You are on page 1of 13

MỤC LỤC:

II. DANH MỤC SẢN PHẨM.....................................................................................................................3


1. Nước ngọt có ga:......................................................................................................................3
2. Nước trái cây và thức uống sữa trái cây:...............................................................................3
3. Nước lọc và trà:........................................................................................................................3
4. Nước thể thao và nước tăng lực:..............................................................................................3
III. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA COCACOLA.....................................................................................3
1. Môi trường vĩ mô...........................................................................................................................3
 Kinh Tế.......................................................................................................................................3
 Công Nghệ.................................................................................................................................3
 Chính Trị....................................................................................................................................3
 Văn hóa xã hội............................................................................................................................3
 Luật pháp và tự nhiên.................................................................................................................3
2. Môi trường ngành.........................................................................................................................3
 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn..........................................................................................................3
 Đối thủ cạnh tranh hiện tại..........................................................................................................3
 Khách hàng................................................................................................................................3
 Nhà cung cấp..............................................................................................................................3
 Sản phẩm dịch vụ thay thế..........................................................................................................3
IV. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.........................................................................................................................3
P: Politics - Chính trị...........................................................................................................................4
E: Economics - Kinh tế........................................................................................................................4
3. S: Socical - Xã hội............................................................................................................................5
4. T: Technology - Công nghệ.............................................................................................................5
5. E: Environment – Tự nhiên.............................................................................................................6
V. MÔI TRƯỜNG VI MÔ.....................................................................................................................6
1. Khách hàng của Cocacola..............................................................................................................6
2. Đối thủ cạnh tranh.........................................................................................................................6
3. Nhà cung ứng...........................................................................................................................8
4. Sản phẩm dịch vụ thay thế.......................................................................................................8
VI. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG SWOT.....................................................................................................8
1. Thế mạnh:................................................................................................................................8
Điểm yếu.........................................................................................................................................10
3. Cơ hội......................................................................................................................................11
4. Thách thức..............................................................................................................................11
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

Coca-Cola là một câu chuyện thành công thương hiệu điển hình nhất trong lịch
sử xây dựng thương hiệu. Coca-Cola là công ty sản xuất nước giải khát có gas số 1
trên thế giới. Ngày nay tên nước giải khát Coca-Cola gần như được coi là một biểu
tượng của nước Mỹ, không chỉ ở Mỹ mà ở gần 200 nước trên thế giới. Công ty phấn
đấu làm tươi mới thị trường, làm phong phú nơi làm việc, bảo vệ môi trường và củng
cố truyền thống công chúng.và luôn được đánh giá là thương hiệu đáng giá nhất trên
thế giới với trị giá thương hiệu đạt mức 70 tỷ đô la.
Coca-Cola (thường được nói tắt là Coca) là một thương hiệu nước ngọt có
ga chứa nước cacbon dioxide bão hòa được sản xuất bởi Công ty Coca-Cola. Coca-
Cola được điều chế bởi dược sĩ John Pemberton vào cuối thế kỷ XIX với mục đích
ban đầu là trở thành một loại biệt dược. Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs
Candler sau đó đã mua lại công thức loại thuốc uống này, và bằng những chiến thuật
tiếp thị thông minh, ông đã đưa Coca-Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn
đầu thị trường nước ngọt có ga trong thế kỷ XX. Tên của Coca-Cola bắt nguồn từ hai
thành phần nguyên bản của thức uống này: hạt côla (chứa nhiều caffein) và lá cây
côca.
Trên thế giới, Cocacola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, châu
Á, Châu Phi, Âu Á và Trung Đông
Ở Châu Á, Cocacola hoạt động tại 6 khu vực:
-      Trung Quốc
-      Nhật Bản
-      Ấn Độ
-      Philipin
-      Nam Thái Bình Dương Và Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc Và New Xealand)
-      Khu Vực Phía Tây Và Đông Nam Á 

II. DANH MỤC SẢN PHẨM


1. Nước ngọt có ga:
Cocacola: uống cùng cảm xúc
Fanta: Fanta cho niềm vui thêm trọn vẹn
Sprite: Đập tan cơn khát
2. Nước trái cây và thức uống sữa trái cây:
Nước cam ép Minute Maid Splash: Tép cam dâng tràn thích thú
Nutriboost: Luôn sẵn sàng, tràn năng lượng
3. Nước lọc và trà:
Dasani: Thanh khiết trong từng giọt nước
Aquarius có gas: Cho cuộc sống năng động hơn
Fanta hương Cam: Giúp bạn tận hưởng cuộc sống tươi trẻ mỗi ngày
4. Nước thể thao và nước tăng lực:
Thuner: Tỉnh Táo!

III. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA COCACOLA


Chia làm 2 môi trường chính:

1. Môi trường vĩ mô
 Kinh Tế
 Công Nghệ
 Chính Trị
 Văn hóa xã hội
 Luật pháp và tự nhiên
2. Môi trường ngành
 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
 Khách hàng
 Nhà cung cấp
 Sản phẩm dịch vụ thay thế
IV. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Phân tích môi trường vĩ mô của Cocacola dựa trên mô hình PEST+ bao gồm:
 P: Politics - Chính trị.
 E: Economics - Kinh tế.
 S: Social - Xã hội.
 T: Technology - Công nghệ.
 E: Environmental - Tự nhiên.
P: Politics - Chính trị.
 Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế,... => tạo ra
cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành.
 Đồ uống không cồn thuộc vào danh mục thực phẩm theo quy định của FDA. Các
quy định do Chính phủ ban hành có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định lên quá trình
sản xuất những sản phẩm này. Các công ty sẽ phải nộp các khoản tiền phạt cho Chính
phủ nếu họ không đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật.
 Những thay đổi về luật pháp và quy định, bao gồm thay đổi về tiêu chuẩn kế toán,
yêu cầu về thuế, (bao gồm thay đổi thuế suất, luật thuế mới và giải thích luật thuế sửa
đổi) và luật môi trường ở các khu vực pháp lý trong nước hoặc nước ngoài.
 Thay đổi trong môi trường kinh doanh đồ uống không cồn. Những thay đổi này
có thể bao gồm áp lực cạnh tranh về sản phẩm và giá cả, và khả năng giành hoặc duy trì
thị phần bán hàng trên thị trường toàn cầu để đấu chọi lại với các đối thủ cạnh tranh.
 Điều kiện chính trị, đặc biệt là ở các thị trường quốc tế, bao gồm tình trạng bất ổn
dân sự, những sự thay đổi của chính phủ và hạn chế về khả năng lưu chuyển vốn qua
biên giới.
 Khả năng thâm nhập các thị trường đang phát triển và mới nổi, phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế và chính trị, khả năng có được hoặc xây dựng các liên minh kinh doanh
chiến lược với các nhà đóng chai địa phương và cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết cho các
cơ sở sản xuất, mạng lưới phân phối, thiết bị bán hàng và công nghệ .
E: Economics - Kinh tế.
Hiện nay Vnam là 1 thị trường có nguồn lao động dồi dào, thu nhập của mọi người
cũng tăng đáng kể, cuộc sống của họ cũng tốt đẹp hơn
 Điều này cũng ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng và nhu cầu mua sắm ăn
uống của mọi người
 1 lon cocacola giá dao động từ 10.000-12.000 thì từ thành thị đến nông thôn
ai cũng có khả năng mua và thưởng thức nó.
 Kinh tế tăng trưởng dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, công ty có
thể mở rộng và thu được lợi nhuận cao
 Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019,
với hơn 45 triệu người thoát nghèo. 
 Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức
mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm
86%.
 Mức tăng trưởng của Việt Nam trong những năm 2002 - 2008 tương đối cao
 Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. 
  Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên
thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối
với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong
tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. 
 Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự
lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu
cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ. 
 Kinh tế tăng trưởng đẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, công ty có thể mở
rộng hoạt động và thu được lợi nhuận cao
3. S: Socical - Xã hội
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội.
 Dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm
1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Theo kết quả Tổng điều
tra dân số Viê ̣t Nam năm 2019:
 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn
những nước có thu nhâ ̣p tương đương trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa
nhanh. 
 Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên
đến 26% vào năm 2026.
=> Đây là những đặc điểm về tăng trưởng dân số.
Người tiêu dùng quan tâm hơn về vấn đề sức khỏe:
 Từ quan điểm " ăn no mặc ấm" chuyển sang " ăn ngon mặc đẹp", hiện nay người
tiêu dùng Việt Nam còn chú ý đến việc " ăn uống sao cho có lợi cho sức khỏe". 
 Một kết quả khảo sát của công ty TNS trên 1200 người, sinh sống tại 2 thành phố
lớn là: TP HCM và Hà Nộ, cho thấy hơn 85% người được phỏng vấn đều trả lời rằng: "
sức khỏe quan trọng với họ hơn cả sự giàu có".
=> Với sự thay đổi này, công ty trong ngành cần có những chính sách đảm bảo chất lượng
thực phẩm và quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Trong hoạt động Mareting của
công ty cần chú trọng vấn đề sức khỏe
Giới trẻ ngày càng tiếp cận Internet sớm:
 Độ tuổi từ 10-25 tuổi thường chọn những những trò chơi điện tử để giải trí hơn là
hoạt động thể thao hay xem truyền hình.
=> Mang lại cơ hội quảng cáo cho công ty. 
4. T: Technology - Công nghệ
Công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi.
Các ứng dụng công nghệ hiện nay trong ngành giải khát tập trung vào quy trình sản xuất
và cải tiến bao bì sản phẩm, nỗ lực trong việc giảm lượng nước và năng lượng sử dụng
trong sản xuất như: tái chế, thu mua lại các chai nhựa cũ, chai lọ,...
Ý tưởng sản xuất vỏ chai thân thiện với môi trường, dễ tái chế đang được nghiên
cứu và ứng dụng
5. E: Environment – Tự nhiên
 Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa
 Độ ẩm tương đối trung bình
 Nhiệt độ trung bình năm cao
 Khí hậu khắc nghiệt
=> Đòi hỏi coca-cola phải có các biện pháp bảo quản tốt hơn bởi sự khác biệt rất lớn
của Việt Nam và Mỹ sẽ làm cho sản phẩm nhanh hỏng hơn
V. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
1. Khách hàng của Cocacola
Thị trường người tiêu dùng: các nhân và hộ dân mua hàng 
Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng về để đáp ứng trong quá trình sản
xuất 
Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng về để bán
Thị trường của các cơ quan nhà nước.
*Khách hàng mục tiêu của Coca Cola
- Nhóm tuổi: Ở phân khúc thứ nhất, hướng sản phẩm đến người tiêu dùng trẻ thuộc độ
tuổi từ 10 đến 35. Sản phẩm Coca-Cola ăn kiêng lại được ưa thích bởi những người
mắc bệnh tiểu đường, thường là những người trên 40 tuổi.
-Mức thu nhập: nhiều kích cỡ và bao bì khác nhau với mức giá khác nhau, để phù
hợp với túi tiền của sinh viên, tầng lấp trung lưu,...
-Vị trí địa lý: Coca-Cola cung cấp sản phẩm của mình tại hơn 200 quốc gia. Chiến
lược khác nhau ở mỗi quốc gia.
-Giới tính: nhìn chung, Coca-Cola nhắm đến cả nam và nữ, tuy nhiên có một sự khác
biệt rõ ràng về sở thích và khẩu vị giữa hai giới. Đơn cử, Coca Light khá phổ biến ở nữ
giới, trong khi Coca Zero có hương vị mạnh hơn lại được nam giới ưa thích.
2. Đối thủ cạnh tranh
* Đối thủ cạnh tranh hiện tại :
Những doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong ngành, có ảnh hưởng đến tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp 
Một số đối thủ : Pepsi, Red Bull, Tân Hiệp Phát, Tribeco...
* Đối thủ cạnh tranh tiềm năng:
Các doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế như cafe, sữa, bia,
nước đóng chai nhưng tiềm năng chưa đủ mạnh để cạnh tranh với sản phẩm nước giải
khát của công ty
Đối thủ cạnh tranh số một của Coca-Cola tại thị trường Việt Nam cũng như
trên toàn thế giới là Pepsi-Cola. Khách hàng mục tiêu của Coca-Cola và Pepsi đều là
giới trẻ. Trong ngành kinh doanh nước giải khát có gas, Coca-Cola và Pepsi có cùng
danh mục sản phẩm là các loại nước ngọt có gas với các hương vị cola, cam, chanh,
dâu,..., giá cả tương đương, chiến lược phân phối tương tự nhau (sử dụng kênh phân
phối đa cấp độ, đa sản phẩm rộng rãi trên toàn thị trường Việt Nam, tới tận tay người
tiêu dùng). Sự cạnh tranh giữa Coca-Cola và Pepsi chỉ còn là sự cạnh tranh của các
chương trình xúc tiến hỗn hợp, mặc dù vậy ngay cả các chương trình xúc tiến của hai
hãng đôi khi cũng theo kiểu “ăn miếng trả miếng”.
Mùa Halloween hàng năm cũng được hai ông lớn này tích cực chạy quảng cáo.
Vào Halloween năm 2014, Pepsi đã cho chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook
và Twitter, đặc biệt hơn khi hình ảnh chủ đạo của chiếc poster này lại là một lon Pepsi
khoác bên ngoài là tấm áo choàng màu đỏ có chữ Coca-Cola và dòng chữ “We wish
you a scary Halloween” (Chúc bạn một mùa Halloween đáng sợ).
Quảng cáo này của Pepsi lấy ý tưởng từ việc trong ngày lễ Halloween mọi
người thường hóa trang thành những thứ đáng sợ và ngụ ý của Pepsi ở đây chính là
Coca-Cola là một thứ đáng sợ.
Ngay sau quảng cáo Halloween mang tính "cà khịa" của Pepsi, Coca-Cola lập
tức phản đòn. Họ lấy ngay ảnh quảng cáo của Pepsi, chỉ thay dòng chữ “We wish you
a scary Halloween” thành “Everybody wants to be a hero” (Ai cũng muốn trở thành
anh hùng). Tấm áo choàng lúc này lại có một nghĩa khác hoàn toàn, Pepsi như đang
muốn trở thành "anh hùng" giống như Coca-Cola
Các công ty cạnh tranh trong cùng một sản phẩm, dịch vụ, thị trường liên quan:
Họ có thể không làm sản phẩm, dịch vụ hoặc cung ứng ra thị trường giống bạn nhưng
có liên quan.
Các công ty sử dụng công nghệ liên quan: Khi công ty có công nghệ vượt trội,
hiệu quả hơn, họ sẽ tìm cách tối đa hóa lợi nhuận bằng cách mở rộng thị trường, đa
dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Họ sẽ dễ dàng chuyển từ đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn sang cạnh tranh trực tiếp với bạn.
Các công ty đã nhắm mục tiêu đến phân khúc thị trường chính mục tiêu nhưng
với các sản phẩm không liên quan: Ví dụ như bạn và công ty đối thủ tiềm ẩn cùng
hướng đến thị trường khách hàng nam giới độ tuổi 20 - 30 sinh sống tại Hà Nội. Bạn
và đối thủ có thể có sản phẩm, dịch vụ không giống nhau nhưng tệp khách hàng
chung, nhu cầu khách hàng chung dễ dẫn đến việc họ trở thành đối thủ tiềm ẩn của
bạn.
Các công ty từ các khu vực địa lý khác và với các sản phẩm tương tự: Điều này
càng dễ xảy ra khi biên giới giữa các quốc gia, khu vực “mờ” đi. Rào cản từ chính
sách pháp luật, kinh tế của các quốc gia cởi mở hơn sẽ khiến các công ty nước ngoài
dễ dàng vào thị trường của bạn và cạnh tranh với bạn. Các công ty cung cấp sản phẩm,
dịch vụ tương tự bạn ở khu vực địa lý khác hoàn toàn có thể trở thành đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn.
Các công ty mới thành lập do quản lý, nhân viên cũ của công ty hiện tại tổ
chức: Không ít trường hợp công ty của bạn có nhóm các quản lý, nhân viên cũ nghỉ
việc và tách ra mở công ty riêng. Họ hoạt động trong chính ngành nghề, sản xuất đúng
sản phẩm, cung ứng đúng dịch vụ mà công ty cũ từng làm. Quản lý và nhân viên cũ
của bạn cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
3. Nhà cung ứng
-         CO2:
     Phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia.
     Đốt cháy dầu do với chất trung là (MEA) monoethanol amine.
-         Đường: Nhà máy đường KCP.
-         Màu thực phẩm (carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa
học amoniac.
-         Chất tạo độ chua (axit citric): được dùng như chất tạo hương vị và chất bảo
quản.
-         Caffein:
     +Caffein tự nhiên: trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola.
     +Caffein nhân tạo.
-         Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola:
     +Công ty stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để
dùng cho sản xuất nước Coke.
     +Công ty TNHH dynaplast packaging ( Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng
cao cho Coca-Cola.
     +Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca
cola . Công ty stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước
coca cola.
     +Công ty cổ phần Biên Hòa cung cấp các thùng carton hộp giấy ao cấp để bảo
quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.
4. Sản phẩm dịch vụ thay thế
Có rất nhiều sản phẩm thay thế như: sữa, nước, trà, bia, coffee, nước ép, .... sẵn
có cho các khách hàng.
Nhưng để cạnh tranh được, nhà phân phối của các sản phẩm thay thế nay cần
đầu tư lớn vào quảng cáo, xây dựng thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng,...
và cần làm cho sản phẩm của họ tiếp cận được với khách hàng mà không cần nỗ lực từ
phía khách hàng. Hầu hết các sản phẩm thay thế không thể làm được điều đó.
Thêm nữa, bản thân Cocacola cũng đa dạng hóa bằng cách tự đưa ra những sản phẩm
thay thế của mình để làm lá chắn cho cạnh tranh.

VI. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG SWOT


1. Thế mạnh:
* Thứ nhất, Cocacola là một thương hiệu nổi tiếng:
 Coca cola được biết tới trên toàn cầu là một thương hiệu đồ uống giải khát
không cồn, được nhiều tầng lớp Khách hàng ưa chuộng. Được thành lập vào năm 1886
tại Atlanta, công ty đã phát triển mạnh mẽ, trở thành thương hiệu nước giải khát có ga
hàng đầu trên thế giới. 
 Coca cola có mặt trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với tên gọi và biểu
tượng trên phông nền đỏ, chữ trắng, có thể dễ dàng nhận ra giúp Khách hàng nhận diện
thương hiệu. 
 Theo Euromonitor, thị phần dựa trên sản lượng hiện tại của Coca cola là 44.3%
trong thị thường 314 tỷ USD, nhờ vào các thương hiệu đồ uống được ưa chuộng do
Coca cola nắm giữ. Á quân trong cuộc chiến thị phần này phải kể tới Pepsi, với 19.1%
tổng sản phẩm bán ra. Ngoài ra, Coca cola cũng đang thống trị thị trường nước giải
khát ở Bắc Mỹ, Đông Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 
* Thứ hai, thị phần toàn cầu cùng danh mục sản phẩm lớn 
 Sự đầu tư mạnh mẽ, mang tính chiến lược của Coca cola vào các thương hiệu
đồ uống trên toàn cầu đã chứng minh được sức mạnh của nó. Năm 2019, Coca-cola đã
chi 3.3 tỷ USD cho quảng cáo, tăng 1% so với năm 2018. Theo Euromonitor thì top 10
thương hiệu đồ uống được ưa chuộng hiện nay là Coca Cola, Pepsi, Sprite, Fanta, Diet
Coke, Coca -Cola Zero Sugar, Mountain Dew, 7-Up, Mirinda và Diet Pepsi. Năm
trong số 10 thương hiệu trên được Coca cola nắm giữ, chiếm 40% thị phần, và 20% là
do đối thủ Pepsi nắm giữ.
 Lý do Coca cola nắm giữ thị phần lớn nói trên cũng do một phần nằm ở danh
mục sản phẩm lớn và đa dạng. Coca cola có hơn 500 thương hiệu trên toàn thế giới và
cung cấp khoảng 3900 các chủng loại đồ uống khác nhau. Và trong danh mục sản
phẩm của mình, Coca cola nắm giữ 21 thương hiệu tỷ đô với nhiều sản phẩm có trong
danh mục đồ uống ít calo. 
 Ngoài ra, với mục tiêu cung cấp cho Khách hàng nhiều trải nghiệm đồ uống thú
vị, Coca cola còn có một sảnh trải nghiệm đồ uống có tên là “Taste it”  tại Atlanta. Tại
đây, Khách hàng có thể nếm thử hơn 100 loại đồ uống khác nhau, tất cả đều là những
thương hiệu có cực kỳ được ưa chuộng. 
 Một danh mục sản phẩm lớn, cộng với nhiều thương hiệu đồ uống có giá trị tỷ
đô trên toàn cầu, thực sự đây là một điểm mạnh không thể không kể tới trong quá trình
phân tích mô hình SWOT của Coca cola. 
* Thứ ba, mạng lưới phân bố rộng khắp
 Nhờ vào thị phần lớn cùng khả năng thống lĩnh thị trường, Coca cola có thể
nắm giữ khả năng thương lượng cao đối với các nhà cung cấp và các đối tác kinh
doanh của mình. Dựa trên đó, công ty này có thể có những đàm phán về giao dịch tốt
hơn và trở nên linh hoạt hơn trong hoạt động của mình. 

 Ngoài ra, là gã khổng lồ trong thị trường đồ uống thế giới, Coca cola còn có
mạng lưới rộng khắp gồm các nhà đóng chai, nhà phân phối và bán lẻ độc lập để phân
phối sản phẩm đồ uống của mình. Mạng lưới phân phối chính là một trong những thế
mạnh của Coca cola, giúp công ty có thể quản lý được sự hiện diện của mình trên toàn
cầu. Chỉ riêng năm 2019, toàn hệ thống Coca cola đã bán được hơn 30,3 tỷ hộp đơn vị
sản phẩm và tính bình quân thì hơn 2 tỷ đơn vị sản phẩm Coca cola được tiêu dùng
hàng ngày. 
 Coca cola cũng sở hữu một doanh nghiệp đóng chai cho riêng mình, tạo ra
khoảng 10% doanh thu hàng năm. Doanh nghiệp đóng chai này có nhiệm vụ đóng chai
sản phẩm của Coca cola, các đối tác và bán chúng cho các nhà phân phối và bán buôn
trên toàn thế giới. Bằng cách kiểm soát chuỗi cung ứng của mình từ sản xuất tới phân
phối, Coca cola có thể nâng cao hiệu quả lao động, loại trừ những trung gian gây ảnh
hưởng tới chi phí lao động. 
*Thứ tư, các chiến dịch tiếp thị đẳng cấp thế giới
 Các chiến dịch tiếp thị, khuyến mại nhằm thống lĩnh thị trường đồ uống cũng là
một trong những thế mạnh hàng đầu của công ty. Với nhiều chiến lược tiếp thị độc đáo
khác nhau, Coca cola đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng ở hầu hết mọi nơi trên thế
giới. Tên gọi, biểu tượng của Coca cola có thể nhận ra ở bất cứ nơi đâu, ám chỉ độ
mạnh về nhận diện thương hiệu của Doanh nghiệp. 
 Tại Việt nam cũng vậy, chắc mỗi độ xuân về, không ai là không nhớ tới cánh én
mùa xuân màu vàng, trên nền đỏ nổi bật của Coca cola. Đây chính là một điểm mạnh
về nhận diện thương hiệu mà Coca cola đã khởi tạo hàng trăm năm. 
 Mặc dù là thương hiệu đứng đầu ngành đồ uống giải khát nhưng Coca cola vẫn
chi tiền rất mạnh tay cho các chiến dịch quảng cáo của mình. Năm 2019, Coca cola đã
chi hơn 4 tỷ USD cho việc tiếp thị kỹ thuật số, các chương trình khuyến mãi nhằm thu
hút fan hâm mộ cũng như người theo dõi khắp nơi trên thế giới. 
 Số lượng người theo dõi trên các kênh mạng xã hội của Coca cola cũng là một
lời nhắc nhở về vị thế vững chắc về sự kết nối của Công ty với Khách hàng. Chỉ tính
riêng trên Facebook, Coca cola đã có hơn 106 triệu người theo dõi. Và không chỉ dừng
lại ở con số trên, Doanh nghiệp này vẫn còn đang đổ công sức vào các chiến dịch nhận
dạng thương hiệu một cách thường xuyên.
Điểm yếu
Thứ nhất, quá phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát
 Mặc dù đầu tư một mạng lưới đồ uống phong phú với nhiều thương hiệu đắt
tiền nhưng nguồn thu của Coca cola vẫn chủ yếu tới từ thị trường đồ uống không cồn.
Khác với đối thủ nặng ký Pepsi khi công ty này cố gắng mở rộng sản phẩm ra các thị
trường như đồ ăn nhẹ, ngũ cốc, khoai tây chiên, mì ống và nhiều loại sản phẩm làm từ
sữa, thì Coca cola vẫn trung thành với thị trường đồ uống của mình. Và như một lẽ dĩ
nhiên, trong những năm gần đây, sức ép về doanh số và doanh thu từ Pepsi đang đè
nặng lên Coca cola, khi người tiêu dùng cũng dần thay đổi thói quen ăn uống khiến đồ
uống có đường truyền thống không còn được ưa chuộng. Doanh số và thu nhập ròng
của công ty cũng giảm khoảng 30% trong những năm gần đây.  
*Thứ hai, rủi ro về tỷ giá ngoại tệ
 Một trong những yếu tố không thể không nhắc tới khi phân tích mô hình
SWOT của Coca cola là tỷ giá ngoại tệ.  Với hơn 60% doanh thu của toàn công ty tới
từ thị trường ngoài Mỹ nên Coca cola cũng phải có những chiến lược và công cụ tài
chính để phòng ngừa rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái. Và lẽ đương nhiên các
công cụ phòng ngừa rủi ro nói trên cũng phải chịu một số chi phí. 
*Thứ ba, các vấn đề liên quan tới nguồn nước
 Nước chính là một trong những nguyên liệu thô, quan trọng nhất và được sử
dụng nhiều nhất trong chuỗi cung ứng của Coca cola nhưng cũng là một nguồn nguyên
liệu hạn chế. Coca cola đã phải đối mặt với rất nhiều chỉ chính về hoạt động quản lý
nước trong quá khứ, cũng như những phản đối về việc gây ra tình trạng khan hiếm
nước ở một số nơi trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ.  
3. Cơ hội
Thứ nhất, đa dạng hoá sản phẩm 
 Để tăng trưởng và mở rộng nhanh hơn nhằm bắt kịp với thị trường, Pepsi đã
phải không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm của mình để đa dạng hơn. Mặc dù thị
phần của Coca cola phủ rộng, nhưng mức độ đa dạng hoá còn khiêm tốn. Vậy nên,
ngoài đồ uống, Coca cola có thể cân nhắc chuyển hướng sang các thị trường khác như
đồ ăn nhẹ… 
*Thứ hai, tập trung vào đồ uống tốt cho sức khoẻ, thay vì nước ngọt 
 Ngoài thị trường đồ uống có ga, những năm gần đây Coca cola cũng đang
chuyển sang hướng các sản phẩm thân thiện với sức khoẻ như nước uống ít calo và
nước tăng lực. Cụ thể, trong những năm gần đây, Coca cola đã mua lại Topo Chico để
giới thiệu Honest Tea và Vitamin Water ra thị trường quốc tế. Hay các chiến dịch nước
trái cây, trà và cà phê pha sẵn cho nhân viên văn phòng bận rộn. Bằng cách này, Coca
cola có thể phát triển danh mục sản phẩm của mình, tiếp cận được thị trường mới và
tăng doanh số một cách bền vững hơn. 
*Thứ ba, nở rộng quan hệ đối tác
 Có thể nói rằng, quan hệ đối tác giúp Coca cola mở ra được một cơ hội mới cho
bản thân mình. Bằng cách hợp tác với các thương hiệu khác bao gồm đồ uống, đồ ăn
nhẹ, Coca cola vẫn đang từng bước thống lĩnh thị trường và mở rộng thị phần của
mình, từ đó giúp Coca cola giảm được áp lực cạnh tranh trên thị trường. 
*Thứ tư, khai thác thị trường ở các nước đang phát triển 
 Gần đây, gã khổng lồ về đồ uống Coca cola đang đạt được nhiều thành công từ
các nước đang phát triển và giảm phụ thuộc vào các thị trường đã bão hoà. Ví dụ,
thương hiệu nước dừa Zico được cung cấp cho thị trường châu Á gần đây của Coca
cola đang nhận được nhiều tín hiệu bán hàng khả quan. Và cũng tại chính thị trường
của các nước đang phát triển này, Coca cola có thể cung cấp sản phẩm đồ uống phong
phú của mình, kết hợp thương hiệu nổi tiếng và mạng lưới rộng khắp để mở rộng thị
trường, tăng doanh thu. 

4. Thách thức
Thứ nhất, mối đe dọa cạnh tranh rất cao 
 Một trong những yếu tố thách thức đầu tiên trong mô hình SWOT của Coca
cola đến từ mối đe dọa cạnh tranh của các thương hiệu đồ uống như Pepsi, nước tăng
lực RedBull và Monster. Mặc dù Coca cola đang dẫn đầu trong phân khúc đồ uống
nhưng công ty đang có sự tăng trưởng trong cả chi phí lẫn hoạt động kinh doanh do sự
cạnh tranh ngày càng tăng cao. 
*Thứ hai, các quy định mới của chính phủ về nước giải khát 
 Tại rất nhiều quốc gia, chính phủ có ban hành nhiều đạo luật mới liên quan tới
việc bán nước ngọt và hàm lượng đường để chống béo phì ở trẻ em và thanh thiếu
niên. Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng áp đặt nhiều mức thuế khác nhau cho đơn vị đồ
uống có ga. Các quy định mới sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Coca Cola vì hãng sẽ
phải trả nhiều thuế hơn và cải tổ lại đồ uống để phù hợp với các quy định mới. Cũng
như, mức phạt do không tuân thủ cũng tăng lên dẫn đến áp lực lên quỹ tài chính của
Công ty này.
*Thứ ba, nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với sức khỏe
 Nhu cầu về các sản phẩm tốt cho sức khỏe đã tăng cao trong những năm gần
đây. Những xu hướng này nhìn chung đã ảnh hưởng không tốt tới Coca cola khi hãng
này được xem là một trong những thương hiệu có những sản phẩm không lành mạnh,
dễ gây béo phì… 
 Kể cả Coca cola đang cố gắng cải thiện sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và sở
thích của người tiêu dùng thì việc đáp ứng những nhu cầu này cũng đòi hỏi đầu tư
nhiều hơn vào hoạt động tiếp thị thu hút Khách hàng. 

You might also like