You are on page 1of 7

Bùi Tiến Thành – 10A3

ĐỀ CƯƠNG MÔN LỊCH SỬ CUỐI HỌC KỲ 1


II. Nội dung ôn tập:

Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô-ma.

Thiên nhiên và đời sống con người:

a) Điều kiện tự nhiên

- Nằm ở ven biển Địa Trung Hải: gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ,phần lớn lãnh thổ là núi và cao
nguyên.

- Thuận lợi:

+ Khí hậu thuận lợi ấm áp, trong lành.

+ Gần biển có nhiều hải cảng, giao thông thuận lợi nghề hàng hải sản phát triển.

- Khó khăn:

+ Đất đai canh tác ít, không màu mỡ -> thiếu lương thực.

b) Kinh tế

- Đầu thiên niên kỉ I TCN sử dụng công cụ sắt.

- Diện tích canh tác tăng, việc trồng trọt có kết quả tăng.

- Sông chủ yếu bằng thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Biểu hiện của sự phát triển kinh tế:

+ Nông nghiệp: Trồng nho, oliu, cam, chanh….

+ Thủ công nghiệp: Làm đồ gốm, sản xuất dầu ô liu, xuất hiện thủ công quy mô lớn.

+ Thương nghiệp: Đường biển phát triển, hình thành các hải cảng sầm uất.

+ Lưu thông tiền tệ phát triển.

➔ Hy Lạp, Rô-ma trở thành các quốc gia giàu mạnh.

Thị quốc:

- Là lấy thành thị và vùng đất trồng trọt xung quanh để hình thành nhà nước (phần chủ yếu của 1
nước là thành thị).
- Có 3 giai cấp chính:

+ Chủ nô: rất giàu, có thế lực về kinh tế, chính trị.

+ Bình dân: dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.

+ Nô lệ: lực lương lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ hoàn toàn lệ thuộc vào người
mua.

Bản chất của nền dân chủ cổ đại:

- Là chế độ dân chủ chủ nô.

- Đựa lại quyền lực cho tầng lớp quý tộc nhưng lại là sự bóc lột thậm tệ của các chủ nô với nô lệ.

Văn hóa cổ đại của Hy Lạp, Rô-ma:

a) Lịch và chữ viết

- Lịch:

+ Một năm có 365 ngày và ¼ ngày/năm.

+ Một tháng có 30 hoặc 31 ngày, đặc biệt tháng 2 chỉ có 28 ngày.

- Chữ viết:

+ Bảng chữ cái ra đời dưới dạng chữ cái A, B, C, D lúc đầu gồm 12 chữ sau đó tăng lên 26 chữ.

b) Khoa học

- Thật sự trở thành khoa học vĩ đại đến độ chính xác cao được khái quát thành các định lý, tiên
đề.

c) Văn học, kiến trúc

- Đề cao cải thiện, cái đẹp.

- Phản ảnh các mối quan hệ trong xã hội.

- Đạt đến trình độ hoàn mỹ.

- Lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần Athena, đền Pac-te-nong nổi tiếng đến nay.

Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến.

1) Trung Quốc thời Tần, Hán


- Năm 221 TCN, nhà Tần là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế, quân sự mạnh đã thống nhất
Trung Quốc.

- Năm 206 TCN, Lưu Bang lập ra nhà Hán.

- Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành quan hệ bóc lột địa tô.

- Hình thành 2 giai cấp mới: Địa chủ và nông dân lính canh.

Tổ chức bộ máy nhà nước:

- Thể chế quân chủ chuyên chế:

Hoàng đế

Thừa tướng Thái Úy

Quan văn Quan võ

Quận
nj
Huyện
Đối ngoại:

- Thực hành chính sách bành trướng Triều Tiên và Việt cổ.

2) Sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Đường

a) Kinh tế

- Nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền, tiến hành giảm tô thuế, bớt sưu dịch và áp dụng
kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất.

- Thủ công nghiệp: Phát triển, xuất hiện các xương thủ công luyện sắt, dệt, gốm.

- Thương nghiệp: Phát triển.

b) Chính trị

- Bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương từng bước được hoàn thiện.

- Đặt chức tiết độ sứ: Cử người than tín đi cai quản các địa phương và trấn ải biên cương.

- Mở thi để tuyển chọn người tài.

c) Đối thoại
- Tiếp tục chính sách bành trướng xâm lược và mở rộng lãnh thổ: Triều Tiên, An Nam, Tây
Tạng.

3) Thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến

a) Tư tưởng

- Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung
Quốc.

- Phật giáo: Thịnh hành, nhất là vào thời Đường, kinh phật được dịch ra chữ Hán, xây chùa, tạc
tượng.

b) Sử học

- Đã trở thành lĩnh vực độc lập (Tư Mã Thiên là người đặt nền móng).

- Thời Đường có sử quán.

c) Văn học

- Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với nhiều tác
giả như Lý Bạch, Đỗ Phú,…

- Tiểu thuyết: Phát triển ở thời Minh – Thanh.

d) Toán học

- Cửu chương toán học, số Pi.

e) Thiên văn học

- Nông lịch.

- Dụng cụ đo ruộng đất.

f) Y dược

- Thầy thuốc giỏi: Hoa Đà.

g) Kỹ thuật

- Có 4 phát minh quan trọng:

+ Giấy.

+ Kĩ thuật in.

+ La bàn.
+ Thuốc súng.

h) Kiến trúc

- Vạn Lý Trường Thành, cung điện cổ kính, tượng phật.

Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ:

a) Phật giáo và kiến trúc

- Ra đời vào thế kỷ 6 TCN, do Phật tổ (Thích ca Mâu Ni) sáng lập.

- Được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-an.

- Người ta làm nhiều chùa hang và đúc tượng phật bằng đá hoặc trên đá.

b) Hin-đu giáo và kiến trúc

- Ra đời rất sớm bắt nguồn từ người cổ xưa.

- Thờ chủ yếu 4 vị thần: Sáng tạo - Bảo hộ - Hủy diệt - Sấm sét.

- Người ta xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ và có hình chóp núi.

c) Chữ viết

- Có chữ viết từ rất sớm.

- Từ chữ cổ Brahmi được nâng lên và phát triển thành chữ Phạn.

d) Văn học

- Nổi tiếng với các bộ sử thi.

Yếu tố văn hóa truyền thống ảnh hưởng ra bên ngoài (Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất):

+ Phật giáo và Hin-đu giáo.

+ Nghệ thuật kiến trúc, nhất là đền chùa, lăng mộ.

+ Chữ viết, nhất là chữ Hán.

+ Ảnh hướng đến các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Đông Nam Á.

Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ.

Vương triều Hồi giáo Đê-li:


a) Sự thành lập

- Vào thế kỉ 12, người hồi giáo gốc Trung Á đã tiến hành cuộc chinh phục vào đất nước Ấn Độ.

- Năm 1206, vương quốc Hồi giáo Đê-li thành lập.

b) Chính sách

- Truyền bá, áp đặt Hồi giáo và những cư dân theo Phật giáo và Hin-đu giáo.

- Tự dành cho mình về quyền lợi trên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

- Thi hành chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước.

c) Văn thơ

- Văn hóa hồi giáo được du nhập vào đất nước.

- Kinh đô Đê-li trở thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới.

- Sự phát triển giữa 2 nền văn minh đặc sắc là Hin-đu giáo và Hồi giáo.

Vương triều Mô-gôn:

a) Sự thành lập

- Thế kỉ 15, cư dân Châu Á theo đạo hồi (gốc Mông Cổ) do thủ lĩnh Ti-mua Leng chỉ huy tấn
công Ấn Độ.

- Đến thời BaBua đánh chiếm Đê-li lập ra Mô-gôn.

b) Chính sách vua A-cơ-ba

- Xây dựng chính quyền mạnh đầy đủ các tầng lớp quý tộc (gốc Mông Cổ, Ấn Độ, Hồi giáo, Ấn
Độ giáo).

- Hạn chế sự bóc lột của địa chủ, sự phân biệt tôn giáo.

- Đo đạc lại ruông đất, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường, khuyến khích phát triển
văn hóa.

→ Xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa đạt nhiều thành tựu, đất nước thịnh vượng.

III. Đề minh họa

1. D 2. C 3. C 4. A 5. C
6. A 7. D 8. B 9. A 10. B
11. C 12. A 13. C 14. B 15. C
16. C 17. B 18. B 19. B 20. D
21. B 22. C 23. B 24. B 25. A
26. C 27. B 28. B 29. D 30. A
31. B 32. D 33. D 34. B 35. B
36. C 37. C 38. D 39. C 40. B

You might also like