You are on page 1of 4

Cách đóng cọc trên sông Bạch đằng

 Ba vật liệu dùng để đóng cọc bao gồm : thuyền dân dụng, que nháng làm từ tre hoặc
gỗ và dây nháng.
 Cọc bạch đằng được đóng theo nguyên lý : Dây giữ cọc.

Cọc giữ dây.

Dây giữ thuyền.

 Cọc lớn được thả xuống sông, đầu gốc được nhấn chìm một phần xuống mặt bùn,
phần ngọn buộc dây tiền nháng để giữ và điều chỉnh cọc, cùng với dây hậu buộc ở thân
trên để cho cọc không bị nghiêng ngả. Cũng tại phần thân trên này sẽ có que nháng
buộc ngang thân cọc để 2 hoặc 4 người đứng lên, nhấn cho cọc chìm sâu dần.

Khi cọc đến độ sâu ổn định, chỉ cần thả dây hậu nháng và ghì thân cọc vào dậy tiền
nháng. Vừa kéo lên vừa lắc ngang, đẩy thân cọc nghiêng 45 độ về phía hướng rút của
thủy triều.

2
Theo ước tính, mỗi thuyền có thể cắm được hàng chục cọc mỗi ngày. Đến khi cọc đứng chắc
chân, dây được tháo ra và bịt đầu sắt vào cọc

Nghệ thuật tạo lập thế trận


Một là, ra sức cố kết cộng đồng, tạo sự đồng lòng, chung sức của toàn dân để chiến
thắng kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt
chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai diễn ra trong tình thế hết sức khó khăn do
hậu quả nặng nề của quãng thời gian gần một nghìn năm Bắc thuộc. Để có sức mạnh
vượt trội chống lại kẻ thù, bằng uy tín, tài năng và hành động chính nghĩa, Ngô Quyền
ra sức cố kết cộng đồng, thu phục lòng người,… nhằm quy tụ mọi tầng lớp nhân dân
ở khắp các vùng, miền tham gia kháng chiến. Ngay khi được tin quân Nam Hán chuẩn
bị xâm lược nước ta, một mặt, Ngô Quyền đẩy mạnh tuyên truyền về lòng yêu nước,
tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến và tinh thần độc lập, tự chủ chống ngoại xâm
của dân tộc; mặt khác, ra sức ổn định tình hình trong nước, thiết lập mạng lưới chính
quyền chống quân xâm lược ở khắp nơi, v.v. Các hào trưởng, tộc trưởng, anh hùng,
hào kiệt ở khắp nơi đều hăng hái đầu quân cho kháng chiến.

3
Hai là, nghiên cứu nắm chắc tình hình mọi mặt, chủ động bố trí trận địa cọc hiểm hóc,
tạo thế bất ngờ, đánh bại thủy quân của địch. Sông Bạch Đằng có cửa sông rộng,
nhiều nhánh sông đổ về, hai bên là núi cao, cây cối um tùm, che lấp bờ sông - một địa
hình thiên hiểm. Nghiên cứu nắm chắc địa hình, Ngô Quyền tiên đoán rằng, đoàn
thuyền chiến của Hoằng Tháo sẽ vượt biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng rồi vào sâu
nội địa nước ta. Vì thế, Ngô Quyền đặt quyết tâm: lợi dụng địa hình hiểm trở của rừng
núi, sông nước vùng Đông Bắc để bày binh, bố trận hiểm hóc tại vùng hạ lưu và cửa
biển Bạch Đằng nhằm diệt gọn toàn bộ chúng tại đây. Ông chủ trương: phải thiết lập
các bãi cọc ngầm, kiên cố, ở giữa lòng sông, nơi hiểm yếu và được vận hành theo quy
luật con nước thủy triều để chặn giặc. Trong thời gian ngắn, mặc dù thời tiết những
ngày cuối năm mưa dầm, gió bấc, trời rét buốt như cắt vào da thịt, nhưng hàng nghìn
cây gỗ nhọn đầu, bịt sắt đã được quân và dân ta bí mật cắm xuống lòng sông theo
đúng ý định. Thực tiễn trận Bạch Đằng cho thấy, việc bí mật thiết lập các bãi cọc
ngầm ở dưới lòng sông, quân và dân ta không chỉ khiến địch hoàn toàn bất ngờ, mà
còn buộc chúng đang ở thế chủ động tiến công rơi vào thế bị động, lúng túng đối phó
và nhanh chóng bị tiêu diệt. Đây là một thế trận sáng tạo, độc đáo trong lịch sử chống
giặc ngoại xâm của dân tộc. Vì thế, đội thuyền chiến đông đảo của địch đã bị chặn
đứng, dồn lại trong thế hỗn loạn khi quân ta tổ chức phản kích tiêu diệt.

Ba là, tổ chức, bố trí các lực lượng hợp lý, tạo sức mạnh tổng hợp, tiêu diệt lớn quân
địch, kết thúc chiến tranh. Để giành thắng lợi quyết định trong trận quyết chiến chiến
lược, cùng với bố trí trận địa cọc ở những nơi hiểm yếu, Ngô Quyền còn tổ chức, bố
trí các lực lượng tác chiến một cách chặt chẽ, khoa học để hình thành trận địa mai
phục quy mô lớn ở vùng hạ lưu và cửa sông Bạch Đằng. Thế trận đó gồm các lực
lượng: chặn đầu, khóa đuôi,… và hai bên sườn đủ mạnh, phối hợp chặt chẽ với nhau
để chặn đứng đội hình tiến công của chúng, thực hành phản kích mạnh mẽ, đủ sức
tiêu diệt toàn bộ đạo binh thuyền của địch. Ở phía đầu nguồn, Ngô Quyền chỉ huy lực
lượng chặn địch; sử dụng một lực lượng thủy binh do Dương Tam Kha chỉ huy, bố trí
ở tả ngạn sông Bạch Đằng, phục sẵn ở các kênh rạch bên sông. Còn bên hữu ngạn
sông Bạch Đằng, là nơi bố trí lực lượng (gồm cả thủy binh và bộ binh) do Đỗ Cảnh
Thạc chỉ huy, cánh quân này sẽ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng dân binh địa
phương để đánh địch. Nhiệm vụ của hai cánh quân này là đánh ập vào hai bên sườn
đội hình địch, đẩy chúng xuống lòng sông, tạo điều kiện cho thủy quân tiêu diệt. Với
cách tổ chức, sử dụng, bố trí lực lượng như vậy, kết hợp với trận địa cọc tạo thành
một thế trận “thiên la, địa võng”, khiến đạo quân xâm lược không còn đường về.

You might also like