You are on page 1of 3

a) Giới thiệu chung về ông lái đò:

•Ông lái đò – một người lao động đời thường trên sông nước Tây Bắc, không được gọi bằng tên riêng
mà bằng nghề nghiệp. Vì thế, ông chính là đại diện tiêu biểu cho những “chất vàng mười” khác đang
âm thầm tỏa sáng ở mảnh đất này.
•Quê ở Lai Châu đã 70 tuổi, làm nghề chở đò xuôi ngược sông Đà lâu năm (khoảng 10 năm với gần
100 lần qua lại trên dòng sông và 60 lần cầm lái chính).
•Dù vậy, ông vẫn có một thân thể cường tráng, tố chất khỏe khoắn của một người lao động có sức
vóc. Đó là một thân hình “gọn quánh như chất sừng, chất mun”, giọng nói “ào ào như tiếng nước
trước mặt ghềnh sông”, hai tay “dài lêu nghêu như cái sào”, hai chân “khuỳnh khuỳnh như đang kẹp
chặt cái cuống lái trong tưởng tượng”… => Vẻ ngoài đầy phong sương, in hằn mùi sông nước Tây
Bắc.
•NT đã dụng công khi đặt ông lái đò trong một môi trường thiên nhiên khắc nghiệt chính là con sông
Đà dữ dằn, hiểm ác, có quân đông tướng mạnh. => Giúp nhà văn tô đậm vẻ đẹp không chỉ là sự tài
hoa mà còn phi thường của người anh hùng trong “thiên sử thi” leo ghềnh vượt thác.
b) Vẻ đẹp phẩm chất:
b1. Một người tinh thạo, từng trải, giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về từng ngõ ngách trên S.Đà:
•Kinh nghiệm lâu năm đã giúp ông hiểu rõ con sông một cách tường tận, sâu sắc: “Ông đò nắm chắc
binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi cửa ải nước” .
+ Ông nhớ tỉ mỉ như “đóng đanh” vào trong đầu từng đặc điểm nhỏ nhất, từng vị trí sắp đặt của đá,
từng luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở .
+ Biết rõ về đối thủ đáng gờm, chính là lợi thế để ông có thể chinh phục và chế ngự sông Đà hung
bạo.
•Sông Đà “như một thiên anh hùng ca mà ông đò thuộc từng dấu chấm than, chấm câu và những
đoạn xuống dòng”. => Gắn bó cả cuộc đời mình với vùng sông nước đã cho ông sự dày dặn kinh
nghiệm.
b2. Một người trí dũng song toàn như một vị tướng tài ba, lão luyện trong nghệ thuật cầm quân:
• Cuộc chiến giữa ông lái đò và con sông Đà là một cuộc thủy chiến khốc liệt, gây cấn để giành lấy
sự sống từ thần chết. Do đó, hằng ngày ông phải luôn trải qua khoảnh khắc của sự sinh tử. Đây chính
là môi trường tôi luyện thêm sự tài trí, dũng cảm và tài hoa, lão luyện ở ông đò.
• Để khắc họa những vẻ đẹp đó ở ông lái đò, NT đã tập trung miêu tả cuộc vượt thác của “người anh
hùng sông nước” vượt qua 3 vòng vây một cách ngoạn mục, với sức mạnh thể chất phi thường, lòng
quả cảm vô song và tài trí mưu lược xuất chúng.
Vòng vây 1:
•Ngay từ đầu, đây đã là một cuộc chiến không cân sức. Con sông chủ động bày thạch trận hòng cướp
lấy tính mạng ông đò. Chúng tấn công liên tục, phủ đầu khiến ông hoàn toàn bị động, ko kịp trở tay
mà chỉ có thể phòng ngự. Bị đánh trúng đòn hiểm độc nhất mặt ông “méo bệch đi”.
+ Cách sử dụng từ độc đáo làm hiện ra không chỉ gương m
+ Sự đau đớn của ông còn được miêu tả gián tiếp thông qua cảm nhận của thị giác và xúc giác: “mặt
sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng”
=> đau tóe đóm và rát bỏng như lửa cháy.
•Chúng còn “tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác” tạo nên không khí chiến trận
khẩn trương, dồn dập, gây cấn nhằm uy hiếp tinh thần đối thủ. Ở vòng vây này, chúng mưu mô mở ra
năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh duy nhất, nằm lập lờ phía tả ngạn sông.
•Thế nhưng, con người trên chiếc thuyền nhỏ bé ấy lại ko hề sợ hãi mà ông đò vẫn “cố nén vết
thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái, bình tĩnh chỉ huy” để khéo léo đưa con thuyền vượt qua
vòng vây thứ nhất một cách an toàn. => NT ko giấu được lòng ngưỡng mộ và cảm phục trước bản
lĩnh kiên cường, sự bình tĩnh của người lái đò.
Vòng vây 2:
•Từ thế bị động đến trùng vi thứ 2, ông đã chuyển sang chủ động tấn công. Mặc dù, cuộc chiến khó
khăn, kịch tính hơn nhưng ko làm ông nao núng.
•Con sông Đà nhất quyết ko chịu buông tha, lần này chúng tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con
thuyền vào và thay đổi luôn vị trí phục kích khi cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Điều
này ko thể làm khó ông đò khi ông khi hiểu rất rõ về kẻ địch, nắm chắc được binh pháp, quy luật
phục kích của nó
Kinh nghiệm chinh chiến, giúp ông nhận ra “cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi
hổ”. Việc bỏ cuộc giữa chừng chỉ càng khiến cho con người bị nuốt chửng bởi loài thủy quái dữ dằn,
hiểm ác.
•Dòng thác lúc này có sức mạnh ko khác gì loài hổ báo, “đang hồng hộc tế mạnh”, nước phóng
nhanh tạo ra dòng chảy xiết. Ông đò được miêu tả như một dũng tướng tài ba tả xung hữu đột, đang
thuần phục con ngựa bất kham của sóng thác khi “nắm chắc bờm sóng…ghì cương lái…phóng nhanh
vào cửa sinh” với tốc độ mau lẹ.
Nhưng con sông Đà ko phải dạng vừa, nó xua “bốn năm bọn thủy quân bên bờ trái xô ra định níu
chiếc thuyền vào tập đoàn cửa tử”. Ông đã cảnh giác sẵn và “nhớ mặt từng đứa” nên đã đưa ra cách
ứng phó linh hoạt, uyển chuyển: “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà
=> Hàng loạt những động từ được huy động như một đội quân hùng hậu: nắm, ghì, phóng, lái, tránh,
đè, chặt… làm nổi bật binh pháp kì diệu, sự tài trí, mưu lược của ông lái đò.
Nhờ đó mà ông đã đánh sập được vòng vây 2, khiến chúng thua cuộc với vẻ mặt “tiu nghỉu, xanh lè,
thất vọng”.
Chỉ còn vòng cuối để lật ngược tình thế, nên con sông càng tỏ rõ sự nguy hiểm, thâm độc khi tạo ra
thế trận “tiến thoái lưỡng nan”, khiến ông đò khó lòng xoay sở bởi bên trái, bên phải đều là luồng
chết.
•Hình ảnh ẩn dụ “cổng đá cánh mở cánh khép” cho thấy cả một mặt trận đá trùng điệp, trong đó là
bức tường phòng ngự vững chắc của “lũ đá hậu vệ” kết hợp với những mũi tấn công ồ ạt của sóng
dữ. Vì thế, ông đò nhận thấy không còn cách nào khác, chỉ có thể “phóng thẳng thuyền, chọc thủng
luồng sinh duy nhất ở ngay bọn đá hậu vệ đang trấn giữ”.
•“Trong cái khó lại ló cái khôn”, để chiến thắng ông đò đã dùng chiến thuật “đánh thần tốc”, biến
chiếc thuyền sáu bơi chèo thành “mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”, còn ông giống như một
cung thủ. => Hình ảnh con thuyền lao vút qua khe hẹp như bay trong làn hơi nước được miêu tả
trong những câu văn ngắn mà cách ngắt câu kết hợp với những động từ, danh từ nối tiếp: “Vút, vút,
cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng” đã thể hiện sự điêu luyện của ông đò.
Tốc độ phi thường của con thuyền cùng bàn tay khéo léo “vừa lái vừa xuyên, vừa lượn được” của
một “tay lái ra hoa” đã giúp ông đò vượt qua vòng vây một cách phi thường.
● Vòng vây 3:
=> Quả là “Đọc NLĐSĐ ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, một đấng hóa công thực
sự” (Phan Huy Đông). Cho nên có thể khẳng định: Tài leo ghềnh vượt thác của ông đò đã đạt đến
mức phi phàm. Và NT đã xây dựng được một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ngay giữa cuộc
sống đời thường
b3. Một con người tài hoa nghệ sĩ, mang cốt cách của một người chỉ huy tài ba nhưng bình dị:
•NT luôn tiếp cận và miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Chúng ta từng bắt gặp một
Huấn Cao có tài viết chữ nhanh, đẹp như “phượng múa rồng bay” thì ở trang tùy bút này lại xuất hiện
một con người lao động đời thường nhưng lại mang cốt cách một người nghệ sĩ tài hoa.
Cuộc chiến với con sông Đà vừa kết thúc cũng là lúc ông lái đò trở về với cuộc sống thanh bình, đời
thường hằng ngày : “Nhà đò dừng chân trong một hang núi, đốt lửa, nướng ống cơm lam”.
+ Họ bình thản, thư thái thưởng lãm những thú vui dung dị, mang đậm bản sắc và hương vị quê
hương đó là món cơm lam dẻo thơm - hội tụ tinh hoa ẩm thực của vùng núi Tây Bắc. => Để rồi tâm
hồn họ ngân lên những xúc cảm giàu chất thơ.
+ Biểu hiện của một trạng thái tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ.
Tiếng sóng đánh ầm ĩ của thác ko còn, thay vào đó là những “lời bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh,
về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn
ruộng”.
+ Việc người lái đò bàn tán về những loại cá quý như là cách để gợi nhắc lại giá trị mà dòng sông đã
mang đến cho cuộc sống của con người.
+ Họ sẵn lòng gác lại mọi giao tranh, hơn thua chỉ còn lại là những câu chuyện đời thường.
• Đối với người lái đò, cuộc chiến trên sông Đà chính là công việc hằng ngày họ phải làm, là một
phần cuộc sống của họ. Mỗi ngày họ đều tự mình “giành lấy sự sống từ tay những con thác dữ”.
+ Cho nên với họ đó là chuyện rất bình thường, quen thuộc, không có gì đáng nhớ.
+ Cuộc vượt thác không làm cho người lái đò sợ hãi hay tự thán phục mình. Với họ, đó không phải là
điều gì quá bất ngờ hay một chiến tích đáng kể. => Chỉ riêng điều này đã cho thấy kiểu cốt cách nghệ
sĩ của ông lái đò.
Cuộc vượt thác của ông lái đò qua trang văn miêu tả của NT có thể hình dung như một cuộc trình
diễn nghệ thuật – nghệ thuật vượt thác leo ghềnh của một tay lái điêu luyện, uyển chuyển. Trên dòng
sông hung bạo ấy nổi bật hình ảnh ông lái đò với sự tự do, phóng khoáng, tài tử. => Đây chính là sự
tài hoa ở một con người đời thường.

KL

•Người lái đò hiện lên trong trang văn của NT với tư thế kì vĩ và mang vẻ đẹp tráng lệ, anh dũng của
một người anh hùng đã chinh phục, chế ngự và chiến thắng thiên nhiên hung dữ. Như vậy, tùy bút
sông Đà không chỉ là “trang thơ” mà còn là một bản “anh hùng ca” về con người lao động bình
thường mà rất đỗi phi thường.
•Vẻ đẹp, phẩm chất của ông lái đò chính là “chất vàng mười” mà NT đã tìm kiếm, khám phá khi đến
với vùng Tây Bắc. “Củ nâu” (vết thâm) để lại trên ngực ông lái đò được NT ví như “tấm huy chương
siêu hạng” mà thiên nhiên đã ban tặng cho người anh hùng trên sông nước.
Với hình tượng này, nhà văn đã mang đến một quan niệm mới về chủ nghĩa anh hùng: không chỉ có
trong công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà họ còn là những con người vô danh đang âm thầm góp
sức mình vào công cuộc lao động sản xuất, kiến thiết đất nước

You might also like