You are on page 1of 44

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ HƯƠNG TRANG

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ


CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3
TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH

Chuyên ngành : Kỹ Thuật Điện


Mã số : 60.52.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TẤN VINH

Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn ký

Nguyễn Thị Hương Trang


TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
ĐỒNG NAI 3 TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH
Học viên: Nguyễn Thị Hương Trang Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60520202 Khóa:33 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
- Tóm tắt – Thị trường điện là con đường tất yếu là cách thức để phát triển ngành Điện một
cách bền vững và hoàn toàn phù hợp với xu thế quốc tế hiện nay. Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 là
một trong những nhà máy tham gia thị trường điện thì vấn đề xây dựng được phương án chào giá tối
ưu cho nhà máy là một yêu cầu tất yếu để chuẩn bị trong giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu tính
toán chào giá nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 trong thị trường điện cạnh tranh. Xây dựng chương
trình tính toán lập kế hoạch vận hành tối ưu ngày cho nhà máy điện, dựa trên hàm mục tiêu
là cực đại doanh thu trong thị trường điện vào cuối thời gian khảo sát ngắn hạn 24 giờ, phân
tích tính toán xây dựng bản chào giá. Sử dụng phần mềm MATLAB xây dựng chương trình
tính toán cho bài toán lập kế hoạch vận hành tối ưu ngày tới. Kết quả chương trình tính toán
cho thấy phù hợp với hàm mục tiêu đặt ra và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc phân tích
và xây dựng bản chào giá trong thị trường điện.

Từ khóa – Nhà máy thủy điện; thị trường điện; doanh thu; ràng buộc; bản chào.
RESEARCH FOR ESTABLISHING PRICE LIST FOR DONG NAI 3 HYDROELECTRIC
PLANT IN THE COMPETITIVE ELECTRIC MARKET
Abstract - The electricity market is an indispensable way to develop the electricity industry
in a sustainable way and fully conform to the current international trend. Dong Nai 3
Hydropower Plant is one of the factories involved in the electricity market, the problem of
building the optimal bid for the plant is an indispensable requirement for preparation in the
current period. Research project to calculate the bid price of Dong Nai 3 hydropower plant in
competitive electricity market. Develop a program to calculate the optimal day-to-day
operating schedule for the power plant, based on the objective function of maximizing
revenue in the power market at the end of the short-term 24-hour survey period, bid. Use
MATLAB software to build calculations for the next best-of-breed planning problem. The
results of the computation program are consistent with the objective function and are of high
practical significance in analyzing and developing the bid in the electricity market.

Key words - Hydropower plants; the electronic market; revenue; bind to; an offer.
MỤC LỤC

TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................1
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2
6. Đặt tên đề tài .......................................................................................................2
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
ĐỒNG NAI 3................................................................................................................... 3
1.1. LỊCH SỬ THAM GIA VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ................................... 3
1.1.1. Tổng quan ..................................................................................................... 3
1.1.2. Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam........................................... 4
1.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC TTD TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
ĐỒNG NAI 3................................................................................................................... 5
1.2.1. Lưu đồ thực hiện ........................................................................................... 5
1.2.2. Trách nhiệm và thời gian thực hiện .............................................................. 6
1.2.2.1. Trách nhiệm .............................................................................................6
1.2.2.2. Thời gian thực hiện .................................................................................6
1.3. CÔNG TÁC CHÀO GIÁ ......................................................................................... 6
1.3.1. Thông tin cơ sở xây dựng Bản chào giá ....................................................... 6
1.3.2. Xây dựng và tính toán bản chào ................................................................... 7
1.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
ĐỒNG NAI 3................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ........... 9
2.1. VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN NGÀY TỚI .................................................... 9
2.1.1. Thông tin cho vận hành thị trường điện ngày tới ......................................... 9
2.1.2. Bản chào ngày tới ......................................................................................... 9
2.1.2.1. Quy định bản chào giá .............................................................................9
2.1.2.2. Sửa đổi bản chào giá .............................................................................10
2.1.3. Chào giá nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang ............................................. 10
2.1.4. Chào giá nhà máy điện khác ....................................................................... 11
2.1.5. Nộp bản chào .............................................................................................. 11
2.2. LẬP LỊCH HUY ĐỘNG CỦA SMO ..................................................................... 11
2.2.1. Lập lịch huy động ngày tới ......................................................................... 11
2.2.2. Lập lịch huy động giờ tới ............................................................................ 12
2.3. CƠ SỞ XÂY DỰNG BẢN CHÀO ........................................................................ 13
2.3.1. Trong Thị trường phát điện cạnh tranh ....................................................... 13
2.3.1.1. Dữ liệu đầu vào của bản chào giá ..........................................................13
2.3.1.2. Quy định bản chào .................................................................................13
2.3.1.3. Phân tích bản chào .................................................................................14
2.3.2. Trong thị trường bán buôn cạnh tranh ........................................................ 17
2.3.2.1. Quy định về bản chào giá ......................................................................17
2.3.2.2. Cấu trúc bản chào ..................................................................................17
2.3.2.3. Nộp bản chào giá ...................................................................................17
2.3.2.4. Sửa đổi bản chào ngày tới .....................................................................17
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TỐI ƯU NGÀY TỚI CỦA NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 .......................................................................................... 19
3.1. TÍNH TOÁN LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TỐI ƯU NGÀY ........................... 19
3.1.1. Hàm mục tiêu .............................................................................................. 19
3.1.2. Các phương trình ràng buộc ....................................................................... 20
3.1.2.1. Đặc tính phát của nhà máy ....................................................................20
3.1.2.2. Phương trình cân bằng nước của hồ chứa .............................................23
3.1.2.3. Giới hạn dung tích hồ chứa ...................................................................23
3.1.2.4. Giới hạn lượng nước qua nhà máy ........................................................24
3.1.2.5. Giới hạn công suất phát của nhà máy....................................................24
3.1.3. Dữ liệu đầu vào ........................................................................................... 24
3.1.3.1. Đặc tính thể tích hồ chứa .......................................................................24
3.1.3.2. Thông số ban đầu của hồ chứa ..............................................................26
3.1.3.3. Lưu lượng nước về hồ từng giờ trong ngày: .........................................27
3.1.3.4. Thông số đường ống áp lực ...................................................................27
3.1.3.5. Thông số đặc tính phát ..........................................................................27
3.1.3.6. Giá thị trường dự báo ............................................................................27
3.2. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG MATLAB ..................................................................... 29
3.3. LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN ...................................................................................... 30
3.4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ........................................................................................ 31
3.4.1. Phân bố tối ưu công suất ............................................................................. 31
3.4.2. Diễn biến mực nước hồ và dung tích hồ ..................................................... 32
3.4.3. Doanh thu nhà máy trong từng chu kỳ giao dịch........................................ 34
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH XÂY DỰNG BẢN CHÀO CHO NHÀ MÁY THỦY
ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...................................................................................................... 37
4.1. CHÀO GIÁ NGÀY TỚI TRONG THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH
(VCGM)......................................................................................................................... 37
4.1.1. Phân tích tính toán bản chào từ kế hoạch vận hành tối ưu ngày ................ 37
4.1.1.1. Cở sở lập bản chào ................................................................................37
4.1.1.2. Ràng buộc của bản chào ........................................................................38
4.1.1.3. Phân tích block giá và block công suất .................................................38
4.1.2. Phân tích bản chào sau ngày vận hành ....................................................... 41
4.1.3. So sánh với bản chào khi chưa lập kế hoạch vận hành tối ưu .................... 44
4.2. THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN CẠNH TRANH (VWEM) ...................................... 49
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 51
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam


NMTĐ : Nhà máy thủy điện
TTĐ : Thị trường điện
VCGM : Thị trường phát điện cạnh tranh
VWEM : Thị trường bán buôn cạnh tranh
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số
Tên bảng Trang
hiệu
3.1 Quan hệ mức nước và dung tích hồ Đồng Nai 3 nội suy 25
3.2 Thông số ban đầu của hồ chứa 26
3.3 Thông số của đường ống áp lực 27
3.4 Thông số đặc tính phát nhà máy Đồng nai 3 27
3.5 Giá điện thị trường dự báo 28
3.6 Phân bố tối ưu công suất cho các tỗ máy (MW) 31
3.7 Diễn biến mức nước và dung tích hồ 33
3.8 Doanh thu của nhà máy 35
4.1 Thông tin bản chào 37
4.2 Bản chào giá ngày tới 40
4.3 Giá thị trường ngày 8/1/2018 41
4.4 Công suất huy động của tồ máy ngày 8/1/2018 42
4.5 Doanh thu sau vận hành ngày 8/1/2018 43
4.6 Bảng chào giá ngày 8/1/2018 45
Doanh thu ngày 8/1/2018 khi chưa chào theo kế hoạch lập kế
4.7 46
hoạch vận hành tối ưu ngày
Bảng so sánh công suất huy động và doanh thu giữa hai phương
4.8 47
án
DANH MỤC CÁC HÌNH

Số
Tên hình Trang
hiệu
3.1 Đường cong hiệu suất của nhà máy 21
3.2 Tuyến tính hóa đường cong hiệu suất 21
3.3 Đặc tính vận hành turbine NMTĐ Đồng Nai 3 22
Quan hệ mực nước, diện tích và dung tích hồ chứa thủy điện
3.4 26
Đồng Nai 3 (Nguồn ĐN3)
3.5 Lưu đồ thuật toán 30
3.6 Biểu đồ công suất phát hai tổ máy H1 H2 nhà máy Đồng Nai 3 32
3.7 Biểu đồ diễn biến mức nước hồ Đồng Nai 3 33
3.8 Biểu đồ dung tích hồ chứa Đồng Nai 3 34
3.9 Doanh thu nhà máy Đồng Nai 3 từng chu kỳ 36
4.1 Biểu đồ giá thị trường sau ngày vận hành 41
4.2 Biểu đồ huy động công suất sau ngày vận hành 42
4.3 Biểu đồ doanh thu sau ngày vận hành 44
4.4 Biểu đồ so sánh công suất huy động theo hai phương án 48
4.5 Biểu đồ so sánh doanh thu theo hai phương án 48
1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thị trường điện là con đường tất yếu là cách thức để phát triển ngành Điện một
cách bền vững và hoàn toàn phù hợp với xu thế quốc tế hiện nay. Ngoại trừ một số
nước chậm phát triển, hầu hết ngành điện các nước trên thế giới đã vận hành theo cơ
chế thị trường. Sau 5 năm đi vào hoạt động chính thức đến hết tháng 6/2017, đã có 76
nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện với tổng công suất đặt 20.728 MW,
chiếm 49% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Bước đầu đã tạo môi trường cạnh tranh
công khai bình đẳng giữa các đơn vị tham gia; tạo cú huých cho các doanh nghiệp sản
xuất điện và có hiệu ứng tích cực thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực điện năng.
Thực hiện lộ trình đã được phê duyệt dự kiến sẽ hình thành thị trường bán buôn
điện cạnh tranh dự kiến từ năm 2016, Bộ công Thương đã ban hành Quyết định
6463/QĐ-BCT ngày 22/7/2014 phê duyệt thiết kế tổng thể thị trường bán buôn điện
cạnh tranh Việt Nam. Hiện tại đã triển khai thí điểm bước đầu với 5 Tổng công ty
Điện lực và 1 số nhà máy trong các Tổng công ty Phát điện. Đến năm 2019 thì sẽ triển
khai chính thức. Là 1 trong những nhà máy tham gia thị trường điện thì vấn đề xây
dựng được phương án chào giá tối ưu cho nhà máy là một yêu cầu tất yếu để chuẩn bị
trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu trong luận văn này
là “Nghiên cứu tính toán chào giá nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 trong thị trường điện
cạnh tranh”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tính toán xây dựng bản chào giá hợp lý cho nhà máy thủy điện Đồng
Nai 3 trong từng chu kỳ giao dịch để tránh các nguy cơ rủi ro và tận dụng được các cơ
hội để có thể thu được lợi nhuận cao nhất trong thị trường.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu
Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3
* Phạm vi nghiên cứu
Tính toán xây dựng bản chào giá cho nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 trong từng
chu kỳ giao dịch.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các quy định của thị trường phát điện cạnh tranh;
Xây dựng các hàm mục tiêu và các ràng buộc;
Xây dựng chương trình để tính toán lập bản chào giá cho từng chu kỳ giao dịch.
Đưa ra được các block giá chào và công suất tương ứng. Doanh thu điện dự kiến cho
chu kỳ giao dịch.
2

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


Ý nghĩa khoa học: đưa ra được phương án xây dựng bản chào giá cho nhà máy
điện nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho nhà máy.
Ý nghĩa thực tiễn: phù hợp với các bước phát triển của thị trường điện và chuẩn
bị cho nhà máy tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
6. ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
Căn cứ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đề ra, đề tài được đặt tên:
Nghiên cứu tính toán xây dựng bản chào giá cho nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 trong
thị trường điện cạnh tranh.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn này gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về hoạt động của nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 trong
Thị trường điện.
Chương 2. Xây dựng bản chào giá ngày tới cho nhà máy Thủy điện.
Chương 3. Kế hoạch vận hành tối ưu ngày tới của nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3.
Chương 4. Phân tích xây dựng bản chào cho nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3
3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3

1.1. LỊCH SỬ THAM GIA VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN


1.1.1. Tổng quan
Ngày 21/12/2014, ngành Điện lực Việt Nam kỷ niệm tròn 60 năm ngày truyền
thống của ngành. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của ngành Điện lực Việt
Nam những năm gần đây có một số mốc đáng chú ý sau:
Ngày 1/1/1995, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức ra mắt, EVN
điều hành toàn bộ công việc của ngành điện, bao gồm: Phát điện, truyền tải, phân phối,
đầu tư xây dựng trên cơ sở các Tổng sơ đồ phát triển điện đã được phê duyệt. Sự ra đời
của EVN đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Ngày 3/12/2014, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật
Điện lực và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005. Sự ra đời của Luật Điện Lực
đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động điện lực, nâng cao tính minh bạch, công bằng
cho các bên tham gia hoạt động điện lực, góp phần nâng cao năng lực cung ứng điện
năng cho nền kinh tế đất nước. Ngày 19/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết
định thành lập Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
Thương). Cục Điều tiết Điện lực có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực
hiện chức năng điều tiết hoạt động điện lực và thị trường điện lực, nhằm góp phần
cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo
đảm tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Ngày 26/01/2006, Thủ
tướng Chính Phủ ký Quyết định phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát
triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu từng bước
phát triển thị trường điện lực cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về việc phê
duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Ngày 17/12/2006, Tập
đoàn Điện lực Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu một bước ngoặt đưa ngành Điện
trở thành một tập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh đa ngành nghề, đa sở hữu, có trình độ
công nghệ, quản lý hiện đại, chuyên môn hóa cao và hội nhập quốc tế có hiệu quả.
Ngày 31/12/2007, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Điện Lực Việt Nam đã ban hành quyết
định thành lập Công ty Mua bán điện (EPTC), với nhiệm vụ chính: Lập kế hoạch, đàm
phán, thực hiện các hợp đồng mua bán điện; thỏa thuận, ký kết thiết kế kỹ thuật, quản
lý hệ thống đo đếm điện năng phục vụ mua bán điện; tham gia vận hành thị trường
điện nội bộ và cạnh tranh.
Ngành điện Việt Nam chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ. Bộ Công Thương
4

hỗ trợ Chính phủ trong việc lên kế hoạch phát triển ngành, quản lý thị trường, các vấn
đề đầu tư xây dựng các nhà máy điện. Tổng cục Năng lượng (DGE) và Cục Điều tiết
Điện lưc (ERAV) giúp Bộ lập kế hoạch và quản lý chính sách, giám sát hoạt động của
thị trường điện, quy hoạch điện, giá bán và cấp các giấy phép. EVN là Tập đoàn nhà
nước và báo cáo trực tiếp với Chính phủ. EVN giữ vai trò là nhà cung cấp chính trong
sản xuất điện, là đơn vị độc quyền mua buôn, truyền tải và phân phối điện.
1.1.2. Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam
Nhu cầu sử dụng điện năng ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2000,
công suất lắp đặt khoẳng 6.450 MW và tổng sản lượng khoảng 26,5 tỷ kWh/năm. Đến
năm 2014 tổng công suất lắp đặt khoảng 34.000 MW (gấp hơn 5 lần so với năm 2000),
sản lượg đạt 160 tỷ kWh/năm (tăng gấp 6 lần). Ngành Điện Việt Nam phát triển theo
Quy hoạch phát triển điện quốc gia (Tổng sơ đồ VII), nhu cầu điện của Việt Nam tiếp
tục tăng từ 14-16%/năm trong thời kỳ 2011- 2015 và sau đó giảm dần xuống
11.15%/năm trong thời kỳ 2016-2020 và 7.4-8.4%/năm cho giai đoạn 2021-2030.
Theo Luật Điện lực năm 2004 và được cụ thể hóa trong Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ thì thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ:
- Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2015)
- Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2015-2022)
- Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022)
Thị trường phát điện cạnh tranh: Là cấp độ đầu tiên của thị trường điện cạnh
tranh ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, chỉ có cạnh tranh trong khâu phát điện, chưa
có cạnh tranh trong khâu bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng sử dụng điện chưa có
cơ hội lựa chọn đơn vị bán điện cho mình. Các đơn vị phát điện sẽ cạnh tranh bán điện
cho một đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty mua bán điện trực thuộc EVN) trên thị
trường giao ngay và qua hợp đồng mua bán điện dài hạn. Cục Điều tiết Điện lực quy
định hàng năm tỷ lệ sản lượng điện năng mua bán qua hợp đồng và điện năng giao
dịch trên thị trường giao ngay.
Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Hình thành các đơn vị mua bán buôn mới
để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán điện. Khách hàng lớn và các công ty
phân phối được quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện thông qua thị trường
hoặc từ các đơn vị bán buôn. Các đơn vị bán buôn điện cạnh tranh mua điện từ các đơn
vị phát điện và cạnh tranh bán điện cho các đơn vị phân phối và khách hàng lớn. Chưa
có cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện, khách hàng sử dụng nhỏ chưa có quyền lựa chọn
đơn vị cung cấp điện.
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Sự cạnh tranh diễn ra ở cả 3 khâu: phát điện,
bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng trên cả nước được lựa chọn đơn vị bán điện cho
mình (đơn vị bán lẻ điện) hoặc mua điện trực tiếp từ thị trường. Các đơn vị bán lẻ điện
5

cũng cạnh tranh mua điện từ các đơn vị bán buôn, các đơn vị phát điện hoặc từ thị
trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện.

Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển thị trường điện ở Việt Nam
1.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC TTD TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
ĐỒNG NAI 3
1.2.1. Lưu đồ thực hiện
Thông số đầu vào và Tính toán lập Bản chào Duyệt Bản chào
ngày tới
6

1.2.2. Trách nhiệm và thời gian thực hiện


1.2.2.1. Trách nhiệm
Tổ Thị trường điện có trách nhiệm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến
Thị trường điện qua trang Web Thị trường điện. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện
Quốc gia, làm cơ sở xây dựng, phân tích đưa ra bản chào tối ưu đúng quy định Thị
trường;
Phó Giám đốc có trách nhiệm xem xét, duyệt Bản chào tối ưu từ Tổ TTĐ;
Uỷ quyền cho Phó Phòng Kỹ Thuật xem xét, điều chỉnh và duyệt Bản chào.
1.2.2.2. Thời gian thực hiện
Thời điểm 07g30: Tổ TTĐ thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ xây
dựng các Bản chào giá;
Trước 09g00: Tổ TTĐ gửi các phương án Bản chào đến Phó Giám đốc, Tổ TTĐ
xem xét duyệt Bản chào;
Trước 09g45: Tổ TTĐ nhận Bản chào tối ưu từ Phó Giám đốc hay người được
phân cấp uỷ quyền duyệt Bản chào.
- Tổ TTĐ thực hiện gửi Bản chào được duyệt qua phần mềm Bidding Client và
xác nhận kết quả gửi bản chào qua trang Web Thị trường điện
- Trong trường hợp sự cố về đường truyền. Tổ TTĐ thực hiện gửi Bản chào theo
thứ tự ưu tiên như sau:
1. Bằng thư điện tử vào địa chỉ vietpool@evn.com.vn;
2. Bằng fax do SMO quy định:
+ Bộ phận tính toán vận hành thị trường ngày tới: 04 392 63137
+ Bộ phận tính toán vận hành thị trường giờ tới: 04 222 01293
1.3. CÔNG TÁC CHÀO GIÁ
Việc thực hiện lập bản chào giá hàng ngày do Tổ thị trường điện thực hiện theo
công suất khả dụng của các tổ máy, giá trị nước được A0 công bố. Giá trung bình của
các giá trần bản chào của các tổ máy nhiệt điện tham gia thị trường điện và chiến lược
chào cần thiết, trình lãnh đạo Công ty xem xét, trước khi gửi bản chào.
1.3.1. Thông tin cơ sở xây dựng Bản chào giá
Truy cập trang Web thị trường điện:
www.thitruongdien.evn.vn/kehoachthang/sanluongdienhopdong
Sản lượng hợp đồng tháng được phép điều chỉnh trong trường hợp lịch bảo
dưỡng sửa chữa của nhà máy tháng M bị thay đổi so với kế hoạch vận hành năm theo
yêu cầu Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo an ninh hệ
thống điện, không phải do các nguyên nhân của nhà máy.
Sản lượng hợp đồng giờ trong tháng cho các nhà máy điện được xác định từ mô
hình mô phỏng thị trường theo phương pháp lập lịch có ràng buộc (kWh).
7

Thông tin thuỷ văn: www.thitruongdien.evn.vn/kehoachtuan/thongtinthuyvan


 Mực nước đầu tuần
 Mực nước cuối tuần
 Mực nước giới hạn
 Lưu lượng nước về trung bình tuần
Kế hoạch huy động nguồn:
www.thitruongdien.evn.vn/kehoachtuan/kehoachvanhanhnguon
 Kế hoạch huy động các tổ máy do SMO lập lịch không ràng buộc khi tính toán
Giá biên dự kiến: www.thitruongdien.evn.vn/ngaytoi/thitruongdienngaytoi
Đơn vị vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện mô phỏng Thị trường điện
theo phương pháp lập lịch huy động không ràng buộc:
1. Giá biên hệ thống dự kiến (SMP dự kiến)
2. Giá biên ba Miền: Miền Bắc. Trung. Nam
1.3.2. Xây dựng và tính toán bản chào
- Tổ TTĐ thực hiện xây dựng và tính toán, đánh giá bản chào ngày tới thông qua
các thông tin thu thập từ trang Web Thị trường điện. Trung tâm điều độ hệ thống điện
Quốc gia, nhằm tối ưu lợi nhuận cho Công ty;
- Tổ TTĐ sử dụng Chương trình Lập và Gửi bản chào (Bidding Client phiên bản
3.1.0.0) tính toán các phương án bản chào, sau khi cấu hình các thông tin tổ máy. kế
hoạch vận hành Thị trường điện (năm, tháng, tuần) và dự báo giá hệ thống;
- Kiểm tra ràng buộc các phương án bản chào, phương án tối ưu phù hợp với
Quy định thị trường. Trình các phương án bản chào đến Phó Giám đốc và Phó Phòng
Kỹ Thuật để xem xét, duyệt bản chào.
1.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THỦY
ĐIỆN ĐỒNG NAI 3
Công ty Thủy điện Đồng Nai chính thức tham gia Thị trường phát điện cạnh
tranh từ ngày 01/11/2013 theo Quyết định số 42/QĐ-ĐTĐL ngày 08/10/2013 của Cục
Điều tiết điện lực.
Sau gần 5 năm tham gia TTĐ của nhà máy điện Đồng Nai 3 ngoài những kết quả
đạt được còn gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc đặc biệt trong công tác chào giá.
Việc lập và tính toán bản chào hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chủ quan của nhà
máy trong quá trình tham gia thị trường điện nhằm đảm bảo các mục tiêu về kế hoạch
sản lượng của nhà máy, đảm bảo các ràng buộc về các quy trình vận hành liên hổ vận
hành nhà máy, đảm bảo doanh thu bán điện trên thị trường không thấp hơn chi phí cố
định của nhà máy mà chưa có 1 kế hoạch cụ thể và khoa học.
Từ thực tế vận hành nhà máy xét thấy cần xây dựng một chương trình tính toán
lập kế hoạch vận hành tối ưu ngày tới của nhà máy điện trên cơ sơ đó để tính toán bàn
8

chào giá một cách hợp lý nhất để tối ưu vận hành nhà máy điện và thu được doanh thu
cao nhất từ thị trường mà vẫn đảm bảo các yêu cầu ràng buộc và các quy trình liên
quan đến nhà điện.
Kết luận :
Chương này đã trình bày tổng quan về thị trường điện lực Việt Nam các giai
đoạn hình thành và phát triển. Theo lộ trình phát triển thị trường điện lực đã hoàn thiện
giai đoạn 1 thị trường phát điện cạnh tranh, đang từng bước thí điểm và bước vào giai
đoan 2 là thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Qua 5 năm tham gia vào thị trường điện
của nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 nhận thấy việc xây dựng tính toán bản chào giá
cho nhà máy điện là một vấn đề cấp thiết để đảm bảo tối ưu hóa doanh thu của
nhà máy.
9

CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

2.1. VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN NGÀY TỚI


2.1.1. Thông tin cho vận hành thị trường điện ngày tới
Trước 10h00 ngày D-1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có
trách nhiệm xác định, tính toán và công bố các thông tin sau:
1. Biểu đồ dự báo phụ tải ngày D của toàn hệ thống điện quốc gia và từng miền
Bắc, Trung, Nam.
2. Sản lượng dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới của nhà máy thủy
điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy điện BOT, các nhà máy điện không trực tiếp
chào giá trên thị trường điện.
3. Tổng sản lượng khí dự kiến ngày tới của các nhà máy nhiệt điện khí sử dụng
chung một nguồn khí.
4. Sản lượng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch
của ngày D.
5. Các kết quả đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn cho ngày D theo quy định tại
Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
6. Sản lượng dự kiến của các nhà máy thuỷ điện có hồ chứa điều tiết dưới 02
ngày trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới.
7. Sản lượng dự kiến của các nhà máy thuỷ điện vi phạm mức nước giới hạn tuần
do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán lập lịch huy động trong
từng chu kỳ giao dịch của ngày tới.
2.1.2. Bản chào ngày tới
2.1.2.1. Quy định bản chào giá
Bản chào giá ngày tới phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Có tối đa 05 (năm) cặp giá chào (đồng/kWh) và công suất (MW) cho tổ máy cho
từng chu kỳ giao dịch của ngày D;
Công suất trong bản chào giá là công suất tại đầu cực máy phát điện;
Công suất chào của dải chào sau không được thấp hơn công suất của dải chào
liền trước. Bước chào tối thiểu là 03 (ba) MW;
Có các thông tin về thông số kỹ thuật của tổ máy. bao gồm:
+Công suất công bố của tổ máy cho ngày D;
+Công suất phát ổn định thấp nhất của tổ máy;
+Tốc độ tăng và giảm công suất tối đa của tổ máy;
+Ràng buộc kỹ thuật khi vận hành đồng thời các tổ máy.
Công suất công bố của tổ máy trong bản chào ngày D không thấp hơn mức công
10

suất công bố trong ngày D-2 theo Quy trình đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn
được quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải trừ trường hợp sự cố kỹ thuật bất
khả kháng. Nhà máy có trách nhiệm cập nhập công suất công bố khi có sự cố dẫn đến
giảm công suất khả dụng.
Trong điều kiện bình thường dải công suất chào đầu tiên trong bản chào giá của
các tổ máy nhiệt điện phải bằng công suất phát ổn định thấp nhất của tổ máy. Dải công
suất chào cuối cùng phải bằng công suất công bố. Đối với các nhà máy nhiệt điện
trong quá trình khởi động và dừng máy được phép cập nhật bản chào giờ với công suất
thấp hơn công suất phát ổn định thấp nhất;
Các nhà máy thủy điện có thể chào các dải công suất đầu tiên trong từng giờ
bằng 0 (không) MW. Đối với những nhà máy thủy điện có khả năng điều tiết trên 02
ngày thì dải công suất chào cuối cùng phải bằng công suất công bố;
Đơn vị của giá chào là đồng/kWh, với số thập phân nhỏ nhất là 0,1;
Giá chào trong khoảng từ giá sàn đến giá trần của tổ máy và không giảm theo
chiều tăng của công suất chào.
2.1.2.2. Sửa đổi bản chào giá
Đơn vị chào giá được phép sửa đổi và nộp lại bản chào giá ngày tới hoặc cho các
chu kỳ giao dịch còn lại trong ngày D cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện ít nhất 45 phút trước chu kỳ giao dịch có thay đổi bản chào giá;
Bản chào giá sửa đổi không được thay đổi giá chào so với bản chào ngày tới của
đơn vị chào giá đó;
Bản chào giá sửa đổi không được thay đổi công suất ở các mức công suất nhỏ
hơn hoặc bằng công suất công bố cho giờ tới trừ trường hợp vi phạm yêu cầu kỹ thuật
của bản chào;
Bản chào giá sửa đổi tăng công suất chỉ được sử dụng làm bản chào lập lịch giờ
tới trong trường hợp có cảnh báo thiếu công suất;
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm kiểm tra tính
hợp lệ của các bản chào giá sửa đổi và sử dụng làm bản chào giá lập lịch để lập lịch
huy động giờ tới và tính giá thị trường điện.
2.1.3. Chào giá nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang
Nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang có trách nhiệm chào giá theo một bản chào
giá chung cả nhóm và tuân thủ giới hạn giá chào
Đơn vị đại diện chào giá có trách nhiệm tuân thủ các quy định về chào giá đối
với tất cả các nhà máy điện trong nhóm nhà máy thủy điện bậc thang.
Giá trị nước của nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang là giá trị nước của hồ thuỷ
điện lớn nhất trong bậc thang đó.
11

2.1.4. Chào giá nhà máy điện khác


Các nhà máy thủy điện khác có hồ chứa điều tiết từ 02 ngày trở lên chào giá trên
thị trường và tuân thủ giới hạn giá chào
Các nhà máy thủy điện khác có hồ chứa điều tiết dưới 02 ngày có trách nhiệm
nộp bản chào giá của ngày D cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Bản chào của các nhà máy này được quy định như sau:
+Giá chào bằng 0 đ/kWh cho tất cả các dải chào;
+Công suất chào bằng công suất dự kiến phát của tổ máy trong chu kỳ giao dịch
2.1.5. Nộp bản chào
Trước 11h30 ngày D-1, đơn vị chào giá có trách nhiệm nộp bản chào giá ngày D.
Các đơn vị chào giá nộp bản chào giá qua hệ thống thông tin thị trường. Trong
trường hợp do sự cố không thể sử dụng hệ thống thông tin thị trường. đơn vị chào giá
có trách nhiệm thống nhất với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về các
phương thức khác cho việc nộp bản chào giá theo thứ tự ưu tiên sau:
- Bằng thư điện tử vào địa chỉ hòm thư do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện quy định;
- Bằng fax theo số fax do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy
định;
- Nộp bản chào trực tiếp tại trụ sở Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện.
2.2. LẬP LỊCH HUY ĐỘNG CỦA SMO
2.2.1. Lập lịch huy động ngày tới
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch huy
động ngày tới. Lịch huy động ngày tới bao gồm:
1. Lịch huy động không ràng buộc, bao gồm:
a) Giá điện năng thị trường dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới;
b) Thứ tự huy động các tổ máy phát điện trong từng chu kỳ giao dịch của
ngày tới.
2. Lịch huy động ràng buộc, bao gồm:
a) Biểu đồ dự kiến huy động từng tổ máy trong từng chu kỳ giao dịch của
ngày tới, giá biên từng miền trong từng chu kỳ giao dịch ngày tới;
b) Lịch ngừng, khởi động và trạng thái nối lưới dự kiến của từng tổ máy
trong ngày tới;
c) Phương thức vận hành, sơ đồ kết dây dự kiến của hệ thống điện trong
từng chu kỳ giao dịch của ngày tới;
d) Các thông tin cảnh báo (nếu có).
3. Lập lịch huy động ngày tới trong trường hợp thừa công suất
12

Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán việc
giảm công suất dần về công suất phát ổn định thấp nhất hoặc ngừng và thay đổi lại
thời gian khởi động lại các tổ máy trong trường hợp thừa công suất theo nguyên tắc
sau:
a) Giảm công suất các tổ máy có giá hợp đồng mua bán điện (Pc) theo thứ tự từ
cao đến thấp;
b) Ngừng các tổ máy có giá hợp đồng mua bán điện (Pc) theo thứ tự từ cao đến
thấp;
c) Ngừng các tổ máy có chi phí khởi động từ thấp đến cao;
d) Khi khởi động lại theo thứ tự các tổ máy có giá hợp đồng mua bán điện (Pc)
theo thứ tự từ thấp đến cao;
đ) Tính toán thời gian ngừng các tổ máy để đáp ứng yêu cầu của hệ thống, hạn
chế việc vận hành lên, xuống các tổ máy nhiều lần.
2.2.2. Lập lịch huy động giờ tới
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch huy
động giờ tới cho các tổ máy phát điện theo phương pháp lập lịch có ràng buộc và
phương pháp lập lịch không ràng buộc.
2. Lập lịch huy động giờ tới trong trường hợp thiếu công suất
a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập lịch huy động các tổ máy
theo thứ tự sau:
- Theo bản chào giá lập lịch;
- Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu theo công suất điều chỉnh;
- Các tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh, các tổ máy cung cấp
dịch vụ dự phòng nguội theo lịch huy động ngày tới;
- Các tổ máy cung cấp dịch vụ vận hành phải phát do ràng buộc an ninh hệ thống
điện;
- Công suất dự phòng quay;
- Giảm công suất dự phòng điều tần xuống mức thấp nhất cho phép.
b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện kiểm tra, xác định lượng
công suất dự kiến cần sa thải để đảm bảo an ninh hệ thống.
3. Lập lịch huy động giờ tới trong trường hợp thừa công suất
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm điều chỉnh lịch
huy động giờ tới thông qua các biện pháp theo thứ tự sau:
a) Dừng các tổ máy tự nguyện ngừng phát điện;
b) Giảm dần công suất phát của các tổ máy khởi động chậm về mức công suất
phát ổn định thấp nhất;
c) Giảm tối thiểu công suất phát của tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng quay;
13

d) Giảm tối thiểu công suất phát của tổ máy cung cấp dịch vụ điều tần;
đ) Dừng các tổ máy khởi động chậm theo thứ tự sau:
- Có thời gian khởi động ngắn nhất;
- Có giá hợp đồng mua bán điện (Pc) từ cao đến thấp;
- Có chi phí khởi động từ thấp đến cao. Chi phí khởi động do Đơn vị mua buôn
duy nhất thỏa thuận với Đơn vị phát điện và cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện;
- Có mức công suất thấp nhất đủ để giải quyết tình trạng thừa công suất.
2.3. CƠ SỞ XÂY DỰNG BẢN CHÀO
2.3.1. Trong Thị trường phát điện cạnh tranh
2.3.1.1. Dữ liệu đầu vào của bản chào giá
Diễn biến giá thị trường;
Diễn biến phụ tải;
Có bốn dạng đồ thị phụ tải ngày cơ bản trong tuần :
+ Đồ thị phụ tải ngày thứ Ba đến thứ Sáu: Đây là phụ tải ngày làm việc thường
có phụ tải từng giờ, Pmax, Pmin và sản lượng cao hơn ngày nghỉ cuối tuần.
+ Đồ thị phụ tải ngày thứ Hai: có Pmax thấp nhất trong tuần.
+ Đồ thị phụ tải ngày thứ Bảy: có Pmax thấp hơn ngày làm việc, phụ tải từng giờ
và sản lượng giảm so với ngày làm việc do thứ Bảy là ngày nghỉ cuối tuần.
+ Đồ thị phụ tải ngày Chủ nhật: có Pmax, công suất từng giờ và sản lượng thấp
nhất trong tuần.
Các ảnh hưởng của khí hậu, thủy văn;
+ Nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh nhất tới phụ tải, có thể xem phụ tải làm một hàm
số phụ thuộc vào nhiệt độ (nhiệt độ tăng thì phụ tải tăng và ngược lại).
+ Thông tin thủy văn: từ thông tin thủy văn do SMO công bố, tính toán sản lượng
phát theo mực nước đầu tuần và cuối tuần để không vi phạm giới hạn mực nước hồ.
Điều này rất quan trọng vì, trong trường hợp Nhà máy có hai (02) tuần liền vi phạm
mực nước giới hạn tuần thì tuần tiếp theo không được chào giá và trong thời gian bị
can thiệp đơn vị phát điện được thanh toán theo giá hợp đồng mua bán điện.
Quy trình liên hồ chứa: đảm bảo cấp nước hạ du
Các ràng buộc của tồ máy;
Mức nước giới hạn A0;
Sản lượng Qc cấp cho từng giờ;
Sản lượng kế hoạch của nhà máy;
Doanh thu từ thị trường mang lại;
2.3.1.2. Quy định bản chào
Có tối đa 05 (năm) cặp giá chào (đồng/kWh) và công suất (MW) cho tổ máy cho
14

từng chu kỳ giao dịch của ngày D;


Công suất chào của dải chào sau không được thấp hơn công suất của dải chào
liền trước. Bước chào tối thiểu là 03 (ba) MW;
Block đầu tiên của bản chào để 0đ và sản lượng phát tối thiểu của hai tồ máy là
1200MW đủ cấp nước hạ du.
Các block tiếp theo sẽ tùy vào tình hình thực tế và các nguổn dự báo để
tính toán.
2.3.1.3. Phân tích bản chào
Để có bản chào tối ưu, chúng ta hãy xem xét các trường hợp ví dụ không xét đến
ảnh hưởng của CAN theo công thức tính toán doanh thu Hợp đồng sai khác
(Rcfd = Qc * (Pc – SMP – CAN)) và doanh thu Thị trường như sau:
Trường hợp Giá hợp đồng > Giá thị trường ( Pc > SMP )
Giờ 1 Giờ 2 Tổng
Chiến lược chào Qsmp = Qc
Giá hợp đồng Pc 800 800
SL hợp đồng Qc 40,000 80,000 120,000
SL phát Qsmp 40,000 80,000 120,000
Giá SMP 600 650
Rcfd 8,000,000 12,000,000 20,000,000
Rsmp 24,000,000 52,000,000 76,000,000
R thị trường 32,000,000 64,000,000 96,000,000
Giá bán điện (đồng/kwh) 800
Qsmp > Qc
Giá hợp đồng Pc 800 800
SL hợp đồng Qc 40,000 80,000 120,000
SL phát Qsmp 40,000 110,000 150,000
Giá SMP 600 650
Rcfd 8,000,000 12,000,000 20,000,000
Rsmp 24,000,000 71,500,000 95,500,000
R thị trường 32,000,000 83,000,000 115,500,000
Giá bán điện (đồng/kwh) 770
Chiến lược chào Qsmp < Qc
Giá hợp đồng Pc 800 800
SL hợp đồng Qc 40,000 80,000 120,000,000
SL phát Qsmp 30,000 70,000 100,000
Giá SMP 600 650
Rcfd 8,000,000 12,000,000 20,000,000
Rsmp 18,000,000 45,500,000 63,500,000
R thị trường 26,000,000 67,500,000 83,500,000
Giá bán điện (đồng/kwh) 835
15

Phân tích:
Từ bảng ví dụ 1 trường hợp giá hợp đồng cao hơn giá thị trường có 3 kịch bản
chào giá:
Sản lượng phát bằng với sản lượng hợp đồng: giá bán điện bằng giá hợp đồng.
Sản lượng phát lớn hơn sản lượng hợp đồng: giá bán điện thấp hơn giá hợp đồng.
Sản lượng phát nhỏ hơn sản lượng hợp đồng: giá bán điện cao hơn giá hợp đồng.
Từ nhận xét trên cho thấy trong trường hợp giá hợp đồng cao hơn giá thị trường
thì chiến thuật chào giá là công suất chào thấp hơn so với sản lượng hợp đồng để thu
được lợi nhuận từ thị trường mà vẫn tiết kiệm được nước để dành phát vào những chu
kỳ có giá thị trường cao hơn.
Trường hợp Giá hợp đồng < Giá thị trường ( Pc < SMP )
Giờ 1 Giờ 2 Tổng
Chiến lược chào Qsmp = Qc
Giá hợp đồng Pc 500 500
SL hợp đồng Qc 40,000 80,000 120,000
SL phát Qsmp 40,000 80,000 120,000
Giá SMP 600 650
Rcfd - 4,000,000 -12,000,000 -16,000,000
Rsmp 24,000,000 52,000,000 76,000,000
R thị trường 60,000,000
Giá bán điện (đồng/kwh) 500
Chiến lược chào Qsmp > Qc
Giá hợp đồng Pc 500 500
SL hợp đồng Qc 40,000 80,000 120,000
SL phát Qsmp 40,000 110,000 150,000
Giá SMP 600 650
Rcfd - 4,000,000 - 12,000,000 -16,000,000
Rsmp 24,000,000 71,500,000 95,500,000
R thị trường 79,500,000
Giá bán điện (đồng/kwh) 530
Chiến lược chào Qsmp < Qc
Giá hợp đồng Pc 500 500
SL hợp đồng Qc 40,000 80,000 120,000
SL phát Qsmp 30,000 70,000 100,000
Giá SMP 600 650
Rcfd - 4,000,000 - 12,000,000 - 16,000,000
Rsmp 18,000,000 45,500,000 63,500,000
R thị trường 47,500,000
Giá bán điện (đồng/kwh) 475
16

Phân tích:
Từ bảng ví dụ 2 trường hợp giá hợp đồng thấp hơn giá thị trường có 3 kịch bản
chào giá:
Sản lượng phát bằng với sản lượng hợp đồng: giá bán điện bằng giá hợp đồng.
Sản lượng phát lớn hơn sản lượng hợp đồng: giá bán điện cao hơn giá hợp đồng.
Sản lượng phát nhỏ hơn sản lượng hợp đồng: giá bán điện thấp hơn giá hợp
đồng.
Từ nhận xét trên cho thấy trong trường hợp giá hợp đồng thấp hơn giá thị trường
thì chiến thuật chào giá là công suất chào cao hơn so với sản lượng hợp đồng để bán
điện với giá cao tránh trường hợp phải trả tiền lại cho thị trường trong những thời điểm
giá cao mà sản lượng phát thấp hơn so với sản lượng hợp đồng.
Nhận xét:
Từ việc phân tích hai trường hợp ví dụ để được doanh thu cao thì việc đầu tiên và
rất quan trọng là dự đoán được giá thị trường (SMP);
Một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến giá thị trường là số lượng
lớn các tổ máy và mức công suất tham gia phát điện;
Ảnh hưởng của việc phân bổ Qc đối với giá biên thị trường cho từng giờ rất lớn,
khi mà giá thị trường nhỏ hơn giá hợp đồng mua bán điện (SMP < Pc) thì việc phân bổ
Qc càng lớn thì có lợi rất nhiều cho Nhà máy và ngược lại.
 Giá công suất thị trường (CAN)
Giá công suất thị trường được tính toán trên nguyên tắc đảm bảo cho Nhà máy
điện mới tốt nhất thu hồi đủ chi phí biến đổi và cố định.
Giá công suất thị trường cho từng chu kỳ giao dịch được Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện tính toán trong quá trình lập kế hoạch vận hành năm tới
và không thay đổi trong năm áp dụng.
Để đảm bảo các tổ máy cung cấp dự phòng thu hồi đủ chi phí cố định, giá công
suất (CAN) cần trả cho tổ máy trong lịch huy động trong các giờ từ 05g 00 đến 22g 00
và yêu cầu các tổ máy khả dụng để dự phòng trong trường hợp phụ tải biến đổi hoặc
các tổ máy được lập lịch nhưng không khả dụng. Để thực hiện điều này CAN được
tính toán sau ngày vận hành:
 Xác định nhà máy được thanh toán CAN
- Tính toán phụ tải hiệu chỉnh với 3% khuyến khích và 7% dự phòng quay cộng
điều tần;
- Sắp xếp theo thứ tự Bản chào của các Đơn vị phát điện, điều tần, cộng dự
phòng quay và Nhà máy chiến lược đa mục tiêu theo phương pháp huy động không
17

ràng buộc(1).
Kết luận:
Khi giá biên hệ thống cao hơn giá hợp đồng mua bán điện, đưa ra các mức giá
chào đủ cạnh tranh mục đích nhanh chóng đạt sản lượng Qc phân bổ để thu lợi nhuận
cao vào các chu kỳ giao dịch còn lại trong ngày.
Không những đưa các mức giá đủ canh tranh để nhanh chóng đạt Qc mà còn
được hưởng doanh thu lượng công suất, vì lượng công suất được huy động sẽ nằm trọn
trong biểu đồ tính doanh thu công suất (CAN) sau ngày vận hành Thị trường điện.
2.3.2. Trong thị trường bán buôn cạnh tranh
2.3.2.1. Quy định về bản chào giá
- Giá sàn bản chào các tổ máy phát điện:
- Đối với các tổ máy nhiệt điện: Giá sàn bản chào là -1 đ/kWh.
- Đối với các tổ máy thủy điện: Giá sàn bản chào là 0 đ/kWh.
2.3.2.2. Cấu trúc bản chào
10 cặp giá (đ/kWh) và công suất (MW) cho tổ máy cho từng chu kỳ giao dịch
của ngày D và D+1.
2.3.2.3. Nộp bản chào giá
Trước 11h30 ngày D-1, các đơn vị nộp bản chào giá ngày D và D+1 cho Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
2.3.2.4. Sửa đổi bản chào ngày tới
Trước 04 giờ kể từ thời điểm bắt đầu mỗi chu kỳ chào giá lại của ngày D, đơn vị
phát điện và đơn vị đại diện giao dịch được sửa đổi lại bản chào giá đã nộp cho Đơn vị
vận hành hệ thống điện và nộp lại bản chào giá sửa đổi cho các chu kỳ giao dịch còn
lại trong ngày D và D+1 cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Đối với các chu kỳ giao dịch còn lại của ngày D: Chỉ được thay đổi công suất
chào, không được thay đổi giá chào so với bản chào giá đã nộp ngày D-1.
Đối với các chu kỳ giao dịch ngày D+1: Được cập nhật lại giá chào và công suất
chào.
Đơn vị mua điện:
Để phá bỏ thế độc quyền trong khâu mua điện, thị trường bán buôn điện cạnh
tranh sẽ bao gồm 5 tổng công ty điện lực miền: Tổng công ty điện lực miền Bắc, tổng
công ty điện lực miền Nam, tổng công ty điện lực miền Trung, tổng công ty điện lực
Hà Nội.

(1) Phương pháp không ràng buộc là việc sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy phát điện theo phương pháp tối ưu
chi phí phát điện không xét đến các giới hạn truyền tải và tổn thất truyền tải trong hệ thống điện
18

Kết luận:
Chương này trình bày các cơ sở và các quy định của việc lập tính toán và xậy
dựng bản chào giá giờ tới. Từ thực tiễn của nhà máy xét thấy việc lập bản chào hoàn
toàn dựa trên những dự đoán chủ quan và kinh nghiệm trên thị trường mà chưa có một
kế hoạch cụ thể và khoa học.
Để xây dựng được một bản chào có hiệu quả cao cần phải xây dựng phương án
lập kế hoạch vận hành tối ưu ngày tới cho nhà máy để lấy cơ sở phân tích và tính toán
xây dựng bản chào.
Phương án lập kế hoạch vận hành tối ưu ngày được trình bày ở chương 3 của
luận văn.
19

CHƯƠNG 3
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TỐI ƯU NGÀY TỚI CỦA
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3

3.1. TÍNH TOÁN LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TỐI ƯU NGÀY


3.1.1. Hàm mục tiêu
Theo quy định về việc thanh toán trong thị trường phát điện cạnh tranh doanh thu
của nhà máy điện giao dich trong từng chu kỳ được tính như sau:

(3.1)

Trong đó:
SMP: là giá thị trường thanh toán cho chu kỳ t (đ/kWh)
Qsmp: là công suất phát của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch t (kWh).
CAN: là giá công suất thị trường (đ/kWh).
Pc : là giá hợp đồng (đ/kWh).
Qc : là sản lượng hợp đồng trong chu kỳ giao dịch t (kWh).
 Khoản doanh thu theo hợp đồng mua bán điện dạng sai khác

(3.2)

Trong đó:
- Rc : Khoản thanh toán sai khác trong chu kỳ giao dịch t (đồng);
- Qc : Sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng trong chu kỳ giao
- dịch t (kWh);
- Pc: Giá hợp đồng mua bán điện dạng sai khác (đồng/kWh).
- SMP: Giá điện năng thị trường trong chu kỳ giao dịch t (đồng/kWh);
- CAN: Giá công suất thị trường trong chu kỳ giao dịch t (đồng/kWh).
Giá hợp đồng (Pc), Sản lượng hợp đồng giờ (Qc), và giá công suất thị trường
(CAN) là các yếu tố được biết trước và được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện tính toán trong quá trình lập kế hoạch vận hành năm tới và không thay đổi
trong năm áp dụng. Phần doanh thu này coi như một hằng số nên trong quá trình tính
toán tác giả bỏ qua các yếu tố trên. Hàm mục tiêu của bài toán được rút gọn thành
công thức (3.3).
Hàm mục tiêu được xây dựng trong luận văn này là cực đại hóa tổng doanh thu
của nhà máy điện được xem xét trong thị trường điện vào cuối thời gian khảo sát được
biểu thị bằng công thức sau:
20

(3.3)

Trong đó:
SMP: là giá thị trường dự báo thanh toán cho chu kỳ t (đ/kWh) xem như đã biết
trước.
Qsmp: là công suất phát của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch t (kWh).
CAN: là giá công suất thị trường (đ/kWh)
3.1.2. Các phương trình ràng buộc
3.1.2.1. Đặc tính phát của nhà máy
Công thức tính công suất cho nhà máy thủy điện [3]:
Pt =9.81x10-3ηtQtHt (kW) (3.4)
Trong đó:
Pt (MW) là công suất phát của tổ máy phát thủy lực ở thời điểm t;
Qt (m3/s) là lưu lượng nước chạy máy qua tua bin tại thời điểm t.
Ht (m) là cột nước tính toán của nhà máy ở thời điểm t.
ηt là hiệu suất chung của tổ máy phát thủy lực hiệu suất thay đổi nhỏ coi như
không thay đổi ηt = 0,9.
Cột áp tính toán của nhà máy:
H = Ztl - Zhl - H (3.5)
Với: + Ztl là mức nước thượng lưu;
+ Zhl là mức nước hạ lưu;
+ H là tổn thất cột áp. gồm tổn thất cột áp của kênh. ống dẫn và chênh lệch
động năng của dòng chảy ở phía trước và sau nhà máy.
Trong quá trình vận hành, mức nước hạ lưu thay đổi không đáng kể so với mức
nước thượng lưu và tổn thất cột áp xem như không đổi nên cột áp tính toán của nhà
máy có thể quy về mức nước thượng lưu.
Trong mỗi nhà máy có các tổ máy đều giống nhau, nên cũng dễ dàng kết hợp để
đưa ra công thức tính công suất cho nhà máy như công thức (3.4).
Mối quan hệ giữa lượng nước tiêu hao và lượng điện năng được phát của nhà
máy là quan hệ phi tuyến, phụ thuộc vào cột áp gọi là đường cong hiệu suất [5].
Như vậy, đối với mỗi nhà máy sẽ có một họ các đường cong hiệu suất. trong đó
mỗi đường cong hiệu suất đại diện cho một cột áp nào đó biểu diễn mối quan hệ giữa
lượng nước tiêu hao và điện năng được phát.
Từ những đặc điểm nêu trên. để thuận tiện trong quá trình tính toán. ta sẽ tuyến
tính hóa từng đoạn đường cong hiệu suất, chính là đơn giản hóa đường cong hiệu suất,
mà mỗi đường là đại diện cho một khoảng mức nước thượng lưu (từ cột áp tính toán
21

quy về mức nước thượng lưu).


Hình 3.1. ví dụ minh họa cho đơn giản hóa này, họ đường cong hiệu suất nhà máy
được giảm xuống còn ba đường ứng với hai mức nước: mức cao ( Z htU ) và mức thấp
( Z htL ).
P
ZhtU Zht Zhtmax

ZhtL Zht ZhtU


(3)
Z htmin Z ht Z htL
(2)

P03ht (1)

P02ht
P01ht Q

Hình 3.1. Đường cong hiệu suất của nhà máy


Nếu mức nước thượng lưu của hồ chứa trong chu kỳ t. Zht. là phía dưới Z htL (mức
thấp), thì đường cong (1) được sử dụng. Nếu Zht nằm giữa Z htL và Z htU (mức trung
bình), thì đường cong (2) được sử dụng. Cuối cùng. nếu Zht trên Z htU (mức cao), thì
đường cong (3) được sử dụng. Một cách tổng quát cho bất kỳ số lượng các đường cong
hiệu suất cũng rất đơn giản.
Đường cong hiệu suất sẽ được tuyến tính thành 3 đoạn như Hình 3.2. Tuyến tính
hóa đường cong hiệu suất

Hình 3.2. Tuyến tính hóa đường cong hiệu suất


22

Trong đoạn lưu lượng qua nhà máy nhỏ nhất, (ứng với công suất phát P0),
đến lưu lượng qua nhà máy lớn nhất, được chia làm 3 đoạn bằng nhau có độ
lớn Qlh, đoạn (1) có hệ số góc là k1, đoạn (2) có hệ số góc là k2, đoạn (3) có hệ số góc
là k3.
Như vậy, đường cong hiệu suất được tuyến tính hóa có phương trình như sau:
(3.6)
Trong đó:
(3.7)
, , lần lượt là lượng nước tiêu thụ ứng với đoạn (1), (2) và (3) của nhà
máy tại chu kỳ t.
Hệ số góc của các đoạn (1), (2) và (3) lần lượt được tính theo các công thức
sau:
P1 P0
k1 (3.8)
Qlh
P2 P1
k2 (3.9)
Qlh
P3 P 2
k3 (3.10)
Qlh

Hình 3.3. Đặc tính vận hành turbine NMTĐ Đồng Nai 3
23

3.1.2.2. Phương trình cân bằng nước của hồ chứa


Khi tính toán điều tiết dòng chảy cần thiết phải biết được trạng thái làm việc của
hồ chứa, như sự thay đổi mức nước, thể tích nước còn lại trong hồ… Rõ ràng, thể tích
nước trong hồ phụ thuộc vào tương quan giữa các lượng nước chảy vào và chảy ra
khỏi hồ, đồng thời có quan hệ mật thiết với mức nước thượng lưu. Phương trình thiết
lập mối quan hệ giữa các đại lượng trên gọi là phương trình cân bằng nước của hồ
chứa.
Theo nguyên lý cân bằng nước, tổng các lượng nước chảy vào hồ trong khoảng
thời gian t xác định, phải cân bằng với tổng các lượng nước chảy ra khỏi hồ cộng với
thể tích nước được giữ lại trong hồ cùng trong khoảng thời gian t.
Với một hồ chứa bất kỳ h, trong trường hợp tổng quát (xét đến mọi lượng nước
có thể) lượng nước tích trữ của hồ vào cuối chu kỳ t bằng lượng nước tích trữ của hồ
vào đầu chu kỳ t, cộng với lượng nước tự nhiên chảy về hồ trong chu kỳ t, cộng với
lượng nước xả trực tiếp từ hồ thượng lưu liền kề về hồ h trong chu kỳ t, trừ cho lượng
nước chạy máy trong chu kỳ t.
(3.11)
Trong đó:
∆t = 3600 (s).
Vt-1 là dung tích hồ đầu giờ t (m3).
Vt là dung tích hồ cuối giờ t (m3).
(m3/s) là lưu lượng về trong khoảng ∆t ;
t
Q (m3/s) là lưu lượng nước phát điện của giờ t.
(m3/s) là lưu lượng nước xả tràn tại thời điểm t, đối với các ngày có nguy cơ
xả tràn hoặc xả tràn thì lúc này cần phải huy động tối đa công suất để tránh xả thừa, do
đó việc sử dụng chương trình tính toán tối ưu là không cần thiết, ta chỉ tính cho những
thời đoạn không xả tràn vì vậy Q_x^t được lấy bằng 0.
3.1.2.3. Giới hạn dung tích hồ chứa
Với mỗi hồ chứa, dung tích hữu ích là phần thể tích hồ nằm giữa MNDBT và
MNC. Dung tích hữu ích chính là thể tích có thể sử dụng để điều tiết dòng chảy. Trong
điều kiện vận hành bình thường không được vận hành mức nước bên trên MNDBT
cũng như bên dưới MNC. Đây là giới hạn dung tích hồ chứa trong điều tiết dài hạn.
Tuy nhiên, trong thời gian khảo sát ngắn hạn sẽ có giới hạn về mực nước mục
tiêu có được từ kế hoạch điều tiết dài hạn của từng hồ chứa. Do vậy dung tích hồ chứa
trong chu kỳ khảo sát t có giới hạn trên và giới hạn dưới về dung tích:
(3.12)
Trong đó, là giới hạn dưới và là giới hạn trên của hồ chứa trong
24

thời gian khảo sát ngắn hạn đang xét.


3.1.2.4. Giới hạn lượng nước qua nhà máy
Mỗi nhà máy, đường ống áp lực dẫn nước từ hồ chứa vào các turbine của nhà
phát phải thỏa mãn lưu lượng nằm trong phạm vi giới hạn cho phép theo biểu thức như
sau:
(3.13)
Trong đó:
- = 60 (m3/s) là lưu lượng cực tiểu cho phép qua turbine của tổ máy phát
thủy lực;
- = 106.25 (m3/s) là lưu lượng cực đại cho phép qua turbine của tổ máy
phát thủy lực;
3.1.2.5. Giới hạn công suất phát của nhà máy
Các tổ máy phát thủy lực đều có vùng giới hạn công suất làm việc. vùng cấm vận
hành như sau:
(3.14)
Trong đó:
Pmax = 90 (MW) là giới hạn công suất phát cực đại của tổ máy phát thủy lực;
Pmin = 60 (MW) là giới hạn công suất phát tối thiểu của tổ máy phát thủy lực.
3.1.3. Dữ liệu đầu vào
- Các thông số về hồ chứa đã biết trước: đặc tính hồ chứa, mức nước hiện tại,
mức nước mục tiêu vào cuối thời gian khảo sát;
- Lưu lượng nước tự nhiên về các hồ chứa trong thời gian khảo sát đã được dự
báo;
- Các số liệu về đặc tính phát của các nhà máy đã biết trước: các giới hạn công
suất phát, giới hạn lưu lượng nước chạy máy;
- Giá thị trường dự báo cho từng giờ trong thời gian khảo sát coi như đã biết
trước.
- Để minh họa cho chương trình tính toán, sau đây sẽ giải bài toán lập kế hoạch
vận hành tối ưu cho ngày 8/1/2018, làm cơ sỏ cho việc phân tích lập bảng chào giá
ngày tới cho nhà máy thủy điện Đồng Nai 3.
3.1.3.1. Đặc tính thể tích hồ chứa
Quan hệ mức nước thượng lưu và dung tích hồ Đồng Nai 3 được trình bày ở
Bảng 3.1. và đặc tính thể tích hồ Đồng Nai 3 được thể hiện ở Hình 3.1.
25

Bảng 3.1. Quan hệ mức nước và dung tích hồ Đồng Nai 3 nội suy

TT Z (m) V (106 m3) TT Z (m) V (106 m3) TT Z (m) V (106 m3)

1 570,00 798,58 15 577,00 1063,738 29 584,00 1378,956

2 570,50 815,7804 16 577,50 1084,651 30 584,50 1403,368

3 571,00 833,2501 17 578,00 1105,817 31 585,00 1428,05

4 571,50 850,9887 18 578,50 1127,231 32 585,50 1453,004

5 572,00 868,9958 19 579,00 1148,892 33 586,00 1478,233

6 572,50 887,2712 20 579,50 1170,796 34 586,50 1503,737

7 573,00 905,8146 21 580,00 1192,94 35 587,00 1529,517

8 573,50 924,6254 22 580,50 1215,323 36 587,50 1555,575

9 574,00 943,7035 23 581,00 1237,947 37 588,00 1581,911

10 574,50 963,0485 24 581,50 1260,816 38 588,50 1608,527

11 575,00 982,66 25 582,00 1283,933 39 589,00 1635,422

12 575,50 1002,537 26 582,50 1307,302 40 589,50 1662,6

13 576,00 1022,678 27 583,00 1330,927 41 590,00 1690,06

14 576,50 1043,079 28 583,50 1354,81


26

Quan hệ F = f(Z) và V = f(Z) hồ chứa Thủy điện Đồng Nai 3


2
Diện tích, km
0 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72
600
595
590
585
580
575
570
565
560
Mực nước, m

555
550
545
540
535
530
525
520
515
510
505
500
495
490
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400

Dung tích, triệu m3 Dung tích Diện tích

Hình 3.4. Quan hệ mực nước, diện tích và dung tích hồ chứa thủy điện Đồng Nai 3
(Nguồn ĐN3)
3.1.3.2. Thông số ban đầu của hồ chứa
Các thông số ban đầu của hồ chứa biết trước bao gồm:
- Mức nước ban đầu của hồ chứa;
- Mức nước mục tiêu vào cuối thời gian khảo sát ngắn hạn (24 giờ) có được từ
kế hoạch điều tiết dài hạn của hồ chứa. Từ các mức nước mục tiêu này, dựa vào đặc
tính thể tích hồ, ta dễ dàng tính được giới hạn dung tích trên và giới hạn dung
tích dưới của hồ chứa trong thời gian khảo sát ngắn hạn đang xét.
Số liệu cụ thể được trình bày ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thông số ban đầu của hồ chứa
Mức Mức Mức
Dung tích Dung tích Dung tích
nước nước nước
ban đầu mục tiêu mục tiêu
ban đầu mục tiêu mục tiêu
(m3) min (m3) max (m3)
(m) min max
Đồng
588 587,8 590 801,177 801,177 801,177
Nai 3
27

3.1.3.3. Lưu lượng nước về hồ từng giờ trong ngày:


Lưu lượng về hồ từng giờ trong ngày khảo sát chủ yếu phụ thuộc vào lưu lượng
chạy máy của nhà máy bậc thang trên nhà máy Đồng Nai 2, do hồ chứa Đồng Nai 3 là
hồ điều tiết năm nên mức độ ảnh hưởng thay đổi của lưu lượng về không lớn, để thuận
tiện trong việc nhập số liệu đưa vào tính toán, tác giả xây dựng nhập số liệu lưu lượng
nước về trực tiếp trên giao diện chương trình.
3.1.3.4. Thông số đường ống áp lực
Thông số đường ống áp lực bao gồm: và là giới hạn lưu lượng tối
thiểu và tối đa của đường ống áp lực dẫn nước từ hồ chứa h vào các tổ máy của nhà máy.
Số liệu cụ thể được cho ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thông số của đường ống áp lực
Hồ chứa Qmin (m3/h) Qmax (m3/h)
Đồng Nai 3 0 765,000
3.1.3.5. Thông số đặc tính phát
Mỗi nhà máy sẽ có một họ các đường cong hiệu suất và ta có thể tuyến tính hóa
từng đoạn đường cong hiệu suất, mà mỗi đường là đại diện cho một khoảng mức nước
thượng lưu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng nước tiêu hao và điện năng được phát.
Khi mức nước thượng lưu nằm trong phạm vi giữa 2 mức nước thượng lưu liền
kề của họ đặc tính phát, thì đặc tính phát của nhà máy xem như không đổi. Ứng với
mỗi mức nước thượng lưu khác nhau thì mỗi đặc tính phát phù hợp sẽ được chọn để
tính toán.
Họ các đặc tính phát của nhà máy như Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thông số đặc tính phát nhà máy Đồng nai 3

Z P0 P1 P2 P3 Pmax Ql-min Ql-max Qlh


(m) (MW) (MW) (MW) (MW) (MW) (m3/h) (m3/h) (m3)

570 0 55 157 166 180 216,0 765,0 183,0


575 0 58 163 173 180 216,0 765,0 183,0
580 0 60 170 180 180 216,0 765,0 183,0
585 0 63 177 188 180 216,0 765,0 183,0

590 0 65 185 196 180 216,0 765,0 183,0

3.1.3.6. Giá thị trường dự báo


Dự báo giá thanh toán của thị trường thuộc phạm vi và chiến lược chào giá của
các đơn vị phát điện.
Nhưng chưa có 1 phần mềm nào dự báo giá thị trường nào tương đối chính xác
28

nên tác giả dựa vào số liệu quá khứ và các dự báo về khí hậu, phụ tải để dự báo giá
dựa trên phân tích theo chủ quan người viết.
Giá thị trường dự báo cho từng giờ trong thời gian khảo sát như Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Giá điện thị trường dự báo
SMP CAN FMP
Giờ
(đồng) (đồng) (đồng)
1 750 166,7 916,7
2 750 162,6 912,6
3 550 160,2 710,2
4 500 159,2 659,2
5 725 160,2 885,2
6 800 163 963
7 800 171 971
8 1000 199,5 1199,5
9 1000 216 1216
10 1000 227,6 1227,6
11 1000 224 1224
12 950 204,1 1154,1
13 1000 214,9 1214,9
14 1000 226,3 1226,3
15 1000 226,4 1226,4
16 1000 223,1 1223,1
17 1000 209,6 1209,6
18 1000 197,1 1197,1
19 1000 205,6 1205,6
20 1000 201,7 1201,7
21 1000 207,5 1207,5
22 900 200,2 1100,2
23 900 190 1090
24 900 176,7 1076,7

Dữ liệu đầu ra
- Công suất phát từng giờ nhà máy trong thời gian khảo sát 24 giờ;
29

- Diễn biến mức nước và dung tích hồ chứa từng giờ trong thời gian khảo sát
24 giờ;
- Doanh thu nhà máy từng giờ trong thời gian khảo sát 24 giờ,
3.2. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG MATLAB
MATLAB là một phần mềm tính toán của hãng MathWorks, nhằm hỗ trợ các
tính toán khoa học và kỹ thuật với các phần tử cơ bản là ma trận. Phần mềm tích hợp
sẵn các chức năng tính toán, hiển thị và lập trình trong một môi trường trực quan, dễ
sử dụng. Qua quá trình phát triển lâu dài, MATLAB được phát triển thành một công cụ
rất mạnh, được ứng dụng khá phổ biến trong các trường đại học ở khắp thế giới như là
công cụ không thể thiếu trong các lĩnh vực: toán học cao cấp, khoa học và kỹ thuật,
Với MATLAB, bài toán tính toán, phân tích, thiết kế và mô phỏng trở nên dễ
dàng hơn trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành như: Điện, Điện tử, Cơ khí, Cơ điện tử,
Vật lý…
MATLAB tập hợp các công cụ để giải quyết các bài toán cụ thể vào trong các gói
công cụ (toolbox), Ngoài ra, người sử dụng có thể tự bổ sung các gói công cụ của
mình bằng cách tạo ra các tệp tin chương trình và lưu vào một thư mục riêng, Các hàm
để giải các bài toán tối ưu hóa nằm trong gói công cụ Optimization toolbox.
Chương trình tính toán của luận văn được viết bằng MATLAB, trong đó sử dụng
các hàm giải bài toán quy hoạch tuyến tính của gói công cụ Optimization toolbox để
giải quyết bài toán mà luận văn đặt ra.
Các số liệu đầu vào, bao gồm: đặc tính hồ chứa, mức nước hiện hành, mức nước
mục tiêu vào cuối thời gian khảo sát; Lưu lượng nước tự nhiên về các hồ chứa trong
thời gian khảo sát đã được dự báo; Các giới hạn công suất phát, giới hạn lưu lượng
nước chạy máy của các nhà máy; Giá điện thanh toán dự báo của thị trường điện cho
từng giờ trong thời gian khảo sát được nhập sẵn ở file excel, để thuận tiện cho việc
kiểm tra và điều chỉnh thông số đầu vào khi cần thiết.
Kết quả tính toán sẽ được xuất ra file excel dưới dạng bảng và đồ thị để thuận
tiện cho quá trình lưu trữ, in ấn phục vụ công tác báo cáo.
30

3.3. LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN


Lưu đồ thuật toán của chương trình tính toán xem Hình 3.6.

Bắt đầu

Nhập dữ liệu

Tính toán chọn đặc


tính phát

Tính toán thành lập các vectơ và ma trận:


Các hệ số của hàm mục tiêu c;
Ràng buộc đẳng thức: Aeq và beq;
Ràng buộc bất đẳng thức: A và b;
Giới hạn biến: lb và ub.

Giải bài toán


bằng phương pháp
Quy hoạch tuyến tính

In và lưu trữ kết


quả

Kết thúc

Hình 3.5. Lưu đồ thuật toán


31

Các bước thực hiện của lưu đồ thuật toán:


Bước 1: Nhập dữ liệu,
Đọc dữ liệu đầu vào đã được nhập sẵn ở file excel.
Bước 2: Tính toán chọn đặc tính phát.
Căn cứ mức nước ban đầu của các hồ chứa từ dữ liệu đầu vào, tính toán chọn đặc
tính phát cho từng nhà máy.
Bước 3: Tính toán thành lập các vectơ và ma trận.
- Thành lập vectơ c: vectơ các hệ số của hàm mục tiêu;
- Thành lập ma trận A: ma trận của ràng buộc bất đẳng thức;
- Thành lập vectơ b: vectơ vế phải của ràng buộc bất đẳng thức;
- Thành lập ma trận Aeq: ma trận của ràng buộc đẳng thức;
- Thành lập vectơ beq: vectơ vế phải của ràng buộc đẳng thức;
- Thành lập vectơ lb: vectơ giới hạn dưới biến trạng thái;
- Thành lập vectơ ub: vectơ giới hạn trên biến trạng thái;
Bước 4: Giải bài toán bằng phương pháp Quy hoạch tuyến tính
Sử dụng hàm linprog trong gói công cụ Optimization toolbox của MATLAB để
giải bài toán.
Bước 5: In và lưu trữ kết quả tính toán.
Chương trình Matlab được trình bày như ở phụ lục.
3.4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
3.4.1. Phân bố tối ưu công suất
Kết quả phân bố tối ưu công suất cho các tổ máy được trình bày ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Phân bố tối ưu công suất cho các tỗ máy (MW)
Tổ máy 1 Tổ máy 2 Tổng
Giờ
(MW) (MW) (MW)
1 61 61 122
2 60 60 120
3 60 60 120
4 60 60 120
5 65 65 130
6 65 65 130
7 65 65 130
8 65 65 130
9 65 65 130
10 90 90 180
11 90 90 180
12 90 90 180
32

Tổ máy 1 Tổ máy 2 Tổng


Giờ
(MW) (MW) (MW)
13 65 65 130
14 65 65 130
15 65 65 130
16 65 65 130
17 90 90 180
18 90 90 180
19 90 90 180
20 90 90 180
21 65 65 130
22 65 65 130
23 60 60 120
24 60 60 120
Tổng 1,710 1,710 3,420

Hình 3.6. Biểu đồ công suất phát hai tổ máy H1 H2 nhà máy Đồng Nai 3
3.4.2. Diễn biến mực nước hồ và dung tích hồ
Kết quả diễn biến mực nước hồ và dung tích hồ chứa được trình bày ở Bảng 3.7.

Tải bản FULL (81 trang): bit.ly/2Ywib4t


Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
33

Bảng 3.7. Diễn biến mức nước và dung tích hồ


Giờ MNH (m) Dung tích (m3)
1 587,991 1581,40
2 587,981 1580,88
3 587,972 1580,37
4 587,962 1579,85
5 587,952 1579,33
6 587,942 1578,81
7 587,932 1578,28
8 587,922 1577,76
9 587,913 1577,24
10 587,901 1576,61
11 587,889 1575,99
12 587,877 1575,37
13 587,867 1574,84
14 587,857 1574,32
15 587,847 1573,80
16 587,838 1573,27
17 587,826 1572,65
18 587,814 1572,03
19 587,802 1571,40
20 587,790 1570,78
21 587,780 1570,26
22 587,770 1569,74
23 587,761 1569,22
24 587,751 1568,71

Hình 3.7. Biểu đồ diễn biến mức nước hồ Đồng Nai 3


34

Hình 3.8. Biểu đồ dung tích hồ chứa Đồng Nai 3


3.4.3. Doanh thu nhà máy trong từng chu kỳ giao dịch
Kết quả doanh thu dự kiến cho từng tổ máy cho từng chu kỳ được trình bày ở
Bảng 3.8.
Để làm rõ phần doanh thu của nhà máy tác giả tính toán cho 1 giờ cụ thể: giờ 1
ngày 8/1/2018
Tổ máy 1 và tổ máy 2 có công suất phát là bằng nhau và số liệu đầu vào là giống
nhau nên chỉ tính toán chi tiết cho 1 tổ máy và tương tự cho tổ máy còn ở ở tất cả các
chu kỳ.

Trong đó:
- SMP = 750 đồng (giá dự báo)
- Qsmp = 61x106 (kWh)
- CAN = 166,7 (đ/kWh)
Tải bản FULL (81 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Thay số ta có
35

Bảng 3.8. Doanh thu của nhà máy


Tổ máy 1 Tổ máy 2 Tổng
Giờ
(đồng) (đồng) (đồng)
1 55.565.863 55.565.863 111.131.725
2 54.878.940 54.878.940 109.757.880
3 42.650.217 42.650.217 85.300.434
4 39.576.274 39.576.274 79.152.548
5 57.906.833 57.906.833 115.813.667
6 62.996.250 62.996.250 125.992.500
7 63.519.583 63.519.583 127.039.167
8 78.467.292 78.467.292 156.934.583
9 79.546.667 79.546.667 159.093.333
10 110.484.000 110.484.000 220.968.000
11 110.160.000 110.160.000 220.320.000
12 103.869.000 103.869.000 207.738.000
13 79.474.708 79.474.708 158.949.417
14 80.220.458 80.220.458 160.440.917
15 80.227.000 80.227.000 160.454.000
16 80.011.125 80.011.125 160.022.250
17 108.864.000 108.864.000 217.728.000
18 107.739.000 107.739.000 215.478.000
19 108.504.000 108.504.000 217.008.000
20 108.153.000 108.153.000 216.306.000
21 78.990.625 78.990.625 157.981.250
22 71.971.417 71.971.417 143.942.833
23 65.141.587 65.141.587 130.283.174
24 64.235.849 64.235.849 128.471.698
Tổng 1.893.153.687 1.893.153.687 3.786.307.375

ce9b4fd3

You might also like