You are on page 1of 7

Bài Thí nghiệm Nguyên lý máy 5

PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC HỆ THỐNG BÁNH RĂNG

1. Giới thiệu
Tìm hiểu cấu tạo của các hệ thống bánh răng (thường và vi sai) và ứng dụng của
chúng, biết vẽ lược đồ động và phân tích động học cho hệ thống bánh răng thực tế.

2. Cơ sở lý thuyết
• Công dụng của hệ thống bánh răng:
− Khi cần truyền động với tỉ số truyền lớn mà một cặp bánh răng không thể đảm bảo
được, ta dùng hệ nhiều bánh răng nối tiếp nhau. Hệ thống bánh răng có thể dùng để
giảm tốc hay tăng tốc.
− Khi cần truyền động mà khoảng cách trục xa nhau, nếu chỉ dùng một cặp bánh răng
(Z'1 và Z'2 ) thì kích thước bánh răng sẽ rất lớn, khi đó ta có thể dùng nhiều cặp bánh
răng nối tiếp nhau (Z 1 , Z 2 , Z 3 , Z 4 ) mà vẫn đảm bảo tỉ số truyền, như vậy kích thước
mỗi bánh răng sẽ nhỏ hơn rất nhiều như ví dụ trên Hình 1.

Hình 1: Lợi ích của hệ thống bánh răng khi truyền chuyển động giữa hai trục xa nhau.
− Truyền chuyển động giữa các trục cần thay đổi tỉ số truyền: Theo Hình 2, chuyển
động từ trục I truyền sang trục II được thực hiện nhờ cơ cấu bánh răng như sau: trục
I lắp bánh răng cố định Z 1 và Z 1 '; khối bánh răng Z 2 và Z 2 ' lắp di trượt trên trục II.
Khi khối bánh răng ở vị trí bên trái, tỉ số truyền giữa trục I và II phụ thuộc vào số
răng của cặp bánh răng Z 1 và Z 2 ; khi gạt khối bánh răng Z 2 và Z 2 ' sang phải để cặp
bánh răng Z 1 ' và Z 2 ' ăn khớp với nhau thì tỉ số truyền lúc này lại phụ thuộc vào số
răng của cặp bánh răng Z 1 ' và Z 2 '.

Hình 2: Hệ thống bánh răng có thể thay đổi tỉ số truyền.


− Thay đổi chiều quay: Khi cần đổi chiều quay của trục bị dẫn mà trục dẫn có chiều
quay không đổi.
− Tổng hợp hay phân tích chuyển động quay: Có thể sử dụng hệ thống bánh răng để
hợp nhiều chuyển động thành một hoặc chia một chuyển động thành nhiều chuyển
động theo những quan hệ động học nhất định.
• Phân loại và tỉ số truyền của các hệ thống bánh răng:
Theo kết cấu không gian, hệ thống bánh răng được chia thành 2 loại: phẳng và không
gian. Trong thí nghiệm này, ta chỉ đề cập đến các hệ thống bánh răng phẳng.
a. Hệ thống bánh răng thường phẳng: là hệ thống gồm các bánh răng thường với tất cả
trục quay của các bánh răng đều cố định (Hình 3).
Hình 3: Hệ thống bánh răng thường phẳng.
Tỉ số truyền của hệ bánh răng thường phẳng:

( −1)k ∏
n1 Z bđ
i1n = =
nn ∏ Z cđ
Trong đó: i 1n : tỉ số truyền từ bánh răng thứ 1 đến bánh răng thứ n
k: số cặp bánh răng ăn khớp ngoài
Z cđ : số răng của bánh răng chủ động
Z bđ : số răng của bánh răng bị động
Suy ra tỉ số truyền của hệ thống bánh răng trên Hình 5.3 là:
n1 Z Z Z Z Z Z 2 Z 3Z 4 Z 6
i16 = ( −1)4 2 3 4 5 6 =
=
n6 Z1Z 2′ Z 3′ Z 4′ Z 5 Z1Z 2′ Z 3′ Z 4′

b. Hệ thống bánh răng vi sai phẳng: là hệ thống bánh răng phẳng trong đó có ít nhất
một bánh răng có tâm quay di động được gọi là bánh răng hành tinh (Hình 4).

Hình 4: Hệ thống bánh răng vi sai phẳng.


Tỉ số truyền của hệ bánh răng vi sai phẳng:

( −1)k ∏
n1 − nc Z bđ
i1cn = =
nn − nc ∏ Z cđ
Với n c là vận tốc của cần c, các thông số khác tương tự như đối với hệ thường phẳng.
Suy ra tỉ số truyền của hệ thống bánh răng trên Hình 4 là:
n1 − nc Z Z Z2 Z3
c
i13 = ( −1)2 2 3 =
=
n3 − nc Z1Z 2′ Z1Z 2′

3. Mục tiêu thí nghiệm


Bài thí nghiệm giúp sinh viên hiểu rõ về chuyển động của các hệ thống bánh răng
phẳng, biết cách tính tỉ số truyền và phân tích chuyển động quay thực tế của một hệ thống
bánh răng phức tạp.

4. Trình tự thí nghiệm


- Vận hành mô hình hệ thống bánh răng, thay đổi các chế độ vận hành của hệ thống,
quan sát chuyển động của hệ thống bánh răng này.
- Dựa trên thực tế quan sát, vẽ lược đồ động của hệ thống bánh răng và biểu diễn các
phương án thay đổi tỉ số truyền.
- Tính tỉ số truyền của hệ thống bánh răng ứng với từng chế độ hoạt động, so sánh kết
quả tính toán với số liệu thí nghiệm thực tế.

5. Kết luận và nhận xét


- Số bậc tự do của hệ thống bánh răng thường và vi sai tổng quát, liên hệ với mô hình
hệ thống bánh răng trong thí nghiệm và các ứng dụng của hệ thống bánh răng trong thực
tế như hộp tốc độ, bộ vi sai và hộp số trên ô tô.
- Mô hình hệ thống bánh răng trong bài thí nghiệm có bao nhiêu hệ vi sai bên trong?
Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu tỉ số truyền với hệ thống này? Tính cụ thể từng tỉ số truyền.
- Đối với hệ thống bánh răng gồm 3 hệ vi sai bên trong, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu
tỉ số truyền khác nhau?
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
Trường Đại học Bách khoa
Khoa Cơ khí
Bộ môn Thiết kế máy

Bài Thí nghiệm Nguyên lý máy 5


PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC HỆ THỐNG BÁNH RĂNG

Sinh viên thực hiện:


Nhóm:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
I. Mục đích:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

II. Thí nghiệm:


2.1. Lược đồ động của mô hình hệ thống bánh răng. (đính kèm lược đồ)
2.2. Lược đồ động của từng chế độ vận hành của mô hình hệ thống bánh răng. (đính kèm
các lược đồ)

III. Kết luận:


3.1. Số bậc tự do của hệ thống bánh răng thường và vi sai tổng quát, liên hệ với mô hình
hệ thống bánh răng trong thí nghiệm và các ứng dụng của hệ thống bánh răng trong thực
tế như hộp tốc độ, bộ vi sai và hộp số trên ô tô.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
3.2. Mô hình hệ thống bánh răng trong bài thí nghiệm có bao nhiêu hệ vi sai bên trong?
Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu tỉ số truyền với hệ thống này? Tính cụ thể từng tỉ số truyền
theo lược đồ động tương ứng đã dựng ở câu 2.2.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

3.3. Đối với hệ thống bánh răng gồm 3 hệ vi sai bên trong, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu
tỉ số truyền khác nhau? Giải thích
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

You might also like