mại;


Các loại sách báo, tạp chí, Google.
Tiến hành thu thập các thông tin:
Những thông tin thu thập được đảm bảo nguồn tin phải chính xác, là những
tài liệu có uy tín, được xuất bản gần thời điểm hiện tại nhất có thể để đảm
bảo tính thời sự. Bên cạnh đó thông tin cần phải ghi chép lại một cách hệ
thống, khoa học để thuận tiện cho quá trình phân tích và xử lý.
Đánh giá các thông tin đã thu thập được:
Cần phải đánh giá thông tin sau khi thu thập để tránh việc sử dụng các
thông tin lệch lạc, không chính xác. Các thông tin thu thập phải liên quan
đến nhau và đúng mục đích thu thập.
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Sử dụng 2 phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: điều tra phỏng vấn điều tra
bằng bảng hỏi.

Phương pháp điều tra phỏng vấn:

Bước 1: Thiết kế mẫu câu hỏi:

Phân tích thông tin: lấy từ những thông tin thứ cấp đã tìm được.

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 13
Đối tượng phỏng vấn: tất cả mọi người nhưng tập trung hơn ở đối tượng sinh
viên, người làm trong môi trường công sở có áp lực công việc lớn, …
Đặt những câu hỏi trong phạm vi cần thu thập thông tin, tránh hỏi những câu hỏi
ngoài lề và những câu hỏi khó trả lời hoặc người được hỏi không muốn trả
lời, tránh mất nhiều thời gian của người được hỏi.
Thiết kế bảng câu hỏi: có thể sử dụng Google biểu mẫu, phỏng vấn qua phiếu
câu hỏi đưa tay…

Bước 2: Thực hiện điều tra phỏng vấn:

Phỏng vấn trực tiếp cá nhân:

Số lượng người tham gia phỏng vấn dự kiến: 100 người.


Giúp thu thập thông tin linh hoạt, người phỏng vấn có thể đưa ra nhiều câu hỏi
hơn, bổ sung kết quả phỏng vấn bằng sự quan sát trực tiếp của mình.
Cho phép đánh giá tính chính xác của câu trả lời.

Bước 3: Tổng hợp kết quả:

Nhóm sử dụng phương pháp thống kê mô tả.

MAR2023_NGHIENCUUMARKETING 14

You might also like