You are on page 1of 16

1.

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN MARATHON PERTROLEUM


1.1. Giới thiệu về tập đoàn Marathon Petroleum
Tập đoàn Marathon là một trong những tập đoàn hàng đầu về mảng downstream và là
tập đoàn có mạng lưới nhà máy lọc dầu lớn nhất nước Mỹ. Từ khởi đầu khiêm tốn là
một công ty con của Marathon Oil nhưng tách ra thành lập tập đoàn riêng từ năm
2011, Marathon Petroleum hiện là nhà máy lọc dầu độc lập bán buôn và tiếp thị các
sản phẩm điều chế từ dầu trong nước và quốc tế, cho các doanh nhân và nhận cung
ứng dài hạn trực tiếp cho các đại lý trên khắp thế giới.

Tên đầy đủ: Tập đoàn dầu khí Marathon (Marathon Petroleum Corporation)

Lĩnh vực hoạt động: Dầu và khí Gas

Thành lập: 01/09/1998 – Được thành lập và hoạt động với vai trò là công ty con của
Marathon Oil

01/07/2011 – Tập đoàn Marathon Petroleum (MPC) trở thành một công ty
lọc dầu, tiếp thị và vận tải độc lập.

Trụ sở chính: Findlay, Ohio, United States

Giáo đốc điều hành hiện tại: Michael J. Hennigan

Khẩu hiệu: “We work with care”

“ Fueling the American Spririt”

Tập đoàn Marathon Petroleum (MPC) là công ty độc lập chuyên về mảng midstream
(vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, gas đến cơ sở xử lý), downstream (lọc dầu, tiếp thị, bán
lẻ sản phẩm dầu đã qua tinh chế) được thành lập ở Hoa Kỳ năm 1887 và có trụ sở
chính tại Findlay, Ohio. Tập đoàn này được coi là công ty vân hành hệ thống lọc dầu
lớn nhất nước Mỹ đồng thời hệ thống đại lý tiếp thị và chuỗi bán lẻ thương hiệu
Marathon của tập đoàn này cũng có mặt trên khắp Hoa Kỳ, Mexico và Canada. Ngoài
ra MPC thành lập công ty con là MPLX LP – đơn vị trung chuyển cho giai đoạn
midstream – điều hành việc hậu cần vận chuyển sản phẩm dầu thô nhẹ.

Hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn này có thể kể đến 3 phân đoạn chính là vận
chuyện dầu thô (midstream), lọc và tiếp thị dầu (Lọc dầu và tiếp thị), bán lẻ sản phẩm
dầu.

1.2. Lịch sử hình thành


Từ năm 1887 khởi đầu khiêm tốn chỉ là một số công ty nhỏ hợp nhất trở thành công ty
dầu khí Ohio, công ty này để phát triển lên thành tập đoàn dầu khí Marathon.

Năm 1889 – 1911, Joh D. Rockefeller’s Standard Oil đã mua Ohio Oil trụ sở chính của
công ty được chuyển đến Findlay Ohio. Đường ống dẫn dầu đầu tiên của Ohio Oil đầu
tiên được được xây dựng vận chuyển dầu từ Martinsville, Illinois đến Preble, Indiana
(Mỹ). Năm 1911, Tóa án tối cao hủy bỏ quỹ tín thác Standard Oil và khiến cho Ohio
Oil trở lại là một công ty độc lập.

Năm 1930, Ohio Oil đã mua lại Transcontinental Oil. Thương vụ mua bán này đã
mang lại thêm cho công ty các giếng dầu và khí đốt tự nhiên, ba nhà máy lọc dầu, nhà
máy lưu trữ hàng loạt và các trạm nạp. Danh mục sản phẩm của công ty cũng nhiều lên
với các sản phẩm nhãn hiệu Marathon, nhãn hiệu Pheidippides Greek (vận động viên
Hy Lạp) và công ty lúc này theo đuổi nhãn hiệu “Best in Long run”. Cũng vào thời
gian này công ty dâu khí Ohio cũng chính thức được lên sàn chứng khoán New York.

Suốt từ giai đoạn 1945 – 1997, công ty dầu khí Ohio đã tiến hành mua rất nhiều công
ty dầu khí khác như Aurora Gasoline (Gồm 680 trạm dịch vụ đổ xăng Speedway), mua
lại nhà máy lọc dầu Detroit, thành lập công ty con Marathon Pipe Line, mua lại
Plymouth Oil và nhà máy lọc dầu Texas City để tiến bước vào lĩnh vực kinh doanh
bán buôn xăng dầu.

Năm 1998, Marathon Oil và Tập đoàn Ashland đã thành lập một liên doanh mang tên
Marathon Ashland Petroleum LLC và bổ sung thêm các nhà máy lọc dầu ở Catlettburg
(Kentucky), Canton (Ohio) và St. Paul Park (Minnesota) cũng như một số khu vực nội
địa tư nhân khác. Công ty Emro Marketing (công ty con của MPC) và tập đoàn Super
America hợp nhất để tạo nên Speedsway SupperAmerica LLC (chuỗi trạm dừng chân
phục vụ đổ xăng, ăn uống,vv… )

Năm 2011, Tập đoàn Marathon Petroleum tách ra trở thành một công ty độc lập
chuyên về mảng lọc dầu, tiếp thị và vận tải. Một năm sau đó tập đoàn này thanh công
mở ra ngành điều chế sản phẩm dầu nặng ở nhà máy lọc dầu Detroit và thành lập
MPLX LP là một đơn vị chuyên về vận chuyển dầu thô. Các năm tiếp theo, tập đoàn
này liên tục mua thêm các nhà máy lọc dầu lớn tại nhiều thành phố khác nhau.

Năm 2018, tập đoàn Marathon Petroleum mua Andeavor (cũng là một tập đoàn trong
ngành dầu khí) đây là tiền đề cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh trên toàn cầu.
Một năn sau đó MPLX LP mua lại Andeavor Logistic LP và dần trở thành công ty vận
chuyển dầu thô hàng đầu, quy mô lớn và đa dạng.

1.3. Danh mục kinh doanh chính của tập đoàn


STT Tên sản phẩm STT Tên dịch vụ
1 Xăng các loại Trạm xăng tích hợp dịch vụ
8
2 Khí gas các loại (Speedway, Marathon, Arco)
3 Nhựa đường App điện tử thanh toán tiền
9
4 Nhiên liệu dùng cho hàng không nguyên liêu MakeitCount.
5 Cồn, Dầu diesel, dầu nhớt, dầu động cơ Thẻ tiện lợi tích hợp đổ xăng,
6 Các loại hóa dầu (Toluene, Xylene,…) 10. thanh toán hóa đơn Tesoro
7 Dầu thô Card, Tesoro Gift Card
1.4. Phân tích nguồn lực của Marathon Petroleum
Nguồn lực hữu hình:

- Sở hữu 16 nhà máy lọc dầu khắp nước Mỹ, Canada, Mexico và khả năng sản
xuất 2.9 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, 11.8 tỷ ft3 khí gas tự nhiên mỗi ngày.
- Sở hữu 8100 cửa hàng bán lẻ tại các thị trường đã thâm nhập.
- Sở hữu và cho thuê vận chuyển hơn 1700 đường ống vận chuyển dầu.
- Sở hữu 23 tàu vận tải và 300 sà lan để vận chuyển hàng.
- Có 2 thương hiệu mạnh và có độ phổ biến cao là Marathon Brand và Arco
- Số lượng nhân viên theo 2020 khoảng 57900 người và
- Sở hữu rất nhiều công ty con và đối tác thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh
quốc tế.
Một số công ty con tiêu biểu của MPC:

- MPLX LP – đơn vị trung chuyển cho giai đoạn midstream – điều hành việc hậu
cần vận chuyển sản phẩm dầu thô nhẹ.
- Tesoro (đổi tên thành Andeavor): Được MPC thành công mua lại từ 1/10/2018.
- Western Refining: Công ty con sở hữu và điều hành một số hoạt động loạc dầu
để cung cấp khách hàng bán buôn từ nhiều nơi.
- Speedway: Chuổi trạm dừng chân đổ nguyên liệu kèm dịch vụ ăn uống,…

Nguồn lực vô hình:

- Kinh nghiệm 134 năm trong ngành kinh doanh và sản xuất dầu khí.
- Đứng thứ 8 trong doanh hiệu giải thưởng an toàn cho các nhà sản xuất nhiên
liệu & hóa dầu ở Mỹ; giải thưởng đối tác của năm – giải xuất sắc; trong top 100
công ty do Forrbes bình chọn

1.5. Quá trình quốc tế hóa


Tiền thân của MPC là tập đoàn Marathon Oil là một tập đoàn dầu khi có rất nhiều trạm
khai thác dầu ở trên nước Mỹ, Canada, một số nước Châu Phi (Guinea,…) và
Marathon Oil thành lập MPC là một công ty con giúp cho việc vận chuyển và tinh chế
dầu thô thành phẩm để cung cấp trong nước và cung cấp dầu thô, chế dầu, khí gas tự
nhiên ra thị trường nước ngoài.

Năm 2018 thương vụ mua lại 66% cổ phần của Andeavor của MPC đã khiến cho tập
đoàn này trở thành công ty lọc dầu số 1 đất Mỹ và hàng đầu thế giới với năng lực sản
xuất hơn 3 triệu thùng mỗi ngày. Cùng với đó cơ hội tiếp thị càng được mở rộng với
các sản phẩm dưới thương hiệu Marathon Brand và Speedway khi mà Andeavor có độ
phủ sóng mạnh mẽ ở phía Tây Mỹ. Cuộc sáp nhập này giúp cho hệ thống chuỗi bán lẻ
của MPC quy tụ tới 7 brand về một nơi gồm Marathon, Arco, SuperAmerica, Shell,
Exon, Mobil, Tesoro, USA Gasoline và Giant và nâng sự hiện diện của thương hiệu
khắp các nước ở Bắc Mỹ và một số nước Nam Mỹ, các đảo và quần đảo lân cận. Vụ
mua lại này đã mở ra thêm nhiều cơ hội để tập đoàn Marathon Petroleum thực hiện
hoạt động kinh doanh quốc tế trong tương lai.

Sau 1 năm, vào 2019, MPLX LP công ty con của Marathon Petroleum mua lại
Andeavor Logistic LP. Thương vụ này lại càng mở rộng hơn cơ hội các giao dịch
thương mại quốc tế của MPC vì sự đa dạng và phủ rộng của các cảng, các trạm vận
chuyển dầu thô và nguyên vật liệu.

Marathon đang tiếp tục đàm phán mua lại toàn bộ Andevor và bán lại Speedway cho
Eleven Holding nhằm thực hiện tiếp cac kế hoạch kinh doanh trong nước và quốc tế
của mình. Hiện sản phẩm của Marathon được cung cấp tới khách hàng ở khắp thế giới
trong đó chủ yếu là Anh, Canada, Ireland, Netherlands, Greece và một số quốc gia
khác.

SẢN LƯỢNG DẦU ĐƯỢC TIÊU THỤ BỞI CÁC


NƯỚC TRỪ MỸ (2020)
3% 5%
6%
9%

54%

23%

Anh Canada Ireland Hà Lan Hy Lạp Khác

Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu được tiêu thụ bởi các nước ngoài Mỹ (2020)

Nguồn: Bản báo cáo bền vững 2021 của MPC

2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ NGUỒN LỰC CỦA


CÔNG TY
2.1. Môi trường kinh vĩ mô
Ở bài tập này, em sẽ phân tích môi trường kinh doanh của tập đoàn Marathon
Petroleum theo mô hình PEST nhữn, bao gồm 4 yếu tố là chính trị, kinh tế, xã hội,
công nghệ. Do có sự giới hạn về nội dung nên một số yếu tố ảnh hưởng nhiều sẽ được
đi sâu hơn và xếp ở thứ tự từ trên xuống dưới theo mức độ ảnh hưởng.

2.1.1 Chính trị


Nền chính trị thế giới không ổn định khi giá dầu liên tục biến động do căng thẳng
chính trị Trung Đông, căng thẳng giữa Mỹ và Iran, căng thảng Mỹ - EU – Canada,…

Với mức tiêu thụ dầu và khí đốt khổng lồ của Mỹ và các nước lân cận gây ra lượng
khí CO2 thải ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà chính phủ Mỹ đã đưa ra một số
chính sách không có lợi cho các nhà khai thác, sản xuất dầu và khí đốt. Cụ thể là loại
bỏ các quy định về thuế có lợi cho các công ty lọc và tinh chế dầu mỏ, khí đốt và than
đá, áp thuế với sản xuất nguyên liệu hóa thạch. Ngoài ra, cũng có những chính sách ưu
đãi về thuế cho các sản phẩm áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường hoặc tái
chế, giảm lượng chất thải.

Một số đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài của Hoa Kỳ cũng là một điểm đáng
lưu ý để tập đoàn dầu khí này có những quyết định kiểm toán hoạt động kinh doanh
của mình.

2.1.2 Kinh tế
Xăng dầu, dầu thô là loại hàng hóa thiếu yếu và được giao dịch hàng ngày trên thị
trường tài chính quốc tế với hai nghiệp vụ chủ yếu là giao ngay và giao dịch kỳ hạn.
Giá và sản lượng sản xuất mặt hàng này chịu rất nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế và
cũng tác động rất nhiều đến nền kinh tế các nước trên thế giới.

Do ảnh hưởng của đại dịch mà nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng và hiện tại
vẫn đang xoay sở để phục hồi, cùng với đó lượng cầu về mặt hàng xăng dầu suy giảm
(được phản ánh bởi mức độ tiêu thục của thế giới theo thống kê của EIA) nhưng nguồn
cung lại không giảm gây ra sự bất ổn định về giá dầu.

Hình 1. Biểu đồ thể hiện mức độ tiêu thụ xăng dầu hàng năm của thê giới và khu vực

Năm 2020 là năm thị trường dàu thô phải trải qua cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền
lệ trong lịch sử khi giá dầu thế giới sụt giảm mạnh. Việc giá dầu liên tục giảm ảnh
hưởng rất nhiều đến mặt sản xuất khai thác và doanh thu của doanh nghiệp.

Mức lãi suất vay ngắn hạn hiện tại theo chính sách của Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ
(FED) sẽ đưuọc giữ nguyên là 0 – 0.25% đồng thời cũng đề cập đến khả năng nâng lãi
suất ngay từ đầu năm 2023 do tỷ lệ lạm phát tăng cao. FED dự báo lạm phát toàn phần
nằm 2021 lên mức 3.4% và cao hơn 1% so với mức dự báo tháng 3/2021 nhưng những
áp lực lạm phát này chỉ mang tính tạm thời, triển vọng tăng trưởng GDP Mỹ năm 2021
tăng 7% và tỷ lệ thất nghiệp duy trì không đổi. Các chỉ số kinh tế gần đây cho thấy nền
kinh tế Mỹ đang tăng trưởn rất nhanh nhưng kèm theo đó là áp lực lạm phát tăng
mạnh, đồng thời nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhưng lại không đồng đều.

Tình hình kinh tế bất ổn đặt ra cho tập đoàn dầu khí Marathon bài toàn về sản xuất
sản lượng dầu và khí đốt phù hợp với mức độ tiêu thụ, và nên chú trọng tiếp thị vào
những thị trường mục tiêu nào, có nền kinh tế ra sao.

2.1.3 Công nghệ


Vì nguồn tài nguyên là có hạn và Mỹ có rất nhiều chính sách liên quan đến đánh thuế
cao với ngành dầu khí vì gây ra lượng CO2 và chất thải gây ô nhiễm mô trường nên áp
lực về nghiên cứu công nghệ giảm bớt lượng khí thải ra môt trường, giảm lượng nước
cùng với đó là công nghệ vận tải của các đường ống dẫn dầu buộc phải có các giải
pháp giảm thiểu, nâng cao công nghệ để không xảy ra các sự cố cháy nổ, tràn dầu gây
thiệt hại cho doanh nghiệp.

Cùng với đó là nguồn trữ lượng tài nguyên thiên nhiên là có hạn nên việc nghiên cứu
về các nguồn nguyên liệu có thể tái tạo lại là vô cùng cần thiết

2.1.4 Xã hội
Vì là mặt hàng thiết yếu, dầu và khí gas gần như không chịu ảnh hưởng của yếu tố văn
hóa.

2.2. Môi trường ngành


Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh Porter:

2.2.1 Cạnh tranh trong ngành của Marathon Petroleum:


Marathon Petroleum đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh như mạnh nhất là với tập
đoàn Valero Energy – cũng là một tập đoàn dầu khí ở Mỹ có danh mục sản phẩm
giống với MPC.

Valero cũng là một trong những tập đoàn độc lập trong khâu lọc dầu, sở hữu 15 nhag
máy lọc ở Mỹ, Canada và Vương Quốc Anh. Về phần nhiều các chính sách và giải
pháp về công nghệ của hai tập đoàn là giống nhau và mức độ khác biệt giữa các dòng
sản phẩm là khó xác định nên cuộc chiến về giá và thị trường giữa hai thương hiệu này
bô cùng gay gắt.

Đặc điểm giống nhau của Valero với MPC


Tự lọc dầu (15 nhà máy lọc dầu ở khắp Tự lọc dầu (13 nhà máy lọc dầu ở Mỹ,
nước Mỹ, Canada và vương quốc Anh) Canada và Mexico)
Sản xuất khí Gas, Xăng, Dầu Disel, Hóa dầu, nhựa đường, Động cơ máy bay, dầu
nhớt, các loại nhiên liệu giảm CO2 thải ra môi trường,…
Tích cực nghiên cứu các nguồn nguyên liệu tự tái tạo
Quan tâm đến vấn đề mô trường làm việc an toàn

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Marathon Petroleum
Trong ngành công nghiệp dầu khí hiếm khi và hầu như không có sự tham gia mới của
một doanh nghiệp vì việc phát triển một thương hiệu dầu khí cũng như xây dựng nhà
máy lọc dầu, hệ thống vận tải, … là một việc rất khó khăn và tốn nhiều chi phí. Hơn
nữa việc xây dựng niềm tin với khách hàng với một thương hiệu dầu khí mới vô cùng
khó khăn vì mặt hàng này cần sự hiểu biết về động cơ và sự khách biệt giữa các sản
phẩm cần có kiến thức chuyên môn mới có thể phân biệt nên MPC hầu như không
chịu áp lực về đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

2.2.3 Quyền thương lượng của nhà cung ứng


MPC và MPLX hợp tác với rất nhiều nhà cung ứng đang tin cậy và hầu như việc cung
ứng hàng hóa, dịch vụ tới tay khách hàng là do chuỗi cung ứng xử lý. Chính vì thế khi
chọn nhà cung ứng, tập đoàn này đều lựa chọn rất kỹ và chỉ lựa chọn những nhà cung
ứng có thể đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về giá trị cốt lõi của tập đoàn, cùng với đó
là hơn 8000+ giờ đào tạo về việc phải cung ứng tuân thủ theo quy tắc đạo đức, nhân
quyền. Chính vì cần lựa chọn, bồi dưỡng nên chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của
MPC là cao.

Năm 2020, MPC bắt tay với EcoValid là một trong những nhà cung cấp có xếp hạng
bền vững cao nhất toàn cầu và cung cấp đường dây trợ giúp để khuyến khích các nhà
cung cấp báo cánh các hành vi bị nghi ngờ là trái với đạo đức kinh doanh hoặc phi
pháp.
2.2.4 Quyền thương lượng khách hàng đối với Marathon Petroleum
Vì là mặt hàng xăng dầu nên người mua sản phẩm của Marathon nhạy cảm về giá
nhưng nhìn chung thì sức mạnh khách hàng cá nhân trong trường hợp MPC là thấp vì
MPC để hết công việc cung cấp sản phẩm cho chuỗi cung ứng, cùng với đó sản phẩm
MPC với các sản phẩm của Valero và các tập đoàn cùng ngành khác thường có sự biến
động giá cùng chiều và khó xác định được sự khác biệt nếu không có những hiểu biết
chuyên môn

2.2.5 Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế đối với Marathon Petroleum
Hiện tại số lượng sản phẩm có thể thay thế với xăng dầu, khí đốt của Marathon chủ
yếu đến từ các hãng khác như Valero, Shell hay Phillips66 có rất nhiều. Chi phí
chuyển đổi cũng không quá cao nên những yếu tố này là mối đe dọa với MPC nếu sản
phẩm của họ không cải tiến và đủ tốt để vượt mặt đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên số lượng sản phẩm để thay thế hẳn xăng dầu, khí đốt, hóa dầu, xăng sinh
học… lại rất ít, có thể kể đến là điện tạo từ năng lượng mặt trời hay sức gió nhưng sản
lượng tạo ra không đủ sức cung ứng cho thị trường.

2.3. Những vấn đề Marathon Petroleum đang phải đối mặt


Những vấn đề của Marathon Petroleum rút ra được sau khi phân tích môi trường kinh
doanh và môi trường ngành đó là:

- Bài toán về cân đối sản lượng sản xuất phù hợp với lượng cầu trong bối cảnh
đại dịch để tối ưu hóa chi phí
- Nghiên cứu công nghệ để quá trình tạo sản phẩm giảm thải được lượng khí
CO2 và chất thải, đảm bảo sự anh toàn của môi trường làm việc.
- Bài toán về quyết định kinh doanh và mở rộng kinh doanh tiếp theo ở thị trường
nào trong bối cảnh đại dịch và thế giới đang dần hồi phục kinh tế.

3. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA MARATHON


PETROLEUM
3.1. Chiến lược cạnh tranh của Marathon Petroleum
3.1.1 Chiến lược giảm chi phí
Marathon Petroleum có khả năng kiểm soát được chi phí sản xuất của họ hơn so với
đối thủ cạnh tranh ở chỗ họ sở hữu nhà máy lọc dầu tự vận hành, chuỗi bán lẻ tự phân
phối không cần trả phí cùng với nền tảng vận hành hơn 100 năm nên quá trình tạo ra
sản phẩm được tối ưu hóa hơn rất nhiều.
Cùng với đó, tập đoàn này đầu tư rất nhiều cho các công nghệ mới để có thể giảm cho
phí sản xuất sản phẩm xuống tối tưu, các công nghệ giảm ô nhiễm mô trường, tiết
kiệm nước hơn. MPC đã tạo ra một quy trình sử dụng nước trong quá trình lọc dầu để
tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất (trang 23 bản Báo cáo bền vững 2020). Cùng với đó là
các hóa phẩm thừ từ lọc dầu điều chế ra thành các sản phẩm, hóa dầu khác và bán lại.

3.2. Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu của Marathon Petroleum
Marathon Petroleum đã lựa chọn chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu để chinh phục thị
trường quốc tế. Theo đó mà tập đoàn này đã chuyên môn hóa các hoạt động của công
ty ngay kể từ giai đoạn Midstream đến lọc dầu và tiếp thị đến tay người tiêu dùng.

3.2.1 Giai đoạn Midstream (vận chuyển dầu thô chưa tính chế)
Việc vận chuyển dầu thô toàn bộ sẽ do công ty MPLX LP (công ty con của Marathon
Petroleum) đảm nhiệm và vận chuyển đến 16 nhà máy lọc dầu của tập đoàn qua các
đường ống dẫn dầu thô. Giá trị cốt lõi mà MPLX luôn nhấn mạnh khi vận chuyển
“Tuân thủ an toàn, toàn vẹn, tôn trọng, hòa nhập và cộng tác”. Mọi nhiệm vụ hậu cần
của Marathon Petroleum sẽ do công ty MPLX LP đảm nhiệm và chuỗi nhà cung ứng
được tuyển chọn kỹ càng và cam kết theo tiêu chuẩn Marathon Petroleum đề ra,

3.2.2 Giai đoạn Lọc dầu và sản xuất ra thành phầm:


Danh mục sản phẩm của Marathon Petroleum vô cùng đa dạng gồm xăng, dầu, hóa
dầu, nhựa đường, dầu thôi,… các loại phù hợp với từng dòng máy, đều được làm theo
quy chuẩn quốc tế và sử dụng chung trên toàn thế giới. Ngoài ra, thành phẩm sẽ được
đóng gói theo bao bì và quy chuẩn của tập đoàn.

Tập đoàn này đã khai thác thế mạnh của mình là hơn 100 năm trong ngành, những lợi
thế về kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm phù hợp với mọi tiêu chuẩn khắt khe nhất.

3.2.3 Logistic và phân phối đầu ra


Đơn vị hậu cần phân phối chính của Marathon Petroleum là MPLX LP và gần đây là
Andeavor Logistic LP đảm đương vị trí vận chuyển sản phẩm ra thị trường các nước
Bắc Mỹ. Đồng thời Marathon Pertroleum cùng MPLX LP cũng đang hợp tác với hàng
nghìn nhà cung ứng khác nhau để đưa sản phẩm đi các thị trường Anh Quốc, Hà Lan,
Hy Lạp, Ireland,…

Để trở thành một trong những đối tác cung ứng sản phẩm của Marathon Petroleum,
người cung ứng phải cam kết duy trì các tiêu chuẩn đạo đức, tuân thủ an toàn, đảm bải
độ toàn vẹn của sản phẩm và các giá trị cốt lõi của tập đoàn. Tập đoàn này đã triển
khai vào năm 2020 các điều khoản các nhà cung ứng cần cam kết để đảm bảo các tiêu
chuẩn về sản phẩm của tập đoàn được tuân thủ khi đưa ra thị trường nước ngoài.

3.2.4 Hoạt động Marketing và bán hàng


Marathon Petroleum đẩy mạnh nhiều hoạt động Marketing nhấn mạnh về sự bình
đẳng, hòa bình và quảng cáo mạnh cho các sản phẩm dầu tái tạo, bảo vệ môi trường.
Cùng với đó tập đoàn này lập ra rất nhiều trạm nghiên cứu các sản phẩm xăng sinh
học, dầu sinh học,… Tập đoàn này tích cực tạo ra một hình ảnh mẫu về một tập đoàn
dầu khí có đạo đức kinh doanh mẫu mực và quan tâm đến các vấn đề môi trường.

Tập đoàn dầu khí này phân phối sản phẩm của mình qua các đại lý bán hàng, dịch vụ
bán lẻ hiện đại, nhà phân phối và nền tảng trực tuyến.

- Bán lẻ hiện đại qua chuỗi cửa hàng Marathon và Arco của chính mình, tước khi
bán lại cho Eleven iHoldings thì còn có thêm chuỗi trạm nghỉ Speedway, sản
phẩm được bán cùng với một số thương hiệu khác như Shell hay
SupperAmerica.
- Nhà phân phối: Mạng lưới phân phối của MPC ở một số thị trường Châu Âu sẽ
do các nhà phân phối hợp tác với MPC toàn quyền đảm nhiệm nhưng vẫn phải
cam kết theo đúng những tiêu chuẩn MPC đề ra.
- Trực tuyến: Khách hàng có thể mua lẻ các sản phẩm dầu nhớt, diesel lẻ, quần
áo bảo hộ, dầu bôi trơn động cơ xe tại website chính thức của Marathon là
Marathon Brand Mechandise

Ngoài ra họ cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán Tesoro và app điện tử MakeitCount
để đổ nhiên liệu và hóa đơn ở mọi trạm xăng và dừng trân Marathon và Arco trên
thế giới.

3.3. ÁP LỰC TRONG QUÁ TRÌNH KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA


MARATHON PETROLEUM
3.3.1 Áp lục giảm chi phí
Do bối cảnh đại dịch và sự chênh lệch giữ cung với cầu mà giá dầu luôn trong trạng
thái bất ổn. Cùng với đó những căng thẳng chính trị Mỹ - EU – Canada, căng thẳng
Trung Đông, Mỹ - Trung, khiến cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn gặp không ít
khó khăn. Theo Fotune, tuy doanh thu năm 2020 có tăng nhưng lợi nhuận lại giảm đi
so với các năm trước.
Ngoài ra, các vấn đề về xả thải ra môi trường, sự quá tải của khí CO2 thải ra cùng với
các sự cố làm ô nhiễm nguồn nước có thể gặp phải mà Mỹ đã xem xét đánh thuế lên
các sản phẩm dầu và khí gas nặng hơn. Kèm theo đó là nền kinh tế thế giới mới đang
khôi phục lại khỏi khủng hoảng do đại dịch, các chỉ số kinh tế đều chưa được khôi
phục, tỷ lệ lạm phát tăng cao kèm theo lãi vay ngân hàng tăng đã đặt Marathon
Petroleum vào một bài toán phải thiết kế quy trình sản xuất tiết kiệm hơn

3.3.2 Áp lực thích nghi với địa phương


Đối với ngành xăng dầu, áp lực phải thích nghi với địa phương không lớn vì không bị
ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố văn hóa, các sản phẩm của Marathon gần như giống
nhau hết ở mọi thị trường.

Kết luận: Vì tự tin có thể điều chỉnh được các áp lực chi phí trên và áp lực thích nghi
với địa phương là thấp nên Marathon Petroleum đã lựa chọn chiến lược tiêu chuẩn hóa
toàn cầu. Và với những nỗ lực về việc tạo ra các sản phẩm tiêu chuẩn sinh học, ít gây ô
nhiễm với môi trường, liên tục nghiến cứu khai thác các lợi thế về kinh nghiệm lâu
năm trong ngành dâu khí để tối ưu hóa các quá trình xử lý sản phẩm thì chiến lược này
với Marathon Petroleum trong giai đoạn này là bền vững.

4. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MARATHON PETROLEUM


Phân cấp quản lý theo chiều ngang, cấu trúc khu vực địa lý toàn cầu:

Trụ sở chính
(Finday, Ohio, Mỹ)

Mỹ Mexico Canada Các nước khác

Marathon Arco Arco


Brand Các nhà cung
Marathon ứng đã hợp
Tesoro tác
Arco brand
Marathon
MPLX LP

Marathon Pipeline

Tesoro
Với khu vực Mỹ, Canada, Mexico, các vấn đề xảy ra sẽ được trực tiếp giải quyết bởi
nhóm lãnh đạo điều hành Marathon Petroleum gồm 4 ủy ban:

Ủy ban quản lý Y
Ủy ban chính sách tế, Môi trường, An Ủy ban quản lý rủi Ban chỉ đạo chiến
đối ngoại toàn và An Ninh ro doanh nghiệp lược
(HES&S)

Với các hoạt động kinh doanh ở khu vực các nước khác sẽ do các nhà cung ứng chịu
trách nhiệm và dưới sự giám sát của trụ sở chính.

Triết lý kinh doanh của Marathon Petroleum

Quản lý kinh doanh an toàn và thân thiện với môi trường

Đề cao kinh doanh trung thực

Hoạt động dưới sự trân trong lẫn nhau

Môi trường kinh doanh đoàn kết, không phân biệt sắc tộc, giới tính

Tích cục hợp tác, đóng góp vì cộng đồng.

 Qua các mục tiêu kinh doanh mà MPC muốn hướng tới, ta có thể thấy được chiến
lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu của tập đoàn phù hợp với triết lý kinh doanh mà họ đề ra,
và triết lý kinh doanh này sẽ là cơ sở để thực hiện tiếp các hoạt động kinh doanh quốc
tế tiếp theo.

5. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ CẢI THIỆN CÁC VẤN ĐỀ MARATHON


PETROLEUM GẶP HIỆN NAY
Qua phân tích tình hình công ty, môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh quốc
tế của công ty ta tổng kết được các vấn đề tập đoàn gặp phải đó là:

- Vấn đề về sắp xếp nguồn lực tiệp nhận các vấn đề phát sinh khi đưa sản phẩm
ra thị trường quốc tế. Việc dựa dẫm vào các nhà cung ứng mà vẫn phải kiểm
soát hoạt động của họ khiến vô tình tạo thêm nhiều áp lực về quản lý cho trụ sở
chính.
- Đưa ra công nghệ có thể tận dụng được lợi thế kinh nghiệm và tối ưu hóa chi
phí sản xuất trong bối cảnh đại dịch.
- Dự báo cung – cầu cần chuẩn xác hơn để tránh tình trạng cung vượt quá cầu,
nhất là trong tình trạng thế giới bất ổn như hiện nay.

Đề xuất giải pháp:

- Với vấn đề thứ nhất, giải pháp tạm thời là lập thêm một ban nhỏ để chuyên giải
quyết và theo dõi các hoạt động của nhà cung ứng tại thị trường quốc tế. Giải
pháp lâu dài đó là phát triển hệ thống Supply chain của chính tập đoàn như là
MPLX hay Andervor Logistic LP để có thể tư cung ứng sản phẩm ra nước
ngoài
- Với vấn đề thứ hai và ba, giải pháp tạm thời là cố gắng tối ưu hóa, tự động hóa
các hệ thống dựa trên nền tẳng sẵn có, nghiên cứu tình hình chính trị - kinh tế
để đưa ra các quyết định sản xuất phù hợp. Về lâu dài, tìm ra các công nghệ
thân thiện với môi trường, các tuyến vận tải tiết kiệm thời gian và công sức hơn
đồng thời chờ đợi nền kinh tế thế giới khôi phục khỏi khủng hoảng.
https://www.nytimes.com/2012/10/25/business/energy-environment/cheaper-oil-and-
gas-give-a-lift-to-the-refining-business.html

https://marathonpetroleum.corpmerchandise.com/10-25

https://fortune.com/company/marathon-petroleum/

https://www.csnews.com/how-marathon-petroleum-andeavor-merger-will-create-
retail-marketing-powerhouse

https://www.sec.gov/Archives/edgar/data/1510295/000151029516000078/mpc-
20151231x10k.htm

https://www.reuters.com/article/us-usa-oil-exports-idUSKBN1AC0ER

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/fed-phat-tin-hieu-co-the-som-nang-lai-suat-tro-
lai-ngay-tu-nam-2023-81756.htm

https://www.harvardreferencinggenerator.com
https://www.reuters.com/article/us-usa-oil-exports-idUSKBN1AC0ER

You might also like