You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
BAN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

BÀI TIỂU LUẬN


KẾT THÚC HỌC PHẦN 2
MÔN: BÓNG CHUYỀN
MÃ LỚP HỌC PHẦN:
21C1PHY514010872

Thời gian : 13 giờ 00 ngày Thứ ba


Ngày thi: 09/11/2021
GVHD: Huỳnh Vĩnh Hưng
Họ và tên SV: Nguyễn Thị Hoàng Oanh
MSSV: 31201021259 Lớp: AD001
Khóa: 46 Hệ: ĐHCQ

Điểm:…………
CÂU HỎI:
Câu 1: Anh/chị hãy cho biết ý nghĩa và lợi ích của việc tập luyện thể dục thể
thao thường xuyên, hãy cho ví dụ minh chứng?
Câu 2: Anh/chị trình bày các động tác của bài tập thể dục tay không để khởi
động các nhóm cơ có hình ảnh do anh/chị thực hiện?

Bài làm
Câu 1: Ý nghía và lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
- Tăng cường sức khỏe toàn diện với đầy đủ các tố chất thể lực như: sức nhanh,
sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo.
- Bài tiết chất độc, tăng sức đề kháng, năng lực thích ứng của cơ thể
- Tăng khả năng đàn hồi và sức chịu đựng của cơ và các khớp
- Hoạt hóa các hoạt động về khí huyết, thư giãn và tập trung tinh thần, từ đó
làm tăng khả năng tập, trung, rèn luyện trí nhớ.
- Tăng cường khả năng hoạt động các bộ phận cơ thể giúp giảm stress, điều tiết
hormone và giảm nhẹ sự lão hóa của các tế bào.
- Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư, bệnh gout, bệnh
mạch vành, béo phì, đau lưng...
- Giúp cải thiện giấc ngủ, dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn.
- Giúp xương vững chắc, phòng tránh bệnh loãng xương.
- Tập luyện thể thao ảnh hưởng đến đạo đức của chúng ta. Lòng kiên trì được
trao dồi trong quá trình tập luyện sẽ giúp ta rất  nhiều trong cuộc sống. Khi phải
đối mặt với những khó khăn, ta sẽ không chùn bước mà sẽ kiên nhẫn tìm giải pháp
để vượt qua chúng.
- Giúp chúng ta có một lối sống lành mạnh (không  hút thuốc, không tệ nạn xã
hội,..), có cách cư xử giao tiếp, văn minh, lịch sự, hoà đồng với bạn bè, tăng cường
tình đoàn kết và tinh thần tập thể.
- Tập luyện thể thao cũng  giúp chúng ta có một phần phẩm chất nghệ sĩ, một
tình yêu và sự giữ gìn bảo vệ với cái đẹp, tình yêu con người và cuộc sống, lành
mạnh, văn minh, đồng thời hình thành thái độ không khoan nhượng trước
những biểu hiện vô cảm, thiếu trung thực, thiếu văn hoá hoặc trước những
hành động tiêu cực trong thể thao nói riêng, trong cuộc sống của con người và xã
hội nói chung.
Vì vậy, rèn luyện thể chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất,
sức khỏe tinh thần của con người. Rèn luyện thể chất có ý nghĩa to lớn đối với việc
phát triển, bồi dưỡng nhân tố con người và giúp nâng cao thể lực, hoàn thiện các
năng lực thể chất, phát triển trí lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, xây dựng lối sống
lành mạnh.
Ví dụ: Ngày nay trẻ ở thành phố phần lớn bị thiếu hụt vận động hay vận động
không đủ mức thích hợp cho lứa tuổi của mình. Sự thiếu hụt vận động ở trẻ nhỏ
trước hết ảnh hưởng đến hệ cơ – xương, kém sức bền, khả năng làm việc thấp, cơ
thể phát triển không cân xứng dễ cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt, giảm sự kéo dài,
khéo léo linh hoạt. Trẻ ở trong tư thế tĩnh tại lâu (ngồi xem vô tuyến, chơi điện
tử…) sẽ gây căng thẳng cho hệ thần kinh. Nếu sự sự thiếu hụt vận động kéo dài, sẽ
xuất hiện sự giảm sút rõ rệt khả năng chống lại các yếu tố thời tiết, khí hậu, vi
khuẩn, vi rút. Do vậy, thiếu hụt vận động của trẻ dễ tạo nên các chứng bệnh truyền
nhiềm tăng gấp 3 lần so với trẻ thường xuyên vận động. Sự thiếu hụt vận động gây
ra rối loạn trao đổi chất và dư thừa mở trong cơ thể – trẻ mắc bệnh béo phì. Những
trẻ này rất dễ bị tổn thương về mặt tâm lý.
Câu 2: Trình bày các động tác của bài tập thể dục tay không để khởi động các
nhóm cơ
1. Động tác vươn thở
 Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm.
 Nhịp 1: Chân trái bước về trước 1 bước trọng tâm ở chân trước, gối trước chùn
gối sau thẳng, hai tay giơ sang ngang, lòng bàn tay hướng lên trời, đầu ngẩng
lên.
 Nhịp 2: Hai tay đưa sang ngang hạ xuống dưới, bắt chéo phía trước bụng, hóp
ngực, cúi đầu.
 Nhịp 3: Trở về nhịp 1.
 Nhịp 4: Trở về TTCB.

 Nhịp 5,6,7,8: thực hiện giống như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân bên phải.
2. Động tác tay vai:
 TTCB: Đứng nghiêm.
 Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa sang ngang lòng
bàn tay hướng lên trên.
 Nhịp 2: Đưa chân trái về, khuỵu gối đồng thời co hai tay gấp ở khớp khuỷu,
các đầu ngón tay chạm vai.
 Nhịp 3: Trở về nhịp 1.
 Nhịp 4: Trở về TTCB.
 Nhịp 5,6,7,8: thực hiện giống như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân bên phải.
3. Động tác lườn
 TTCB: Đứng nghiêm.
 Nhịp 1 : Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa sang ngang,
lòng bàn tay ngửa.
 Nhịp 2 : Duỗi thẳng gối chân trái trọng tâm dồn vào chân phải, tì mũi chân trái,
tay trái chống hông, tay phải đưa lên cao, nghiêng lườn và mắt nhìn sang trái.
 Nhịp 3 : Trở về nhịp 1.
 Nhịp 4 : Trở về TTCB.

 Nhịp 5,6,7,8: thực hiện giống như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân bên phải.
4. Động tác lưng - bụng
 TTCB: Đứng nghiêm.
 Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay đưa lên
trời, lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu thẳng, ngực căng.
 Nhịp 2: Gập thân và cúi đầu xuống 2 tay chạm mũi bài chân, gối thẳng.
 Nhịp 3: Trở về nhịp 1
 Nhịp 4: Trở về TTCB
 Nhịp 5,6,7,8: thực hiện giống như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân bên phải.
5. Động tác vặn mình
 TTCB: Đứng nghiêm.
 Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa sang ngang bàn
tay hướng xuống dưới.
 Nhịp 2: Quay phần trên thân người và hai tay về bên trái, lòng bàn tay hướng
xuống dưới .
 Nhịp 3 : Trở về nhịp 1.
 Nhịp 4 : Trở về TTCB.

 Nhịp 5,6,7,8: thực hiện giống như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân bên phải.
6. Động tác chân
 TTCB: Đứng nghiêm.
 Nhịp 1: Hai tay đưa sang ngang lòng bàn tay hướng lên đồng thời chân trái
bước sang ngang.
 Nhịp 2: Gối trái chùn gối phải thẳng hai tay đưa về trước lòng bàn tay hướng
xuống.
 Nhịp 3 : Trở về nhịp 1.
 Nhịp 4 : Trở về TTCB.

 Nhịp 5,6,7,8: thực hiện giống như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân bên phải.
7. Động tác toàn thân
 TTCB: Đứng nghiêm.
 Nhịp 1: Bước chân trái lên trước, hai tay đưa sang ngang, lòng bàn tay ngửa
lên, hóp ngực.
 Nhịp 2: Lui chân trái về, gập thân và cúi đầu xuống các đầu ngón tay với chạm
hai mũi chân, gối thẳng.
 Nhịp 3: Nâng thân lên gối khuỵu, hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng về
nhau.
 Nhịp 4: Trở về TTCB.
 Nhịp 5,6,7,8: thực hiện giống như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân bên phải.
8. Động tác nhảy
 TTCB: Đứng nghiêm.
 Nhịp 1: Bật nhảy hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa lên tay, lòng bàn tay vỗ
vào nhau
 Nhịp 2: Bật nhảy hai chân khép sát lại, hai tay đưa sang ngang lòng bàn tay
hướng lên.
 Nhịp 3 : Bật nhảy trở về nhịp 1.
 Nhịp 4 : Bật nhảy trở về TTCB.

 Nhịp 5,6,7,8 : Thực hiện giống như nhịp 1,2,3,4.

You might also like