You are on page 1of 14

1

Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

Chương 1. SINH LÝ MÁU


1.1. Chức năng chung của máu
Máu là một tổ chức di động, là chất dịch lỏng, đục, màu đỏ, lưu thông trong hệ thống
tuần hoàn đảm bảo mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể. Máu có các chức năng sau:
- Máu có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, khí O 2, CO2, sản phẩm của quá
trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết…
- Máu có chức năng cân bằng nước và muối khoáng nhằm đảm bảo sự ổn định nồng độ
pH, áp suất thẩm thấu, nồng độ các ion kim loại … của nội môi
- Máu có chức năng điều hoà nhiệt độ cơ thể
- Máu có chức năng bảo vệ cơ thể
1.2. Đặc tính của máu.
Trọng lượng riêng: máu chiếm khoảng 6-8% trọng lượng cơ thể
Thể tích máu ở người trưởng thành trong trạng thái sinh lý bình thường: khoảng 4-5 lít
máu ở nữ và 5-6 lít máu ở nam
Màu sắc của máu: màu đỏ tươi khi nhận đủ oxy và đỏ thẫm khi thiếu oxy
pH máu hơi kiềm, dao động khoảng 7,35-7,45 và được giữ ổn định đảm bảo cho sự hoạt
động của hồng cầu và của các cơ quan ít bị biến đổi. Độ pH của máu phụ thuộc vào nồng độ ion
H+ và ion OH-, nghĩa là phụ thuộc vào sự cân bằng axít – bazơ trong máu. pH của máu luôn ổn
định, đó là nhờ hệ đệm trong máu: hệ đệm bicarbonat gồm acid bicarbonat / muối kiềm
bicarbonat Na hoặc K (H2CO3/BHCO3); hệ đệm phosphast gồm muối phosphat diacid / muối
phosphat monoacid (BH2PO4/ B2HPO4) và hệ đệm protein được hình thành từ protein của huyết
tương và hemoglobin của hồng cầu (HHb/BHb).
Độ quánh (độ nhớt) lớn gấp 5 lần so với nước và phụ thuộc vào số lượng huyết cầu và
protein trong máu.
Áp suất thẩm thấu của máu trong trạng thái sinh lý bình thường khoảng 7,6 – 8,1
atmotphe (at). Áp suất ít biến đổi do ASTT tinh thể và ASTT thể keo tạo nên: ASTT tinh thể là
do nồng độ các muối khoáng hòa tan trong máu tạo nên (chủ yếu là muối NaCl): ASTT thể keo
là do nồng độ protein huyết tương tạo thành. Sự ổn định ASTT máu có ý nghĩa sinh lý quan
trọng, đảm bảo cho hồng cầu thực hiện chức năng sinh lí. 
Tỷ trọng máu toàn phần ở người là 1,050±0,050 trong đó tỷ trọng của huyết tương
khoảng 1,028±0,002 và của hồng cầu 1,090±0,010
Máu gồm 2 thành phần: huyết tương chiếm 55-60% và yếu tố hữu hình chiếm 40-45%
thể tích máu toàn phần.
2
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

1.3. Huyết tương


Huyết tương là một dịch thể lỏng, trong màu vàng nhạt, vị hơi mặn, chiếm tỷ lệ 55-60%
khối lượng máu toàn phần và chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ thể. Độ nhớt của huyết tương so
với nước khoảng 1,7-2,2.
Chức năng của huyết tương:
- tạo dòng chảy trong hệ mạch
- vận chuyển các chất
- đảm bảo áp suất thấu
- tạo sự ổn định pH trong máu
- tham gia bảo vệ cơ thể
Thành phần của huyết tương gồm: nước chiếm 90-92%; chất khô chiếm khoảng 8-10%.
* Các chất hữu cơ chủ yếu của huyết tương
- Protein của huyết tương chiếm tỷ lệ 7-8%, gồm 3 loại chủ yếu: albumin, globulin,
fibrinogen
+ Albumin chiếm khoảng 60% protein toàn phần, tham gia vào cấu trúc, đặc trưng cho
khả năng sinh trưởng phát triển của cơ thể, tham gia tạo ra áp suất thể keo của máu và tham gia
vào quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể.
+ Globulin chiếm khoảng 35% protein toàn phần gồm 4 loại 1, 2, ,  globulin. Trong
đó 1, 2,  globulin tham gia vào quá trình vận chuyển các chất lipid như acid béo, phosphatid,
steroid…còn  globulin tham gia vào chức năng
+ Fibrinogen chiếm tỷ lệ 4-5% protien toàn phần, tham gia vào quá trình đông máu của
cơ thể
- Lipid của huyết tương không có dạng tự do mà kết hợp với protein tạo thành các hợp
chất hoà tan là lipoprotein, chiếm khoảng 5-8g/lit lúc đói. Hàm lượng lipoprotein tăng lên sau
khi ăn. Lipid của huyết tương tham gia vào quá trình vận chuyển lipid của thức ăn vào cơ thể,
vận chuyển lipid, acid béo cholesteron, ngoài ra lipid của huyết tương còn là nguyên liệu để tổng
hợp các loại lipid, các loại hormon của các tuyến nội tiết.
- Glucid của huyết tương hầu hết ở dạng glucose có hàm lượng ổn định ở mức 1,0-1,2g/l
và tăng lên sau bữa ăn. Nếu tỷ lệ glucose trong máu cao hơn 1,8g/l thì glucose sẽ được đào thải
theo nước tiểu (bệnh tiểu đường). Glucid là nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá
trình tổng hợp các chất trong tế bào.
* Các hợp chất hữu cơ không phải là protein
Các hợp chất hữu cơ không phải là protein trong huyết tương gồm:
3
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

- Nhóm có chứa N bao gồm các chất như acid uric, acid amin tự do, creatin, bilirubin và
amoniac…
- Nhóm không có chứa N gồm các chất như glucose, lipid, cholesteron, acid lactic...
* Các thành phần vô cơ.
Các chất vô cơ trong huyết tương chiếm 0,75% khối lượng của huyết tương, trong đó
thành phần quan trọng nhất là muối NaCl, ngoài ra còn có muối calci, kali, magie…Các muối
trong huyết tương thường ở dạng clorua, phosphate, bicarbonate. Hàm lượng muối trong huyết
tương thường không cao và được coi như là hoàn toàn phân li thành các ion như: Na +, K+, PO4-,
HCO3- …
1.4. Các thành phần của huyết cầu
1.4.1 Hồng cầu (Erythrocytes)
* Hình dạng, cấu tạo và số lượng hồng cầu
Ở người tế bào hồng cầu dạng hình tròn lõm 2 mặt, đường kính khoảng 7 - 8 m, dày
khoảng 2 m ở xung quanh và 1m ở phần lõm, thể tích
trung bình khoảng 77 ± 5 m3.
Thành phần chung của hồng cầu gồm: nước 63-67%,
chất khô 33-37% trong đó: protein 28%; các chất có nitơ
0,2%, ure 0,02%, glucid 0,075%, lipid và lecithin,
cholesterol 0,3%.
Hai thành phần quan trọng nhất của hồng cầu được
nghiên cứu nhiều là hemoglobin (Hb) và màng hồng cầu.
- Mỗi phân tử Hb gồm 1 phân tử globin (gồm 4 chuỗi
polypeptide) và 4 nhân hem. Globin gồm 4 chuỗi
polypeptide giống nhau từng cặp là α, β, γ, δ. Hb ở bào thai
là HbF (gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi γ). Hb ở người trưởng
thành gồm HbA1 (gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi β) chiếm 96%
lượng Hb trong máu, 4% còn lại HbA2 ( 2 chuỗi α và 2
chuỗi δ). Mỗi phân tử Hb có thể gắn với 4 phân tử oxy. 1g
Hb gắn với 1,34 ml oxy. Nồng độ Hb trong máu khoảng
15g/100ml máu.
- Màng hồng cầu có màng bán thấm lipoprotein bào
quanh, có khả năng đàn hồi và có tính thấm chọn lọc. Màng
hồng cầu mang nhiều kháng nguyên nhóm máu.
4
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

Số lượng hồng cầu thay đổi tuỳ thuộc vào độ tuổi, trạng thái hoạt động, trạng thái sinh lý.
Hồng cầu tăng khi lao động nặng kéo dài hay khi sống ở độ cao, khi bị mất nước, suy hô hấp,
suy tim và giảm trong các bệnh xơ gan, suy thận, thiếu máu….
Ở người trưởng thành trong trạng thái sinh lý bình thường, số lượng hồng cầu khoảng
5,11 ± 0,3 triệu/mm3 máu đối với nam và 4,6 ± 0,25 triệu/mm3 máu đối với nữ.
* Chức năng hồng cầu:
- Chức năng vận chuyển O2 và CO2 được thực hiện bởi huyết cầu tố Hb.
+ O2 liên kết Fe2+ của nhân Hem bằng liên kết hydro theo phản ứng sau:
pO2 cao (phổi)

Hb + O2 HbO2
pO2 thấp (mô bào)

Máu có màu đỏ tươi đặc trưng cho máu ở động mạch


+ CO2 liên kết với gốc NH2 của chuỗi polypeptid theo phản ứng sau
pCO2 cao (mô bào)
R-NH2 +CO2 R-NHCOOH
pO2 thấp (phổi)

(Hb + CO2 HbCO2)


Máu có màu đỏ thẫm đặc trưng cho máo ở tĩnh mạch.
Trong trường hợp Hb gặp CO (carbon oxit) sẽ xảy ra phản ứng sau.
Hb + CO HbCO
HbCO là dạng liên kết bền do đó hàm lượng Hb tự do giảm, không đủ để vận chuyển O 2
và CO2 kết quả dẫn đến hiện tượng ngộ độc khí CO2 (bị ngạt).
- Chức năng miễn dịch: hồng cầu giữ lấy các phức hợp kháng thể - kháng nguyên - bổ thể
tạo thuận lợi cho quá trình thực bào. Hồng cầu có khả năng bám vào lympho T giúp cho sự giao
nộp kháng nguyên cho tế bào này.
- Điều hoà cân bằng acid-base trong máu thông qua hệ đệm protein
* Đời sống hồng cầu.
- Ở giai đoạn bào thai, trong những tuần đầu của phôi hồng cầu được sản sinh ở lá phôi
giữa; từ tháng thứ hai trở đi, hồng cầu được sinh ra ở gan và lách; cuối giai đoạn bào thai về sau,
hồng cầu được sinh ra ở tuỷ xương. Tuổi càng cao khả năng sinh sản hồng cầu của tuỷ xương
càng giảm vì vậy người cao tuổi thường hay bị thiếu máu nhẹ.
- Quá trình tạo hồng cầu trải qua các giai đoạn cơ bản sau: hemocytoblast (tế bào cơ bản
được tách ra từ nội mô các mao mạch tuỷ xương)  erythroblast ưu kiềm  erythroblas đa sắc
5
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

 normoblast (khi hàm lượng Hb được hình thành ở bào tương đạt mức 35% thì normoblast sẽ
mất nhân) etyculocyt  erythrocyt - hồng cầu chính thức không nhân. Hồng cầu sẽ xuyên qua
mao mạch để vào hệ tuần hoàn
- Thời gian tồn tại của hồng cầu người khoảng 90-120 ngày. Có 150 triệu hồng cầu bị
tiêu huỷ trong 1 phút. Hồng cầu già được phân huỷ bởi các đại thực bào ở tuỷ xương.
- Hoạt động sinh sản hồng cầu được thúc đẩy bởi erythropoietin (chất nội tiết của thận),
hormon nam tính làm tăng quá trình sinh sản của hồng cầu lên 10%, hormon thuỳ trước tuyến
yên làm giảm quá trình sản sinh hồng cầu…
2.6.3.2. Bạch cầu (Leucocytes)
* Hình dạng, số lượng bạch cầu
- Bạch cầu là những tế bào máu có nhân điển hình, không có hình dạng xác định, có khả
năng di chuyển theo kiểu amip và có khả năng chui ra khỏi mạch.
- Kích thước bạch cầu biến động từ 5-25m. Hình thái nhân, cấu trúc nguyên sinh chất
thay đổi tuỳ loại bạch cầu.
- Số lượng bạch cầu lưu thông trong máu người khoảng 7.000 ± 700/mm 3 máu ở nam và
6.200 ± 550/mm3 máu ở nữ.
* Phân loại bạch cầu.
Dựa vào kích thước tế bào, cấu tạo hình thái nhân, sự có hạt hay không hạt trong nguyên
sinh chất, độ lớn của các hạt và sự bắt màu các hạt đối với thuốc nhuộm toan kiềm, bạch cầu
được chia thành 2 nhóm gồm 5 loại:
- Nhóm bạch cầu không hạt, đơn nhân: trong bào tương không có hạt và có nhân không
phân thuỳ được chia làm 2 loại:
+ Bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte): số lượng khoảng 2-2,5% tổng số bạch cầu, có kích
thước lớn nhất với đường kình khoảng 15-15m, nhân lớn chiếm hết khoảng nội bào, bào tương
không có hạt
+ Bạch huyết bào hay còn gọi làm lympho bào (lymphocyte): sôố lượng khoảng 25%
tổng số bạch cầu, kích thước khoảng 5-15m, nhân có dạng hình tròn hay dạng hình hạt đậu
chiếm hết khoang nội bào, bắt màu đậm
6
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

Hình : Bạch cầu có hạt đa nhân

- Nhóm bạch cầu có hạt đa nhân: nhân chia làm nhiều thuỳ, bào tương bắt màu đặc trưng
+ Bạch cầu trung tính (neutrophil): số lượng khoảng 65% tổng số bạch cầu, kích thước
khoảng 10-15 m, nhânchia làm 3,4 hay 5 thuỷ, trong bào tương có các hạt bắt màu đỏ nâu khi
nhuồm giemsa
+ Bạch cầu ưa acid (eosinophil): số lượng khoảng 9% tổng số bạch cầu, kích thước 10-
15m, nhân phân đoạn như bạch cầu trung tính, trong bào tương có các hạt bắt màu hồng đỏ khi
nhuồm giemsa.
+ Bạch cầu ưa base (basophil): số lượng khoảng 0-1%, kích thước khoảng 10-15 m,
nhân chia làm 2-3 thuỳ, bào tương có các hạt bắt màu xanh tím khi nhuồm giemsa.

Hình : Bạch cầu có hạt đa nhân

Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm của các loại bạch cầu. Công thức bạch cầu của các
loại động vật không giống nhau. Trong cùng một loài, công thức bạch cầu tương đối ổn định.
Nguồn tài liệu Giới BC BC đơn BC BC BC
tính lympho nhân lớn trung tính ưa acid ưa base
Hằng số sinh học người Nam 22,6 2,2 66,1 9,1 0,5
Việt Nam (1975) Nữ 20,0 2,3 66,5 11 0,2
Đỗ Trung Phân (1995) 27 0,4 68 2 -
Đàm Mai Luyến (1990) 25,2 1,1 58,9 4,3
7
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

Bảng 2.1. Công thức bạch cầu ở người Việt Nam (%)

* Chức năng bạch cầu.


Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách sau:
- Thực bào là khả năng mà bạch cầu sẽ ăn những chất lạ hoặc các vi khuẩn xâm nhập vào
cơ thể, tạo cho cơ thể có sức đề kháng tự nhiên dẫn tới hình thành sự miễn dịch bẩm sinh.

Hình Quá trình thực bào


- Đáp ứng miễn dịch: kháng nguyên và những chất lạ khi đưa vào cơ thể sẽ gây ra một
đáp ứng miễn dịch bằng cách sản sinh ra các kháng thể tương ứng đặc hiệu với kháng nguyên để
bảo vệ cơ thể. Đáp ứng miễn dịch gồm 2 dạng:
+ Miễn dịch dịch thể: do limpho B tiết ra IgG hoà tan huyết thanh, huyết thanh này được
dùng dể để phòng chữa bệnh như huyết thành phòng dại, huyết thanh chống uốn ván…
+ Miễn dịch tế bào: do limpho T bị kích thích bới các kháng nguyên, độc tố… Limpho
bào T trở thành limpho cảm ứng để tiết ra IgG gắn trên màng tế bào. Nhờ đó lipho T tiêu diệt
được các tác nhân xâm nhập trực tiếp hay gián tiếp vào cơ thể.
8
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

Hình Đáp ứng miễn dịch thích ứng

- Tạo interferon có tác dụng ức chế sự sản sinh ra các virut hạn chế hiện tượng ung thư.
* Bạch cầu trung tính: tạo ra hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại sự xâm nhập của các vi
khuẩn sinh mủ. Chúng có khả năng vận động và thực bào mạnh. Quá trình thực bào xảy ra như
sau:
- Lựa chọn vật để thực bào: có 3 cách chọn: bề mặt xù xì, dễ thực bào; các chất tự nhiên
của cơ thể có vỏ protein bao bọc, các mô chết; các vật lạ không có vỏ bao bọc và tích điện mạnh
dễ bị thực bào
- Bạch cầu trung tính gắn vào vật lạ hình thành chân giả tạo túi kín, túi kín xâm nhập vào
bảo tương tạo thành túi thực bào
- Các hạt lysosom và các hạt khác trong bào tương sẽ đến tiếp xúc và hóa màng với túi
thực bào, túi thực bào trở thành túi tiêu hóa và sự tiêu hóa của vật bị thực bào bắt đầu.
Bạch cầu trung tính tăng khi nhiễm khuẩn cấp, bỏng, hoại tử tổ chức, u ác tính, cháy máu,
tám máu cấp, sau cắt lạch và giảm sau khi dùng hóa chất, tia xạ, thiếu B 12, cường lách…
* Bạch cầu ưa acid: có chức năng chống ký sinh trùng và chống dị ứng.
9
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

Tại vùng nhiễm ký sinh trùng, bạch cầu ưa acid sẽ gắn vào ký sinh trùng và giải phóng
nhiều chất để giết ký sinh trùng .
Bạch cầu ưa acid cũng tập trung trong các mô xảy ra phản ứng dị ứng như mô quanh phế
quản của người bị hen, ở da nơi xảy ra phản ứng dị ứng.
Bạch cầu ưa acid tăng khi nhiễm ký sinh trùng, các bệnh dị ứng, một số u ác tính và giảm
khi bị stress nặng, dùng corticoid.
* Bạch cầu ưa base: thường chứa heparin và histamin và giải phóng heparin, histamin và
một lượng nhỏ bradykinin và seretonin vào trong máu
Heparin là chất chống đông máu, có tác dụng làm tan cục máu đông nhỏ trong các mao
mạch.
Histamin bradykinin, seretonin và heparin là những chất gây ra các phản ứng của mạch
và phản ứng mô tại chỗ để gây ra các biểu hiện của dị ứng
Số lượng bạch cầu ưa kiềm tăng lên trong các bệnh dị ứng.
* Bạch cầu lympho: có 2 loại lympho T (CD8+ và CD4+) và lympho B
- Lympho T CD4 và CD8 có thể nhận biết được các kháng nguyên peptid, đây là những
tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoặc các tế bào hoạt hóa. Các tế bào lympho T hoạt hóa này đáp
ứng với các kháng nguyên bằng cách tấn công trực tiếp hoặc bằng cách giải phóng các chất gọi
là lymphokin.
- Lympho B: khi bị kích thích bởi các kháng nguyên đặc hiệu, một số tế bào lympho B
được hoạt hóa thành nguyên bào lympho. Một số nguyên bào lympho tiếp tục biệt hóa thành
nguyên tương bào. Các nguyên tương bào phân chia và biệt hóa nhanh thành tương bào là những
tế bào sản xuất kháng thể. Kháng thể được bài tiết vào bạch huyết đưa vào máu tuần hoàn để
phản ứng với kháng nguyên và phá hủy chúng.
TB lympho tăng trong một số bệnh nhiễm khuẩn, nội tiết và giảm trong hội chứng suy
giảm miễn dịch, suy tủy hoạc do dùng thuốc ức chế miến dịch.
* Bạch cầu mono: sau khi hình thành ở trong máu vài ngày và di chuyển đến các mô liên
kết của các cơ quan khác nhau. Tại đây chúng phát triển thành các đại thực bào của mô, đại thực
bào trong lách và tủy xương.
Các đại thực bào có khả năng vận động và thực bào mạnh, có khả năng dọn sạch các
vùng mô thương tổn. Ngoài ra đại thực bào đóng vai trào quan trọng trong sự khởi động quá
trình sản xuất kháng thể của bạch cầu lympho B
Bạch cầu mono tăng trong nhiễm khuẩn mạn, các bệnh u ác tính, giảm trong trường hợp
stress nặng, dùng corticoid, dung thuốc ức chế miễn dịch và hóa chất…
10
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

* Đời sống bạch cầu:


- Trong giai đoạn bào thai bạch cầu được sản sinh ra từ lá phôi giữa. Ở cơ thể trưởng
thành bạch cầu được sản sinh ra từ các cơ quan khác nhau.
- Thời gian sống của bạch cầu trong điều kiện sinh lý bình thường khoảng 8-12 ngày
- Khi già, bạch cầu bị phá huỷ ở mọi nơi trong cơ thể nhất là lách, phổi, ống tiêu hoá.
2.6.3.3. Tiểu cầu.
* Hình dạng và số lượng tiểu cầu.
- Tiểu cầu là những tế bào nhỏ, kích thước khoảng 2-4m, không nhân, có hình dạng
không ổn định
- Số lượng tiểu cầu thay đổi tuỳ loài động vật, tuỳ theo độ tuổi, trạng thái cơ thể. Ở người,
số lượng tiểu cầu khoảng 200.000-400.000/mm3 máu.
* Các tính chất của tiểu cầu.
- Có khả năng dính kết vào các tiểu phần khác nhau và vào vi khuẩn lạ
- Có khả năng ngưng kết, tạo thành đám không có hình dạng nhất định
- Dễ vỡ và giải phóng thromboplastin, seretonin...
* Chức năng của tiểu cầu.
- Chức năng co các mạch máu: seretonin được giải phóng khi tiểu cầu vỡ tham gia vào
chức năng làm co mạch
- Chức năng đông máu: thromboplastin do tiểu cầu giải phóng là yếu tố tham gia vào quá
trình đông máu
- Chức năng co cục máu: tiểu cầu có tính chất ngưng kết, củng cố sự cầm máu khi bị
thương .
* Đời sống tiểu cầu.
- Tiểu cầu được sinh ra từ các tế bào có nhân khổng lồ, đường kính 40-100m có khả
năng vận động bằng giả túc ở tuỷ xương và có thể ở phổi.
- Thời gian sống của tiểu cầu khoảng 9-11 ngày và bị phá huỷ ở lách.
3.6.4. Nhóm máu hồng cầu hệ ABO
Năm 1901, nhà bác học Landsteiner đã tìm ra hệ thống nhóm máu ABO dựa vào sự có
mặt của các ngưng kết nguyên A, B trên màng hồng cầu và các ngưng kết tố ,  trong huyết
tương.
- Hệ thống nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu:
11
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

Hình Hệ thống nhóm máu ABO

+ Nhóm I hay nhóm máu O: trên màng hồng cầu không có ngưng kết nguyên, trong huyết
tương có ngưng kết tố , 
+ Nhóm II hay nhóm máu A: trên màng hồng cầu có ngưng kết nguyên A, trong huyết
tương có ngưng kết tố 
+ Nhóm III hay nhóm máu B: trên màng hồng cầu có ngưng kết nguyên B và trong huyết
tương có ngưng kết tố .
+ Nhóm IV hay nhóm máu AB: trên màng hồng cầu có ngưng kết nguyên A, B, trong
huyết tương không có ngưng kết tố , 
- Nếu ngưng kết nguyên A gặp ngưng kết tố  và ngưng kết nguyên B gặp ngưng kết tố 
thì hồng cầu bị ngưng kết. Vậy trong thực hành truyền máu, khi truyền một lượng ít khoảng
dưới 0,25l (một đơn vị truyền máu), người ta cho phép chú ý đến hồng cầu người cho và huyết
tương người nhận

HT máu nhận I(O) II(A) III(B) IV(AB)


HC máu cho ,    không
I(O) - - - -
I(A) + - + -
I(B) + + - -
I(AB) + + + -
Bảng 2.2. Sự tương tác giữa huyết tương máu nhận và hồng cầu máu cho

II(A)
12
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

I(O) IV(AB)
III(B)

Hình 3.3. Khả năng truyền máu giữa các nhóm máu thuộc hệ nhóm máu ABO
khi truyền 1 đơn vị máu

3.6.5. Các giai đoạn của quá trình cầm máu.


2.6.5.1. Khái niệm chung.
- Đông máu là một chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể nhằm bảo vệ cơ thể không bị
mất máu khi bị các tổn thương
- Đông máu là một quá trình sinh lý, hoá sinh rất phức tạp do rất nhiều yếu tố khác nhau
gây nên, là một hiện sinh lý máu từ thể lỏng chuyển sang dạng đông đặc.
- Bản chất của quá trình đông máu là một chuỗi các phản ứng phức hoá hcọ mà sản phẩm
của phản ứng trước xúc tác cho phản ứng sau
2.6.5.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu.
Quá trình đông máu rất phức tạp, có 13 yếu tố sau tham gia vào quá trình đông máu:
- Yếu tố I: Fibrinogen là một loại protein huyết tương do gan và lưới nội mô sản xuất.
- Yếu tố II: Prothrombin là một loại protein huyết tương được tổng hợp ở gan.
- Yếu tố III: Thromboplastin mô là một loại enzym do phổi, não và một số mô bài tiết ra
- Yếu tố IV: ion Ca++ trong huyết tương có tác dụng hoạt hoá prothrombin
- Yếu tố V: Proaccelerin là một loại globulin do gan sản sinh ra có tác dụng làm tăng
nhanh quá trình đông máu
- Yếu tố VI: Accelerin (dạng hoạt hoá của yếu tố V)
- Yếu tố VII: Proconvertin là một loại prtein do gan sản sinh
- Yếu tố VIII: Antihemophilie A yếu tố chống chảy máu A có sẵn trong huyết tương
- Yếu tố IX: Christmas (antihemophilie B) yếu tố chống máu chảy B
- Yếu tố X: Stuart yếu tố do gan sản sinh ra là yếu tô tương đối bền vững
- Yếu tố XI: Tiền thromboplastin huyết tương
- Yếu tố XII: Hageman yếu tố có sẵn trong huyết tương có tác dụng hoạt hoá sự đông
máu
- Yếu tố XIII: yếu tố ổn định fibrin
2.6.5.3. Các giai đoạn của quá trình đông máu.
13
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

- Giai đoạn I: giai đoạn hình thành và giải phóng thromboplastin ngoại sinh và nội sinh
+ Quá trình tạo thành thromboplastin ngoại sinh:

Các tổ chức bị thương tổn

Thromboplastin dạng chưa hoạt hoá


Ion Ca++ Proconvertin
Proaccelerin Stuart
Thromboplastin dạng hoạt hoá

+ Quá trình tạo thành thromboplastin nội sinh

Yếu tố Hageman dạng chưa hoạt hoá Tiểu cầu


Tiếp xúc
Yếu tố Hageman dạng hoạt hoá Thromboplastin
chưa hoạt hoá
Yếu tố chống hemophilie A

Ion Ca++ Accelerin Stuart Thromboplastin


hoạt hoá

- Giai đoạn II: giai đoạn Giai đoạn chuyển prothrombin thành thrombin

Proaccelerin

Accelerin + Thromboplastin hoạt hoá Prothrombinase

Prothrombin Thrombin

- Giai đoạn III: giai đoạn chuyển fibrinogen dạng hoà tan thành sợi fibrin không hoà tan.
Fibrinogen
14
Giải phẫu sinh lý người – TS Nguyễn Công Thùy Trâm

Fibrinopeptid + Fibrin đơn phân

Chất keo Ion Ca++

Fibrin trung hợp hoà tan

Yếu tố ổn định fibrin ion Ca++

Sợi fibrin không hoà tan

Cuối giai đoạn III, khi sợi fibrin không hoà tan được hình thành chúng kết thành mạng
lưới và giữ các tế bào máu trong đó tạo thành cục máu (bợn máu) bịt kín vết thương để cầm máu
2.6.5.4. Sự chống đông máu của cơ thể.
Khi máu lưu thông trong hệ mạch ở dạng lỏng không bị đóng thành cục do:
- Thành mạch có lớp nội mô trơn nhẵn, tiểu cầu không bị phá huỷ, không bám vào nhau
tạo thành từng đám do đó không có thromboplastin trong máu
- Trên bề mặt lớp nội mô của thành mạch có một lớp protein mỏng tích điện âm có khả
năng ngăn cản các tiểu cầu không dính vào lớp nội mô
- Trong máu có một số chất chống đông máu tự nhiên như: chất khảng thromboplastin có
tác dụng làm chậm quá trình hình thành thromboplastin huyết tương; chất kháng thrombin,
heparin là một mucopolysacharit, muối oxalat, citrat…

You might also like