You are on page 1of 8

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN LUẬT THUẾ

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

1. Thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ là những loại thuế:


a. Có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn đầu tư và tiêu dùng xã hội.
b. Mang tính công bằng cao do có thể cá biệt hóa được người chịu thuế.
c. Gián tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế thông qua hành vi sản xuất, kinh doanh
hàng hóa và dịch vụ của người nộp thuế.
d. Có đối tượng nộp thuế rất rộng là tất cả các chủ thể có hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
2. Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu trong trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa là:
a. Doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu.
b. Doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu.
c. Theo quyết định của cơ quan hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu.
d. Theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp ủy thác và doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu.
3. Hàng hóa nào sau đây là đối tượng chịu thuế nhập khẩu:
a. Hàng hóa từ khu chế xuất bán vào thị trường nội địa.
b. Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu chế xuất.
c. Hàng hóa từ khu chế xuất này đưa sang khu chế xuất khác trên lãnh thổ Việt Nam.
d. Hàng hóa do các doanh nghiệp khu chế xuất cứu trợ cho một số địa phương nhằm khắc phục
hậu quả của thiên tai.
4. A là doanh nghiệp trong khu chế xuất, bán hàng hóa cho B là doanh nghiệp nội địa, thì:
a. A phải nộp thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng.
b. A phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
c. A không phải nộp thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng.
d. A không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
5. Hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam có thể phải chịu thuế nhập khẩu bổ sung nếu:
a. Hàng hóa có xuất xứ từ nước không có cam kết đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại
với Việt Nam.
b. Hàng hóa có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan
hệ thương mại với Việt Nam.
c. Hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất
trong nước.
d. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng lớn hơn so với số lượng ghi trong tờ khai hải
quan.
6. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với hành vi nhập khẩu dịch vụ là:
a. 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
b. Nộp ngay sau khi việc cung ứng dịch vụ được thực hiện.
c. Nộp trước khi việc cung ứng dịch vụ được thực hiện.
d. Không tính thời hạn vì không chịu thuế nhập khẩu.
1
7. Cá nhân nước ngoài khi đến Việt Nam công tác, có thể không phải nộp thuế nhập khẩu đối với
hành lý mang theo người do:
a. Được hưởng thuế suất 0%.
b. Được miễn thuế nhập khẩu.
c. Không phải là đối tượng nộp thuế nhập khẩu.
d. Hành lý của cá nhân khi nhập cảnh không phải là đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
8. Trường hợp nào sau đây được miễn thuế nhập khẩu:
a. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
b. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng bán trong nước.
c. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp chế xuất.
d. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp trong khu kinh tế
thương mại đặc biệt.
9. Doanh nghiệp xây dựng trong nước phải nộp thuế nhập khẩu trong trường hợp:
a. Thuê công ty nước ngoài tư vấn thiết kế xây dựng.
b. Nhập khẩu vật tư xây dựng từ nước ngoài.
c. Sử dụng dịch vụ giám sát thi công do công ty xây dựng nước ngoài cung cấp.
d. Nhập khẩu vật tư xây dựng loại trong nước chưa sản xuất được để thực hiện dự án xây dựng
thuộc lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư.
10. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho nước ngoài theo Hợp đồng gia công (dùng
100% nguyên liệu nước ngoài):
a. Nộp thuế nhập khẩu khi nhập khẩu nguyên liệu; nộp thuế xuất khẩu khi xuất trả thành phẩm.
b. Miễn thuế nhập khẩu khi nhập khẩu nguyên liệu; miễn thuế xuất khẩu khi xuất trả thành phẩm.
c. Nộp thuế nhập khẩu khi nhập khẩu nguyên liệu; miễn thuế xuất khẩu khi xuất trả thành phẩm.
d. Miễn thuế nhập khẩu khi nhập khẩu nguyên liệu; nộp thuế xuất khẩu khi xuất trả thành phẩm.
11. Có bao nhiêu phương pháp xác định trị giá hải quan (giá tính thuế) đối với hàng nhập khẩu?
a. 06 phương pháp
b. 04 phương pháp
c. 02 phương pháp
d. 01 phương pháp
12. Nguyên tắc áp dụng 06 phương pháp xác định trị giá hải quan (giá tính thuế) đối với hàng nhập
khẩu:
a. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương pháp mà doanh nghiệp cho là phù hợp nhất.
b. Cơ quan hải quan có quyền lựa chọn phương pháp mà hải quan cho là phù hợp nhất.
c. Áp dụng lần lượt từ phương pháp thứ nhất đến phương pháp thứ sáu và dừng ngay ở phương
pháp xác định được trị giá hải quan của hàng nhập khẩu.
d. Được áp dụng bất kỳ phương pháp nào mà phương pháp đó có thể xác định được trị giá hải
quan của hàng nhập khẩu.
13. Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường:
a. Nằm trong Biểu thuế nhập khẩu thông thường do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội quy định.
b. Nằm trong Biểu thuế nhập khẩu thông thường do Bộ Tài chính quy định.

2
c. Bằng 150% thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.
d. Bằng 150% thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
14. Cơ sở kinh doanh thuốc lá phải kê khai, nộp thuế TTĐB khi:
a. Xuất khẩu thuốc lá ra nước ngoài.
b. Bán thuốc lá trên thị trường nội địa thông qua hệ thống bán lẻ trong cả nước.
c. Bán thuốc lá cho các cửa hàng miễn thuế tại các sân bay, bến cảng và nhà ga quốc tế.
d. Mua thuốc lá của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước.
15. Một doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào nếu:
a. Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT.
b. Có số thuế GTGT đầu vào nhỏ hơn thuế GTGT đầu ra trong kỳ.
c. Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
d. Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
16. Hàng hóa, dịch vụ nào sau đây không chịu thuế GTGT:
a. Nạo vét kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp
b. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt
c. Phân bón
d. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác.
17. Đối với hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh:
a. Không phải tính và nộp thuế GTGT
b. Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT
c. Giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế GTGT
d. Giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời
điểm phát sinh hoạt động luân chuyển nội bộ.
18. Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, giá tính thuế GTGT là:
a. Giá trị xây dựng lắp đặt trên thực tế.
b. Giá xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có thuế GTGT
c. Giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.
d. Giá tính thuế hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa
có thuế GTGT.
19. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, giá tính thuế GTGT là:
a. Giá trị xây dựng lắp đặt trên thực tế.
b. Giá xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có thuế GTGT
c. Giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.
d. Giá tính thuế hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa
có thuế GTGT.
20. Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối
lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao, giá tính thuế GTGT là:
a. Giá trị xây dựng lắp đặt thực tế.
b. Giá xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có thuế GTGT.
c. Giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.

3
d. Giá tính thuế hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa
có thuế GTGT.
21. Đối với kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT là:
a. Giá chuyển nhượng bất động sản.
b. Giá chuyển nhượng bất động sản trừ giá đất.
c. Giá chuyển nhượng bất động sản trừ giá đất (hoặc giá thuê đất) thực tế tại thời điểm chuyển
nhượng.
d. Giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất.
22. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế được xác định bằng:
a. Tổng số thuế GTGT đầu ra
b. Tổng số thuế GTGT đầu ra trừ tổng số thuế GTGT đầu vào
c. Tổng số thuế GTGT dầu ra trừ tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
d. Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của
hàng hóa, dịch vụ đó.
23. Những đối tượng nào sau đây sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
a. Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật.
b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật.
c. Hoạt động kinh doanh mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
d. Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp
luật và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
24. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế được xác định bằng:
a. Số thuế GTGT đầu ra trừ (-) số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
b. Tổng số thuế GTGT đầu ra.
c. Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) thuế suất thuế GTGT của hàng
hóa, dịch vụ đó.
d. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) thuế suất thuế GTGT của hàng
hóa, dịch vụ đó.
25. Doanh nghiệp nào sau đây phải kê khai, nộp thuế TTĐB:
a. Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu ô tô 16 chỗ ngồi.
b. Doanh nghiệp sản xuất và bán ô tô 16 chỗ ngồi cho doanh nghiệp trong khu chế xuất.
c. Doanh nghiệp thương mại bán ô tô 16 chỗ ngồi cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
d. Doanh nghiệp thương mại bán ô tô 16 chỗ ngồi cho các cá nhân, tổ chức trong nước.
26. Một tổ chức y tế trong nước nhập khẩu 2 chiếc xe ô tô 4 chỗ ngồi do một tổ chức phi Chính Phủ
nước ngoài viện trợ vì mục đích nhân đạo, thì tổ chức trong nước sẽ:
a. Được miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
b. Được miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu tiêu thụ đặc biệt, nhưng phải chịu thuế giá trị gia tăng.

4
c. Không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và được miễn thuế giá trị gia tăng.
d. Không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
27. Thuế tiêu thụ đặc biệt tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà nước vì:
a. Là loại thuế áp dụng mức thuế suất rất cao.
b. Khả năng trốn thuế, gian lận thuế tiêu thụ đặc biệt rất hạn chế.
c. Phạm vi điều tiết của thuế tiêu thụ đặc biệt rất rộng.
d. Được điều tiết nhiều lần trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng của hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế.
28. Chủ thể nào dưới đây phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
a. Chủ thể tổ chức kinh doanh đua ngựa, đua xe.
b. Đại lý phát hành vé xem đua ngựa, đua xe theo đúng giá giao đại lý, hưởng hoa hồng.
c. Chủ thể tham gia cá cược đua ngựa, đua xe.
d. Chủ thể mua vé xem đua ngựa, đua xe.
29. Doanh nghiệp sản xuất ô tô 4 chỗ để tiêu thụ trong nước có nhập khẩu một số phụ tùng lắp ráp xe
từ nước ngoài. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp:
a. Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
b. Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
c. Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
d. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng
30. Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và dịch vụ casino (cho người nước ngoài) phải nộp:
a. Thuế giá trị gia tăng đối với kinh doanh khách sạn và casino.
b. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh khách sạn và casino.
c. Thuế giá trị gia tăng đối với kinh doanh khách sạn và thuế tiêu thụ đặc biệt với hoạt động kinh
doanh casino.
d. Thuế giá trị gia tăng đối với kinh doanh khách sạn, casino và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt
động kinh doanh casino.
31. Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm rượu do mình sản xuất để làm quà tết cho nhân viên thì:
a. Doanh nghiệp không phải kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với số sản phẩm làm quà tết.
b. Doanh nghiệp không phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng đối với số sản phẩm làm quà tết.
c. Doanh nghiệp phải kê khai nhưng không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng
đối với số sản phẩm làm quà tết.
d. Doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với số sản
phẩm làm quà tết.
32. Cơ sở kinh doanh làm đại lý dịch vụ bưu điện theo đúng giá quy định của cơ sở giao đại lý, hưởng
hoa hồng thì:
a. Phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ bưu điện và doanh thu hoa hồng được
hưởng.
b. Phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ bưu điện, nhưng không phải kê khai,
nộp thuế GTGT với doanh thu hoa hồng được hưởng.

5
c. Không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ bưu điện, nhưng phải kê khai,
nộp thuế đối với doanh thu hưởng hoa hồng.
d. Không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với cả doanh thu dịch vụ bưu điện và doanh thu hoa
hồng được hưởng.
33. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có kinh doanh vàng, bạc, đá quý thì:
a. Hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý không chịu thuế GTGT.
b. Hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý phải hạch toán riêng và kê khai nộp thuế GTGT theo
phương pháp tính trực tiếp.
c. Hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.
d. Cơ sở kinh doanh có quyền lựa chọn nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc
phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý.
34. Trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ xuất hóa đơn bán hàng mà trên
hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì giá tính thuế GTGT
đầu ra là:
a. Giá thanh toán/(1+ thuế suất thuế GTGT của hàng hóa chịu thuế)
b. Giá thanh toán ghi trên hóa đơn GTGT
c. Giá thanh toán/(1+ thuế suất thuế GTGT của hàng hóa chịu thuế), nếu cơ sở kinh doanh chứng
minh được lỗi ghi hóa đơn là do nguyên nhân khách quan.
d. Giá thanh toán ghi trên hóa đơn GTGT, nếu cơ sở kinh doanh không chứng minh được lỗi ghi
hóa đơn là do nguyên nhân khách quan.
35. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT, và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh không hạch
toán riêng được, thì việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào được thực hiện như sau:
a. Không được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào dùng cho cả hoạt động chịu thuế và hoạt
động không chịu thuế GTGT.
b. Được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào dùng cho cả hoạt động chịu thuế và hoạt động
không chịu thuế GTGT.
c. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu của hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
d. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được phân bổ theo tỷ lệ số lượng hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế so với tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất ra.
36. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và đã có xác nhận của cơ quan hải quan nhưng
không đáp ứng điều kiện thanh toán qua ngân hàng thì:
a. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT đầu ra với thuế suất là 0% (do hàng hóa xuất khẩu đã có xác
nhận của cơ quan hải quan).
b. Doanh nghiệp không phải tính thuế GTGT đầu ra, nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu
vào.
c. Doanh nghiệp phải tính thuế GTGT đầu ra như tiêu thụ nội địa và được khấu trừ thuế GTGT
đầu vào.

6
d. Doanh nghiệp phải tính thuế GTGT đầu ra như tiêu thụ nội địa nhưng không được khấu trừ
thuế GTGT đầu vào.
37. Trường hợp cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng có giá trị
dưới 200.000 đồng/một lần thu tiền thì:
a. Không phải lập hóa đơn trong mọi trường hợp.
b. Phải lập và giao hóa đơn cho người mua trong mọi trường hợp.
c. Việc lập và giao hóa đơn cho người mua do cơ sở kinh doanh quyết định.
d. Chỉ phải lập và giao hóa đơn cho người mua khi người mua có yêu cầu.
38. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu được xác định căn cứ vào:
a. Nồng độ cồn của rượu
b. Mục đích sử dụng của rượu
c. Nguồn gốc của rượu là sản xuất trong nước hay rượu nhập khẩu
d. Quyết định của cơ quan quản lý thuế
39. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh giải trí có đặt cược là:
a. Là toàn bộ doanh số bán vé số đặt cược chưa có thuế GTGT.
b. Là toàn bộ doanh số bán vé số đặt cược chưa có thuế GTGT, cộng với doanh số bán vé xem các
trò giải trí có đặt cược.
c. Là doanh số bán vé số đặt cược chưa có thuế GTGT, trừ đi số tiền trả thưởng cho khách thắng
cuộc.
d. Là doanh số bán vé số đặt cược chưa có thuế GTGT, trừ đi số tiền trả thưởng cho khách thắng
cuộc, không bao gồm doanh số bán vé xem các trò giải trí có đặt cược.
40. Doanh nghiệp trong nước cho doanh nghiệp khu chế xuất thuê xe để chở hàng hóa. Theo quy định
hiện hành, hoạt động cho thuê xe của doanh nghiệp trong nước là:
a. Hoạt động không thuộc diện chịu thuế GTGT.
b. Hoạt động chịu thuế GTGT với thuế suất 0%.
c. Hoạt động chịu thuế GTGT với thuế suất 5%.
d. Hoạt động chịu thuế GTGT với thuế suất là 10%
41. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, giá tinh thuế GTGT là:
a. Giá bán chưa có thuế GTGT
b. Giá bán đã có thuế GTGT
c. Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại
d. Giá tính thuế của hàng hóa, dich vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt
dộng trao đổi, tiêu dùng nội bộ.
42. Thuế suất thuế GTGT 0% không áp dụng cho trường hợp sau đây:
a. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT khi xuất khẩu
b. Vận tải quốc tế
c. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu
d. Xe ô tô của doanh nghiệp trong nước bán cho doanh nghiệp trong khu chế xuất.
43. Mức thuế suất thuế GTGT 0% được áp dụng cho trường hợp nào sau đây:
a. Dạy học

7
b. Dạy nghề
c. Vận tải quốc tế
d. Sản phẩm nông nghiệp
44. Những hàng hóa nào dưới đây là đối tượng chịu thuế TTĐB:
a. Tàu bay, du thuyền phục vụ cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách.
b. Xe ô tô chở người từ 24 chỗ ngồi trở lên.
c. Điều hòa nhiệt độ có công suất trên 90.000 BTU.
d. Xe mô tô có dung tích từ 125m3 trở lên.
45. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng có mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%
và 10%, nhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được. Khi đó, doanh nghiệp phải nộp thuế
GTGT với mức thuế suất là:
a. 5%
b. 10%
c. Do cơ quan thuế ấn định.
d. Theo mức thuế suất của loại hàng hóa có doanh thu lớn nhất.

You might also like