You are on page 1of 13

Khaù m phaù baû n thaân

theo phöông phaùp Gaston Berger

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn


Lời mở
Để xây dựng nền văn minh tình yêu, mỗi người chúng ta phải biết rõ chính mình về phương
diện thể xác cũng như tinh thần để thực hiện việc giáo dục tự thân. Về mặt thể xác, chúng ta
thường đi khám sức khoẻ tổng quát với những xét nghiệm đủ loại để biết các bộ phận và
chức năng còn tốt hay không. Về mặt tinh thần, chúng ta cũng có những phương thức để
biết mình thuộc loại cá tính nào, có những nhu cầu gì, những đặc tính gì nổi bật hay những
nguy hại nào có thể dẫn đến những sai trái trong cuộc sống; nhờ đó ta tìm cách sửa đổi, tăng
cường hay phát huy những khả năng, tiềm năng của tinh thần như cảm tính, hoạt tính, thứ
tính, độ rộng ý thức, lòng ham mê hiểu biết…
Có nhiều phương pháp để khám phá bản thân như phương pháp dựa trên thuyết Cửu Loại
(Enneagram) của môn phái Sufi có trên 2000 năm nay (x. P. Chu Quang Minh, Biết mình để
sống vui, tr.3-75) cho đến các phương pháp tâm lý thực nghiệm mới mẻ với những bản trắc
nghiệm cá tính đầy đủ hơn và được giải bằng máy tính điện tử. Tuy nhiên, chúng tôi giới
thiệu phương pháp của Gaston Berger vì phương pháp này vẫn còn có giá trị lớn, đã được
áp dụng cho hàng triệu người trên thế giới, có thể giúp ta khám phá bản thân về nhiều khả
năng khác nhau và sửa đổi tâm tính tính của mình bằng những sinh hoạt thích hợp. Hơn
nữa, đây còn là phương pháp dễ làm và không bị lệ thuộc vào máy móc kỹ thuật.
1. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP GASTON BERGER
1.1. Theo Gaston Berger, con người có rất nhiều khả năng tinh thần. Tuy nhiên, ông quan
tâm đến 9 khả năng sau đây:
Cảm tính: khả năng cảm nhận những cảm xúc mạnh và thường xuyên.
Hoạt tính: khả năng dễ thực hiện những hành động có chủ ý.
Thứ tính hay Sơ tính: khả năng kềm giữ nhiều hay ít những tình cảm của mình, hoặc
biến những suy nghĩ, cảm xúc thành hành động chậm hay nhanh.
Động rộng ý thức: khả năng có nhiều hình ảnh, ý tưởng, cảm xúc khác nhau cùng hiện
diện một lúc trong tâm trí.
Tính phân cực: đặc tính phân biệt loại người Hùng có cực tính dương (tìm cách chiếm
giữ bằng áp lực, cai trị), với loại người Thư có cực tính âm (tìm cách lôi
cuốn, quyến rũ, làm say mê).
Tham vọng: ước ao gia tăng cái mình có hay có thể có.
Hứng khởi cảm giác: đặc tính lôi kéo người ta vào thế giới cảm giác và đóng một vai
trò quan trọng trong đời sống tìm hưởng cái đẹp.
Tính mẫn cảm: đặc tính khiến người ta lưu ý nhiều đến người khác và sẵn lòng giúp
đỡ hay làm thay cho họ.
Đam mê hiểu biết: đặc tính liên quan đến óc tò mò, yêu cầu tìm hiểu chứ không xác
định sự thông minh.
1.2. Trong 9 đặc tính trên đây, ông chú ý tới 3 đặc tính đầu tiên và dựa vào đó để xác định
loại cá tính của mỗi người về mặt tâm lý. Ông chia cá tính con người thành 8 loại khác
nhau. Mỗi loại tuỳ vào mức độ cao hay thấp so với trung bình (45 điểm) của cảm tính và
hoạt tính mà ông gọi tên là có cảm tính, hoạt tính hay vô cảm tính, vô hoạt tính. Yếu tố thứ
ba là thứ tính hay sơ tính cũng được so sánh với điểm trung bình để gọi là thứ tính (trên 45
điểm) hay sơ tính (dưới 45 điểm).
Tám loại đó như sau:
Đam mê: Cảm tính + Hoạt tính + Thứ tính
Nhiệt thành: Cảm tính + Hoạt tính + Sơ tính
Đa cảm: Cảm tính + Vô hoạt tính + Thứ tính
Duy cảm: Cảm tính + Vô hoạt tính + Sơ tính
Điềm tĩnh: Vô cảm tính + Hoạt tính + Thứ tính
Hăng hái: Vô cảm tính + Hoạt tính + Sơ tính
Lãnh đạm: Vô cảm tính + Vô hoạt tính + Thứ tính
Nhu nhược: Vô cảm tính + Vô hoạt tính + Sơ tính
1.3. Ông phân tích mỗi loại cá tính để nêu ra các đặc điểm chung của từng loại người với
những nhu cầu căn bản, những hứng thú sâu xa của họ đối với những hoạt động tinh thần
hay những thú vui vật chất. Ông cũng nêu ra những năng khiếu tổng quát, thành quả cá tính
và giá trị nổi bật của mỗi loại cá tính. Là một nhà tâm lý học, ông cũng phân tích những đặc
điểm nổi bật của cá tính có thể trở thành những đặc tính nguy hại nếu không biết kiềm chế
và cả những sai trái có thể nếu không biết sửa đổi. Giá trị đặc biệt của phương pháp là ông
giới thiệu những loại sinh hoạt thích hợp cho từng cá tính để giúp họ phát triển con người,
sửa đổi những đặc tính nguy hại.
Chúng tôi giới thiệu phương pháp khám phá bản thân của ông kèm theo những chỉ dẫn để
mỗi người có thể tự làm trắc nghiệm cho mình hay giúp người khác.
2. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRẮC NGHIỆM
2.1. Các bước phải làm
- Việc đầu tiên bạn lấy Bảng Trả lời Các Câu hỏi Trắc nghiệm, ghi rõ Họ Tên, Tuổi, Trình
độ Văn hoá, Ngày làm Bảng Trả lời. Bảng này chia làm 9 cột, mỗi cột hướng về một tài
năng tinh thần như Cảm tính, Hoạt tính, Thứ tính hay Sơ tính, Độ rộng ý thức, Tính phân
cực, Tham vọng, Hứng khởi cảm giác, Tính mẫn cảm, Đam mê hiểu biết. Việc này mất
khoảng 5 phút.
- Tiếp theo bạn lấy bản Câu hỏi Trắc nghiệm Cá tính và trả lời theo các câu hỏi gợi ý bằng
cách ghi điểm vào Bảng Trả lời. Bản Câu hỏi Trắc nghiệm gồm 90 câu, đánh số từ 1 đến 99,
không có các số tròn chục như 10, 20, 30… Việc này mất khoảng 45 phút.
- Cộng điểm của Bảng Trả lời để tìm ra loại cá tính và mức độ các tài năng tinh thần. Việc
này mất khoảng 5-10 phút.
- Sau khi biết rõ loại cá tính của mình hay của người khác, ta tìm trong Bảng Giải đáp Cá
tính để kiểm tra xem loại cá tính đó có những đặc tính chung nào, nhu cầu căn bản nào, có
hứng thú sâu xa gì, năng khiếu tổng quát gì… Nếu thấy chúng phù hợp với mình ta sẽ tìm
hiểu thêm về các đặc tính nổi bật, đặc tính nguy hại, sai trái có thể và những phương thế sửa
chữa trong phần sinh hoạt thích hợp. Nếu thấy chúng không phù hợp hay chỉ phù hợp vài
điểm, ta phải xét xem loại cá tính này có gần với loại nào khác trong cặp đôi không (Cảm
tính – Vô Cảm tính, Hoạt tính – Vô Hoạt tính, Thứ tính – Sơ tính) vì khi trả lời câu hỏi trắc
nghiệm, có thể ta đã trả lời thiếu chính xác 1,2 câu nào đó nên số điểm thay đổi, nhất là với
số điểm ở gần mức trung bình (từ 39-49).
2.2. Cách trả lời
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời theo thực tế của mình chứ không theo suy luận, nghĩa là nếu trong
cuộc sống ta đã hành động và cảm nghĩ thế nào thì trả lời như thế.
Mỗi câu trả lời có số điểm kèm theo (9đ hoặc 5đ, hoặc 1đ), ta điền số điểm ở bên cạnh số
của câu hỏi. Thí dụ: Câu số 1: 9đ; câu số 2: 1đ;…
Trong trường hợp câu hỏi không ghi rõ số điểm và người làm trắc nghiệm cũng không xác
định được thái độ của mình theo điểm 9 hay điểm 1, nghĩa là thấy mình ở trong cả hai
trường hợp, thì ta dùng điểm 5 là điểm trung bình cho câu trả lời.
2.3. Cách cộng điểm
Sau khi trả lời hết mọi câu hỏi, ta hãy cộng số điểm trong từng cột.
Điểm trung bình ở mỗi cột là 45 điểm trên 90 điểm (45/90 điểm), điểm tối đa là 90, điểm tối
thiểu là 10.
Như thế, tuỳ theo số điểm, ta chia các đặc tính thành hai khu vực:
TỪ 10 ĐẾN 45 ĐIỂM TỪ 46 ĐẾN 90 ĐIỂM
Vô cảm tính Cảm tính
Vô hoạt tính Hoạt tính
Sơ tính Thứ tính
Động rộng ý thức: kém Động rộng ý thức: lớn
Tính phân cực: âm Tính phân cực: dương
Tham vọng: ít Tham vọng: nhiều
Hứng khởi cảm giác: ít Hứng khởi cảm giác: nhiều
Tính mẫn cảm: thấp Tính mẫn cảm: cao
Đam mê hiểu biết: ít Đam mê hiểu biết: nhiều
Lưu ý:
Số điểm hoàn toàn không có tính cách luân lý, nghĩa là không phải có số điểm cao là tốt, số
điểm thấp là xấu, vì các điểm này chỉ giúp cho chúng ta hiểu cá tính của mình đang nghiêng
về phía nào mà thôi.
3. BẢNG TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Họ và tên: ......................................................................
Tuổi: ..............................................................................
Trình độ học vấn: ..........................................................
Ngày làm bảng: .............................................................
Ghi điểm vào cột câu hỏi:
Cảm tính Hoạt Thứ Độ Tính Tham Hứng Tính Đam
tính tính rộng ý phân vọng khởi mẫn mê
thức cực cảm cảm hiểu
giác biết
01 02 03 04 05 06 07 08 09
11 12 13 14 15 16 17 18 19
21 22 23 24 25 26 27 28 29
31 32 33 34 35 36 37 38 39
41 42 43 44 45 46 47 48 49
51 52 53 54 55 56 57 58 59
61 62 63 64 65 66 67 68 69
71 72 73 74 75 76 77 78 79
81 82 83 84 85 86 87 88 89
91 92 93 94 95 96 97 98 99
Tổngcộng

Loại cá tính:.........................................
* Ghi chú:
Có gần với loại cá tính khác?..............
Thí dụ:
Dưới đây là bảng Trả lời của một người làm trắc nghiệm để làm thí dụ:
Họ và tên: NGUYỄN THỊ MỸ ANH
Tuổi: 16
Văn hoá: Lớp 10
Ngày làm trắc nghiệm: 19-10-1987

Cảm Hoạt Thứ Độ Tính Tham Hứng Tính Đam


tính tính tính rộng ý phân vọng khởi mẫn mê hiểu
thức cực cảm cảm biết
giác
01 5 02 9 03 1 04 9 05 1 06 9 07 5 08 9 09 1
11 9 12 1 13 9 14 5 15 1 16 1 17 9 18 1 19 1
21 5 22 9 23 5 24 1 25 1 26 9 27 5 28 1 29 9
31 9 32 5 33 9 34 1 35 9 36 9 37 1 38 9 39 9
41 9 42 5 43 9 44 1 45 1 46 5 47 9 48 9 49 1
51 9 52 5 53 1 54 1 55 1 56 9 57 9 58 9 59 5
61 9 62 9 63 1 64 1 65 1 66 5 67 9 68 1 69 9
71 5 72 9 73 9 74 5 75 1 76 5 77 1 78 1 79 1
81 9 82 9 83 5 84 9 85 1 86 9 87 5 88 5 89 9
91 5 92 9 93 9 94 5 95 9 96 9 97 5 98 9 99 5
Tc 74 70 58 38 26 70 58 54 41
Thí dụ: Em Nguyễn Thị Mỹ Anh có số điểm ở ba cột đầu: cảm tính 74 + hoạt tính 70
+ thứ tính 58. Vậy em thuộc loại cá tính Đam mê. Không có nguy cơ gần loại cá tính khác.

Vài gợi ý hướng dẫn cho người làm trắc nghiệm:


- Nhiều người tuy cùng loại cá tính nhưng số điểm ở 3 cột lại cao thấp khác biệt nhau nên
các yếu tố trong cá tính cũng khác nhau.
- Hơn nữa, độ cao thấp ở 3 đặc tính đầu là Cảm tính, Hoạt tính, Thứ tính hay Sơ tính cũng
có thể theo một thứ tự khác. Yếu tố này cũng dẫn đến sự khác biệt trong cùng loại cá tính.
Bảng Giải đáp Cá Tính sẽ chỉ dẫn điều đó. Thí dụ Cảm tính có số điểm lớn nhất rồi tới
Thứ tính, sau đó mới tới Hoạt tính (CTH) hoặc Thứ tính có số điểm cao nhất rồi mới tới
Hoạt tính và Cảm tính (THC).
- Nhiều người tuy có số điểm giống hệt nhau ở 3 cột nhưng cá tính lại khác nhau vì số điểm
ở 6 cột đặc tính còn lại khác nhau. Thậm chí nếu cả 9 cột có trùng số điểm thì cá tính vẫn
có những điểm khác biệt vì còn nhiều yếu tố khác chưa biết đến.
- Hơn nữa, nếu số điểm về Cảm tính, Hoạt tính hay Thứ tính quá gần với mức trung bình, ta
nên tra cứu thêm về loại cá tính sóng đôi ở Vô cảm tính, Vô hoạt tính và Sơ tính.
Thí dụ: một người có số điểm ở ba cột đầu: Cảm tính 46 + Hoạt tính 49 + Thứ tính 29.
Như thế người đó thuộc cá tính Nhiệt thành. Tuy nhiên, khi xét đặc tính chung người đó lại thấy
mình thuộc loại Hăng hái nghĩa là Vô cảm tính + Hoạt tính + Thứ tính. Sự khác biệt này bắt
nguồn từ việc người đó trả lời sai một câu hỏi ở cột Cảm tính, đã cho điểm 9 (thay vì điểm 1).
Điểm thật của người đó là 46-9+1=38. Do đó, khi thấy số điểm trong khoảng 39-49, ta nên cẩn
thận để xác định đúng loại cá tính.
- Ta có thể làm lại bản trắc nghiệm sau một thời gian dài (thí dụ vài ba năm) để kiểm tra
mức tiến bộ và sự thay đổi về tâm lý của mình vì việc sửa đổi khuyết điểm cũng biến đổi
các đặc tính tâm lý.
4. BẢN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÁ TÍNH (90 câu)

1. Tôi có hay bận tâm tới những chuyện nhỏ nhặt mà tôi biết là chúng không quan trọng không?
- Đôi lúc tôi xúc động mạnh vì những chuyện không đâu. (9)
- Tôi chỉ lo âu trước những biến cố quan trọng. (1)
2. Tôi thấy mình cần phải làm việc ngay trong giờ được quyền nghỉ như học hỏi thêm, hoạt
động xã hội, làm việc nhẹ, làm việc thủ công hay những việc không có dự tính trước. (9)
- Tôi cứ ngồi bất động một thời gian lâu mà không làm gì cả, hoặc chỉ mơ màng, giải
trí (đọc sách, nghe nhạc, xem tivi…). (1)
- Tôi biết dùng thời gian để nghỉ ngơi. (5)
3. Tôi có làm việc vì một tương lai còn xa? (Như dành dụm cho tuổi già, góp nhặt chất liệu
cho một công việc lâu dài hoặc nhằm đạt đến một hiệu quả xa xôi). (9)
-Tôi chỉ chú ý đến việc mang lại hiệu quả tức khắc. (1)
4. Tôi có để ý hết mình đến việc đang làm đến nỗi không biết gì đến những việc xảy ra xung
quanh? (1)
- Tôi có thể vừa làm việc vừa theo dõi được những chuyện xảy ra chung quanh mình. (9)
5. Tôi có hiếu chiến? Tôi có thích tranh cãi, chiến đấu? (9)
- Tôi ngại những cuộc đấu tranh, bàn cãi gây gắt? Tôi thường nghĩ rằng tốt hơn là nên
nhượng bộ (ít ra là tỏ vẻ bên ngoài) thay vì tạo nên các cuộc tranh chấp, xung đột? (1)
6. Tôi có nhiều tham vọng (thí dụ rất ao ước gia tăng của cải, địa vị, thế lực, kiến thức của
mình)? (9)
- Tôi cảm thấy ít bận tâm đến những việc gia tăng này và cho tất cả đều không đáng
tốn công theo đuổi. (1)
7. Tôi có để ý nhiều đến những thứ do giác quan đem lại như màu sắc, âm thanh, hình dáng? (9)
- Đối với tôi những thứ do giác quan cung cấp chỉ là những cái giúp tôi hiểu biết về
bản chất của sự vật (chẳng hạn tôi lưu tâm đến ý nghĩa của lời nói mà không hề chú ý
đến giọng nói, hoặc chú ý đến lợi ích của đồ vật hơn là màu sắc của nó)? (1)
8. Tôi có xúc động cảm thương cho số phận của người khác (thí dụ trước một người bị
thương đau đớn, trước một trẻ em đi lạc)? (9)
- Tôi vẫn giữ được bình tĩnh ngay cả khi tôi đang tìm cách giúp đỡ họ một cách
hữu hiệu? (1)
9. Tôi có thường tìm cách giải quyết những vấn đề không mấy thực tế (thí dụ như vấn đề
kinh tế, các sự kiện xã hội hay khoa học rộng lớn)? (9)
- Tôi chỉ ưa những kết quả cụ thể và không thèm ngó ngàng đến những cái chẳng đem
lại lợi lộc gì? (1)

10. Không.

11. Tôi dễ phấn khởi, dễ tức giận. (9)


- Tôi lặng lẽ chấp nhận sự việc một cách bình tĩnh. (1)
12. Tôi cần phải có cố gắng nhiều để đi từ tư tưởng đến hành động, từ quyết định đến thi
hành. (1)
- Tôi thi hành ngay điều vừa quyết định một cách nhanh chóng và không mấy
khó khăn. (9)
13. Tôi có hay tưởng nghĩ đến những cái có thể xảy ra và từ đó tôi đề phòng cẩn thận (thí
dụ chuẩn bị hành trang thật kỹ, nghiên cứu lộ trình dự đoán trở ngại)? (9)
- Tôi ưa tuỳ cơ ứng biến. (1)
14. Tôi có xem sự chính xác là rất hệ trọng? Tôi thích ý tưởng rõ ràng, nhiệm vụ được chỉ
định chính xác. (1)
- Tôi thích những cái mơ hồ, chưa xác định rõ ràng hay chỉ có giá trị vì một vài nét
độc đáo nào đó của chúng. (9)
15. Tôi có thích ra lệnh hoặc có khi nào bắt người khác phải tuân theo mệnh lệnh, ước muốn
của tôi? (9)
- Tôi chán ghét việc cưỡng bức người khác. Tôi chỉ thích dàn xếp và khuyến dụ họ. (1)
16. Tôi có sẵn lòng cho người khác mượn sách vở, dụng cụ, đồ nghề của mình? (1)
- Tôi không thích cho mượn đồ của mình. (9)
17. Tôi có để ý nhiều đến đồ ăn thức uống? Tôi ăn chậm rãi ngon miệng? Tôi là người sành ăn? (9)
- Tôi chẳng để ý gì về món ăn vì ăn chỉ cốt để sống mà thôi. (1)
18. Tôi có xem tình cảm của người khác quan trọng hơn hành động họ thực hiện? (9)
- Ngược lại, tôi nghĩ rằng chỉ có hành động và kết quả của hành động mới đáng kể mà thôi? (1)
19. Tôi thích những trò tiêu khiển nặng về tâm trí (như nghiên cứu, thảo luận), các trò chơi
suy nghĩ (cờ vua, cờ tướng…)? (9)
- Tôi giải trí bằng những trò tiêu khiển có tính cách thể lý (như thể thao, du lịch), xã
hội (như thăm viếng, họp mặt), tình cảm (như đọc sách, xem báo)? (1)

20. Không.

21. Tôi có dễ tự ái? Dễ bị tổn thương nặng bởi một lời chỉ trích nhẹ nhàng, một câu phê
bình hay chế diễu tầm thường? (9)
- Tôi đón nhận lời phê bình mà không bị tổn thương (1)
22. Tôi có dễ chán nản trước những khó khăn hay nhiệm vụ nặng nề? (1)
- Ngược lại, tôi được phấn chấn vì những khó khăn và coi đó như một thứ kích thích
khiến mình cố gắng hơn? (9)
23. Tôi sống theo những nguyên tắc chặt chẽ? (9)
- Tôi thích ứng dễ dàng với hoàn cảnh khác nhau? (1)
24. Tôi chống lại một cách mạnh mẽ và tức khắc những gì làm xáo trộn công việc mình
đang thực hiện? Tôi phát cáu với những ai làm tôi bị phân tán, không tập trung vào công
việc của tôi? (1)
- Tôi bình tĩnh đón nhận những hỗn loạn này và chỉ mềm dẻo phản ứng lại thôi? (9)
25. Tôi có tử tế, ân cần tìm cách làm đẹp lòng những người đến với tôi? (1)
- Tôi đối xử giản dị với họ, có khi còn có vẻ khô khan hoặc thô bạo nữa? (9)
26. Tôi có nhận thức về giá trị của thời gian? Tôi có vội vã làm những gì cần thiết để nhanh
chóng bước sang việc khác? (9)
- Tôi ít nhạy cảm với chính giá trị thời gian. Tôi ít lưu tâm đến tốc độ và hiệu suất
(làm tối đa công việc trong một thời gian tối thiểu)? (1)
27. Tôi có lưu tâm đến việc chuẩn bị bữa ăn, cách nấu nướng đồ ăn? (9)
- Tôi dửng dưng với chuyện bếp núc (thí dụ như khi tôi phải mời ai ăn uống, tôi chỉ
coi đó như là một phương cách để làm hài lòng kẻ khác hoặc để sửa soạn cho công
việc được thành công nhanh chóng và chắc chắn mà thôi?) (1)
28. Tôi có yêu thú vật như là những sinh vật có cá tính và lo âu đến những gì chúng có
cảm giác? (9)
- Dù không đánh đập chúng, nhưng tôi xem chúng như gia súc, nghĩa là gần như đồ
vật mà thôi? (1)
29. Tôi nghĩ rằng có những điều huyền diệu cần được tôn trọng. Trong một vài lĩnh vực, lý
trí cũng đành phải nhường chỗ chứ không thể tìm hiểu sâu hơn? (1)
- Tôi cho rằng việc tôn trọng các điều huyền diệu đó sẽ là coi thường lý trí, và hơn nữa
còn đắc tội với tinh thần? (9)

30. Không.

31. Tôi có dễ bối rối bởi một biến cố bất ngờ? Tôi có giật mình khi người ta gọi tôi đột ngột.
Tôi dễ đỏ mặt hay tái mặt. (9)
- Tôi khó bị xáo trộn, bối rối (1)
32. Tôi có thích mơ mộng về một quá khứ không còn nữa hay về một tương lai chưa thành
hình hoặc về một điều hão huyền? (1)
- Tôi thích hành động hơn. Ít ra là tôi phác hoạ những dự định xác đáng, chuẩn bị thật
sự cho tương lai? (9)
33. Tôi có nhẫn nại trong khi thực hiện các kế hoạch, tôi có luôn hoàn tất những gì tôi đã
bắt đầu? (9)
- Tôi thường bỏ rơi một công việc trước khi hoàn tất nó (bắt đầu thì lớn lao, kết thúc
lại không ra gì)? (1)
34. Tôi cần phân tích vấn đề thì tôi mới hiểu được? Có phải chỉ khi nào đi sâu vào chi tiết
tôi mới hiểu được một sự chứng minh, một bộ máy, một tiến trình kỹ thuật? (1)
- Tôi chỉ cần biết cái toàn bộ, toàn khối, toàn thể. (9)
35. Tôi có tự nhiên đón nhận cách sống của những người mà mình phải sống chung? (1)
- Tôi vẫn giữ thói quen thường ngày của mình trong mọi môi trường? (9)
36. Trong tình yêu hay tình bạn, tôi có ghen tương? (1)
- Tôi ít có tính ghen tỵ? (9)
37. Tôi có khoái cảm về xúc giác? (thí dụ như khi sờ vào nhung, lụa, gấm vóc, bộ lông mềm
mại tôi có xúc cảm dễ chịu hay khó chịu cũng vậy) (9)
- Tôi ít quan tâm đến loại cảm giác này? (1)
38. Tôi có dùng người khác để mưu lợi riêng cho mình? Tôi có coi họ như những dụng cụ
để sử dụng hay như những chướng ngại cần phải tránh? (1)
- Ngược lại, tôi thường đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn theo quan điểm của
họ mà quên đi quan điểm của mình? Tôi thông cảm với họ và tìm cách phục vụ họ hơn
là để họ phục vụ tôi? (9)
39. Tôi thường quan tâm đến sự kiện cụ thể hơn là tư tưởng trừu tượng? (1)
- Tôi quan tâm hơn đến tư tưởng hoặc lý thuyết? (9)

40. Không.

41. Tôi có nổi nóng khi nói chuyện? Tôi có cao giọng trong câu nói? Tôi có dùng những lời
nặng nhẹ, những tiếng thô lỗ? (9)
- Tôi nói một cách chậm rãi, bình tĩnh, xác đáng? (1)
42. Tôi có làm ngay những việc cần làm và chẳng cần phải cố gắng gì nhiều (như viết thư,
sửa đổi một công việc?) (9)
- Tôi trì hoãn hay để lại thời gian sau mới làm? (1)
43. Tôi có giữ lâu dài những tình cảm của mình (như tiếp tục tình bạn thời thơ ấu, đến thăm
thường xuyên các bạn cũ, các nhóm thân hữu)? (9)
- Tôi thường thay đổi bạn bè (cắt đứt việc lui tới với những người quen biết dù không
phải vì lý do quan trọng)? (1)
44. Tôi có đúng giờ? Đôi khi tôi còn đến trước giờ để không bị lỡ hẹn? (1)
- Tôi thường đến chậm hơn? (9)
45. Tôi có chơi, hay ít ra là thích chơi, những môn thể thao hoặc trò chơi mạnh bạo (Đối
với nam: bóng bầu dục, quyền anh, đua xe gắn máy…Đối với nữ: bóng rổ, bóng đá,
quần vợt…)? (9)
- Tôi không ưa chơi các môn ấy? (1)
46. Tôi có hăng hái chứng minh quyền lợi chính đáng của mình hay đòi hỏi công bằng
cho mình? (9)
- Tôi chán ghét việc khiếu nại và dễ dàng bỏ cả quyền lợi chính đáng của mình? (1)
47. Tôi có thích ngắm mình trong gương để tìm hiểu những biểu lộ tình cảm của mình? Tôi
có chú trọng đến cử chỉ và giọng điệu của mình? (9)
- Tôi chẳng mấy lưu tâm tới? (1)
48. Tôi có chú ý đến những người cộng tác với mình, đến người giúp việc hay bạn đồng
nghiệp của mình để tiếp tục liên lạc với họ, ngay cả khi họ không còn ích lợi nữa (thí dụ tôi
không nỡ đuổi tên đầy tớ lười biếng hay một nhân viên bất cẩn)? (9)
- Tôi cắt đứt ngay mối quan hệ bất lợi này (bằng cách thay thế một cộng tác viên khác,
hay thay đổi mối giao hảo)? (1)
49. Trong số các tiểu thuyết, tôi thích loại thuật sự, nghĩa là thích loại truyện kể lại về một
biến cố xảy ra với nhiều chi tiết? (1)
- Tôi thích loại truyện chủ đề tâm lý xã hội, nghĩa là những truyện giúp tôi hiểu thêm
về tâm lý nhân vật hay có một giá trị triết lý, đạo đức, xã hội? (9)

50. Không.

51. Tôi có lo âu trước một nhiệm vụ mới hay trước những thay đổi trong tương lai? (9)
- Tôi đón nhận tình cảnh mới với tâm hồn bình tĩnh? (1)
52. Tôi có quyết định tức thời không, ngay cả trong trường hợp khó khăn? (9)
- Tôi lưỡng lự và chần chừ mãi? (1)
53. Qua một cơn giận hay sau khi bị nhục mạ, tôi có giải hoà ngay được không (trở lại tình
trạng hoàn toàn như trước và không nghĩ đến chuyện xích mích nữa)? (1)
- Tôi vẫn còn khó chịu trong một thời gian? (5)
- Tôi khó mà hoà giải với người khác: tôi giữ mãi niềm oán hận hay ác cảm lâu dài? (9)
54. Tôi tỉ mỉ, kỹ lưỡng (trong công việc, trong cách ăn mặc, trong sở thích)? (1)
- Tôi là người cẩu thả, thiếu cẩn thận? (9)
55. Tôi có thấy cần gây cảm tình với những người mình liên hệ, ngay cả với người mà tôi
chẳng hy vọng được lợi gì nơi họ? (1)
- Tôi chẳng cần để ý đến tình cảm của mọi người và chỉ tìm cách gây cảm tình với
những người tôi yêu mến thôi? (9)
56. Tôi có ưa thích tạo thành tích không (thành tích đạt được trong thể thao, trong công
việc, trong cách giải trí như săn bắn, đánh cờ, trong cộng đồng, trong nhóm bạn bè)? Tôi có
theo đuổi để nâng cao thành tích đó? (9)
- Tôi chẳng lo nghĩ gì đến việc này cả? (1)
57. Tôi có thích xa hoa không (thích sự vật vì nó xa hoa chứ không phải vì nó cần thiết: thí
dụ mua một bộ quần áo đắt tiền, một chiếc xe sang trọng, một đồ dùng quý giá vượt quá
hoàn cảnh xã hội của tôi)? (9)
- Tôi không thích xa hoa? (1)
58. Tôi có yêu thích trẻ con không? Tôi sẵn lòng gần gũi và chơi với chúng? (9)
- Trẻ con làm tôi bực mình? (1)
- Tôi không để ý đến trẻ con, tôi chỉ yêu mến chúng cách chung chung vậy thôi? (5)
59. Đối với tôi, đời sống xã hội rất quan trọng. Tôi có nghĩ rằng mọi người có bổn phận dấn
thân vào đấy? (1)
- Tôi nghi ngờ xã hội và có huynh hướng muốn thoát ra khỏi nó để được tự do suy
nghĩ những điều vượt ra ngoài mọi truyền thống, không phải tuân theo những đòi hỏi
của thời đại và của môi trường? (9)

60. Không.

61. Tôi có dễ thay đổi tâm trạng: từ hào hứng đến ủ rũ, từ vui sướng đến buồn rầu hay
ngược lại mà không có nguyên do rõ ràng hay chỉ vì một chuyện không đâu? (9)
- Lúc nào tôi cũng giữ được tâm trạng ổn định, quân bình? (1)
62. Tôi có phải là người linh hoạt, hiếu động (khi nói tôi khoa tay, nhấp nhỏm khi ngồi trên
ghế, đi đi lại lại trong phòng, cả khi bị xúc động mạnh)? (9)
- Khi không có cảm xúc nào, tôi thường ngồi bất động? (1)
63. Tôi tự ép mình vào một số thói quen chặt chẽ? Tôi gắn bó vào một số điều và cứ lặp đi
lặp lại chúng? (9)
- Tôi ghê sợ thói quen và nguyên tắc, tôi ghét cái thường nhật và đã được đoán trước.
Tôi thích những cái bất ngờ? (1)
64. Tôi có cảm thấy thời gian như dòng chảy liên tục, không ngắt đoạn và cuốn hút theo
nó tất cả? (9)
- Thời gian đối với tôi là một loạt liên tiếp những lúc cố định, tách biệt nhau, dần dần
trôi qua nhưng được ý thức không thay đổi của tôi thu nhận? (1)
65. Tôi có biết tạo áp lực với người khác? Tôi có tự mình nắm quyền điều khiển một tập
thể, hướng dẫn một công việc, tổ chức một buổi họp mặt? (9)
- Tôi chỉ nhận dẫn dắt người khác (nếu tôi đã từng dẫn dắt) khi nào họ yêu cầu tôi
làm, hay ít nhất là khi họ tự ý chấp nhận sự dẫn dắt của tôi? (1)
66. Tôi có thích là người đứng đầu ở khắp nơi? Tôi có thích ưu thế hơn người khác? (9)
- Tôi có tự ẩn mình sau người khác, tự xoá mình trước kẻ khác không? (5)
- Tôi lãnh đạm thờ ơ với quyền ăn trên, ngồi trước? (1)
67. Tôi có thích vuốt ve trẻ em hoặc thú vật? (9)
- Tôi không ưa thích cử chỉ này (dù tôi vẫn có tình cảm hiền hậu, âu yếm với trẻ em và
thú vật)? (1)
68. Tôi thích được yêu mến hơn là phục tùng? (9)
- Theo tôi, có nhiều điều quan trọng hơn là tình yêu, và để thực hiện các công cuộc
này, người ta phải đặt tình cảm xuống hàng thứ yếu? (1)
69. Tôi cảm thấy mình cần phải có tâm tình khiêm tốn trước các vấn đề phức tạp và cảm
thấy kiêu hãnh trước tiến bộ của khoa học hay trước những phát minh của mình? (1)
- Tôi coi những tình cảm khiêm tốn hay kiêu hãnh này là không đúng chỗ. Tôi chỉ coi
trọng sự hiểu biết mà thôi? (9)

70. Không.

71. Tâm trí tôi có hay bị ám ảnh khiến tôi nghi ngờ, bối rối với các hành động nhỏ nhặt (ví
dụ như không biết mình đã đóng cửa, tắt điện hay chưa)? Tôi có thường giữ trong tâm trí
mình một ý tưởng nhỏ nhen nào đó làm cho tôi khó chịu? (9)
- Tôi chỉ đặt biệt chú ý khi tình trạng thực sự đáng lưu tâm? (1)
72. Tôi không bao giờ chần chừ khi phải quyết định thay đổi cách làm, cách sống để tạo nên
hiệu quả ích lợi hơn, dù tôi biết rằng việc thay đổi này đòi tôi phải cố gắng nhiều? (9)
- Tôi lùi bước trước một công việc cần làm và tôi thích giữ nguyên tình trạng hiện có? (1)
73. Tôi thích trật tự, thích cái gì cân đối, đều đặn? (9)
- Trật tự làm tôi buồn chán và tôi thấy chỗ nào cũng cần phải có sự độc đáo, phóng
khoáng? (1)
74. Tôi thấy cần phải thúc đẩy công việc mình làm đến mức độ hoàn hảo? (1)
- Tôi không đòi hỏi gì nhiều và cảm thấy bằng lòng với những kết quả tương đối, với
“cái đa số chung chung”? (9)
75. Tôi thích liều lĩnh? Tôi cảm thấy thích thú đặc biệt khi phải đương đầu với hiểm nguy? (9)
- Tôi sợ những cuộc phiêu lưu bấp bênh (điều này không có nghĩa là tôi thiếu can đảm
khi đối mặt với một nguy hiểm bất ngờ)? (1)
76. Tôi vốn là người đa nghi, ưa ngờ vực? (9)
- Tôi là người dễ tin người khác? (1)
77. Tôi có năng khiếu về thẩm mỹ, nghệ thuật? Đối với tôi, giá trị nghệ thuật cũng cao cả
như giá trị của đạo đức? (9)
- Đối với tôi, nghệ thuật chỉ chiếm hàng thứ yếu và tôi chỉ coi nó như một phương tiện
giải trí mà thôi? (1)
78. Khi có tình cảm với một người, tôi có cảm thấy cần biểu lộ nó ra bằng những lời thân ái,
những cử chỉ quan tâm tế nhị? (9)
- Tôi chỉ diễn tả tình cảm của mình qua những hành động cụ thể, có hiệu quả thiết
thực như giúp đỡ một công việc nào đó, khuyên bảo về việc học hành? (1)
79. Tôi thích mẫu người giản dị, những bài thơ dễ hiểu, những câu chuyện đơn giản? (1)
- Tôi chán ngấy những cái giản đơn và thích những tác phẩm, những con người tạo
cho tôi có dịp suy nghĩ mãnh liệt? (9)

80. Không.

81. Thỉnh thoảng tôi bị xúc động mạnh đến nỗi không thể làm được điều gì mình muốn
(chẳng hạn sợ đến nỗi không dám động đậy, nhát đến độ quên nói một lời)? (9)
- Tôi ít khi gặp tình trạng này? (5)
- Tôi chưa bao giờ bị xúc động như thế cả? (1)
82. Khi tôi ra lệnh cho người khác làm một công việc, tôi không còn để ý xem việc đó được
thi hành như thế nào và tôi cảm thấy mình như thoát khỏi mối bận tâm? (1)
- Tôi vẫn để mắt xem công việc được thực hiện như thế nào, đồng thời tôi chỉ yên tâm
khi thấy tất cả được sắp xếp theo đúng điều kiện và thời gian mong muốn? (9)
83. Tôi có dự liệu trước cách dùng thời gian và sức lực của mình? Tôi có thích phát hoạ ra
những kế hoạch, thời khoá biểu và chương trìn hành động? (9)
- Tôi bắt tay ngay vào việc mà chẳng cần phải theo một nguyên tắc được ấn định trước
nào cả? (1)
84. Tôi có cương quyết, thậm chí quả quyết giữ lời mình khẳng định và theo đúng kế
hoạch dự trù? (1)
- Tôi ngại phải quyết định và tìm cách bù đắp những ý tưởng này vào ý tưởng khác và
không chịu dứt khoát với tư tưởng nào cả? (9)
85. Tôi thích được người khác an ủi, thương xót, ái ngại cho tôi? (1)
- Tôi chán điều ấy và cảm thấy bị tổn thương khi có ai thương hại mình? (9)
86. Tôi có để ý đến giá trị các đồ vật? Tôi nhớ rất lâu giá cả các đồ vật mình đã mua? (9)
- Tôi không quan tâm nhiều đến giá trị vật chất và tôi chóng quên giá cả các đồ vật
đã mua? (1)
87. Tôi có dễ nhạy cảm với khung cảnh quanh mình (thí dụ cảm thấy bức hoạ, tượng ảnh,
đồ đạt trong phòng làm tôi thích thú hay khó chịu)? (9)
- Đối với tôi, tính cách hữu dụng, tiện lợi, sạch sẽ của nơi cư ngụ mới đáng quan tâm
hơn là màu sắc đậm lợt của bức tường, tranh ảnh? (1)
88. Tôi thấy mình cần phải thăm viếng thường xuyên bạn hữu? (9)
- Tôi chẳng đến thăm ai trong một thời gian khá lâu, dù biết điều ấy làm giảm sút
tình bạn? (1)
89. Tôi có thấy cần phải phân tích tình cảm của mình đối với các bạn bè? Tôi có muốn tìm
hiểu về các tác phẩm nghệ thuật mà mình thán phục? (9)
- Việc có bạn bè hay việc chiêm ngưỡng các tác phẩm ấy cũng đủ cho tôi lắm rồi? (1)
Tải bản FULL (file doc 24 trang): bit.ly/2O0OBma
90. Không. Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
91. Tôi thường cảm thấy mình là người bất hạnh? (9)
- Tôi thường hài lòng với số phận của mình? Khi có điều xảy ra ngoài ý muốn, tôi
có nghĩ đến việc phải làm một cái gì để thay đổi tình trạng đó hơn là buồn phiền,
tiếc nuối không? (1)
92. Tôi thích xem hơn là làm (thí dụ thích xem người khác chơi một trò chơi hơn là chính
mình tham dự vào trò chơi đó)? (1)
- Tôi thích làm hơn là xem? Việc đứng nhìn suông dễ làm cho tôi khó chịu và kích
thích tôi phải mau hành động? (9)
93. Khi đã chấp nhận một quan điểm, tôi kiên trì giữ vững quan điểm đó? (9)
- Tôi dễ bị thuyết phục và để mình bị lôi cuốn theo những ý tưởng mới mẻ? (1)
94. Tôi có thường lặp đi lặp lại lời nói, cử chỉ, điệu bộ hay tư tưởng cố định nào đó? (1)
- Ngược lại, tư tưởng tôi lúc nào cũng tuôn chảy, không giống với tư tưởng đã qua và
như chìm vào trong dòng ý thức của cuộc đời? (9)
95. Sự độc lập là nhu cầu lớn lao đối với tôi? Khó mà bắt tôi chịu áp lực từ bên ngoài? (9)
- Tôi dễ chấp nhận sự hướng dẫn của người khác? tôi thích ứng dễ dàng với cách
sống, cách làm việc của người chủ, thầy dạy, cấp trên của tôi? (1)
96. Tôi có muốn lợi dụng tất cả những cơ hội đến với mình dù chẳng mong ước lắm những
lợi ích chúng mang lại? (9)
- Tôi thờ ơ để các cơ hội ấy qua đi và không lưu tâm đến những gì chúng mang lại? (1)
97. Tôi thường để ý đến quần áo của bạn bè (màu sắc, hình dáng, loại vải, kiểu cách…)? (9)
- Tôi chẳng để ý gì đến những điều đó cả? (1)
98. Tôi có cảm thấy cực khổ khi làm việc trong một khung cảnh lạnh nhạt và bất thuận? (9)
- Điều này không ảnh hưởng gì đến tình cảm của tôi? (1)
99. Trước một thiết bị hay may móc tôi chưa biết rõ, tôi quan tâm trước tiên đến các ứng
dụng mà nó mang lại? (1)
- Tôi quan tâm trước tiên đến sự tinh xảo trong cách cấu tạo bộ phận máy? (5)
- Tôi quan tâm nhiều đến các nguyên tắc về khoa học hay kỹ thuật được áp dụng trong
bộ máy? (9) Tải bản FULL (file doc 24 trang): bit.ly/2O0OBma
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

-+-+-+-
5. BẢNG GIẢI ĐÁP CÁ TÍNH

ĐAM MÊ (Cảm tính + Hoạt tính + Thứ tính)


* Đặc tính chung:
- Trạng thái căng thẳng tột độ. Hoạt động mãnh liệt. Óc tập trung. Có khả năng hành động, tạo uy
tín. Thực hiện.
- Tài ứng khẩu nhanh chóng. Thi hành nhanh. Có tư cách tổ chức, lãnh đạo. Nghiêm khắc, phản ứng
dữ dội. Dễ tự ái. Độc lập.
- Có đôi chút tự kiêu. Phóng túng. Có đôi chút lười biếng. Cảm nhận được cái đẹp thật sự. Khắc khổ
trong đời sống. Phản kháng mãnh liệt trước trở lực. Tận tâm và vô tư trong việc thực hiện lý tưởng.
* Nhu cầu căn bản:
- Rất cần hoạt động mạnh. Có tính cách cá nhân. Một công trình để hoàn thành, một lý tưởng cao cả
đối với cá nhân, xã hội hay tôn giáo. Có ảnh hưởng, thích điều khiển, ra lệnh.
* Hứng thú sâu xa đối với:
- Hoạt động trí thức, tinh thần, tôn giáo. Thích các vấn đề lịch sử, triết học, xã hội, tôn giáo. Những
biểu hiện về cái lớn lao, bao la thực sự. Dửng dưng trước các thú vui về ăn uống, dục tính, thể thao,
nghệ thuật.
* Năng khiếu tổng quát:
- Có năng khiếu về tri thức, có óc sáng tạo, lý luận đúng. Trí nhớ tốt, tập trung tinh thần cao.
- Trí tưởng tượng đôi khi mất trật tự. Ít năng khiếu về sự quan sát, óc thực dụng và nghệ thuật.
Thích hợp với các khoa học trừu tượng như triết học, toán học, xã hội học.

Đặc tính nổi bật Đặc tính nguy hại Sai trái có thể
Nhiệt tình. Dễ nổi khùng.
Hăng say. Tàn bạo.
C.H.TMãnh liệt, hăng hái

Tham vọng. Phóng đãng. Tưởng tượng điên rồ.


Thực hiện. Vô độ, không tiết chế.
Có năng lực. Không thể lay chuyển. Tật thích làm lớn.
Có uy tín. Độc đoán. Chứng điên khùng.
Biết quyết định. Quyết định vội vàng.
Tập trung tinh thần. Căng thẳng. Điên cuồng trả thù.
Bền bỉ. Ngoan cố. Hay hành hạ.
Kín đáo. Cứng đầu.
Có óc hệ thống hoá. Có những cố tật.

Dễ bị tổn thương tâm hồn. Ưu tư, lo âu.


Dễ bị thúc đẩy, kích động.
C.T.HƯu tư

Hồi hộp. Phẫn uất. Sống trong ám ảnh.


Tính quy ngã (cho mình là
trung tâm). Nhút nhát. Tâm trí rời rạc.
Bị ức chế. Tính hướng ngã (chỉ Cắt đứt với thế giới
hướng về mình). bên ngoài.
Nhắc nhở mãi về chuyện Tự hành hạ, lên án
đã qua. mình.
T.C.HBối rối, day dứt

Nhạy cảm. Dễ ưu tư đau khổ.


Dễ tức giận. Tàn bạo. Chứng cuồng loạn.
Trạng thái bất ổn. Vô kỷ luật. Suy nhược thần kinh.
Thất thường.
Dễ bị thúc đẩy theo tình Phản kháng; có thói gàn Tưởng tượng nhiều về
cảm nhất thời. dở. các chuyện tình cảm,
dâm đãng.

4092206

You might also like