You are on page 1of 9

Lý thuyết: 19, 24, 31, 32, 41, 42, 43

19. Phân tích hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK-NK và trường
hợp miễn thuế XK-NK? (không chắc câu này)
- Các trường hợp không chịu thuế XK-NK được quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật
thuế XK-NK. Những hàng hóa không phải chịu thuế được quy định tại điều luật
trên khi được xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam sẽ không
phải kê khai thuế. Tuy nhiên, vẫn phải làm thủ tục hải quan để cơ quan hải quan
có thể kiểm soát được lượng hàng hóa dịch chuyển qua cửa khẩu, biên giới nhằm
phục vụ công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng và hoạt
động quản lý vĩ mô nền kinh tế nói chung.
- Các trường hợp được miễn thuế XK-NK được quy định tại Điều 16 Luật thuế
XK-NK

24. Việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu có phải là
một biện pháp trừng phạt về thuế không?
- Đây không phải là một biện pháp trừng phạt về thuế.

- Thuế suất thông thường khi xét trên cùng một loại hàng hóa thì sẽ cao hơn hai loại
còn lại (thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất ưu đãi), cụ thể là 150% so với thuế
suất ưu đãi. (quy định tại Điều 5 Luật thuế xuất nhập khẩu)

- Thuế suất thông thường này áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và
không thực hiện ưu đã đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

- Đây không phải là một biện pháp trừng phạt vì các loại thuế suất này áp dụng dựa
trên mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước, mục tiêu là để thông
thương hàng hóa và để tiếp cận thị trường lẫn nhau.
31. So sánh việc miễn, giảm thuế TTĐB với việc miễn, giảm thuế GTGT và thuế
XK-NK?
- Giống nhau:
 Vẫn nằm trong sự điều chỉnh của các sắc thuế
o Khi tác động vào các chủ thể này Vẫn phải thực hiện nghĩa vụ kê khai
thuế, quyết toán thuế
- Khác nhau:
Thuế TTĐB Thuế GTGT Thuế XK-NK
Có thể Được giảm thuế Không được miễn, Được miễn, giảm
được giảm thuế thuế
Đối tượng Được giảm thuế: Không có bất kỳ Đối tượng Được
Người nộp thuế sản miễn giảm vì nghĩa miễn thuế được quy
xuất hàng hoá thuộc vụ thuế của chủ thể định tại Điều 16
diện chịu thuế tiêu sẽ ảnh hưởng đến Luật thuế XK-NK lầ
thụ đặc biệt gặp khó chủ thể khác bằng các hàng hóa như
khăn do thiên tai, tai cách khấu trừ hàng hoa xuất khẩu,
nạn bất ngờ (Điều 9 nhập khẩu của các
Luật thuế TTĐB) chủ thể dược hưởng
quyền ưu đãi, miễn
trừ; tài sản di
chuyển, quà biếu,
quà tặng trong định
mức; hàng hóa mua
bán, trao đổi qua
biên giới hằm mục
đích tiêu dùng của
các cư dân biên giới;
Hàng hóa miễn thuế
theo ĐƯQT mà VN
là thành viên; Hàng
hóa có trị giá hoặc
có số tiền thuế phải
nộp dưới mức tối
thiểu;…
Được giảm thuế:
Điều 18 Luật thuế
XK-NK: Hàng hóa
xuất khẩu, nhập
khẩu đag trong quá
trình giám sát của
hải quan nếu bị hư
hỏng, mất mát và
được cơ quan, tổ
chúc có thẩm quyền
giám định chwusng
nhạn
Xác định dựa Mức giảm thuế tương ứng
trên cơ sở tổn với tỷ lệ tổn thất thực tế
thất thực tế do của hàng hóa. Trường hợp
hàng hóa xuất, nhập khẩu
thiên tai, tai nạn bị hư hỏng, mất mát toàn
bất ngờ gây ra bộ thì không phải nộp thuế.
nhưng không quá
Mức giảm 30% số thuế phải
thuế nộp của năm xảy
ra thiệt hại và
không vượt quá
giá trị tài sản bị
thiệt hại sau khi
được bồi thường
(nếu có)
Thẩm Chi cục thuế, cục Bộ tài chính, Chi cục hải
thuế quan
quyền
giảm thuế
Thẩm Không có Bộ tài chính

quyền
miễn thuế
Thủ tục Người nộp thuế
Trường hợp quy
nộp hồ sơ đến
Chi cục thuế
định tại các Khoản
hoặc Cục thuế. 11, 12, 13, 14, 15,
Trong thời hạn 16 và 18 Điều 16
30 ngày kể từ của Luật Thuế xuất
ngày nhận đủ hồ khẩu nhập khẩu,
sơ. Cục thuế người nộp thuế
hoặc chi cục thuế thực hiện thông
thẩm định hồ sơ báo hàng hóa
và ra quyết định miễn thuế dự kiến
giảm thuế. nhập khẩu với cơ
quan hải quan.
Thủ tục miễn thuế
thực hiện theo quy
định của pháp luật
về quản lý thuế.
(Điều 17)
- Lưu ý:
o Trong thuế tiêu đặc biệt, gtgt, nhập khẩu chế độ miễn giảm nhìn chung là
không phong phú (chỉ có thuế TXNK thì mới có nhiều trường hợp miễn
thuế, giảm thuế XNK). Bản thân giảm thuế trong thuế tiêu thụ đặc biệt cũng
chỉ là một hình thức chia sẻ, san sẻ hỗ trợ, bạn không thể abuse để trục lợi
được.
o Nhìn chung các sắc thuế của chương 2 điều không khuyến khích miễn giảm
vì đây đều là thuế gián thu, mà là thuế gián thu thì hầu hết sẽ khác nhau
giữa người nộp thuế và người chịu thuế  mà nếu miễn giảm thì đầu tiên
sẽ là miễn giảm cho người nộp thuế (còn sau đó người chịu thuế có được
giảm hay không thì chưa chắc), trong khi đó người tiêu dùng chỉ được
hưởng lợi nếu giảm giá bán.
o NN nên hướng đến hướng người trực tiếp chịu thuế  nên không miễn
giảm mấy làm gì vì đây là thuế gián thu, có miễn giảm thfi cũng có lợi cho
thằng kê khai nộp thuế là chủ yếu. Mấy trường hợp miễn là buộc phải miễn
thôi.
o Muốn tác động đến người tiêu dùng thì phải tác động đến thuế suất.
o Thuế giá trị gia tăng không quy định miễn giảm vì bên cạnh câu chuyện
gián thu thfi còn làm rối quá trình khấu trừ.
32. Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá thuô ̣c diện chịu thuế TTĐB sử dụng để
biếu tặng, tiêu dùng nội bộ có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế TTĐB không? Tại
sao?
- Hàng hóa của cơ sở sản xuất này thuộc diện chịu thuế TTĐB
- Cơ sở sản xuất là người nộp thuế theo Điều 4 Luật thuế TTĐB
- Hàng hóa sử dụng để biếu tặng, tiêu dùng nội bộ được nhắc đến như loại hàng hóa
có quy định giá tính thuế tại khoản 6 Điều 6 Luật thuế TTĐB
 Vẫn có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế TTĐB

41. Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính
thuế trực tiếp trên GTGT?
- Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT:
 Theo khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT
(Điều 10): “Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực
hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về
kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:

a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế,
trừ hộ, cá nhân kinh doanh.”
- Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
 CSPL: khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT
 Việc nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp giá trị gia tăng của HH,
DV chia làm 2 trường hợp:
i. Áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý
ii. Áp dụng đối với các trường hợp còn lại
Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu
Đối tượng áp dụng:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng
doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
+ Hộ, cá nhân kinh doanh;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú
tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện
đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước
ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm,
thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
+ Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ 

42. Trình bày các trường hợp hoàn thuế theo qui định của Luật thuế GTGT? Ý
nghĩa của các qui định này?
- Các trường hợp hoàn thuế theo quy định của Luật thuế GTGT được quy định tại
Điều 13.
- Bao gồm các trường hợp sau:
“1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá
trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị
gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu
trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá
trị gia tăng.
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế
giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì
được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.
3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế
giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ
hết.
4. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
- Xuất phát từ bản chất của thuế GTGT là loại thuế gián thu, người tiêu dùng cuối
cùng là người phải chịu thuế, do vậy quy định về hoàn thuế GTGT có ý nghĩa như
sau:
 Nhà nước sẽ trả lại cho người nộp thuế số thuế mà người nộp thuế đã ứng ra trả
trong giá mua hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thu lại được hoặc không thu lại
được ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
 Tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn, giúp doanh nghiệp chủ động phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường
 Khuyến khích xuất khẩu  thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước
 Góp phần thúc đẩy việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn
chứng từ, thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt (xuất phát từ yêu cầu để
được hoàn thuế GTGT)
 Thể hiện sự công khai, minh bạch giữa quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế
với Ngân sách Nhà nước

43. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt đô ̣ng kinh doanh nhưng không
phát sinh doanh thu trong kỳ tính thuế thì có phải thực hiêṇ nghĩa vụ kê khai
thuế GTGT không? Tại sao?
- Vẫn phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế.
- CSPL: điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn luật quản
lý thuế: “Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu
trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc
diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ
khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm
dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn
tại điểm đ khoản 1 Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế
theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.”
- Mặc dù không phát sinh doanh thu nhưng việc kê khai thuế vẫn sẽ giúp Nhà nước
nắm được tình hình kinh doanh của tổ chức, cá nhân đó. Tránh các trường hợp các
tổ chức, cá nhân cố tình công kê khai để né tránh nghĩa vụ nộp thuế, gây ảnh
hưởng đến ngân sách Nhà nước.

Nhận định: 12 đến 15

12. Hàng hoá nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vê ̣ thì không bị điều tiết thuế nhập
khẩu.
- Nhận định sai
- Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng khi hàng hóa nhập khẩu vào VN
với số lượng tăng đáng kể mà hành vi đó gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong thị
trường VN.
- Vì là thuế nhập khẩu bổ sung nên sẽ áp dụng cho hàng nhập khẩu vào thị trường
VN và bổ sung cùng với nghĩa vụ thuế nhập khẩu thông thường
 không áp dụng đơn lẻ, luôn đi cùng với nghĩa vụ thuế chính là thuế nhập khẩu
- Vì vậy, hàng hóa nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ vẫn đồng thời bị điều tiết thuế
nhập khẩu.
13. Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì không
phải nộp thuế GTGT.
- Nhận định sai
- Thuế GTGT là loại thuế thu vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở VN là đối
tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng được quy định tại Điều 5 Luật thuế
GTGT
 Chỉ có các đối tượng được quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT thì mới không
phải nộp thuế GTGT
Vd như: Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được
cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ
14. Viêc̣ xác định thuế suất thuế nhâ ̣p khẩu căn cứ vào giá nhâ ̣p khẩu của hàng
hóa nhâ ̣p khẩu.
- Nhận định sai
- Việc xác định thuế suất nhập khẩu căn cứ vào chủng loại hàng hóa và xuất xứ
hàng hoá. Bên cạnh việc xác định chủng loại, xuất xứ của hàng hóa có thể đến từ
rất nhiều quốc gia khác nhau. Vì mối quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Việt
Nam và các quốc gia là khác nhau, nên tùy thuộc vào mối quan hệ giữa VN và
quốc gia xuất xứ hàng hóa đó như thế nào thì mới quyết định được mức thuế suất
nhập khẩu.
15. Thời điểm tính thuế NK là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập khẩu đầu tiên.
- Nhận định sai
- Thời điểm tính thuế nhập khẩu là thời điểm người nộp thuế đăng ký tờ khai hải
quan với cơ quan hải quan. Trường hợp người nộp thuế khai báo điện tử thì thời
điểm tính thuế thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử
- CSPL: khoản 2 Điều 8 Luật thuế XK-NK

You might also like