You are on page 1of 3

Hô hấp tế bào là hình thức phân giải glucose, tạo năng lượng sử dụng cho các hoạt động

sống
của tế bào. Quá trình này gồm 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Krebs, và chuỗi truyền
electron. Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là sự chuyển năng lượng dự trữ trong các hợp
chất hữu cơ thành dạng năng lượng mà tế bào sống có thể sử dụng thông qua nhiều bước

I. Đường phân
Đường phân là giai đoạn đầu của hô hấp tế bào xảy ra ở tế bào chất. Là bước đầu để chuyển
hóa năng lượng dự trữ trong hợp chất hữu cơ thành năng lượng sử dụng trong tế bào, ATP.
Đường phân gồm 2 giai
đoạn chính:
- Pha đầu tư năng lượng: ở
đây tế bào đầu tư 2 phân tử
ATP nhằm phosphoryl hóa
glucose, tạo điều kiện cho
các enzyme xúc tác phản
ững bẻ gãy glucose. Đồng
thời, sự phosphoryl hóa này
cũng giúp glucose ở lại trong
tế bào vì làm tăng sự tích
Hô hấp tế bào điện ở phân tử glucose. SHTB

- Pha thu hồi năng lượng: tế


bào sẽ thu hồi năng lượng
đã đầu tư từ việc cắt phân
tử glucose và từ dòng
electron giải phóng.
Kết quả cuối cùng: Glucose
-> 2 pyruvate + 2H2O
4 ATP tạo thành – 2 ATP đã
dùng = 2 ATP
2NAD+ 4e- + 4H+ -> 2 NADH
+ 2H+
Phương trình chung: Glucose + 2NAD+ + 4e- + 4H+ 4ADP + 4Pi + 2ATP-> 2 Pyruvate + 2 NADH +
2H+ + 2ATP

II. Chu trình Krebs


- Ở hình thức hô hấp hiếu khí, sau đường phân các sinh vật thường có một giai đoạn trung gian
là chu trình Krebs (được đặt tên theo Han Krebs, người tìm ra chu trình này), hay gọi là chu
trình acid tricacboxylic hoặc chu trình acid citric (sản phẩm đầu là acid citric)
- Chu trình Krebs gồm một chuỗi 9 phản ứng
nối tiếp nhau.
- Trước khi đi vào chu trình Krebs, sản phẩm
của đường phân (Pyruvate) được đề-cacboxy
hóa giải phóng 1 phân tử CO2, đồng thời bị oxi
hóa bởi NAD+ giải phóng 1 phân tử NADH và
được gắn vào gốc Hs-CoA (coenzyme A) để tạo
Acetyl CoenzymeA.
- Acetyl CoenzymeA sau đó sẽ đi vào chu trình
Krebs.
- Vì các bước của chu trình Krebs tương đối
phức tạp và hầu như không được quan tâm
đến, nên chỉ xét những khía cạnh có thể áp dụng hoặc liên quan đến hô hấp tế bào, như năng
lượng và lực khử.
- Cho mỗi phân tử Acetyl CoA, 3 phân tử NADH và 2 phân tử CO2 được giải phóng.
Hô hấp tế bào SHTB
- Thông qua sự chuyển hóa liên tục các chất, năng lượng dự trữ trong việc thủy phân đường tại
phân tử pyruvate được chuyển qua cho các phân tử NADH và FADH2.

III. Chuỗi truyền electron


- Để chuyển năng lượng dự trữ trong NADH và FADH2 sang dạng năng lượng có thể sử dụng
được, cần phải trải qua một giai đoạn nữa gọi là chuỗi truyền electron.
- Chuỗi truyền electron giúp chuyển đổi năng lượng tiềm tàng trong các electron thành các
năng lượng trong ATP.
- Qua đường phân và chu trình Krebs, năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử glucose
đã được chuyển qua cho các phân tử trung gian NADH, FADH2.
- NADH và FADH2 sẽ truyền những điện tử được sạc năng lượng (nhờ glucose) cho chuỗi truyền
electron.
- Khi truyền các điện tử, qua mỗi bậc thì năng lượng của các điện tử lại bị hạ thấp xuống 1 lần.
Lượng năng lượng bị mất này sẽ được dùng để bơm H+ ra ngoài màng, từ đó chuyển năng lượng
từ thế năng của electron sang thế năng H+
- Sau này, khi H+ đi qua synthase, thế năng gradient của đó được sử dụng cho việc quay ATP
synthase và từ đó tổng hợp ATP
Có thể tưởng tượng chuỗi truyền electron giống như một chuỗi vận chuyển hàng hóa từ chi
nhánh nhà máy này đến chi nhánh nhà máy khác, tại mỗi chi nhánh, nó dừng chân và bỏ một số
hàng hóa lại, mỗi nhà máy sẽ dùng nguyên liệu được giao đến này để tạo các sản phẩm và rao
bán trên thị trường. Sau khi sản phẩm được mua lại, tiền sẽ về lại tay người bán.

Hô hấp tế bào Tương tự với chuỗi truyền electron. SHTB


Khi ta nói tới chuỗi truyền electron, ta nói tới một
phức hệ protein lớn gồm 4 phức hệ protein nhỏ,
bao gồm phức hệ I, phức hệ II, phức hệ III, phức
hệ IV
Khi chúng ta đã biết bản chất của chuỗi truyền e,
phần còn lại tương đối đơn giản.
Dòng electron từ NADH trước tiên được nhận bởi
một protein gọi là FMN, sau đó truyền cho protein
Fe-S ở phức hệ 1, rồi truyền cho Coenzyme Q (hay
Ubiquinon). Bên cạnh đó, phức hệ II cũng nhận
electron từ FADH2 rồi truyền nó sang cho
Ubiquinon. Ubiquinon sau khi nhận electron từ phức hệ I và II thì nó sẽ truyền qua cho phức hệ
III, nhờ cytocrom b và cytocrom c1, sau đó cytocrom c1 sẽ truyền electron qua cho cytocrom c,
cytocrom c sẽ truyền qua cyt a, cyt a3 của phức hệ 4 và cuối cùng sẽ đến oxi.

You might also like