You are on page 1of 17

Bài 2.

Linh kiện thụ động


2.1 Điện trở
2.1.1 Khái quát
Điện trở là linh kiện dùng để ngăn cản dòng điện trong mạch.
- Ký hiệu:
R R

- Đơn vị:  (Ôm).


1M = 103k = 106
* Các tham số kỹ thuật đặc trưng của điện trở.
Để đánh giá và lựa chọn điện trở, ta phải dựa vào các tham số của nó. Các tham số
gồm có:
- Trị số điện trở và dung sai
+ Trị số của điện trở là tham số cơ bản, yêu cầu trị số điện trở phải ổn định, ít
thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm, v.v... Trị số của điện trở phụ thuộc vào vật liệu cản điện,
vào kích thước của điện trở và nhiệt độ môi trường.
Trị số của điện trở đo bằng đơn vị Ôm và các bội số của nó. Giá trị của điện trở
thường đo ở dòng điện một chiều hoặc tần số thấp.
+ Dung sai hay sai số của điện trở: Dung sai biểu thị mức độ chênh lệch của trị
số thực tế của điện trở so với trị số danh định và được tính theo %.
Dung sai được tính theo công thức:
Rt .t -R d.d
.100% (2.1)
R d.d

Trong đó: Rt.t: Trị số thực tế của điện trở.


Rd.d: Trị số danh định của điện trở.
Dựa vào dung sai ta chia điện trở ở 5 cấp chính xác:
Cấp 005 : có sai số 0,5%
Cấp 01 : có sai số  1%
Cấp I : có sai số  5%
Cấp II : có sai số  10%
Cấp III : có sai số  20%

1
Trong các mạch điện yêu cầu độ chính xác cao thường dùng điện trở cấp 005 và
01. Còn trong điện tử thông dụng người ta dùng các loại điện trở từ cấp I đến cấp III.
Các điện trở có độ chính xác càng cao càng có giá thành cao.
- Công suất tiêu tán cho phép: (Pttmax)
Khi có dòng điện chạy qua, điện trở tiêu tán năng lượng điện dưới dạng nhiệt một công
suất là:
U2
Ptt  R.I 2  [W ] (2.2)
R
Công suất tiêu tán cho phép của điện trở Pttmax là công suất cao nhất mà điện trở có
thể chịu đựng được.
2
U max
Ptt max  R.I max
2
 [W ] (2.3)
R
Với yêu cầu điều kiện đảm bảo cho điện trở làm việc bình thường thì Ptt< Pttmax.
Công suất tiêu tán cho phép hạn chế giá trị điện áp cực đại và giá trị dòng điện cực đại.
Do đó tuỳ theo điện áp và dòng điện qua điện trở lớn hay nhỏ mà sử dụng điện trở có
công suất tiêu tán cho phép lớn hay nhỏ.
- Hệ số nhiệt của điện trở ( TCR)
Hệ số nhiệt của điện trở biểu thị sự thay đổi trị số của điện trở theo nhiệt độ môi
trường và được tính theo công thức:
 ΔR 
TCR =  [ ppm/ o c] (2.4)
R ΔT
Trong đó:
R: trị số của điện trở
R: đại lượng thay đổi của trị số điện trở khi nhiệt độ thay đổi một lượng là T.
TCR: trị số biến đổi tương đối tính theo phần triệu
của điện trở trên 1oC (viết tắt là ppm/oC).

2.1.2 Phân loại điện trở


2.1.2.1. Phân loại theo cấu tạo.
a. Điện trở dây quấn.
Điện trở dây quấn được làm bằng dây côngtantan
(điện trở thấp) hay nicrôm (điện trở cao) quấn trên một Hình 2.1. Điện trở dây quấn
ống bằng sứ. Điện trở được bao phủ bằng một lớp men
màu nâu hay xanh. Điện trở dây quấn có ưu điểm là độ ổn định và độ chính xác cao,

2
mức tạp âm bé, công suất tiêu thụ lớn nhưng có nhược điểm là bị giới hạn về tần số do
điện cảm và điện dung tạp tán lớn.

b. Điện trở màng.


Điện trở màng được chế tạo bằng cách phủ một Lớp cách điện Vỏ bảo vệ
lớp than (hoặc kim loại, ôxit kim loại ) lên trên
một lõi làm bằng gốm hoặc sứ có xẻ rãnh xoắn.
Loại này có kích thước bé, công suất thấp.
Mũ kim loại Màng than

c. Điện trở than Hình 2.2. Cấu tạo điện trở màng
Điện trở than được cấu tạo từ vật liệu than chì
trộn với vật liệu cách điện theo tỉ lệ thích hợp
để có giá trị cần thiết, sau đó ép lại thành thỏi,
hai đầu ép vào hai dây kim loại để làm chân
linh kiện. Tất cả được bảo vệ bằng một lớp vỏ Vạch màu
phủ gốm hay lớp sơn. Giá trị của điện trở than
thường được ghi bằng ký hiệu vòng màu trên Lớp than
Chân linh kiện
thân điện trở.
Hình 2.3. Cấu tạo điện trở than

d. Chiết áp (biến trở): là


điện trở có thể thay đổi
giá trị được
- Chiết áp dây
quấn: cấu tạo tương tự
như điện trở dây quấn
biến đổi. Con chạy bằng
kim loại nối với trục trượt
hoặc trục quay và trượt
trên các vòng dây. Chiết
Hình 2.4. Chiết áp
áp dây quấn có giá trị thay
đổi trong khoảng (1- 200)K, công suất khoảng (3-5)W. Chiết áp dây quấn thường
được dùng trong các mạch công suất lớn.
- Chiết áp than hỗn hợp :

3
Lớp vật liệu hỗn hợp được phủ lên trên tấm đế hình móng ngựa, hai đầu có phủ
một lớp bạc nối với chân ra. Chiết áp than hỗn hợp có phạm vi biến đổi giá trị trong
khoảng (10-10M), công suất khoảng (0,1-2W).
2.1.2.1. Phân loại theo công suất.
- Điện trở thường: là các điện trở có công suất nhỏ từ 0,125W đến 0,5 W
- Điện trở công suất: là các điện trở có công suất lớn hơn 1W

2.1.3 Cách đọc trị số của điện trở.


Cách đọc trị số của điện trở tuỳ thuộc vào
cách biểu diễn điện trở.
2.1.3.1. Biểu thị bằng số và chữ.
Thường ghi các chữ R, K, M. Chữ R,
ứng với đơn vị , chữ K ứng với đơn vị k,
chữ M ứng với đơn vị M. Vị trí của chữ thể
hiện chữ số thập phân, giá trị của số thể hiện
giá trị điện trở.
Ví dụ: 3M3  R= 3,3 M.
3K9  R= 3,9 k
Hình 2.5. Điện trở biểu thị bằng số và chữ.
R47  R= 0,47 
- Nếu điện trở có 3 chữ số thì số thứ 3 biểu thị số luỹ thừa của 10 (Đặc biệt chữ số thứ
3 là số 0 thì đó là giá trị thực của điện trở)
Ví dụ: 472R = 47.102 
330R = 330 
- Nếu điện trở có 4 chữ số thì số thứ 4 biểu thị số luỹ thừa của 10.
Ví dụ: 4722 = 472.102 
1000 = 100.100 
Quy ước về sai số:
Bảng 2.1. Quy định về sai số

Ký hiệu Sai số Ký hiệu Sai số


B  0,1% H  2,5%
C  0,25% J  5%
D  0,5% K  10%
F  1% M  20%
G  2%

4
Ví dụ: 8K2J = 8,2K  5%
2.1.3.2 Biểu thị trị số điện trở bằng các vòng màu.
Bảng 2.2. Quy định về vòng màu điện trở

Màu Giá trị Số lũy thừa Sai số


Đen 0 0
Nâu 1 1 1% (F)
Đỏ 2 2 2% (G)
Cam 3 3
Vàng 4 4
Xanh lục 5 5 0,5% (D)
Xanh lam 6 6 0,25% (C)
Tím 7 7 0,1% (B)
Xám 8 8 0,05%
Trắng 9 9
Vàng nhũ -1 5% (J)
Bạc nhũ -2 10% (K)

Thường dùng 3 vòng, 4 vòng hoặc 5 vòng để biểu diễn. Các quy định màu đối
với điện trở vòng màu như sau:
Trường hợp điện trở 3 vòng màu có sai số 20%
Vòng 1, 2 là vòng giá trị.
Vòng 3 là vòng biểu thị số luỹ thừa của 10.
Trường hợp điện trở 4 vòng màu:
Vòng 1, 2 là vòng giá trị.
Vòng 3 là vòng biểu thị số luỹ thừa của 10.
Vòng 4 là vòng sai số.

5
Trường hợp điện trở 5 vòng màu gồm 3 vòng giá trị, vòng 4 biểu thị số luỹ thừa của
10, vòng 5 biểu thị sai số.

Vòng số 1 Vòng số 2 Vòng số 3 Vòng số 4


Màu đỏ Màu tím Màu cam Nhũ vàng

2 7. 103   5%
= 27k  5%
a. Điện trở 4 vòng màu

Vòng số 1 Vòng số 2 Vòng số 3 Vòng số 4 Vòng số 5


Màu vàng Màu tím Màu đen Màu đỏ Màu nâu

4 7 0. 102   1%
= 47k  1%
b. Điện trở 5 vòng màu

Hình 2.6. Điện trở biểu thị bằng vòng màu.

6
2.1.3.3. Điện trở dán.
Linh kiện SMD (Surface Mount Devices) là loại linh kiện dán trên bề mặt mạch
in. Điện trở dán dùng 3 chữ số in trên lưng để chỉ giá trị của điện trở, 2 chữ số đầu là
giá trị của điện trở và số thứ 3 là số lũy thừa của 10. Điện trở dán dùng 4 chữ số thì 3
chữ số đầu là giá trị của điện trở và số thứ 4 là số lũy thừa của 10.

= 22. 103  = 820. 102 


= 22 k = 82 k

Hình 2.7. Điện trở dán

2.1.4 Một số loại điện trở đặc biệt


2.1.4.1. Điện trở băng
Điện trở băng còn gọi là điện trở dãy, được
tạo thành bởi sự kết hợp của nhiều điện trở
có cùng trị số, chúng được nối chung chân
với nhau. Điện trở băng thường được sử
dụng để bảo vệ cho các đèn led 7
thanh.Trong bảng 2.3 trình bày 4 kiểu điện Hình 2.8. Điện trở băng
trở băng.

7
Bảng 2.3. Các kiểu điện trở băng
Kiểu X Kiểu Y Kiểu Z Kiểu M

R1 = R2 =…=Rn Với n=818


R1 = R2 =…=Rn
Với n=312
Với n=37 Với n=612

2.1.4.2. Quang trở


Quang trở là một điện trở có trị số điện trở thay
đổi khi ánh sáng tác dụng vào thay đổi. ánh sáng
chiếu vào càng mạnh, điện trở của nó càng nhỏ..
Người ta còn gọi quang trở là cảm biến quang.
Hình 2.9 là một quang trở, khi có ánh sáng tác
dụng nó có trị số khoảng 200, khi không có ánh
sáng tác dụng (trời tối) thì trị số của nó tăng lên
khoảng 2M. Quang trở thường được sử dụng
Hình 2.9. Quang trở
trong các bộ điều khiển bật đèn tự động khi trời
tối của các xe ô tô.
2.1.4.3. Điện trở nhiệt- Thermistor
Điện trở nhiệt là điện trở có trị số thay đổi khi nhiệt độ môi
trường thay đổi. Điện trở nhiệt còn được gọi là cảm biến
nhiệt.
 1
B( - )
T T0
R = R .e (2.5)
Hình 2.10. Điện trở nhiệt
Trong đó:

R : giá trị điện trở

8
T : Nhiệt độ [K]
R0 : giá trị điện trở tại nhiệt độ tiêu chuẩn T0
T0 Nhiệt độ tiêu chuẩn [K]
B : hệ số nhiệt
Có 2 loại điện trở nhiệt.
- Nhiệt trở âm (NTC- Negative Temperature Coefficient Thermistor): Điện trở
giảm khi nhiệt độ tăng.
- Nhiệt trở dương ( PTC-Positive Temperature Coefficient Thermistor): Điện trở
tăng khi nhiệt độ tăng

2. 2 Tụ điện
2.2.1. Khái quát Bản cực kim loại
Tụ điện là một linh kiện có khả năng phóng nạp
điện tích.
Cấu tạo chung của tụ điện gồm hai bản cực làm
bằng kim loại đặt song song và cách điện bằng một lớp
điện môi. Từ hai bản cực nối với hai dây dẫn ra ngoài
làm hai chân tụ, toàn bộ đặt trong vỏ bảo vệ. Chất điện môi
Ký hiệu của tụ điện: Hình 2.11. Cấu tạo tụ điện

Tụ thường Tụ phân cực Tụ biến đổi

Hình 2.12. Ký hiệu tụ điện

Để đặc trưng cho khả năng phóng nạp điện tích của tụ điện người ta đưa ra khái
niệm điện dung. Đơn vị đo điện dung là F (Fara).
1F = 106F =109nF = 1012pF

2.2.2. Phân loại tụ điện.


2.2.2.1. Tụ giấy:
Chất cách điện trong tụ giấy làm bằng những loại giấy mỏng cách điện không
thấm nước còn đầu ra làm bằng các lá kim loại rất mỏng.

9
Hình 2.13. Tụ giấy

Đối với tụ giấy có điện dung nhỏ hơn 0,1F, điện trở cách điện ít nhất là 5000M;
còn với tụ giấy có điện dung lớn hơn 0,1F, điện trở cách điện nhỏ hơn. Phẩm chất
của tụ giấy vào khoảng 60-100.
Tụ giấy dùng để phân đường , ngăn, nối tầng, lọc trong những mạch điện tần số thấp.
2.2.2.2. Tụ mica
Chất cách điện trong tụ mica làm bằng các bản mica chất luợng cao, các bản tụ
điện làm bằng các lá kim loại mỏng hay một lớp bạc mỏng tráng lên một mặt của bản
mica. Tụ điện mica có các bản làm bằng lá kim loại kém ổn định hơn loại tráng một
lớp bạc.

Hình 2.14. Tụ mi ca

Tụ mica có tổn hao rất bé và điện trở cách điện cao (khoảng 10000 M) nên
được dùng chủ yếu trong các mạch cao tần, các phần tử cách ly trong các máy rađiô.
2.2.2.3. Tụ gốm
Cấu tạo: gồm một miếng gốm nhỏ hình trụ hoặc giống khuy áo hai mặt được
tráng bạc, cách điện với nhau tạo thành hai má của tụ điện (chất điện môi là gốm).

Hình 2.15. Tụ gốm

10
Đặc tính: kích thước nhỏ, điện áp làm việc cao. Tụ gốm hình đĩa trị số điện
dung nhỏ từ 1pF 1F. Tụ gốm kích thước nhỏ dùng trong các mạch thông thường
hiện nay có điện áp làm việc cực đại cho phép là 50 V.
2.2.2.4. Tụ polystyrene
Tụ polystyrene có cấu tạo với các lớp điện môi là nhựa Polystyrene (ổn định
nhiệt 150 ppm / 0C) có cấu tạo màng mỏng (thin film).

Hình 2.16. Tụ Polystyrene Film

2.2.2.5. Tụ hoá.
Tụ hoá có trị số điện dung rất lớn, so với các tụ khác thường đạt từ vài F đến
vài nghìn F và là loại tụ phân cực. Chất điện môi trong tụ hoá thường là Al203 hoặc
oxit tantan Ta205.

Hình 2.17. Tụ hóa

Phân loại:
- Căn cứ vào vật liệu làm điện cực: Tụ hoá nhôm và tụ hoá tantalium (tantan)
- Căn cứ vào chất điện môi: Tụ hoá khô và tụ hoá ướt.
Cấu tạo: Các điện cực làm bằng nhôm tinh khiết (99,99%), độ dày của điện cực
khoảng 0.075  0.13 mm, để tăng diện tích hiệu dụng có thể dùng hoá chất ăn mòn để
có thể thay đổi độ dày của hai bản cực. Lớp điện môi là Al203 bám trên cực dương dày

11
khoảng vài phần trăm m, có khả năng chịu được điện áp cao khoảng 800KV/mm.
Giữa hai bản cực là chất điện phân. Nếu chất điện môi ướt gọi là tụ hoá ướt. Nếu chất
điện môi khô gọi là tụ hoá khô. Chất điện môi có nhiệm vụ tạo lớp Al203 trong qúa
trình làm việc. Tụ hoá ướt có trị số lớn và điện áp làm việc hơn tụ hoá khô nhưng kích
thước lớn hơn. Tuổi thọ của tụ thông thường khoảng (5000- 10000) giờ và độ tin cậy
thấp hơn tụ thường.
2.2.2.6. Tụ có giá trị thay đổi.
a. Tụ biến đổi (tụ xoay).
Tụ xoay là một hệ thống gồm các má động và các má tĩnh được đặt xen kẽ với
nhau. Các má động có thể xoay quanh một trục để thay đổi S dẫn đến thay đổi giá trị
C. Chất điện môi có thể là chất khí, mica, thạch anh. Khi C = C max thì hai nhóm má
tĩnh và động hoàn toàn đối điện nhau nghĩa là S = Smax.
Khi C = Cmin thì hai nhóm má tĩnh và động hoàn toàn lệch nhau nghĩa là S = Smin
b. Tụ tinh chỉnh:

Vít vi chinh

Trục
Má động xoay

Trục
xoay
Má tĩnh

Hộp
nhựa
1 2 3

Hình 2.19. Cấu tạo tụ xoay

Có nhiều loại tụ tinh chỉnh:


+ Tụ tinh chỉnh bằng sứ: có kích thước nhỏ, các chỉ tiêu về điện cao.
+ Tụ tinh chỉnh có lò xo: gồm có hai bản cực kim loại, giữa hai bản là một chất điện
môi. Một bản cố định, còn một bản có thể đàn hồi được. Khi ta vặn đinh ốc thì bản đàn
hồi sẽ gần hoặc cách xa bản cố định do đó điện dung có thể biến đổi được. Loại này
không ổn định nhưng đơn giản.
+ Tụ tinh chỉnh nhỏ có điện môi là không khí có chỉ tiêu chất lượng cao nhưng cấu tạo
phức tạp.
Tụ này dùng để điều chỉnh chính xác điện dung, mắc phụ thêm vào các mạch dao động
hay các mạch cần điều chỉnh để có một điện dung thật chính xác.

12
2.2.3 Cách đọc trị số của tụ điện
Cách đọc trị số của tụ điện tuỳ thuộc vào cách biểu diễn tụ điện.
2.2.3.1. Ghi bằng số và chữ
- Ghi bằng số và chữ: Chữ K, Z, J,  ứng với đơn vị pF; chữ n, H ứng với đơn vị nF;
chữ M, m ứng với đơn vị F. Vị trí của chữ thể hiện chữ số thập phân, giá trị của số
thể hiện giá trị tụ điện.
- Ghi bằng các con số không kèm theo chữ:
+ Nếu các con số kèm theo dấu chấm hay phẩy thì đơn vị là F, vị trí dấu phẩy (dấu
chấm) thể hiện chữ số thập phân.
+ Nếu các con số không kèm theo dấu thì đơn vị là pF và con số cuối cùng biểu thị số
luỹ thừa của 10. Đặc biệt số cuối cùng là số “0” thì con số đó là giá trị thực.
Ví dụ: 763 = 76 x 103 pF; 160 = 160 pF
Sai số:

Ký hiệu Sai số Ký hiệu Sai số


B  0,1% H  2,5%
C  0,25% J  5%
D  0,5% K  10%
F  1% M  20%
G  2%

Ví dụ: 102J = 10.102  5% pF.


2.2.3.2 Ghi bằng quy luật màu.
Khi tụ điện được biểu diễn theo các vạch màu thì giá trị các vạch màu cũng
giống như điện trở, đơn vị tính của nó là pF.
Ví dụ: Vàng tím đỏ nhũ vàng: 47.102 pF  5%
Riêng đối với tụ phân cực thì cực tính được ghi trên thân tụ.

2.3 Cuộn cảm


2.3.1. Khái quát.
Cuộn cảm là một linh kiện sinh ra từ trường khi có dòng điện chạy qua.
Cuộn cảm gồm những vòng dây quấn trên một cốt bằng chất cách điện có lõi hoặc
không lõi tuỳ theo tần số làm việc.
-Kí hiệu

13
Cuộn cảm Cuộn cảm Cuộn cảm Cuộn cảm Cuộn cảm
không lõi lõi Ferit lõi sắt một lõi điều hai lõi điều
chỉnh chỉnh

Hình 2.20. Kí hiệu cuộn cảm.

Để đặc trưng cho khả năng cảm ứng điện từ người ta đưa ra khái niệm điện
cảm. Đơn vị đo điện cảm là H (Henry)

1H = 103 mH = 106 H

2.3
.2
Ph
ân
loạ
i
cu
ộn
cả
m
Hình 2.21. Cuộn cảm
Dự
a
theo ứng dụng mà cuộn cảm có một số loại sau:
- Cuộn cộng hưởng là các cuộn dây dùng trong các mạch cộng hưởng LC.
- Cuộn lọc là các cuộn dây dùng trong các bộ lọc một chiều.
- Cuộn chặn dùng để ngăn cản dòng cao tần, v.v...
Dựa vào loại lõi của cuộn cảm, có thể chia cuộn cảm ra một số loại sau
- Cuộn dây lõi không khí hay cuộn dây không có lõi.
- Cuộn dây lõi sắt bụi.
- Cuộn cảm có lõi Ferit.
- Cuộn dây lõi sắt từ.
Dựa theo ứng dụng mà cuộn dây có một số loại sau:
- Cuộn cộng hưởng là các cuộn dây dùng trong các mạch cộng hưởng LC.
- Cuộn lọc là các cuộn dây dùng trong các bộ lọc một chiều.
- Cuộn chặn dùng để ngăn cản dòng cao tần, v.v...

14
2.3.2.1 Cuộn dây lõi không khí.
Cuộn dây lõi không khí (hay cuộn dây
không có lõi) là các cuộn dây quấn gồm vài vòng
dây. Thường gặp nhất là các cuộn cộng hưởng làm
việc ở tần số cao và siêu cao.
Các cuộn dây thường được tẩm để chống
ẩm, tăng độ bền cơ học, ở tần số Radio các cuộn
dây thường được bọc kim để tránh các liên kết điện Hình 2.22 . Cuộn dây lõi không khí
từ không mong muốn.
2.3.2.2 Cuộn dây lõi sắt bụi.
Cuộn dây lõi sắt bụi (bột nguyên chất trộn
với chất dính không từ tính) được dùng ở tần số
cao và trung tần. Cuộn dây lõi sắt bụi có tổn thất
thấp, đặc biệt là tổn hao do dòng điện xoáy
ngược, và độ từ thẩm thấp hơn nhiều so với loại
lõi sắt.
Chế tạo cuộn dây lõi sắt bụi giống như Hình 2.23. Cuộn dây lõi sắt bụi

cuộn dây lõi không khí. Cuộn dây lõi sắt bụi cũng
có yêu cầu giống như cuộn dây lõi không khí cao tần về ảnh hưởng điện dung riêng
của cuộn dây, về tổn thất điện môi và hiệu ứng mặt ngoài.
2.3.2.3. Cuộn cảm có lõi Ferit.
Cuộn dây lõi Ferit là các cuộn
dây làm việc ở tần số cao và trung
tần. Lõi Ferit có nhiều hình dạng
khác nhau như: thanh, ống, hình chữ
E, chữ C, hình xuyến, hình nồi, hạt
đậu,v,v...Dùng lõi hình xuyến dễ tạo
điện cảm cao, tuy vậy lại dễ bị bão
hoà từ khi có thành phần một chiều. Hình 2.24. Cuộn dây lõi Ferit

2.3.2.4 Cuộn dây lõi sắt từ.


Lõi của cuộn dây thường là hợp chất sắt-silic và hợp chất sắt silic hạt định
hướng, hoặc hợp chất sắt-niken tuỳ theo mục đích ứng dụng, đây là các cuộn dây làm
việc ở tần số thấp. Dây quấn là dây đồng đã được tráng men cách điện, quấn thành
nhiều lớp có cách điện giữa các lớp và được tẩm chất chống ẩm sau khi quấn.

15
Cuộn chặn tần số thấp được dùng chủ yếu để lọc bỏ điện áp gợn cho nguồn
cung cấp một chiều qua chỉnh lưu, làm tải anôt trong các tầng khuếch đại, và trong các
ứng dụng một chiều khác.

2.3.3 Cách đọc trị số của cuộn cảm


2.3.3.1. Ghi bằng quy luật màu. L S L
I II III I II
S
Sử dụng bảng màu như đối với điện trở.
- Ghi theo chấm màu:
Chấm I, II,III biểu thị giá trị, chấm L biểu
thị lũy thừa 10, chấm S biểu thị sai số, đơn Hình 2. 25. Cuộn cảm ghi theo chấm màu
vị tính là H.
Ví dụ: Chấm I: đỏ; chấm II: vàng; chấm S: đen; chấm L: vàng
L = 24. 100  4% H.
- Ghi theo vạch màu
Cách đọc giá trị của cuộn cảm tương tự như đọc tụ
điện và đơn vị là H
Ví dụ : Đỏ đỏ cam nhũ bạc : 22.103 H  10%

Hình 2.26. Cuộn cảm ghi theo


vạch màu

16
Tài liệu tham khảo

[1] Thomas L. Floyd


Electronic Devices – Prentice Hall,1998
[2] Jmillman
Micro electronics, Digital and Analog, Circuits and System - MC Graw Hill
Book Company,1997
[3] Robert Boylestad, Louis Nashelsky
Electronic Devices and Circuit Theory – Prentice Hall, 2006.
[4] Đỗ Xuân Thụ
Dụng cụ bán dẫn – Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1995
[5] Trần Thị Cầm
Cấu kiện điện tử và quang điện tử - Học viện Bưu chính viễn thông, 2002
[6] Nguyễn Viết Nguyên (chủ biên)
Giáo trình Linh kiện điện tử – Nhà xuất bản Giáo dục, 2007
Giáo trình Linh kiện điện tử – Nhà xuất bản Giáo dục, 2007

17

You might also like