You are on page 1of 26

CHƯƠNG 1: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

I. Khái niệm
- KN cơ bản: Là quan hệ so sánh giữa 2 tiền tệ của hai nước với nhau  quan hệ gián
tiếp giữa 2 đồng tiền.
- Khái niệm ngoại hối
- KN thị trường: TGHĐ là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số
đơn vị tiền tệ nước kia  quan hệ trực tiếp giữa 2 đồng tiền.
- KN yết giá, định giá, bid-ask rate

II. Cơ sở hình thành


1. Ngang giá vàng của tiền tệ (gold parity)
- Trước 1994: So sánh hàm lượng vàng của 2 tiền tệ với nhau  ngang giá vàng 
cơ sở hình thành TGHĐ
- 1994 – 1970: chế độ bản vị hối đoái dựa vào USD – Bretton Woods quy định USD
được tự do chuyển đổi ra vàng qua hàm lượng vàng của USD (35 USD = 1 ounce
vàng), tiền tệ các nước thành viên không được trực tiếp đổi ra vàng nhưng được đổi
gián tiếp qua tỷ giá chính thức với USD (só sánh hàm lượng vàng tiền tệ các nước vs
USD)
- 1971 – nay: Chế độ tiền tệ hậu Bretton Woods: tiền tệ của các quốc gia không được
đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng. Bất cứ tiền tệ nào cũng phản ánh một sức mua
nhất định. Sức mua  tính chung.  so sánh sức mua của 2 đồng tiền  ngang giá
sức mua PPP
2. Ngang giá sức mua
- Giảm phát và lạm phát là yếu tố làm cho sức mua đồng tiền biến động.
- PPP tuyệt đối, quy luật 1 giá:
- PPP tương đối
III. Phương pháp yết giá

- Yết giá trực tiếp: giá ngoại tệ khi niêm yết được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài.

- Yết giá gián tiếp: giá ngoại tệ khi niêm yết không được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài
mà gián tiếp qua đồng nội tệ

- Yết giá kiểu Châu Âu: yết giá thực tế

- Yết giá kiểu Mỹ: yết giá học thuật

IV. Xác định tỷ giá chéo

V. Các loại tỷ giá


1. Căn cứ vào công cụ thanh toán quốc tế, có các loại tỷ giá
- Tỷ giá chuyển tiền bằng điện (tỷ giá điện hối – T/T rate): NH bán ngoại tệ cho khách
hàng và có trách nhiệm chuyển ngoại tệ đến người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển
tiền điện tín.  tốc độ nhanh, chi phí cao, nhiều quốc gia lấy làm tỷ giá cơ bản.
- Tỷ giá chuyển tiền bằng thư (Mail transfer – M/T – tỷ giá thư hối): NH bán ngoại tệ và
chuyển đến ngân hàng đại lý bằng phương tiện chuyển phát nhanh để trích tiền trả cho
người thụ hưởng bằng thư  chậm nhưng rẻ  không thông dụng
- Tỷ giá séc: NH bán séc ngoại tệ cho KH và chuyển séc đến người thụ hưởng theo quy
định trên séc  cách tính tỷ giá séc:
- Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả tiền ngay: NH bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho
khách hàng (người thụ hưởng)  KH ký hậu chuyển nhượng cho người KH cần trả ngoại
tệ  người này sẽ nhận tiền sau khi xuất trình HP đến NH chỉ định trên HP.
 Cách tính:
- Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả tiền sau: bán hối phiếu ngoại tệ trả chậm  đến hạn
xuất trình đến NH chỉ định trên HP để nhận tiền.  Cách tính: TGĐH – lãi phát sinh
(thời hạn trả tiền trên HP + thời gian chuyển HP từ NH bán đến NH trả HP)
2. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng
- Bid rate/Ask rate
- Spot rate (T+3,2,1) /Forward rate (thời hạn của HĐ mua bán NT kì hạn + T+3,2,1)
- Opening rate (HĐ mua bán NT đầu tiên trong ngày) / Closing date
- Cash rate ( tỷ giá NT tiền mặt )/ Transfer rate (Tỷ giá NT chuyển khoán = TM + phí
CK)
3. Cơ chế quản lý ngoại hối
- Tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi
- Tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do.

VI.Nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ giá


1. Lạm phát
- Nước nào có lạm phát cao thì đồng tiền nước đó sẽ mất giá hơn
- Tỷ giá sau lạm phát: USD = aVND + aVND x (Pu – Pv)
2. Cung và cầu ngoại tệ
- Cung vượt cầu  giá giảm, cầu vượt cung  giá tăng
- Nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu:
 Mức độ tăn GDP thực tế: GDP tăng khiến cầu ngoại hối tăng để thanh toán và
đầu tư - giá tăng
 Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế  dư thừa 
cung ngoại tệ tăng  giá giảm và ngược lại
 Nhu cầu bất thường về ngoại tệ tăng lên do thiên tai, khủng bố, chiến tranh 
giá cả hàng hóa tăng lên cần chi nhiều hơn để nhập khẩu  cầu về ngoại tệ
tăng
3. Mức chênh lệch lãi suất
- Trong điều kiện kinh tế mở, nước nào có lãi suất cao hơn thì dòng vốn chảy vào
nước đó nhiều hơn  cung ngoại tệ tăng  tỷ giá giảm.
- Nếu có sự hình thành của ngang giá lãi suất giữa hai nước thì chênh lệch lãi suất sẽ
không tác động đến tỷ giá: “Lãi suất của hai nước phải tương thích với nhau”
- Công thức IRP: (1 + Iu) = (Rf – Rs) x (1 + Iv)
- Xảy ra trong ngắn hạn  dài hạn  IRP sẽ xảy ra.
4. Các yếu tố khác: thuế XNK, quota, hạn ngạch

VII. Các chính sách và biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
1. Chính sách chiết khấu
- NHTW tăng lãi suất chiết khấu  Tăng lãi suất của NHTM  dòng vốn ngắn hạn
chảy vào tăng  tỷ giá giảm
- Ưu điểm: hiệu quả khi nền kinh tế và tiền tệ của các nước đại thể như nhau
- Hạn chế: tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suất biến động do cung
cầu vốn đi vay, tỷ giá biến động do cung cầu ngoại tệ  sự tăng lên hay giảm xuống
của lãi suất không nhất thiết làm cho tỷ giá hối đoái biến động theo.
2. Chính sách thị trường mở
- NHTW trực tiếp mua bán ngoại hối đề điều chỉng tỷ giá
- TGHĐ tăng cao  NHTW sẽ bán ra ngoại hối để kéo tỷ giá giảm xuống và ngược
lại
- Điều kiện: Có quỹ dự trữ bình ổn hối đoái ( cán cân TTQT > 0); thị trường hoạt
động tự do, thị trường liên ngân hàng liên kết chặt chẽ
- Ưu điểm: nhanh, hiệu quả
- Hạn chế: cần có ngoại tệ dự trữ ( XK>NK hoặc có đầu tư nước ngoài); tạo ra sự mâu
thuẫn lợi ích kinh tế giữa các bên

3. Phá giá tiền tệ


- Đánh tụt sức mua danh nghĩa của tiền tệ thấp hơn sức mua thực tế của nó
Đồng nội tệ neo vào đồng ngoại tệ  phá giá  tỷ giá tăng
Đồng nội tệ neo vào một rổ tiền tệ  tăng tỷ giá lên so với các đồng tiền trong rổ
- Tác dụng: Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế NK; huy động vốn, khuyến khích du
lịch vào trong nước  cải thiện cán cân vãng lai
- Hạn chế: thị hiếu, J curve
4. Nâng giá tiền tệ
- Nâng sức mua danh nghĩa của tiền tệ cao hơn sức mua thực tế của nó
- Nâng giá chủ động và nâng giá bị động
5. Các biện pháp khác
- Cơ chế đa tỷ giá: áp dụng các mức tỷ giá khác nhau với các ngành sản xuất khác
nhau  nếu muốn XK > NK thì áp dụng mức tỷ giá có lợi hơn cho các DN XK. Tuy
nhiên trên thực tế không còn áp dụng do vi phạm WTO
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: thay đổi tỷ lệ dự trữ
- Lãi suất: áp dụng ls cho vay XK thấp  khuyến khích XK
- Thuế quan, hạn ngạch
CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

I. Hối phiếu
6. Khái niệm (slide)
7. Nội dung của hối phiếu
- Tiêu đề của Hối phiếu: cụm từ HP ghi trên HP
- Mệnh lệnh đòi tiền: vô điều kiện, không được đặt điều kiện cho việc trả tiền
- Số tiền của hối phiếu: số tiền nhất định, rõ ràng, không cần làm phép tính. Trong TH
số tiền ghi nhiều lần nhưng khác nhau  Luật CCCN: số tiền bằng chữ nhỏ hơn sẽ
được thanh toán và Luật ULB 1930: số tiền nhỏ hơn được thanh toán (số hoặc chữ)
- Tên, địa chỉ người ký phát, người bị ký phát, người thụ hưởng: bắt buộc, đầy đủ, rõ
ràng
- Chữ ký của người ký phát: bắt buộc, ký vào mặt trước, góc dưới bên phải
- Ngày ký phát: bắt buộc  ngày phát sinh quyền đòi tiền của người ký phát nếu thời
hạn trả tiền dựa vào ngày ký phát
- Địa điểm ký phát: Không bắt buộc, xác định nguồn luật điều chỉnh của HP. Nếu
không ghi trên HP thì sẽ được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát
- Địa điểm thanh toán: không bắt buộc. Nếu không ghi trên HP thì HP sẽ được thanh
toán tại địa chỉ của người bị ký phát (địa điểm kinh doanh, nơi thường trú)
- Thời hạn thanh toán: thời hạn trả tiền là vô điều kiện. Nếu không ghi thì được hiểu là
thanh toán ngay sau khi xuất trình
8. Phân loại hối phiếu (slide)
9. Lưu thông hối phiếu
a. Khái niệm:
- Chuyển HP từ người này sang người khác nhằm mục đích đòi tiền, chuyển nhượng
quyền sở hữu, chiết khấu hoặc cầm cố.
- 2 loại lưu thông:
 Kí hậu: áp dụng với HP theo lệnh của người thụ hưởng
 Trao tay: áp dụng với hối phiếu đòi nợ trả cho người cầm phiếu (bất kì ai cầm
được hối phiếu đòi nợ trong tay đều có thể trở thành người thụ hưởng – To bearer
draft); Hối phiếu đòi nợ đã ký hận để trắng (Blank endorsement – hp không chỉ
đích danh người thụ hưởng kế tiếp)
b. Quy trình lưu thông hối phiếu
- Lưu thông hối phiếu trả ngay: Trả tiền ngay sau khi xuất trình
- Lưu thông hối phiếu trả chậm: Sau khi nhận hối phiếu, người bị ký phát sẽ chấp
nhận thanh toán. Hối phiếu ghi: phải được xuất trình để yêu cầu chấp nhận  hối
phiếu chắc chắn sẽ được chấp nhận
c. Đặc điểm lưu thông hối phiếu
- Hối phiếu hình thành từ HĐ giao dịch cơ sở (nhưng nghĩa vụ trả tiền độc lập vs
HĐ cơ sở)
- Hình thức của HP dễ nhận dạng trực tiếp (tiêu đề)
- HP là trái vụ 1 bên: người phát hành yêu cầu người bị kí phát trả tiền, nghĩa vụ
dân sự này có được thực hiện hay không thì phụ thuộc vào sự chấp nhận của người
bị kí phát.
- Tính trừu tượng của HP: không cần ghi rõ mối quan hệ kinh tế, chỉ cần ghi số
tiền trả cho ai,… không cần nói nguyên nhân
10. Chấp nhận hối phiếu
- Hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ của người bị kí phát đồng ý trả tiền HP hoặc 1
người khác đồng ý thanh toán thay khi người bị kí phát không thanh toán HP.
- Chấp nhận là vô điều kiện, có thể chấp nhận thanh toán từng phần
- HP chưa được chấp nhận vẫn có thể lưu thông.
- HP được chấp nhận  tăng độ tin cậy  lưu thông dễ dàng.
- Hình thức chấp nhận: chấp nhận trên mặt trước hoặc bằng một văn thư riêng biệt
(văn bản này phải được chuyển đến người thụ hưởng)
- Luật CCCN VN: chấp nhận trong vòng 2 ngày kể từ khi HP được xuất trình
- Chấp nhận xảy ra sau khi HP hết hạn hiệu lực hoặc hết hạn thanh toán thì được
coi là vô hiệu.
- Xuất trình đúng địa điểm thanh toán, trong thời gian làm việc của người bị kí
phát và đúng thời hạn thanh toán
11. Ký hậu
- Hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ của người thụ hưởng đồng ý chuyển quyền
nhượng quyền hưởng lợi của mình cho một người khác chỉ định trên HP.
-. Kí hậu mang tính trừu tượng, vô điều kiện
- Ký hậu từng phần hoặc thay đổi nội dung của HP vô hiệy lực
- Hình thức ký hậu:
 Chuyển nhượng theo luật HP: viết chuyển nhượng vào mặt sau và ký
tên
 Chuyển nhượng theo luật dân sự: viết 1 chứng từ chuyển nhượng
HP, ký tên và gắn kèm cùng HP.
- Các loại ký hậu
 Ký hậu để trắng: không chỉ định tên người thụ hưởng kế tiếp  việc
chuyển nhượng chỉ bằng cách trao tay, k cần ký hậu, ai cầm hối phiếu sẽ là
người thụ hưởng
 Ký hậu đích danh/hạn chế: chỉ định rõ tên người thụ hưởng kế tiếp 
người thụ hưởng kế tiếp không được quyền kí hậu để chuyển nhượng HP
cho người khác.
 Ký hậu theo lệnh đích danh: chỉ định người bị kí phát trả theo lệnh của ai
đó  tạo điều kiện để HP được chuyển nhượng liên tục bằng các ký hậu
nối tiếp. Việc chuyển nhượng cuối cùng cần thực hiện trước thời hạn thanh
toán.
 Ký hậu miễn truy đòi: người ký hậu ghi thêm câu miễn đòi lại tiền 
không được quay lại đòi tiền người kí hậu.  Công ty ký phát ban đầu
không được ký phát miễn truy đòi.
12. Bảo lãnh
- Người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với người thụ hưởng sẽ thực hiện nghĩa
vụ thanh toán thay cho (người được bảo lãnh) nếu đến hạn thanh toán mà người
được bảo lãnh không thanh toán hoặc không đầy đủ số tiền của HP
- Hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh trực tiếp trên hối phiếu và bảo lãnh bằng văn thư
riêng biệt.
- Nguyên tắc bảo lãnh: vô điều kiện, người được bảo lãnh là người bị kí phát hoặc
người chấp nhận HP, có thể bảo lãnh từng phần, bảo lãnh phải ghi tên người được
bảo lãnh (nếu không thì hiểu là bảo lãnh cho người kí phát), thực hiện NV,…
13. Truy đòi
- Khi nào truy đòi: Khi HP đến hạn mà không được thanh toán, thanh toán không
đầy đủ, bị từ chối thanh toán.
- Truy đòi ai: Người kí phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước mình.
Trong đó: người ký phát, người chuyển nhượng (thanh toán toàn bộ số tiền HP);
người chấp nhận, bảo lãnh (thanh toán số tiền chấp nhận, bảo lãnh)
- Văn bản thông báo truy đòi: thông báo bằng VB cho những người liên quan.
Luật VN: thông báo bằng văn bản trong vòng 4 ngày
Luật ULB thông báo bằng mọi hình thức trong vòng 2 ngày

VIII. Kỳ phiếu
Là cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra, hứa sẽ trả một số tiền
nhất định cho người thụ hưởng quy định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh người này để trả
cho một người khác.
Có thể do một hoặc nhiều người tạo lập, kì hạn phải được xác định rõ ràng cụ thể
Đặc điểm lưu thông:
Là công cụ hứa trả tiền  muốn lưu thông dễ dàng thì thường phát sinh nghiệp vụ
bảo lãnh thanh toán trừ khi người lập phiếu có uy tín lớn về tài chính.
Do con nợ lập nên  không phát sinh yêu cầu chấp nhận thanh toán
Người lập phiếu phải phát hành trước khi người thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ của
HĐ cơ sở. Sau khi TH nghĩa vụ, người thụ hưởng sẽ ủy thác cho ngân hàng thu tiền của
hối phiếu nhận nợ từ người lập phiếu.
Các quy định pháp lý đối với hối phiếu có thể áp dụng cho kỳ phiếu nhưng trong
chừng mực, không trái đối với tính chất và đặc điểm của kỳ phiếu.

IX.Séc quốc tế
1. Khái niệm
- Lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản ra lệnh cho NH rút một số tiền nhất định từ TK
mình để trả cho người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người
khác hoặc người cầm séc.
2. Điều kiện phát hành séc
- Tài khoản phải có tiền, có số dư Có
- Nếu tài khoản không có số dư có  ngân hàng nắm giữ tk của người ký phát dành
cho người đó khoản tín dụng thấu chi.  Séc phát hành quá hạn ngạch thấu chi – séc
khống  người phát hành sẽ chịu mức phạt nhất định cùng tuyên bố hủy séc
3. Những yêu cầu pháp lý đối với nội dung séc
- Tiêu đề séc: bắt buộc, phải cùng ngôn ngữ với nội dung séc
- Lệnh rút tiền vô điều kiện
- Số tiền của séc là một số tiền nhất định: ghi đơn giản, rõ ràng, thường quy định ghi
bằng số và chữ phải thống nhất nhau  không thống nhất 
- Địa điểm trả tiền: không bắt buộc, thường là địa chỉ ngân hàng người phát hành séc
mở TK, nếu k ghi  địa điểm kinh doanh/cư trú của người bị ký phát
- Thời hạn trả tiền: trả ngay sau khi xuất trình
- Người bị ký phát: trung gian tài chính nắm giữ tài khoản của người kí phát séc
- Ngày và địa điểm phát hành: có thời hạn hiệu lực nhất định, tính từ ngày phát hành
cho đến ngày luật séc quy định  bắt buộc. Séc phát hành ở đâu  theo luật ở đó 
không bắt buộc.
- Chữ ký của người ký phát séc: ký bằng tay  hiệu lực
4. Các loại séc
- Séc ghi tên: ghi rõ tên người thụ hưởng, không chuyển nhượng được
- Séc vô danh: không ghi tên người thụ hưởng, chỉ ghi câu “trả cho người cầm séc” 
khi chuyển nhượng không cần ký hậu chỉ cần trao tay.
- Séc theo lệnh: Trả theo lệnh người thụ hưởng  kí hậu chuyển nhượng vào mặt sau
- Séc gạch chéo: mặt trước có 2 gạch chéo song song  không trả bằng tiền mặt 
dùng để chuyển khoản qua NH
- Séc chuyển khoản: trích tiền TK mình trả sang TK khác  k chuyển nhượng và lĩnh
tiền mặt đc
- Séc xác nhận: séc được NH xác nhận  đảm bảo kn chi trả, chống séc khống
- Séc du lịch: NH phát hành và được trả ở bất kì chi nhanh nào của ngân hàng, thời
hạn hiệu lực là vô hạn, trên séc ghi rõ khu vực NH trả tiền  ngoài khu vực  vô
hiệu
- Séc cá nhân quốc tế: séc của chủ TK mở tại NH phát hành
- Séc ngân hàng quốc tế: NH này ra lệnh cho NH đại lý của mình trích 1 số tiền nhất
định từ TK trả cho người thụ hưởng.
- Séc điện tử: sử dụng dữ liệu đt để tạo lập nội dung
X. Thẻ ngân hàng
- Là công cụ tín dụng doTCTC phát hành và cấp cho KH  có quyền dùng nó nhiều
lần để rút tiền mặt hoặc ra lệt rút một số hoặc tất cả tiền hiện có trên TK để thanh
toán hàng hóa, dịch vụ,…
- Không quy định thời gian xuất trình, chủ thẻ được quyền sử dụng nhiều lần
- Đích danh, không chuyển nhượng được
- TSTC vô hình

XI.
Chương 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

A. ĐIỀU KIỆN TIỀN TỆ

I. Phân loại tiền tệ trong TTQT


1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng
- Tiền tệ thế giới: (vàng  ngày càng tách rời chức năng, trở thành hàng hóa thông
thường), đồng tiền sinh ra, được thừa nhận không cần có hiệp định chính phủ
- Tiền tệ quốc tế: những đồng sinh ra từ hiệp định, tiền chung của 1 khối kinh tế. Hiện
nay có EUR và SDR
- Tiền quốc gia: gồm tiền giấy và tiền tín dụng ghi trong tài khoản mở tại NH/TGTC
2. Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ
- Tiền tệ tự do chuyển đổi: tự do chuyển đổi không cần giấy phép
 Tự do chuyển đổi toàn phần: USD, EUR, GBP, JPY, AUD, AGD, CHF, MYR,
CAD, SEK,…
 Tự do chuyển đổi từng phần: PHP, TWD, THB KWR, IDR, EGP,…
- Tiền tệ chuyển khoản: thu nhập bằng đồng tiền này được phép chuyển khoản sang
tài khoản khác cùng hoặc khác NH mà không cần giấy phép, không được phép
chuyển sang ngoại tệ khác, chỉ chuyển quyền sở hữu với tt.
- Tiền tệ clearing: sinh ra từ hiệp định thanh toán bù trừ của 2 chính phủ, không được
chuyển đổi và chuyển khoản, ghi có và ghi nợ vào tài khoản clearing của 2 bên, tiền
tệ clearing do 2 bên thỏa thuận
3. Căn cứ vào hình thái tiền tệ
- Tiền mặt: tiền giấy do NHTW phát hành, chiếm tỷ trọng nhỏ trong TTQT
- Tiền tín dụng: tiền ghi trên tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng hoặc tài chính 
phổ biến trong TTQT.
4. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ
- Tiền tính toán: dùng để thể hiện giá cả và tính trị giá hợp đồng
- Tiền thanh toán: dùng để thanh toán các hợp đồng thương mại hoặc vay nợ giữa các
nước
XII. Phân loại thời gian trong TTQT
1. Thời gian trả tiền trước
- Trả tiền toàn phần hoặc từng phần sau khi ký hợp đồng, sau khi bên XK chấp nhận
đơn hàng nhưng chưa giao hàng.
- Mục đích cấp tín dụng cho người mua  người mua sẽ yêu cầu một khoản chiết
khấu vào hàng hóa, được coi như là lãi suất người NK cho vay.

- Mục đích đảm bảo thực hiện hợp đồng


 TH1: giá hợp đồng > giá thị trường  người bán yêu cầu trả trước lớn hơn
hoặc bằng số tiền chênh lệch của giá

 TH2: Khi không tin tưởng vào khả năng thanh toán của nhau

2. Thời hạn trả tiền ngay


- Sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
 COD: áp dụng EXW, FAS, DAT, FCA, trả tiền sau người bán giao hàng không
trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng chỉ định
 COB: sau khi người bán giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định
- Trả tiền sau khi người NK nhận được các chứng từ gửi hàng
 D/P
 D/P x ngày  x ngày để kiểm tra bộ chứng từ, áp dụng với những hàng hóa
phức tạp
- Trả tiền ngay sau khi người NK nhận được hàng (COR – Cash on receipt)
 Phổ biến trong TTQT
 Quy định nơi nhận hàng
 Quy định cách hiểu “ nhận hàng xong ”
3. Thời hạn trả tiền sau
- X ngày kể từ khi nhận được thông báo của người XK đã hoàn thành giao hàng tại
nơi quy định/ nhận được chứng từ gửi hàng/ nhận xong hàng hóa.
4. Thời gian hỗn hợp
- Kết hợp cả thanh toán trả trước và trả sau, chí % theo giá trị hợp đồng  trung hòa
rủi ro 2 bên.
B. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

I. Phương thức chuyển tiền (Remittance)


5. Khái niệm
- KH yêu cầu NH của mình chuyển 1 số tiền nhất định đến người hưởng lợi tại địa điểm
nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do KH quy định
- Các bên tham gia
 Người yêu cầu chuyển tiền: người trả tiền hoặc người chuyển tiền
 Người hưởng lợi
 NH chuyển tiền
 NH thụ hưởng
 NH trung gian (NH trả tiền): NH đại lý nắm giữ TK của NH chuyển tiền ở nước
ngoài, có thể là NH ở nước người hưởng lợi hoặc NH nước thứ ba
6. Văn bản pháp luật điều chỉnh (slide)  chưa có luật quốc tế
7. Quy trình nghiệp vụ (4 bước)

8. Những điểm cần lưu ý


- Việc chuyển tiền được điều chỉnh bằng luật QG của nước chuyển tiền và các thỏa
thuận đại lý kí kết giữa NH các nước.  phát sinh tranh chấp về mặt nghiệp vụ và pháp

- Thời điểm chuyển tiền: phải được quy định rõ trong hiệp định, hợp đồng
 Trước khi người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ HĐ
 Sau khi người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ HĐ
- Quy định rõ chuyển tiền bằng điện hay bằng thư
Chuyển tiền bằng điện cần phải quy định rõ ai là người trả điện phí
Phương thức chuyển tiền là độc lập: người nào chịu trách nhiệm chuyển tiền người đó trả
Phương thức CT là một bộ phận của PT khác: do sự thỏa thuận của 2 bên trong PT khác
quy định
- Trong TTQT, PT này chỉ có lợi cho người NK: nhận hàng xong mới phải trả tiền 
áp dụng như 1 phương pháp độc lập khi 2 bên tin cậy lẫn nhau, giá trị HĐ tương đối nhỏ
và TTQT phi thương mại
- Nội dung của yêu cầu chuyển tiền (slide)

XIII. Phương thức ghi sổ (open account)


1. Khái niệm
- Hoàn thành NV HĐ cơ sở  người ghi sổ mở quyển sổ cái để ghi nợ  người bị ghi sổ
sẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền khi đến kì nhất định (thỏa thuận) bằng PT chuyển tiền
- Đặc điểm
 Không có sự tham gia của NH trong việc mở sổ và thu tiền
 Mở sổ đơn biên
 Thực chất  người ghi sổ cấp tín dụng do người bị ghi sổ  giá HĐ cao hơn TT
trả ngay và yêu cầu 1 mức lãi suất tín dụng
 Bp đảm bảo nghĩa vụ: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc
 Chưa có luật quốc tế điều chỉnh
2. Quy trình nghiệp vụ

3. Trường hợp áp dụng (slide)

4. Phân loại
- Căn cứ vào việc đảm bảo thanh toán
 Ghi sổ có đảm bảo
 Ghi sổ không có đảm bảo
- Căn cứ vào cách thanh toán khi đến hạn
 Ghi sổ chủ động: đến kì  người ghi sổ kí phát HP ủy thác NH thu tiền
 Ghi sổ bị động: đến kì người bị ghi sổ sẽ tự động chuyển tiền.

XIV. Phương thức thư bảo lãnh


1. Khái niệm
- Luật dân sự VN: Người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực
hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không
thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ.
- Các bên tham gia
Người bảo lãnh: người phát hành một bảo lãnh gồm người phát hành bảo lãnh theo yêu
cầu và người phát hành bảo lãnh đối ứng (bảo lãnh ngân hàng). Người phát hành bảo lãnh
gồm: NH, các TC TGTC, NHTW, BTC, Kho bạc NN, các thể nhân hoạt động theo danh
nghĩa chính mình
Người được bảo lãnh: người yêu cầu phát hành bảo lãnh
Người nhận (thụ hưởng) bảo lãnh
2. Phân loại (slide)
- Căn cứ theo hình thức phát hành thư bảo lãnh
 Bảo lãnh trực tiếp
 Bảo lãnh gián tiếp
- Theo hình thức sử dụng
 Bảo lãnh có điều kiện
 Bảo lãnh vô điều kiện
- Theo tính chất của hợp đồng cơ sở
 Bảo lãnh dự thầu
 Bảo lãnh tín dụng
 Bảo lãnh bảo hành
 Bảo lãnh thanh toán
 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
 Bảo lãnh đặt cọc
- Các loại bảo lãnh khác
 Bảo lãnh vận đơn
 Bảo lãnh hải quan
 Bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu
 Bảo lãnh thanh toán kì phiếu
 Bảo lãnh phát hành chứng khoán
3. Nội dung của bảo lãnh
- Ghi rõ ràng, chính xác nhưng tránh đưa quá nhiều chi tiết.
- Slide
4. Xuất trình và kiểm tra chứng từ
- Xuất trình  chuyển giao chứng từ quy định trong bảo lãnh cho người bảo lãnh  yêu
cầu thực hiện cam kết trong bảo lãnh
 Yêu cầu thanh toán
 Yêu cầu gia hạn thanh toán
 Yêu cầu thay đổi số tiền của bảo lãnh
 Xuất trình cho bên thông báo thứ 2 để chuyển giao chứng từ cho bên t1  chuyển
giao chứng từ
- Chứng từ cần xuất trình: Chứng từ yêu cầu thanh toán, bản tuyên bố chứng minh sự vi
phạm và các chứng từ yêu cầu khác nếu có
- Thời hạn kiểm tra chứng từ: 5 ngày kinh doanh kể từ khi xuất trình  quyết định thanh
toán hoặc thông báo từ chối
- Xuất trình thiếu nhưng chỉ ra sẽ xuất trình đủ sau này  kiểm tra sẽ hoãn lại đến khi
xuất trình đủ nhưng trong phạm vi hiệu lực của bảo lãnh
- Nguyên tắc kiểm tra: kiểm tra trên bề mặt, không kiểm tra tính thật giả, hiệu lực pháp
lý. Hình thức, năng lực của người ký
- Xuất trình phù hợp phải thanh toán
Hiệu lực của bảo lãnh và điều kiện gia hạn hiệu lực
- Theo điều 4 URDG, hiệu lực tại thời điểm phát hành hoặc thời điểm quy định trong BL
- QĐ26: thời điểm phát hành BL
- Điều kiện gia hạn hiệu lực (URDG 758 2010): Xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán
phù hợp nhưng không yêu cầu thanh toán mà xin gia hạn để người yêu cầu có tgian và
đk hoàn thành nghĩa vụ, gia hạn chỉ được chấp nhận khi bảo lãnh có hiệu lực.
- Thời gian gia hạn:
 BL theo yêu cầu: 30 ngày DL từ khi xuất trình
 BL đối ứng: 4 ngày DL kể từ khi hoãn thanh toán thuộc BL yêu cầu
- Nếu chấp nhận gia hạn  thông báo không chậm chễ đến bên chỉ thị hoặc những bên có
liên quan.

XV. Phương thức tín dụng dự phòng (Standby letter of credit)


1. Khái niệm (ISP98)
- cam kết không hủy ngang, độc lập bằng văn bản ràng buộc khi được phát hành, người
phát hành cam kết với người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù
hợp với điều kiện và điều khoản của tín dụng dự phòng
- Người phát hành thanh toán bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay
hoặc chấp nhận hối phiếu của người hưởng, cam kết trả sau hoặc chiết khấu.
2. Nguồn luật điều chỉnh
- UCP 600, 2007 ICC
- ISP 590, 1998 ICC
- ISP 98
3. Phạm vi sử dụng (slide)
4. Các nhóm L/C dự phòng cơ bản
a. Nhóm thư tín dụng dự phòng thương mại chứng từ

b. Nhóm thư tín dụng dự phòng nghĩa vụ tài chính


c. Nhóm thư tín dụng dự phòng đảm bảo thực hiện

5. Các loại thư tín dụng dự phòng (slide)


- TDDP đảm bảo thực hiện
- TDDP cho khoản tiền ứng trước
- TDDP đảm bảo đấu thầu hay dự thầu
- TDDP đối ứng
- TDDP tài chính
- TDDP trả tiền trực tiếp
- TDDP bảo hiểm
- TDDP thương mại

XVI. Phương thức nhờ thu trơn


1. Nguồn luật điều chỉnh
- URC 522
2. Khái niệm
- URC 522: nhờ thu trơn là nhờ thu chứng từ tài chính không kèm các chứng từ thương
mại hoặc nhờ ngân hàng thu tiền từ người trả tiền không kèm điều kiện trao chứng từ
thương mại
- Chuyển giao chứng từ thương mại không phụ thuộc vào việc người trả tiền có thanh
toán hay không.
3. Quy trình nghiệp vụ

4. Đặc điểm, lưu ý


- Rủi ro cho người xuất khẩu  việc thanh toán hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí
của người nhập khẩu, NH chỉ là trung gian (giúp chứ không chịu trách nhiệm)  quy
định điều khoản, chế tài trong hợp đồng cơ sở và chỉ thị nhờ thu

XVII. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ


1. Khái niệm
- URC 522: Nhờ thu
 Chứng từ tài chính kèm theo chứng từ thương mại
 Chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính (Hóa đơn TM thay cho
HP)
- Điều kiện: sẽ giao chứng từ thương mại nếu người bị ký phát thanh toán hoặc chấp nhận
thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định  NH có vai trò nhiều hơn.
2. Quy trình nghiệp vụ
3. Vấn đề cần lưu ý
- NH chỉ là trung gian thu hộ, không có trách nhiệm đến việc thu hộ thành công hay
không
- Chỉ thị nhờ thu cần phải chỉ rõ điều kiện trả tiền (nếu không quy định thì được coi là
D/P; D/TC cần chỉ rõ những điều kiện) và chi phí nhờ thu
- Quy định phương thức thu chi phí nhờ thu
 Quy định chi phí do người NK chịu nhưng người NK từ chối thanh toán  NH có
thể giao chứng từ và bên đưa ra chỉ thị sẽ phải chịu
 Quy định chi phí NT phải thu nhưng người NK từ chối thanh toán  NH không
giao chứng từ, không chịu trách nhiệm với hậu quả phát sinh
 Quy định chi phí do người XK chịu  NH thu sẽ thu từ NH chuyển và NH
chuyển sẽ thu lại từ người nhờ thu bất kể việc nhờ thu có thành công hay không
- TH hàng đến trước chứng từ  người NK có thể yêu cầu NH cấo giấy bảo lãnh với
hãng tàu  lệnh giao hàng. Người NK phải trao cho NK giấy cam kết đối tịch
- TH người NK từ chối thanh toán và không nhận hàng
 Uỷ thác cho cơ quan nào đó hay cho ngân hàng đại lý lưu kho lô hàng bị từ chối
 Giảm giá cho người NK
 Nhờ NH chào bán lô hàng
 Chuyển hàng về nước
 Bán đấu giá công khai
-Bị từ chối  NH cần lưu tâm đến vấn đề trả lại chứng từ cho người XK để họ định đoạt
số phận của hàng hóa.

XVIII. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ


1. Nguồn luật điều chỉnh
- UCP 600 ICC 2017 – Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
- ISBP 745 ICC 2013: Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra chứng từ theo
L/C
- eUCP 1.1 ICC 2007: Phụ trương của UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử
- URR 725 ICC 2008: Quy tắc hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ
2. Khái niệm
- Là một sự thỏa thuận, một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách
hàng (người yêu cầu) dẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi)
hoặc chấp nhận hối phiếu đòi nợ do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người
này thực hiện việc xuất trình phù hợp.
- UCP 600: tín dụng là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như
thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết rõ ràng của ngân hàng phát
hành để thanh toán khi xuất trình phù hợp
3. Quy trình nghiệp vụ
4. Thư tín dụng thương mại
- Khái niệm: là một chứng thư (điện hoặc chứng chỉ) trong đó ngân hàng phát hành L/C
sẽ cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình phù hợp với các điều kiện và
điều khoản của L/C, với các điều kiện và điều khoản có thể áp dụng của UCP 600 và
ISBP 681
- Nội dung chủ yếu của L/C (slide)
1. Số hiệu, địa điểm và ngày phát hàng L/C
2. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C
3. Số tiền của thư tín dụng
4. Thời hạn hiệu lực, trả tiền và giao hàng
5. Những nội dung về hàng hóa
6. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa
7. Những chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình
8. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/C
9. Những điều khoản đặc biệt khác
10. Chữ ký của ngân hàng phát hành L/C

5. Các loại thư tín dụng thương mại


- Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C): NHPH có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc
hủy bỏ mà không cần có sự đồng ý của nguoèi hưởng lợi  lời hứa trả tiền k chắc chắn
 UCP đã loại bỏ
- Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C): NHPH không được sửa đổi, bổ
sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần trong thời hạn hiệu lực  cam kết trả tiền rõ
ràng  phổ biến trong TTQT. Trong UCP 600 mọi L/C là irrevocable L/C.
- Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C): không thể hủy bỏ được một ngân hàng
khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của NHPH, 2 NH cùng cam kết trả tiền  an toàn
cao. Tu chỉnh L/C cần phải có sự đồng thuận của NH xác nhận
- Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): sau khi người
hưởng lợi đã được trả tiền thì NHPH không có quyền đòi lại trong bất cứ TH nào 
“Miễn truy đòi người kí phát” trên L/C và HP.
- Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable L/C): người hưởng lợi 1yêu cầu
NH chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho 1 hay nhiều người
khác  chỉ được chuyển nhượng 1 lần. NHL 2 không được phép chuyển nhượng cho
người khác nhưng được phép tái chuyển nhượng cho NHL 1 khi không thực hiện được
L/C
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng
xong  tự động có giá trị cũ và tuần hoàn cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực
hiện.  cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn  nếu cho phép số dư
của L/C trước cộng dồn vào L/C kế tiếp  tuần hoàn tích lũy
 Tuần hoàn tự động: tự động có giá trị như cũ, không cần TB của NHPH
 Tuần hoàn bán tự động: nếu sau 1 vài ngày NHPH không có ý kiến thì tự động
như cũ
 Tuần hoàn hạn chế: chỉ khi NHPH thông báo cho NHL thì L/C mới có hiệu lực
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): NHL dùng L/C như 1 tài sản thế chấp
để yêu cầu phát hành một L/C khác cho người khác hưởng lợi  L/C phát hành sau là
L/C giáp lưng, số tiền nhỏ hơn, số chứng từ nhiều hơn L/C gốc, tgian giao hàng sớm hơn
 phần tiền chênh lệch người trung gian hưởng.
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): chỉ có hiệu lực khi L/C đối ứng của nó đã
được mở ra  mua bán đối lưu, gia công phức tạp
- Thư tín dụng thanh toán dần dần về sau (Deferred payment L/C): Không thể huye
bỏ, NHPH cam kết thanh toán dần dần toàn bộ số tiền trong những thời hạn quy định rõ.
- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C): L/C có một điều khoản ứng trước tiền
in bằng mực đỏ (ngày nay in đậm, nghiêng)  ứng trước 1 phần tiền cho NHL trước khi
giao hàng  trước giao hàng x ngày kí phát HP trơn đòi tiền và L/G của NH cam kết trả
lạ tiền ứng trc nếu không thực hiện L/C đỏ, hoặc L/C dự phòng hoặc Kỳ phiếu.
6. Những lưu ý khi sử dụng tín dụng chứng từ
Panh cute
XIX. Phương thức thanh toán thư ủy thác mua (Authority to purchase)
1. Khái niệm
- Là phương thức mà trong đó NH nước NK yêu cầu người NK viết đơn yêu cầu NH đại
lí ở nướcc XK phát hành một AP cam kết sẽ mua HP của người XK với điều kiện chứng
từ xuất trình phù hợp với điều kiện đặt ra trong AP và được đại diện của nước NK đóng
tại nước XK xác nhận thanh toán.
2. Nguồng luật
- Luật nước XK, chưa có tập quán quốc tế
3. Trường hợp áp dụng
- Nước XK không tin tưởng khả năng thánh toán của NH nước NK (XK đi các nước kém
phát triển)
- Nước phát triển NK nguyên liệu  đặt cọc tiền trước để thao túng nguồn nguyên liệu
4. Hình thức chuyển tiền sang NH nước NK
- Người NK thông qua NH mình chuyển 100% sang NH nước XK để NH phát hành AP
- Người NK yêu cầu NK của mình phát hành một AP cho NH nước XK (có thể đặt cọc
100% giá trị AP)  NH nước XK phát hành AP đối ứng cho người XK hưởng.

You might also like