You are on page 1of 6

Viễn Cảnh Tương Lai: Tác Động của Dinh Dưỡng Sớm Trong Cuộc Đời

Dinh Dưỡng và Bệnh Mạn Tính:


Những Bài Học Từ Thế Giới
Đang Phát Triển và Đã Phát Triển

Tóm Tắt
Nhiều tính năng nhạy cảm của con người với các bệnh không lây mạn tính có thể được
sắp xếp vào khuôn khổ của các giả thuyết phù hợp / không phù hợp. Từ một quan điểm
tiến hóa, nó rất có khả năng là bộ gien người đã bị áp lực chọn lọc để tồn tại và sinh sản
chống lại một bối cảnh của tình trạng thiếu lương thực theo mùa và nạn đói nhiều lần
thường xuyên, dẫn đến khái niệm hấp dẫn nhưng chưa được chứng minh “một kiểu
gien tiết kiệm gây tổn hại bởi nạn đói“. Từ quan điểm cá thể, nó đã được chứng minh rõ
ràng rằng suy dinh dưỡng bào thai dẫn đến một kiểu hình tiết kiệm gia tăng nguy cơ
chuyển hóa nếu cá nhân sau đó được tiếp xúc với một môi trường năng lượng dồi dào.
Dữ liệu từ các nước mới nổi lên nhanh chóng và đang phát triển cho phép hiểu biết về cả
hai con đường này. Nhiều dân số đang nhanh chóng nổi lên từ các điều kiện đại diện
rộng rãi cho lịch sử con người trong quá khứ 600 thế hệ hoặc hơn (tức là từ buổi bình
minh của ngành nông nghiệp) và đang chuyển tiếp trong rất ít các thế hệ đến một trạng
thái của sự phong phú chế độ ăn uống và hoạt động thể chất thấp. Và trong khuôn khổ
này, nhiều cá nhân thực hiện một quá trình chuyển tiếp cá nhân thậm chí còn nhanh
hơn từ tử cung của một người mẹ bị suy dinh dưỡng đến một trạng thái sung túc. Những
cuộc hành trình này cung cấp cơ hội đặc biệt để thẩm vấn lý thuyết kiểu gien / kiểu hình
tiết kiệm, nhưng những triển vọng như vậy thường bị suy yếu do thiếu dữ liệu mạnh mẽ.

Giới Thiệu

Trong chương trước, Uauy và cộng sự [trang 39-52] đã thực hiện trường hợp mà sự
chuyển tiếp dinh dưỡng và nhân khẩu học rất nhanh chóng ảnh hưởng đến nhiều
quốc gia mới nổi lên đang kết tủa một “gánh nặng kép” của bệnh tật. Gánh nặng kép
Bảng 1. Những đề án của liên đoàn đái tháo đường quốc tế đối với tỷ lệ mắc bệnh
đái tháo đường đến năm 2030
10 quốc gia / vùng lãnh thổ đứng đầu có số người (triệu người) bị đái tháo đường
(20 - 79 tuổi), năm 2011 và 2030

Quốc gia / lãnh thổ 2011 Quốc gia / lãnh thổ 2030

này - chương trình nghị sự chưa hoàn tất của bệnh truyền nhiễm và các chương trình
nghị sự nổi lên của các bệnh mạn tính - là một mối đe dọa lớn đối với sự phát triển
của các quốc gia.
Thực tế là các nước phát triển trước đây đã từng đi vào con đường của chế độ ăn
dồi dào, thấp chi phí, thực phẩm tinh chế cao, nhiều năng lượng kết hợp với lối sống
ít vận động, dẫn đến tăng chất béo và tỷ lệ bệnh tật kèm theo, các nước này sẽ nắm
được những bài học có thể được sử dụng để làm chậm sự phát triển của đại dịch bệnh
không lây (NCDs). Ngược lại, kiến thức lượm lặt từ việc nghiên cứu các động thái
nhanh chóng của sự thay đổi ở các nước đang phát triển có thể giúp chúng ta hiểu
được các con đường quan hệ nhân quả với những bài học quan trọng đối với xã hội
thịnh vượng. Những bài học này là gì, và chúng ta có thể học hỏi chúng đủ nhanh để
có một tác động có ý nghĩa lên sức khỏe công cộng toàn cầu?

Bệnh Đái Tháo Đường: Một Mẫu Bệnh Có Gánh Nặng Kép Đứng Hàng Đầu

Trong số hàng loạt các bệnh không lây mạn tính (NCDs) có mối đe dọa cho các quốc
gia mới nổi lên, bệnh đái tháo đường đại diện như là một bệnh có liên quan mật thiết
nhất với những thay đổi của xã hội đang chuyển biến cảnh quan bệnh tật khi các
nước trải qua những chuyển tiếp dinh dưỡng và nhân khẩu học. Dự báo về sự gia
tăng toàn cầu bệnh đái tháo đường tuýp 2 (T2D) đứng hàng đầu đến năm 2030 được
liệt kê trong bảng 1 cho thấy rằng, ngoại trừ Mỹ, các quốc gia có gánh nặng hàng đầu
sẽ là những quốc gia bây giờ chỉ đang đi qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học. Có
hai thành phần hiệp đồng điều khiển sự thay đổi này: thứ nhất, sự gia tăng sống còn
của trẻ em và tuổi thọ của người lớn cho phép tiếp xúc lâu hơn với bất kỳ yếu tố lối
sống bất lợi nào, và, thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của bệnh béo phì.
Nó cũng đã được chứng minh rằng tăng cân không lành mạnh nằm trên con
đường quan hệ nhân quả đến hội chứng chuyển hóa, tổn thương dung nạp glucose
và cuối cùng là T2D. Nó cũng rõ ràng là một số dân số (ví dụ như Nam Á, đảo
Polynesia, Pima Ấn Độ) có nguy cơ cao hơn những dân số khác [Misra và
Bhardwaj, cuốn này, trang 133 -.140]. Ở người Ấn Độ Pima và người Polynesia,
nhiều trong số nguy cơ gia tăng này là thông qua tỷ lệ rất cao của bệnh béo phì khởi
phát sớm [1]. Ở Nam Á, có bằng chứng tốt là họ dễ bị bệnh liên quan đến béo phì ở
một chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn do dư thừa tương đối mô mỡ trong ổ bụng
[Misra và Bhardwaj, cuốn này, trang 133 - 140]. Như vậy, cutoffs của chỉ số BMI
được thiết lập ở mức thấp hơn đối với người Nam Ấn Độ [2].
Nhóm gồm hai loại bệnh béo phì và đái tháo đường (đôi khi gọi là “diabesity”) sẽ
được sử dụng như là một mẫu quan trọng dưới đây, nhưng các lý lẽ thì có thể ứng
dụng như nhau đối với một loạt các bệnh mạn tính khác nhau chẳng hạn như cao
huyết áp.

Khai Thác Sự Khác Biệt Di Truyền Vào Bản Đồ Quan Hệ Nhân Quả Trong
Các Bệnh Mạn Tính

Một câu hỏi phát sinh từ những quan sát này là liệu sự khác biệt tóm tắt ở trên là do
sự khác biệt kiểu gien hoặc sự khác biệt về kiểu hình cuộc sống (bao gồm liên thế
hệ), hoặc sự kết hợp của cả hai. Vấn đề biến đổi di truyền cần phải được giải quyết rõ
ràng khi rút ra những so sánh giữa các quốc gia. Sự tồn tại giả định của “gien tiết
kiệm” [3] thông thường được viện dẫn để giải thích quá trình chuyển tiếp nhanh
chóng theo hướng béo phì ở đô thị châu Phi và Nam Á, nhưng một số các biến thể
gien béo phì thì ít phổ biến trong các quần thể này. Thật là thú vị, đối với khối mỡ
người và gien béo phì (FTO) đi kèm, đây là gien mạnh nhất trong các biến thể gien đi
kèm bệnh béo phì được biết đến, gien biến thể càng gần đây hơn thì có lợi cho độ
nạc, không tăng cân [4].
Nó cũng là một quan niệm sai lầm cho thấy những khu vực liên quan đến nạn đói
và thiếu lương thực gần đây (như châu Phi và tiểu lục địa Ấn Độ) sẽ chịu áp lực lớn
hơn để lựa chọn gien tiết kiệm. Trong lịch sử, các quần thể trên toàn thế giới đã chịu
lựa chọn gien do nạn đói [3], và phần lớn các lựa chọn này có lẽ đã được truyền qua
những đặc điểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sinh sản thành công trong điều
kiện dinh dưỡng sát ở mức giới hạn [5]. Bất kỳ kiểu gien thuận lợi nào như vậy đều
có thể góp phần vào chứng béo phì, bằng cách làm cho dễ dàng lắng đọng dự trữ chất
béo hữu ích cho sinh sản trong thời gian rất nhiều [3], và T2D, bằng cách làm cho dễ
dàng đề kháng insulin ngoại vi để có lợi cho thụ thai ở mức có chỉ số BMI thấp [5],
và bằng cách thay thế các nguồn lực hướng tới thai nhi.

Dinh Dưỡng và Bệnh Mạn Tính: Những Bài Học


Chúng tôi [ví dụ 3, 5, 6] và những tác giả khác [ví dụ 7, 8] đã viết nhiều về vai trò
có thể có của gien tiết kiệm trong việc xác định nguy cơ béo phì và T2D, và dự đoán
rằng bằng chứng khẳng định sẽ sớm có. Tuy nhiên, sự chờ đợi có thể cần phải tiếp
tục vì, mặc dù cả hai loại bệnh là những nghiên cứu liên quan bộ gien rộng rãi
(Genome-Wide Association Studies, GWAS), có quy mô lớn, có tính di truyền cao,
và các nghiên cứu đã tìm thấy nhiều mối liên hệ có ý nghĩa cao, thậm chí thuyết phục
nhất trong số này (tức là FTO) thì có một ảnh hưởng rất nhỏ lên BMI, và khi tổng
hợp tất cả các số truy cập GWAS vẫn có thể chỉ giải thích một tỷ lệ rất nhỏ trong di
truyền. Các cách tiếp cận mới thì liên quan đến sự hội nhập của phân tích mã hóa,
các hệ thống sinh học tiếp cận để phân tích bộ gien - bộ tính trạng, và phân tích các
tương tác cơ chế tác động bộ gien, tất cả có thể mang lại lợi ích trong tương lai.
Trong khi đó, nó sẽ có thể mang lại lợi ích hơn khi tập trung vào những ảnh hưởng có
khả năng sửa đổi trên các bệnh mạn tính.

Khai Thác Sự Khác Biệt Kiểu Hình Vào Bản Đồ Quan Hệ Nhân Quả Trong
Bệnh Mạn Tính

Sự đa dạng rộng của các kiểu hình bệnh (tức là các tiểu biến thể của kháng insulin /
bệnh đái tháo đường và cao huyết áp), đặc biệt là trong các quần thể có nguồn gốc từ
châu Phi, có thể đặc biệt hữu ích trong những nỗ lực để lập bản đồ các con đường
quan hệ nhân quả của bệnh tật thông qua GWAS, và các nghiên cứu liên quan rộng
rãi bộ tính trạng. Sự nhận diện thực tế này đã dẫn đến gia tăng đầu tư trong việc xây
dựng các nhóm nghiên cứu cohort và kho di truyền từ các quần thể dân số như vậy
(ví dụ như H3A và Hợp tác châu Phi nghiên cứu bệnh mạn tính) và cuối cùng sẽ
mang lại lợi ích cho cả quốc gia phát triển và kém phát triển.

Khai Thác Sự Phát Triển Nhanh Để Nghiên Cứu Những Ảnh Hưởng của
Cuộc Sống và Giữa Các Thế Hệ Đối Với Bệnh Mạn Tính

Luận văn cơ bản gói gọn trong nguồn gốc phát triển của giả thuyết bệnh người lớn
(Developmental Origins Hypothesis Adult Disease, DOHAD) bây giờ nói chung
cũng được chấp nhận [Singhal, cuốn này, trang 123 - 132; Adair, cuốn này, trang 111
- 120], nhưng vẫn còn nhiều việc cần phải biết về các cơ chế mà qua đó những tiếp
xúc đầu đời ảnh hưởng đến kết quả bệnh mạn tính. Sự nén của khung thời gian mà
trong đó các xã hội mới nổi lên đang được tiếp xúc với chế độ ăn và lối sống giàu có,
đã cung cấp cơ hội đặc biệt để thẩm vấn các cơ chế này hơn nữa, và nghiên cứu đáng
kể hơn thì đang trong tiến trình liên quan đến những tác động lâu dài của thiếu hụt và
thừa dinh dưỡng khi một cá nhân đi qua các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung cấp
dinh dưỡng (chế độ ăn dinh dưỡng cho mô, nhau thai, tuyến vú, giai đoạn cai sữa và
thông qua đến chế độ ăn uống dành cho người lớn). Tính trạng của mẹ (và có thể tính
trạng của bố) ảnh hưởng lên khả năng của các quá trình như vậy sẽ cung cấp cơ hội
cho các hiệu ứng giữa các thế hệ lên kết quả bệnh mạn tính, và những điều này thì
cũng dễ dàng hơn để nghiên cứu trong các xã hội có chuyển tiếp nhanh chóng,
nhưng với những bài học áp dụng trên toàn cầu.

Khai Thác Những Thiếu Thốn Dinh Dưỡng của Xã Hội Kém Phát Triển Để
Hiểu Sự Điều Hòa Cơ Chế Tác Động của Bệnh

Biến đổi về cơ chế tác động hiện nay được xem như có khả năng hòa giải được các
mối liên quan được biết đến giữa phơi nhiễm dinh dưỡng đầu đời và bệnh tật sau này
- luận văn DOHAD. Chủ đề này đại diện cho một ví dụ tốt khác của một nơi mà
nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển có thể nhanh chóng có những tác động
toàn cầu. Một số trong những nghiên cứu có nguyên tắc bằng chứng đầu tiên ở
người mô tả rằng, sự thay đổi trong các chất dinh dưỡng có liên quan đến cung cấp
nhóm methyl cho mẹ (choline, betain, methionine, folate, vitamin B2, B6 và B12)
thật sự ảnh hưởng đến mô hình methyl hóa ở con [9-11]. Những nghiên cứu như vậy
thường dễ xử lý hơn trong dân số có mức tiêu thụ thấp. Các tác động lên kiểu hình và
sức khỏe của những thay đổi này thì còn lâu mới được hiểu rõ, nhưng một thông
điệp khẩn cấp quan trọng đó là cách ăn uống khác nhau có thể dẫn đến một loạt các
sự mất cân bằng trong chu kỳ chuyển hóa cung cấp nhóm methyl và sẽ không có một
giải pháp duy nhất nào để tối ưu hóa chế độ ăn như vậy. Ví dụ, thiếu B12 (đặc biệt là
đối với một tình huống đầy đủ folate) dường như còn là một vấn đề lớn ở nông thôn
Ấn Độ [12] nhưng không phải ở nông thôn Châu Phi [13].

Triển Vọng Tương Lai

Mục đích cuối cùng của tất cả các nghiên cứu như vậy là để thông báo các biện pháp
can thiệp y tế công cộng có thể làm giảm sự thâm nhập của các bệnh mạn tính đối với
các thế hệ tương lai. Cho dù biện pháp can thiệp như vậy có thể có hiệu quả chống lại
các xu hướng vốn có đối với ham mê ăn uống, nhưng lười ăn ở các quần thể người
thì vẫn còn được nhìn thấy.

Tuyên Bố Công Khai

Dinh Dưỡng và Bệnh Mạn Tính: Những Bài Học


Tài Liệu Tham Khảo

You might also like