You are on page 1of 22

Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Kỹ thuật nguội
Mục đích yêu cầu:
Mục đích:
- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về gia công nguội như lấy dấu, đục,
cưa, giũa, khoan, tạo ren trong ren ngoài.
- Hiểu được các chuyên ngành nguội.
- Giúp sinh viên nắm được cấu tạo và cách sử dụng thước cặp, panme.
- Nắm được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy khoan đứng, máy khoan
bàn.
- Hiểu được cấu tạo của mũi khoan xoắn, vật liệu, độ cứng chế tạo mũi khoan.
- Giúp sinh viên nắm được cấu tạo của taroren, bàn ren và cách làm ren trong
ren ngoài bằng tay.
- Nắm được các quy tắc an toàn khi gia công
- Biết cách lấy dấu và khoan đảm bảo độ chính xác.
Yêu cầu:
- Sử dụng được bàn máp để kiểm tra mặt phẳng, sử dụng tốt các dụng cụ lấy
dấu như đài vạch, mũi vạch, com pa, chấm đấu.
- Sử dụng tốt thước cặp để đo trong đo ngoài, đo chiều sâu.
- Nắm được kỹ thuật cưa tay, biết cách sử dụng cưa tay để cưa phôI đảm bảo
yêu cầu.
- Nắm được kỹ thuật đục, đục được rãnh, mặt phẳng đảm bảo yêu cầu.
- Nắm được kỹ thuật giũa, biết cách giũa mặt phẳng đảm bảo phẳng, biết cách
giũa mặt phẳng song song, biết cách giũa theo vạch dấu.
- Biết khoan lỗ và tạo ren lỗ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng được bàn ren để tạo ren ngoài đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

A - lý thuyết
1. Giới thiệu chung về nghề nguội
1
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

1.1. Khái niệm


Gia công nguội là phương pháp gia công cơ ở nhiệt độ thường nhằm làm
thay đổi hình dạng, kích thước của kim loại để tạo ra các chi tiết máy hay cụm
máy móc thiết bị. Nó gồm cả những phương pháp gia công có phoi như: Cưa,
Giũa, Cạo, Khoan- Khoét- Doa, Tarôren và các phương pháp gia công không
phoi như Uốn, Nắn, Dập, ép, Xoắn kim loại ở nhiệt độ thường. Được làm bằng
tay và có sự tham gia của máy móc thiết bị và toàn bộ quá trình lắp ráp để
hoàn chỉnh máy móc, thiết bị.
1.2. Phân loại.
Do phạm vi hoạt động của nghề Nguội rất lớn lên nghề Nguội người ta
chia ra làm các nhóm chuyên nghành nhỏ:
- Nguội chế tạo : Gia công chế tạo chi tiết máy hay cụm máy móc thiết bị
mới.
- Nguội sửa chữa máy : Chuyên sửa chữa, thay thế, phục hồi các chi tiết
máy hay cụm máy móc thiết bị và điều chỉnh máy móc thiết bị cho chúng làm
việc ở trạng thái bình thường.
- Nguội sửa chữa dụng cụ : chuyên sửa chữa thay thế các dụng cụ đo
kiểm và cắt gọt như: Cưa, Giũa, Đục, Thước cặp, Pan me...
- Nguội lắp ráp : Tổng hợp các chi tiết máy thành cụm máy móc thiết bị
và lắp ráp các cụm máy móc thiết bị lại với nhau để tạo thành máy móc thiết bị
hoàn chỉnh có thể làm việc được.
1.3. Các công việc nguội cơ bản
- Công việc chuẩn bị : Chuẩn bị nơi làm việc, dụng cụ, Quy trình công
nghệ tháo lắp (gia công)...
- Các công việc gia công : Căn cứ vào quy trình công nghệ tiến hành
tháo máy hoặc dụng cụ sau đó sửa chữa, phục hồi, thay thế (đối với thợ sửa
chữa) hoặc lựa chọn các phương pháp gia công hợp lý gia công chế tạo chi tiết
máy hay cụm máy móc thiết bị mới (đối với thợ chế tạo).
- Các công việc lắp ráp : Lắp ráp sơ bộ kiểm tra sai số gia công (đối với
thợ chế tạo) hoặc lắp ráp các chi tiết máy lại để tạo thành máy móc thiết bị
hoàn chỉnh (đối với thợ sửa chữa).
2. Các dụng cụ cơ bản dùng trong nghề nguội
2.1. Dụng cụ vạch dấu
- Bàn máp: Là một tấm kim loại phẳng thường có kích thước 500x500,
800x800 và 1000x1000 có công dụng để kiểm tra độ không phẳng của cácmặt
phẳng, và kết hợp với các dụng cụ khác để vạch dấu như khối (D) khối (V) Đài
vạch, Mũi vạch.

2
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

- Các dụng cụ vạch dấu khác : Khối (D) khối (V) Đài vạch, Mũi vạch
Vạch dấu, Chấm dấu, Com pa, Chụp tìm tâm, các loại Dưỡng.
2.2. Dụng cụ gia công
- Đục (bằng, nhọn, cong)
- Các loại Giũa (tròn, dẹt, vuông, tam giác, lòng mo...)
- Mũi Khoan, mũi Khoét, dao Doa,
- Taroren, Bàn ren,
- Cưa,
- Dao cạo.
2.3. Dụng cụ gá kẹp.
Dụng cụ gá kẹp dùng trong nghề Nguội chủ yếu là Êtô, Êtô có 3 loại là
Êtô tay, Êtô chân, Êtô song hành. Khi cần lực kẹp nhỏ và khoảng kẹp không
lớn lắm người ta dùng Êtô tay và Êtô chân, còn khi cần lực kẹp lớn như Đục
chẳng hạn, hoặc khoảng kẹp lớn người ta dùng Êtô song hành, do có nhiều ưu
điểm lên Êtô song hành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
2.4. Dụng cụ tháo lắp:
Tông, Vam, Tuốc-nơ-vít, Cờ lê, Búa, Đột...
2.5. Dụng cụ đo kiểm:
- Dụng cụ đo : Thước dây, Thước lá, Thước cặp, Panme, Thước đo góc
vạn năng.
- Dụng cụ kiểm tra : Căn lá, Calip, Dưỡng, Đồng hồ so, Thước kiểm
phẳng, Thước kiểm tra hình dáng.
2.5.1. Cấu tạo và cách sử dụng Thước cặp:
- 2.5.1.1. Các loại thước cặp
:

Hình 2.1 Thước cặp đồng hồ

3
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Hình 2.2 Thước cặp điện tử

Hình 2.3: Thước cặp thường

Thước cặp là dụng cụ đo vạn năng có thể sử dụng để đo ngoài đo trong


hay đo chiều sâu lỗ, độ chính xác lớn nhất đo được bằng thước là 0,02 (mm)
+) Cấu tạo: (Xem hình 2.3)
Cấu tạo gồm 2 phần : Thân thước động và Thân thước tĩnh
- Trên thân thước động có 2 mỏ đo trong, ngoài động và thanh đo lỗ,
trên thân thước động có khắc 1 hàng vạch gọi là Du tiêu. Nếu thước có độ
chính xác là 1/10 hay 0,1 (mm) thì trên Du tiêu khắc 10 vạch khoảng cách giữa
các vạch là 0,9mm. Nếu độ chính xác là 1/20 hay 0,05 mm thì trên Du tiêu
khắc 20 vạch khoảng cách giữa các vạch là 0,95mm . Nếu thước có độ chính
xác là 1/50 thì trên Du tiêu khắc 50 vạch khoảng cách giữa các vạch là
0,98mm.
- Trên thân thước tĩnh có 2 mỏ đo trong và ngoài tĩnh. Dọc theo thân
thước có xẻ rãnh để chứa thanh đo lỗ. Trên thân thước tính có khắc 1 hàng
vạch mỗi vạch cách nhau 1mm
4
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

+) Cách đo:
- Cách cầm thước: Tay phải cầm thước, bốn ngón con bao quanh phía sau
Thân thước tĩnh ngón cái được đặt vào vấu đẩy.
- Đo ngoài: Mở mỏ đo ngoài sao cho khoảng cách hai mỏ đo lớn hơn chi
tiết rồi từ từ kẹp hai mỏ vào chỗ cần đo đến khi nào 2 mỏ đo tiếp xúc với vật
cần đo vít chặt vít hãm đọc kích thước.
- Đo trong: Đẩy vấu đẩy cho khoảng cách 2 mỏ đo trong nhỏ hơn kích
thước cần đo, đưa vào chỗ cần đo kéo vấu đẩy ra cho 2 mỏ đo trong tiếp xúc
với kích thước cần đo, vít chặt vít hãm đọc kích thước.
- Đo chiều sâu lỗ: Đặt đuôi của thân thước tĩnh lên thành lỗ cần đo, từ
từ kéo vấu đẩy đến khi thanh đo lỗ chạm đáy lỗ cần đo thì vít chặt vít hãm.
- Đọc kích thước: Xem vạch số 0 trên thân thước động đứng sau vạch
nào trên thân thước tĩnh thì giá trị của vạch đó trên thân thước tĩnh là giá trị
phần nguyên của kích thước. Xem trên Du tiêu vạch nào trùng với bất kỳ một
vạch nào đó trên Thân thước tĩnh thì giá trị của vạch đó trên Du tiêu là giá trị
phần lẻ của kích thước (lưu ý mỗi lần đo chỉ có 1 vạch trùng).
Ví dụ:

Trong ví dụ trên thì phần nguyên là 22 phần lẻ là 0,56 kích thước là 22,56
2.5.2. Pan me: (Xem lý thuyết tiện)
3. Một số phương pháp gia công nguội cơ bản
3.1. Đục kim loại
Đục là phương pháp gia công chủ yếu của nghề Nguội, được sử dụng khi
lượng dư lớn hơn 0,5 - 1 mm. Gia công bằng phương pháp đục là sự kết hợp khéo
léo giữa đôi tay của người thợ với các dụng cụ như Búa, Êtô để bóc đi một lớp
kim loại thừa bằng một loại dụng cụ cắt gọi là Đục. Lớp kim loại được bóc rời ra
khỏi vật gia công trong một lần cắt gọt gọi là phoi, toàn bộ lớp kim loại cần được
bóc đi gọi là lượng dư.
Gia công bằng phương pháp đục thường áp dụng trong những trường hợp các
vật gia công nhỏ, các mặt có dạng phẳng, các rãnh có hình dạng phức tạp khó gia
công trên các máy.

5
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Đục là phương pháp gia công thô sau nguyên công đục còn phải gia công lại
bằng các phương pháp khác mới đạt được độ chính xác và độ bóng cao.
3.1.1. Cấu tạo
Đục thường được chế tạo bằng thép các bon dụng cụ CD70; CD80
(Y7;Y8). Đục có tổng chiều dài khoảng 150 200 mm. Cấu tạo gồm các phần
sau:
+) Đầu đục: Có được làm côn một đoạn từ 10-20mm, Đầu đục được vê tròn.
Phần Đầu đục chịu lực đập của búa lên được tôi cứng, độ cứng từ 30-35 (HRC)
+) Thân đục : Có tiết diện hình chữ nhật, kích thước trong khoảng (5 x 8)
đến (20 x 25) mm, các góc vuông thường được làm vát hay sửa tròn để tay cầm
không bị xước.
+) Lưỡi đục: Lưỡi đục có độ dài khoảng 30 – 40 mm, trong Lưỡi đục có
Lưỡi cắt. Lưỡi cắt là giao tuyến của hai mặt vát hình nêm nếu giao tuyến thẳng
ta có lưới cắt thẳng như của Đục bằng, Đục nhọn. Nếu giao tuyến cong ta có
Lưỡi cắt cong như của Đục lưỡi cong. Lưỡi đục thường được tôi cứng khoảng
53 – 56 (HRC). Khi mài Đục phải căn cứ vào độ cứng của vật gia công mà ta
để góc giữa 2 mặt vát cho hợp lý.

700 khi đục gang.


600 khi đục thép.
450 khi đục đồng.
350 khi đục nhôm,kẽm.

6
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Hình 3.1: Cấu tạo đục


Tuỳ theo hình dạng của lưỡi cắt mà chia ra làm 3 loại Đục khác nhau.
- Đục bằng để gia công mặt phẳng
- Đục nhọn để gia công rãnh thẳng
- Đục cong để gia công rãnh cong
Về cơ bản Đục lưỡi cong giống đục nhọn chỉ khác ở lưỡi cắt cong.
3.1.1. Kỹ thuật đục
a. Cách cầm Đục: Cầm đục bằng tay không thuận, đặt thân đục vào lòng bàn tay
các ngón con ôm thân đục thoải mái không quá chặt hay quá lỏng sao cho ngón trỏ
cách đầu đục chừng 20-30 mm ngón tay cái ôm vào khe giữa ngón giữa và ngón
trỏ. Các ngón tay giữ sao cho Đục hơi choãi ra (góc hợp bởi đường tâm Đục và
hướng của cánh tay dưới khoảng 100o- 110o)
b. Búa và cách đánh búa: Khi đục thường dùng loại búa có trọng lượng từ 200
–300 gam, cán búa có chiều dài từ 250-300mm. Cầm búa bằng tay thuận, các ngón
tay ôm cán búa vừa phải sao cho ngón tay út cách đuôi cán búa chừng 20-30mm.
*) Cách đánh búa:
+) Đánh búa bằng cổ tay: Dùng lực gập của cổ tay để đánh búa, cách đánh này
lực đập nhỏ nhưng rất chính xác vì búa gần tâm quay và chỉ có 1 tâm quay là cổ
tay, chỉ thích hợp khi đục tinh.
+) Đánh búa bằng cánh tay dưới: Dùng lực gập của cả cổ tay và khuỷu tay để
đánh búa với cách đánh búa này lực đập tưương đối mạnh nhưng lại kém chính
xác, thợ Nguội thường áp dụng cách đánh búa này để Đục.

+) Đánh búa bằng cả cánh


tay: Người thợ sử dụng lực gập
của cả cổ tay, khuỷu tay và bả
vai để đánh búa cách đánh này
lực đập rất mạnh nhưng lại
không chính xác vì có nhiều tâm
quay và búa lại ở xa tâm quay.
3.1.1. Tư thế đứng khi đục :
Giả sử hướng tiến của Đục trùng
với đường tâm Êtô tức là vuông

7
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

góc với mép bàn nguội ta có sơ đồ tư thế đứng Đục như sau đối với người thuận
tay phải:

Hình 3.2: Tư thế đứng đục

Hình
3.3: Cách cầm đục và cầm búa
3.1.4. Phương pháp Đục:

8
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Hình 3.4: Phương pháp đục


để đục được kim loại người thợ phải kết hợp rất nhịp nhàng giữa 2 tay: tay cầm
Đục và tay cầm Búa.
Khi bắt đầu đục, dặt lưỡi đục tiếp xúc với cạnh vật (hình vẽ), cách mặt trên
khoảng 0,5 – 1mm. Đánh nhẹ búa vào đầu đục cho lưỡi cắt bám sâu vào
kim loại, khi lưỡi đục đã ăn sâu vào kim loại chừng 0,5mm vẫn tiếp tục đánh
búa nhẹ đồng thời xoay dần đầu Đục lên, đến khi đường tâm Đục hợp với mặt
phẳng ngang một góc chừng 30-35o thì bắt đầu đánh búa mạnh và đều tay sao cho
lưỡi đục cày lên một lớp phoi đều. Nếu trong quá trình đánh búa thấy lớp phoi cày
lên mỏng dần thì tiếp tục dựng thân đục lên cho lưỡi đục ăn sâu thêm và ngược lại
nếu lớp phoi quá dày thì ngả dần đầu đục ra cho lớp phoi mỏng dần. Đục dần đến
gần hết bề mặt cần đục thì phải đổi hướng đục, đục theo hướng ngược lại để tránh
bị lẹm và tay cầm đục bị trượt trên bề mặt. (xem hình vẽ sơ đồ phương pháp đục).
Kỹ thuật đánh búa lúc này rất quan trọng quyết định chất lượng của nguyên
công đục, phải nđánh búa trúng đầu đục, không được đánh búa chệch ra hai bên sẽ
làm đục bị văng ra khỏi tay hay búa nện vào tay cầm Đục.
3.2. Giũa kim loại:
Giũa kim loại là phương pháp gia công rất quan trọng trong nghề nguội, là
phương pháp gia công nguội nửa tinh hoặc tinh. Độ chính xác về kích thước của
chi tiết có thể đạt đến 0,05mm khi giũa nửa tinh và 0,01mm khi giũa tinh . Giũa có
thể đạt được độ chính xác như trên vì mỗi lần đẩy giũa chỉ hớt đi một lớp kim loại
rất mỏng từ 0,025 - 0,08mm; lượng dư để giũa trung bình từ 0,5 - 0,025mm. Giũa
chỉ gia công được các kim loại mềm chưa qua nhiệt luyện; các bề mặt chai cứng
hoặc đã qua tôi cứng không thể gia công được bằng phương pháp giũa.

3.2.1. Cấu tạo giũa :


. Giũa là loại dụng cụ cắt kim loại làm bằng thép các bon dụng cụ, Tùy theo
yêu cầu và bề mặt chi tiết gia công mà hình dạng và kích thước của Giũa có
khác nhau

9
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Hình 3.5: Cấu tạo giũa


Cấu tạo gồm 2 phần: Phần thân, phần đuôi
+ Đuôi giũa có chiều dài bằng 1/4 - 1/5 chiều dài toàn bộ chiếc giũa.
Đuôi giũa thon nhỏ về một phía và được làm nhiều cạnh để thuận tiện cho việc
tra giũa vào chuôi gỗ và làm cho giũa không bị xoay trong lỗ chuôi
+ Thân giũa có chiều dài gấp 3 - 4 lần chiều dài đuôi. Tiết diện thân
giũa có thể là tròn, tam giác, vuông, chữ nhật với kích thước to, nhỏ khác nhau
tuỳ vào hình dáng kích thước của bề mặt gia công. Trên các bề mặt bao quanh
thân giũa trừ mặt đầu người ta tạo ra các đường răng theo một quy luật nhất
định, mỗi răng được coi như một lưỡi cắt hoàn chỉnh. Sau đó thân giũa được
nhiệt luyện để giũa ít bị mòn trong quá trình gia công.
Giũa thường được chế tạo bằng thép các bon dụng cụ CD100, CD120
(Y10, Y12.)
3.2.2. Phân loại giũa :
* Theo tính chất công việc hay độ bóng bề mặt mà giũa đạt được người ta
chia Giũa ra 3 loại.
- Giũa thô
- Giũa bán tinh
- Giũa tinh
* Theo đường răng giũa thông thường có 2 loại:

Giũa răng Đơn Giũa răng kép


Hình 3.6: Các loại răng giũa
- Giũa răng đơn.
- Giũa răng kép.
* Theo tiết diện mặt ngang chia làm 5 loại cơ bản
- Giũa Dẹt: Tiết diện hình chữ nhật, dùng để giũa mặt phẳng.
- Giũa vuông: Dùng để giũa các rãnh vuông,các mặt phẳng nhỏ,các góc
vuông.
- Giũa tròn: Dùng để giũa các chi tiết hình tròn,cung tròn lớn.

10
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

- Giũa Lòng mo: Tiết diện hình lòng mo, dùng để giũa các cung tròn lớn.
cung chình cầu, các rãnh tròn.
- Giũa Tam giác: Tiết diện hình tam giác đều, dùng để giũa các góc 60 o,
các rãnh chữ V
- Giũa dao: Có mặt cắt ngang hình thoi (hoặc hình tam giác cân), dùng
để giũa sửa các bề mặt định hình hoặc các góc định hình (thường dùng để giũa
sửa răng của bánh răng )

Giũa dẹt Giũa vuông Giũa tam giác

Giũa lòng mo Giũa dao


Giũa tròn

11
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Hình 3.7: Các loại giũa

3.2.2. Kỹ thuật giũa


a. Cách cầm giũa : Tay thuận cầm cán giũa, ngón cái đặt trên cán dọc theo
chiều dài của giũa, bốn ngón con nắm bao quanh chuôi Giũa, cùi tay
không thuận tỳ nhẹ trên mặt giũa, đẳy giũa khi giũa thô và bán tinh, ngón
cái tay không thuận đặt phía trên bốn ngón con bao phía dưới khi giũa
tinh, lực tỳ khi giũa giữa hai tay phải nhịp nhàng sao cho Giũa luôn ở tư
thế thăng bằng trong quá trình giũa.
Tức là người thợ luôn phải giữ được biểu thức:
Pa x La = Pb x Lb

b. Chọn chiều cao Êtô : Tay cầm Giũa, giữa Giũa đặt lên giữa vật gia
công nách khép, cánh tay trên buông xuôi theo thân nếu cánh tay trên và cánh
tay dưới vuông góc với nhau tức là chiều cao Êtô đã hợp lý.

12
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Hình 3.8: Chọn chiều cao ê tô

Tư thế đứng giũa: Giả sử hướng tiến của Giũa trùng với đường tâm Êtô
tức là vuông góc với mép bàn nguội ta có sơ đồ tư thế đứng giũa như sau đối
với người thuận tay phải.

Hình 3.9: Tư thế đứng giũa

d. Phương pháp giũa :


Có 2 phương pháp giũa cơ bản:
- Giũa thẳng : Đẩy giũa thẳng theo đường tâm Giũa rồi trên hành trình
kéo giũa về đánh lệch thân giũa đi từ 1/2 – 2/3 bề rộng thân giũa. Phương pháp
này dùng khi giũa các bề mặt phẳng nhỏ và cần có độ phẳng cao.
-
Giũa chéo 45 o: Đẩy giũa đi chéo góc 45 o so với đường tâm Giũa,
phương pháp này dùng khi giũa các bề mặt rộng và có độ phẳng không cao
hoặc khi đánh bóng chi tiết.

13
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

3.3. Cưa cắt kim loại bằng cưa tay


3.3.1. Cấu tạo:
a. Khung cưa:
Khung cưa là một thanh thép dẹt được uốn hình chữ U. ở hai đầu có 2 chốt
để lắp lưỡi cưa có vít điều chỉnh để điều chỉnh lưỡi cưa. Trên khung cưa còn
bố trí một tay cầm để người thợ cầm vào đó trong quá trình cưa. Khung cưa có
2 loại là khung cưa liền và khung cưa rời, khung cưa rời có tính vạn năng hơn
vì nó có thể lắp được nhiều loại lưỡi cưa dài ngắn khác nhau.

1- Đai ốc điều chỉnh 4- Khung cưa


2- Lỗ bắt chốt 5- Cán gỗ
3- Lưỡi cưa

Hướng nghiêng của răng cưa khi cưa


Hình 3.9: Cấu tạo cưa tay
b. Lưỡi cưa: Lưỡi cưa là một thanh thép dẹt dài khoảng 250 - 300 mm rộng
khoảng 10 - 15 mm dày khoảng 0,8 - 1 mm. Người ta chế tạo răng và mở lưỡi cưa,
lưỡi cưa kim loại thường mở theo hình lượn sóng để giảm ứng suất tập trung trên
răng cưa, sau khi mở người ta đem tôi cứng 60 –62 (HRC) để cưa ít bị mòn trong
14
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

quá trình gia công. Lưỡi cưa thường làm bằng thép các bon dung cụ CD90; CD100
(Y9; Y10).
3.3.2. Kỹ thuật cưa:
a. Lắp lưỡi Cưa: Khi lắp lưỡi cưa ta cần phải chú ý đến hướng nghiêng của
răng cưa, cần phải lắp lưỡi cưa sao cho hành trình đẩy cưa đi là hành trình cắt gọt.
Lắp lưỡi cưa vào khung cưa thông qua 2 chốt trên khung cưa, vặn chặt đai ốc điều
chỉnh cho đến khi chặt tay, dùng ngón tay búng nhẹ vào lưỡi cưa thấy tiếng kêu
vang (tanh tanh) là được.
b. Cách cầm Cưa: Cầm Cưa bằng tay thuận bốn ngón con bao quanh cán cưa
một cách vừa phải không lỏng hay chặt quá (cầm tưưong tự như của giũa). Tay kia
ôm vào phía đai ốc điều chỉnh.
c. Tư thế đứng cưa: Tư thế đứng cưa tương tự như của giũa (xem hình tư thế
đứng giũa).
d. Phương pháp cưa: Lúc bắt đầu cưa ta đặt móng ngón cái của tay không
thuận sát vạch dấu tay kia cưa nhẹ để lấy dấu khi cưa đã vào sâu được khoảng 0,5 -
1 mm tay không thuận được chuyển về ôm vào khung cưa phía có đai ốc điều
chỉnh, lúc này người thợ tiến hành cưa, hành trình đẩy cưa đi là hành trình cắt gọt
hành trình kéo về là hành trình chạy không do đó hành trình kéo về kéo nhanh hơn
để rút ngắn thời gian gia công, đẩy dài hết chiều dài lưỡi cưa để cưa mòn đều trong
quá trình gia công. Người thợ cưa khoảng 40 - 60 hành trình/phút, Sinh viên mới
tập cưa lên cưa khoảng 30 - 40 HT/P.
*) Phương pháp cưa không đứt:
*) Phương pháp cưa đứt:
*) Phương pháp cưa vật mỏng:
*) Phương pháp cưa vật có kích thước lớn:
khoan Kim loại
3.4.1. Khái niệm :
Khoan là phương pháp gia công lỗ trên phôi đặc người ta có người ta có
thể khoan lỗ có đường kính từ 0,25  80 mm. Công việc của khoan lỗ được
thực hiện trên máy khoan thông qua dụng cụ cắt là mũi khoan.
3.4.2. Cấu tạo và các loại mũi khoan:
a. Cấu tạo (mũi khoan xoắn hay mũi khoan ruột gà)
Đây là mũi khoan được dùng phổ biến nhất hiện nay cấu tạo gồm 3 phần:
+ Bộ phận công tác: Có dạng trụ tròn, có 2 rãnh xoắn để thoát phoi, nhờ
2 rãnh xoắn này hình thành lên các lưỡi cắt của mũi khoan: 2 lưỡi cắt chính,
hai lưỡi cắt phụ, 1 lưỡi cắt ngang khi khoan mặt bao ngoài của mũi khoan tiếp
xúc với thành lỗ giúp cho việc định hướng nhưng tạo ra ma sát lớn lên trên mặt

15
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

bao ngoài phía tiếp xúc với lưỡi cắt chính người ta chế tạo 2 đường viền khi
khoan chỉ có 2 đường viền này tiếp xúc với thành lỗ.
+ Chuôi: Có 2 loại chuôi là chuôi trụ và chuôi côn
Mũi khoan có đường kính d < 12mm thường làm chuôi trụ loại này khi lắp vào
trục chính của máy khoan phải thông qua bầu cặp.
Mũi khoan có đường kính d > 12mm thường làm chuôi côn, loại này được lắp
trực tiếp vào trục chính của máy khoan khi khoan, chuôi côn được tiêu chuẩn
hoá và gọi theo số ví dụ: Côn moóc số 1, Côn moóc số 2... hoặc thông qua các
áo côn (tiêu chuẩn). Cuối phần chuôi được làm bẹt một đoạn gọi là đuôi bẹt để
nhận lực truyền từ trục chính của máy khoan và sử dụng trong quá trình tháo
lắp.

Cổ: Là phần nối giữa phần công tác và chuôi trên đó thường ghi vật liệu chế
tạo, ký hiệu, độ cứng của mũi khoan.

Hình 3.10: Cấu tạo mũi khoan

b. Các loại mũi khoan :


-
Mũi khoan bẹt
-
Mũi khoan tâm
-
Mũi khoan tổ hợp
Mũi khoan khoan với tốc độ thường (tốc độ thấp) thường được chế tạo bằng
thép cacbon dụng cụ: CD120; CD120A (Y 12, Y12A ).
16
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

- Mũi khoan khoan với tốc độ trung bình thường được chế từ Thép gió, kí
hiệu P9,P10, P18 hoặc thép hợp kim dụng cụ như 9XC.
-
Mũi khoan khoan với tốc độ cao thường được chế tạo từ các loại hợp kim
cứng hay dùng là T15K6 hoặc được gắn các mảnh hợp kim cứng để tạo ra bộ
phận cắt của mũi khoan.
-
Mũi khoan thường được tôi cứng từ 60 – 62 HRC, mũi khoan thép gió và
hợp kim có độ cứng cao hơn.
4. Máy khoan:
Máy khoan có nhiều loại như máy khoan đứng, máy khoan bàn, máy khoan
cần, máy khoan tổ hợp… Sau đây chúng ta nghiên cứu máy khoan bàn, đây là
loại máy có cấu tạo đơn giản, khi thực tập xưởng sinh viên thực tập khoan lỗ
trên máy khoan này.
4.1. Máy khoan bàn:
Máy khoan bàn là loại máy có trọng lượng cỡ nhỏ, chỉ khoảng 40 – 120 kg
máy thường được đặt trên bàn nguội, đường kính lỗ khoan được từ 3 -
12.
4.1.1. Cấu tạo :
- Gồm 3 bộ phận: Bệ máy, Thân máy, và Bộ phận truyền động
+ Bàn máy: Đúc bằng gang, trên gia công rãnh chữ T để gắn chặt chi tiết
gia công hay đồ gá khoan.
+ Thân máy : có dạng hình trụ tròn để bắt chặt vào bàn máy. Trên thân
máy gắn thanh răng.

+ Bộ phận truyền động : Gồm có động cơ, cặp bánh đai nhiều tầng, tấm
gá cần điều khiển trục chính và đai ốc hãm.

17
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Hình 4.1: Máy khoan bàn

1- Bàn máy 5- Bộ truyền đai nhiều tầng


2- Trục chính 6- Động cơ điện
3- Cần điều khiển trục chính 7- Đai ốc hãm
4- Bộ phận truyền động 8- Thân máy

4.1.2. Nguyên lý làm việc :


Động cơ điện 6 quay chuyển động được truyền qua bộ truyền Bánh đai
nhiều tầng – Dây đai 5 làm trục chính quay, mũi khoan gắn trên trục chính
cũng quay theo.
Muốn tạo ra chuyển động cắt gọt cần phải có thêm 1 chuyển động nữa
chuyển động này được tạo ra do người thợ xoay cần điều khiển trục chính 3.
Muốn thay đổi tốc độ mũi khoan ta thay đổi tỷ số truyền giữa các cặp
bánh đai.
4.2. Máy khoan cần
4.3. Biện pháp công nghệ đảm bảo độ chính xác khi khoan:
- Chọn mũi khoan có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan.
-
Kiểm tra bộ phận cắt của mũi khoan nếu bị cùn, mẻ phải mài sửa nhưng
không được để lệch me.
-
Nếu mũi khoan còn ngắn quá do mài sửa nhiều lần phải thay mũi khoan mới.
-
Gá lắp mũi khoan lên trục chính hay đồ gá không được để mũi khoan bị đảo.
-
Lấy dấu tâm lỗ khoan chính xác trên vật khoan.
-
Gá kẹp vật cần khoan trên bàn máy hay Êtô khoan chắc chắn, sao cho mặt
phẳng cần khoan vuông góc với đường tâm của mũi khoan.
18
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi
-
Chọn chế độ cắt thích hợp trước khi khoan.
-
Điều chỉnh sao cho tâm mũi khoan trùng với chấm dấu đã chấm.
-
Đặt cữ chính xác chiều sâu lỗ khoan trên Du xích ( đối với máy có Du xích ),
nếu máy không có Du xích thì phải vạch dấu trên Mũi khoan hoặc thường xuyên
dùng Dưỡng để kiểm tra chiều sâu lỗ.
-
Dùng dung dịch bôi trơn nguội hay nước làm mát cho Mũi khoan để làm
tăng tuổi thọ của Mũi khoan.
5.Tarô ren - bàn ren
5.1. Tarô ren:
Là dụng cụ tạo ren
trong lỗ chế tạo theo tiêu
chuẩn, có cấu tạo gồm 2 bộ
phận: bộ phận công tác và
chuôi có đầu vuông
+ Bộ phận công tác:
Là một phần của những
vòng
ren được chia ra bởi 3 hay
4 rãnh dọc chính nhờ các
rãnh dọc
này đã hình thành nên
lưỡi cắt và cũng là rãnh để
thoát phoi. Tùy thuộc vào
ren phải hay ren trái mà các răng ren (hay các lưỡi cắt tarô) cũng nghiêng theo
hướng tương ứng
Bộ phận công tác gồm 2 phần: phần cắt và phần sửa đúng hay định
hướng

+ Chuôi : Bao gồm phần thân nối dài của tarô và phần đầu vuông là nơi
dùng để gá kẹp mũi Tarô vào
tay quay Tarô và làm cho mũi
tarô không bị quay khi tạo ren.
Thông thường một bộ Tarô gồm từ 2-3
chiếc cắt từ thô cho tới tinh.
5.2. Bàn ren:

19
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Là dụng cụ tạo ren ngoài theo tiêu chuẩn, có hình dạng gần giống một
Đai ốc. Bộ phận công tác tương tự như là Tarô ren, các răng cắt ren
được tạo ra từ việc chia nhỏ đường ren
cơ sở rồi mài hớt lưng các đoạn ren này để tạo
thành lưỡi cắt hay còn gọi là răng cắt . Bên Hình 5.2 Bàn ren sườn
(Hình tham khảo)
của bàn ren có một lỗ tròn được dùng làm lỗ chốt để
giữ cho bàn ren không bị quay trong
khi tạo ren.

Hình 5.3 hình vẽ taroren, bàn ren

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Trình bày cấu tạo và phân loại giũa? Nêu các phương pháp giũa?.
Câu 2: Trình bày cấu tạo, vật liệu, độ cứng của đục?. Nêu phương pháp đục?.
Câu 3: Trình bày cấu tạo cưa tay, cách lắp lưỡi cưa?. Nêu phương pháp cưa tay?.
20
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Câu 4: Trình bày cấu tạo mũi khoan xoắn chuôi côn (vẽ hình)?.
Câu 5: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy khoan bàn?. Nêu các biện
pháp công nghệ đảm bảo độ chính xác khi khoan/.

B - thực hành
Bài tập 1
Cưa cắt kim loại bằng cưa tay

Yêu cầu:
-
Biết vạch dấu trên phôi
-
Biết cách lắp lưỡi cưa và căn chỉnh lưỡi cưa
-
Biết đứng đúng tư thế động tác cưa
-
Cưa được thép tròn 30 đạt kích thước.
Các bước tiến hành:
-
Vạch đấu trên phôi
-
Kẹp phôi vào ê tô, ding móng tay cái của tay
không thuận đặt sát vào vạch dấu cưa nhẹ để lấy dấu cưa ban đầu.
-
Cưa theo vết đã lấy dấu vào sâu khoảng 5-7
-
Xoay phôi về phía trước cưa vòng quanh theo vạch dấu sâu khoảng 5-7 lại
xoay cứ như như vậy đến khi nào phôi đứt thì thôi.
Bài tập 2
Tập giũa mặt phẳng song song vuông góc.
Yêu cầu:
-
Biết vạch dấu, chấm
dấu trên phôi
-
Biết cách cầm giũa và
đứng đúng tư thế động tác
giũa
-
Nắm được các phương
pháp giũa (giũa dọc, giũa
chéo 450)
-
Giũa được chi tiết đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật.
21
Lú thuyÕt thùc tËp xëng ký thuËt nguéi

Các bước tiến hành:


-
Giũa phẳng 1 mặt rộng làm chuẩn
-
Dùng vạch dấu vạch kích thước 30x30 trên phôi sau đó dùng chấm dấu chấm
nhẹ theo vạch dấu
-
Giũa theo vạch dấu đạt kích thước mặt vuông 30x30.
-
Vạch dấu và chấm dấu kích thước chiều cao 15 của chi tiết.
-
Giũa theo chấm dấu đạt kích thước chiều cao 15
Bài tập 3
Giũa, khoan, ta rô ren

Yêu cầu:
-
Biết vạch dấu, chấm dấu trên phôi,
-
Giũa chính xác theo chấm dấu
-
Nắm được quy tắc an toàn và biết sử dụng máy khoan bàn.
-
Biết mài mũi khoan và tháo lắp mũi khoan.
-
Biết khoan lỗ đúng kích thước, đúng vị trí.
-
Biết sử dụng ta rô ren.
-
Làm đúng tư thế, động tác cắt ren.
-
Khi cắt ren không để ren bị xiên,
-
Biết cách bẻ phoi để không làm gẫy ta rô ren.
-
Biết cách không làm vỡ ren khi gia công.
Các bước tiến hành:
-
Giũa phẳng mặt rộng làm chuẩn
-
Vạch dấu, chấm dấu lục giác đều S=22, đánh dấu vị trí tâm.
-
Giũa theo chấm dấu đạt kích thước lục giác.
-
Vát 6 đỉnh 2x450
-
Khoan lỗ 10.5 trên máy khoan bàn.
-
Ta rô ren M12
-

22

You might also like