You are on page 1of 158

tất tần tật về ngành

QUAN HỆ QUỐC TẾ
Lawrence Pham

NHỮNG MÔN HỌC


VÀ KINH NGHIỆM
HỌC TẬP

CHỌN CHẤT
LƯỢNG CAO
HAY CHÍNH
QUY TẬP
TRUNG?

MỘT NGÀNH HỌC,


NHIỀU CƠ HỘI
NGHỀ NGHIỆP?
THIS BOOK'S

01 LỜI TÂM SỰ

06 QUAN HỆ QUỐC TẾ LÀ NGÀNH GÌ?

09 NHỮNG MÔN HỌC CỦA NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

48 KINH NGHIỆM HỌC TẬP ĐẠI HỌC

63 ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ CHẤT LƯỢNG CAO

79 THỰC TẬP THỰC TẾ MIỀN BẮC

108 THỰC TẬP THỰC TẾ NƯỚC NGOÀI

124 THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

126 CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

149 NHỮNG TRANG THÔNG TIN LIÊN QUAN

153 LỜI KẾT
LỜI TÂM SỰ
Xin chào tất cả các bạn!

Mình là một cựu sinh viên ngành Quan hệ quốc tế - khóa thứ
13, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố
Hồ Chí Minh, niên khóa 2015 - 2019. Nếu bạn đang đọc
những dòng này, có thể bạn là một học sinh trung học phổ
thông có ý định tìm hiểu về ngành Quan hệ quốc tế trước khi
đặt bút ghi nguyện vọng cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp
tới, hoặc bạn cũng có thể là một sinh viên ngành Quan hệ
quốc tế, không phân biệt trường nào, nước nào, hoặc bạn
cũng có thể là một cựu sinh viên của ngành học này, ở chính
ngôi trường này. Đối với mình, khi quyết định viết quyển
ebook, mình không mong gì hơn ngoài việc cung cấp thông
tin về ngành Quan hệ quốc tế một cách chi tiết và chân thật
nhất, để càng nhiều người biết càng tốt, bởi vì mình nhận
thấy có khá nhiều bạn học sinh quan tâm đến ngành học
Quan hệ quốc tế, nhưng thông tin vẫn còn quá ít ỏi và chưa
có nhiều chia sẻ từ chính những người đã học ngành này.

01
Cách đây khoảng hai năm, mình đã đăng bài viết đầu tiên về
ngành Quan hệ quốc tế trên blog của mình. Vào một buổi tối
của học kỳ II năm tư, mình chợt nhớ về file PDF của một chị
khóa trên, hơn mình một tuổi, gửi cho mình khi mình học năm
hai, lúc ấy lớp mình đang háo hức chuẩn bị đồ đạc cho chuyến
đi thực tập thực tế miền Bắc. Thật ra là chị gửi cho một bạn
trong nhóm chơi chung với mình, bạn ấy chung câu lạc bộ với
chị, rồi bạn gửi cho những bạn còn lại trong nhóm. File PDF chị
tự soạn, với nội dung ghi lại những kinh nghiệm cho chuyến đi
thực tế sắp tới. Nhờ có file PDF ấy, mình đã chuẩn bị cho chuyến
đi thật kỹ lưỡng và trọn vẹn. Lần đầu xa nhà gần hai tuần, đi đến
những vùng đất ở phía Bắc tổ quốc, trong không khí giá lạnh
của mùa đông, cảm ơn chị rất nhiều vì nhờ có file tài liệu chị
soạn, chuyến đi của mình đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết
khi làm theo những chia sẻ thật chi tiết đó.

Thế rồi mình tự hỏi, vậy còn những bạn sinh viên khóa sau thì
sao? Rồi những bạn sinh viên không tham gia câu lạc bộ nào,
không quen biết anh chị khóa trên nào, thì làm sao họ có thể
tiếp cận những chia sẻ chân thành như thế? Mình muốn những
bạn khóa sau cũng biết được những kinh nghiệm như vậy. Thế
là bài viết đầu tiên của mình về ngành Quan hệ quốc tế của
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ra đời trên blog cá
nhân, với tiêu đề: "Bắc tiến cùng với QH13-15".
02
Đã viết về chuyến đi thực tập vào năm hai, thì cũng phải viết về
những việc khác của ngành Quan hệ quốc tế, mình nghĩ vậy. Nhận
thấy nhiều bạn học sinh có nhu cầu tìm hiểu về ngành học, trường
đại học nói chung, ngành Quan hệ quốc tế nói riêng, mình viết bài
blog tiếp theo kể về tất cả các môn học đã được dạy xuyên suốt bốn
năm của mình. Nhu cầu tìm hiểu của học sinh rất lớn, nhưng những
thông tin trên internet chỉ là thông tin bao quát chung nhất, chưa
nêu rõ ưu điểm, nhược điểm của ngành học và chưa có nhiều chia
sẻ từ chính bản thân người từng học ngành này.

Mình đã từng háo hức vào những ngày đầu tiên nơi trường đại học,
nhưng cũng là mình khi buồn bã, lo lắng bởi vì đã không tìm hiểu
kỹ lưỡng trước khi lựa chọn, bực tức trước những sự việc mà từ đó
làm lây sang tinh thần học tập. Mình hiểu những niềm vui, mong
chờ của các bạn tân sinh viên, và mình cũng hiểu những hoang
mang, lo lắng, buồn phiền, bực bội của các bạn, đặc biệt là khi con
tàu mang tên trường đại học đang dần tiến đến ga cuối cùng, khi
giờ đây các bạn sắp là những tân cử nhân và mang trong mình
những câu hỏi, hoang mang, cả nỗi chán chường, tiếc nuối. Mình
không muốn các bạn vấp phải những sai lầm không đáng có như
thế. Mình không muốn các bạn chỉ vì không tìm hiểu kỹ lưỡng
trước khi chọn trường, chọn ngành, mà chuốc lấy những nỗi buồn,
dần dà ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và con đường tương lai.

03
Viết nên chuỗi bài về ngành Quan hệ quốc tế, mình không mong
gì hơn ngoài việc cung cấp thông tin một cách chân thật nhất.
Chán ngán trước những thông tin quảng cáo, nhưng cũng bức xúc
trước những thông tin thiếu khách quan, nếu như không có chia
sẻ từ chính những người đã từng trải qua bốn năm đại học, các
bạn học sinh dễ hiểu lầm, từ đó có những quyết định ảnh hưởng
phần nào đến tương lai.

Điều quan trọng nhất mình muốn nhấn mạnh, tất cả thông tin
mình đưa ra đều dựa trên trải nghiệm cá nhân của mình. Bạn chỉ
đang đọc cảm nhận của một cựu sinh viên ngành Quan hệ quốc tế
trong tổng số hàng nghìn sinh viên đã từng học ngành này ở
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh. Vì vậy, dù đã cố gắng để cung cấp thông tin một cách
khách quan, tất cả bài viết vẫn dựa trên trải nghiệm cá nhân của
mình. Những trải nghiệm này chỉ có một mình mình cảm nhận,
và bạn không nên, thậm chí là không được để những cảm nhận
của mình làm ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, chọn
ngành của bạn. Điều quan trọng là bạn phải thực sự tự mình trải
nghiệm thì mới rút ra được nhiều điều. Hãy tham khảo thật nhiều
nguồn thông tin khác nhé.

04
Sau cùng, mình muốn nói rằng tất cả thông tin mình chia sẻ là hoàn
toàn dựa trên trải nghiệm cá nhân sau bốn năm đại học. Tất cả
thông tin trong quyển ebook không bị ảnh hưởng bởi bất cứ bên
nào, không nhận được tài trợ bởi bất cứ cá nhân và tổ chức nào, và
cũng không nhằm mục đích đả kích, lên án bất cứ ai. Mục đích của
mình khi viết chuỗi bài về ngành Quan hệ quốc tế, cũng như viết
quyển ebook, là muốn mọi người có cái nhìn chi tiết, cụ thể về
ngành Quan hệ quốc tế, đặc biệt là ngành Quan hệ quốc tế của
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh. Mình hy vọng ebook này sẽ là cầu nối cho những câu chuyện
tiếp theo, cho những thế hệ tiếp theo cũng sẽ chia sẻ kinh nghiệm
cho lứa đàn em sau này.

Ebook dành tặng cho những ai đã, đang và sẽ là một sinh viên
ngành Quan hệ quốc tế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Thành phố Hồ Chí Minh. Xin dành tặng cho các bạn học sinh
trung học phổ thông đang có nguyện vọng thi vào ngành Quan hệ
quốc tế. Xin dành tặng cho tất cả những ai đã và đang học ngành
Quan hệ quốc tế, không phân biệt trường nào, vùng miền nào, đất
nước nào. Xin dành tặng cho các bậc phụ huynh đang có con em với
dự định thi vào ngành Quan hệ quốc tế. Và dành tặng cho chính
bản thân mình.

Nào cùng mình khám phá ngành Quan hệ quốc tế, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh!
QUAN HỆ QUỐC TẾ
LÀ NGÀNH GÌ?

06
Nếu bạn tìm kiếm trên Google với từ khóa "Quan hệ quốc tế là
gì?", đa số các kết quả sẽ có nội dung sau: "Quan hệ quốc tế là
một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn
đề toàn cầu giữa các nước thông qua hệ thống quốc tế, bao gồm
các quốc gia, các tổ chức đa chính phủ, các tổ chức phi chính phủ,
và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc
tế còn quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, luật, triết
học, văn hóa học,..."

Khái niệm như trên khá đúng, nhưng cần chi tiết hơn. Sau khi kết
thúc bốn năm đại học ngành Quan hệ quốc tế, mình xin đưa ra
câu trả lời cơ bản nhất để giải đáp câu hỏi "Quan hệ quốc tế là
ngành gì?": Quan hệ quốc tế là ngành học thuộc chính trị học,
nghiên cứu nhiều vấn đề mà trong đó nổi bật nhất là lĩnh vực
chính trị, ngoại giao. Ngành học này nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các nước trên thế giới (chủ thể quốc gia), mối quan hệ
giữa các nước với những chủ thể khác (chủ thể phi quốc gia) ví
dụ như các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, các
công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế,... Quan hệ quốc tế là
ngành học đòi hỏi kiến thức sâu rộng và liên ngành. Vì vậy,
ngoài kiến thức về nền chính trị, người học quan hệ quốc tế cần có
kiến thức về nhiều vấn đề trong xã hội, như là triết học, lịch sử,
địa lý, văn hóa, kinh tế, luật,...

Bên cạnh đó, quan hệ quốc tế là một trong ba phân ngành của
một ngành lớn: Khoa học chính trị. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn
thông qua sơ đồ sau, dựa theo bài giảng của môn học Chính trị
học so sánh mình đã học vào năm ba.
07
THE THREE
SUBFIELDS OF
POLITICAL SCIENCE
(Ba phân ngành của Khoa học chính trị)

1. Political Theory
(Lý thuyết chính trị)
deal with normative and theoretical questions

2. Comparative Politics
(Chính trị học so sánh)
3.
deal with empirical questions and interactions
within political systems

3. International Relations
(Quan hệ quốc tế)
deal with interactions between political systems

08
NHỮNG MÔN HỌC
CỦA NGÀNH
QUAN HỆ QUỐC TẾ

09
Tính đến thời điểm hiện nay (năm 2021),
mình đã tốt nghiệp đại học gần hai năm.
Chương trình học đã có sự thay đổi, nhưng
những điều căn bản nhất vẫn được giữ
nguyên. Trong phần này, mình sẽ đưa ra danh
sách các môn học được dạy trong niên khóa
của mình, đồng thời cung cấp chương trình
đào tạo của khóa 2020 -2024 (Tất cả tài liệu
liên quan đến chương trình học tập đều được
đăng công khai trên website khoa).

Đến với phần này, các bạn sẽ biết


được ngành Quan hệ quốc tế cung
cấp kiến thức gì, chương trình học
gồm những môn học nào. Qua đó,
mình hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn
tổng quát nhất, hỗ trợ các bạn trong
việc định hướng ngành học tương lai.

10
DANH SÁCH CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC DẠY
(NIÊN KHÓA 2015 - 2019)

I. KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG (BẮT BUỘC)


*LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
*KHOA HỌC XÃ HỘI
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Lịch sử văn minh thế giới
- Xã hội học đại cương
- Tâm lý học đại cương
*CƠ SỞ NGÀNH
- Chính trị học đại cương
- Nhập môn nhà nước và pháp luật
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô

11
DANH SÁCH CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC DẠY
(NIÊN KHÓA 2015 - 2019)

II. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA NGÀNH


(BẮT BUỘC)
- Lịch sử quan hệ quốc tế I
- Lịch sử quan hệ quốc tế II
- Lịch sử ngoại giao Việt Nam
- Nhập môn quan hệ quốc tế
- Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quan hệ quốc tế
- Chính sách đối ngoại Việt Nam
- Quan hệ kinh tế quốc tế
- Công pháp quốc tế
- Tư pháp quốc tế
- Những vấn đề toàn cầu
- Văn hóa giao tiếp
- Kinh tế chính trị quốc tế
- An ninh quốc tế
- Toàn cầu hóa

12
DANH SÁCH CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC DẠY
(NIÊN KHÓA 2015 - 2019)

III. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH


(TỰ CHỌN KÈM ĐIỀU KIỆN)
*CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO
- Lý luận QHQT I
- An ninh châu Á - Thái Bình Dương
- Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ
- Chính sách đối ngoại Trung Quốc
- Chính trị và luật pháp châu Âu
- Chính trị học so sánh
- Các tổ chức quốc tế
- Địa chính trị
- EU và quan hệ Việt Nam - EU
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao
- Giao tiếp xuyên văn hóa
*KINH TẾ QUỐC TẾ
- Địa lý kinh tế thế giới
- Quản lý dự án đại cương
- Phân tích và thẩm định dự án đầu tư
- Kinh tế phát triển
- Thanh toán quốc tế
*LUẬT QUỐC TẾ
- Luật sở hữu trí tuệ
- Luật thương mại quốc tế

13
DANH SÁCH CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC DẠY
(NIÊN KHÓA 2015 - 2019)

IV. KHỐI KIẾN THỨC BỔ TRỢ


(TỰ CHỌN KÈM ĐIỀU KIỆN)
- Nghiệp vụ ngoại giao
- Marketing nhập môn
- Nhập môn quan hệ công chúng
- Nghiệp vụ thư ký văn phòng đối ngoại
- Hợp đồng thương mại quốc tế
- Báo chí và thông tin đối ngoại

V. CHƯƠNG TRÌNH ANH VĂN (BẮT BUỘC)


- Speaking +Listening + Reading + Writing
General
- Speaking +Listening + Reading + Writing 1A
- Speaking +Listening + Reading + Writing 1B
- Speaking +Listening + Reading + Writing 2A
- Speaking +Listening + Reading + Writing 2B
- Speaking +Listening + Reading + Writing 3A
- Speaking +Listening + Reading + Writing 3B
- Translation 1 + 2

14
Đó là danh sách tất cả các
môn học được mở lớp ở
niên khóa 2015 - 2019 hệ
Chất lượng cao của mình.
Ngoài ra, bạn cần tham
khảo danh sách các môn
học và chương trình đào
tạo phiên bản mới nhất
áp dụng cho khóa 2020 -
2024.

Chương trình học có khá


nhiều môn. Trong phạm
vi bài viết, mình chỉ chia
sẻ kinh nghiệm học tập
cho một số môn học nhất
định, bao gồm những
môn học quan trọng
nhất, là nền tảng cơ bản
của ngành. Các môn học
còn lại bạn có thể áp
dụng phương pháp
tương tự.

15
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Ở phần kiến thức đại cương, sẽ có ba nhóm môn học: Lý luận chính trị,
khoa học xã hội và cơ sở ngành. Trước đây khi còn là tân sinh viên,
mình có đọc nhiều lời khuyên rằng hãy chú tâm học tập những môn
đại cương ngay từ những ngày đầu. Mình thấy lời khuyên này rất
chính xác. Mới vào năm nhất, nếu như đã ham chơi, không có tinh
thần học tập, thì dễ sa đà vào con đường chán học, cúp tiết, kéo theo
cả bốn năm không tiếp thu được kiến thức gì. Những môn đại cương có
tài liệu nhiều, đề bài dài, không thể áp dụng cách học thuộc lòng, vì
vậy bạn nên sắp xếp thời gian học để tránh việc "nước đến đầu đến cổ
mới nhảy".

Một trong những môn học đại cương "ám ảnh" các thế hệ sinh viên
chính là Chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo mình, bạn không nên đọc
những thông tin "đáng sợ" về môn học, từ đó trong bạn sẽ hình thành
định kiến và không có tinh thần học tập. Môn học này còn gọi là "triết
học", mà triết học thì có rất nhiều trường phái với lịch sử hình thành,
tư tưởng khác nhau. 16
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Về cách học môn Chủ nghĩa Mác - Lênin, đầu tiên bạn cần lên kế
hoạch học tập bằng cách đừng nghỉ buổi học nào. Đóng tiền quá trời
để rồi cúp học hay sao? Thứ hai, để hiểu hơn về môn học, bạn có thể
tìm kiếm nhiều nguồn thông tin, tư liệu khác nhau, đặc biệt là bằng
tiếng Anh. Trước đây, mình từng xem Facebook của một chị kia thì chị
bảo là thật ra môn học Mác - Lênin lại giúp ích rất nhiều cho những ai
làm trong ngành truyền thông. Thứ ba, hình thức thi cử những môn
đại cương có phần hơi khác giữa hai hệ Chất lượng cao và Chính quy
tập trung. Mình nghe nói ở Thủ Đức các bạn phải thi theo đề chung
của trường, đề "đóng", như vậy chắc chắn sẽ khó, đòi hỏi phải nhớ bài.
Còn ở hệ Chất lượng cao, lúc đó mình thường được thi đề "mở", cho
nên sẽ dễ thở hơn. Ngoài ra, những giảng viên phụ trách môn học này
được phân công bởi Phòng Đào tạo của trường, không phải là giảng
viên cơ hữu của Khoa Quan hệ quốc tế, và những thầy cô dạy mình khi
đó rất cởi mở, thoải mái, không bài xích tư tưởng gì cả. Tương tự đối
với những môn học Đường lối, Tư tưởng.
17
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Đối với những môn Tâm lý học đại cương, Xã hội học đại
cương, nghe tên rất hay và mình vô cùng háo hức để học,
nhưng lúc đó đọng lại trong mình không quá nhiều ấn
tượng.

Ở môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, đây là môn học rất hay
và cũng là một trong những môn học quen thuộc của sinh
viên trường Nhân Văn, không phân biệt ngành nào, khoa
nào. Như tên gọi của môn học, bạn sẽ học về lịch sử hình
thành nền văn hóa, văn minh của nước ta, từ thời cổ đại
cho đến ngày nay, đặc điểm của văn hóa các vùng miền,...
Môn này rất nhẹ nhàng, nhiều kiến thức bổ ích. Các bạn
thường sẽ được thuyết trình, diện những trang phục dân
tộc chẳng hạn.

Đối với môn Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô, đừng quăng


chiếc máy tính cầm tay Casio sau khi thi đại học xong nhé,
vì bạn sẽ cần nó cho hai môn học này. Sẽ có tính toán chút
đỉnh, sẽ có lúc bạn gặp khó khăn nhưng không sao cả,
ngành mình không chuyên sâu như kinh tế, toán học. Hai
môn học này rất bổ ích, vì kinh tế gắn liền với xã hội. Nhờ
có môn kinh tế vi mô, mình luôn nhớ khái niệm "chi phí cơ
hội" cho mỗi công việc mình làm.

18
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Đến với môn Nhập môn nhà nước và pháp luật, bạn sẽ học
chuyên sâu về bộ máy nhà nước Việt Nam, tổng quan hệ
thống luật pháp, hệ thống chính trị, các chức danh trong hệ
thống,... "Nhập môn" mà, đừng lo sẽ phải đi sâu chi tiết như
những sinh viên ngành Luật. Môn này mình thấy bổ ích
lắm. Học xong môn này, mình hiểu thêm về hệ thống chính
trị của nước nhà. Chịu khó học môn này nhé, đừng ngủ
trong lớp mặc dù có biết bao lý do làm bạn dễ "sa ngã" ^^

Đối với môn Chính trị học đại cương, cũng không có gì khó
khăn. Thầy cô dễ hay khó không quan trọng, quan trọng là
bản thân bạn có biết tự học, tự hệ thống kiến thức hay
không. Môn học nói về lịch sử các hệ thống chính trị, nền
chính trị thế giới, chính trị các quốc gia, vì sao có chính
trị,...? Không có gì khó đâu, vì thường thì thầy phụ trách
môn này dễ tính lắm.

19
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI MÔN LỊCH SỬ


VĂN MINH THẾ GIỚI!
Và bây giờ, là một trong những môn học
quan trọng nhất, nhiều điều để nói nhất
trong suốt bốn năm đại học. Đó là môn
Lịch sử văn minh thế giới!

Đây là môn học có thể bắt buộc hoặc tự


chọn đối với sinh viên các ngành khác ở
trường Nhân Văn. Nhưng đối với sinh
viên ngành Quan hệ quốc tế, đây là môn
học bắt buộc, rất quan trọng, là nền
tảng cơ bản để theo học chương trình
của ngành trong suốt bốn năm sắp tới.

Bạn còn nhớ hồi phổ thông học môn Lịch


sử, tụi mình đã từng học những kiến thức
này rồi, ví dụ như bài học về Hy Lạp cổ
đại, La Mã cổ đại, văn minh Trung Hoa,
văn minh Lưỡng Hà,... Đây chính là
những nội dung như thế đó, nhưng được
sắp xếp có hệ thống hơn và đi sâu vào chi
tiết hơn.
20
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG

Ở môn học Lịch sử văn minh thế giới, như tên gọi thì mình học về
các nền văn minh trên thế giới, sự hình thành và phát triển của
những nền văn minh này. Ở phương Đông thì có đại diện là văn
minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà và văn minh Trung Hoa. Ở
phương Tây thì đại diện là văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.

Lần lượt theo trình tự thời gian, các bạn sẽ được học và thuyết trình
về các chủ đề: Khoa học tự nhiên, văn học, kiến trúc của phương
Đông cổ đại, các tôn giáo lớn như là Hindu giáo, Phật giáo, Nho
gia, Đạo gia, Pháp gia. Về phần văn minh phương Tây, mình cũng
học về khoa học tự nhiên, văn học, kiến trúc, tổ chức nhà nước
Hy Lạp cổ đại, nhà nước và luật pháp La Mã. Tiếp theo là Vatican
trung đại, thời kỳ Phục Hưng, phong trào cải cách tôn giáo,
phong trào phát kiến địa lý, thế kỷ ánh sáng, cách mạng công
nghiệp lần I - II - III, âm nhạc - văn học - hội họa của văn minh
công nghiệp và lịch sử vũ khí chiến tranh.

21
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG

Thấy nhiều kiến thức thế thôi nhưng khi


vào học, thời gian trôi qua nhanh lắm.
Trước đây, môn học này được phụ trách
bởi một giảng viên cơ hữu của khoa, là
một trong những nhân sự nòng cốt đồng
hành với Khoa Quan hệ quốc tế từ những
ngày đầu mới thành lập. Từ năm 2018,
người giảng viên này không còn là giảng
viên cơ hữu của khoa, nhưng tính đến
thời điểm mới nhất là năm 2020, giảng
viên vẫn tiếp tục phụ trách môn học Lịch
sử văn minh thế giới cho hệ Chất lượng
cao ở Khoa Quan hệ quốc tế. Nếu bạn vẫn
tiếp tục học với người giảng viên ấy, chắc
chắn bạn phải THUYẾT TRÌNH! Mà
không phải thuyết trình bình thường
đâu, cần có sự sáng tạo đó. Đây chính là
"đặc sản" làm bao thế hệ sinh viên mất
ăn mất ngủ, vắt óc trụy tim (Nhưng chắc
là do mình dở thuyết trình thôi. Bạn nào
hoạt ngôn thì yên tâm nha).

22
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG

Năm đó mình cứ bị học ghép lớp, mỗi


ngày toàn là thuyết trình chứ giảng viên
giảng bài có hạn chế, thời gian gấp rút,
cho nên hình như năm mình học môn
này không hay bằng những năm sau.
Môn này đánh dấu bài thuyết trình đầu
tiên của đời sinh viên Quan hệ quốc tế,
mỗi nhóm có hai người, thuyết trình đề
tài tự chọn (nên chọn những chủ đề đầu
tiên để đỡ đau tim và được chấm nương
tay). Giảng viên dạy rất hay, nhưng cũng
rất khó trong việc thuyết trình, đòi hỏi
phải mới mẻ, sáng tạo, đóng kịch, văn thể
mỹ càng tốt… Chung quy là vô cùng khó
khăn, thành ra các em sinh viên năm
nhất còn non nớt nên hay sợ sệt căng
thẳng. Đừng lo các bạn sinh viên năm
nhất ơi, mọi thứ rồi sẽ qua đi. Một ngày
nào đó các bạn nhìn lại, sẽ thấy những
phút giây căng thẳng lo lắng, có khi là bẽ
mặt trước lớp sẽ chẳng là gì, chẳng quyết
định con người bạn là ai, chẳng quyết
định tương lai của bạn đâu.
23
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG

Một số kinh nghiệm của mình để học tốt


môn Lịch sử văn minh thế giới:

Đây là môn học quan trọng, khối


lượng kiến thức nhiều nhưng dễ tiếp
thu. Các bạn nên đầu tư thời gian và
sức lực cho môn này.

Về phần tài liệu tham khảo, các bạn


có thể tìm đọc những sách vở, tư liệu liên
quan đến nền văn minh nhân loại, ví dụ
như sách bách khoa toàn thư dành cho
thiếu nhi, loại nhiều tranh ảnh. Hoặc là
tìm đến Google, YouTube, các bạn nên
tìm bằng tiếng Anh, sẽ cho ra nhiều
thông tin thú vị hơn.

Học đại học không giống như ở cấp


ba, rất cần sự tự học, được tự do khám
phá nhiều thông tin nhưng phải biết tóm
tắt, hệ thống kiến thức lại.

24
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG

Ở phần thuyết trình, về hình thức thì bạn


nên tham khảo các chương trình game
show như là Ai là triệu phú, Rồng vàng,
Chung sức, Rung chuông vàng, hoặc là
những chương trình đang "hot" nhất
hiện tại, hoặc thể loại Talkshow.

Nếu môn này hoặc những môn học sau có


thuyết trình, mà bạn thấy sợ hãi vì những
yêu cầu khắt khe, thì mình chia sẻ thế
này: Làm thuyết trình trước hết phải có
nội dung. Phải có đầy đủ thông tin, kiến
thức, am hiểu và say mê với nó, thì mới
hiểu mà nói ra được, mới thuyết trình
được. Hãy hiểu những gì bạn sắp trình
bày, rồi hẵng tính đến những “kỹ xảo”
sau. Làm cái gì cũng cần thuộc bài trước,
rồi mới tính đến ca hát, nhảy múa, diễn
kịch, game show. Có thể môn này đánh
dấu bài thuyết trình đầu tiên của thời đại
học, nhưng làm nó không tốt, không có
nghĩa là tương lai bạn bị hủy hoại.

25
BẠN ƠI NHỚ NÈ

Lịch sử văn minh thế giới là môn học quan trọng, là nền
tảng kiến thức của ngành. Kiến thức nhiều nhưng dễ tiếp
thu. Cho dù có thế nào đi nữa, hãy tự học nhé!

Môn học này, nếu chỉ đọc sách với hàng đống chữ thì khó
có thể hiểu hết. Trên Google, YouTube có rất nhiều tài
nguyên hình ảnh, video đang đợi bạn khám phá đó.

Muốn thuyết trình tốt, phải hiểu những gì sắp trình bày, rồi
ca hát, nhảy múa, diễn kịch sau. Là chính mình, làm sao để
bạn thoải mái nhất.

Mọi người rất trông đợi để nghe một bài thuyết trình thật
hay ho. Vậy tại sao lại không làm thật tốt? Thuyết trình,
nghĩa là bạn đang giảng bài cho bạn cùng lớp đó.

Quan trọng nhất, sẽ không ai nhớ bạn đã thuyết trình


điều gì cả :))

26
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA
NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Xin chào các bạn, chúng mình là
LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ!

Tạm biệt phần đại Hơi buồn một chút là mình bị mất căn
cương với môn học bản môn này, cho nên không có nhiều
đáng chú ý nhất là Lịch kinh nghiệm để chia sẻ chi tiết. Mình sẽ
sử văn minh thế giới, giới thiệu sơ lược những kiến thức được
mình sẽ đưa các bạn dạy ở môn này, dựa trên đề cương môn
đến với môn học kiến học ở đây, và ở đây nữa.
thức chung của ngành,
là môn Lịch sử quan Môn học này quan trọng lắm đó, phải
hệ quốc tế. Đây cũng nhắc lại một lần nữa! Dù là ai phụ trách
là môn học rất quan giảng dạy môn này đi chăng nữa, hãy tự
trọng, độ khó cao hơn giác học tập nhé. Nếu như mất căn bản
Lịch sử văn minh thế môn này, bạn dễ bị mất tinh thần học
giới. tập cho những năm sắp tới lắm. Mà
   mình lại không muốn bạn gặp khó khăn
như vậy.
  

27
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA
NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Đầu tiên là phần Lịch sử quan hệ quốc tế cổ - trung - cận đại,


mình học về những sự kiện lịch sử ảnh hưởng đến quan hệ quốc
tế giữa các vùng, lãnh thổ, quốc gia, trước dấu mốc chiến tranh
thế giới lần thứ nhất. 

Thời kỳ cổ đại đánh dấu bằng những cuộc chiến tranh ở cả phương
Đông và phương Tây. Mình được tìm hiểu về nguyên nhân của
những cuộc chiến tranh này, sự bang giao của các nhà nước, đặc
điểm của các đế quốc phương Đông, đế quốc Hy Lạp và đế quốc
La Mã. Quan trọng là học về những thành tựu đầu tiên mà
phương Tây cổ đại đã làm cho khoa học quan hệ quốc tế, tiêu
biểu là bài “Đối thoại Melos”.

28
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA
NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Về phần quan hệ quốc tế thời trung đại, ở phương Đông có đế quốc


Ả Rập và đế quốc Mông Cổ. Phương Tây thì có Vatican và các cuộc
thập tự chinh.

Tiếp theo là quan hệ quốc tế thời cận đại, mình học về những tiền
đề cơ bản cho quan hệ quốc tế châu Âu cận đại. Mình tìm hiểu về các
tác phẩm Quân vương, Các quyền ngoại giao, Leviathan, Khảo
luận về chính quyền, Chủ nghĩa trọng thương, Tiểu luận "Tình
trạng chiến tranh: Liên minh là phương tiện đi đến hòa bình ở
châu Âu". Đây là những tác phẩm tiêu biểu, dân trong ngành Quan
hệ quốc tế đều phải biết (nhưng mình chỉ nhớ tên thôi chứ chưa tìm
hiểu một cách sâu sắc, sẽ cố gắng tìm hiểu lại!).

29
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA
NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Cũng trong phần quan hệ quốc tế thời cận đại, mình tiếp tục học về
quan hệ quốc tế ở châu Âu thế kỉ 16, đánh dấu là chiến tranh 30 năm
và hòa ước Westphalia. Mình tiếp tục tìm hiểu về các cường quốc
biển, nước Pháp với Napoleon. Sang thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thì có
hiệp ước Viên, cân bằng quyền lực ở châu Âu và mình học về
những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Tiếp tục là Lịch sử quan hệ quốc tế thời kỳ hiện đại. Bạn có nhớ
những sự kiện lịch sử đã học ở bậc phổ thông, như là hội nghị Yalta,
chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô? Thì đây, phần này là về những
sự kiện này, nhưng bạn sẽ được học chuyên sâu hơn. Ở phần này,
mình học chuyên sâu về trật tự thế giới hai cực sau chiến tranh thế
giới thứ hai và chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Phần này thì
mình học tốt hơn, và mình thấy kiến thức ở phần hiện đại này dễ hiểu
hơn so thời kỳ cổ trung cận trước.

30
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA
NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ

Tạm biệt hai môn học về lịch sử, mình đến với môn
học thứ ba cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên,
theo mình thấy môn học Nhập môn quan hệ quốc
tế là môn học quan trọng nhất, là tiền đề cơ bản, là
kim chỉ nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bốn năm đại
học của ngành quan hệ quốc tế. Đây là môn học cơ
sở ngành, bắt buộc phải học kĩ. Nếu như ở hai môn
học về lịch sử kia bạn bị mất căn bản, không sao hết,
bạn vẫn có thể học tốt Nhập môn quan hệ quốc tế.
Có thể bỏ qua hai môn học về lịch sử nếu như không
may bạn bị mất căn bản, nhưng nếu bạn mất căn
bản ở môn Nhập môn, mình e rằng bạn sẽ không đủ
kiến thức nền, sẽ không thể theo đuổi chuyên ngành
sau này. Mặc dù vậy, mình nhận thấy việc mất căn
bản là rất hiếm khi xảy ra, vì thầy cô sẽ dạy rất kĩ và
luôn nhắc đi nhắc lại những khái niệm đã học trong
những môn tiếp theo.

31
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA
NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ

Đến với môn học, bạn sẽ được học về ba chủ nghĩa


(học thuyết) cơ bản cấu thành nên ngành Quan hệ
quốc tế: Chủ nghĩa hiện thực (Realism), chủ
nghĩa tự do (Liberalism) và chủ nghĩa kiến tạo
(Constructivism).

Sau đó, bạn sẽ được giới thiệu thêm những chủ


nghĩa khác, như là chủ nghĩa Mác xít (Marxism)
và chủ nghĩa vị nữ (Feminism). Tiếp theo, bạn sẽ
được tiếp cận những khái niệm cơ bản liên quan
đến ngành Quan hệ quốc tế, như là chủ thể quốc
gia, chủ thể phi quốc gia, quyền lực, hợp tác,
xung đột,...

Môn học không khó, chỉ đòi hỏi bạn phải đọc nhiều,
nên đọc bằng tiếng Anh, bởi vì có rất nhiều khái
niệm, thuật ngữ khó có thể dịch ra tiếng Việt một
cách trọn vẹn nhất.

Có hai quyển sách đã giúp ích cho mình rất nhiều


trong việc học môn này. Bạn chỉ cần đọc một quyển
thôi, quyển nào thấy dễ hiểu hơn thì đọc. Mình để
link ở đây, và đây.
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA
NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Sau khi hoàn thành bộ ba môn học quan trọng của ngành: Lịch sử văn
minh thế giới, Lịch sử quan hệ quốc tế và Nhập môn quan hệ quốc tế,
bạn sẽ tiếp tục học những môn tiếp theo, với tâm trạng thư thái hơn
nhiều. Vì đó là ba môn học cơ bản, nắm vững kiến thức ở ba môn học
này, bạn hoàn toàn có nền tảng vững chắc để hoàn thành những môn
học tiếp theo. Không quá khó khăn đâu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: Bạn nào học hệ Chất
lượng cao thì phải đặc biệt lưu ý, vì sinh viên năm ba hệ Chất lượng
cao bắt buộc phải làm nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, môn học này
được dạy ở tất cả các trường đại học. Bạn nào có ý định học cao học, trở
thành nghiên cứu sinh, không phân biệt ở trong nước hay nước ngoài,
cũng bắt buộc nắm vững môn này.

LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM và CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT
NAM: Cũng là những môn học quan trọng, giảng viên phụ trách môn
này rất dễ tính. Môn học nghe tên "đao to búa lớn" nhưng mình tin
rằng bạn không gặp khó khăn gì đâu. Chính sách đối ngoại Việt Nam là
môn học bắt buộc bạn phải thuộc nằm lòng nếu muốn thi tuyển vào
Bộ Ngoại giao.
33
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA
NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU và TOÀN CẦU HÓA: Môn học không
khó khăn gì, thuyết trình cũng đơn giản không áp lực. Một trong
những "đặc sản" khi học ngành Quan hệ quốc tế là bạn sẽ thuyết trình
nhiều đó. Đừng hòng giành lấy phần làm nội dung hoặc chỉ thiết kế
slide Powerpoint, phần ai người nấy tự lên thuyết trình nhé.

CÔNG PHÁP QUỐC TẾ, TƯ PHÁP QUỐC TẾ: Sẽ liên quan nhiều hơn
đến ngành luật một chút, nhưng cũng là môn học quan trọng của
ngành, nhất là Công pháp quốc tế.

QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ: Tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất
của nền kinh tế toàn cầu. Không tính toán gì đâu, yên tâm nhé.

AN NINH QUỐC TẾ: Môn học xoay quanh khái niệm "an ninh"
(security) theo cách hiểu của ba chủ nghĩa cơ bản trong quan hệ quốc
tế. Không có gì là khó khăn hết, một khi bạn đã học kĩ phần Nhập môn
quan hệ quốc tế, bạn sẽ học được môn này.

KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ: Kinh tế và chính trị ảnh hưởng sâu
sắc qua lại lẫn nhau. Môn học này chúng mình học lý thuyết, khái
niệm là chính.
34
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Tiếp theo là những môn chuyên ngành, thường thì các bạn sẽ được
học vào năm hai, năm ba. Mình muốn lưu ý cụm từ "chuyên
ngành" ở đây. Như các bạn đã thấy trong chương trình đào tạo, sẽ
có ba chuyên ngành là Chính trị ngoại giao, Kinh tế quốc tế và Luật
quốc tế. Tuy nhiên, ở thời điểm mình học, sẽ không chia chuyên
ngành rõ ràng như thế đâu, và những năm sau này cũng tương tự
như vậy. Mình không biết hiện nay như thế nào, nếu có thay đổi các
bạn phản hồi giúp mình nhé.

Không chia chuyên ngành rõ ràng, nghĩa là có mở bao nhiêu lớp thì
cứ đăng ký bấy nhiêu, và sẽ học những môn liên quan đến chính
trị ngoại giao nhiều hơn. Không có chuyện các bạn chỉ đăng ký
những môn liên quan đến kinh tế, luật, bỏ bê các môn chính trị. Mỗi
học kỳ, dù là tự chọn, bạn vẫn bắt buộc đăng kí tối thiểu 15 tín chỉ.
Có mở lớp nào thì đăng kí lớp đó. Có những môn về kinh tế, luật
được nêu ra trong chương trình đào tạo, nhưng đến thời điểm đó
không tìm được giảng viên, hoặc không có đủ số lượng sinh viên
đăng ký, thì cũng không mở lớp. Vì vậy, nếu bạn đang nghĩ đến việc
lên năm ba chỉ học một chuyên ngành nhất định như là kinh tế quốc
tế, luật quốc tế, thì mình không cam đoan như vậy. Nếu như có ai đó
hỏi mình hồi đại học chuyên ngành của mình là gì, một là mình trả
lời chuyên ngành quan hệ quốc tế, hai là trả lời chuyên ngành chính
trị ngoại giao, bởi vì khi học ở đây, mình được học về các môn chính
trị ngoại giao nhiều hơn hẳn.

35
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Đừng chỉ nghe vài chữ "chính trị ngoại giao" mà sợ nhé. Mình tin
rằng những môn học chuyên ngành sẽ giúp ích rất nhiều về mặt tư
duy cho bạn đó.

LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ: Môn học này cũng có thể được hiểu
là Lý thuyết chính trị, tuy nhiên theo như chương trình đào tạo mới
nhất thì Lý luận quan hệ quốc tế và Lý thuyết chính trị là hai môn
khác biệt. Môn Lý luận quan hệ quốc tế được đưa vào lần đầu vào
năm 2018 (nghĩa là học kỳ I năm tư của khóa mình đó). Thực sự
mình cảm thấy rất vui, bởi vì học ngành Quan hệ quốc tế mà không
được giới thiệu sâu về phần này thì uổng lắm. Bạn cứ tưởng tượng
đây chính là phiên bản nâng cao của môn Nhập môn quan hệ quốc
tế, học chuyên sâu về ba chủ nghĩa: Chủ nghĩa hiện thực, chủ
nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo. Mình sẽ học về khái niệm,
nguồn gốc, những người đặt nền móng cho từng chủ nghĩa, những
bài nghiên cứu nền tảng, một số phân nhánh của từng chủ nghĩa và
áp dụng chúng như thế nào để giải thích quan hệ quốc tế hiện nay.
Bạn nào yêu thích ngành Khoa học chính trị, mong muốn du học
ngành Quan hệ quốc tế thì rất nên học môn này.

36
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
AN NINH CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG: Một trong những đặc
điểm trước đây ở Khoa Quan hệ quốc tế trường Nhân Văn, là sẽ có
một vài môn chuyên ngành phải mời giảng viên ngoài Hà Nội vào
dạy. Nhưng thầy cô không bao giờ ở lại lâu được, nên tụi mình học
những môn như thế chỉ trong vòng một tuần, thay vì học trong vòng
một, hai tháng như những môn khác. Các anh chị lớn hơn mình mà
đọc đến đây, chắc chắn sẽ hiểu được cảm giác sáng nào cũng học
"chạy" mỗi ngày năm tiết như thế. Môn An ninh Châu Á - Thái Bình
Dương mình học vào năm tư cũng tương tự vậy, năm đó là giảng
viên ở Học Viện Ngoại Giao vào dạy. Thầy dạy rất dễ hiểu và tâm
huyết, bài giảng sinh động và hình thức thi cử cũng nhẹ nhàng. Thầy
bật mí đây cũng là môn học bắt buộc phải nằm lòng nếu muốn thi
vào Bộ Ngoại giao. Cũng dễ hiểu thôi, vì Việt Nam nằm trong khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương, muốn làm một nhân viên ngoại giao
thì chắc chắn bạn phải nắm vững tình hình của khu vực nước nhà.

Hiện nay, tình trạng học dồn trong vòng một tuần như thế hầu như
không còn diễn ra nữa. Đã có những giảng viên cơ hữu phụ trách
môn học. Môn học dù có khó đến đâu, dù ai phụ trách đi chăng nữa,
nếu bạn có tinh thần tự học và đam mê tìm tòi, chắc chắn sẽ có kết
quả tốt.

37
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ: Nếu như không tính môn
Phương pháp nghiên cứu khoa học (năm đó khóa mình học môn này
bằng tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, nhưng sang những năm
tiếp theo thì giảng viên người Việt dạy), môn Chính sách đối ngoại
Hoa Kỳ vào năm ba là môn đầu tiên được dạy bằng tiếng Anh ở hệ
Chất lượng cao và mình vô cùng yêu thích môn này, có lẽ do trước
giờ mình bị "sức mạnh mềm" của nước Mỹ hấp dẫn, và hơn hết vì
người thầy dạy môn này – một người thầy mẫu mực với kiến thức
uyên bác, làm sinh viên nể phục cả về kiến thức lẫn tính cách. Mới
đầu thầy có vẻ rất khó tính, nghiêm nghị đến mức khó khăn và cứng
nhắc, nhưng đó chỉ là vỏ bọc thôi! Lớp mình rất nể phục và quý mến
thầy. Thầy không là giảng viên cơ hữu của khoa, và tính đến hiện tại
thầy đã không còn chính thức làm giảng viên cơ hữu ở Nhân Văn. Ai
ghét thì ghét chứ mình thích học những tiết của thầy. Mỗi tiết học
thầy đều tận dụng tối đa thời gian, truyền đạt tất cả kiến thức thầy
có. Bù lại sinh viên phải biết đầu tư cho môn học và siêng năng tìm
thêm tài liệu. Hãy coi học tập là một cơ hội. Chắc có lẽ do hai năm
qua mình chưa gặp người thầy nào đặc biệt, dạy kĩ càng như vậy.
Nhờ thầy truyền cảm hứng mà mình đã hoàn thành môn này rất tốt.
Ngoài ra thầy rất gần gũi với sinh viên, hay hỏi han tình hình học
tập, tìm hiểu các bạn thích gì, ghét gì, từ đó đưa vào bài giảng. Mình
để ý là có khá nhiều bạn thường xuyên giơ tay xung phong phát biểu
nêu ý kiến trong tiết của thầy, mặc dù trước đây ở những môn học
khác các bạn ít làm như thế.

38
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ: Chính nhờ môn học này và người
thầy dạy năm đó là yếu tố giúp mình yêu thích việc học, thay đổi suy
nghĩ, vào khoảng thời gian mình bắt đầu chán ghét ngành học, chỉ
muốn bỏ học hoặc chuyển ngành, chuyển trường mà thôi. Năm của
tụi mình cũng đánh dấu việc môn Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ có
giảng viên mới. Thầy rất khó tính, và mình biết là không phải sinh
viên nào cũng thích học với thầy đâu. Nhưng nhờ có thầy mà mình
học được rất nhiều kiến thức, còn biết tự học thêm nữa.

Bạn nào cùng lớp đại học với mình mà đang đọc đến phần này thì
chắc chắn sẽ hiểu những gì mình muốn nói. Hiện tại, môn học này
được phụ trách bởi một giảng viên khác. Nhưng bạn đừng để những
điều mình nói định hình tư tưởng của bạn. Biết đâu được, bạn cũng sẽ
tìm được không chỉ một mà rất nhiều người thầy, người cô lý tưởng
của bạn thì sao, cũng giống như mình vào năm ba khi học môn này
đó.

Về nội dung môn học thì theo mình không có gì khó khăn. Chính bạn
bè mình cũng nói rằng những môn chuyên ngành không hề nặng nề,
bởi vì đã được học những môn nền tảng rồi, có sẵn kiến thức nền thì
môn chuyên ngành nào cũng qua được. Mình đã đọc quyển sách giáo
khoa "American Goverment" trên website Openstax (Link ở đây, file
PDF tải miễn phí), nó bổ trợ rất nhiều kiến thức cho mình để học môn
này.

39
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ: Một trong những cách để học tốt
chính sách đối ngoại của nước nào đó, là bạn phải hiểu biết về nước
đó trước đã. Đối với môn này, mình đã học bằng cách:
- Tìm hiểu tất cả những điều liên quan đến nước Mỹ, bao gồm lịch
sử hình thành và phát triển, các cột mốc tiêu biểu làm nên lịch sử Mỹ,
hệ thống chính trị Mỹ - bao gồm lịch sử phát triển, những sự kiện liên
quan,... Đối với môn Chính sách đối ngoại, bạn tìm hiểu kĩ về hệ
thống chính trị là được.
- Sách thì nhiều thông tin, thời gian thì hạn hẹp. Ngoài quyển sách
mình đề xuất ở trên ra, bạn có thể tìm đọc những đầu sách khác, miễn
là nó dễ hiểu với bạn, và nên là tiếng Anh, có nguồn gốc rõ ràng, nên
là sách giáo khoa chỉ thuần đưa thông tin. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có
thể tìm những video YouTube để học thêm. Những video trên
YouTube vừa ngắn gọn lại vừa minh họa sinh động.
- Bạn vào website: http://www.manythings.org/voa/history/ sẽ cho
ra đầy đủ các bài nghe và lời thoại, kể về lịch sử hình thành nước Mỹ
với đầy đủ các sự kiện, với cách trình bày rất ngắn gọn.
- Khi học đến chủ đề nào đó, mình thường lên Google tìm kiếm về chủ
đề đó, và Google thường trả kết quả là những bài quiz nhỏ trên
website Quizlet. Mình cứ bấm vào và đọc những câu hỏi kèm câu trả
lời có sẵn, từ những người dùng trên đó. Đó là cách để mình làm tốt
phần trắc nghiệm của môn học. Bạn cứ lên Google là có tất cả, nhiều
khi còn tìm ra cách học hiệu quả hơn mình.

40
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRUNG QUỐC: Nội dung học và cách học
thì tương tự đối với môn Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Giảng viên phụ
trách môn học rất tâm huyết và uyên bác, bởi vì thầy là chuyên gia về
chính trị Trung Quốc mà.

CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT PHÁP CHÂU ÂU: Theo như chương trình đào
tạo phiên bản mới nhất, không có môn học này đâu. Năm của tụi
mình là lần đầu mở lớp, mình thì không đăng ký học nên không chia
sẻ kinh nghiệm cho bạn được. Nhưng nội dung và cách học cũng
tương tự nhau cả.

CHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNH: Đây là môn học vào học kỳ I năm ba của
mình. Năm của tụi mình là năm đầu tiên mở môn này. Giảng viên phụ
trách môn học thì tốt bụng và có tâm miễn bàn. Môn này nói về
những thể chế chính trị đang có trên thế giới, vì sao quốc gia đó lại
chọn thể chế chính trị này và câu hỏi đặt ra thể chế nào là hiệu quả
nhất (Như tên gọi của môn học, bạn cứ tưởng tượng mình đang so
sánh những thể chế chính trị trên thế giới, rồi tìm xem cái nào là tốt
nhất). Ngoài ra, nhờ học môn này, mình còn nắm được một số thuật
ngữ cơ bản của ngành Khoa học chính trị.

CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ: Cũng giống như tên gọi, chúng mình tìm
hiểu về các tổ chức quốc tế như là Liên Hiệp Quốc,.. và cách những tổ
chức này ảnh hưởng đến hệ thống chính trị thế giới. Sẽ có liên quan
đến luật quốc tế, công pháp quốc tế.

41
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
ĐỊA CHÍNH TRỊ: Thầy phụ trách môn học rất dễ tính nên yên tâm với
môn này nhé. Môn học này cũng cần nắm vững để thi tuyển vào Bộ
Ngoại giao.

EU VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM - EU: Nghe tên môn học thì cũng dễ
hiểu đúng không? Mình tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển,...
tất tần tật liên quan đến Liên minh châu Âu EU và mối quan hệ
giữa Việt Nam và EU. Khi nhắc đến môn học này, mình nhớ nhất
thầy trợ giảng năm đó. Thầy công tác ở khoa đã lâu, có phụ trách trợ
giảng một vài môn, không dạy nhiều như những thầy cô khác, vì công
việc chính của thầy làm về nghiên cứu. Nhưng môn học nào có thầy,
mình đều thấy tiết học rất sinh động và có rất nhiều kiến thức để tìm
tòi, khám phá. Nhờ có thầy giải thích và “ép” thuyết trình phản biện,
"ép" các bạn khác phải đặt câu hỏi cho từng nhóm mà mình hiểu môn
này kỹ hơn. Vì đã có nhiều trường hợp sinh viên không để ý đến các
bài thuyết trình của nhóm khác, lại không được giảng giải kỹ, thành
ra dễ mất hứng thú học tập.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGOẠI GIAO: Đây cũng là môn đáng


chú ý cho những ai muốn thi vào Bộ Ngoại giao. Kiến thức dễ hiểu
lắm, cũng giống như đang ôn lại bài cũ thôi. Không quá nặng nề như
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh khi mình học đại cương.

42
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Vậy là mình đã kể qua những môn chuyên ngành chính trị ngoại
giao, bây giờ là phần cho các môn về kinh tế, luật. Những môn về
kinh tế, luật vào năm mình không có nhiều, vì vậy, nếu bạn muốn
theo đuổi chuyên ngành kinh tế hoặc luật sau khi ra trường, yêu
cầu bạn phải tự học, tự học thêm rất nhiều, có thể là lên mạng tự
học, hoặc tìm đến một số cơ sở đào tạo các khóa ngắn hạn, như là
Đại học Kinh tế và Đại học Luật đều có mở những lớp ngắn hạn cho
ai có nhu cầu.

ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI/ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẠI CƯƠNG/


PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ/ KINH TẾ PHÁT
TRIỂN/THANH TOÁN QUỐC TẾ: Nghe tên môn học mà thấy to
tát quá đỗi. Tuy nhiên, nên đăng ký học những môn như vậy, nghe
tên thế thôi chứ học thoải mái lắm. Riêng môn Thanh toán quốc tế
thì cần học bài chút đỉnh. Hiện nay, theo như chương trình đào tạo
bản mới, những môn học này đã không còn, thay thế bởi những
môn khác. Nhưng mình khuyên các bạn nên đăng ký học những
môn về kinh tế thế này. Không tính toán phức tạp gì cả, học lý
thuyết và thuyết trình là chủ yếu. Ngoài ra, kinh tế gắn liền với xã
hội, những môn học này giúp ích nhiều mặt cho các bạn khi làm
việc thực tế. Đừng nghe tên môn học thấy ghê gớm quá mà không
dám đăng kí.

43
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ/ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: Cũng
tương tự như những môn kinh tế ở trên, nghe chữ "Luật" thấy nhiều lý
thuyết, đòi hỏi học thuộc thế thôi, nhưng mà đúng là thế thật ^^ Nói
chứ, nghe tên "luật" là vậy, các bạn cứ đăng ký học, bởi vì đây chỉ là
những môn học cung cấp kiến thức nền tảng, chưa đi sâu vào chi tiết.
Các bạn tiếp cận lý thuyết nền tảng nên dễ hiểu hơn. Thầy cô không
khó khăn trong hình thức thi cử, trái lại sẽ đưa ra nhiều tình huống
thực tế để các bạn giải quyết. Ai biết được, những điều học được từ
những môn chuyên ngành luật, dù ít ỏi nhưng sẽ giúp ích bạn trong
một khoảnh khắc nào đó, khi bạn đang loay hoay với đống giấy tờ ở
công ty đầu tiên sau khi ra trường.

44
KHỐI KIẾN THỨC BỔ TRỢ
Vậy là mình đã điểm qua những môn học chuyên ngành. Tiếp theo,
cũng nằm trong danh sách các môn tự chọn, là các môn học thuộc
khối kiến thức bổ trợ. Đặc điểm chung của những môn học này, theo
mình thấy là kiến thức thuộc dạng nền tảng, nội dung học tập nhẹ
nhàng, không đòi hỏi chuyên sâu, các bạn được giới thiệu lý thuyết và
thuyết trình là chủ yếu. Mình khuyên các bạn nên đăng ký học những
môn này, vì sẽ giúp ích khá nhiều trong công việc thực tế.

VĂN HÓA GIAO TIẾP: Ở niên khóa của mình, môn học này nằm
trong phần khối kiến thức chung bắt buộc của ngành. Hiện nay, môn
học này được xếp vào khối kiến thức bổ trợ. Trước đây, môn học này
được phụ trách bởi một giảng viên cơ hữu của khoa, hiện tại thì giảng
viên không còn công tác ở khoa nữa. Tuy nhiên, môn học này thú vị và
chính nhờ môn học này, mình mới có động lực để viết CV (Curriculum
Vitae - Hồ sơ, lý lịch trích ngang để tìm việc làm) một cách hoàn
chỉnh ngay khi vừa học xong năm nhất. Năm đó, tụi mình có những
màn "lột xác" hoành tráng, biết chăm chút diện mạo bản thân và có
những bức hình chuẩn chỉnh trong CV. Có thể khung chương trình sẽ
thay đổi, nhưng nhìn chung sẽ giúp các bạn rèn luyện kỹ năng giao
tiếp, ứng xử, và điều mình hài lòng nhất là bài học về việc chuẩn bị CV
cho những công việc sắp tới.

45
KHỐI KIẾN THỨC BỔ TRỢ

NGHIỆP VỤ NGOẠI GIAO: Ở môn này, mình học về Công ước Viên
1961/1963 về luật ngoại giao và lãnh sự, một số nguyên tắc trong lễ
tân xếp chỗ. Thường thì môn này sẽ bắt buộc học dù được xếp vào
môn bổ trợ. Bạn nào có định hướng làm trong các cơ quan nhà nước,
Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ, đại sứ quán, lãnh sự quán thì học kĩ môn
này. Theo mình, ai cũng cần học kĩ vì sinh viên Quan hệ quốc tế mà
không biết môn này thì coi như hổng kiến thức khá lớn. Cuối kỳ sẽ
làm clip với nhóm 15-20 người, mô phỏng lại bản tin thời sự.

Nếu như bạn không có ý định làm trong các cơ quan nhà nước, bạn
vẫn nên học, bởi vì biết đâu cuộc đời sẽ thay đổi thì sao. Môn học này
không có nhiều tài liệu trên mạng, bạn nhớ chú ý bài giảng thật kĩ
nhé.

MARKETING NHẬP MÔN, NHẬP MÔN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG,


GIAO TIẾP XUYÊN VĂN HÓA, NGHIỆP VỤ THƯ KÝ VĂN PHÒNG
ĐỐI NGOẠI, HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, BÁO CHÍ VÀ
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI: Mình gộp chung tất cả các môn học này ở
đây, vì chúng có đặc điểm chung là giới thiệu những kiến thức nền
tảng nhất. Hình thức học tập và thi cử nhẹ nhàng, thoải mái. Các bạn
nên học nhé.

46
CHƯƠNG TRÌNH ANH VĂN
Cuối cùng là chương trình tiếng Anh chiếm thời lượng gần một
nửa chương trình đào tạo. Cá nhân mình đánh giá chương trình
tiếng Anh với thời lượng như thế thì khá nhiều và không có gì nổi
bật để lưu ý. Mình ước gì học tiếng Anh trên lớp vừa phải thôi, để
dành thời lượng nhiều hơn cho những môn chuyên ngành. Tuy
nhiên, đó cũng là lợi thế của sinh viên ngành Quan hệ quốc tế. Do
có chương trình tiếng Anh riêng, chúng mình không cần học
ngoại ngữ không chuyên như những khoa còn lại trong trường.
Ngoài ra, với việc học Anh Văn liên tục trong bốn năm như thế,
chúng mình tích lũy và rèn luyện vốn tiếng Anh tốt, không tự ti
sau khi ra trường.

Gọi là tiếng Anh chuyên ngành, nhưng đi sâu vào lĩnh vực quan
hệ quốc tế, khoa học chính trị thì mình thấy chưa có đâu. Bạn cứ
tưởng tượng mình sẽ học tiếng Anh bốn kỹ năng nghe - nói - đọc -
viết. Sẽ cần tinh thần tự học và siêng năng kiên trì đó.

Năm của tụi mình, dù có bằng cấp quốc tế đi chăng nữa, vẫn bắt
buộc học tiếng Anh trong khoa. Thời gian gần đây nhất, nếu vừa
vô năm nhất bạn đã có bằng tiếng Anh (với số điểm tương ứng
theo quy định của khoa), bạn được miễn một vài môn tiếng Anh.
Nhưng chỉ là thời gian đầu thôi. Sau này bạn cũng phải bắt buộc
học tiếng Anh. 47
KINH NGHIỆM
HỌC TẬP ĐẠI HỌC

48
Vậy là mình đã giới thiệu tất cả những môn học của ngành
Quan hệ quốc tế. Hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi:
"Học Quan hệ quốc tế là học gì?", "Ngành Quan hệ quốc tế
dạy những môn gì?". Sau khi đọc những bài giới thiệu môn
học của mình, bạn có thấy hứng thú không, có đúng với
những gì bạn tưởng tượng về ngành Quan hệ quốc tế?

Hiện tại chương trình đào tạo có thay đổi nhưng những
môn học cơ bản ở trên vẫn được giữ nguyên, vì đó là những
môn học nền tảng làm nên ngành Quan hệ quốc tế. Ngoài
ra, ở những trường khác có mở ngành Quan hệ quốc tế,
khung chương trình đào tạo cũng tương tự như vậy, với
những môn học gần giống như những gì mình đã nêu.

Bây giờ, mình sẽ đưa ra những lưu ý về việc học tập, nhất
là đối với những môn tự chọn (chuyên ngành và bổ trợ), và
chia sẻ những kinh nghiệm học tập mình rút ra được sau
bốn năm.

49
LƯU Ý VỀ VIỆC HỌC TẬP

Lưu ý I: Về việc chia Lưu ý II: Vì sao có tên môn


chuyên ngành học nhưng không mở lớp?
Như mình đã chia sẻ, khó Nếu bạn xem qua chương
có thể nói rằng sinh viên trình đào tạo, sẽ có khá
ngành Quan hệ quốc tế ở nhiều môn học chuyên
trường Nhân Văn được ngành và bổ trợ. Nhưng
chọn một trong ba chúng mình sẽ không học
chuyên ngành để học. tất cả những môn đó đâu.
Thay vào đó, có mở lớp nào Bởi vì tùy từng năm, có tìm
thì cứ đăng ký miễn sao được giảng viên đứng lớp
cho đủ tín chỉ và thích hợp không, có đủ sinh viên
với thời gian biểu của mỗi đăng ký để mở lớp hay
người. không.

Lưu ý III: Quan hệ quốc tế là ngành học mang tính thời


sự
Quan hệ quốc tế là ngành học mang tính thời sự, nghĩa là các
môn học có thể thay đổi giáo án để phù hợp với tình hình thế
giới hiện tại. Nên đừng lạ khi trước đây tụi mình học chuyên
sâu về hợp tác, toàn cầu hóa, vấn đề di dân, còn thời của các
bạn khóa sau có lẽ là xung đột, phân biệt chủng tộc, dịch
bệnh chăng?
KINH NGHIỆM HỌC TẬP
VÀ CHIA SẺ TÀI LIỆU

Mình tốt nghiệp với tấm bằng loại khá, chưa bao giờ được nhận
học bổng, chưa bao giờ nằm trong danh sách những sinh viên xuất
sắc của khoa. Nhưng chính vì vậy mình mới rút ra được nhiều bài
học và mình luôn nghĩ rằng: Phải học tập thật tốt. Đại học là lúc
bạn có nhiều thời gian để học tập theo cách bạn muốn. Hơn thế
nữa, bước chân ra khỏi trường đại học với tấm bằng cử nhân, đó
cũng là lúc bạn phải học tập nhiều hơn gấp trăm lần. Mình tin rằng
những kinh nghiệm này sẽ giúp cho các bạn phần nào đó, ít nhất là
nắm vững kiến thức của bộ môn.

I. SÁCH THAM KHẢO II. THƯ VIỆN

"Xa tận chân trời, gần ngay Trước khi tìm những thư viện
trước mắt". Danh sách các tài bên ngoài, mình vào đọc sách
liệu không ở đâu xa, mà nằm trong thư viện trường cũng
trong chính tờ đề cương môn tốt rồi. Thư viện trường có
học được gửi trước khi mở đầy đủ các đầu sách phục vụ
lớp. Tìm đọc những sách cho việc học tập. Ngoài ra,
tham khảo đó cũng đủ nhiều thư viện khoa ở cơ sở Đinh
trước khi tìm thêm tài liệu Tiên Hoàng luôn đầy đủ
bên ngoài rồi. những đầu sách chuyên
ngành chính trị.
KINH NGHIỆM HỌC TẬP
VÀ CHIA SẺ TÀI LIỆU
III. GOOGLE

"Cái gì không biết thì tra Google". Cũng chính nhờ tra Google,
mình mới biết được những tài liệu và website thú vị. Quan trọng là
bạn tra Google với từ khóa như thế nào và bạn có chịu khó đọc hết
những kết quả tìm được, hay chỉ đọc những kết quả hiện ra ở trang
đầu tiên. Bạn có thể tra Google bằng tiếng Anh và tiếng Việt,
nhưng mình thấy đối với kiến thức ngành Quan hệ quốc tế, bạn
nên tra Google bằng tiếng Anh, sẽ cho ra nhiều kết quả thú vị, bổ
ích, nhiều chiều.

IV. HAI QUYỂN SÁCH DÀNH CHO MÔN HỌC NHẬP MÔN
QUAN HỆ QUỐC TẾ

Môn Nhập môn quan hệ quốc tế đòi hỏi đọc tài liệu nhiều. Mình
thấy những tài liệu được dịch ra tiếng Việt hóa ra đọc khó hiểu
hơn, do dịch thuật chưa trôi chảy. Vì vậy, giảng viên năm đó đã gửi
cho lớp hai quyển sách Global Politics và The Global Future để
các bạn đọc thêm. Đây là sách giáo khoa, chỉ thuần đưa thông tin.
Bạn sẽ tìm thấy trong sách tất cả những khái niệm, thuật ngữ liên
quan đến ngành Quan hệ quốc tế. Cá nhân mình chỉ đọc kỹ một
cuốn là Global Politics vì mình thấy dễ hiểu hơn.
KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ
CHIA SẺ TÀI LIỆU
V. NHỮNG WEBSITE LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH
QUAN HỆ QUỐC TẾ

Dự án Nghiên cứu quốc tế (nghiencuuquocte.org)


Ngay từ khi mới bước chân vào đại học, cả lớp mình được giới thiệu
website này như một tài liệu tham khảo đáng quan tâm. Dự án
Nghiên cứu quốc tế là một dự án phi lợi nhuận, được thành lập
nhằm mục đích phát triển nguồn học liệu chuyên ngành nghiên cứu
quốc tế bằng tiếng Việt. Dự án được thành lập bởi Tiến sĩ Lê Hồng
Hiệp - tốt nghiệp Học viện Ngoại giao Việt Nam, là một trong ba cá
nhân xuất sắc nhận được học bổng của Thủ tướng Úc về nghiên cứu
khoa học năm 2010. Thầy từng có thời gian công tác tại Khoa Quan
hệ quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM. Hiện
nay, thầy sinh sống và làm việc ở Singapore, là nghiên cứu viên cao
cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore - ISEAS Yusof Ishak.

Trong quá trình học tập và làm việc, nhận thấy người học Quan hệ
quốc tế ở Việt Nam chưa có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn tài liệu
chuyên ngành bằng tiếng Anh, thầy Lê Hồng Hiệp đã thành lập dự
án. Website cung cấp những bản dịch tiếng Anh của các bài báo
nghiên cứu trên các tập san quốc tế, các tin tức thường ngày trên
những tờ báo như The Economist, The Diplomat, các chương sách,
và các tài liệu liên quan đến chính trị quốc tế, kinh tế quốc tế và luật
quốc tế.
KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ
CHIA SẺ TÀI LIỆU
V. NHỮNG WEBSITE LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH
QUAN HỆ QUỐC TẾ

Dự án Nghiên cứu quốc tế


Nói tóm lại, website Nghiên cứu quốc tế biên dịch lại những nguồn tài
liệu uy tín liên quan đến chuyên ngành quan hệ quốc tế, để người học
ở Việt Nam được tiếp cận đa dạng nguồn tài liệu. Ngoài việc biên dịch
tài liệu, website cũng có những bài bình luận thể hiện quan điểm cá
nhân của người viết.

Nếu như bạn là học sinh trung học hoặc là sinh viên năm nhất, bạn
chưa cần đọc tất cả những bài viết trên đây, nhất là khi bạn chưa học
những môn nền tảng của ngành Quan hệ quốc tế. Bạn chỉ cần vào
thanh công cụ, tìm kiếm chủ đề bạn quan tâm, rồi tìm đọc những gì
bạn cần biết. Trước mắt, nếu bạn là sinh viên năm nhất, hoặc đang
học Nhập môn quan hệ quốc tế, bạn nên tìm đọc những khái niệm liên
quan đến ngành học, được biên soạn chi tiết trong Sổ tay Thuật ngữ
Quan hệ quốc tế (tất cả bài viết đều được đăng công khai trên
website).

Những bài viết trên website được dịch bởi đội ngũ cộng tác viên, sẽ có
nhiều lúc bạn không hiểu được ngôn ngữ mặc dù đã được dịch sang
tiếng Việt. Không thể phàn nàn được, bởi vì những cộng tác viên ở đây
không theo đuổi chuyên ngành biên phiên dịch. Mỗi bài viết đều có
dẫn nguồn. Nếu đọc tiếng Việt mà bạn không hiểu hết, bạn nên đọc
bài gốc tiếng Anh.
KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ
CHIA SẺ TÀI LIỆU
V. NHỮNG WEBSITE LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH
QUAN HỆ QUỐC TẾ

Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế - SCIS


Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế - Center for International Studies
trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia TP.HCM. Với mục tiêu trở thành cơ quan nghiên cứu về các
vấn đề quốc tế và chính sách đối ngoại hàng đầu của khu vực phía
Nam, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế SCIS tập trung nghiên cứu
chuyên sâu các vấn đề về đối ngoại, quan hệ quốc tế chủ chốt của Việt
Nam, tạo ra tri thức mới thông qua các ấn phẩm khoa học chất lượng.

Khi còn đi học, mình thường lên website này để cập nhật thông tin,
đọc những bài nghiên cứu, bài báo, bình luận của các chuyên gia ở
đây. Về hình thức, những bài viết khá dễ hiểu bởi vì được chính các
chuyên gia người Việt biên soạn, không phải biên dịch từ những
nguồn khác. Cũng có một số bài viết bằng tiếng Anh, do chính các
nghiên cứu viên thực hiện. Website không đa dạng nội dung như Dự
án Nghiên cứu quốc tế, bởi vì SCIS chuyên đăng tải những bài nghiên
cứu, mà để thực hiện một bài báo, một bài nghiên cứu thì cần rất
nhiều thời gian.

Mình đọc những bài viết của SCIS để cập nhật tình hình thế giới và
tiếp cận những bài nghiên cứu chất lượng. Đội ngũ nhân sự ở đây đa
số công tác tại Khoa Quan hệ quốc tế trường Nhân Văn TP.HCM.
KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ
CHIA SẺ TÀI LIỆU
VI. NHỮNG WEBSITE, CÔNG CỤ KHÁC

Vào năm ba, khi mình học những môn chuyên ngành chính trị quốc
tế, đặc biệt là hai môn Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ và Chính trị học
so sánh, mình thường lên Google tìm kiếm chủ đề đang học để ôn
bài, làm kiểm tra trắc nghiệm. Google thường trả kết quả là những
bài học đã được soạn trên Quizlet bởi một người học nào đó. Quizlet
là một website giúp người dùng tự tạo flashcard để ôn tập. Ngày đó
mình dùng Quizlet, mình không tự tạo flashcard cho bản thân. Mình
cứ lên Google hoặc thanh tìm kiếm trên Quizlet, tìm kiếm chủ đề
mình đang học, hoặc chủ đề mình sắp làm kiểm tra, Quizlet sẽ trả kết
quả là rất nhiều bài học, flashcard của các bạn cùng ngành trên toàn
thế giới. Mình cứ bấm vào mà đọc thôi, cái nào thấy hay, thấy áp
dụng được thì học.

Thật ra thì cũng tùy giảng viên mà bạn có định hướng ôn tập để làm
bài. Đối với bản thân mình, nhờ biết đến Quizlet mà mình đào sâu
kiến thức hơn, hiểu được những gì truyền tải trong lớp học. Khi
chúng ta học vì kiến thức mà không vì điểm số, tự khắc những điều
tốt đẹp sẽ đến.

56
KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ
CHIA SẺ TÀI LIỆU
VI. NHỮNG WEBSITE, CÔNG CỤ KHÁC

Nếu không hài lòng với kiến thức trên giảng đường, bạn hoàn toàn có
thể học những khóa MOOCs - Mass Open Online Courses. Điểm chung
của những khóa học này là tồn tại dưới hình thức online, giáo trình
được cung cấp bởi nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới, và hoàn
toàn MIỄN PHÍ.

Có rất nhiều website cung cấp các khóa học online. Bạn có thể tìm kiếm
trên Google những khóa học mà bạn muốn, từ đó Google sẽ dẫn link
đến những website khác nhau. Trong tất cả các website, mình thấy
Coursera, EdX và FutureLearn là những website đáng lưu tâm nhất.
Bạn có thể tìm được rất nhiều khóa học liên quan đến ngành Quan hệ
quốc tế, kèm theo giáo trình và tài liệu tiếng Anh, tất cả đều miễn phí.
Cũng có một số khóa học phải trả phí, nhưng học những khóa miễn phí
thôi là nhiều lắm rồi. Mình để FutureLearn ở cuối cùng vì mình thấy
FutureLearn không đa dạng các khóa học về Quan hệ quốc tế, Chính trị
như là Coursera hoặc Edx.

Vì là học online trên tinh thần tự nguyện, bắt buộc các bạn phải có tính
tự giác cao. Đừng như mình, đăng kí rất nhiều khóa học để rồi không hề
hoàn thành bất cứ cái nào.
KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ
CHIA SẺ TÀI LIỆU
VI. NHỮNG WEBSITE, CÔNG CỤ KHÁC

TED là một tổ chức phi lợi nhuận, với niềm tin "ideas worth
spreading" - những ý tưởng xứng đáng được lan tỏa trong cộng đồng.
Bạn có thể vào kênh Youtube của TED, có rất nhiều bài diễn thuyết ý
nghĩa, đồng thời bạn có thể luyện tiếng Anh thông qua việc xem
video TED TALKS.

Bên cạnh những bài diễn thuyết với thông điệp "ideas worth
spreading", TED còn lập ra một kênh học tập TED-Ed để mang đến
"lessons worth sharing" - những bài học đáng để chia sẻ. Đó chỉ là
những video ngắn gọn dạng animation, diễn giải rất nhiều chủ đề
trong cuộc sống, như là khoa học, lịch sử, văn hóa, triết học, văn
học,... một cách vô cùng dễ hiểu và sinh động. Các bạn sẽ tìm thấy
những bài học này trên kênh YouTube của TED-Ed, nhưng mình
thích dùng website để xem hơn. Website của TED-Ed phân chia rõ
ràng các chủ đề. Ngoài ra, điều mình thích nhất là ở mỗi video, có
phần "Dig Deeper", nghĩa là "đào sâu hơn". Mình "đào sâu" kiến
thức bằng cách đọc những thông tin và nhấn vào những đường link
khác do TED-Ed cung cấp, cảm giác như một bầu trời kiến thức đang
mở ra trước mắt mình vậy. Những bài học đa dạng chủ đề của TED-
Ed rất thú vị, và mình tin rằng nó sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong
việc học tập.
KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ
CHIA SẺ TÀI LIỆU
VI. NHỮNG WEBSITE, CÔNG CỤ KHÁC

Vợ chồng tỷ phú Bill Gates (nay đã là chồng cũ - vợ cũ) mở website


Openstax.org để các bạn sinh viên trên toàn thế giới tải xuống sách
giáo khoa (bằng tiếng Anh) hoàn toàn MIỄN PHÍ. Bạn không cần
phải có email hoặc cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào, cứ thế mà
tải xuống những đầu sách giáo khoa của nước ngoài thôi (đa số là của
nước Mỹ).

Vào năm ba, mình đã tải xuống quyển sách giáo khoa American
Goverment và U.S. History để đọc một số chủ đề cần thiết. Nhờ đó
mình đã hiểu rõ hơn hệ thống chính trị nước Mỹ, phục vụ sâu sắc cho
việc học môn Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Bởi vì mình đang học một
chủ đề của một đất nước khác, nếu không hiểu những điều cốt lõi thì
không thể nắm vững kiến thức căn bản được, trong khi thời lượng
học tập trên lớp lại hạn chế.

Website Openstax.org cung cấp đầy đủ sách giáo khoa của nhiều
chủ đề, nhiều bộ môn của bậc đại học. Bạn hoàn toàn có thể tìm được
rất nhiều đầu sách phục vụ trực tiếp cho việc học trên trường.
KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ
CHIA SẺ TÀI LIỆU
VI. NHỮNG WEBSITE, CÔNG CỤ KHÁC

Website E-IR có tên đầy đủ là E-International Relations, là một tổ


chức phi lợi nhuận cung cấp những bài nghiên cứu, bài báo, bài luận
học thuật chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Ngoài ra, ban biên tập còn
xuất bản những quyển sách liên quan đến ngành học. Và những
quyển sách này hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài viết tiếng Anh liên quan đến chủ đề
Quan hệ quốc tế trên website này. Hơn nữa, trên đây có rất nhiều bài
luận của các sinh viên ngành Quan hệ quốc tế trên toàn thế giới. Bạn
có thể đọc những bài luận này để tham khảo, để xem sinh viên nước
khác họ có học giống như mình không, và để xem với khung chương
trình đào tạo gần như tương đương, bạn đã có thể viết một bài luận
như những bạn sinh viên nước khác chưa. Những bài luận của sinh
viên trên đây dùng ngôn ngữ tiếng Anh rất dễ hiểu và xứng đáng để
học hỏi.

Vì là tổ chức phi lợi nhuận, họ thường xuyên tuyển dụng tình nguyện
viên viết bài trên khắp thế giới. Bạn nào đam mê với ngành Quan hệ
quốc tế hoàn toàn có thể ứng tuyển làm tình nguyện viên viết bài. Có
rất nhiều website có nội dung tương tự như vậy, chỉ cần bạn chịu khó
tìm tòi thôi.
KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ
CHIA SẺ TÀI LIỆU
VI. NHỮNG WEBSITE, CÔNG CỤ KHÁC

Mình phải dùng dấu chấm than, bởi vì mình biết rằng có rất nhiều
bạn gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh ở ngành Quan hệ quốc tế.
Mình học tiếng Anh xuyên suốt bốn năm đại học, và những bài học
tiếng Anh liên quan không nhiều đến chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
Tóm lại thì chỉ học tiếng Anh nghe - nói - đọc - viết thôi, nhưng cũng
đủ phức tạp rồi. Có thể các bạn chưa có nhiều điều kiện để học tiếng
Anh, không luyện kỹ năng nghe - nói trong những năm tháng học
phổ thông. Không sao đâu, bây giờ chính là thời điểm để các bạn học
đó. Để học được tiếng Anh nói riêng, và ngôn ngữ nói chung, cần rất
nhiều thời gian, có thể tính bằng năm, chứ không phải tính bằng
ngày, bằng tháng. Khi mới vào đại học, mình cũng buồn vì trước giờ
chưa bao giờ luyện nghe, chưa bao giờ học nói tiếng Anh. Nhưng rồi
mình cũng làm quen được với môi trường. Đến tận năm tư đại học
mình mới nhận thấy kỹ năng tiếng Anh khá lên chút đỉnh, đó là vì
suốt bốn năm qua được tiếp xúc với tiếng Anh hằng ngày.

Trên Google và YouTube có hàng triệu, hàng tỷ nguồn để học tiếng


Anh. Bạn không cần phải tốn tiền đi học thêm bên ngoài, nếu như
bạn đủ kiên trì và tự giác. Muốn học tiếng Anh giọng Anh, mời bạn
vào BBC Learning English. Còn thích tiếng Anh giọng Mỹ, bạn vào
VOA Learning English nhé.
Tóm lại là:
Học môn tự chọn nào?

Học HẾT! Miễn sao phù hợp với thời gian biểu. Còn ai không
đi làm thêm, không tham gia gì cả thì học HẾT đi nha! Đóng
học phí rồi ở nhà là sao?

Thời gian học không dài. Đừng trao trọn niềm


tin vào thời khóa biểu

Rồi cũng sẽ có thay đổi chút đỉnh. Thời gian học nhìn có vẻ dài,
nhưng thực ra ngắn lắm, sẽ có nhiều lúc rảnh rỗi. Vì vậy, hãy
tranh thủ làm những điều khác mà bấy lâu bạn muốn làm.

Hãy học cách TỰ HỌC

Internet là kho tàng vô tận đang đợi bạn khám phá. Tất cả
những gì bạn thắc mắc đều có trên Google. Tự học là chìa
khóa duy nhất gỡ bỏ những lo lắng của bạn. Những nguồn tài
liệu mình chia sẻ ở trên chỉ để tham khảo, vẫn còn ít ỏi lắm.
Biết đâu được, bạn còn có thể tìm được những nguồn tài liệu
khác thú vị hơn thì sao.
ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ
CHẤT LƯỢNG CAO

63
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM có một vài
ngành mở hệ Chất lượng cao, trong số đó có ngành Quan hệ quốc tế.
Bắt đầu từ niên khóa 2013 - 2014, khoa Quan hệ quốc tế chính thức
đưa vào giảng dạy chương trình Chất lượng cao.

Nói đơn giản, các sinh viên chọn học hệ Chất lượng cao sẽ được cung
cấp chương trình học "cao cấp" hơn một chút, được hưởng một số ưu
đãi nhất định, đi kèm với học phí cao hơn. Điều này cũng tương tự ở
những trường đại học khác có mở hệ Chất lượng cao. Tuy nhiên, các
bạn đừng nghĩ bằng mọi giá phải học hệ Chất lượng cao thì mới có cơ
hội học tập tốt. Học ở đâu cũng được, học hệ nào cũng được, bản thân
bạn chủ động học tập như thế nào mới là điều quan trọng nhất.

Ngành Quan hệ quốc tế có hai hệ: Chất lượng cao và Chính quy tập
trung - hệ thường, hay còn được gọi với tên ngắn gọn là Đại trà,
nhưng mình thấy tên Đại trà nghe "hạ thấp" hơn hẳn, trong khi
chương trình đào tạo của hai hệ là tương tự nhau. Vì vậy trong bài
viết mình sẽ để là Chính quy tập trung. Suốt bốn năm đại học,
mình chọn học hệ Chất lượng cao. Ở phần này, mình sẽ nhận xét
hệ Chất lượng cao của ngành Quan hệ quốc tế nói riêng, của
trường Nhân Văn TP.HCM nói chung dựa trên phần giới thiệu
của website khoa, so sánh giữa hai hệ và kết luận: "Nên hay
không nên học hệ Chất lượng cao?"

64
Những khác biệt trong TỔ CHỨC GIẢNG DẠY

Theo như giới thiệu:

"Đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cao, phần lớn tốt nghiệp
nước ngoài, từ Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ tốt nghiệp nước ngoài trở lên;
đội ngũ trợ giảng và cố vấn học tập, nghiên cứu khoa học đạt chuẩn
về ngoại ngữ và chuyên môn theo quy định".

Trải nghiệm thực tế:

Điều này chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, mình muốn thông tin thêm là
bất cứ ai muốn làm giảng viên đại học thì tối thiểu phải có bằng Thạc
sĩ. Ở khoa Quan hệ quốc tế thì yêu cầu cao hơn một chút, muốn ứng
tuyển làm giảng viên cơ hữu của khoa thì bắt buộc phải tốt nghiệp
Thạc sĩ ở nước ngoài.

Ngoài ra, không chỉ có các bạn hệ Chất lượng cao mới được học với
những giảng viên như vậy. Các bạn ở hệ Chính quy tập trung cũng
được học với đội ngũ giảng viên cơ hữu y hệt thế. Khoa Quan hệ quốc tế
thực sự vẫn chưa có quá nhiều giảng viên. Cho nên chuyện phân biệt
đối xử khi học ở Chính quy tập trung là không bao giờ xảy ra.

Tuy nhiên, có thể giảng viên dạy tiếng Anh hoặc giảng viên một số môn
đại cương sẽ khác nhau ở hai hệ. Đối với môn tiếng Anh, thường sẽ có
những giảng viên hợp đồng. Mình thấy rằng, không nên trông đợi, dựa
dẫm vào thầy cô ở bậc đại học. Đại học là lúc bản thân phải tự học, tự
lực cánh sinh.
Những khác biệt trong TỔ CHỨC GIẢNG DẠY

Theo như giới thiệu:

"Chương trình đào tạo hệ Chất lượng cao đảm bảo 1/3 số môn học
chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh. Ngoài ra, một số môn
nghiệp vụ có sự tích hợp giảng lý thuyết trên lớp với các chuyên đề
thực tế do các chuyên gia hướng dẫn".

Trải nghiệm thực tế:

Mình thấy điều này khá đúng. Đầu tiên, đã là sinh viên ngành Quan hệ
quốc tế thì tất cả các bạn đều được học những môn học y hệt nhau,
không phân biệt hệ nào. Thường thì lên năm hai hoặc đầu năm ba, ở hệ
Chất lượng cao sẽ có một số (chỉ một số thôi nhé), không phải toàn bộ
100% môn học được dạy bằng tiếng Anh, phần nhiều là các môn
chuyên ngành chính trị quốc tế.

Có nhiều trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất, giảng viên người
Việt đứng lớp, nhưng dạy bằng tiếng Anh và giáo trình bằng tiếng Anh.
Trường hợp thứ hai, bỗng dưng năm đó có vài bạn sinh viên người
nước ngoài vào học dưới hình thức trao đổi tín chỉ giữa các trường,
buộc lòng thầy cô người Việt phải giảng bài chỉ bằng tiếng Anh, không
được nói tiếng Việt. Trường hợp thứ ba, có giảng viên người nước ngoài
đứng lớp, đương nhiên phải học bằng tiếng Anh. Nhưng trường hợp
này ít xảy ra, vì khoa dường như không có giảng viên cơ hữu người
nước ngoài, nếu có thì là giảng viên thỉnh giảng, trao đổi giữa các
chương trình học thuật.
Những khác biệt trong TỔ CHỨC GIẢNG DẠY

Tiếp nối phần trên, để tổng kết lại thì các bạn sinh viên hệ Chất lượng
cao sẽ học một số môn bằng tiếng Anh, nhưng không phải là toàn
bộ. Những môn đại cương do phòng Đào tạo của trường phụ trách thì
đương nhiên không dạy bằng tiếng Anh, như là môn Mác Lê nin chẳng
hạn.

Còn về phần "Một số môn nghiệp vụ có tích hợp giảng lý thuyết với các
chuyên đề thực tế do các chuyên gia hướng dẫn", thì bạn cứ hiểu đó
cũng là một môn học tự chọn thôi, thường là giảng viên các khoa khác
dạy, ví dụ như môn Báo chí và thông tin đối ngoại thì giảng viên khoa
Báo chí dạy, môn Nghiệp vụ thư ký văn phòng thì giảng viên của khoa
Lưu trữ học và quản trị văn phòng dạy.

67
Những khác biệt trong TỔ CHỨC GIẢNG DẠY

Theo như giới thiệu:

"Các chương trình thực tập - thực tế được xây dựng trải đều trong 3
năm học cuối: Trong năm thứ II, sinh viên đi thực tập thực tế trong
nước (theo chủ đề tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử); Năm thứ III, sinh
viên đi thực tập tại các cơ quan, công ty/doanh nghiệp; Năm thứ IV,
sinh viên đi thực tế tại nước ngoài.

Tùy theo kinh phí hàng năm, sinh viên hệ Chất lượng cao có thể được
đài thọ một phần hoặc toàn phần chi phí thực tập - thực tế. Ngoài ra,
sinh viên hệ Chất lượng cao được hỗ trợ và cấp kinh phí nghiên cứu
khoa học riêng (thực hiện theo từng năm)".

Trải nghiệm thực tế:

Thực tập như trên thì tất cả sinh viên đều đi cùng nhau, không phân
biệt hệ nào. Tất cả hình thức thực tập - thực tế đều là bắt buộc.

Về việc sinh viên hệ Chất lượng cao được đài thọ chi phí thực tập thực
tế, mình xin nói rõ với các bạn là không bao giờ có chuyện sinh viên
Chất lượng cao được miễn phí tiền thực tập, hay là tiền học phí đã bao
gồm 100% toàn bộ tiền thực tập. Không có đâu nhé. Chắc chắn các
bạn cần đóng thêm tiền cho những chuyến đi thực tế. Còn số tiền
đóng thêm cụ thể là bao nhiêu thì tùy theo tình hình từng năm, vì mỗi
năm có sự thay đổi nhất định.

68
Những khác biệt trong TỔ CHỨC GIẢNG DẠY

Về phần nghiên cứu khoa học, đã là sinh viên hệ Chất lượng cao của
ngành Quan hệ quốc tế thì bắt buộc phải làm Nghiên cứu khoa học
vào năm 3, gần cuối năm 2 các nhóm đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị.
Theo mình, phần nghiên cứu khoa học này tương tự như làm luận văn
tốt nghiệp, nhưng ở đây sẽ làm theo nhóm thay vì làm cá nhân. Cũng
có khó khăn nhất định, nhưng rồi cũng sẽ qua hết. Về kinh phí được
hỗ trợ để sinh viên làm nghiên cứu khoa học, số tiền mang ý nghĩa
khuyến khích, động viên là chính, không to lớn nếu xét về mặt vật
chất.

69
Những khác biệt trong CƠ SỞ VẬT CHẤT

Theo như giới thiệu:

"Học toàn bộ 4 năm tại cơ sở 1 (nội thành) của Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn nằm ngay trung tâm của Quận 1 tại địa chỉ số:
10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM".

Trải nghiệm thực tế:

Chính xác, sinh viên hệ Chất lượng cao sẽ học ở cơ sở 1 của trường ngay
trung tâm thành phố. Hiện nay, mọi hoạt động giảng dạy của trường
Nhân Văn TP.HCM đều diễn ra ở cơ sở 2 Thủ Đức, khá xa trung tâm.
Chỉ có những ngành mở hệ Chất lượng cao thì sinh viên hệ này mới học
ở cơ sở 1. Một số ngành học mở lớp ở cả hai cơ sở, sinh viên di chuyển
giữa hai nơi liên tục. Nhưng trường hợp này dường như không xảy ra ở
ngành Quan hệ quốc tế. Ngoài ra, các bạn sinh viên hệ Chất lượng cao
vẫn phải học những lớp chính trị đầu khóa ở cơ sở Thủ Đức. Nhất là
những tân sinh viên, những ngày mới nhập học bạn có thể phải xuống
Thủ Đức thường xuyên để sinh hoạt đầu khóa.

70
Những khác biệt trong CƠ SỞ VẬT CHẤT

Theo như giới thiệu:

"Sử dụng cơ sở vật chất riêng của hệ Chất lượng cao theo quy chuẩn
của Bộ Giáo dục và Đào tạo với nhiều trang thiết bị hiện đại: phòng học
riêng trang bị điều hòa, máy chiếu, phương tiện giảng dạy đạt chuẩn,
bàn học cá nhân, sĩ số lớp không quá 30 sinh viên".

Trải nghiệm thực tế:

Việc này khá đúng. Mình thấy phòng học ổn, có máy lạnh, máy chiếu,
bàn học thoải mái, nhưng sĩ số lớp không quá 30 sinh viên thì chưa
hẳn đâu. Lớp Chất lượng cao niên khóa của mình có khoảng 90 bạn.
Như vậy, tụi mình sẽ được chia ra làm 2 lớp lớn (lớp A và lớp B) để học
các môn đại cương, các môn kiến thức chung. Mỗi lớp khoảng 45 sinh
viên. Sau này khi học các môn tự chọn, tùy theo số lượng sinh viên
đăng kí môn đó mà sĩ số có thể ít hơn. Khi học các môn tiếng Anh, từ 2
lớp lớn đó sẽ chia ra làm 4 lớp nhỏ, lúc này sĩ số có thể dưới 30 người.

Chia lớp ra như vậy không có nghĩa phân biệt đối xử. Đúng là lớp A
tiếng Anh dành cho những bạn có điểm thi tiếng Anh cao hơn, còn lớp
D dành cho những ai điểm tiếng Anh thấp hơn. Nhưng học ở lớp A, lớp
B, hay lớp C, D không có nghĩa bạn giỏi hơn hay dở hơn người khác.
Đơn giản là sinh viên đông nên chia ra làm 4 lớp nhỏ dể dễ học. Không
có việc gì phải tự ti, buồn bã nếu như bạn đã thực sự cố gắng hết mình.
Học lớp A hay lớp D không định nghĩa con người bạn là ai. Dù có những
lớp khác nhau, nhưng chương trình học giống nhau và đội ngũ giảng
viên như nhau.
Những khác biệt trong CƠ SỞ VẬT CHẤT

Theo như giới thiệu:

"Sinh viên hệ Chất lượng cao được sử dụng phòng tư vấn học liệu, cố
vấn học tập và phòng thư viện riêng của khoa học theo quy chuẩn.
Đuợc cung cấp miễn phí toàn bộ học liệu (sách và giáo trình) theo
yêu cầu môn học, được ưu tiên sử dụng phòng học chuyên dụng (theo
yêu cầu môn học), được tư vấn tài liệu nghiên cứu học tập. Được tư vấn
học tập theo từng học kỳ với cố vấn học tập riêng. Kết quả học tập của
sinh viên được cung cấp riêng theo yêu cầu của phụ huynh".

Trải nghiệm thực tế:

Việc này khá đúng. Phòng tư vấn học liệu, tư vấn tài liệu nghiên cứu
học tập, cố vấn học tập thì chưa hẳn là có, các bạn nên chủ động hỏi
trực tiếp thầy cô phụ trách bộ môn thì nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thư viện riêng của khoa thì đã chính thức hoạt động, mở cửa cho tất cả
các bạn sinh viên, không phân biệt hệ nào. Bạn nào muốn đọc sách về
chính trị, quan hệ quốc tế thì cứ lên thư viện khoa ở cơ sở Đinh Tiên
Hoàng. Ngoài ra, thư viện trường ở cả hai cơ sở cũng cung cấp đa
dạng các đầu sách liên quan đến những ngành học trong trường.

Sinh viên hệ Chất lượng cao được cung cấp miễn phí các tài liệu, giáo
trình như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như là
muốn in slide bài giảng hoặc tài liệu bên ngoài, có thể bạn cần tự túc.

72
Những khác biệt trong HỌC BỔNG

Theo như giới thiệu:

"Sinh viên được nhận học bổng khuyến khích học tập theo quy định
riêng của nhà trường đối với hệ Chất lượng cao".

Trải nghiệm thực tế:

Về học bổng, ngoài những loại học bổng do nhà trường thông báo, mỗi
khoa còn có học bổng khuyến khích học tập cho từng học kỳ. Đối với hệ
Chất lượng cao, các bạn có thể được nhận từ 7-10 triệu đồng cho một
học kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được nhận học bổng. Học bổng
này cũng tương tự như hồi mình học phổ thông, nghĩa là các bạn học
giỏi thuộc hàng top nhất - nhì - ba trong lớp sẽ được nhận học bổng.
Hơn nữa, tùy theo điểm số mà số lượng sinh viên nhận học bổng sẽ lên
tới hơn 5 bạn trong một lớp, chứ không phải mỗi học kỳ chỉ có 3 bạn
nhận học bổng. Điều kiện nhận học bổng là học lực đạt loại giỏi,
điểm trung bình học kì tối thiểu phải là 8.0 trở lên, điểm càng cao
càng tốt chứ không có nghĩa cứ 8.0 là chắc chắn được học bổng. Điểm
rèn luyện thì phải đạt loại tốt trở lên.

Hệ Chính quy tập trung cũng có chính sách học bổng tương tự với số
tiền thấp hơn.

73
Những khác biệt trong CHUẨN ĐẦU RA VÀ
TỐT NGHIỆP

Theo như giới thiệu:

"Sinh viên hệ Chất lượng cao khi tốt nghiệp ngoài các chuẩn về kiến
thức, kỹ năng, thái độ của ngành, còn đạt chuẩn ngoại ngữ tương
đương B2.2 theo khung tham chiếu Châu Âu (6.5 – 7.0 IELTS, TOEFL
iBT 90); sinh viên tốt nghiệp hệ Chất lượng cao có thể theo học tiếp tục
bậc học cao học và nghiên cứu sinh (Cả đào tạo trong nước và nước
ngoài)".

Trải nghiệm thực tế:

Để hoàn tất hồ sơ tốt nghiệp, sinh viên hệ Chất lượng cao cần đạt
chuẩn ngoại ngữ như quy định. Đối với niên khóa của mình, nộp một
trong những loại bằng tiếng Anh sau:
- IELTS ít nhất 6.0
- VNU - EPT (một loại bằng tiếng Anh do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ
chức thi và cung cấp) 276-300
- TOEFL iBT 79-93
- TOEIC 4 kỹ năng (Nghe, đọc: 671-785; Nói, viết: 271-310).

Nghĩa là, sinh viên có nhiệm vụ tự trang bị những kiến thức, kỹ năng,
tự học và tự ôn thi chứng chỉ tiếng Anh. Về việc tiếp tục học cao học
hoặc đi du học, bạn nào thích thì cứ làm thôi, hệ nào mà chẳng làm
được.

74
SO SÁNH
CHẤT LƯỢNG CAO & CHÍNH QUY
TẬP TRUNG

CHẤT LƯỢNG CAO CHÍNH QUY TẬP TRUNG

Điểm chuẩn đầu vào Điểm chuẩn đầu vào


thấp hơn cao hơn

Nơi học ở cơ sở 1 trung Nơi học ở cơ sở 2 Thủ Đức,


tâm TP.HCM, phòng học xa trung tâm TP.HCM
trang bị máy lạnh

Học phí 36 triệu Học phí thấp hơn, trung bình


đồng/năm học khoảng trên 10 triệu
đồng/năm học
Tiền thực tập - thực tế Tiền thực tập - thực tế
được hỗ trợ một phần đóng trọn gói 100%

Giáo trình được cung


Giáo trình tự chuẩn bị
cấp miễn phí

Một số môn học được giảng Các môn học giảng


dạy bằng tiếng Anh dạy bằng tiếng Việt

Bắt buộc làm Nghiên Không bắt buộc làm


cứu khóa học Nghiên cứu khoa học
Chất lượng cao và Chính quy tập
trung có vài điều khác biệt, đáng
lưu ý nhất là điểm chuẩn đầu
vào, nơi học và chương trình học Theo mình nghĩ, bạn hãy tập
có một số môn học được dạy trung học tập và có kết quả thi
bằng tiếng Anh. thật tốt. Nếu điểm chuẩn đầu
vào của bạn cao hơn mức điểm
Trước đây, điểm chuẩn đầu vào dành cho Chính quy tập trung
cho cả hai hệ là bằng nhau. Tuy và từ ban đầu bạn chọn Chất
nhiên, kể từ niên khóa 2020 - lượng cao, nếu như sau này bạn
2021, điểm chuẩn hai hệ có sự muốn chuyển sang Chính quy
khác biệt, Chất lượng cao thấp tập trung, sẽ có cơ sở thuận lợi
hơn Chính quy tập trung một cho việc chuyển đổi. Còn nếu
chút. Điều này chắc chắn sẽ ảnh muốn chuyển từ Chính quy tập
hưởng đến nhu cầu chuyển đổi hệ trung sang Chất lượng cao, chắc
sau này. Trước đây, khi chính thức chắn rất dễ dàng. Để có thông
vào học, các bạn sinh viên chuyển tin chính xác nhất, bạn nên liên
đổi từ Chất lượng cao sang Chính hệ trực tiếp văn phòng khoa
quy tập trung, từ Chính quy tập nhé.
trung sang Chất lượng cao rất dễ
dàng, miễn là có nhu cầu, không
gặp bất cứ thủ tục khó khăn nào.
Tuy nhiên, khi đã có quy định
điểm số cao thấp như thế, nếu bạn
muốn chuyển từ Chất lượng cao
sang Chính quy tập trung thì có
thể gặp cản trở nhất định.
Về vị trí địa lý, nơi học, sinh Về việc một số môn học ở hệ
viên hệ Chất lượng cao học ở cơ Chất lượng cao được giảng
sở 1 của trường ngay trung tâm dạy bằng tiếng Anh, mình
thành phố. Mình đồng ý rằng không phủ nhận lợi ích mà
sẽ có những thuận lợi nhất chương trình mang lại. Mình
định, như là tiện lợi trong việc muốn nhấn mạnh, nội dung
đi lại hoặc muốn đi làm thêm kiến thức ở cả hai hệ là như
thường xuyên. Những hoạt nhau. Hệ Chất lượng cao được
động câu lạc bộ của khoa, học một số môn bằng tiếng
những chương trình giao lưu, Anh, nhưng điều đó không có
đón khách tham quan, những nghĩa hệ Chính quy tập trung
hội thảo khoa học, tất cả đều chỉ được tiếp thu kiến thức
diễn ra ở cơ sở 1. bằng tiếng Việt. Có rất nhiều
môn học thầy cô giảng dạy
Tuy nhiên, nếu bạn học ở Thủ bằng tiếng Việt để sinh viên dễ
Đức, không có nghĩa bạn tiếp thu, nhưng tài liệu học
không có quyền tham gia tập, bài giảng trình bày bằng
những hoạt động kể trên. Quan tiếng Anh. Không có một sự
trọng là bạn có muốn hay phân biệt đối xử nào ở đây
không. Vẫn có những bạn học ở hết. Nghe cái tên "Quan hệ
Thủ Đức, sống ở xa nhưng vẫn quốc tế" là biết ngành này phải
đi lên trung tâm quận 1 để sử dụng tiếng Anh rất nhiều
tham gia những hoạt động họ rồi. Bạn có quyền tự do chọn
yêu thích. Sống ở xa nhưng các lựa cách học, trường không dạy
bạn vẫn có thể đi làm thêm. bằng tiếng Anh thì mình tự
Bên cạnh đó, vẫn có những bạn học. Không chỉ vậy, nếu muốn
sống ở thành phố từ trước đến học tập tốt, bạn cần tìm hiểu
nay, vẫn chọn học ở Thủ Đức, các tài liệu bằng tiếng Anh, bởi
bất kể phải di chuyển đường xa vì có rất nhiều thuật ngữ của
trong buổi sáng sớm. ngành dịch ra tiếng Việt sẽ
không đúng hoặc không sát
nghĩa.
Đối với cá nhân mình, chương trình Chất lượng cao của ngành
Quan hệ quốc tế chỉ đáp ứng một phần kì vọng của mình. Với số
tiền bỏ ra, mình cảm thấy hài lòng 70% chứ không thỏa mãn hay
hài lòng hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu cho chọn lại, kể cả ở thời điểm
bây giờ, mình vẫn chọn học hệ Chất lượng cao, vì nó phù hợp với
mình và thuận lợi cho mình nhất.

Hài lòng hay không, và làm sao để đạt sự hài lòng, là do bản thân
mỗi người quyết định. Mình đã từng đọc quyển sách nọ, tác giả
khuyên rằng nếu như bạn đang không hài lòng với chương trình
học, tại sao bạn không thay đổi bản thân trước, tại sao không tận
dụng tối đa tất cả nguồn lực đang có, từ những điều nhỏ nhất là cơ
sở vật chất, thư viện, đội ngũ giảng viên, tài liệu, cho đến những
điều khác như là tự bản thân tìm kiếm nguồn tài nguyên học liệu
khác. Ngoài ra, khi mình hỏi một vài bạn cùng lớp, các bạn bảo
rằng hệ Chất lượng cao có những ưu điểm riêng và họ vẫn sẽ chọn
học chương trình này.

Mình nhận ra, tất cả mọi sự việc đều có nhiều mặt khác nhau,
không có cái gì tuyệt đối hoàn toàn. Hệ nào cũng có những ưu
điểm, nhược điểm riêng. Đứng trước mỗi lựa chọn, các bạn cần cân
nhắc, suy nghĩ kĩ dựa trên hoàn cảnh hiện tại. Các bạn hãy chọn
chương trình học mà điều kiện tài chính của gia đình có thể đáp
ứng được, và phải thuận lợi nhất cho chính bạn. Không có cái gì là
vượt trội hoàn toàn, cũng như không nhất thiết phải học hệ Chất
lượng cao bằng mọi giá, nếu như nó không đem lại sự thoải mái
cho chính bạn. Học ở đâu cũng như nhau, thầy cô như nhau và
sinh viên bình đẳng trong việc tiếp thu kiến thức, quan trọng là
bản thân người học thôi.

78
THỰC TẬP THỰC TẾ
MIỀN BẮC

79
Hôm nay, mình sẽ dẫn các bạn đến với
một chuyến đi đặc biệt...

Tiến trình lịch sử Việt Nam là môn


học bắt buộc hoặc tự chọn đối với
sinh viên trường Nhân Văn. Nhưng
đối với các sinh viên Khoa Quan hệ
quốc tế, vào năm hai các bạn bắt
buộc học môn này bằng việc đi thực
tế đến nhiều tỉnh thành phía Bắc, đi
đến những nơi như là Hà Nội, Phú
Thọ, Ninh Bình, Quảng Ninh và
Sapa. Đây chính là một trong những
"đặc sản" của Khoa Quan hệ Quốc tế
và được các thế hệ sinh viên gọi với
cái tên yêu thương là "Bắc tiến".
Cùng xem lại chuyến đi năm xưa của
mình như thế nào nhé. Trong phần
này mình cũng chia sẻ một số kinh
nghiệm để các bạn có thể chuẩn bị
thật tốt cho chuyến hành trình dài
ngày này.

80
Đối với mình, "Bắc tiến" là chuyến đi tuyệt vời và đáng nhớ nhất

Là bởi vì

...Đây là chuyến đi dài ngày, đi


đến những nơi phía Bắc đất nước,
những danh lam thắng cảnh như
là Hà Nội, vịnh Hạ Long, những di
tích lịch sử như là Đền Hùng, làng
cổ Đường Lâm, cố đô Hoa Lư. Đây
có thể là dịp duy nhất trong đời
mình đến được những nơi xa xôi
giàu tính lịch sử như ở nơi đây.

...Mình đi cùng bạn bè trong lớp - Và bởi vì


một đoàn gần 200 sinh viên năm ...Đây có thể là chuyến đi dài
hai, tha hồ ăn chơi, thăm thú phố ngày đầu tiên và duy nhất các
phường. Cảm giác tự do đi với bạn đi chung với cả khoa. Vì lý do
bạn bè rất khác với cảm giác du chính sách thay đổi ở những
lịch với gia đình. khóa khác nhau, có thể lên năm
tư trong chuyến thực tập nước
...Chuyến đi thường tổ chức vào ngoài, nguy cơ “mỗi người một
cuối năm. Lúc này ở miền Bắc đã nơi”, “tan đàn xẻ nghé” là rất cao
trở lạnh. Mình tin rằng các bạn do bạn bè mình có quyết định
rất háo hức để trải nghiệm không khác nhau, đứa này chọn đi nước
khí lạnh ở miền Bắc. Tha hồ xúng này, đứa kia chọn đi nước kia.
xính áo khoác dày cui mà ở Sài Vậy nên hãy trân trọng từng giây
Gòn chẳng bao giờ được mặc. phút của chuyến đi Bắc tiến này
nhé!
Trên chuyến tàu từ Nam ra Bắc
Đối với những khóa trước, sinh viên sẽ đi tàu lửa cả chiều đi lẫn
chiều về. Bắt đầu từ năm của mình, mặc dù vẫn giữ hành trình đi
tàu lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội, và từ Hà Nội về Sài Gòn, các bạn đã có
thể tự do chọn lựa. Một là tự túc đi máy bay cả đi và về, hai là đi
tàu lửa chung với khoa ở chiều đi, khi về thì tự túc máy bay, ba là
đi tàu lửa cả chiều đi lẫn chiều về. Làm gì thì làm, đi gì thì đi, miễn
là phải có mặt ở Hà Nội vào ngày giờ quy định để bắt đầu cuộc
hành trình. Năm đó, mình chọn cách cùng các bạn đi tàu lửa ở
chiều đi, khi về thì tự túc máy bay. Và mình không bao giờ hối hận
với lựa chọn đó. Lần đầu tiên trải nghiệm cảm giác đi tàu từ Nam
ra Bắc, đi qua tất cả những vùng đất xinh đẹp của mảnh đất hình
chữ S, cảm xúc lâng lâng khó tả.

Đó là lần đầu tiên mình đi tàu lửa từ Nam ra Bắc, cùng với cả lớp
mình...
Trước ngày đi, sẽ diễn ra buổi họp lớp để phổ biến tình hình, chia xe,
chia phòng nhưng chưa có phát vé tàu. Tàu chạy lúc 19h30 ngày thứ
sáu, nhưng thầy cô sẽ dặn các bạn ra ga lúc 18h-18h30. Trễ nhất là
18h30 phải có mặt, đừng có dây dưa vì hôm đó là ngày cuối tuần, giờ
tan tầm, khu vực gần nhà ga thường xuyên kẹt xe, chưa kể với QH13-15
hôm ấy là một ngày mưa tầm tã. Đừng đến trễ, tàu không bao giờ đợi
mình như thầy cô và các bạn đợi mình đâu.

18h có mặt ở nhà ga, ổn định chỗ ngồi, đợi bạn, hoặc đi mua đồ ăn, đồ
dùng. Sau đó, các bạn sẽ được điều động xếp hàng và phát vé tàu. Nhớ
nghe cho kĩ, đừng có lơ là vì lúc đó nhà ga lộn xộn lắm. Nhớ kỹ số toa,
số ghế (thực ra thì lên tàu ngồi tùm lum thôi).

Năm đó vé mình ghi toa số 4. Lúc lên tàu thì các bạn khác lên trước rồi,
toa gần hết chỗ luôn, kệ để vali cũng hết chỗ. Đâu có ai ngồi đúng chỗ
ghi trong vé, ai lên trước thì ngồi trước và thường là ngồi cạnh đồng
bọn. Lúc này sẽ rất lộn xộn, có bạn lên rồi mà không có chỗ ngồi, vậy là
thầy cô phải qua giải quyết. May thay là sau đó mọi chuyện lại đâu vào
đấy. Năm đó, lúc mình lên là kệ để vali hết chỗ, chỗ ngồi cũng gần hết,
nên đành ngồi xa đồng bọn. Mình phải để tất cả hành lý ở dưới chân,
lâu lâu lại phải gác chân giữ cái vali để nó đừng chạy đi.

Đoàn tàu từ từ lăn bánh, các anh chị em vẫy tay chào í ới bọn sinh viên
năm hai. Bỗng dưng mình thấy lạc lõng và nhớ nhà, dù cho đang ngồi
cạnh rất nhiều bạn bè. Cảm giác háo hức cho chuyến đi có một không
hai, lại vừa lo lắng về những trải nghiệm mới, bắt đầu thấy nhớ bố mẹ
và Sài Gòn. Nhưng rồi cảm giác đó cũng nhanh chóng qua đi, nhường
chỗ cho những giờ phút trên tàu.
Làm gì ở trên tàu?
Đêm đầu tiên thường khó ngủ nhất, dù sao thì cũng không ai muốn
ngủ. Đêm đó tàu sẽ chạy qua Bình Thuận, đi qua những cánh đồng
thanh long thắp sáng bởi đèn điện. Trên tàu thì đầy đủ các loại trò
chơi: uno, ma sói, đánh bài, hài kịch đủ thể loại. Tuy nhiên sang ngày
hôm sau mọi người dễ trở thành những zombie, vì không quen ngủ
trên tàu hoặc ngủ không đủ giấc. Sang ngày hôm sau mọi người ít nói
hẳn, chắc là do mệt quá :))

Đi tàu lửa với bạn bè cảm giác rất khác so với đi cùng gia đình. Cả một
toa đều là lớp mình cả nên cảm giác rất gần gũi. Đã đi tàu nhiều lần
nên mình biết cỡ sáng sớm, tàu sẽ chạy qua cầu Đà Rằng, Phú Yên,
biển nước mênh mông, ánh nắng ban mai chiếu lên mặt nước tạo nên
những tia sáng lấp lánh. Nhưng canh mãi mà không thấy, tự nhủ chắc
là tàu chạy qua mà mình đã bỏ lỡ cảnh biển, nên thôi.
Cả tối hôm trước
mình không ngủ
được, cũng do cái tật
khó ngủ, đèn hơi sáng
và tàu lắc lư. Chiều
hôm sau thì bạn bên
cạnh bảo là uống
thuốc say xe đi, uống
xong đảm bảo ngủ
được. Rất đúng luôn!
Cho nên ai khó ngủ
thì cứ uống một liều
thuốc say xe là xong.

Vào chiều ngày hôm sau, tàu đi qua đèo Hải Vân và biển Lăng Cô. Mọi
người tiếp tục dí mũi dán mắt vào cửa sổ, phóng tầm mắt ra xa để
thưởng ngoạn cảnh đẹp. Sau khi vượt qua những hầm chui đèo Hải
Vân, tàu chính thức đi được hơn nửa đoạn đường ra đến Hà Nội. Lúc
này phong cảnh và thời tiết bắt đầu thay đổi, có thể sẽ lạnh hơn nhiều.

Khoảng bốn giờ sáng ngày chủ nhật, tàu đến ga Hà Nội. Lúc này các
anh chị hướng dẫn viên sẽ ra đón, ai nấy lên xe và di chuyển về khách
sạn tập trung. Và đó cũng là lúc một hành trình đáng nhớ chính thức
bắt đầu.

85
LƯU Ý KHI Ở TRÊN TÀU

Ai cũng đồn nhà vệ sinh trên Mỗi toa chỉ có một bồn rửa
tàu bị dơ. Đúng là dơ thật mặt. Nước sôi thì phải qua
nhưng vẫn chấp nhận được, toa giường nằm mới có.
không có ghê lắm đâu. Mang
theo khăn giấy, nước rửa tay.
Nhớ giữ vệ sinh chung.

Không nhất thiết phải ăn mì ly Ban đêm khi ngủ, lớp cử


hay mua sẵn đồ ăn trước khi sẵn bốn bạn nam (hai bạn
lên tàu. Trên tàu luôn có nhân ngồi ở đầu toa và hai bạn ở
viên bán đồ ăn trên những cuối toa) để đề phòng sự
chiếc xe đẩy, đầy đủ các món cố. Trên tàu không chỉ có
cháo, xôi, cơm… Mình thấy ăn khoa mình, mà còn có
khá được, hợp khẩu vị, nên cả những hành khách khác,
chuyến tàu mình mua đồ ăn ở người ta đi qua đi lại
những chiếc xe đẩy đó, không thường xuyên nên phải đề
có vấn đề gì hết cao cảnh giác.

86
CHECKLIST ON THE TRAIN

Mặc quần dài, quần thun để thoải mái

Có sẵn một dép xỏ ngón hoặc giày hở mũi chân

Áo khoác nhẹ làm chăn vì trên tàu khá lạnh

Áo khoác loại dày để ở nơi tiện lấy nhất. Khi


tàu đi qua Huế, thời tiết bắt đầu trở lạnh.

Gối chữ U (bắt buộc mang theo nếu không


muốn bị vẹo cổ)

Miếng bịt mắt ngủ (cho những bạn


có tật khó ngủ như mình)

Thuốc chống say tàu xe (mua nhiều lên vì đa


phần sẽ di chuyển bằng xe du lịch)
CHECKLIST HÀNH LÝ

Vali: Hãy mua vali Balo to vừa phải,


cỡ lớn 15-20kg, đi không cần là balo
tàu cũng được mà đi phượt hay là đi
đi máy bay cũng leo núi. Balo đi học
được. Mua loại có 4 bình thường là
bánh xe để dễ di được rồi, miễn sao
chuyển, đừng mua phải rộng rãi, dày
loại có 2 bánh xe!!! dặn, dùng để đi
cùng đoàn.
Túi xách du lịch loại
dày, dáng dài, ngang,
ai đi tàu mang theo rất
tiện (để đựng đồ ăn, đồ
dùng cá nhân trên
tàu). Mai mốt khi về
còn nhét bớt đồ vào
đây, tự dưng lúc về
quá chừng đồ không
có chỗ để nhét :))
Túi xách, balo nhỏ xinh
để xúng xính đi chơi
những hôm tự do.

88
CHECKLIST QUẦN ÁO ẤM
(Xin nhớ: Ấm trước đã, đẹp tính sau)

Quần jean dài, quần dài

Nhiều áo thun mặc chồng lên nhau cho ấm

Giày thể thao (sneaker), do lịch trình di chuyển buộc


chúng mình ĐI BỘ rất nhiều

Một chiếc áo khoác nhẹ nhàng nhưng ấm áp

Một chiếc áo khoác thật dày và ấm (Áo phao, áo có


mũ, áo khoác lông càng tốt)

Áo hoodie ấm áp cứu tinh đời mình nơi Sapa

Mũ len, găng tay, vớ dày, khăn choàng cổ

Khẩu trang (vải, y tế), ai không chịu lạnh được thì đi


ngủ đeo khẩu trang vào, bảo đảm ngon giấc

Đồ bịt tai (Không được cho mượn chắc ngủm ở Yên Tử)

Quần áo đẹp tùy gu mỗi người


Checklist
Đồ dùng cá nhân
Máy sấy tóc

Móc treo đồ

Bàn ủi mini

điện nhiều chấu


uốc thang các loạ


Th i

90
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP
THỰC TẾ MIỀN BẮC CỦA QH1315
09-10/12/2016 Tự do trên tàu

11/12/2016 Đoàn đến Hà Nội, tự do sáng chiều

12/12/2016 Ngày 1: Hà Nội - Đền Hùng - Đường Lâm

13/12/2016 Ngày 2: Tự do muôn năm !!!!

14/12/2016 Ngày 3: Hà Nội - Tam Cốc - Bái Đính

Ngày 4: Tự do !!!
15/12/2016
Chiều: Giao lưu với Học viện Ngoại giao Việt Nam

16/12/2016 Ngày 5: Hà Nội - Yên Tử - Hạ Long

17/12/2016 Ngày 6: Vịnh Hạ Long - Côn Sơn - Kiếp Bạc

18/12/2016 Ngày 7: Tự do ở Hà Nội

19/12/2016 Ngày 8: Hà Nội - Bắc Ninh - Sapa

20/12/2016 Ngày 9: Sapa mờ sương

21/12/2016 Ngày 10: Sapa - Hà Nội (Xong, đi về nhà!)


Chủ nhật 11/12/2016

Sau chuyến tàu từ Nam ra Bắc


dài đằng đẵng, tụi mình đặt
chân xuống ga Hà Nội cỡ 5 giờ
sáng. Các anh chị hướng dẫn
viên ra đón rồi ai nấy lên xe theo
như sắp xếp từ trước. Vậy là
hành tình Bắc tiến chính thức
bắt đầu rồi.

Xe chở tụi mình đến khách sạn


trên đường Đội Cấn. Lúc này chỉ
mở cửa hai phòng để các bạn
tắm rửa và sắp xếp đồ đạc, chứ
chưa nhận phòng theo nhóm.
Mình là một trong những người
sửa soạn sau cùng, khóa cửa
phòng rồi cùng đám bạn chu du
phố phường Hà Nội.

Ngày đầu tiên đặt chân đến Hà


Nội, chính là lúc các bạn nên đi
chơi nhiều, vì đây là lúc các bạn
còn khỏe nhất :)) Buổi chiều về
đứa nào đứa nấy lăn ra ngủ, rồi 6
giờ chiều có một buổi họp lớp để
chuẩn bị cho hành trình Đền
Hùng - Đường Lâm.
NGÀY 1: THỨ HAI 12/12/2016

HÀ NỘI - ĐỀN HÙNG -


ĐƯỜNG LÂM

Những ngày đi cùng


đoàn, mình dậy cỡ 4-5
giờ sáng, vì 6 giờ đoàn sẽ
khởi hành. Vì đi cả lớp
rất đông, các bạn không
nên trễ nải, ảnh hưởng
đến giờ giấc và cả
chuyến đi.

Xe đưa cả đoàn đến Phú Thọ để


tham quan Khu di tích lịch sử
Đền Hùng. Đây chính là lúc sức
mạnh thể lực tiềm tàng của các
bạn được tận dụng triệt để. Đoàn
sẽ leo lên những dốc, bậc thang
và chỉ toàn đi bộ. Nhưng đừng sợ,
mọi người đều leo cùng nhau. Đi
bộ chính là khoảnh khắc tuyệt vời
nhất để ngắm toàn bộ khung
cảnh núi non Nghĩa Lĩnh. Đoàn sẽ
lần lượt tham quan đền Hạ, đền
Trung, đền Thượng và đền Giếng,
sau đó thì đi bộ xuống dốc.
Ăn trưa xong, xe đưa cả đoàn
đến với vùng đất Đường Lâm.
Nằm dọc theo sông Hồng về
phía Tây, cách Hà Nội khoảng
30km, Đường Lâm là vùng đất
giàu tính lịch sử, là kết tinh
của nền văn minh châu thổ
sông Hồng hàng ngàn năm
trước. Đây còn là quê hương
của Ngô Quyền và Phùng
Hưng, nên còn được gọi là
"đất hai vua".

Sau khi đến thăm đền thờ


Ngô Quyền và Phùng Hưng,
mình đến với làng cổ Đường
Lâm. Làng vẫn giữ nguyên
những nét đặc trưng của một
ngôi làng Việt truyền thống,
với cổng làng xây bằng đá
ong, cây đa, bến nước, sân
đình,… Đến đây, mình được Trời dần trở về chiều, chúng mình
nghe thuyết minh và đi tham tạm biệt Đường Lâm rồi di chuyển
quan đình Mông Phụ, nhà về Hà Nội. Ăn tối xong, xe trả các
thờ họ Giang – Thám hoa bạn về lại khách sạn và chúng
Giang Văn Minh – một sứ mình có một buổi tối tự do.
thần lỗi lạc của Đại Việt,
chùa Mía và các ngôi nhà cổ.
NGÀY 2: THỨ BA 13/12/2016

TỰ DO Ở HÀ NỘI

Theo như lịch trình, sáng nay


chúng mình có buổi giao lưu với
trường bạn. Tuy nhiên có sự thay
đổi vào phút cuối, vậy là tụi mình
có hẳn một ngày tự do để khám
phá Hà Nội. Sáng hôm ấy, cả đám
bắt xe Uber, mang theo một túi
đồ để tìm chỗ giặt ủi. Tìm mãi mà
chẳng thấy đâu, thế là xách túi
đồ to tướng ra tận Hồ Gươm. Dạo chơi Hồ Gươm chán chê,
chúng mình đi bộ ra Giảng
Cafe ở Nguyễn Hữu Huân (rất
gần Hồ Gươm nên không bắt
taxi). Đi bộ là thích nhất, vì
mình có thể khám phá tất cả
ngõ ngách phố phường. Trưa
thì sà vào hàng bún chả, bún
đậu gần đó. Cũng tình cờ gặp
trên đường, nên mình quên
mất địa chỉ rồi.

95
NGÀY 3: THỨ TƯ 14/12/2016

HÀ NỘI
TAM CỐC
BÁI ĐÍNH

Thức dậy lúc 4 giờ 30 sáng,


xe khởi hành đi Ninh Bình
trước. Cả đoàn đi đến Cố đô
Hoa Lư – Ninh Bình và tìm
hiểu về triều đại Đinh –
Tiền Lê. Đi qua dãy núi Phi
Vân, ngắm cảnh núi non
Hoa Lư trùng điệp, tụi mình
đến thăm đền thờ Đinh
Tiên Hoàng và Lê Đại Hành,
tham quan khu di tích và
nơi lưu giữ các hiện vật cổ. Đến Bái Đính, mình được tham quan dãy
Sau đó, đoàn khởi hành đi hành lang La Hán dài nhất Việt Nam,
chùa Bái Đính – một quần giếng Ngọc, và rất nhiều đình chùa khác
thể chùa to lớn với nhiều kỉ trong quần thể rộng lớn. Quãng đường đi
lục châu Á. bộ ở Đền Hùng chẳng là gì so với những
bậc thang ở chùa Bái Đính, lại thêm một
ngày cần dùng sức bền đây!
Ăn trưa xong, cả đoàn đi
Tam Cốc. Ở đây cảnh rất
đẹp, quả thật không hổ
danh “Vịnh Hạ Long trên
cạn”. Thuyền đi xuôi trên
sông Ngô Đồng, mình ngắm
nhìn núi non trùng trùng
điệp điệp, một bên là cảnh
núi non hùng vĩ, một bên là
những cánh đồng lúa vàng
ươm, khung cảnh tạo nên
bức tranh đồng quê giản dị,
chân thật và khó quên.
Tạm biệt Ninh Bình, tạm biệt
Hoa Lư, Tràng An, Bái Đính,
Tam Cốc, chúng mình ra về
mà luyến tiếc khôn nguôi, hi
vọng một ngày nào đó sẽ trở
lại. Nhưng dù có quay lại
đây, thì sẽ không còn cảm
giác đi thuyền cùng bạn bè,
chung quanh là những chiếc
thuyền chở những người bạn
khác đang vẫy tay í ới.

97
NGÀY 4: THỨ NĂM 15/12/2016
GIAO LƯU VỚI HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM

Gọi đây là ngày tự do thì đúng Nếu như bạn làm quen với
hơn. Trải qua đoạn đường dài những người bạn mới, họ sẽ
đi Ninh Bình ngày hôm trước, dẫn bạn đi khám phá phố
hôm sau mọi người dậy rất phường. Còn nếu không, bạn
muộn, ăn sáng và ăn trưa tự có thể tự do với hội bạn quen
túc. Đến khoảng 2 giờ chiều, thuộc. Cảm giác tham quan cái
xe khởi hành đưa cả đoàn đến nôi của ngành ngoại giao, nơi
Học viện Ngoại giao Việt Nam đào tạo những cán bộ ngoại
trên phố Chùa Láng. Đã trở giao cho đất nước sung sướng
thành truyền thống, hễ khoa lắm. Nhớ chụp hình trước
mình ra Hà Nội thì sẽ có buổi cổng trường huyền thoại nữa
giao lưu với Học viện Ngoại nha. Hiện tại Học viện Ngoại
giao Việt Nam. Ngoài ra, các giao đã thay đổi cơ sở vật chất
bạn khóa sau cũng có thể giao trở nên sang xịn mịn hơn
lưu với những trường khác, khoảng thời gian 5 năm trước
như là khoa Quốc tế học của mình ghé đến.
trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội. Gọi là Tối hôm ấy tụi mình phải soạn
giao lưu nhưng chỉ có những vali sớm, có thể gửi lại một số
tiết mục văn nghệ là chủ yếu. đồ đạc ở phòng khách sạn, bởi
Khoảng 6 giờ chiều là hết vì sáng hôm sau chúng mình
chương trình, mọi người đã có khởi hành đi Quảng Ninh và sẽ
thể tự túc ra về. ở lại một đêm ở vịnh Hạ Long.

98
NGÀY 5: THỨ SÁU 16/12/2016
HÀ NỘI - YÊN TỬ - HẠ LONG

Thật buồn vì đến lúc này mình bị bệnh, nên cũng không có tâm
trạng thưởng ngoạn hết cảnh đẹp. Tối hôm trước Hà Nội trở lạnh
và mình không quen với thời tiết nên bị cảm nặng. Xe khởi hành đi
Quảng Ninh, chúng mình đến Yên Tử trước. Nằm ở địa bàn xã
Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Yên Tử là
danh thắng kì vĩ còn lưu giữ những nét lịch sử của thiền phái Trúc
Lâm thời kỳ nhà Trần. Đến đây cả đoàn sẽ đi cáp treo lên Yên Tử,
sau đó chúng mình đi bộ lên nhiều bậc thang. Xung quanh là núi
non hùng vĩ trong làn sương khói, thử thách bước chân người đi.
Đến chiều, đoàn tiếp tục hành trình và nhận phòng khách sạn ở Hạ
Long. View khách sạn cực đẹp, nhìn ra được Vòng quay mặt trời
nữa. Ăn tối xong, cả bọn được tự do khám phá Hạ Long về đêm.
NGÀY 6: THỨ BẢY 17/12/2016
VỊNH HẠ LONG - CÔN SƠN KIẾP BẠC

Sáng hôm nay, cả đoàn đi thuyền tham quan vịnh Hạ Long – di


sản thiên nhiên thế giới nổi tiếng với những hòn đảo kì vĩ làm
nên từ bàn tay tạo hóa và tham quan hang Sửng Sốt. Trong đời
không có nhiều dịp đi vịnh Hạ Long, nhất là những ai ở miền
Nam, cho nên chúng mình rất háo hức và mong chờ thưởng
ngoạn hết vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh hùng vĩ này.

Ăn trưa xong cả đoàn di chuyển đến Hải Dương, tham quan


Côn Sơn Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi. Lúc tụi mình đến thì
chỗ này đang sửa chữa, mình không nhớ những khung cảnh ở
đây cho lắm. Đến chiều đoàn khởi hành về lại Hà Nội.

100
NGÀY 7: CHỦ NHẬT 18/12/2016
TỰ DO !!!!!!!!

NGÀY 8: THỨ HAI 19/12/2016


HÀ NỘI - BẮC NINH - SAPA

Đến hôm nay thì mình đã đỡ bệnh. Như những lần trước,
đoàn khởi hành từ sáng sớm tinh mơ, đi đến vùng đất Bắc
Ninh tìm hiểu chuyên đề thời kỳ nhà Lý. Đoàn tham quan
Chùa Dâu – một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt
Nam, chùa Bút Tháp và Đền Đô – nơi thờ 8 vị vua nhà Lý.

Đến chiều, xe khởi hành đi Sapa. Một chặng đường khá


dài và cheo leo, lúc xe đi lên dốc mình chỉ biết nhắm mắt
lại. Bạn nào bị say xe thì nhớ nhắm tít mắt lại khi xe leo
dốc nhé. Đoạn đường đi Sapa khá khúc khuỷu, không
nhắm mắt mà cứ nhìn ra cửa sổ coi chừng say xe nặng đó.
Nhìn qua cửa kính là một màn sương dày đặc, thời tiết
dần trở nên lạnh giá, trời tối đen, thế là đã đến Sapa rồi
đó. Bước chân xuống xe cả đám run lên vì lạnh nhưng lại
vô cùng thích thú. Mình thấy thời tiết Sapa dễ chịu hơn ở
Hà Nội. Nơi đây đông đúc khách du lịch, các nhà hàng
khách sạn mọc lên như nấm, đoạn đường đi khá dốc
nhưng việc đó chẳng hề hấn gì với những đứa con
phương Nam lần đầu đến thị trấn mờ sương.

101
NGÀY 9: THỨ BA 20/12/2016
SAPA

Sáng hôm nay, tụi mình khởi


hành đi bản Cát Cát. Đến đây mọi
người sẽ đi bộ xuống những bậc
thang, xung quanh là đồi núi mờ
ảo, bên kia là những hàng quán
trưng đầy những vật phẩm lưu
niệm. Lại tranh thủ lưu lại những
hình ảnh đẹp nhất, vì rất khó để
đến Sapa một lần nữa trong đời.

Buổi tối hôm nay chính là thời


điểm của Gala Dinner. Theo
truyền thống mỗi năm, các bạn sẽ
dự tiệc tối ở khách sạn và ăn chơi
hết mình. Không thể không nhắc
đến "đặc sản" rượu táo mèo, mỗi
bàn có hẳn một tô và thầy cô đi
từng bàn mời rượu luôn. Nhưng
mình vẫn không tin đó là rượu táo
mèo thực sự trong truyền thuyết,
vì rượu lúc đó khá nhẹ và mùi
không nồng. Dù vậy, vui thôi
đừng vui quá, kẻo không có ai
chịu khiêng bạn về phòng.
NGÀY 10: THỨ TƯ 21/12/2016
SAPA - HÀ NỘI

Sau khi ăn sáng xong, cả đoàn đi bộ tham quan Hàm Rồng ngay
gần đó. Mình rất tiếc và hối hận vì lúc ấy viện cớ mệt mỏi mà
không đi Hàm Rồng cùng đoàn.

Tùy theo lịch trình từng năm, mình thấy các bạn khóa sau đã được
đi Fansipan - nóc nhà Đông Dương và chuyến tham quan còn dài
ngày hơn, đến nhiều địa điểm thú vị khác như là Cao Bằng. Sau khi
tham quan Hàm Rồng, tụi mình lên xe ra về, tạm biệt Sapa và trở
lại Hà Nội, chuyến hành trình gần như đã kết thúc. Xe chạy từ Sapa
về Hà Nội, trên đường đi ghé ăn trưa và ăn tối cùng đoàn.

103
NGÀY 11: THỨ NĂM 22/12/2016
HÀ NỘI - SÀI GÒN

Tạm biệt chuyến hành trình đáng nhớ. Chúng mình thức dậy vào
buổi sáng ở khách sạn Công Binh (Đội Cấn, Hà Nội). Trả phòng
trước 12 giờ trưa rồi ai nấy tự túc với lịch trình của riêng mình.

Bạn nào đi tàu thì tập trung với nhau để buổi chiều ra ga trở về Sài
Gòn. Bạn nào có lịch trình riêng thì tự túc. Các bạn có thể tiếp tục
thuê phòng khách sạn ở đây hoặc tiếp tục với hành trình riêng.
Tạm biệt chuyến hành trình Bắc tiến, tụi mình trở về
với nhịp sống thường ngày. Nhưng những kỉ niệm về
chuyến hành trình này vẫn còn mãi, và đây chắc chắn
là chuyến đi có một không hai trong đời.

Các bạn sinh viên năm hai hãy thật hết mình trong
chuyến đi này nhé. Vì đây có thể là chuyến đi đầu tiên và
cuối cùng các bạn đi cùng nhau đó. Trong tình hình đại
dịch, không ai có thể nói trước được lên năm 4 có đi thực tế
nước ngoài hay không.

Trong cuộc sống, chắc chắn các bạn sẽ còn đi đến những nơi
xa hơn, nhưng chuyến đi này sẽ mãi là kỉ niệm khó phai, là
một trong những câu chuyện thời sinh viên được nhắc đi
nhắc lại trong suốt những năm tháng sau này.

HÃY TẬN HƯỞNG CHUYẾN ĐI NÀY NHÉ!

Và quan trọng nhất,


đừng có để bị bệnh!

105
Remember when in Hanoi

LƯU Ý SỐNG CÒN LƯU Ý TẬP 2


- Nên gọi xe công nghệ - Mang nhiều đồ đẹp nè, thầy cô
(Grab,...) thay vì bắt taxi giữa về sau dễ tính lắm không bắt
đường. Dính taxi dù ráng mặc đồng phục suốt chuyến đi.
chịu. Mang theo thẻ sinh viên để
- Không nên đi một mình vào được giảm giá khi mua vé tham
buổi tối dù cho không chơi quan những di tích lịch sử
chung với ai. - Nếu vẫn ở khách sạn Công
- Lo mà giữ gìn sức khỏe, chú Binh (phố Đội Cấn), ngay gần
trọng giữ ấm ở trán, tai, cổ. Bị đó có một tiệm giặt ủi (khá nhỏ,
bệnh oải lắm, không có sức không biết bây giờ còn mở
lực vui chơi. không).

ĂN VÀ CHƠI Ở CHỐN HÀ THÀNH


- Hà Nội có vô vàn quán xá. Nên ghi ra danh sách các quán muốn đi.
Năm ấy mình chẳng lên danh sách gì cả, cứ sà vào đại thôi, mà công
nhận đồ ăn Hà Nội ngon lắm, rất hợp khẩu vị.
- Những quán năm đó mình đến: Cafe Giảng 39 Nguyễn Hữu Huân
(phải thưởng thức cafe trứng nha), bánh giò Thụy Khuê (Tây Hồ),
phở Bát Đàn (49 Bát Đàn), kem dừa - caramel Hàng Than (29 Hàng
Than, Ba Đình), bánh cốm Nguyên Ninh (số 11 Hàng Than, nhắc lại
phải là số 11 thì mới đúng chính gốc, chứ xung quanh là các hàng na
ná nhau Nguyên Hinh, Nguyên Minh,...)
THỰC TẬP THỰC TẾ
NƯỚC NGOÀI

108
Khoa Quan hệ quốc tế của trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn TP.HCM là một trong những đơn vị tiên phong đưa sinh
viên đi thực tập thực tế ở nước ngoài. Tương tự như chuyến thực
tập thực tế miền Bắc vào năm hai, lần thực tập nước ngoài này vẫn
là đi tham quan, cứ như một hành trình du lịch vậy. Mình đã từng
rất háo hức mong đợi đến chuyến đi nước ngoài vào năm cuối cùng
của đời sinh viên...

Chuyến thực tập thực tế nước ngoài có thời gian không dài, tùy
theo lịch trình từng năm. Trước đây, chuyến đi này thường được
gọi là đi Cam - Thái, bởi vì các anh chị khóa trước sẽ đi cả hai nước
Campuchia và Thái Lan. Tuy nhiên, đến năm của mình thì có sự
thay đổi lớn. Hoặc là đi Campuchia, hoặc là đi Thái Lan, hoặc là đi
cả hai nước, và còn mở thêm một chuyến đi Trung Quốc nữa. Dựa
theo số lượng sinh viên đăng ký thì sẽ mở tour. Khóa của mình mở
hai chuyến là đi Campuchia hoặc đi Trung Quốc. Năm đó, mình
chọn đi Campuchia với lịch trình trong vòng ba ngày. Vì lịch trình
ngắn ngày nên các bạn sinh viên hệ Chất lượng cao không cần phải
đóng thêm tiền nếu chọn đi Campuchia. Còn bạn nào đăng kí đi
Trung Quốc, phải đóng thêm tiền.

Năm 2020 và 2021, các bạn sinh viên năm cuối đã không có
chuyến đi nước ngoài vì lý do dịch bệnh. Khoa đã có những
phương án khác thay thế. Tùy theo từng năm, chuyến đi dành cho
các bạn sinh viên năm cuối sẽ khác nhau, không năm nào giống
năm nào. Vì vậy, các bạn hãy xem trải nghiệm của mình như là
tham khảo thôi nhé.

109
Checklist for
Cambodia trip

Không cần đổi tiền Việt sang tiền Campuchia


trước. Đến địa phận tỉnh Tây Ninh, sẽ có chỗ để tụi
mình đổi tiền.

Mang theo một ít tiền USD, những tờ lẻ vài đô thôi

Dùng tiền Việt ở khu chợ đêm vẫn được

Áo quần màu sáng, thấm hút mồ hôi

Đừng mặc đồ đen! Trời rất nóng, mặc đồ đen bị bức


xạ nhiệt, nóng như trong lò nướng luôn.

Hành trình đi bộ dưới trời nắng. Mang theo áo


khoác, nón, dù, nước, giày thể thao

Đến đền thờ, cung điện Hoàng gia, phải mặc áo


có tay, quần dài, đầm dài qua đầu gối

110
Ngày 1: Thứ hai 07/01/2019

- Khởi hành đi Phnom Penh


- Bữa trưa tại nhà hàng Tonle Bassac II
- Cung điện Hoàng gia Campuchia và Chùa Vàng Chùa Bạc
- Tự do khám phá Phnom Penh về đêm

Ngày 2: Thứ ba 08/01/2019

- Tham quan tượng đài độc lập Campuchia


- Thăm Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
- Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng
- Khởi hành đi Siem Reap, bữa trưa và bữa tối cùng đoàn

Ngày 3: Thứ tư 09/01/2019

- Tham quan Angkor Thom, Ta Prohm, đền Bayon


- Tham quan Angkor Wat
- Leo đồi Bakheng ngắm hoàng hôn

Ngày 4: Thứ năm 10/01/2019

Kết thúc chuyến di, trả phòng và khởi hành về lại Sài Gòn
NGÀY 1: THỨ HAI 07/01/2019

Ngày đầu tiên của cuộc hành


trình, chúng mình tập trung ở cơ
sở Đinh Tiên Hoàng vào lúc 5 giờ
sáng, rồi xuất phát bằng xe du
lịch. Khoảng 7 giờ, xe sẽ đến địa
phận tỉnh Tây Ninh, lúc này
chúng mình ăn sáng ở quán
bánh canh Trảng Bàng. Các bạn
không cần đổi tiền Việt sang tiền
Campuchia trước khi đi đâu, đến
quán ăn ở Tây Ninh sẽ có chỗ để
bạn đổi tiền. Và không nên đổi
quá nhiều tiền, đi có ba ngày
thôi xài không có hết. Ăn sáng
xong thì tụi mình tiếp tục
chuyến hành trình, làm thủ tục
ở cửa khẩu Mộc Bài, vậy là đến
đất nước Campuchia rồi đó.

112
Xe chạy qua tỉnh Svay Rieng, Tụi mình đi ăn trưa trước rồi mới
tiến tới thủ đô Phnom Penh. Xe tham quan sau. Vì chuyến đi
vừa qua cửa khẩu là có các anh ngắn ngày, cộng thêm chi phí ở
chị hứng dẫn viên người Campuchia thấp hơn Việt Nam,
Campuchia lên xe đồng hành cho nên mỗi ngày tụi mình đều
cùng đoàn. Điều đặc biệt là họ có một bữa ăn buffet. Hôm nay,
nói tiếng Việt như người bản xứ, tụi mình ăn bữa trưa đầu tiên
họ nói chuyện, thuyết minh trên đất nước Campuchia ở nhà
bằng tiếng Việt luôn. Phải nói là hàng Tonle Bassac II. Đồ ăn ở đây
vốn tiếng Việt của họ không rất ngon và khẩu vị cũng y hệt
khác gì người Việt mình cả. Điều như ở Việt Nam.
đó làm mình vô cùng ngưỡng
mộ. Ngoài ra, những hướng dẫn
viên người Campuchia còn
thông thạo tiếng Anh, Hàn,
Trung.
Ăn trưa xong xuôi, tụi
mình lên xe thẳng tiến
đến địa điểm tham quan
đầu tiên là Cung điện
Hoàng gia Campuchia
và Chùa Vàng Chùa bạc.

114
Tham quan xong thì cũng đã 4 giờ
chiều rồi. Xe chở tụi mình đến khách
sạn nhận phòng, tranh thủ sửa soạn,
nghỉ ngơi để để 6 giờ đi ăn tối với cả
đoàn. Ăn tối xong, xe chở các bạn về
lại khách sạn, và tụi mình có một buổi
tối tự do khám phá Phnom Penh về
đêm. Ngày hôm đó cũng là ngày độc
lập của Campuchia, cho nên ở quảng
trường đài độc lập tổ chức văn nghệ
hoành tráng, tập trung đông người và
có nhạc nước nữa.

115
NGÀY 2: THỨ BA 08/01/2019

Hôm nay tụi mình sẽ khởi hành


đi Siem Reap. Nhưng trước tiên,
vào buổi sáng tụi mình tham
quan đài độc lập, rồi ghé thăm
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền
của Liên Hiệp Quốc trụ sở Phnom
Penh. Văn phòng khá nhỏ, phải
chia làm ba đợt thì mới vào được.
Đến bảo tàng, tụi mình được
Tụi mình vào đây nghe thuyết
nghe các anh chị hướng dẫn
trình, giao lưu là chủ yếu.
viên thuyết trình và tìm hiểu
rất nhiều điều về lịch sử. Đây
Sau đó, tụi mình di chuyển đến
cũng là một trong những địa
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng.
điểm rất nên đến nếu như bạn
Nơi đây thực chất là một trường
ghé thăm thủ đô Phnom Penh.
học, quân Khmer Đỏ đã dùng nơi
này để giam giữ và hành hạ bất
cứ những ai chống đối lại chúng

116
Rời xa thủ đô Phnom Penh yên
bình, tụi mình di chuyển đến Siem
Reap là nơi thu hút khách du lịch
nhất ở Campuchia. Khoảng 8 giờ
tối mới đến nơi, mình ăn tối cùng
đoàn rồi di chuyển về khách sạn.

Là trung tâm du lịch nên Siem


Reap nhộn nhịp hơn Phnom Penh.
Nếu như người dân Phnom Penh
ngủ sớm và dậy muộn, thì người
dân Siem Reap sống về khuya và
dậy thật sớm. Đến Siem Reap thì
không thể bỏ qua khu chợ đêm và
Pub Street (tương tự như Bùi Viện,
nhưng thoáng đãng và thưa người
hơn). Từ khách sạn tụi mình đi bộ
ra chợ đêm, ở đây bày bán những
món đồ lưu niệm mang đậm bản
sắc địa phương. Tụi mình mua về
những móc khóa, những chiếc cầu
thủy tinh chạm khắc những địa
danh nổi tiếng như Angkor Wat,
Ta Prohm, những hũ son dưỡng
môi tự tay làm bởi người dân xứ sở
Chùa Tháp.
NGÀY 3: THỨ TƯ 09/01/2019

Bình minh vừa hé Theo lịch trình, chúng mình sẽ đi Angkor Wat
mở, mọi người tất vào buổi sáng, nhưng có sự thay đổi nên sáng
bật sửa soạn. Hôm nay mình đi Angkor Thom trước. Đó quả là
nay là ngày cuối một quyết định sáng suốt, vì trời ở Campuchia
cùng của chuyến đi, nắng gắt, đi Angkor Wat buổi sáng rất mệt
lại là cuộc hành mỏi và sẽ không khám phá được nhiều (vì quá
trình đáng nhớ nhất, mệt). Xe chở đoàn đến khu tham quan, mua
vì mình sẽ tham vé xong nhớ giữ lại tấm vé ấy làm kỉ niệm nhé,
quan Angkor Thom vì nó in hình của chính bạn vào ngày hôm đó.
và Angkor Wat. Xe trung chuyển chở chúng mình đến Angkor
Thom, tham quan Ta Prohm. Nằm trong quần
thể Angkor Thom, Ta Prohm là ngôi đền cổ bí
ẩn, với những rễ cây khổng lồ mang hình thù
kì bí. Bộ phim “Tomb Raider” ra mắt năm
2001 do diễn viên Angelia Jolie thủ vai đã đưa
du khách quốc tế đến với nơi đây. Đến với Ta
Prohm, chúng mình như đến với một thế giới
tách biệt, nơi mà chỉ có thiên nhiên ngự trị.
Cũng nằm trong quần thể Angkor
Thom, đền Bayon chính là tuyệt
tác tín ngưỡng thời hoàng kim của
đế chế Khmer. Tất cả đá sa thạch
đều do người Khmer khai thác,
gánh vác và tạc tượng, mà không
có chất keo kết dính nào, làm cho
ai nấy sững sờ. Ngoài ra, đền
Bayon còn có những bức phù điêu
miêu tả những nghi lễ truyền
thống trong hoàng cung, các cuộc
hành hương, những thần thoại
của người Khmer, đời sống của
nhân dân và những câu chuyện
huyền thoại liên quan đến Phật
giáo và Ấn giáo.
Từ sáng đến trưa ở Angkor Thom, ai nấy
đều mệt mỏi bơ phờ vì trời nắng gắt. Áo
mình ướt đẫm mồ hôi, ráng ăn trưa để lấy
sức. Mình đã có suy nghĩ “Hay là nghỉ ở
khách sạn không đi Angkor Wat nữa?”,
nhưng rồi lại thôi, gạt phắt suy nghĩ đó đi.
ĐÃ ĐẾN CAMPUCHIA
Bởi vì đã đến Campuchia mà không ghé MÀ BẠN KHÔNG GHÉ
thăm Angkor Wat, nghĩa là chưa đến THĂM ANKOR WAT,
Campuchia bao giờ. Mình muốn chiêm NGHĨA LÀ BẠN CHƯA
ngưỡng Angkor Wat – kì quan suýt chút ĐẾN CAMPUCHIA
nữa đã bị lãng quên của thế giới cổ đại. BAO GIỜ.
Mình muốn leo đồi Bakheng ngắm hoàng
hôn và nhìn xuống toàn cảnh thành phố.
May mắn là ăn trưa xong được về khách sạn
nghỉ ngơi. Thế là sức lực lại tràn trề và
chuẩn bị đến Angkor Wat!
Angkor Wat là địa điểm du Ở Angkor Wat có một ngôi đền với
lịch nổi tiếng nhất ở chiếc thang leo lên "thiên đường", từ
Campuchia và cũng là niềm tự trên này chúng mình có thể ngắm
hào của người dân xứ Chùa nhìn toàn cảnh Angkor. Sau đó,
Tháp. Không tự hào sao được chúng mình lục đục trở xuống để kịp
khi chính tổ tiên họ đã xây giờ leo đồi Bakheng nhìn ngắm
dựng nên đế chế huy hoàng và hoàng hôn. Thực ra mình chưa leo
những ngôi đền vĩ đại, đồ sộ được đến đỉnh đồi, nhưng mình đã
mà trang nghiêm, kỳ bí. leo được đến nơi có thể ngắm mặt
Angkor Wat giờ đây vẫn còn trời buông xuống. Vậy là mãn
chứa đựng nhiều bí ẩn không nguyện lắm rồi. Lại hấp tấp trở
lời giải đáp. xuống để kịp giờ ra xe, ăn tối ngon
lành ở nhà hàng Angkor Mondial
Restaurant.
NGÀY VỀ: 10/01/2019

Sáng hôm nay, tụi mình lên xe ra về, chính thức kết thúc chuyến
đi cuối cùng của đời sinh viên. Trên đường đi có ghé ăn trưa ở
nhà hàng Hao An - một nhà hàng mà Thủ tướng Hun Sen của
Campuchia thường ghé thăm. Rồi xe đưa tụi mình trở về trường
vào lúc chiều tối.

Chuyến đi thực tập thực tế vào năm tư kết thúc, đồng nghĩa
với việc tạm biệt thời sinh viên với biết bao kỷ niệm buồn vui.
Cảm ơn đất nước Campuchia xinh đẹp với những người dân
hiền hậu, mến khách. Mong mỏi được đến Campuchia thêm
một lần nữa, để có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của một kỳ
quan thế giới cổ đại suýt chút nữa đã bị lãng quên.

123
THỰC TẬP
DOANH NGHIỆP

124
Vào năm ba, các sinh viên ngành Quan hệ quốc tế sẽ có một học
phần bắt buộc là Thực tập doanh nghiệp. Nếu không có gì thay đổi,
mùa hè năm ba sẽ là lúc các bạn tìm kiếm công ty thực tập. Thường
thì các bạn sẽ thực tập trong mùa hè, kéo dài khoảng ba tháng hoặc
hơn, có thể lấn sang thời gian học năm tư. Tùy theo tình hình và
tùy vào cách bạn lựa chọn công việc. Đối với mình, dù tìm việc khó
khăn đến mấy, không nên để năm tư mới đi thực tập, hoặc để kỳ
thực tập lấn vào thời gian học năm cuối, vì lúc này vừa học vừa làm
rất khó khăn và mất thời gian, và ít có công ty nào đồng ý để sinh
viên thực tập part-time, làm part-time lại không giúp các bạn hiểu
rõ về công việc. Vì vậy, dù có thế nào thì hãy hoàn tất kỳ thực tập
vào mùa hè năm ba nhé.

Đối với kỳ thực tập này, khoa có mở một vài buổi workshop nhằm
hỗ trợ các bạn sinh viên trong quá trình tìm việc. Workshop có chủ
đề về kỹ năng mềm, như là cách viết CV, cách định giá bản thân,
tìm hiểu Luật Lao động, gặp gỡ một số cựu sinh viên (tùy từng
năm). Ngoài ra, nếu có công ty, doanh nghiệp nào gửi thông báo
tuyển dụng, khoa cũng thông báo rộng rãi đến sinh viên. Các bạn
sinh viên "tự do" trong kỳ thực tập này, nghĩa là các bạn có quyền
tự chủ, tự tìm kiếm thông tin thực tập, tự nộp hồ sơ, tự đi làm, tự
do làm việc ở bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào không quan trọng
lĩnh vực. Ngoài ra, báo cáo thực tập cũng không đòi hỏi nhiều, đa
số tập trung vào cảm nhận của sinh viên sau kỳ thực tập và đánh
giá của sinh viên về chất lượng đào tạo của khoa.

Không có khái niệm đúng hay sai trong kỳ thực tập. Công việc nào
cũng đáng nhớ và để lại nhiều bài học quý báu. Chúc các bạn sinh
viên sẽ có kỳ thực tập gặt hái nhiều điều ý nghĩa!

125
CƠ HỘI
NGHỀ NGHIỆP

126
Một mùa tuyển sinh đại học lại
đến. Đứng trước ngưỡng cửa chọn
ngành học, chọn trường đại học,
mình nhận thấy khá nhiều bạn học
sinh luôn đặt câu hỏi: “Cơ hội
nghề nghiệp của ngành này là
gì?”, “Học ngành này xong ra
trường làm được nghề gì?”. Hồi
xưa mình cũng giống như vậy đó.
Lúc chọn trường, chọn ngành
cũng đặt câu hỏi "Học ngành này
xong ra trường làm được nghề gì?".
Sau khi tốt nghiệp và đi làm trong
một thời gian ngắn, mình đã rút ra
rằng mục "Cơ hội nghề nghiệp"
được giới thiệu trên những
website chỉ mang tính chất KHÔNG NÊN CHỌN
tham khảo, đừng bao giờ dựa dẫm
MỘT NGÀNH HỌC
vào những gì gọi là "cơ hội nghề
nghiệp" vì đằng sau đó là nhiều CHỈ BẰNG VIỆC
câu chuyện khác. Không nên ĐỌC "CƠ HỘI
chọn một ngành học chỉ bằng
NGHỀ NGHIỆP"
việc đọc về nghề nghiệp của
ngành đó. Trong bài viết, mình sẽ CỦA NGÀNH ĐÓ
nói về những ngành nghề, công
việc liên quan đến ngành học
Quan hệ quốc tế, và một số lưu ý
khác liên quan.

127
Không chỉ riêng một ngành học, mà tất cả những
ngành học hiện nay sẽ không đảm bảo cho bạn một
công việc vững chắc ngay sau khi ra trường. Kiến
thức, bằng cấp đại học là một chứng nhận, là một
trong số rất nhiều yếu tố để làm nên con đường sự
nghiệp của một người. Không nên có suy nghĩ: Chỉ
cần học cho đủ những kiến thức được dạy trên
trường lớp là có thể phát triển bản thân và chắc
chắn có ngay một công việc sau khi ra trường. Chỉ đi
học và về nhà không làm gì nữa, là xong.

Trở lại chuyên mục việc làm của ngành Quan hệ


quốc tế, mình sẽ giải thích vì sao không nên dựa
dẫm quá nhiều vào mục “Cơ hội nghề nghiệp” để
xác định ngành học này tốt hay không tốt, có đảm
bảo việc làm sau khi ra trường hay không, hoặc là
mơ mộng chỉ cần trải qua bốn năm đại học thì ra
trường chắc chắn sẽ làm được ở những lĩnh vực
ngành nghề được nêu ra.

128
Tổng hợp một số công việc phổ biến,
"đúng chuyên ngành", nhắc đến
"Quan hệ quốc tế" là nghĩ đến ngay

Nhân viên ngoại giao, đối ngoại ở Bộ Ngoại giao,


các cơ quan, sở ban ngành nhà nước

Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào


tạo, các cơ sở nghiên cứu, giáo dục ở trong nước và
ngoài nước

Nhân viên đối ngoại, điều phối dự án ở các công


ty trong nước và ngoài nước

Nhân viên ở đại sứ quán, lãnh sứ quán của các


nước có đặt trụ sở tại Việt Nam

Những công việc liên quan đến ngôn ngữ như là


biên phiên dịch

Biên tập viên, phóng viên báo chí, truyền hình


mảng thời sự quốc tế

Và còn rất nhiều ngành nghề khác

129
Ra trường có thể làm ở những nơi nào
(theo lý thuyết)

Nếu là một nhân viên ngoại giao, bạn có thể làm ở Bộ


Ngoại giao, Sở Ngoại vụ các tỉnh thành, hoặc ở các cơ
quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

Công tác ở các trường đại học, các cơ sở


nghiên cứu quốc tế ở Việt Nam và nước ngoài

Làm việc ở các đại sứ quán, lãnh sự quán nước


ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam, làm việc ở các tổ chức
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận

Hoặc là bạn có thể làm việc ở bất kỳ doanh nghiệp


nào, từ nhà nước đến tư nhân, từ công ty Việt Nam
đến công ty đa quốc gia, hoặc là chuyển ra nước
ngoài sinh sống và làm việc

130
T Ó M L Ạ I L À
HỌC QUAN HỆ QUỐC TẾ XONG
RA TRƯỜNG LÀM ĐƯỢC GÌ?

LÀM ĐƯỢC NHIỀU THỨ

HỌC QUAN HỆ QUỐC TẾ XONG


RA TRƯỜNG LÀM Ở ĐÂU?

LÀM Ở ĐÂU CŨNG ĐƯỢC

QUAN TRỌNG LÀ Ở BẠN. BẠN MUỐN


LÀM GÌ VÀ MUỐN LÀM Ở ĐÂU?

131
"MỌI LÝ THUYẾT CHỈ LÀ MÀU XÁM
CÒN CÂY ĐỜI THÌ MÃI MÃI XANH TƯƠI"
Johann Wolfgang (von) Goethe (1749-1832)

Trên lý thuyết là thế, nhưng ngoài đời thực thì sao? Trước khi tìm
hiểu ngành học, nghề nghiệp, bạn hãy tìm hiểu bản thân thật
nhiều nhé. Bạn không nên có suy nghĩ, học ngành này thì ra trường
phải làm những công việc giống như mục "Cơ hội nghề nghiệp" đã
nêu ra. Bạn không muốn, thì không ai ép bạn được.

Ngành Quan hệ quốc tế được mở ra với mục tiêu đầu tiên là đào tạo
những nhà ngoại giao, những nhà chính trị tương lai, vì vậy nghề
nghiệp nhân viên ngoại giao ở Bộ Ngoại giao hoặc ở các cơ quan
nhà nước là công việc "đúng chuyên ngành" mà ai cũng có thể nghĩ
đến. Đây cũng là công việc lý tưởng đối với nhiều người. Tuy nhiên,
để có thể làm trong lĩnh vực ngoại giao của nhà nước thì khá khó
khăn, ngoài việc có trong tay bằng đại học chuyên ngành Quan hệ
quốc tế, bạn còn cần rất nhiều yếu tố khác nữa. Không chỉ vậy,
những cơ quan liên quan đến ngoại giao thường có trụ sở ở Hà Nội,
nếu bạn nào đang sống ở miền Nam thì có thể gặp nhiều khó khăn.
Nhưng nói là khó, không có nghĩa là bạn không làm được. Nếu bạn
thực sự muốn, thì không điều gì có thể ngăn cản bạn. Bạn có thể tìm
kiếm thông báo tuyển dụng của Bộ Ngoại giao hàng năm và theo dõi
những yêu cầu được nêu ra, từ đó có lộ trình rèn luyện kiến thức và
kỹ năng phù hợp.

132
Trở thành giảng viên, nghiên cứu viên Quan hệ quốc tế cũng là một
trong những hướng đi "đúng chuyên ngành", nhưng lại rất ít tân cử
nhân lựa chọn công việc này. Bạn đừng thấy người khác không chọn,
mà cũng không chọn theo. Họ lựa chọn công việc gì là vấn đề riêng
của họ. Bạn chỉ cần quan tâm bản thân bạn thôi. Để trở thành một
giảng viên hoặc nghiên cứu viên, cần nhất là niềm say mê với lĩnh vực
bạn theo đuổi. Trong thời gian học, bạn cần nắm vững những kiến
thức căn bản của ngành, đồng thời xác định lĩnh vực, chuyên ngành
yêu thích, bởi vì ngành Quan hệ quốc tế khá rộng lớn, bao trùm nhiều
vấn đề toàn cầu.

Trở thành nhân viên trong Đại sứ quán, Lãnh sự


quán của một nước, công tác ở các tổ chức phi chính
phủ, phi lợi nhuận, nghe sơ qua cũng oách đấy chứ,
nhưng bạn đã bao giờ đặt câu hỏi: "Làm ở Đại sứ quán,
Lãnh sự quán, ở các tổ chức phi chính phủ, phi lợi
nhuận, là làm cái gì?", hay chỉ thấy những nơi chốn đấy
trông có vẻ to lớn, nên thích vào làm? Tương tự như làm
ở Bộ Ngoại giao, Sở ngoại vụ, để được nhận vào làm ở
Đại sứ quán, Lãnh sự quán cũng khá khó, đòi hỏi học
vấn và kinh nghiệm làm việc nhất định, một sinh viên
mới ra trường mà không có gì trong tay thì đương nhiên
không ai nhận vào. Còn đối với những việc làm ở các tổ
chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, bạn có thể làm
những công việc liên quan đến ngôn ngữ, dịch thuật,
phổ biến nhất có thể là đối ngoại, điều phối, quản lý dự
án, nói chung là "làm hết", cái gì cũng làm.
HỌC QUAN HỆ QUỐC TẾ XONG RA TRƯỜNG
LÀM ĐƯỢC NHIỀU NGÀNH NGHỀ?

Mình thấy những ngành học rộng như là khoa học xã hội,
quan hệ quốc tế, quản trị kinh doanh, kinh tế,... có điểm
chung là “cơ hội nghề nghiệp rộng mở”. Tuy nhiên, nói như
thế không có nghĩa cứ chọn một ngành học có vẻ rộng,
thì sau này ra trường có nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp từ đâu mà ra? Không có phải từ ngành


học đâu, mà từ chính bản thân các bạn thôi. Nếu như trước
mắt bạn đã không có mục tiêu rõ ràng, bạn chọn một ngành
học có vẻ rộng để lấp liếm, càng học bạn càng hoang mang
thì sao?

Mình nói như vậy, nghĩa là mình muốn nhấn mạnh vai trò
quan trọng của bản thân mỗi người. Học rộng là một
chuyện, ngành học rộng mở để sinh viên có thể đá chéo sân
là một chuyện, nhưng nếu chỉ dựa vào việc học kiến thức
trên lớp mà bạn không tích lũy thêm bất cứ điều gì, thì làm
sao ra trường bạn có đủ kiến thức, kỹ năng được?

134
Mình muốn phân tích rõ câu nói "Ngành học Quan hệ quốc tế mang lại
nhiều cơ hội nghề nghiệp" để bạn đừng hiểu lầm hoặc hoang mang.
Không phải học Quan hệ quốc tế xong thì chắc chắn nhảy sang lĩnh
vực khác làm ngay được. Kiến thức bốn năm đại học ngành Quan hệ
quốc tế chưa đủ để bạn làm được những ngành nghề khác. Quan hệ
quốc tế là một ngành học rộng lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực của cuộc
sống. Học Quan hệ quốc tế chúng ta có kiến thức nền tảng, nhưng chỉ
dựa vào những kiến thức này thì bạn không thể bắt đầu một công việc
trái ngành được. Trong phần giới thiệu bảo là học ngành Quan hệ quốc
tế xong ra trường làm được nhiều thứ, vậy thứ đó là thứ gì? Làm báo,
làm biên tập, làm biên dịch, làm marketing, làm quảng cáo, làm nhân
sự,… học Quan hệ quốc tế xong thì làm được những ngành nghề này?
Đúng, nhưng chưa đủ! Nếu chỉ dựa vào những môn học trên giảng
đường, bạn không bao giờ làm được những lĩnh vực kể trên. Bạn có
thể nhìn vào những môn học được dạy xuyên suốt bốn năm đại học
ngành Quan hệ quốc tế, bạn cũng có thể hiểu được những môn học này
không đào tạo sinh viên ra trường làm được những ngành nghề khác
như những ví dụ mình đã nêu. Bạn không thể nào có ngay một công
việc sau khi ra trường trong lĩnh vực biên tập viên sách, phóng viên báo
chí, phiên dịch viên, nhân viên truyền thông quảng cáo, nếu chỉ học
kiến thức trên giảng đường Quan hệ quốc tế rồi đi về nhà. Trái lại,
nếu bạn cảm thấy yêu thích hoặc hứng thú một lĩnh vực ngành nghề
nào khác ngoài chính trị ngoại giao, bạn cần có trong tay những kỹ
năng, kinh nghiệm nhất định, bằng nhiều cách: Bạn có thể tham gia
những hoạt động ngoại khóa có liên quan đến lĩnh vực bạn dự định
theo đuổi. Bạn có thể đi làm thêm, đi thực tập ngành nghề bạn thấy
thích, muốn thử sức. Bạn có thể tự lập dự án cá nhân, tự viết bài, tự
biên tập, tự làm mọi thứ, miễn là bạn nghĩ nó sẽ phục vụ cho tương
lai. Thời đại bây giờ, nếu chỉ dựa vào những bài giảng, sách vở, kiến
thức được dạy trên giảng đường, rồi về nhà không làm gì hết, thì bạn sẽ
rất chật vật với tương lai. Ai cũng vậy, không chỉ riêng sinh viên ngành
Quan hệ quốc tế.
VÌ SAO SINH VIÊN LÀM VIỆC TRÁI NGÀNH?

"Học Quan hệ quốc tế thất nghiệp"

"Học Quan hệ quốc tế khó xin việc"

"Tại sao sinh viên Quan hệ quốc tế làm việc trái ngành rất nhiều?"

Vì đâu chúng ta làm việc trái ngành? Không chỉ riêng ngành Quan hệ
quốc tế, sinh viên những ngành khác ra trường làm việc trái ngành rất
nhiều.

Bạn có sợ làm việc trái ngành không? Khi còn học đại học, mình sợ nghe
cụm từ "làm trái ngành" lắm đó.

Vì sao sinh viên ra trường làm việc trái ngành? Vậy học đại học để làm gì?

Sau khi đi làm một thời gian, tiếp xúc, hỏi han một vài người và đọc một
vài quyển sách chủ đề hướng nghiệp, mình đã hiểu và không sợ những gì
gọi là "trái ngành" nữa. Trước đây, không nhiều người có điều kiện đi
học. Công việc có quy mô không nhiều. Nền kinh tế chưa mở cửa, chưa đa
dạng. Còn bây giờ, ai cũng có cơ hội học đại học, kinh tế phát triển vượt
bậc, xã hội không ngừng phát triển, liên tục sinh ra những ngành nghề
mới. Ví dụ, vào năm 2008 lúc đó mình học lớp 6, có ai biết Facebook là gì
đâu. Vậy mà bây giờ các em học sinh cấp 1 đã biết dùng Facebook,
YouTube, biết lên App Store để tải game, kèm theo nhiều công việc mới
mẻ được sinh ra như là Social Media Marketing, Facebook Marketing,
Instagram Marketing, chăm sóc khách hàng qua Fanpage,...

136
Tại sao sinh viên ra trường lại làm việc trái ngành? Có thể do
nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân họ, hoặc
nguyên nhân khách quan là những yếu tố bên ngoài. Con người
sẽ có những lúc thay đổi, bản thân mình năm 23 tuổi sẽ khác
mình năm 18 tuổi.

Có thể trong lúc học đại học, các bạn sinh viên nhận ra ngành
học không như những gì họ mong muốn, không giống những gì
họ tưởng tượng, họ không tìm thấy sự yêu thích, niềm vui khi
học ngành này. Hoặc là họ thích những lĩnh vực khác, họ muốn
làm trong một lĩnh vực khác. Trong một khoảng thời gian nào
đó, họ có cơ hội tiếp xúc với một ngành nghề mới mẻ và nhận
thấy khả năng có thể làm tốt, và nó giữ chân họ lại. Có rất
nhiều lý do, chứ không phải vì ngành học làm cho con người
kiếm việc trái ngành.

Đối với mình, chẳng có gì trái hay phải, đúng hay sai rõ ràng.
Giờ đây, ai cũng có cơ hội tiếp cận giáo dục đại học. Thế giới
phát triển không ngừng và ngày càng nhiều ngành nghề mới
được sinh ra. Đối với mình, khái niệm "trái ngành" đã lỗi thời
rồi, không có gì gọi là trái ngành và đừng sợ làm việc trái ngành
nhé. Khi đi làm, có rất nhiều yếu tố tác động đến bạn. Trước
tiên bạn cần có sự yêu thích, hứng thú, có đam mê, có năng lực,
kiên trì thì mới có thể hoàn thành công việc. Và không chỉ có
đam mê, mà còn những yếu tố khác như là môi trường làm
việc, đồng nghiệp, tính chất công việc, giá trị bạn theo đuổi,
lương bổng, các chính sách hỗ trợ,.. rất nhiều điều để bạn
quyết định gắn bó với một công việc, một ngành nghề.
Các bạn học sinh, sinh viên ơi! Đừng căng thẳng quá. Điều tích
cực là những ngành học hiện nay dạy cho sinh viên những kiến
thức nền tảng, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi lĩnh vực bạn yêu
thích mặc dù nó không liên quan đến ngành học đại học.
Không chỉ vậy, những ngành học, những lĩnh vực trong cuộc
sống đều có sự liên quan nhất định, cho nên nhiều khi những
điều mình học trước đây lại giúp đỡ mình rất nhiều trong một
giây phút nào đó, cho dù mình có làm một công việc nghe có vẻ
không liên quan lắm đến ngành học đại học.

Bước chân vào đại học, bước vào tuổi 18 nghĩa là bạn tự có
trách nhiệm với cuộc đời, bạn sẽ có rất nhiều thời gian để tìm
hiểu bản thân và tự mình đi trên con đường riêng. Không ai
kiểm soát bạn và không ai có thời gian để quan tâm, theo dõi
bạn suốt đời. Trường nào, ngành nào không quan trọng bằng
bản thân bạn ý thức và làm được điều gì.

Bản thân chúng ta vào mỗi thời điểm sẽ có những suy nghĩ
khác nhau, sẽ có những bước ngoặt khác nhau. Nhiều khi chính
vì học ngành này, bạn lại khám phá ra sở thích của mình ở một
ngành khác. Tất cả đều do bạn quyết định. Muốn bắt đầu một
cái gì mới, khác hẳn những gì mình biết trước đó, bạn sẽ làm
được, miễn là bạn thực sự muốn làm.

138
LỜI NHẮN GỬI ĐẾN CÁC BẠN HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Hiểu bản thân trước, rồi làm gì thì làm sau!

Trước đây, khi bắt đầu làm hồ sơ thi đại học, mình chọn ngành bằng
cách thấy tên ngành nào hay hay, rồi đọc thông tin cơ hội nghề
nghiệp của ngành đó là gì rồi chọn. Đáng lẽ, những bước chọn
trường, chọn ngành phải như thế này: Hiểu bản thân trước, hiểu
bản thân có sở thích, điểm mạnh gì, có mong muốn, nguyện
vọng, ước mơ gì cho tương lai, rồi chọn ngành, chọn trường sau.

Thế nhưng, những học sinh cấp 3 hiểu rõ bản thân và có định hướng
thì lại không nhiều, đa phần chúng ta khi còn là học sinh sẽ không
có mục tiêu cụ thể, chọn trường chọn ngành có khi đến gần ngày thi
mới tìm hiểu. Không sao hết, các bạn còn là học sinh mà, là học sinh
thì đâu có nhiều cơ hội, thời gian và chưa đủ nhận thức để khám
phá bản thân, chưa hiểu được bản thân muốn gì, chưa có mục tiêu
cụ thể là chuyện bình thường. Đừng có buồn hay stress vì chuyện
này, những người lớn 30-40 tuổi vẫn có lúc không hiểu bản thân
mà.

"Hướng nghiệp là một hành trình, không phải là cái đích cuối
cùng". Các bạn học sinh phải tìm hiểu bản thân trước, bằng nhiều
cách.

139
Getting to know yourself checklist
(Hãy tìm hiểu thêm thông tin trên Internet nhé)

TỰ NGẪM NGHĨ, DÀNH THỜI GIAN TỰ HỎI BẢN THÂN:

-Ước mơ ngày bé của bạn là gì?


- Những nguyện vọng, mong muốn của bạn cho sau này, không
chỉ là về nghề nghiệp?
- Trước giờ có việc gì bạn dành rất nhiều thời gian cho nó, kể cả
việc học tập hoặc là những việc khác, đổ vào nhiều công sức,
làm hăng say quên mọi thứ xung quanh?
- Sở thích? Điểm mạnh của bản thân? Điều bạn thấy bạn làm
giỏi và yêu thích? Có điều gì làm bạn không thể thỏa hiệp được?
BÂY GIỜ THÌ ĐI HỎI NGƯỜI KHÁC NÀO:

-Thử làm một số bài trắc nghiệm tính cách, nhưng đừng dựa
vào nó quá nhiều, con người sẽ thay đổi theo thời gian
- Tìm đọc một số thông tin, bài viết, bài chia sẻ chủ đề hướng
nghiệp, tìm hiểu bản thân, cả tiếng Anh và tiếng Việt (Từ khóa
tìm kiếm: career orientation, how to understand myself,...)
- Tìm kiếm trên những video YouTube, diễn đàn như là Quora,
group Facebook. Biết đâu được, bạn sẽ tìm được những người
bạn, những anh chị với nhiều chia sẻ thiết thực, bổ ích.
- Hỏi mọi người xung quanh nhận xét thế nào về bản thân bạn
(hỏi gia đình, bạn bè, nhớ tránh xa những nhận xét không có
tính chất xây dựng, chỉ muốn dìm bạn xuống)
Nhưng đến gần ngày thi, bạn vẫn phân vân không
biết nên chọn gì, không biết bản thân như thế nào
thì sao?

Thì mình cũng không biết nói gì cho chính xác đâu,
ngày đó mình cũng vô định lắm. Cứ chọn những gì
làm bạn thấy thoải mái nhất, không bị bứt rứt và tất
cả đều do chính bạn quyết định, vì bản thân bạn chứ
không vì ai cả. Như thế bạn sẽ có trách nhiệm hơn và
không đổ lỗi cho bất kỳ ai. Mình không nghĩ một
ngành học có thể quyết định cả một cuộc đời con
người. Quan trọng nhất là trong lúc học đại học, bạn
làm những gì để chuẩn bị cho tương lai.

Mình muốn nhắn rằng:


- Cái gì cũng có cái khó riêng, đừng đứng núi này
trông núi nọ
- Đừng để sự hào nhoáng bên ngoài đánh lừa bạn
- Ngành học, trường học không quan trọng bằng bản
thân bạn có gì, làm được gì, tích lũy gì sau bốn năm
- Không nên đóng khung ngành học với cơ hội nghề
nghiệp, nghĩ rằng học ngành này ra trường chỉ có
thể làm nghề này.
TÂM SỰ VỚI CÁC BẠN SINH VIÊN NĂM
HAI, NĂM BA NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
TRƯỜNG NHÂN VĂN TP.HCM

Năm nhất mình còn vui tươi hớn hở, sang đến học kỳ II năm hai
thì mình bắt đầu lo lắng về nghề nghiệp sau này. Hồi đó mình cứ
tự hỏi học mấy môn này có ích gì, rồi học môn này có áp dụng gì
cho thực tế không. Càng học lại càng hoang mang. Bây giờ nhìn
lại, mỗi người đều phải có mục tiêu khác nhau. Bởi vì mình không
có mục tiêu rõ ràng nên mình mới hoang mang như vậy. Hồi đó
mình chọn ngành Quan hệ quốc tế chỉ vì mình muốn trở nên hoạt
bát, tự tin hơn. Mình nghe mọi người bảo học ngành này dùng
nhiều tiếng Anh, không cần làm về ngoại giao gì đâu, sau này ra
trường có thể làm đối ngoại ở các công ty nước ngoài.

À nói đến đây mới nhớ, bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về việc "làm
ở công ty nước ngoài" và làm "đối ngoại ở các công ty" nhé.
Học những ngành có chữ "quốc tế" xong ra trường có thể làm ở
những công ty nước ngoài, nhưng làm công việc gì, làm ở bộ phận
nào, thì chưa ai nói cho mình biết cả. Vì vậy, thay vì bấu víu vào
khái niệm chung chung "làm ở công ty nước ngoài", bạn nên xác
định lĩnh vực muốn theo đuổi là gì, rồi sau đó chọn làm ở công ty
Việt Nam hay nước ngoài đều được.

142
Bên cạnh đó, ai cũng nghĩ học Quan hệ quốc tế xong có thể làm
công việc về đối ngoại ở những công ty tư nhân. Nhưng đối ngoại ở
đây là gì, thì cũng chưa ai nói rõ. Mình đồng ý, rất nhiều sinh viên
tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế hiện nay đang có sự nghiệp vững
chắc trong lĩnh vực đối ngoại ở những công ty bên ngoài. Nhưng
đằng sau đó là câu chuyện khác. Ngành Quan hệ quốc tế được
thành lập để đào tạo những cán bộ làm công việc đối ngoại cho Bộ
Ngoại giao, cho chính phủ. Đối ngoại cho Bộ Ngoại giao có điểm
khác so với đối ngoại ở các công ty bên ngoài. Đối với những công
ty, "đối ngoại" ở đây được hiểu là làm về lĩnh vực truyền thông, có
liên quan đến quan hệ công chúng, marketing một chút. Nghĩa là
bạn sẽ làm về truyền thông nhiều hơn đó.

Tuy nhiên, nếu bạn có kiến thức về chính trị quốc tế thì cũng không
hề uổng phí. Mặc dù vậy, nếu bạn đã xác định có mong muốn làm
về đối ngoại ở các công ty nước ngoài, các công ty tư nhân bên
ngoài, bạn nên tìm hiểu, học thêm về ngành quan hệ công chúng,
hoặc truyền thông, hoặc marketing thì tốt hơn.

Ngành học sẽ giúp ích nhiều cho những ai có định hướng làm đối
ngoại ở các Bộ, ban ngành. Để trở thành một cán bộ đối ngoại cho
nhà nước, bắt buộc bạn phải nắm vững vấn đề chính trị, lịch sử, văn
hóa của nước nhà, kèm theo những kỹ năng mềm khác. Những điều
mình chia sẻ cũng đã trả lời cho câu hỏi: "Em chọn ngành Quan hệ
quốc tế vì muốn làm đối ngoại cho những công ty bên ngoài. Nhưng đọc
chương trình đào tạo thì thấy toàn dạy về chính trị lịch sử". Miễn là có
định hướng, bạn hoàn toàn có thể học hỏi thêm song song với việc
học trên trường. Chữ "đối ngoại" thật dễ gây hiểu lầm nhỉ?
Trở lại với phần tâm sự với các bạn sinh viên năm hai, năm ba nhé.
Bạn nào mà đang đi học, chưa có mục tiêu rõ ràng thì chắc sẽ hiểu
cảm giác của mình khi đó. Lên lớp trong vô định, học thì học chứ cứ
sợ sau này không áp dụng được gì. Cũng vì hồi đó mình đã không
tìm hiểu kỹ lưỡng, ngành Quan hệ quốc tế được mở ra để đào tạo về
ngoại giao, chính trị, đương nhiên là phải học những môn về chủ đề
đó rồi.

Sau khi tốt nghiệp và gặp nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống,
mình thấy ngành Quan hệ quốc tế khá là lý tưởng và thực sự có ích
trong việc tăng cường nhận thức, tư duy của mình. Những vấn đề về
chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống bản thân, không chỉ là
những vấn đề trong nước mà còn là toàn thế giới. Nói chính trị nghe
có vẻ to lớn quá, nhưng chính nhờ học ngành này mà mình biết
xem xét và phân tích nhiều mặt vấn đề của cuộc sống, từ những
việc nhỏ nhặt đến những việc có vẻ to lớn.

Không có gì là uổng phí hay tiếc nuối. Mình chỉ muốn nói với các
bạn sinh viên năm hai, năm ba, nếu như bạn đang gặp khó khăn,
loay hoay trong hoang mang, thì bạn cần trải nghiệm nhiều hơn
nữa. Thời sinh viên là quãng thời gian quý giá, là quãng thời gian
rảnh rỗi để bạn có thể làm bất cứ những gì bạn muốn. Quan trọng
là bạn nên có mục tiêu của riêng mình. Nếu chưa có mục tiêu rõ
ràng, bạn cứ làm những gì bạn muốn trước đã. Từ từ rồi quá trình
đó sẽ dẫn bạn đến những điều bất ngờ.

144
checklist when
you don't know
what to do in
university

Có nhiều cách để phát triển bản thân, không phải cứ lao vào tham gia thật nhiều
hoạt động ngoại khóa, hoạt động đông người, không phải cứ đi làm thêm thì tự khắc
sẽ có những trải nghiệm quý báu. Phát triển bản thân còn nhiều cách hơn thế.
QUAN TRỌNG LÀ TƯ DUY MỖI NGƯỜI.

Học tập vẫn là việc cần tập trung nhất

Tham gia câu lạc bộ, đội nhóm, hoạt động ngoại khóa,
tham gia bất cứ điều gì bạn muốn, không cần biết bạn là ban
tổ chức hay chỉ là người tham dự, miễn là học được những giá
trị tích cực. Tránh xa những cạm bẫy lừa đảo là được.

Đi làm thêm, part time, freelance online tại nhà hoặc làm
theo dự án ngắn hạn

Đi thực tập, ngành nào cũng được miễn là bạn thích

Có cho mình dự án cá nhân. Thích viết blog thì viết, thích


làm video thì làm

Học gì cũng được: văn nghệ ca hát, kỹ năng mềm,... Đừng


nghĩ phải học những gì có ích cho nghề nghiệp sau này. Chưa
biết mình làm nghề gì thì còn lâu mới chịu đi học. Cứ học
những gì bạn muốn trước đi. Học không bao giờ thừa.
TÂM SỰ VỚI CÁC BẠN SINH VIÊN NĂM CUỐI,
CÁC BẠN SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG

Nếu bạn là sinh viên năm cuối, hoặc là sinh viên ngành Quan hệ
quốc tế mới ra trường, có bao giờ bạn từng lên Google và tìm
kiếm: “International Relations jobs”, “What to do with
International Relations degree?”, "Học Quan hệ quốc tế xong ra
trường làm gì?",... hoặc tìm kiếm những điều tương tự như thế,
hẳn là bạn đang rối bời vì không biết mình thích gì, như mình khi
đó, và có khi cả bây giờ nữa. Vì không biết mình thích gì, không
hiểu mình cho nên mới tìm kiếm những điều trên. Vì nghĩ rằng
học ngành này thì ra trường phải làm đúng chuyên ngành. Vì nghĩ
rằng tấm bằng Quan hệ quốc tế chỉ có thế thôi, rất khó để tìm việc
ở những lĩnh vực khác.

Bạn biết không, sai lầm của mình chính là tìm kiếm những điều
như thế.

Trong khi chỉ chăm chú đóng khung nghề nghiệp với ngành học,
mình đã quên mất bản thân mình, mình không bao giờ dừng lại
tìm hiểu bản thân mình như thế nào, mình không tìm hiểu mình
muốn gì, mình thích gì, mình có sở trường gì, mà cứ nghĩ rằng học
ngành này thì ra trường phải làm công việc liên quan. Ai bắt mình
làm vậy, đâu có ai bắt mình làm vậy đâu, vậy tại sao mình cứ ép
bản thân, trong khi điều quan trọng nhất là hiểu rõ bản thân
mình, thì mình lại không làm?

146
Trước khi tìm kiếm công việc, bạn cần xác định bản thân muốn
làm gì, thích gì, muốn làm ở đâu, lĩnh vực nào, hoặc cứ đọc yêu
cầu công việc mà thấy hứng thú, nghĩ rằng khả năng làm được
thì cứ ứng tuyển thôi.

Nhưng nếu không biết mình thích gì thì sao? Thì cứ phải làm
chứ sao. Không phải là bạn không thích gì, chỉ là bạn không
muốn nói ra, không chịu tìm tòi hoặc lười biếng. Chưa có kinh
nghiệm thì thực tập, đi học thêm, tự học qua mạng, hoặc là tự
làm một mình luôn, có những dự án cá nhân riêng,... Quan
trọng nhất là phải hiểu bản thân. Và đừng sợ làm việc trái ngành
nha! Nếu vẫn còn do dự thì kéo lên trên đọc những chia sẻ của
mình về chuyện làm trái ngành nhé. Bạn chỉ cần hiểu bạn, sống
cuộc đời của chính bạn là quá tốt rồi. Bạn đang không có gì
trong tay, nhưng lại có thời gian. Mình đã từng gặp rất nhiều
người với hoàn cảnh khác nhau với điểm chung là dần bước
sang tuổi 30, khó làm những điều mới mẻ, khó làm những điều
họ muốn. Không phải họ hèn nhát, mà hiện tại có quá nhiều
điều để hy sinh nếu như họ muốn bắt đầu lại từ đầu. Càng lớn,
"chi phí cơ hội" càng cao. Mình còn trẻ, còn rất nhiều thời gian,
lỡ mai sau muốn làm điều gì đó mà không thể thực hiện được.
Đừng để cuộc đời sống dưới một bầu trời tiếc nuối.

147
Trên đây là lời giải đáp cho những câu hỏi “Học Quan
hệ quốc tế xong ra trường làm được nghề gì?”, "Cơ hội
nghề nghiệp của ngành Quan hệ quốc tế?". "Sinh viên
ngành này ra trường toàn làm trái ngành đúng
không?". Bạn mến, hy vọng bạn sẽ hiểu được một
phần nào đó: Đọc “Cơ hội nghề nghiệp” chỉ với mục
đích tham khảo, quan trọng nhất là bạn đang muốn
bước chân vào lĩnh vực, ngành nghề nào. Nếu như
chưa xác định được hướng đi, chưa tìm hiểu đa dạng
ngành học, câu hỏi "Cơ hội nghề nghiệp" sẽ chỉ nhận
lại những câu trả lời bao quát, chung chung, không
đường hướng. Ngành học ít, nghề rất nhiều, và những
ngành nghề hiện nay đòi hỏi con người có kiến thức
và kỹ năng tổng hợp. Học ngành này, ra trường làm
ngành khác là chuyện bình thường. Và chưa chắc cái
“ngành khác” lại không dùng đến những kiến thức
bạn học trong bốn năm đại học.
NHỮNG TRANG
THÔNG TIN
LIÊN QUAN

149
Vi si t t hes e w eb sit es

Website Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,


Đại học Quốc gia TP.HCM
1
https://hcmussh.edu.vn/

Fanpage Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,


Đại học Quốc gia TP.HCM
2
https://www.facebook.com/ussh.vnuhcm

Website Khoa Quan hệ quốc tế


3
https://fir.hcmussh.edu.vn/

Fanpage Khoa Quan hệ quốc tế


4
https://www.facebook.com/KhoaQHQT/
Vi si t t hes e w eb sit es

Liên chi Hội Sinh viên Khoa Quan hệ Quốc tế


5
https://www.facebook.com/sufir.hcmussh

Đoàn Khoa Quan hệ Quốc tế


6 https://www.facebook.com/doankhoaqhqthcmussh

IRNews Club - Câu lạc bộ Thời sự Khoa Quan hệ quốc tế


7 https://www.facebook.com/irnewsclub

IRYS CLUB - Câu lạc bộ Học giả trẻ Khoa Quan hệ quốc tế
8
https://www.facebook.com/IRYoungScholars
Vi si t t hes e w eb sit es

Irec Cool - Câu lạc bộ Tiếng Anh Khoa Quan hệ quốc tế


9 https://www.facebook.com/ireccoolclub

MIR Club - Câu lạc bộ Nghệ thuật Khoa Quan hệ quốc tế


10
https://www.facebook.com/MIRClubUSSH

IR4C - Câu lạc bộ Tình nguyện Khoa Quan hệ quốc rế


11
https://www.facebook.com/ir4cqhqt

SIR - Câu lạc bộ Thể thao Khoa Quan hệ quốc tế


12
https://www.facebook.com/clbthethaosir
LỜI KẾT

153
Cảm ơn bạn đã đọc đến dòng này. Chuyến tàu mang tên
QH13 - 15 (khóa thứ 13, năm nhập học 2015) của mình đã
khép lại từ rất lâu, nhưng những kỷ niệm buồn vui lẫn
lộn, những háo hức đan xen lo lắng thời sinh viên sẽ mãi
mãi được mình cất giữ trong một ngăn ký ức. Mình hy
vọng đã giải đáp cho các bạn phần nào về việc học
ngành Quan hệ quốc tế: học những môn gì, học như thế
nào, cơ hội nghề nghiệp ra làm sao. Cảm ơn các bạn rất
nhiều và hãy nhớ, những chia sẻ của mình chỉ mang tính
chất tham khảo, có những việc mình không thể nói ra
hết, và những lời khuyên của mình khi áp dụng vào bản
thân bạn thì có thể sẽ trở thành tai hại. Vì vậy, hãy lắng
nghe bản thân bạn trước nhé!

Tạm biệt và hẹn gặp lại!


N Đ Ề VỀ
MỌI VẤ T Á C,
I N ,H Ợ P
G T
THÔN U I L Ò NG
Ề N X I NV
Ả N Q U Y
B H Ệ
L I Ê N

Tác giả: Lawrence Pham

Blog

https://thelawrencepham.wordpress.com/

Email

lawrence.pham19@gmail.com

Facebook

https://www.facebook.com/thelawrencepham/

YouTube

thelawrencepham
THANK YOU
for being a precious part of my youth

HO CHI MINH CITY, MAY 2021

You might also like