You are on page 1of 4

2.3.

Nguyên nhân
- Nguyên nhân của mặt tích cực
Có rất nhiều nguyên nhân khiến sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Đại Học
Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh quan tâm đến dân chủ, ý thức dân chủ, các quyền
lợi và nghĩa vụ dân chủ của mình đối với nhà nước, nhà trường và xã hội;
Thứ nhất, bầu cử chính là thể hiện quyền của công dân được chọn người thay
mặt mình tham gia vào cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất - đó chính là Quốc hội và ở địa phương là HĐND các cấp. Mỗi
một lá phiếu của sinh viên đều mang theo một mong muốn, nguyện vọng của chính
bản thân sinh viên đối với người được chọn. Mong người được chọn sẽ dành nhiều sự
quan tâm hơn đến cuộc sống của sinh viên, đến hệ thống giáo dục nhiều hơn. Đặc biệt
là tìm ra những phương thức, con đường, chính sách đúng đắn nhất để giúp cho các
sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp .Đối với việc hầu hết sinh viên đều
chọn trực tiếp đi bầu cử cho thấy các sinh viên có ý thức rất cao về quyền và nghĩa vụ
dân chủ của mình đối với nhà nước, cho thấy quyền dân chủ và trách nhiệm đối với
quốc gia của mình dù có tuổi đời còn khá trẻ. Những sinh viên này thật sự quan tâm
và trân trọng lá phiếu của chính mình. Đây cũng là một trong những quyền dân chủ
đầu tiên đối với nhà nước mà sinh viên được tự mình lựa chọn và thực hiện. Từ đó ta
thấy được sinh viên Đại Học Bách Khoa không chỉ quan tâm đến việc học và còn
quan tâm đến ý thức dân chủ của trong phạm vi quốc gia, dân tộc.
Thứ hai, ý thức dân chủ trong học tập, rèn luyện tại nhà trường cũng là một
khía cạnh rất quan trọng và được các sinh viên trường Đại Học Bách Khoa vô cùng
quan tâm. Việc hầu hết sinh viên tham gia các cuộc khảo sát định kỳ trên trang học vụ
trực tuyến cho thấy một ý thức rất cao về quyền dân chủ. Bài khảo sát này liên quan
trực tiếp đến những quyền lợi của sinh viên trong việc học như chất lượng giảng viên,
chất lượng bài học, cơ sở vật chất, … Những điều này có tác động lớn việc học của
sinh viên nên việc hầu hết sinh viên đều chọn thực hiện bài khảo sát. Ngoài ra việc
sinh viên phát biểu bài và trao đổi thắc mắc trực tiếp với giảng viên thường xuyên có
thể giúp sinh viện tích lũy kiến thức một cách hiệu quả. Qua đó sinh viên có thể hiểu
hết những gì được giảng dạy nhanh chóng. Ngoài ra, thông qua việc tương tác trực
tiếp với giảng viên, sinh viên có thể nhận được những thông tin thực tế, đầy đủ và
đúng về môn học đang học. Đồng thời, việc trao đổi trực tiếp cũng giúp sinh viên phát
triển kỹ năng giao tiếp của mình nhờ các tương tác thông qua trao đổi với giảng viên.
Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về môn học đó và luyện tập để học tốt hơn. Sinh viên
thường bày tỏ những quan điểm không chỉ trong vấn đề học tập mà còn nhiều lĩnh vực
khác trên các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông cộng đồng là một trong
những cách thể hiện quyền dân chủ. Ở đây sinh viên có thể nói ra những tâm tư
nguyện vọng của mình trong một khuôn phép nhất định. Ngoài ra đây cũng là một
kênh thông tin giúp các bạn sinh viên và nhà trường theo dõi và để hiểu nhau hơn.
Thứ ba, ngày nay hầu hêt sinh viên đều có ý thức rất cao trong việc tự lựa chọn
nghề nghiệp và định hướng tương lai. Việc sinh viên tự chọn ngành, nghề tương lai
theo ý mình giúp họ đạt được những thành công và phát huy năng lực của bản thân
một cách tốt nhất. Chọn ngành, nghề theo sở thích của mình sẽ giúp sinh viên thực
hiện được những ước vọng của bản thân và làm được những điều mình có thể và cảm
thấy hài lòng. Việc này cũng giúp các sinh viên có động lực trong học tập.
- Nguyên nhân của mặt hạn chế
Bên cạnh nguyên nhân của các mặt tích cực thì cũng có rất nhiều nguyên nhân
dẫn đến mặt hạn chế về ý thức dân chủ:
Thứ nhất, các sinh viên lựa chọn không đi bầu cử cho thấy được rằng một ý
thức yếu kém, chưa có tinh thần trách nhiệm đối với quyền dân chủ của mình. Đa số
các sinh viên này đều chưa hiểu rõ và thậm chí là không biết đến, quan tấm đến “Dân
chủ là gì?”, quyền và nghĩa vụ của mình đối với ý thức dân chủ trong phạm vi quốc
gia, dân tộc. Trong những sinh viên này còn mang nặng tâm lý không liên quan hay
đây không phải là việc của mình. Ngoài ra, có một số sinh viên đi bầu cử với tâm thế
đi bầu cử chỉ để cho xong. Đối với họ bất kỳ ai được bầu cử đối với họ không quan
trọng vì họ cho rằng nó không ảnh hưởng đến cuộc sống hay công việc học tập của họ.
Hay như tâm lý thiếu một phiếu của họ hay thêm một phiếu của họ cũng không ảnh
hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử. Đây là một trong những suy nghĩ sai lệch có thể
khiến cho rất nhiều sinh viên quên mất đi ý thức dân chủ, trách nhiệm của sinh viên
đối với dân tộc, tổ quốc.
Thứ hai, đối với ý thức dân chủ trong nhà trường bên cạnh những sinh viên
quan tâm đến những quyền lợi dân chủ của mình trong nhà trường thì lại có khá nhiều
sinh viên thờ ơ không quan tâm đến những quyền dân chủ của mình hay có sinh viên
biết đến quyền dân chủ của mình nhưng lại không biết đó là quyền dân chủ. Trong
việc thực hiện các bài khảo sát nguyên nhân có nhiều sinh viên không thực hiện khảo
sát cũng xuất phát từ một phần nguyên nhân trên. Bên cạnh đó còn là sự lười nhác
chẳng thèm làm hoặc chỉ vào làm cho có. Vấn đề trong việc thực hiện khảo sát chỉ là
một trong những hạn chế về ý thức dân chủ của sinh viên trường Đại Học Bách Khoa,
nó còn thể hiện trong việc dậy và học của sinh viên. Việc nhiều bạn sinh viên thụ
động, ngại phát biểu, ngại nói ra ý kiến, thậm chí là không muốn đóng góp vào tiết
học hay không chú ý đến bài giảng, trốn tiết đến từ rất nhiều nguyên nhân. Chủ yếu
đến từ ý thức của sinh viên còn quá kém. Nhiều sinh viên do lười không chịu học và
chuẩn bị bài vở trước ở nhà, đến lớp với mục đích chỉ để điểm danh cho có khiến cho
sinh viên không có kiến thức để trả lời câu hỏi. Ngoài ra nó đến từ sự rụt rè, thiếu tự
tin, sự kém trong giao tiếp và tâm lý ngại đám đông hay những sự tự ti về ngoại hình
cũng là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên không phái biểu, đưa ra ý kiến
của cá nhân trước người khác. Ngày nay khi thời đại công nghệ thông tin ngày càng
phát triển, trên mạng ngày càng nhiều những cán dỗ việc này dẫn đến việc sinh viên
thay vì tập trung vào nghe giảng thì lại chú tâm vào điện thoại. Đối với các sinh viên
bỏ tiết trốn tiết hay nhờ người đi học hộ, họ là những sinh viên thiếu ý thức tự giác,
coi thường các môn học cho rằng những môn học đó không quan trọng có đi hay
không cũng được. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khách quan khác đến từ khả năng
truyền đạt, phương pháp giảng dạy của các giảng viên còn khô khan, hạn chế chưa có
sức hút thiếu sinh động khơi dậy sự hứng thú, suy nghĩ, yêu thích tìm tòi của sinh viên
đối với môn học.
Thứ ba, nhiều sinh viên đối với việc tự quyết định tương lai, nghề nghiệp của
mình còn chưa có cái nhìn đúng đắn. Có khá nhiều sinh viên chọn ngành nghề hay
trường mình đang học theo ý kiến của cha mẹ vì cho rằng cha mẹ là người đi trước có
nhiều kinh nghiệm hơn nên lựa chọn của họ là đúng, một số thì đi theo truyền thống
gia đình, còn một số khác thì bị bắt ép bởi gia đình bởi nhiều phụ huynh có tâm lý
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” . Hay có nhiều sinh viên chọn để được học cùng với
một vài bằng hữu chí cốt khó tách rời ở Trung học phổ thông hoặc để có thể học cùng
người yêu. Có những người thì lựa chọn theo đám đông, họ chọn trường đó ví đó là
trường tốt nhất, chọn ngành đó vì nghĩ sau này ngành đó ra trường sẽ có mức lương
khủng mà không biết điều mình thực sự thích là gì.
3.1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ
Trong kho tàng quý giá của tư tưởng Hồ Chí Minh thì dân chủ chiếm một vai
trò quan trong không thể thiếu trong hệ tư tưởng của Người. Quan điểm của Người về
dân chủ được đúc kết từ lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam kết hợp với
những tinh hoa văn hóa nhân loại được Người vận dụng và sáng tạo vào trong thực
tiễn tại dân tộc, đất nước và con người Việt Nam. Qua đó hình thành một hệ tư tưởng
về dân chủ quý báu được Đảng nhà nước và nhân dân ta vận dụng vào việc dựng nước
và giữ nước. Quan điểm này vẫn còn đúng và được vận dụng và phát triển đến tận
ngày nay.
Trong hơn sáu mươi năm trưởng thành, xây dựng và phát triển, Đảng ta luôn
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng một nhà nước dân chủ - một nhà nước
của dân, do dân và vì dân. Trong giai đoạn hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn được
vận dụng một cách thực tiễn trong công cuộc xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước.
Nhà nước ngày càng chú trọng trong việc bảo đảm các quyền ực thuộc về nhân dân,
mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích
của nhân dân. Các cán bộ nhà nước phải hoàn thành các chức trách và nhiệm vụ mà
mình được giao, tôn trọng và phục vụ nhận đân một cách tận tụy và tốt nhất, luôn luôn
tạo điều kiện để nhân dân được thực hiện các quyền lợi dân chủ một cách đúng và đầy
đủ nhất. Cố gắng bỏ bớt các thủ tục hành chính gây phiền hà, nhiễu sách dân, cố gắng
xây dựng đội ngũ cán bộ có cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất lãnh đạo và năng lực
công tác. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều nơi mà quyền dân chủ chưa được thực
hiện hoặc được thực hiện một cách hời hợt mang tính hình thức. Nhiều cán bộ còn lợi
dụng lòng tin của nhân dân khi vào được bộ máy chính quyền của nhà nước lại có
những biểu hiện quan liêu, tham những và lãng phí gây nhiều thiệt hại, bức xúc cho
nhân dân dẫn đến việc nhân dân mất lòng tin vào bộ máy nhà nước. Qua đó một số
đối tượng lợi dụng những điều đó và các chiêu bài về “Dân chủ” nhằm phá hoại, gây
mất ổn định chính trị chia rẽ nội bộ nước ta.
Đối với sinh viên trong trường Đại học Bách Khoa vẫn luôn học tập và làm
theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các sinh viên luôn cố gắng hăng hái trong học tập, luôn
đề cao quyền dân chủ của mình trong nhà trường. Nói lên những tâm tư, nguyện vọng
của mình hoàn thành và làm đúng với những quyền lợi dân chủ mà mình được nhà
trường và nhà nước trao cho. Về phía nhà trường luôn cố gắng tạo ra một môi trường
dân chủ nhất cho sinh viên. Tạo ra các buổi hội nghị, hội thảo giúp sinh viên được nói
ra các ý kiến của cá nhân mình.
Qua đó ta thấy được dù qua bao nhiêu năm những giá trị về lý luận và thực tiễn
của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vẫn luôn là đường nối và kim chỉ nan để không
chỉ Đảng mà còn là nhân dân, đặc biệt là sinh viên luôn noi theo.

You might also like