You are on page 1of 9

TÀI LIỆU:

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT SÓNG CƠ


&
CÔNG THỨC TÍNH NHANH

THẦY: VŨ NGỌC ANH


085.2205.609
CHUYÊN LUYỆN THI VẬT LÝ
THẦY: VŨ NGỌC ANH SĐT: 085.2205.609
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

TỔNG ÔN LÝ THUYẾT SÓNG CƠ


THẦY VŨ NGỌC ANH

ĐẠI CƯƠNG SÓNG CƠ


I. Khái niệm
Sóng cơ là sự lan truyền dao động trong môi trường vật chất.

Lan truyền dao động là lan truyền: pha dao động.


trạng thái dao động.
năng lượng dao động.

Môi trường vật chất bao gồm: mật độ của vật chất.
lực liên kết đàn hồi giữa các phần tử.

Note 1: Sóng cơ không lan truyền phần tử vật chất.


Note 2: Sóng cơ không truyền được trong môi trường không có vật chất. (ví dụ: chân không)

II. Phân loại sóng cơ


Sóng ngang: truyền trong môi trường rắn, bề mặt chất lỏng.
Đặc điểm: các phần tử dao động vuông góc với phương truyền sóng.
Sóng cơ gồm 2 loại:
Sóng dọc: truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí.
Đặc điểm: các phần tử dao động trùng với phương truyền sóng.

III. Các đại lượng của sóng cơ


1. Tốc độ
Tốc độ truyền sóng là như nhau trên mọi phương truyền.
Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất của môi trường.
→ môi trường mật độ càng lớn sóng truyền càng nhanh → vrắn > vlỏng > vkhí.
→ trong một môi trường đàn hồi đồng nhất tốc độ truyền sóng luôn không đổi.
Note: tốc độ truyền sóng khác tốc độ dao động của các phần tử sóng.
2. Tần số
Tần số là đại lượng đặc trưng cơ bản của sóng cơ, không thay đổi khi sóng cơ truyền qua các môi trường.
Note: tần số truyền sóng là tần số dao động của các phần tử sóng.
3. Bước sóng
Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì.
v
S  λ  vT  λ   v  λf
f
So sánh bước sóng của một sóng khi đi qua các môi trường: λrắn > λlỏng > λkhí.
Ví dụ:
Trong một môi trường có hai nguồn sóng tần số f và 2f, tốc độ truyền sóng của nguồn sóng nào nhanh hơn ?
Trả lời: tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất môi trường nên trong cùng một môi trường tốc độ truyền
sóng của các nguồn sóng là như nhau.
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN LUYỆN THI VẬT LÝ Trang 2


THẦY: VŨ NGỌC ANH SĐT: 085.2205.609
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

III. Phương trình truyền sóng


Phương trình nguồn sóng tại O: u O  a cos  ωt 
 2πd 
Phương trình của một điểm bất kì trên phương truyền sóng: u M  a cos  ωt  .
 λ 
Trong đó: d là khoảng cách giữa vị trí cân bằng của O và M.
2πd
Độ lệch pha của hai điểm bất kì trên cùng phương truyền sóng: Δφ MN  .
λ
Trong đó: d là khoảng cách giữa vị trí cân bằng của M và N.
 Nếu d = kλ: các điểm dao động cùng pha. (k  N*)
 Nếu d = (k + 0,5)λ: các điểm dao động ngược pha. (k  N*)

 Nếu d   k  0,5  : các điểm dao động vuông pha. (k  N*)
2
Note: các điểm ở nằm gần nguồn sóng hơn thì sớm pha hơn.

Ví dụ:
Cho phương trình truyền sóng u = 2cos(πt − 2πx) mm (trong đó x tính bằng m, t tính bằng s). Tính tốc độ
truyền sóng.
hệ số của t π
Công thức tính nhanh: v = = = 0,5 (m/s)
hệ số của x 2π
Lưu ý: đơn vị của v tính theo đơn vị của x.

IV. Sóng hình sin


λ
u (mm)
A

O
x (cm)

‒A
λ
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha gần nhau nhất trên cùng một phương truyền
sóng.

Hai vòng tròn sóng liên tiếp có:


Hiệu bán kính: r2 − r1 = λ
Hiệu đường kính: d2 − d1 = 2λ

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN LUYỆN THI VẬT LÝ Trang 3


THẦY: VŨ NGỌC ANH SĐT: 085.2205.609
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

GIAO THOA SÓNG CƠ


I. Điều kiện giao thoa
Hai nguồn sóng giao thoa được với nhau là hai nguồn kết hợp.
Hai nguồn kết hợp là hai nguồn:
 Dao động cùng phương
 Cùng tần số (hoặc cùng chu kì)
 Độ lệch pha không đổi theo thời gian

II. Hình ảnh giao thoa trên mặt nước

III. Phương trình giao thoa hai nguồn cùng pha


Phương trình nguồn sóng: uA = uB = acos(ωt) M
Phương trình sóng tới điểm M:
d1 d2
 2d1   2d 2 
u AM  a cos  t   và u BM  a cos  t   A B
     
Phương trình sóng tổng hợp tại điểm M:
   d1  d 2      d1  d 2  
u M  u AM  u BM  2acos   cos  t  
     
   d1  d 2  
Biên độ sóng tại điểm M: A M  2a cos  
  

IV. Điều kiện dao động cực đại và cực tiểu


 Biên độ dao động cực đại: Amax = a + a = 2a
 d1 − d2 = kλ  k  
Hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng.
 Biên độ dao động cực tiểu: Amin = a − a = 0
 d1  d2   k  0,5   k  
Hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng một số lẻ lần nửa bước sóng.
k = −2
k=2
Trên đoạn thẳng nối hai nguồn:
Các điểm dao động với biên độ cực đại cách đều nhau λ/2 k = −1 k=1
k=0
Các điểm dao động với biên độ cực tiểu cách đều nhau λ/2

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN LUYỆN THI VẬT LÝ Trang 4


THẦY: VŨ NGỌC ANH SĐT: 085.2205.609
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Cách tính số điểm dao động với biên độ cực đại của hai nguồn cùng pha trên một đoạn thẳng bất kì.
(các trường hợp khác tương tự): điều kiện: d1 − d2 = kλ.
D C

A B
♥ Trên đoạn thẳng AB: −AB ≤ kλ ≤ AB
♥ Trên đoạn thẳng AD: −AB ≤ kλ ≤ DA − DB
♥ Trên đoạn thẳng BD: DA − DB ≤ kλ ≤ AB
♥ Trên đoạn thẳng CD: DA − DB ≤ kλ ≤ CA − CB
Cách làm rất đơn giản, nếu đề yêu cầu tính số điểm cực đại trên một đoạn thẳng EF nào đó, các em chỉ cần
lấy một điểm M  EF và lấy các khoảng cách d1, d2 khi M  E và M  F.

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN LUYỆN THI VẬT LÝ Trang 5


THẦY: VŨ NGỌC ANH SĐT: 0125.2205.609
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SÓNG DỪNG
I. Sự phản xạ sóng
Trên vật cản cố định: sóng phản xạ và sóng tới có cùng biên độ, cùng tần số, cùng bước sóng nhưng ngược
pha nhau tại điểm phản xạ
Trên vật cản tự do: sóng phản xạ và sóng tới có cùng biên độ, cùng tần số, cùng bước sóng và cùng pha nhau
tại điểm phản xạ

II. Sóng dừng


Sóng dừng là do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ trên cùng một phương truyền sóng
Sự tạo thành điểm bụng: sóng tới và sóng phản xạ dao động cùng pha
Sự tạo thành điểm nút: sóng tới và sóng phản xạ dao động ngược pha (không dao động)

bụng sóng nút sóng bó sóng


III. Hình ảnh bó sóng
Biên độ của sóng tới và sóng phản xạ là a, biên độ bụng sóng là 2a, bề rộng bụng sóng là 4a.
λ/2
λ/4 λ/8 λ/8
B
M
N
P
2a a√3 a√2 a

λ/12 λ/12 λ/12



Các nút sóng cách nhau một khoảng .
2

Vị trí cân bằng của bụng sóng cách nhau một khoảng là .
2
AB  2a
AM  AB .cos300  a 3
AN  AB.cos 450  a 2
A P  A B .cos 600  a
Các điểm thuộc cùng một bó sóng thì dao động cùng pha.
Các điểm thuộc hai bó kề nhau thì dao động ngược pha.
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN LUYỆN THI VẬT LÝ Trang 6


THẦY: VŨ NGỌC ANH SĐT: 085.2205.609
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Note: Trong sóng dừng không có lệch pha bất kì.


♥ Các điểm thuộc bó lẻ 1, 3, 5 thì cùng dao động cùng pha.
♥ Các điểm thuộc bó chẵn 2, 4, 6 thì cùng dao động cùng pha.
♥ Hai điểm ngược pha thì thuộc một bó lẻ và một bó chẵn

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

 2d1 
 Biên độ của một điểm bất kì cách bụng sóng một đoạn d1 là: A E  A B . cos  
  
 2d1 
 Biên độ của một điểm bất kì cách nút sóng một đoạn d2 là: A F  A B . sin  
  
 Xét các điểm có khoảng cách tới bụng sóng:
Nếu không lấy giá trị tuyệt đối thì hai điểm dao động: cùng pha sẽ có AE.AE' > 0
ngược pha sẽ có AE.AE' < 0
 Xét các điểm có khoảng cách tới nút sóng ta cần chuyển về khoảng cách tới bụng sóng để xét về cùng
pha và ngược pha.
Nếu hai điểm cùng nằm về một phía so với nút thì ta cùng cộng hoặc cùng trừ khoảng cách cho λ/4.
Nếu hai điểm cùng nằm về hai phía so với nút thì một khoảng cách cộng thêm, một khoảng cách bớt đi λ/4.

Ứng dụng
 Xác định tốc độ truyền sóng trên dây, tốc độ âm trong cột khí
 Xác định bước sóng λ

IV. Điều kiện để dây có sóng dừng



 Hai đầu dây cố định: L  k.
2
 Số bó sóng: k
 Số bụng sóng: k
 Số nút sóng: k + 1
v λ/2
Tần số cơ bản để dây có sóng dừng: f 0 
2L
Dãy tần số trên dây: f0, 2f0, 3f0,…., kf0 (số nguyên lần các tần số cơ bản)
 
 Một đầu cố định, một đầu tự do: L  k. 
2 4
 Số bó sóng: k
 Số bụng sóng: k + 1
 Số nút sóng: k + 1
v
Tần số cơ bản để dây có sóng dừng: f 0 
4L
Dãy tần số trên dây: f0, 3f0, 5f0,…., (2k + 1)f0 (số lẻ lần các tần số cơ bản)

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN LUYỆN THI VẬT LÝ Trang 7


THẦY: VŨ NGỌC ANH SĐT: 085.2205.609
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SÓNG ÂM
I. Âm và sóng âm
 Âm là cảm giác của tai.
 Sóng âm là sóng cơ học mà tai con người có thể cảm nhận được.
 Truyền trong chất khí, lỏng: sóng âm là sóng dọc.
 Truyền trong chất rắn: sóng âm là sóng ngang hoặc sóng dọc.
 Trong không khí sóng âm có dạng hình cầu
 Sóng âm không truyền được trong chân không.

II. Tốc độ truyền âm


 Vận tốc truyền của sóng âm phụ thuộc vào đặc tính đàn hồi, nhiệt
độ và mật độ của môi trường.
 Tốc độ truyền âm: vrắn > vlỏng > vkhí.
 Vật liệu cách âm: Bông, xốp…vật liệu có tính đàn hồi kém.

III. Tần số âm
Khi sóng âm truyền qua hai môi trường khác nhau thì tần số không đổi.
Hạ âm Âm nghe được Siêu âm
f < 16 Hz 16 Hz < f < 20.000 Hz f > 20.000 Hz
Tai con người không Tai con người Tai con người không
cảm nhận được cảm nhận được cảm nhận được
Một số khí cụ đặc biệt Tiếng nói, loa, nhạc cụ, Một số loài vật như dơi, dế,
động cơ… cào cào...
Có cùng bản chất vật lý, cùng là sóng cơ học, truyền trong các môi trường đàn hồi
Một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số f0 thì âm có tần số 2f0, 3f0, 4f0 gọi là họa âm của nhạc cụ.
Họa âm bậc một là f0, họa âm bậc hai là 2f0,….
Tập hợp các họa âm tạo thành phổ nhạc.

IV. Cường độ âm
Cường độ âm I tại một điểm là năng lượng truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt
vuông góc với phương truyền âm tại điểm đó.
W P
I 
S.t 4r 2
I I
Mức cường độ âm: L  log (B) L  10 log (dB)
I0 I0
 1 B = 10 dB I0 = 10−12 W/m2
P
 Công thức DASA 1: IA  10LA 12 
4πrA2
rB
 Công thức DASA 2: L A  L B  20 log
rA
rB P
 Công thức DASA 3: L A  L B  20 log  10 log A
rA PB
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN LUYỆN THI VẬT LÝ Trang 8


THẦY: VŨ NGỌC ANH SĐT: 085.2205.609
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

IV. Các đặc trưng sinh lý của âm


Đặc trưng sinh lý là những gì mà cơ thể con người chúng ta cảm nhận được bằng các khả năng sinh học.
Đặc trưng vật lý là những gì mà khoa học đo đạc tính toán được bằng các số liệu cụ thể.

Đặc trưng sinh lý Đặc trưng vật lý


Độ cao Tần số âm
Độ to Mức cường độ âm
Âm sắc Đồ thị dao động âm

 Độ cao gắn liền tần số âm f (Hz)


 Âm có tần số lớn thì nghe càng cao
 Âm có tần số nhỏ thì nghe càng thấp
 Nhạc âm: có tần số hoàn toàn xác định (bản nhạc,...)
 Tạp âm: có tần số không xác định
 Độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm L (dB).
 Âm càng to khi mức cường độ âm càng lớn
 Âm càng nhỏ khi mức cường độ âm càng bé
 Ngưỡng nghe: 0 < L ≤ 130 dB
 Ngưỡng đau: L > 130 dB
 Miền nghe được nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau
 Âm sắc phụ thuộc đồ thị dao động âm: giúp phân biệt âm do các nguồn âm khác nhau phát ra

Mỗi nhạc cụ là những nguồn âm khác nhau thì có đồ thị dao động âm khác nhau hay âm sắc khác nhau.
Ví dụ: hai nhạc cụ khác nhau phát ra âm có tần số giống nhau (ví dụ cùng phát ra nốt LA) nhưng sẽ nghe
khác hẳn nhau vì âm sắc của chúng khác nhau.
Nhạc âm có tính tuần hoàn tức là có tần số xác định.
Tạp âm không có tần số xác định.

−−− HẾT −−−

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


LỚP OFF − CHUYÊN LUYỆN THI VẬT LÝ
THẦY VŨ NGỌC ANH

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN LUYỆN THI VẬT LÝ Trang 9

You might also like