You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
***

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN - TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI 05

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA HỌC LÝ
THUYẾT VÀ THỰC HÀNH Ở KHÓA K18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TP.HCM
LỚP L21 --- Nhóm 5 - HK 211
Thành viên 05 - Ngày nộp: (8/11/2021 đến 12/11/2021)
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên xếp loại


Đặng Phi Hùng 2013353
Lê Anh Huy 2013293
Lê Quốc Huy 1913518
Nguyễn Gia Huy 2013310
Lê Thành Khang 2013426
Thành phố Hồ Chí Minh - 2021

Mục lục
Mở đầu............................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA VIỆC HỌC LÝ THUYẾT VÀ
THỰC HÀNH (10 TRANG).............................................................................................4
1.1. Lý luận chung về mâu thuẫn biện chứng (4 trang).......................................................................4
1.1.1. Những quan điểm phi mác-xít về mâu thuẫn biện chứng............................................................4
1.1.2. Quan điểm triết học Mác-Lênin về mâu thuẫn biện chứng.........................................................4
1.1.3. Ý nghĩa về mâu thuẫn biện chứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.........4
1.2. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành(4 trang).........................................4
1. 2. 1. Quan điểm về lý thuyết và thực hành........................................................................................4
1. 2. 2. Tính thống nhất giữa lý thuyết và thực hành.............................................................................4
1. 2.3. Tính mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành..............................................................................4
1.3. Tính tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc học lý thuyết và thực hành (2 trang)......4
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 (0,5 trang)......................................................................................................4
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MÂU
THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA HỌC
LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH Ở K18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TP.HCM (10 TRANG).....................................................................................................5
2.1.Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành K18 (5 trang)....5
2.1.1. Thực trạng của khóa K18 về việc học lý thuyết và thực hành.....................................................5
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến khoảng cách giữa lý thuyết và thực của khóa K18..................................5
2.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa việc học lý thuyết và thực hành ở khóa
K18 trường đại học Bách Khoa tp.HCM (5 trang)..............................................................................5
2.2.1 Cải tiến và sửa đổi cách dạy học lý thuyết từ phía nhà trường....................................................5
2.2.2 Cho sinh viên thực hành trải nghiệm thực tế...............................................................................5
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 (0.5 trang)......................................................................................................6
KẾT LUẬN (1 trang)........................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO (1 trang)................................................................................6
Mở đầu
-Tính cấp thiết của đề tài: Chắc lý thuyết, vững thực hành luôn là yêu cầu cấp thiết đối
với sinh viên, bất kể ở thời đại nào. Muốn tìm hiểu những vấn đề phức tạp, sinh viên phải
nắm lý thuyết, hiểu rõ bản chất vấn đề, từ đó mới áp dụng hiệu quả và giải quyết các vấn
đề thực tiễn của xã hội. Ngược lại, chỉ chăm chăm thực hành mà bỏ dở lý thuyết cũng khó
mà phát triển xa được. Theo một khảo sát của Bộ Giáo dục - Đào tạo, cả nước có đến
63% sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng. Điều này cho thấy các sinh viên đang gặp
nhiều rào cản đến từ việc vận dụng nhuần nhuyễn giữa hai lĩnh vực này ngay từ khâu giáo
dục. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của sinh viên trong quá trình học tập ở trường, có
định hướng và thấy được tầm quan trọng của việc học và thực hành, chúng tôi đã chọn
một đề tài dùng triết học Mác Lênin nền tảng để nghiên cứu khoa học, đề tài mang tên:
Quan điểm triết học Mác Lênin về mâu thuẫn biện chứng và ý nghĩa của nó trong việc
giải quyết mâu thuẫn giữa học lý thuyết và thực hành ở khóa K18 trường đại học Bách
Khoa Tp.HCM.

- Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin, vận
dụng các quy luật mâu thuẫn vào giải quyết và nâng cao các hoạt động học tập và nghiên
cứu khoa học của sinh viên. Nghiên cứu thực trạng, ưu điểm và khuyết điểm của việc học
lý thuyết và thực hành của sinh viên rồi đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về vấn đề học lý thuyết và thực hành của
Sinh viên khóa K18 tại trường đại học Bách Khoa Tp.HCM.
- Phương pháp nghiên cứu: Dùng phương pháp tìm hiểu thực tế, khảo sát các sinh viên
khóa K18 bằng Google biểu mẫu, rồi dùng toán xác suất thống kê để phân tích và làm rõ
vấn đề. Phỏng vấn giáo viên về vấn đề dạy và học lý thuyết ở trường. Tìm hiểu về vấn đề
thực hành của sinh viên khóa K18, thực hiện trao đổi với các nhà tuyển dụng về việc thực
hành của các bạn sinh viên khóa K18 khi đi thực tập.
- Bố cục đề tài: Ngoài phầm mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có
2 chương, 5 mục, 10 tiểu mục.
CHƯƠNG 1: MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA VIỆC HỌC LÝ THUYẾT
VÀ THỰC HÀNH (10 TRANG)

1.1. Lý luận chung về mâu thuẫn biện chứng (4 trang)

1.1.1. Những quan điểm phi mác-xít về mâu thuẫn biện chứng

1.1.2. Quan điểm triết học Mác-Lênin về mâu thuẫn biện chứng

Mâu thuẫn biện chứng (A: Dialectical contradiction; Ph: Contradiction dialectique; N:


Диалектическое противоречие) là một phạm trù của phép biện chứng dùng để chỉ sự liên hệ và
tác động giữa hai mặt đối lập.

Thuật ngữ mâu thuẫn trong tiếng Anh và các ngôn ngữ phương Tây khác có nghĩa đen là lời nói
trái ngược nhau. Nó gồm 2 từ gốc: diction (lời nói) và contra (tiền tố chỉ khuynh hướng trái
ngược, chống đối). Từ противоречие trong tiếng Nga cũng có kết cấu tương tự như vậy.

Lúc đầu, thuật ngữ mâu thuẫn được dùng trong Lôgíc học hình thức để chỉ những phát ngôn,
phán đoán trái ngược nhau, một cái khẳng định, một cái phủ định (có và không có; là và không
phải là). Về sau thuật ngữ này được dùng trong phép biện chứng của Hêghen và của Mác với một
nghĩa rộng hơn, thậm chí khác với nghĩa nguyên thủy của nó; mâu thuẫn đã trở thành một phạm
trù triết học, nó không chỉ có trong tư duy, mà cả trong hiện thực khách quan nữa.

“Mâu thuẫn” (từ Hán Việt) có liên quan đến hai loại binh khí - “mâu” là cái kích để đâm và
“thuẫn” là cái khiên để đỡ, có thể được hiểu như là mâu thuẫn khách quan giữa đâm và đỡ, giữa
tác động và phản tác động; đồng thời cũng có thể hiểu như là một mâu thuẫn lôgíc, tức là mâu
thuẫn giữa hai lời quảng cáo phủ định nhau của anh thợ rèn bán rao về hai loại sản phẩm đó của
mình.

Để phân biệt mâu thuẫn với tính cách là phạm trù của phép biện chứng với khái niệm mâu thuẫn
trong lôgíc học hình thức, người ta dùng những thuật ngữ khác nhau - mâu thuẫn biện chứng
và mâu thuẫn lôgíc hình thức, gọi tắt là mâu thuẫn lôgíc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có
những tính từ biện chứng hay lôgíc hình thức đi sau danh từ mâu thuẫn; do đó tùy theo từng ngữ
cảnh mà ta có thể phân biệt thuật ngữ mâu thuẫn được dùng với nghĩa là mâu thuẫn biện chứng
hay mâu thuẫn lôgíc.

Mâu thuẫn biện chứng là những mâu thuẫn tồn tại tất yếu khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư
duy. Ví dụ, mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm, giữa lực hút và lực đẩy trong thế
giới vật lý, giữa đồng hóa và dị hóa trong sinh vật, giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột
trong đời sống kinh tế, giữa các quan điểm, học thuyết chống đối nhau trong triết học và các lý
thuyết về tự nhiên, xã hội, v.v.. Còn mâu thuẫn lôgíc là mâu thuẫn chủ quan và chỉ tồn tại trong
tư duy.

Tuy nhiên, mâu thuẫn biện chứng khách quan được phản ánh thành mâu thuẫn biện chứng trong
tư duy (khác với mâu thuẫn lôgíc hình thức cũng là mâu thuẫn trong tư duy). Hai loại mâu thuẫn
trong tư duy này có sự khác nhau: Xét về nguồn gốc, mâu thuẫn lôgíc là do sai lầm trong nhận
thức, còn mâu thuẫn biện chứng là do tính phức tạp của thế giới khách quan và của nhận thức con
người. Trong mâu thuẫn lôgíc, khi đã xác định được mặt mặt (phán đoán) là chân thật (đúng) thì
mặt kia chắc chắn là sai lầm (hoặc có thể cả hai đều sai lầm); còn trong mâu thuẫn biện chứng, vì
mỗi tư tưởng chỉ phản ánh một mặt trong hai mặt đối lập có liên hệ biện chứng với nhau của sự
vật, nên mỗi tư tưởng đều có thể chứa đựng những yếu tố chân lý nhất định (Ví dụ, với hai phán
đoán: “Trong mỗi con người đều có cái thiện” và “Trong mỗi con người đều có cái ác”, không
nhất thiết chỉ có một cái đúng, một cái sai). Giải quyết mâu thuẫn lôgíc chỉ đơn giản là loại bỏ
một hoặc cả hai tư tưởng sai lầm; còn giải quyết mâu thuẫn biện chứng là một quá trình rất phức
tạp.

Mâu thuẫn biện chứng có kết cấu gồm hai mặt đối lập và mối quan hệ giữa chúng được thể hiện
trong ba khái niệm: sự thống nhất của các mặt đối lập, sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự
chuyển hóa của các mặt đối lập. Mối quan hệ của các mặt đối lập có tính tất yếu, phổ biến, lặp đi
lặp lại, được phép biện chứng coi là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng - quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

Mỗi sự vật, hiện tượng có thể chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Trong một mâu thuẫn có thể vừa có
những yếu tố tất yếu, khách quan vừa có những yếu tố không tất yếu, không khách quan; cho nên
nhận thức mâu thuẫn, phân biệt giữa mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn không biện chứng là
hết sức khó khăn. MTBC được phân thành nhiều loại: Mâu thuẫn bên trong và (giữa các mặt đối
lập trong cùng một sự vật, hiện tượng) và mâu thuẫn bên ngoài (giữa các mặt đối lập ở các sự vật,
hiện tượng khác nhau); mâu thuẫn cơ bản (quy định bản chất, tồn tại trong suốt qua trình phát
triển của sự vật, hiện tượng và quy định các mâu thuẫn khác) và mâu thuẫn không cơ bản; mâu
thuẫn chủ yếu (mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn phát triển của sự vật) và mâu
thuẫn không chủ yếu; mâu thuẫn đối kháng (mâu thuẫn giữa các lợi ích không thể điều hòa được
trong đời sống xã hội) và mâu thuẫn không đối kháng.

Mâu thuẫn biện chứng có quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao. Lúc đầu chỉ là sự khác nhau
giữa hai mặt, về sau biến thành sự đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập đi từ chỗ ít gay gắt
đến chỗ gay gắt hơn. Quá trình đấu tranh của các mặt đối lập cũng gắn liền với sự giải quyết
thường xuyên của mâu thuẫn, nhưng đó chỉ là sự giải quyết cục bộ, tạm thời; mâu thuẫn thường
xuyên được giải quyết nhưng cũng thường xuyên tái lập lại trên cơ sở mới. Chỉ khi mâu thuẫn
phát triển đến trình độ chín muồi mới được giải quyết triệt để hoàn toàn.

Sự giải quyết mâu thuẫn biện chứng không chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển (mâu thuẫn chưa
chín muồi hay đã chín muồi) mà còn phụ thuộc vào bản chất (mâu thuẫn đối kháng hay không đối
kháng; mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn chính trị hay mâu thuẫn tư tưởng …) và điều kiện tồn tại
của mâu thuẫn (Ví dụ, trong chế độ dân chủ hay chế độ độc tài). Sự giải quyết mâu thuẫn là quá
trình khách quan phức tạp, không phụ thuộc ý chí chủ quan của con người và không được quy về
việc xóa bỏ mâu thuẫn hay xóa bỏ một trong hai mặt đối lập. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết triệt
để, chỉ mất đi đã đạt đến chín muồi. Còn trong những trường hợp khác, sự giải quyết mâu thuẫn
thường là sự kết hợp hài hòa giữa các mặt đối lập.

Theo quan điểm của phép biện chứng, mâu thuẫn có vai trò là nguồn gốc, động lực của sự vận
động phát triển. Chính sự tác động, đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong kết cấu sự vật làm
cho sự vật vận động, biến đổi không ngừng. Sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến giải quyết
mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển lên một trạng thái mới. Khi mâu thuẫn cơ bản của sự vật
được giải quyết hoàn toàn thì sẽ có sự thay đổi về chất của sự vật, sự vật mới thay thế sự vật cũ.
Trong quá trình đấu tranh của các mặt đối lập, những gì lạc hậu. lỗi thời bị gạt bỏ nhường chỗ
cho sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ.

Quy luật mâu thuẫn biện chứng có vai trò quan trọng nhất trong ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật và được V.I. Lênin coi là “hạt nhân của phép biện chứng”. Nghiên cứu quy luật
này giúp ta hiểu được nguồn gốc, động lực của sự tự thân vận động, tự thân phát triển của thế
giới khách quan và của tư duy con người, khắc phục quan điểm duy tâm, siêu hình về sự phát
triển

Nội dung của quy luật mâu thuẫn


Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đụng những khuynh hướng, mặt đối lập, từ đó tạo thành
những mâu thuẫn trong bản thân chúng. Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung
lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bưởi cái mới.

– Các khái niệm về mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, thống nhất, đấu tranh
+ Mặt đối lập: Mạt đối lập là những mặt mà có những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định
mà có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã
hội.
Ví dụ:
Trong mỗi con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt động ăn và hoạt động bài tiết.
Đối với sinh vật sẽ có mặt đồng hóa và dị hóa, đối lập nhau.
+ Mâu thuẫn biện chứng: Mâu thuẫn biện chứng là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng
có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn tại một cách khách quan,
phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên. Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản ánh
mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.
+ Sự thống nhất của các mặt đối lập:
Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với
nhau của các mạt đối lập, tự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề.
Sự thống nhất đó tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Khi ở một mức độ nào
đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng có biểu hiện tác động ngang nhau, đó chỉ là trạng thái vận
động khi có sự diễn ra căn bằng.
+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lợi với nhau theo xu hướng là bài trừ, phủ định
lẫn nhau giữa các mặt đó.
Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào mối quan hệ
qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất.
– Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển
+ Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau mặt đối lập
Trong đó, hai xu hướng này tạo ra loại mâu thuẫn đặc biệt, từ đó mâu thuẫn biện chứng bao gồm
sự thống nhất và sự đấu tranh của mặt đối lập.
Trong quá trình phát triền và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời
nhau.
+ Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động, làm
mâu thuẫn phát triển.
1.1.3. Ý nghĩa về mâu thuẫn biện chứng trong hoạt động nhận thức và thực
tiễn của con người

1.2. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành(4 trang)

1. 2. 1. Quan điểm về lý thuyết và thực hành

1. 2. 2. Tính thống nhất giữa lý thuyết và thực hành

1. 2.3. Tính mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành

1.3. Tính tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc học lý thuyết và thực
hành (2 trang)

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 (0,5 trang)

(khái quát những nội dung trọng tâm của Chương 1, là cơ sở để luận
giải/phân tích những nội dung của các chương sau)
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ
MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN
GIỮA HỌC LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH Ở K18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
BÁCH KHOA TP.HCM (10 TRANG)

2.1.Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực
hành K18 (5 trang)

2.1.1. Thực trạng của khóa K18 về việc học lý thuyết và thực hành

2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến khoảng cách giữa lý thuyết và thực của khóa K18

2.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa việc học lý thuyết và
thực hành ở khóa K18 trường đại học Bách Khoa tp.HCM (5 trang)

2.2.1 Cải tiến và sửa đổi cách dạy học lý thuyết từ phía nhà trường

2.2.2 Cho sinh viên thực hành trải nghiệm thực tế

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 (0.5 trang)


(khái quát những nội dung trọng tâm của Chương 2, nhấn mạnh kết quả đạt
được)
KẾT LUẬN (1 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO (1 trang)

Nguồn tài liệu tham khảo khi làm bài tập


* Trang web:
1. https://www.moet.gov.vn/
2. http://philosophy.vass.gov.vn/tap-chi
3. https://tailieu.vn/tag/tap-chi-triet-hoc.html
4. https://www.tapchicongsan.org.vn/
5. https://dangcongsan.vn/
6. https://thuvienso.quochoi.vn/
7. Thư viện Ebook miễn phí (Sachvui.com)
* Sách :
1. TS. Nguyễn Thị Minh Hương (Chủ biên) TS. Lê Đức Sơn, Tài liệu học tập
môn Triết học Mác-Lênin, ISBN – 978 – 604 – 73 – 8064 – 0, Nxb. Đại học
Quốc gia TPHCM, 2021.
2. Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Dự thảo – chủ biên GS.TS. Phạm Văn Đức)

You might also like