4.Sinh học 10

You might also like

You are on page 1of 13

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 10

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2018


TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG Thời gian làm bài 180 phút
TỈNH BĂC GIANG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1.( 2 điểm). Thành phần hóa học tế bào


a. Trình bày cấu trúc bậc 1 của phân tử protein. Tại sao cấu trúc bậc 1 lại quyết
định các bậc cấu trúc khác?
b. Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu
trúc không gian do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kĩ thuật di
truyền, người ta tạo được hai phân tử protein có trình tự axit amin giống hệt
nhau nhưng ngược chiều ( từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có hoạt
tính và cấu trúc không gian giống nhau hay không? Tại sao?
Câu 2. ( 2 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Trong số các dạng cấu trúc tạo thành khung xương tế bào, dạng nào có vai trò
quan trọng trong sự vận động của các bào quan trong tế bào? Trình bày cấu tạo
và vai trò của dạng cấu trúc đó.
b. Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan
tham gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein
xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy ?
Câu 3. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Chất độc A có tác dụng ức chế một loại enzim trong chu trình Canvin của tế
bào thực vật. Nếu xử lý tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxi tạo ra
từ các tế bào này thay đổi như thế nào? Giải thích.
b. Chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không
vòng ? Giải thích ? Trong pha sáng của quang hợp, clorophyl P700 khi bị kích
động chuyền electron cho một chất nhận electron sơ cấp khác. P700 có thể được
bù electron từ các nguồn nào ?
Câu 4. (2điểm). Dị hóa
Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ
H+ và sự sinh tổng hợp ATP ở ti thể (mitochondria). Ti thể được phân lập từ tế
bào rồi được đặt vào môi trường có pH 8 (ống nghiệm A), rồi tức thì được
chuyển sang môi trường có pH 7 (ống nghiệm B) và sự tổng hợp ATP ở ống
nghiệm B được ghi nhận.

Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
A. Ở ống B, ATP được tổng hợp trong chất nền ti thể.
B. Ở ống B, ATP được tổng hợp mà không nhất thiết cần chuỗi chuyền điện tử.
C. Nếu ti thể ở ống A được chuyển sang môi trường có pH 9, sự tổng hợp ATP
sẽ xuất hiện trong vùng giữa hai lớp màng của ti thể.
D. Nếu tiếp tục giữ ti thể trong ống A và glucôzơ được bổ sung thì ATP được
tổng hợp.
Câu 5. (2điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Tế bào gan và tế bào cơ tim đều đáp ứng với phân tử hoocmon enpinephrin,
nhưng enpinephrin kích thích tế bào gan thuỷ phân glycogen còn đối với tế bào
cơ tim thì đáp ứng chủ yếu là co cơ dẫn đến tăng nhịp tim. Sự khác biệt này
được giải thích như thế nào?

b. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ
đi vào ti thể để thực hiện hô hấp hiếu khí ?
Câu 6. (2 điểm). Phân bào
a. Một số thuốc điều trị ung thư có cơ chế tác động lên thoi vô sắc. Trong số đó
có 1 số thuốc (như cônxisin) ức chế hình thành thoi vô sắc, còn 1 số thuốc khác
(như taxol) tăng cường độ bền của thoi vô sắc. Ở nồng độ thấp cả hai chất đều
có khuynh hướng ức chế nguyên phân và thúc đẩy sự chết theo chương trình của
các tế bào đang phân chia. Tại sao 2 nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau
nhưng đều ngăn cản sự phân bào? Các tế bào chịu tác động thường dừng chu kì
tế bào tại giai đoạn nào của nguyên phân?.
b. Một quần thể các tế bào đang phân chia được nhuộm với 1 loại thuốc nhuộm
phát huỳnh quang liên kết đặc hiệu ADN. Hàm lượng ADN của mỗi tế bào riêng
rẽ sau đó được xác định và biểu diễn với đơn vị tương quan với mức đơn bội của
tế bào( kĩ thuật FACS). Và tỉ lệ của các tế bào có hàm lượng ADN khác nhau
được tìm thấy trong quần thể được biểu diễn như hình dưới đây.

-Từ đồ thị này, hãy cho biết nhóm tế bào nào (A/B/C) đang ở pha S của chu
trình tế bào? Giải thích?
- Nhóm tế bào nào đang ở pha diễn ra với thời gian dài nhất trong số các pha của
chu kì tế bào? Giải thích?
Câu 7. (2 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV

Frederick Griffth đã tiến hành thí nghiệm với vi khuẩn gây viêm phổi
Streptococcus pneumonia trên chuột để xác định bản chất của vật chất di truyền
của sinh vật. Ông đã sử dụng 2 chủng vi khuẩn Streptococcus pneumonia S và R
cho lây nhiễm trên chuột. Chủng S là chủng có lớp màng polysacharide bao
ngoài nên chống được các đại thực bào tiêu diệt, trong lúc đó chủng R lại không
có vỏ bọc này. Vì thế chủng S có khả năng gây chết chuột thí nghiệm còn chủng
R thì không. Xử lí chủng S bằng nhiệt (đun sôi), phá vỡ màng tế bào, sau đó
tiêm vào chuột à chuột sống. Tuy nhiên cũng có hiện tượng biến nạp biến chủng
R thành chủng độc và gây bệnh. Có 3 mẫu vi khuẩn của 2 chủng Streptococcus
pneumonia S và R (có thể xử lí nhiệt hoặc không) được ký hiệu là A, B, C. Để
xác định chính xác tên của các mẫu trên, một nhà nghiên cứu đã tiến hành thí
nghiệm bằng cách tiêm riêng rẽ và kết hợp các mẫu vi khuẩn trên vào chuột và
thu được kết quả như sau:

Mẫu tiêm Chủng tiêm Đáp ứng

1 A Chuột chết

2 B Chuột sống

3 C Chuột sống

4 A+B Chuột chết

5 A+C Chuột chết

6 B+C Chuột chết

7 A+B+C Chuột chết

a. Tất cả chuột chết đều bị bệnh viêm phổi. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm và
định danh các chủng vi khuẩn A, B, C.

b. Có thể dùng phương pháp nào để phân biệt chủng B, C?

Câu 8. (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV

Trong môi trường cơ sở chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh
trưởng của vi khuẩn E.coli trừ nguồn cacbon, người ta xác định có 2 nguồn cung
cấp cacbon là glucose và lactose. β galactosidase là enzim phân giải lactose
thành glucose và galactose. Để kiểm tra sự hình thành enzim này trong môi
trường nuôi cấy người ta bổ sung vào môi trường chất X gal. β galactosidase sẽ
phân giải X gal không màu thành hợp chất có màu xanh dương. Cấy vi khuẩn
E.coli trong đĩa petri chứa môi trường thạch dinh dưỡng có bổ sung X gal.

- Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + lactose sau 1 ngày xuất hiện khuẩn lạc và
vùng xung quanh khuẩn lạc có màu xanh dương.

- Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + glucose + lactose sau 1 ngày xuất hiện
khuẩn lạc nhưng phải sau 2 ngày mới xuất hiện vùng xanh dương xung quanh
khuẩn lạc.

a. Em hãy giải thích 2 thí nghiệm trên.

b. Trong thí nghiệm 1 nếu thay lactose bằng glucose thì kết quả sẽ như thế nào?

Câu 9. (2 điểm). Virut

a. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và sống kí sinh trong một số loại tế
bào chủ nhất định, trong một số mô nhất định?

b. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức năng của
plasmit và phagơ ôn hoà ở vi khuẩn.

Câu 10. (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch

Virut viêm gan B chứa các kháng nguyên HBs và HBe, trong đó HBs được
sử dụng phổ biến làm văcxin, còn HBe chỉ biểu hiện ở một số chủng virut.

Để xác định xem có nên cho trẻ tiêm chủng văcxin phòng viêm gan B
không, bố mẹ của An, Bình, Phong đã đưa con đi kiểm tra sự có mặt hay vắng
mặt của kháng nguyên virut và kháng thể tương ứng ở trẻ.

Bảng dưới đây thể hiện kết quả kiểm tra ở 3 trẻ, cả ba trẻ này chưa từng
được tiêm văcxin viêm gan B. Dấu (+) thể hiện sự có mặt, dấu (-) thể hiện sự
vắng mặt.

Anti-HBs Anti-HBs Anti-HBe


Tên trẻ HBs HBe
IgG IgM IgG
An + + - + +

Bình - - - - -

Phong - - + - +

Dựa vào kết quả xét nghiệm, hãy cho biết trong ba trẻ trên:

a) Trẻ nào đang bị nhiễm virut viêm gan B? Giải thích.

b) Trẻ nào đã bị nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi bệnh ? Giải thích.

c) Trẻ nào cần tiêm văcxin phòng bệnh viêm gan B ? Giải thích.

Người ra đề: Nguyễn Thị Thu - Điện thoại: 0979170365

Đỗ Thị Hương - Điện thoại: 0983574585


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung Điểm


1 a. Cấu trúc bậc 1: Là chuỗi pp được giữ vững bởi các liên kết peptit và 1 0,5
đầu có nhóm amin, 1 đầu có nhóm cacboxyl.
* Cấu trúc bậc 1 quyết định các bậc cấu trúc khác do:
Cấu trúc bậc 1 đặc trưng bởi trình tự sắp xếp các aa. Trình tự sắp
xếp các aa sẽ xác định vị trí hình thành các liên kết yếu (H, ion, Vande 0,5
van), liên kết disunfit và các tương tác kị nước để tạo nên các bậc cấu trúc
cao hơn. Vì vậy chỉ cần thay đổi 1 aa nào đó trong cấu trúc bậc 1 thì sẽ
làm thay đổi cấu trúc không gian của protein dẫn tới làm cho protein bị
mất chức năng.
b. Không. Vì liên kết peptit có tính phân cực từ đầu N đến đầu C. Hai
chuỗi peptit dù có trình tự giống nhau nhưng có chiều ngược sẽ có các gốc 1,0
R hướng về các phía khác nhau, vì vậy sẽ có các cấu trúc bậc 2,3,4 hoàn
toàn khác nhau dẫn đến hoạt tính protein nhiều khả năng bị thay đổi hoặc
mất
2 a.
+ Trong số các cấu trúc tham gia hình thành hệ thống khung xương tế bào
thì vi ống là cấu trúc hỗ trợ sự vận động của các bào quan. 0,25
+ Cấu trúc của vi ống: Đường kính 25nm, phần ống rỗng bên trong có
đường kính là 15nm, được cấu tạo bởi 13 cột tubulin trong đó có 2 loại 0,25
đơn phân là α tubulin và β tubulin xếp xoắn nhau.
+ Chức năng của vi ống: Duy trì hình dạng tế bào, giúp sự vận động của tế
bào bằng lông hoặc roi nhân thực, hỗ trợ sự vận động của NST trong quá 0,5
trình phân bào và sự vận động của các bào quan trong tế bào.

b. * Giả thuyết: Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào 0,25

* Thí nghiệm chứng minh giả thuyết:

- Lấy 1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong 0,25
môi trường dinh dưỡng.
- Sau 1 thời gian quan sát:

+ Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế
0,25
bào nên số lượng tế bào không thay đổi.

+ Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế 0,25
bào tăng lên.
3 a.

- Chu trình Calvin sử dụng ATP và NADPH, tạo ra ADP, Pi, NADP + cung
0,5
cấp trở lại cho pha sáng.

- Khi xử lý chất độc A, chu trình Calvin bị ngưng, lượng ADP, Pi, NADP+ 0,5
không được tái tạopha sáng thiếu nguyên liệupha sáng ngừnglượng
oxi tạo ra giảm dần đến 0.

b.

- Chất là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển e vòng và không vòng 0,25

là Feredoxin.

- Giải thích: Clorophyl 700 được kích động chuyển electron tới Feredoxin

+ Ở con đường chuyền electron không vòng: Fd chuyển e cho NADP+ 0,25
+ Ở con đường chuyển e vòng: Fd chuyển electron cho một số chất chuyền
e khác (xitocrom, plastoxiamin) rồi quay trở lại P700.

- Nguồn bù electron cho P700 0,25


0,25
+ Electron từ hệ quang hóa II

+ Electron từ P700 qua các chất chuyền electron của hệ quang hóa vòng và
trở lại P700.
4 a. Đúng. Vì ở ống B, nồng độ H+ ở xoang màng cao hơn nồng độ H+ trong 0,5
chất nền ti thể nên H+ khuếch tán qua kênh ATP syntaza kích thích sự tổng
hợp ATP.
b. Đúng. Vì chuỗi truyền e hoạt động giúp bơm H + qua màng ti thể tạo sự 0,5
chênh lệch H+ giữa 2 bên màng. Trong thí nghiệm, ở ống B, sự chênh lệch
này được tạo ra mà không cần chuỗi truyền e, do đó vẫn có sự tổng hợp
ATP mà không nhất thiết có chuỗi truyền e.
c. Sai. Vì ở ống A, nếu đưa ti thể sang môi trường pH = 9 thì nồng độ nồng
độ H+ ở xoang màng thấp hơn nồng độ H + trong chất nền ti thể. Mặc dù có 0,5
sự chênh lệch nồng độ H+ nhưng không có sự tổng hợp ATP vì kênh ATP
hướng vào trong chất nền ti thể.
d. Sai. Vì ống A chỉ chứa ti thể đã được phân lập, không chứa các enzim
trong tế bào chất nên nguyên liệu glucozo bổ sung vào sẽ không được 0,5
phân giải -> không có đường phân và chu trình crep -> chuỗi truyền e
không hoạt động -> không có sự tổng hợp ATP.
5 a. Sự khác biệt này là do các tế bào khác nhau biểu hiện các nhóm gen
khác nhau dẫn đến có các tập hợp protein khác nhau. Đáp ứng của một tế
bào nhất định đối với 1 tín hiệu phụ thuộc vào sự tập hợp đặc thù của 0,5
protein thụ thể, protein truyền tin, và các protein thực hiện đáp ứng.
- Như vậy tế bào gan và tế bào cơ tim có những tập hợp protein thụ thể,
protein truyền tin, và protein đáp ứng khác nhau nên có các đáp ứng khác 0,5
nhau với cùng tín hiệu enpinephrin.

b.

- Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường
nội bào:

+ Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể 0,5


+ Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể

- Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 300C.
0,5
- Kết quả: ống 1 không thấy CO2 bay ra (không sủi bọt) , ống 2 có CO2 bay
ra (sủi bọt) thể hiện hô hấp hiếu khí.
6 a.
- Sự phân bào diễn ra đòi hỏi thoi vô sắc hình thành (nhờ tổng hợp tubulin)
rút ngắn (phân giải tubulin) diễn ra liên tục (tuân thủ nguyên lý động năng
của phản ứng trùng hợp và giải trùng hợp ở cấp phân tử) để thoi vô sắc ( vi
ống) có thể gắn vào thể động của nhiễm sắc thể và đẩy chúng về mặt 0,5
phẳng xích đạo ở 1 tốc độ nhất định. Điều này chỉ có thể xảy ra nhờ sự
linh động của thoi vô sắc. Thoi vô sắc hoặc không hình thành, hoặc quá
cứng nhắc (tăng độ bền) đều không thực hiện được chức năng này. Đây là
lí do tại sao 2 nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau nhưng đều ngăn
cản sự phân bào.
- Các tế bào được xử lý với các thuốc trên thường dừng lại trước kì sau của
quá trình nguyên phân (tại điểm chốt M liên quan đến trung tử/ bộ máy tổ 0,5
chức thoi vô sắc.
b. Giải thích.
- Hàm lượng AND của nhóm đang tăng và ở giữa mức 1 và mức 2 -> B ở 0,5
pha S.
- Hàm lượng AND của nhóm A ở mức 1, tương ứng với mức chưa nhân
đôi -> đang ở pha G1, là pha dài nhất trong số các pha của chu kì tế bào. 0,5
7 a. Ở các mẫu tiêm có chủng A (1,4,5,7) chuột đều chết chứng tỏ chúng bị 0,5
bệnh viêm phổi. Vậy chủng A là chủng S sống.
Chủng B và C khi tiêm vào chuột thì chuột đều sống chứng tỏ 0,25
không bị bệnh viêm phổi, vậy chủng B và C có thể là chủng S xử lí nhiệt,
chủng R xử lí nhiệt và chủng R sống.
Ở mẫu tiêm 6 khi tiêm đồng thời cả chủng B và C thì chuột chết
chứng tỏ bị bệnh viêm phổi. Vậy đã có hiện tượng biến nạp gen gây bệnh 0,25
từ chủng S sang chủng R, biến chủng R thành chủng S gây bệnh.
Như vậy B và C là chủng S xử lí nhiệt và chủng R sống. 0,5
b. Để phân biệt chủng B và C có thể dùng phương pháp sau
- Cấy 2 chủng trên môi trường thạch 0,5
+ Chủng cho khuẩn lạc là chủng R sống
+ Chủng không cho khuẩn lạc là chủng S xử lí nhiệt.
- Xử lí nhiệt (đun sôi) một trong hai chủng rồi tiêm hỗn hợp chủng đã xử lí
nhiệt với chủng còn lại vào chuột
+ Nếu chuột chết chứng tỏ chủng xử lí nhiệt kiểm tra là chủng S đã
xử lí nhiệt
+ Nếu chuột sống chứng tỏ chủng xử lí nhiệt kiểm tra là chủng R
sống.
(Học sinh có thể chọn phương pháp khác nếu đúng vẫn cho điểm)
8 a. - TN 1 chỉ có nguồn cacbon là lactose nên VK phải cảm ứng hình thành 0,5
ezim β galactosidase phân giải lactose cung cấp năng lượng cho tế bào. Vì
vậy vùng xung quanh khuẩn lạc có màu xanh dương ngay.
- TN 2 có 2 nguồn cacbon nên có hiện tượng sinh trưởng kép. VK sẽ ưu
tiên sử dụng nguồn cacbon là glucose dễ đồng hóa trước.
Khi hết glucose thì mới cảm ứng hình thành ezim β galactosidase phân 0,5
giải lactose. Vì vậy sau 2 ngày khi hết glucose thì vùng xung quanh khuẩn
lạc mới có màu xanh dương
b. Nếu chỉ có nguồn cacbon là glucose thì enzim β galactosidase không 0,5
được hình thành.
Sau 1 ngày xuất hiện khuẩn lạc và vùng xung quanh khuẩn lạc vẫn có 0,5
màu trắng (không chuyển sang màu xanh dương).

9 Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và sống kí sinh trong một
số loại tế bào chủ nhất định, trong một số mô nhất định?
- Tính đặc hiệu: Mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và kí sinh trong 0,5
một số loại tế bào chủ nhất định
+ Thụ thể của virut phải thích hợp với thụ thể của tế bào chủ. Ví dụ
virut H5N1 chỉ có thể lây nhiễm cho một số loài gia cầm, lợn, người...,
một số phage T chỉ có thể lây nhiễm ở E.coli.
+ Có các yếu tố cần thiết: yếu tố phiên mã, enzim của TB
+ Cung cấp cho VR nguyên liệu nu, aa, riboxom, tARN, ATP…
- Tính hướng mô: một số virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của một 0,5
số mô nhất định.
Ví dụ virut cảm lạnh chỉ nhiễm vào tế bào niêm mạc đường hô hấp
trên; virut dại nhiễm vào tế bào thần kinh, cơ vân, tuyến nước bọt; virut
viêm gan B thường chỉ nhiễm vào tế bào gan.
+ 1 số VR chỉ nhân lên ở pha nhất định của chu kỳ TB
VR Retro (ARN có enzim phiên mã ngược: HIV) cần TB ở pha M (pha
phân chia), khi đó màng nhân bị vỡ, genome VR mới vào được trong
nhân
Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức
năng của plasmit và phagơ ôn hoà ở vi khuẩn.

Phagơ ôn hoà Plasmit


Vỏ - Có vỏ prôtêin - Không có vỏ prôtêin Mỗi ý
Các - Thường không mang các gen - Thường mang một số gen có
gen có lợi cho vi khuẩn lợi cho vi khuẩn (ví dụ các gen 0,2đ
kháng kháng sinh)
Cách - Xâm nhập vào tế bào chủ - Xâm nhập vào tế bào qua biến
xâm bằng cách đẩy ADN vào tế bào nạp hoặc tiếp hợp
nhập chủ (tải nạp)
Dạng - Có thể tồn tại độc lập ngoài - Không thể tồn tại độc lập
tồn tại tế bào chủ ngoài tế bào chủ
Quan - Có khả năng làm tan tế bào - Không làm tan tế bào chủ
hệ với chủ
TB chủ - Sau khi xâm nhập vào tế bào - Trong tế bào vi khuẩn thường
vi khuẩn thường kết hợp với tồn tại độc lập với nhiễm sắc
nhiễm sắc thể vi khuẩn (hoặc thể vi khuẩn (hoặc kết hợp ở
độc lập trong chu kỳ gây tan) các chủng Hfr)
10 a) – Trẻ đang bị nhiễm virut viêm gan B là An 0,5
- Giải thích: từ bảng kết quả cho thấy chỉ có trẻ T1 là có mặt kháng 0,25
nguyên virut viêm gan B, mà những trẻ này chưa từng được tiêm văcxin
phòng viêm gan B, chứng tỏ An đang bị nhiễm virut này.
b) Trẻ đã bị nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi bệnh là Phong. 0,5
- Giải thích: từ bảng kết quả cho thấy ở Phong không có kháng nguyên 0,25
virut viêm gan B. Phong có cả 2 loại kháng thể (Anti-HBs, Anti-HBe)
Chứng tỏ Phong vừa bị nhiễm virut viêm gan B và cơ thể đã tạo được
kháng thể chống lại các kháng nguyên của virut này .
c) Trẻ cần tiêm văcxin phòng viêm gan B là Bình. 0,5
- Giải thích: từ bảng kết quả cho thấy ở Bình, không có mặt kháng nguyên
cũng như kháng thể, do đó, cần tiêm văcxin viêm gan B cho Bình để Bình
tạo được kháng thể chống lại virut viêm gan B.

You might also like