You are on page 1of 79

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------

TIỂU LUẬN THỰC HÀNH


Học phần: Logistics và Vận tải quốc tế

Chủ đề:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS – VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Nhóm thực hiện: Nhóm số 03

Lớp tín chỉ: TMA305(GD1-HK1-2021).1

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Minh Trâm

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------

TIỂU LUẬN THỰC HÀNH


Học phần: Logistics và Vận tải quốc tế
Chủ đề:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS – VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Nhóm thực hiện: Nhóm số 03

Lớp tín chỉ: TMA305(GD1-HK1-2021).1

STT Họ và tên sinh viên Mã sinh viên

1 Lưu Hồng Duyên 1915510036

2 Tô Thành Đạt 1911110079

3 Nguyễn Hải Hà 1817710045

4 Võ Ngân Hà 1915510042

5 Ngô Hoàng Nhật Hạ 1917740036

6 Vũ Thị Khánh Hạ 1915510044

7 Đỗ Thị Hồng Hạnh 1917740039

8 Lê Hòa Hạnh 1911110139

9 Nguyễn Thị Hạnh 1817710056

10 Nguyễn Thị Hồng Hạnh 1911110142

11 Phùng Mỹ Hạnh 1915510051

12 Lương Mai Hằng 1911110134

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Minh Trâm

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


1
STT ST Họ và tên sinh Mã sinh viên Vai trò đảm Chi tiết công công việc
trong T viên nhận trong đảm nhận
phòng mô hình
thi

23 1 Lưu Hồng Chương 3: 3.2.1


Duyên Chương 4: 4.1
Chương 4: 4.3
1915510036 NNK Soạn HĐVC chặng nội
địa NK
Chỉnh sửa tiểu luận
Soạn nội dung video

24 2 Tô Thành Đạt Chương 2: 2.1


Chương 2: 2.3.2
1911110079 NCC chặng NK
Dựng video phần tranh
chấp quốc tế

25 3 Nguyễn Hải Hà Chương 3: 3.1


Chương 3: 3.2.4
Soạn HĐVC chặng nội
địa XK
1817710045 NXK
Kết luận
Phân công công việc
Tổng hợp, chỉnh sửa tiểu
luận

26 4 Võ Ngân Hà Chương 4: 4.2


Phụ lục
1915510042 NNK
Dựng video phần tranh
chấp nội địa nước NK

27 5 Ngô Hoàng Chương 1: 1.1 - 1.2 - 1.3


1917740036
Nhật Hạ - 1.4

28 6 Vũ Thị Khánh Chương 1: 1.5 - 1.6


Hạ 1915510044 NCC chặng NK Chương 3: 3.2.1
Chương 4: 4.4

29 7 Đỗ Thị Hồng Chương 2: 2.1


Hạnh Chương 2: 2.3.2
Dựng video phần mở đầu
1917740039 NXK
và tranh chấp nội địa
nước XK
Ghép nhạc video

30 8 Lê Hòa Hạnh Chương 3: 3.2.2


Chương 3: 3.2.7
1911110139 NXK Chương 3: 3.3
Soạn Báo cáo thử nghiệm
(Test report)

31 9 Nguyễn Thị 1817710056 Format file word

2
Hạnh Tài liệu tham khảo

32 10 Nguyễn Thị Lời mở đầu


Hồng Hạnh 1911110142 NCC chặng XK Chương 3: 3.2.8
Lồng tiếng video

33 11 Phùng Mỹ Hạnh Chương 3: 3.2.3


1915510051 NCC chặng XK
Chương 3: 3.2.6

34 12 Lương Mai Chương 3: 3.2.5


Hằng Chương 3: 3.4
1911110134 NCC chặng XK
Chỉnh sửa tiểu luận
Soạn nội dung video

3
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÁC BÊN THAM GIA TRONG MÔ HÌNH LOGISTICS VẬN TẢI
HÀNG HÓA QUỐC TẾ 2
1.1. Công ty xuất khẩu – Công ty TNHH Kohler Singapore 2
1.2. Công ty nhập khẩu - Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc 2
1.3. Công ty logistics/ vận tải trên chặng vận tải do người xuất khẩu đảm nhận – Công ty
TNHH J Logistics 2
1.4. Công ty logistics/ vận tải trên chặng vận tải do người nhập khẩu đảm nhận – Công
ty Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Tân Vĩnh Thịnh 3
1.5. Công ty giám định tổn thất bên nước người nhập khẩu 3
1.6. Tổ chức trọng tài, tòa án 3
CHƯƠNG 2: MUA BÁN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA CÔNG TY TNHH
KOHLER SINGAPORE VÀ CÔNG TY CP XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG
LỘC 4
2.1. Quá trình đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu 4
2.1.1. Bối cảnh 4
2.1.2. Quá trình đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng 4
2.2. Phân tích các điều khoản chính của hợp đồng xuất nhập khẩu 5
2.2.1. Điều khoản thương phẩm 5
2.2.2. Điều khoản tài chính 5
2.2.2.1. Điều khoản giá 6
2.2.2.2. Điều khoản thanh toán 6
2.2.3. Điều khoản vận tải 6
2.2.3.1. Điều khoản giao hàng 6
2.2.3.2. Điều khoản dỡ hàng 6
2.2.4. Các điều khoản còn lại 7
2.2.4.1. Điều khoản về chứng từ vận tải 7
2.2.4.2. Điều khoản bất khả kháng 7
2.2.4.3. Các điều khoản khác 7
2.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu 7
2.3.1. Bên xuất khẩu 7
2.3.2. Bên nhập khẩu 9
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC GIAO NHẬN – VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU GIỮA CÔNG TY TNHH KOHLER SINGAPORE VÀ CÔNG TY TNHH J
LOGISTICS 11
3.1. Quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng vận tải  11
3.1.1. Các bên tham gia đàm phán 11
3.1.2. Nội dung đàm phán 11
4
3.1.3. Hình thức đàm phán 12
3.1.4. Quá trình đàm phán 12
3.1.5. Ký kết hợp đồng vận tải 13
3.2. Phân tích nội dung chính hợp đồng logistics/ chứng từ vận tải 13
3.2.1. Hợp đồng forwarder 13
3.2.2. Hóa đơn thương mại 15
3.2.3. Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) - Form D 16
3.2.4. Phiếu đóng gói  18
3.2.5. Vận đơn đường biển (Bill of lading) 19
3.2.6. Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng (Certificate of Quantity & Quality) 22
3.2.7. Báo cáo thử nghiệm (Test report) 23
3.2.8. Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) 24
3.2.9. Bảo hiểm hàng hóa 25
3.3. Tổ chức giao nhận – vận chuyển – lưu kho bãi hàng hoá xuất khẩu 26
3.3.1. Giao nhận hàng hóa tại kho của NXK 26
3.3.2. Vận chuyển hàng hóa từ kho của NXK đến Cảng Singapore 27
3.3.3. Lưu kho bãi tại cảng Singapore 27
3.3.4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu 27
3.3.5. Vận chuyển hàng hóa từ cảng Singapore đến cảng Hải Phòng, Việt Nam 28
3.3.6. Lưu kho bãi hàng hóa tại Cảng Hải Phòng 28
3.3.7. Giao nhận hàng hóa tại Cảng Hải Phòng 28
3.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp 28
3.4.1. Tình huống tranh chấp trên chặng quốc tế 28
3.4.1.1. Tóm tắt tình huống 29
3.4.1.2. Giải quyết tranh chấp  29
3.4.2. Tình huống tranh chấp và giải quyết trên chặng nội địa 31
3.4.2.1. Tóm tắt tình huống 31
3.4.2.2. Giải quyết tranh chấp  31
CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU TRÊN CHẶNG VẬN TẢI DO CÔNG TY CP XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI
TRƯỜNG LỘC VÀ CÔNG TY TNHH DV VẬN TẢI TÂN VĨNH THỊNH ĐẢM
NHẬN. 33
4.1 Quá trình đàm phán ký kết hợp đồng vận tải   33
4.1.1 Các bên tham gia 33
4.1.2. Quá trình đàm phán 33
4.2. Phân tích nội dung chính hợp đồng logistics/chứng từ vận tải 34
4.2.1. Phân tích nội dung chính hợp đồng vận tải nội địa 35
4.3. Tổ chức giao nhận- vận chuyển- lưu kho bãi hàng hóa nhập khẩu 36
4.3.1. Chi nhánh Công ty Dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh gửi giấy báo hàng đến cho
Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Trường Lộc 36
4.3.2. Các thủ tục lấy hàng tại cảng 37
5
4.3.3. Giao hàng về kho của người nhập khẩu 37
4.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp 38
KẾT LUẬN 39
PHỤ LỤC 42

6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 NK Nhập khẩu

2 XK Xuất khẩu

3 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

4 CP Cổ phần

5 L/C Thư tín dụng

6 VAT Thuế giá trị gia tăng

7 C/O Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc

8 D/O Lệnh giao hàng

9 BCT Bộ chứng từ

7
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa như ngày nay, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng
giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực này cũng từng bước phát triển cả về quy mô lẫn tầm vóc.

Do đó, nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình logistics -  Vận tải hàng
hóa quốc tế theo điều kiện CIP” để phân tích làm rõ một số vấn đề liên   quan đến quá trình
đàm phán hợp đồng giữa hai Công ty TNHH Kohler Singapore - Công ty CP Xây lắp và
Thương mại Trường Lộc và quá trình vận chuyển hàng hóa từ người xuất khẩu tới người
nhập khẩu. Mục đích phân tích bao gồm:  

● Phân tích chi tiết các điều khoản trong hợp đồng nhằm xác định quyền và nghĩa vụ  giữa
các người xuất khẩu và người nhập khẩu;  

● Phân tích chi tiết các nội dung trong hợp đồng/chứng từ vận tải giữa các người chuyên
chở với người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu;  

Ngoài phần lời mở đầu và kết thúc, bố cục bài tiểu luận chia làm 4 chương:  

Chương 1: Các bên tham gia trong mô hình logistics và vận tải hàng hóa quốc tế.  
Chương 2: Mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Công ty TNHH Kohler Singapore và
Công ty CP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc.  
Chương 3: Tổ chức giao nhận - vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Công ty
TNHH Kohler Singapore và Công ty TNHH J Logistics. 
Chương 4: Tổ chức giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trên chặng vận  tải
do Công ty CP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc và Công ty TNHH Dịch vụ vận tải
Tân Vĩnh Thịnh đảm nhận.

Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ chưa thực sự vững vàng nên
tiểu luận khó tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong sẽ nhận được sự những lời nhận xét,
góp ý của Ths. Lê Minh Trâm và các bạn sinh viên khác để ngày càng hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.

1
CHƯƠNG 1: CÁC BÊN THAM GIA TRONG
MÔ HÌNH LOGISTICS VẬN TẢI HÀNG
HÓA QUỐC TẾ
1.1. Công ty xuất khẩu – Công ty TNHH Kohler Singapore
● Tên tiếng Anh: KOHLER SINGAPORE PTE.LTD.

● Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Kohler Singapore.

● Trụ sở chính: Kohler, Wisconsin, Mỹ.

● Lĩnh vực hoạt động: Kohler là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị ống nước nhà
bếp và nhà tắm, đồ nội thất, động cơ và máy phát điện, sân golf và khu nghỉ dưỡng.

● Các giải thưởng/ chứng nhận:

− Năm 2008 nhận giải The first WaterSense Manufacturing Partner of the Year và được
vinh danh trong 11 năm.

− Năm 2019 nhận giải thưởng The Sustained Excellence Partner.

1.2. Công ty nhập khẩu - Công ty cổ phần Xây lắp và Thương


mại Trường Lộc
Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc là nhà sản xuất, lắp ráp và phân phối
máy phát điện hàng đầu Việt Nam với thương hiệu TLPower, đã đăng ký nhãn hiệu độc
quyền theo quyết định số 18747 ngày 01.09.2009.

● Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc.

● Tên tiếng Anh: TRUONG LOC CONSTRUCTION AND TRADING JSC.

● Trụ sở chính: Tổ 33, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Việt Nam.

● Mã số thuế: 0101396301 (được cấp ngày 29/08/2003, cơ quan Thuế đang quản lý: Chi
cục thuế quận Hoàng Mai)

● Lĩnh vực hoạt động chính: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.

1.3. Công ty logistics/ vận tải trên chặng vận tải do người xuất
khẩu đảm nhận – Công ty TNHH J Logistics
2
Công ty TNHH J Logistics được thành lập vào năm 2003 với tư cách là công ty liên doanh
với Công ty TNHH C&P Holdings. Tổng quy mô đội xe tổng hợp gồm 250 máy động lực
chính và 134 xe tải chuyên chở.

● Tên tiếng Anh: J LOGISTICS PTE LTD.

● Ngày thành lập: 24 tháng 2 năm 2003.

● Địa điểm: số 40 đường Penjuru Lane, tòa C&P Logistics Hub 1, Singapore 609216.

● Lĩnh vực hoạt động: Logistics và dịch vụ kho bãi.

1.4. Công ty logistics/ vận tải trên chặng vận tải do người nhập
khẩu đảm nhận – Công ty Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải
Tân Vĩnh Thịnh
● Tên tiếng Việt: Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Tân Vĩnh Thịnh.

● Tên tiếng Anh: EVERICH VIETNAM.

● Địa Chỉ: Phòng 814, Tòa nhà TD Business Center, lô 20A, đường Lê Hồng Phong,
Phường Đông Khê, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

● Trụ sở chính: Tầng 3, TN Indochina, Số 4, Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q. 1, TP. Hồ


Chí Minh, Việt Nam.

● Điện thoại: 0862556656.

● Lĩnh vực hoạt động: Vận tải đa phương thức; kho bãi - cho thuê kho bãi; logistics – dịch
vụ logistics.

1.5. Công ty giám định tổn thất bên nước người nhập khẩu
Công ty cổ phần tập đoàn giám định Vinacontrol là tổ chức giám định, thử nghiệm, chứng
nhận và kiểm dịch được thành lập đầu tiên ở Việt Nam.

● Tên công ty: Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Vinacontrol Hải Phòng.

● Địa chỉ trụ sở chính: 41 Nguyễn Thượng Hiền, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà
Trưng, Thành phố Hà Nội.

● Website: https://vnce.vn/

● Địa chỉ chi nhánh Hải Phòng: Số 80 Phạm Minh Đức, Phường Máy Tơ, Quận Ngô
Quyền, Thành Phố Hải Phòng.

3
1.6. Tổ chức trọng tài, tòa án
Tổ chức trọng tài Singapore: SIAC - Singapore International Arbitration Centre.

SIAC là trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore, là một tổ chức trọng tài toàn cầu độc lập,
trung lập, cung cấp các dịch vụ quản lý vụ việc cho cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Tổ
chức được bầu chọn là một trong những tổ chức trọng tài hàng đầu ở khu vực châu Á- Thái
Bình Dương. SIAC giải quyết một loạt các tranh chấp, bao gồm các tranh chấp trong doanh
nghiệp và thương mại, thương mại và đầu tư, xây dựng, kỹ thuật, vận tải biển, hàng hải, bảo
hiểm, sở hữu trí tuệ, ngân hàng và tài chính, v.v.

● Số điện thoại: +65 6713 9777.

● Email: corpcomms@siac.org.sg

● Website: www.siac.org.sg

CHƯƠNG 2: MUA BÁN HÀNG HÓA XUẤT


NHẬP KHẨU GIỮA CÔNG TY TNHH
KOHLER SINGAPORE VÀ CÔNG TY CP
XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG
LỘC
2.1. Quá trình đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng xuất
nhập khẩu
2.1.1. Bối cảnh

Hiện nay, con người đang sống trong thời đại công nghệ, máy móc và các trang thiết bị hiện
đại cần sử dụng nhiều điện năng. Trước tình hình đó, nhu cầu sử dụng máy phát điện ngày
một tăng trong khi việc sản xuất máy phát điện vẫn chưa thể thực hiện được đã khiến cho
thị trường nhập khẩu máy phát điện tại Việt Nam ngày càng mở rộng với những hãng lớn
như Kohler, Hyundai, v.v. Trong đó, TL-KOHLER 5-19, hay còn gọi là máy phát điện hãng
Kohler với những ưu điểm nổi bật như: vận hành an toàn với hệ thống khởi động tự động và
tự đóng, nhỏ gọn tạo nguồn lực trực tiếp, độ ồn và khí thải thân thiện với môi trường, trong
quá trình sản xuất và khi xuất xưởng máy và các bộ phận đều được kiểm tra mẫu, dễ dàng di
chuyển, tiết kiệm nhiên liệu, giá thành cạnh tranh, v.v. đã trở thành một trong những sản

4
phẩm nhập khẩu mà các công ty muốn nhắm đến, trong đó có công ty cổ phần Xây lắp và
Thương mại Trường Lộc.

2.1.2. Quá trình đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng

Ngày 24/06/2019: Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc. (sau đây sẽ được
gọi là “bên mua”) viết thư hỏi hàng bằng cách gửi email cho Công ty Kohler Singapore (sau
đây sẽ được gọi là “bên bán”) với các điều kiện cơ bản:

● 1 set Tổ máy phát điện Kohler.

● Giao hàng theo điều kiện CIP (Incoterms 2000).

● Giao hàng đến cảng Hải Phòng, Việt Nam.

Ngày 27/06/2019: Sau khi nhận được email hỏi hàng, bên bán đồng ý với các điều kiện cơ
bản của bên mua với các điều kiện bổ sung:

● 1 set Tổ máy phát điện chạy dầu Kohler 100% hàng mới.

● Mức giá 156 USD/MT.

● Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, thanh toán 100% trong vòng 60 ngày
sau ngày giao hàng.

Ngày 30/06/2019: Bên mua đồng ý với mức giá và điều kiện thanh toán của bên bán.

Ngày 01/07/2019: Bên bán đồng ý và mong muốn ngỏ lời mời đại diện Bên mua đến trụ sở
chính ở số 7, đường Jurong Pier, Singapore 619159 để trực tiếp gặp mặt và đàm phán các
điều khoản khác và ký kết hợp đồng vào ngày 05/07/2019.

Ngày 04/07/2019: Hai bên gặp nhau, xác nhận lại những điều đã thỏa thuận và đồng thời
cùng thảo luận thêm những điều khoản khác.

Ngày 05/07/2019: Sau khi thảo luận xong hợp đồng, hai bên soạn thảo và in hợp đồng thành
2 bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Hai bên ký, mỗi bên giữ 1 bản.

2.2. Phân tích các điều khoản chính của hợp đồng xuất nhập
khẩu
2.2.1. Điều khoản thương phẩm

● Bao bì: sản phẩm được đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn của ngành công nghiệp, phù
hợp với mọi phương thức vận tải. Người bán phải đánh số trên mỗi bao bì, khối lượng
thô, khối lượng tịnh. Sản phẩm phải được giữ khô, xử lý cẩn thận. 

5
● Ký mã hiệu theo yêu cầu của người mua.

● Tiêu chí: Sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn về các thông số kỹ thuật. Sản phẩm được sản
xuất trong cùng tháng với ngày vận chuyển hoặc gần nhất với ngày vận chuyển đi từ
cảng Singapore.

Nhận xét: hàng hóa là máy phát điện, rất dễ bị hỏng khi có tác động mạnh nên các điều
khoản về thương phẩm phải quy định rõ ràng tiêu chí của bao bì để có thể bảo quản tốt
trong quá trình vận chuyển.

2.2.2. Điều khoản tài chính

2.2.2.1. Điều khoản giá

Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu sử dụng đồng tiền thanh toán là đồng nội tệ của một nước
thứ ba - đồng USD. Đây là đồng tiền tự do chuyển đổi và có giá trị thanh khoản cao, nhờ đó
thuận tiện cho việc thanh toán giữa các ngân hàng với nhau. 

2.2.2.2. Điều khoản thanh toán

● Phương thức thanh toán: L/C thanh toán không thể hủy ngang

● Đồng tiền thanh toán : đồng đô la Mỹ

● Thời hạn thanh toán : 60 ngày kể từ ngày BL có lợi cho người bán được phát hành một
tháng trước ngày giao hàng theo lịch trình

Nhận xét: sử dụng L/C theo yêu cầu của người bán, ngân hàng mở L/C phải chịu trách
nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa
đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của người xuất
khẩu. L/C không hủy ngang sẽ đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu và hiện nay cũng
đang được sử dụng rất phổ biến.

2.2.3. Điều khoản vận tải

2.2.3.1. Điều khoản giao hàng

● Phương thức vận chuyển: giao hàng theo điều khoản và điều kiện CIP cảng Hải Phòng,
Việt Nam theo Incoterm 2000.

● Giao hàng: hàng rời.

● Thời gian giao hàng: tháng 8 năm 2019.

● Nơi đi: kho hàng Công ty TNHH Kohler Singapore.

● Cảng đi: cảng Singapore.

6
● Cảng đến: cảng Hải Phòng.

● Nơi đến: cảng Hải Phòng

2.2.3.2. Điều khoản dỡ hàng

Việc dỡ hàng là do bên nhập khẩu chịu trách nhiệm, rủi ro được chuyển từ người bán sang
người mua từ khi người bán giao hàng cho bên vận tải do chính mình thuê. Bên nhập khẩu
phải trả chi phí dỡ hàng vì những chi phí này chưa nằm trong HĐVT.

2.2.4. Các điều khoản còn lại

2.2.4.1. Điều khoản về chứng từ vận tải

- Vận đơn đường biển: trọn bộ


- Hóa đơn thương mại: 3 bản đã ký
- Hợp đồng thương mại: 3 bản đã ký
- Phiếu đóng gói: 3 bản gốc
- Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng do nhà sản xuất cấp: 3 bản gốc
- Hợp đồng bảo hiểm: 1 bản gốc và 2 bản sao

Nhận xét:  Điều khoản này quy định đầy đủ về loại chứng từ, số bản, do ai cấp, những loại
chứng từ này đều phù hợp với đặc thù của hàng hóa và phương thức vận chuyển. Vì chặng
vận tải chính là trên đường biển nên bộ chứng từ yêu cầu vận đơn và hóa đơn thương mại.

2.2.4.2. Điều khoản bất khả kháng

Sự chậm trễ do bất kỳ và tất cả các nguyên nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của
một trong hai bên sẽ kéo dài thời gian thực hiện tương ứng. Người mua có quyền chấm dứt
thỏa thuận này trong trường hợp Sự kiện Bất khả kháng tiếp tục trong thời gian vượt quá 7
tuần. Việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng sẽ không làm đình chỉ việc thực hiện bất kỳ nghĩa
vụ nào dưới đây để thực hiện bất kỳ khoản thanh toán nào của một bên cho bên kia.

2.2.4.3. Các điều khoản khác

● Hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi luật pháp của Singapore.

● Hợp đồng này được lập bằng tiếng Anh.

● Hợp đồng này, bao gồm các phụ lục của nó (nếu có), cấu thành toàn bộ thỏa thuận và sự
hiểu biết giữa các Bên về chủ đề của Hợp đồng này và không có tuyên bố, điều kiện,
đảm bảo, hoặc hứa hẹn nào được đưa ra hoặc có thể ngụ ý rằng không được thiết lập rõ
ràng tại đây.

● Mọi điều khoản và quy định khác không được nhắc đến trong hợp đồng này thì sẽ được
áp dụng Incoterm 2000. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.

7
2.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
2.3.1. Bên xuất khẩu

Kiểm tra tiền thanh toán.

Người bán nhắc người mua mở L/C theo đúng thỏa thuận của hợp đồng, kiểm tra lại L/C và
chỉnh sửa L/C cho đúng. Sau khi kiểm tra thấy hàng đạt yêu cầu: đầy đủ về số lượng, chính
xác về chất lượng mới giao hàng.

Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

Người bán chuẩn bị một set máy phát điện Kohler đảm bảo số lượng và chất lượng theo yêu
cầu hợp đồng quy định. Cần có một tổ chức giám định độc lập đứng ra thực hiện việc giám
định. Ngoài ra cần phải chuẩn bị bao bì gói hàng đủ điều kiện theo như hợp đồng quy định
và kẻ ký hiệu mã hiệu cho hàng hóa xuất khẩu.

Xin giấy phép xuất khẩu. 

Người xuất khẩu tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp phép (bao gồm Văn bản đề nghị cấp
giấy phép của thương nhân: 1 bản chính; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của
thương nhân; Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật) đến Bộ, cơ quan
ngang Bộ có thẩm quyền quản lý. Sau khi đợi khoảng 5 ngày thì được Bộ, cơ quan ngang
Bộ có thẩm quyền quản lý xem xét, cấp giấy phép xuất khẩu cho người xuất khẩu.

Thuê tàu và mua bảo hiểm.

Người xuất khẩu tiến hành tìm hãng tàu và thuê tàu theo phương thức thích hợp. Sau khi
nghiên cứu và cân nhắc, người xuất khẩu chọn hãng tàu và tiến hành đàm phán ký kết hợp
đồng thuê tàu.

Mua bảo hiểm cho hàng hoá: người xuất khẩu liên hệ công ty bảo hiểm, xin mua bảo hiểm
theo như quy định trong hợp đồng (mức bảo hiểm tối thiểu loại D theo điều kiện CIP
Incoterms 2000). Sau khi đàm phán, ký kết hợp đồng bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm,
người bán nhận lại hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng thư bảo hiểm (Đơn bảo hiểm hoặc
giấy chứng nhận bảo hiểm), ký hậu chuyển nhượng và gửi cho nhà nhập khẩu. Chứng thư
bảo hiểm phải hoàn toàn phù hợp với mọi yêu cầu của L/C.

Làm thủ tục hải quan.

Người khai báo tự kê khai thông tin chính xác về hàng hoá cần xuất khẩu theo mẫu trong
thời gian quy định. Từ đó bộ phận hải quan dò xét lại các giấy tờ thủ tục này xem tính trung
thực. Nội dung của giấy tờ khai bao gồm loại hàng, tên, số và khối lượng, giá trị, phương
tiện,… Và một số chứng từ đi kèm khác như giấy phép xuất nhập khẩu, bảng kê chi tiết,…

8
Sau đó, tiến hành xuất trình hàng hóa. Chủ hàng nên sắp xếp hàng theo trình tự sao cho
thuận lợi việc quản lý nhất. Ngoài ra, phải chịu các khoản phí mở và đóng gói các lô hàng
của mình. Người xuất khẩu tự tính thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và VAT cho hàng
hoá và nộp thuế sau khi hải quan đã thực hiện kiểm tra khai báo và thực hiện xử lý vi phạm
(nếu có).

Giao hàng cho người vận tải

Người bán lập bảng kê hàng chuyên chở. Rồi lập S/O khi lưu cước hãng tàu trên cơ sở bảng
kê hàng hóa chuyên chở và lên sơ đồ xếp hàng lên tàu. Chủ hàng có quyền yêu cầu xem sơ
đồ để biết tình hình xếp hàng hóa lên tàu, nếu chưa chính xác, chủ hàng có quyền yêu cầu
thay đổi. Bên cạnh đó người xuất khẩu cũng nên giám sát theo dõi quá trình bốc hàng lên
tàu do công nhân cảng thực hiện để có thể nắm chắc số lượng hàng thực giao và giải quyết
những vướng mắc phát sinh trong quá trình giao nhận. Sau khi hàng xếp lên tàu xong, chủ
hàng nhận “Biên lai thuyền phó” xác nhận và dùng biên lai đó đổi lấy vận đơn đường biển
sạch.

Thông báo giao hàng, lập BCT thanh toán.

Sau khi giao hàng thành công, người xuất khẩu đến đại lý vận tải nhận B/L rồi lập C/O và
các giấy tờ theo yêu cầu của khách hàng. Nhanh chóng lập một BCT thanh toán chính xác
và phù hợp với những yêu cầu của L/C cả về nội dung và hình thức để trình ngân hàng đòi
tiền.

Trình chứng từ thanh toán tại ngân hàng thương lượng.

Người bán lập BCT thanh toán bằng L/C: Tất cả các chứng từ phải tuân theo đúng các yêu
cầu của L/C về: số bảng, mô tả hàng hoá, thời hạn lập, ghi ký mã hiệu số lượng hàng hoá,
ngày cấp… Sau khi lập BCT, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất trình cho ngân hàng để thanh
toán hoặc chiết khấu.

2.3.2. Bên nhập khẩu

Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của nhà nước

Doanh nghiệp xin giấy phép nhập khẩu do Bộ công thương cấp. Mặt hàng nhập khẩu là máy
phát điện, không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu nên khẩu thực hiện thủ tục
nhập khẩu có thể diễn ra 1 cách thuận lợi.

Thực hiện những bước đầu tiên trong khâu thanh toán

9
Làm đơn đề nghị yêu cầu phát hành L/C. Muốn mở được L/C tại Ngân hàng, người nhập
khẩu phải có tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng, làm đơn xin mở L/C và thực hiện đầy đủ các
quy định của Ngân hàng về thủ tục xin mở L/C.

Làm thủ tục hải quan

● Khai báo và làm tờ khai hải quan. Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải
quan, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, trong trường hợp thực hiện thủ tục hải
quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan.

● Bộ hồ sơ hải quan gồm các chứng từ sau:

- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 2 bản chính.


- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng:
1 bản sao.
- Vận tải đơn: 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi
chữ COPY.

Đưa hàng đến địa điểm quy định để kiểm tra 

Theo quy trình thủ tục hải quan của Tổng cục hải quan, hàng hóa của chủ hàng nhập khẩu
được phân ra làm 3 luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Mặt hàng nhập khẩu là máy
phát điện, được phân vào luồng xanh.

Làm nghĩa vụ nộp thuế

Thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.

Nhận hàng

Theo điều kiện giao hàng CIP, hàng hóa được nhận từ kho bãi cảng Hải Phòng. Thủ tục
nhận hàng như sau:

● Khi nhận được giấy thông báo hàng đến (Notice of Arrival), người nhập khẩu mang vận
đơn đường biển bản gốc, giấy giới thiệu đến đại lý hãng tàu làm lệnh giao hàng
(Delivery Order - D/O)

● Nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ và biên lai thanh toán phí.

● Cảng nhận hàng từ tàu và đưa hàng về kho bãi cảng.

● Đem biên lai nộp phí, 3 bản D/O, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói đến văn phòng
quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O (tại đây lưu 1 bản D/O) và tìm vị trí hàng.

● Mang 2 bản D/O còn lại đến Phòng Thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho.

10
● Đem phiếu xuất kho đến kho cảng để liên hệ nhận hàng.

● Làm thủ tục hải quan.

● Chở hàng về kho riêng của mình.

Kiểm tra hàng nhập khẩu

Theo quy định của Nhà nước, hàng hóa nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được kiểm tra
kỹ càng.

Khiếu nại (nếu có)

Người nhập khẩu có thể khiếu nại người bán, người chuyển chở hoặc người bảo hiểm nếu
xảy ra những sự cố như giao hàng đến chậm, giao thiếu, hàng hóa không phù hợp với quy
định hay hàng hóa bị tổn thất trong quá trình vận chuyển.

Thanh toán

Khi nhận bộ chứng từ do bên bán gửi tới, ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra và thanh toán cho
ngân hàng người bán, rồi nhận bộ chứng từ đi lấy hàng. 

Thanh lý hợp đồng

Sau khi thực hiện khâu thanh toán hay không có bất kỳ khiếu nại nào hoặc việc khiếu nại đã
hoàn tất thì người nhập khẩu và người xuất khẩu sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng. Hợp đồng
thanh lý được thực hiện bằng văn bản, sau khi văn bản này được thực hiện thì quyền và
nghĩa vụ của 2 bên tham gia hợp đồng hoàn toàn chấm dứt.

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC GIAO NHẬN – VẬN


CHUYỂN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
GIỮA CÔNG TY TNHH KOHLER
SINGAPORE VÀ CÔNG TY TNHH J
LOGISTICS
3.1. Quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng vận tải 
3.1.1. Các bên tham gia đàm phán

Bên chủ hàng (gọi tắt là Bên A): Công ty TNHH Kohler Singapore.
11
Bên công ty chuyên chở (gọi tắt là Bên B): Công ty TNHH J Logistics.

3.1.2. Nội dung đàm phán

Điều kiện vận chuyển : CIP Cảng Hải Phòng, Vietnam (Incoterm 2000)

Chi tiết hàng hóa và chuyên chở : 

- Tên hàng hoá : Tổ máy phát điện chạy dầu diesel (Kohler Open Generator Set)
- Mã HS (Harmonized System Code): 8502.13.
- Khối lượng cả bì: 11.875 kg.
- Kích thước: 32,319 CBM.
- Số lượng: 1 set.
- Hàng hóa được vận chuyển từ kho của Công ty TNHH Kohler Singapore tới cảng
Singapore.
- Phương tiện vận chuyển: xe tải chở container.

3.1.3. Hình thức đàm phán

Hai bên đàm phán trực tiếp là chủ yếu vì có trụ sở ở Singapore. Đàm phán trực tiếp giúp 2
bên hiểu rõ đối tác, xác định rõ ràng được mục tiêu của cuộc đàm phán, từ đó đi đến hợp tác
và ký kết hợp đồng. Ngoài ra, hai bên còn đàm phán qua các phương tiện điện tử: điện
thoại, email. Với những thông tin chính thức, hai bên gửi email thông báo cho nhau. Với
tình huống khẩn cấp, điện thoại được sử dụng.

3.1.4. Quá trình đàm phán

Giai đoạn chuẩn bị đàm phán :

● Lập kế hoạch, chuẩn bị các thông tin cho cuộc đàm phán.

● Chuẩn bị đầy đủ thông tin thị trường, hàng hoá, dịch vụ của từng bên

● Người đại diện đàm phán phải có đầy đủ kiến thức, trình độ về lĩnh vực vận chuyển
hàng hóa, các yếu tố về pháp lý.

● Về Bên B, vì trụ sở công ty là nơi diễn ra cuộc đàm phán nên phải chuẩn bị phòng đàm
phán

● Thời điểm diễn ra cuộc đàm phán được hai bên thống nhất với nhau trước đó ít nhất 1
tuần để có thời gian chuẩn bị.

Tiến trình đàm phán:

● Đàm phán về giá cước vận chuyển. Bên B đồng ý yêu cầu của bên A.

12
● Bên B tìm một đơn vị vận chuyển nội địa để thuê xe container vận chuyển hàng hóa của
Bên A đến cảng xuất khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Hai bên thỏa thuận nhận
hàng theo phương thức sau:

− Bên B đưa phương tiện đến kho của Bên A để nhận hàng.

− Kiểm đếm số lượng thực tế. Giao nhận hàng nguyên đai, nguyên kiện. Trong trường
hợp có dấu hiệu hàng không còn nguyên đai, nguyên kiện sẽ được hai bên cùng tiến
hành kiểm tra hàng và xác nhận tình trạng hư hỏng, thiếu hụt.

− Sau khi Bên A bàn giao hàng cho Bên B, Biên bản giao nhận hàng hoá được ký.

Bên B sẽ đặt chỗ (booking) hãng tàu để vận chuyển hàng hóa của Bên A sang cảng Hải
Phòng, Việt Nam.

● Đàm phán thời gian giao nhận hàng và phương thức giao nhận hàng. Thời gian Bên B
vận chuyển hàng hóa trên biển là trong vòng 26/07/2019 đến 28/07/2019. Bên B dự kiến
cập cảng và bàn giao hàng hóa cho người nhận vào ngày 29/07/2019.

3.1.5. Ký kết hợp đồng vận tải

● Hợp đồng được ký ngày: 17/07/2019.


● Ngày thực hiện hợp đồng: ngày 22/07/2021.

3.2. Phân tích nội dung chính hợp đồng logistics/ chứng từ vận
tải
3.2.1. Hợp đồng forwarder

Điều khoản về chủ thể hợp đồng

Nhận xét : Hợp đồng được thỏa thuận giữa bên xuất khẩu (bên chủ hàng) - Công ty TNHH
Kohler Singapore và bên vận chuyển (bên công ty chuyên chở) - Công ty TNHH J
Logistics.

Điều khoản về đối tượng vận chuyển:

Nhận xét: Thông tin về tên hàng và khối lượng hàng hóa được nêu rõ ràng, giống trong hợp
đồng mua bán hàng hóa giữa công ty xuất khẩu và công ty nhập khẩu.

Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên

Nội dung điều khoản: 

● Điều khoản nêu rõ quyền và nghĩa vụ của bên A

13
● Điều khoản nêu rõ quyền và nghĩa vụ của bên B

Nhận xét: Điều khoản đã nêu rõ nghĩa vụ và quyền của các bên. Điều khoản được soạn thảo
chặt chẽ thể hiện sự đối ứng giữa quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Điều khoản về phương tiện vận chuyển:

Nhận xét: Hợp đồng vận tải quy định rõ ràng, bên công ty J Logistics chịu trách nhiệm
chuẩn bị phương tiện đến để nhận hàng mang ra cảng và phải chịu phạt hợp đồng là 50
USD/ giờ nếu đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao hàng. Ngoài ra điều
khoản ghi rõ Bên công ty J Logistics có quyền không nhận hàng để chuyên chở nếu bên
công ty xuất khẩu giao hàng không đúng như trong vận đơn.

Điều khoản thực hiện hợp đồng:

Nhận xét: 

● Thời gian vận chuyển hàng hóa: Dự kiến thời gian bên công ty J Logistics vận chuyển
hàng hóa từ kho người xuất khẩu ra cảng là 2 ngày (từ ngày 26/07/2019 đến
27/07/2019). Bên cạnh đó, hợp đồng quy định rõ mức phạt của công ty J Logistics nếu
như chậm trễ trong việc chuyên chở hàng hóa. 

● Địa điểm cảng đi và cảng đến: Hợp đồng đã ghi rõ ràng cảng đi: Cảng Singapore CY và
cảng đến: Cảng Haiphong CY.

● Thực hiện hợp đồng: Hợp đồng ghi chi tiết trường hợp nào bên B có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng, trường hợp nào bên B không bị phạt hay bị phạt và trường hợp bên
A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Điều khoản về giá trị hợp đồng, tiến độ thực hiện và phương thức thanh toán

● Điều khoản nêu ra giá trị của hợp đồng là 2.311 USD bao gồm tất cả phụ phí.

● Điều khoản nêu ra tiến độ thực hiện thanh toán thành 2 đợt và phương thức thanh toán là
chuyển khoản.

● Điều khoản nêu các cách xử lý khi có thanh toán chậm

Nhận xét:

● Điều khoản chưa ghi đồng tiền thanh toán. Điều này có thể gây mâu thuẫn ảnh hưởng
đến lợi ích các bên nếu như có một bên lợi dụng sự biến động tỷ giá xảy ra từ thời gian
hợp đồng được ký đến lúc giao hàng. Điều khoản cần bổ sung thêm chi tiết về đồng tiền
thanh toán.

● Hợp đồng được thanh toán làm hai đợt có lợi cho bên A có thêm thời gian để hoàn thành
nghĩa vụ thanh toán.
14
● Lựa chọn phương thức thanh toán là chuyển khoản qua ngân hàng có ưu điểm là nhanh
chóng, thủ tục đơn giản.

● Điều khoản cũng có các quy định trong trường hợp thanh toán chậm giúp bảo vệ quyền
lợi bên B nếu như bên A nhận hàng nhưng không thanh toán.

Điều khoản về đăng ký bảo hiểm

Nội dung: Điều khoản đã phân định rõ việc mua bảo hiểm của các bên nhằm bảo vệ lợi ích
của mình.

Nhận xét: Do điều kiện mua hàng trong hợp đồng xuất nhập khẩu là điều kiện CIP nên việc
bên A - người xuất khẩu mua bảo hiểm cho hàng hóa là điều hợp lý.

Điều khoản về điều khoản chung và thực hiện hợp đồng

● Điều khoản này quy định rõ ràng, chi tiết các quy định pháp lý các bên khi thực hiện hợp
đồng cũng như thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

● Điều khoản cũng nêu rõ nếu xảy ra tranh chấp, hai bên sẽ sử dụng phán quyết cuối cùng
của Tòa án Trọng tài quốc tế Singapore. Việc quy định trước như thế này là cần thiết để
thuận lợi giải quyết các tranh chấp sau này, tránh trường hợp các bên không thực hiện
phán quyết của trọng tài.

● Có thể thêm chi tiết: ”Những thay đổi phải được làm như một bản phụ lục không tách
rời của hợp đồng” để hạn chế việc sửa chữa trực tiếp lên hợp đồng gốc dễ gây sai sót.

3.2.2. Hóa đơn thương mại

● Số hóa đơn: LC/SO1017963672

● Ngày tháng lập hóa đơn: 24/07/2019

● Thông tin bên bán: Công ty TNHH Kohler Singapore


Địa chỉ: Số 7, Đường Pier Jurong, Thành phố Singapore, Singapore

● Thông tin bên mua: Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc
Địa chỉ: Tổ 33, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

● Điều kiện thanh toán: 60 ngày sau giao hàng

● Chuyển tải: Vận tải đường biển

● Thông tin hàng hóa:

Tên hàng: Bộ máy phát điện KOHLER.

15
Mẫu: 1600REOZM.

Số lượng: 1 bộ.

Xuất xứ: Singapore.

Loại: 100PCT mới.

Tổng giá trị: 158311 USD, CIP Cảng Hải Phòng, Việt Nam (Incoterms 2000).

Nhận xét

● Hóa đơn thương mại đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết: số và ngày lập hóa đơn;
tên và địa chỉ bên bán và bên mua; thông tin hàng hóa; chuyển tải; điều kiện thanh toán.

● Ngày lập hóa đơn thương mại là 24/07/2019, tức sau ngày ký hợp đồng (05/07/2019)
nên hóa đơn thương mại này hợp pháp và có hiệu lực.

● Hóa đơn thể hiện thông tin hàng hóa: tên hàng, mẫu, số lượng hàng hoá, xuất xứ, loại
hàng, chất lượng đều trùng khớp với hợp đồng.

● Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại và đơn vị trọng lượng trùng khớp với hợp đồng.

● Hóa đơn có chữ ký và đóng dấu đầy đủ của bên bán: Kohler Singapore PTE LTD.

Theo UCP 600, hóa đơn thương mại không cần phải ký, tuy nhiên thực tế ở đây bên bán
vẫn xuất trình hóa đơn thương mại có dấu và chữ ký. Nguyên nhân là do bên mua cần
cho các mục đích khác như: xuất trình cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa hay
mục đích lưu trữ chứng từ của bộ phận kế toán.

● Số trên hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói đã khớp nhau, cùng là
LC/S01017963672.

3.2.3. Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) - Form D

Theo như hợp đồng quy định thi giao dịch này cần có 2 giấy chứng nhận xuất xứ. Một là
C/O được cấp bởi bất kỳ phòng Thương mại nào ở Singapore (cụ thể ở đây là phòng
Thương mại và Công nghiệp Singapore - Ấn Độ). Hai là C/O form D vì đây là hàng xuất
khẩu đến Việt Nam thuộc diện hưởng ưu đãi theo hiệp định CEPT trong khuôn khổ
ASEAN.

Nội dung của C/O

C/O được cấp tại Singapore (issued in Singapore)

(1) Good consigned from: Hàng vận chuyển từ.

16
● Exporter’s business name, address, country: Tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu.

(2) Good consigned to: Hàng vận chuyển tới.

● Consignee’s name, address, country: Tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng.

(3) Means of transport and route: Cách thức vận chuyển và tuyến đường.

● By sea: Bằng đường biển.

● Departure date: Ngày tàu chạy 27/07/2019.

● Vessel’s name/aircraft: Tên tàu - UNI PRUDENT V.0123-303N.

● Port of discharge: Cảng dỡ hàng - Hải Phòng.

(4) For official use (mục này dành cho cơ quan cấp CO, doanh nghiệp không cần quan tâm
nhiều đến ô này).

(5) Item number: Số (thứ tự) hàng hóa.

(6) Marks and number on packages: Số và ký hiệu trên kiện hàng - N/M.

(7) Number and types of packages, descriptions of goods: Số lượng và loại kiện hàng, mô tả
hàng hóa container 1x40HQ, STC (said to container), hàng hóa là một set máy phát điện
model 1600REOZM từ KOHLER Singapore, mã HS 8502.13.

(8) Origin criterion: Tiêu chí xuất xứ.

● CTH: Change in tariff of heading: chuyển đổi mã số hàng hóa mức độ 4 số (nhóm)

(9) Gross weight or other quantity: Trọng lượng tổng hoặc số lượng.

● 1 bộ, giá 157 102.00 USD. Giá trị trong ô này là giá FOB, khác với giá ghi trên hóa đơn.

(10) Number and date of invoices: Số và ngày của hóa đơn (Commercial Invoice) - đối
chiếu hóa đơn thấy trùng khớp.

(11) Declaration by the exporter: Khai báo của người xuất khẩu.

● Kèm theo địa điểm và ngày xin C/O, cùng với dấu của công ty xin C/O.

(12) Certification: Xác nhận (của cơ quan cấp C/O)

● Place and date, signature and stamp of certifying authority: Địa điểm và ngày, chữ ký và
dấu cơ quan xác nhận.

17
(13) Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó, trường hợp này không
tick ô nào.

● Third country invoicing: Hóa đơn nước thứ ba.

● Accumulation: Tiêu chí cộng gộp toàn bộ.

● Back-to-back C/O: C/O giáp lưng.

● Partial cumulation: Cộng gộp từng phần.

● Exhibitions: Hàng phục vụ triển lãm.

● De minimis: Tiêu chí De Minimis (mức linh hoạt).

● Issued retroactively: C/O cấp sau.

Đối với C/O được cấp bởi phòng Thương mại và Công nghiệp Singapore Ấn Độ, nội
dung cơ bản tương tự C/O Form D ở trên nhưng phần mô tả hàng hóa không được cụ thể
bằng. C/O này cũng không đề cập đến giá hàng hóa.

Nhận xét

● C/O Form D trong giao dịch này được cấp trước ngày giao hàng (27/07/2019). Điều này
không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O vì theo quy định, thời gian cấp C/O có thể là
trước, trùng hoặc trong vòng 3 ngày sau ngày tàu chạy.

● Về cơ bản, do có mẫu quy định sẵn nên thông tin trên C/O đầy đủ, rõ ràng và đúng quy
định. Lỗi dễ gặp nhất là việc ghi sai giá ở ô số 9. Nhiều trường hợp không chuyển giá về
FOB dẫn đến trục trặc trong thủ tục nhập khẩu. Một lỗi thường gặp nữa là ghi sai mã HS
của nước nhập khẩu, chứ không phải nước xuất khẩu. Tuy nhiên, trong giao dịch này,
người cấp C/O không bị mắc lỗi này.

3.2.4. Phiếu đóng gói 

Nội dung cụ thể

Cụ thể về phiếu đóng gói, các nội dung sau đây trùng với nội dung trong hóa đơn thương
mại:

● Mã số của phiếu đóng gói: 159515358.

● Ngày 24 tháng 7 năm 2019.

● Bên xuất khẩu: Kohler Singapore PTE LTD.

● Bên nhận hàng: Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc.

18
● Điều kiện giao hàng: CIP Cảng Hai Phòng (INCOTERMS 2000).

● Hình thức vận chuyển: Đường biển.

● Tên tàu nhận chở hàng: Uni Prudent V.0123-303N.

● Cảng bốc hàng lên: Cảng Singapore.

● Cảng trả hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam. 

Về tên, thông số kỹ thuật của hàng hóa, số lượng đóng gói và cách đóng gói:

Mô tả hàng hóa Model Kích thước (cm) Trọng lượng (kg)

1 set Kohler Open Generator


1600REOZM 580 x 222 x 251 11 875
– 100PCT Brand new

Đóng gói theo tiêu chuẩn được chấp nhận trong ngành, phù hợp cho vận tải biển/ bộ/ hàng
không. Người bán hàng phải đánh dấu trên bao bì bằng sơn không thể xóa được số gói, tổng
trọng lượng, vị trí dỡ, cảng đích và các từ “KEEP DRY”, “HANDLE WITH CARE”,
“THIS SIDE UP”.

Hàng hóa được giao trên một container với số hiệu là TEMU8914116 / EMCDGD2199

Nhận xét:

● Đối chiếu với vận đơn, thông tin hoàn toàn phù hợp và chính xác.

● Đối chiếu với hóa đơn thương mại, đặc điểm cụ thể về hàng hóa, số lượng và trọng
lượng hàng giao trùng khớp.

● Phiếu đóng gói đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết như: Số và ngày lập phiếu ; tên
và địa chỉ người bán cùng người mua; thông tin hàng hóa như mô tả hàng hóa, số lượng;
điều kiện cơ sở giao hàng; cảng xếp, dỡ; tên tàu, số chuyến…

● Phiếu đóng có chữ kí, đóng dấu đầy đủ của bên bán: Kohler Singapore PTE LTD.

3.2.5. Vận đơn đường biển (Bill of lading)

Thông tin chung

● Ngày xếp hàng lên tàu trùng ngày phát hành vận đơn: 27/7/2019.

● Nơi phát hành vận đơn: Singapore.

● Mã số vận đơn: SEHPH1907516-01, được hãng tàu đánh số để dễ dàng quản lý.
19
● Số tờ vận đơn gốc (Number of Original B/Ls): 3 (THREE)

● Cước trả trước (Freight prepaid) – Do điều kiện bán hàng là điều khoản CIP thuộc nhóm
C nên bên xuất khẩu là người thuê tàu do đó họ sẽ là người trả tiền cước. Hãng tàu
thường phải thu cước trước. Vì nếu hàng đến cảng đích mà tiền cước chưa được trả,
hãng tàu muốn giữ hàng lại thì không thể được vì chỉ cần bên nhập khẩu xuất trình B/L
hợp lệ thì họ lấy được hàng. Như vậy khi bên bán là người thuê tàu, hàng tàu thường sẽ
không cho bên xuất khẩu đó nợ tiền cước.

● Được ký phát theo tín dụng chứng từ số 22210370025691 vào ngày 17/07/2019 phát
hành bởi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (DRAWN
UNDER DOC CREDIT NUMBER: 22210370025691 DATED 190717 ISSUED BY
JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT
OF VIETNAM)

● Đóng dấu và ký tên của hãng tàu: SIGNED AS AGENT FOR THE CARRIER
ALTRON SHIPPING LINE – đây là do đại lý của hãng tàu ký phát (FWD) nên sau chữ
ký của FWD phải thể hiện dòng chữ AS AGENT FOR THE CARRIER.

Các bên liên quan

● Người chuyên chở (Carrier Agent): ALTRON SHIPPING LINE.

● Người gửi hàng xuất khẩu (Shipper/Exporter): Công ty TNHH Kohler Singapore
(KOHLER SINGAPORE PTE LTD, SINGAPORE).

Địa chỉ: 7 JURONG, PIER ROAD, SINGAPORE 619159.

● Người nhận hàng (Consignee): Mục Consignee có ghi là “TO ORDER OF JOINT
STOCK COMMERCIAL BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF
VIETNAM THANH XUAN BRANCH”.

Đây là vận đơn theo lệnh (To order B/L). Điều này đồng nghĩa vận đơn này là vận đơn ký
hậu và hàng chỉ được giao khi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) chi nhánh Thanh Xuân ký vào mặt sau của chứng từ xác nhận chuyển giao
hàng.

● Bên nhận thông báo (Notify party/ address): Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại
Trường Lộc (TRUONG LOC CONSTRUCTION AND TRADING JOINT STOCK
COMPANY).

● Địa chỉ: Tổ 33 – Phường Đại Kim – Quận Hoàng Mai – Hà Nội – Việt Nam.

● Fax: +84 4 385593292.

● Đại lý giao hàng: Công ty TNHH Everich.

20
● Địa chỉ: Phòng 814, tầng 8, lô 20A, đường Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng,
Việt Nam.

● Mã số thuế: 0301464414001.

● Tel: 31-3753501/502.

● Fax: 31-3753503.

Phương tiện và tuyến vận tải

● Tàu (Vessel/Voy.No.): UNI PRUDENT.

● Mã số chuyến: V. 0123-303N.

● Nơi nhận hàng (Place of Receipt): Bãi chứa container ở cảng Singapore (SINGAPORE
CY).

● Cảng xếp hàng (Port of Loading): Cảng Singapore (SINGAPORE PORT).

● Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): Cảng Hải Phòng, Việt Nam (HAI PHONG PORT,
VIETNAM).

● Nơi giao hàng (Place of Delivery)/ Địa điểm cuối cùng (Final destination): Bãi chứa
container ở cảng Hải Phòng, Việt Nam (HAI PHONG PORT, VIETNAM CY).

Đặc trưng lô hàng

● Container/Mã hiệu (Container/Seal No.): TEMU8914116/EMCDGD2199 /40HQ.

● Số lượng và loại bưu kiện (Quantity and kind of packages): 1 SKID – đây thường được
gọi là nền tảng di động cấu hình thấp chuyên được sử dụng trong việc vận chuyển các
vật nặng, thích hợp với các máy móc thiết bị từ nhà sản xuất.

● SHIPPER LOAD & COUNT. CONTAINER(S) SEALED BY SHIPPER – nghĩa là


người gửi hàng tự xếp hàng, kiểm đếm và bấm seal. Điều này rất có ý nghĩa với những
công ty Logistics trong trường hợp người nhận hàng khiếu nại thiếu hụt hàng sau này.
Nếu khi nhận container, niêm phong còn nguyên vẹn, người nhận hàng không thể bắt
công ty vận chuyển chịu trách nhiệm về thiếu hụt hàng hóa vì công ty đã không có mặt
tại thời điểm đóng hàng nên không thể biết được chủ hàng đóng bao nhiêu hàng trong
container.

● S.T.C = “Said to contain” – hàng hóa được kê khai trong container. Trong vận đơn này
dấu hiệu và con số ở đây là 1X40HQ. Hàng hóa được đóng trong 1 container 40 feet,
HQ=HC (high cube) là ký hiệu container thường, chuyên chở những loại hàng bách hóa
thường.

21
● “For FCL shipment container marks and nos, to be stated.” (cho mã hiệu và các số liệu
với container vận chuyển giao hàng nguyên công): Câu này có ý chỉ dùng dấu hiệu và
con số để nhận dạng các gói hàng, thông thường là hình tam giác, hình vuông, hình tròn,
hình kim cương hay hình chữ thập với chữ cái và/hoặc các con số và cảng dỡ hàng.

Miêu tả sản phẩm (Description of goods)

● Một bộ máy phát điện KOHLER

● Mẫu: 1600REOZM

● Số lượng: 1 bộ

● Nước xuất xứ: Singapore

● Chất lượng: 100% mới nguyên nhãn

● Mã HS: 8502.13

● Trọng lượng cả vỏ (Gross weight): 11,875.00 kg

● Thể tích (Measurement): 32.319 m3

3.2.6. Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng (Certificate of Quantity and
Quality)

Thông tin chung

● Từ Manufacturer: Công ty TNHH Kohler Singapore (KOHLER SINGAPORE PTE


LTD, SINGAPORE).

Địa chỉ (Address): 7 JURONG, PIER ROAD, SINGAPORE 619159.

● Ngày 24 tháng 7 năm 2019.

● Mã số tín dụng: LC/SO1017963672.

Các bên liên quan:

● Bên mở LC (Applicant): Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc
(TRUONG LOC CONSTRUCTION AND TRADING JOINT STOCK COMPANY).

Địa chỉ (Address): Tổ 33- Phường Đại Kim- Quận Hoàng Mai- Hà Nội- Việt Nam.

● Bên nhận (Ship to): Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc (TRUONG
LOC CONSTRUCTION AND TRADING JOINT STOCK COMPANY).

22
● Bên gửi: Công ty TNHH Kohler Singapore (KOHLER SINGAPORE PTE LTD,
SINGAPORE).

Mô tả lô hàng:

● 1 set KOHLER Open Generator Set.

● Mẫu (Model): 1600REOZM.

● Số lượng (Quantity): 1 set.

● Xuất xứ (Country of Origin): Singapore.

● Chất lượng (Quality): 100PCT Brand New.

=> Kết quả: 

● Những thông tin về số hóa đơn, các đặc điểm hàng hóa và thời gian đều trùng khớp với
hóa đơn, hợp đồng và phiếu đóng gói chi tiết.

● Giấy chứng nhận xuất xứ CQQ của hợp đồng này đã được đóng dấu bởi đại diện nhà sản
xuất KOHLER Singapore, chứng nhận những thông tin bên xuất khẩu khai báo là chính
xác.

3.2.7. Báo cáo thử nghiệm (Test report)

● Test report được xác thực bởi đại diện kiểm tra của nhà sản xuất là Công ty TNHH
Kohler Singapore.

● Tên sản phẩm: Bộ máy phát điện KOHLER.

● Mẫu: 1600REOZM (Động cơ: S16R-Y1PTA-4, đầu phát: Marathon 7M4052, bảng điều
khiển: DEC550).

● Nhà sản xuất: Công ty TNHH Kohler Singapore.

● Ngày test sản phẩm: 26/06/2019.

● Kết quả thử nghiệm: Sản phẩm được thử nghiệm đã được thông qua.

Số pha: 3 pha, ba cuộn dây của phần ứng đặt lệch nhau 120 độ trên Stato.

Công suất: 1685 kVA/1384 kW.

Điện áp: 400V, 50Hz.

● Đóng dấu của công ty và chữ ký.

23
Nhận xét

● Test report thể hiện đầy đủ các thông tin như: tên và số hiệu mẫu sản phẩm, nhà sản
xuất, ngày test sản phẩm, kết quả thử nghiệm kèm các thông số kỹ thuật của sản phẩm…

● Test report có đầy chữ ký của chuyên viên kỹ thuật, thanh tra và đóng dấu của công ty.

● Chứng nhận chất lượng sản phẩm và các thông số kỹ thuật đi kèm phù hợp, trùng khớp
với các thông số kỹ thuật của sản phẩm được ghi trên hợp đồng.

3.2.8. Giấy báo hàng đến (Arrival Notice)

● Đơn vị phát hành: Công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Tân Vĩnh Thịnh (Everich Việt
Nam)

● Số hiệu (File No.): HPH1711907.

● Bên nhận thông báo (Notifying Party): Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường
Lộc.

● Người gửi hàng (Shipper): Công ty TNHH Kohler Singapore.

● Ngày đến dự kiến (ETA): 03/08/2019.

● Tên tàu (Vessel): UNI-PRUDENT V.0123-303N.

● Cảng xếp (POL): Cảng Singapore, Singapore.

● Cảng nhận hàng (Place of delivery): Cảng Xanh Vip, Việt Nam.

● Số hiệu vận đơn (MBL No.): EGLV 070900210304.

● Số hiệu vận đơn gom hàng (HBL No.): SEHPH1907516-01.

● Thông tin về số hiệu container/ký mã hiệu và hàng hóa.

● Các loại chi phí:

Nhận xét

24
● Giấy báo hàng đến này do Công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Tân Vĩnh Thịnh thông báo
cho bên nhập khẩu (Công ty Việt Nam) để thông báo lịch hàng đến dự kiến.

● Chỉ rõ các khoản phí, phụ phí mà người nhận khẩu cần chuẩn bị để nộp.

● Số hiệu vận đơn gom hàng (HBL) khớp với số hiệu trên vận đơn.

● Số hiệu container, số lượng, mô tả hàng hóa, trọng lượng khớp với số liệu trên vận đơn.

● Ngày hàng đến dự kiến là 03/08/2019 từ cảng Singapore đến cảng Xanh Vip ở Hải
Phòng là hợp lý đối với một tổ máy phát điện vận chuyển theo đường biển từ cảng
Singapore đến cảng Xanh Vip, và đúng theo điều khoản giao hàng trong LC đó là giao
trước ngày 10/08/2019.

3.2.9. Bảo hiểm hàng hóa

Mô tả lô hàng:

● 1 set KOHLER Open Generator Set.

● Mẫu (Model): 1600REOZM.

● Số lượng (Quantity): 1 set.

● Xuất xứ (Country of Origin): Singapore.

● Chất lượng (Quality): 100PCT Brand New.

Thông tin bảo hiểm:

● Bên phát hành (Manufacturer) Công ty TNHH Kohler Singapore (KOHLER


SINGAPORE PTE LTD, SINGAPORE).

Địa chỉ (Address): 7 JURONG, PIER ROAD, SINGAPORE 619159.

● Có hiệu lực: Đến khi được phép và ký.

● Tài liệu tham gia: B/L SEHPH1907516-01, L/C 1017963672.

● Bên bảo hiểm: Công ty TNHH Kohler Singapore (KOHLER SINGAPORE PTE LTD,
SINGAPORE).

● Bên được bảo hiểm: Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc (TRUONG
LOC CONSTRUCTION AND TRADING JOINT STOCK COMPANY).

Địa chỉ (Address): Tổ 33- Phường Đại Kim- Quận Hoàng Mai- Hà Nội- Việt Nam.

Thông tin vận tải: 

25
● Tàu (Vessel’s Name): UNI PRUDENT.

● Mã số chuyến (Flight No.): V. 0123-303N.

● Ngày khởi hành (Departure Date): Ngày 27 tháng 7 năm 2019.

● Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): cảng Hải Phòng, Việt Nam (HAI PHONG PORT,
VIETNAM).

● Nước đến: Việt Nam.

● Nước xuất xứ: Singapore.

=> Kết quả: Điều kiện bảo hiểm, thông tin hàng hóa và thời gian đúng như ghi trong L/C và
B/L, được ký và đóng dấu bởi đại diện bên bảo hiểm KOHLER Singapore.

3.3. Tổ chức giao nhận – vận chuyển – lưu kho bãi hàng hoá
xuất khẩu
Trước tiên, bên xuất khẩu hàng hóa là Công ty TNHH Kohler Singapore phải xin phép xuất
khẩu và xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO, sau đó mới thực hiện các hoạt động
giao nhận - vận chuyển - lưu kho bãi hàng hóa xuất khẩu. Có rất nhiều khâu trong việc tổ
chức giao nhận – vận chuyển – lưu kho bãi hàng hóa xuất khẩu.  Để dễ dàng theo dõi quá
trình này, dưới đây là các mục chính được trình bày theo trình tự thời gian thực hiện:

3.3.1. Giao nhận hàng hóa tại kho của NXK

● Sau khi 2 bên tiến hành đàm phán, thỏa thuận xong giá cả và ký kết hợp đồng vận tải,
Công ty TNHH J Logistics đưa nhân công và phương tiện vận chuyển (container) tới địa
chỉ kho của Công ty TNHH Kohler Singapore theo thời gian đã thỏa thuận. Công ty
TNHH Kohler Singapore phải chuẩn bị hàng hóa đầy đủ và đúng theo các quy định
trong hợp đồng nhà chuyên chở.

● Xếp hàng vào container:

− Sau khi hợp đồng vận chuyển hàng hóa được ký kết, biên bản giao nhận hàng hóa sẽ
được lập. Biên bản giao nhận hàng hóa phải chứa đựng đầy đủ các thông tin của các bên
tham gia (như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, fax, email, người đại diện) và thông tin
hàng hóa (tên loại hàng hóa, chủng loại, số lượng…).

− Công ty TNHH J Logistics tiến hàng xếp hàng vào container. Trước khi xếp hàng phải
kiểm tra tình trạng container và các thông số kỹ thuật như trọng lượng tối đa, trọng tải
toàn phần, trọng lượng vỏ, dung tích container.

26
● Quy trình giao nhận hàng sẽ được giám sát và được thực hiện một cách cẩn thận để đảm
bảo an toàn cho hàng hóa. Sau đó hai bên sẽ ký vào biên bản giao nhận hàng hóa.

3.3.2. Vận chuyển hàng hóa từ kho của NXK đến Cảng Singapore

● Sau khi giao nhận hàng hóa tại kho hàng của Công ty TNHH Kohler Singapore, Công ty
TNHH J Logistics tiến hành vận chuyển hàng hóa tới cảng Singapore như đã quy định
trong hợp đồng.

● Phía Công ty TNHH J Logistics phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp
lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi
hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.

3.3.3. Lưu kho bãi tại cảng Singapore

● Sau khi vận chuyển hàng đến cảng Singapore, đơn vị vận chuyển sẽ cho công nhân bốc
dỡ hàng hóa trên xe xuống và vận chuyển vào địa điểm tập kết.

● Công ty TNHH J Logistics ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hóa với cảng
Singapore.

● Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao cho cảng các giấy tờ: Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp (Shipping order) - nếu cần và chỉ dẫn xếp
hàng (Shipping note).

3.3.4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

● Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định của quốc gia sở tại là
Singapore.

● Các chứng từ hải quan cần xuất trình bao gồm:

- Tờ khai hải quan.


- Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract).
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Phiếu đóng gói (Packing List).
- Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng.
- Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note): để lấy thông tin tên tàu, số chuyến, cảng xuất.
- Hồ sơ pháp nhân doanh nghiệp.
- Giấy phép xuất khẩu (nếu có).

● Phía Công ty TNHH Kohler Singapore có nghĩa vụ chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, giấy
phép xuất khẩu này.

3.3.5. Vận chuyển hàng hóa từ cảng Singapore đến cảng Hải Phòng, Việt Nam

27
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng được bốc và đưa lên tàu bởi nhân
viên cảng, tàu rời cảng Singapore đi tới cảng Hải Phòng, Việt Nam.

Công ty J LOGISTICS có nghĩa vụ phải giao hàng theo đúng thời hạn được nêu trong hợp
đồng forwarder với Công ty TNHH Kohler Singapore.

3.3.6. Lưu kho bãi hàng hóa tại Cảng Hải Phòng

Khi hàng hóa được vận chuyển tới cảng đến là Cảng Hải Phòng, Việt Nam, Công ty TNHH
Dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh (do Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc -
bên nhập khẩu chỉ định) tiến hành dỡ hàng xuống cảng và làm D/O.

3.3.7. Giao nhận hàng hóa tại Cảng Hải Phòng

Bên Công ty TNHH J Logistics bàn giao lại hàng hóa cho forwarder của bên nhập khẩu là
Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh (do Công ty cổ phần Xây lắp và Thương
mại Trường Lộc - bên nhập khẩu chỉ định).

Cuối cùng, Công ty TNHH J Logistics hoàn thành các nghĩa vụ được quy định trong hợp
đồng forwarder với Công ty TNHH Kohler Singapore bởi Freight Forwarder đã giao đúng
và đủ lô hàng, không xảy ra đổ vỡ, hỏng hóc.

3.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp


3.4.1. Tình huống tranh chấp trên chặng quốc tế

3.4.1.1. Tóm tắt tình huống

Ngày 27/7/2019, Công ty TNHH Kohler Singapore đã giao hàng cho hãng tàu ALTRON
SHIPPING LINE với lộ trình đi từ cảng Singapore; tới cảng Hải Phòng, Việt Nam; với mặt
hàng vận chuyển là 01 bộ máy phát điện KOHLER trị giá 158,311 USD.

Vào ngày 1/8/2019, tàu UNI PRUDENT trong quá trình di chuyển từ cảng Singapore; tới
cảng Hải Phòng, Việt Nam; đã đâm va với vật thể ngầm trên biển, làm thủng tàu và hư hỏng
một phần hàng hóa.

Trong quá trình dỡ hàng từ 5/8/2019 đến 9/8/2019, chủ tàu cùng với đại diện cảng đã lập
biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ COR, xác nhận lô hàng của Công ty TNHH Kohler Singapore
đã bị hư hỏng và không thể sử dụng được.

Vào ngày 12/8/2019, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đã thuê Công ty
giám định tổn thất VINACONTROL để giám định thiệt hại và nguyên nhân xảy ra tổn thất
hàng.

28
Ngày 13/8/2019, sau khi kiểm chứng kết quả giám định và việc giám định tổn thất đã theo
đúng quy định, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đã gửi công văn yêu
cầu bồi thường tổn thất, nhưng chủ hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE không phản hồi.

Ngày 16/8/2019, Công ty Trường Lộc lập đơn khởi kiện gửi Tòa án trọng tài thương mại
quốc tế Singapore để buộc hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE bồi thường tổn thất do tai
nạn trong quá trình chuyên chở hàng hóa.

3.4.1.2. Giải quyết tranh chấp 

Sau khi truy đòi hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE bồi thường nhưng không nhận được
phản hồi, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đã quyết định lập đơn
kiện: 

● Thời gian: Ngày 23/9/2019.

● Địa điểm: Tòa án trọng tài thương mại quốc tế Singapore.

Nguyên đơn - Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc. 

Sau khi gửi các công văn yêu cầu hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE bồi thường cho số
hàng hóa bị hư hỏng vì lý do trực tiếp là do tàu đâm va với vật thể ngầm gây vỡ, thủng thân
vỏ tàu, nước tràn vào hầm hàng, căn cứ vào chứng thư giám định số CF24/01.31.1973. Vì
vậy chủ tàu cần có trách nhiệm bồi thường do đã không có sự cần mẫn hợp lý khi di chuyển
phương tiện, dẫn đến việc đâm vào vật thể ngầm. 

Bị đơn - Hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE trình bày 

Việc tàu đâm va vào vật thể ngầm không phải là do lỗi chủ quan của chủ tàu hay thuyền
viên mà là sự cố bất khả kháng, vì vậy chủ tàu không có trách nhiệm phải bồi thường cho
bên nhập khẩu là Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đối với lượng hàng
hóa hư hỏng, theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất khả kháng tại Khoản 1 Điều 156
và Điều 294, Luật thương mại năm 2005. Bị đơn yêu cầu giám định lại. 

Sau khi thu thập chứng cứ các bên, Tòa án mời Công Ty CP Giám Định EUROCONTROL
để giám định lại tai nạn. Đây là đơn vị giám định độc lập, không liên quan đến 2 bên
nguyên đơn và bị đơn. 

Kết quả cuối cùng được đưa ra là: Tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty
Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc về việc yêu cầu Chủ tàu chịu trách nhiệm bồi
thường trong vụ tai nạn ngày 1/8/2019 trên biển trong quá trình chuyên chở hàng hóa.

Nguyên nhân: 

● Tàu đủ khả năng đi biển và có sự cần mẫn hợp lý trong công tác cứu hộ

29
Căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ, nhận thấy trước thời điểm xảy ra sự cố thì tàu có đầy đủ
các giấy chứng nhận đăng kiểm, đăng ký theo quy định, và các giấy tờ này đều còn hiệu lực.
Như vậy tàu có đủ các điều kiện vận chuyển và các giấy tờ thủ tục về an toàn. Khi xảy ra tai
nạn chủ tàu tuân thủ nghĩa vụ thông báo cho các bên liên quan. Khi xảy ra tổn thất thì chủ
tàu cũng thực hiện đầy đủ các trình tự về cứu hộ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho
Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc và Công ty giám định.

● Nguyên nhân tai nạn là do bất khả kháng

Theo kết luận của Công Ty CP Giám Định EUROCONTROL, nguyên nhân tai nạn là do
tàu đâm va với vật thể ngầm gây vỡ, thủng thân vỏ phương tiện vận chuyển, nước tràn vào
hầm hàng. Nhưng đồng thời tại thời điểm và địa điểm xảy ra tai nạn, điều kiện thời tiết có
sự thay đổi với mưa lớn, bắt đầu có biển động, địa hình biển hình thành tảng đá ngầm bất
thường cộng với tầm nhìn bị hạn chế do mưa bão, khi đến gần thuyền mới phát hiện ra.
Thuyền trưởng đứng trong cabin, sử dụng máy tới và điều động phương tiện, hướng mũi tàu
sang phải nhằm thoát khỏi đá ngầm nhưng không kịp và bị đâm thủng. Như vậy, chủ tàu
không vi phạm nghĩa vụ vận chuyển, sự cố tai nạn xảy ra ngày 1/8/2019 là do hoàn cảnh
khách quan, không phải do lỗi của thiết bị hoặc của thuyền trưởng hay do lỗi chủ quan của
các thuyền viên trên tàu và chủ tàu.

Về chi phí, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc chịu án phí sơ thẩm và án
phí dân sự phúc thẩm, cộng với chi phí giám định lại của Công Ty CP Giám Định
EUROCONTROL.

3.4.2. Tình huống tranh chấp và giải quyết trên chặng nội địa

3.4.2.1. Tóm tắt tình huống

Ngày 17/7/2019, Công ty TNHH Kohler Singapore đã ký hợp đồng vận chuyển với Công ty
TNHH J Logistics, với lộ trình đi từ Công ty TNHH Kohler Singapore đến cảng Singapore
với mặt hàng vận chuyển là 01 bộ máy phát điện KOHLER trị giá 158,311 USD. 

Công ty TNHH J Logistics di chuyển từ kho hàng Công ty TNHH Kohler Singapore đến
cảng Singapore ngày 25/7/2019. 

Sau khi xe container đến, hãng tàu ALTRON đã phát hiện container hàng bị ẩm và thông
báo cho nguyên đơn Công ty TNHH Kohler Singapore.

Vào ngày 26/7/2019, sau khi kiểm chứng kết quả giám định tổn thất theo đúng quy định,
Công ty TNHH Kohler Singapore đã gửi các chứng từ và giấy giám định về Công ty TNHH
J Logistics để đòi khoản tiền bồi thường cho số hàng bị hỏng; nhưng bên vận chuyển không
phản hồi.

Ngày 5/8/2019, Công ty TNHH Kohler Singapore lập đơn khởi kiện gửi Tòa án trọng tài
thương mại quốc tế Singapore để buộc công ty vận chuyển chi trả số tiền bồi thường. 

30
3.4.2.2. Giải quyết tranh chấp 

Sau khi nhận hàng được Công ty TNHH J Logistics vận chuyển đến cảng, nguyên đơn Công
ty TNHH Kohler Singapore đã phát hiện container hàng bị ẩm và đưa đơn kiện kiện Công ty
TNHH J Logistics. 

● Thời gian: 5/9/2019

● Địa điểm: Tòa án trọng tài thương mại quốc tế Singapore

Nguyên đơn - Công ty TNHH Kohler Singapore. 

Bên nguyên đơn có đầy đủ hợp động vận tải và giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, trong
đó trách nhiệm của Công ty TNHH J Logistics là vận chuyển hàng hóa từ Công ty TNHH
Kohler Singapore đến cảng Singapore. Tuy nhiên, bên nguyên đơn sau khi nhận hàng hóa
tại cảng đã phát hiện container hàng bị ẩm. Sau đó, công ty Công ty TNHH Kohler
Singapore đã chủ động liên hệ ngay với Công ty TNHH J Logistics nhưng không nhận được
lời giải thích hợp lí. Vì vậy, bên nguyên đơn lập đơn khởi kiện Công ty TNHH J Logistics
với đầy đủ hợp đồng và giấy tờ chứng minh. 

Bị đơn – Công ty TNHH J Logistics trình bày

Bị đơn là công ty vận chuyển hàng hóa cho công ty Công ty TNHH Kohler Singapore từ
công ty đến cảng Singapore. Bên bị đơn và bên nguyên đơn có hợp đồng vận tải. Về việc
bên nguyên đơn trình bày rằng container bị ẩm, hàng hóa bên trong bị hỏng hóc, bên bị đơn
đưa ra lập luận như sau: container bị ẩm là do bất khả kháng về thời tiết. Mưa bão rất lớn đã
dẫn đến ngập kho ở Công ty TNHH J Logistics, làm rất nhiều các container hàng khác ẩm
mốc trong đó có container của bên nguyên đơn bị vào nước dẫn đến ẩm mốc. Vì vậy, việc
thực hiện sai hợp đồng của bên bị đơn là do tình huống bất khả kháng gây ra. 

Nguyên đơn phản bác: Bên nguyên đơn cho rằng, bất khả kháng mà bị đơn đưa ra là không
hợp lý. Việc mưa bão đã được dự báo trước và cấp độ xảy ra cũng không nằm ngoài dự
đoán. Vì vậy, bên nguyên đơn cho rằng việc hàng hóa bị hư hỏng là do bên bị đơn không có
sự chuẩn bị tốt chứ không phải do bất khả kháng. 

Kết quả

● Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. 

Buộc Công ty TNHH J Logistics có trách nhiệm bồi thường 80% giá trị hàng hóa bị hư
hỏng theo điều khoản số 6.2 “Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để
mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác.”

Công ty TNHH J Logistics chịu án phí sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.

31
Điều kiện giao hàng CIP (Carriage and Insurance Paid To) – Cước phí và bảo hiểm trả tới
điểm đến, là một trong các điều kiện của Incoterm quy định rõ ràng chi phí, địa điểm
chuyển giao rủi ro, trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán và người mua. 

Trong điều kiện này, người bán sẽ chịu toàn bộ chi phí (bao gồm cả việc thuê tàu, chi trả
cước phí vận chuyển chặng quốc tế và mua bảo hiểm hàng hóa) từ lúc gửi hàng cho người
vận tải đầu tiên cho đến khi người mua nhận được hàng tại điểm chỉ định thuộc nước người
mua. Người mua sẽ chịu rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được giao cho người vận tải đầu
tiên và chịu trách nhiệm chặng vận tải nội địa từ cảng đích đến kho của người mua.

Vì vậy, người mua sẽ đàm phán, ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở do mình
thuê để đảm nhận nghĩa vụ chặng vận tải nội địa tại nước nhập khẩu của mình.

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC GIAO NHẬN VẬN


CHUYỂN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
TRÊN CHẶNG VẬN TẢI DO CÔNG TY CP
XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG
LỘC VÀ CÔNG TY TNHH DV VẬN TẢI
TÂN VĨNH THỊNH ĐẢM NHẬN.
4.1 Quá trình đàm phán ký kết hợp đồng vận tải  
4.1.1 Các bên tham gia

● Bên A (Bên chủ hàng)

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Lộc là công ty nhập khẩu hàng hóa từ
Singapore về Việt Nam dự kiến nhận hàng vào ngày 3 tháng 8 năm 2019, muộn nhất vào
ngày 10 tháng 8 năm 2019 tại cảng Green Vip, Hải Phòng, Việt Nam.

● Bên B (Bên vận chuyển)

Chi nhánh công ty TNHH Dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh ( hay còn gọi là công ty Everich)
tại Hải Phòng là công ty được thuê bởi công ty xây dựng và thương mại Trường Lộc thuê để
vận chuyển chặng vận tải nội địa từ cảng Hải Phòng đến địa điểm do công ty Trường Lộc
đặt ra là Tổ 33, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 

4.1.2. Quá trình đàm phán

4.1.2.1. Khảo giá, tìm doanh nghiệp uy tín để tìm và đặt thuê phương tiện vận chuyển

32
Công ty Trường Lộc khảo giá, tham khảo nhiều nguồn thông tin, thị trường khác nhau về
tên, địa chỉ hãng vận chuyển; tên và đặc điểm phương tiện; khối lượng; cảng bến bốc/ dỡ;
cước phí và điều kiện thanh toán; các điều khoản khác. Sau khi quyết định phương tiện vận
tải và lựa chọn được doanh nghiệp uy tín, công ty Trường Lộc cần gửi đơn đặt hàng cho
công ty TNHH Dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh bằng hình thức email. Trong đơn đặt hàng,
công ty ghi rõ các nội dung sau:

- Thông tin chi tiết đầy đủ về doanh nghiệp, người giao hàng (Tên công ty, địa chỉ, số điện
thoại, email, người đại diện) 
- Thông tin chi tiết hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền, chất
lượng, mẫu mã…)
- Thông tin chi tiết về phương tiện vận chuyển
- Điều kiện và cách thức thanh toán 

4.1.2.2. Tiến trình đàm phán

Đại diện hai bên cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như thông tin thị trường, thông tin hàng
hóa, dịch vụ của bên vận chuyển, các yếu tố về pháp luật, điều kiện giao nhận hàng hóa tại
cảng và kho của người nhận. Hai bên tiến hành  thương lượng với nhau về các vấn đề như
cước phí, thời gian và phương thức vận chuyển, v.v. trong quá trình giao nhận hàng hóa.

Cụ thể, sau khi nhận được báo giá, hai bên có những thương lượng:

● Bên A yêu cầu bên B giảm phí cước vận tải từ 6.000.000 đồng xuống còn 5.000.000
đồng. Lý do bên A đưa ra là quãng đường vận tải ngắn hơn so với bảng giá bên B đưa ra
và bên A có nhiều lựa chọn về người chuyên chở. Bên B đồng ý với yêu cầu này. 

● Bên A yêu cầu bên B phải cung cấp xe chở hàng phù hợp với mặt hàng là tổ máy phát
điện, đảm bảo về mặt kỹ thuật của xe.

● Bên B đề nghị bên A thanh toán ngay khi bên B hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng tại
kho của bên A. Bên A không đồng ý.

● Bên A đề nghị sẽ thanh toán của bên B chậm nhất là ngày 30/8/2019, sau khi đã hoàn
thành tất cả các thủ tục chứng từ. Bên B xem xét và chấp nhận yêu cầu này.

● Bên A chủ động đưa ra những thỏa thuận về thời hạn giao hàng và phương thức thanh
toán cho bên B.

Địa điểm đàm phán: Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Trường Lộc.

Thời gian đàm phán: 15/7/2019

Sau nhiều lần trao đổi thương lượng, cả hai bên đã đưa ra được những điều khoản chung và
đi đến ký kết hợp đồng vận chuyển. 

33
4.1.3 Ký kết hợp đồng vận tải:

Hợp đồng sẽ được ký kết trực tiếp tại buổi đàm phán và ký kết hợp đồng giữa các bên. Hợp
đồng sẽ được in thành hai bản mỗi bên giữ một bản. 

4.2. Phân tích nội dung chính hợp đồng logistics/chứng từ vận
tải
4.2.1. Phân tích nội dung chính hợp đồng vận tải nội địa

Chứng từ cần phân tích ở đây là chứng từ thể hiện mối quan hệ giữa người nhập khẩu và
người chuyên chở (hay người vận tải), chứng từ này còn gọi là hợp đồng vận tải hàng hóa
nội địa Việt Nam.

Hợp đồng soạn thảo bao gồm những nội dung sau:

4.2.1.1. Điều khoản về chủ thể hợp đồng

Nhận xét: Hợp đồng dược thỏa thuận giữa bên người nhập khẩu (hay chủ hàng) - Công ty
Cổ phần xây dựng và thương mại Trường Lộc với công ty người chuyên chở (hay bên vận
chuyển) là chi nhánh của công ty TNHH dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh tại Hải Phòng.

4.2.1.2. Điều khoản về hàng hóa vận chuyển- Địa điểm giao nhận - Thời gian vận tải

Nhận xét: Thông tin về tên hàng và khối lượng hàng hóa giống trong hợp đồng mua bán 
hàng hóa mà công ty Trường Lộc đã mua. 

4.2.1.3. Điều khoản về phương thức giao nhận và phương tiện vận tải 

Nhận xét: Ngay khi bên vận tải nhận được bộ chứng từ và hoàn thành bộ chứng từ nộp cho 
hải quan thì sẽ chủ động sắp xếp một xe đầu kéo ra cảng để chở hàng về. Hình thức mang
hàng về là mang nguyên container về kho hàng của người nhập khẩu.  Các điều kiện về kiểm
đếm số lượng hàng, giao hàng nguyên đai, nguyên kiện và các  hình thức phạt về tình trạng
hư hỏng, thiếu hụt và giá vận chuyển đều được hai bên thảo  luận và ghi rõ trong hợp đồng
vận tải. Đồng thời nếu được giao không đúng hàng hóa đã ghi trên hợp đồng vận tải thì bên
vận tải có quyền không nhận hàng.

4.2.1.4. Giá cước, phương thức và thời gian thanh toán

Nhận xét: Bên người nhận hàng sẽ thanh toán cho bên vận tải bằng cách trả thẳng vào tài
khoản với các chi phí bao gồm cước phí vận tải, và chi phí phát sinh theo như thỏa thuận đã
ghi rõ trong hợp đồng. Thời hạn là sau khi mọi chứng từ được bên vận tải bàn giao lại thì
bên người nhận hàng cần thanh toán và chậm nhất là đến ngày 30/8/2019.

4.2.1.5. Điều khoản trách nhiệm của mỗi bên

34
Trách nhiệm của Bên A

Nhận xét: Lô hàng nhập khẩu là tổ máy phát điện, phù hợp với luật pháp của Việt Nam. Để
công ty người chuyên chở có thể làm thủ tục hải quan cho hàng hóa, bên nhập khẩu là công
ty Trường Lộc cần cung cấp cho bên công ty Tân Vĩnh Thịnh các chứng từ cần thiết liên
quan đến lô hàng như Vận đơn, Hóa đơn, Phiếu Đóng gói, C/O, v.v. Thời gian chậm nhất
trước 24 giờ trước khi lô hàng đến cảng đích tại cảng Hải Phòng Việt Nam, để công ty Tân
Vĩnh Thịnh có thể kịp thời kiểm tra và xử lý chứng từ để thông quan hàng hóa sau khi hàng
được bốc dỡ tại cảng. 

Trách nhiệm của Bên B

Nhận xét: Nhiệm vụ của công ty TNHH Tân Vĩnh Thịnh là chịu trách nhiệm kiểm tra
chứng từ hàng hóa, làm các thủ tục thông quan và vận chuyển nội địa cho lô hàng sau khi
hàng đến cảng Hải Phòng về địa chỉ mà công ty Nhập khẩu yêu cầu tại địa chỉ tổ 33,
phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

4.2.1.6. Điều khoản chung và hiệu lực hợp đồng 

Nhận xét: Hai bên cam kết thực hiện theo các điều khoản đã nêu trong hợp đồng này

với các quy định về hiệu lực, giải quyết tranh chấp và thay đổi bổ sung là dựa trên sự thỏa
thuận giữa hai bên.

4.3. Tổ chức giao nhận- vận chuyển- lưu kho bãi hàng hóa
nhập khẩu
4.3.1. Chi nhánh Công ty Dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh gửi giấy báo hàng đến
cho Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Trường Lộc

Bộ phận chứng từ của Công ty Dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh gửi thông báo hàng đến cho
Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Trường Lộc. Nội dung thông báo hàng đến dựa
trên vận đơn.

Nội dung Thông báo hàng đến lưu ý những thông tin:

● Ngày dự kiến lô hàng đến cảng: Ngày 3/8/2019.

● Các thông tin liên quan đến hàng hóa, cảng đến.

● Các chi phí mà công ty nhập khẩu cần thanh toán. 

Sau khi nhận được Thông báo hàng đến, công ty nhập khẩu gửi bộ chứng từ nhập khẩu cho
công ty dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh. Bộ chứng từ bao gồm:

35
- Giấy giới thiệu: 2 bản.
- Hợp đồng xuất nhập khẩu: 1 bản chính.
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chính.
- Phiếu đóng gói hàng hóa: 1 bản chính.
- Giấy báo hàng đến: 1 bản chính.
- Vận đơn: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O: 1 bản chính.

Công ty dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh nhận bộ chứng từ nhập khẩu, đối chiếu, kiểm tra sự
chính xác và thống nhất các thông tin. Nếu phát hiện thông tin sai lệch so với Hợp đồng và
vận đơn cần báo lại cho công ty nhập khẩu.

4.3.2. Các thủ tục lấy hàng tại cảng

4.3.2.1 Lấy lệch giao hàng D/O

Nhân viên Chi nhánh công ty dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh tại Hải Phòng cần chuẩn bị
những giấy tờ sau để lấy được lệnh giao hàng:
- Giấy giới thiệu công ty.
- Vận đơn.
- Giấy báo hàng đến.
- Căn cước công dân (chứng minh thư).

Sau khi hoàn thành các thủ tục chứng từ và đóng đầy đủ các chi phí, hãng tàu sẽ nhận vận
đơn và trả lệnh giao hàng D/O cho nhân viên này.

Nếu nhân viên kiểm tra và phát hiện có thông tin sai trên lệnh giao hàng thì yêu cầu hãng
tàu sửa chữa và đóng dấu “Correct” lên chỗ đã sửa.

Hãng tàu yêu cầu nhân viên ký tên lên 1 bản D/O và giữ lại làm bằng chứng. Nhân viên
công ty Tân Vĩnh Thịnh cầm 2 bản D/O còn lại, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng
hóa, biên lai nộp phí đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O và tìm vị trí hàng.
Văn phòng quản lý giữ lại 1 bản D/O.

4.3.2.2 Thủ tục hải quan

Công ty Trường Lộc đã đăng ký tờ khai tại cảng Hải Phòng. Bộ hồ sơ bao gồm: Hợp đồng
mua bán, Tờ khai hải quan, Vận đơn đường biển, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói hàng
hóa, CO/CQ.

Hàng hóa nhập khẩu được phân vào luồng vàng nên không cần thực hiện bước kiểm hàng
hóa tại cảng. Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng online từ VNACCS sang VCIS để
cơ quan Hải quan kiểm tra bộ chứng từ. 

4.3.3. Giao hàng về kho của người nhập khẩu

36
Chi nhánh Công ty dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh tại Hải Phòng chuẩn bị xe và liên hệ với
công ty Trường Lộc để báo về ngày giờ dự tính sẽ mang hàng về đến kho.

Nhân viên của công ty dịch vụ Tân Vĩnh Thịnh kiểm tra hàng hóa theo Phiếu đóng gói hàng
hóa để báo lại cho bên xuất khẩu trong trường hợp hàng bị thiếu hoặc tổn thất. 

Sau khi hàng đã được đặt lên xe, công ty dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh sẽ giao hàng về
kho của người nhập khẩu. Phía công ty Trường Lộc sẽ sắp xếp người nhận hàng khi xe hàng
vận chuyển đến địa chỉ yêu cầu. Sau khi hàng được chuyển từ cảng Hải Phòng về kho đích,
công ty nhập khẩu thanh toán cước phí và kết thúc hợp đồng giao nhận hàng hóa.

4.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp


Các bên

● Nguyên đơn: Công ty dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh

● Bị đơn: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Lộc

Tóm tắt

Ngày 15/07/2019: Hai bên tiến hành đàm phán hợp đồng vận tải.

Ngày 20/07/2019: Hợp đồng vận tải chính thức được ký kết

Ngày 03/08/2019: hàng về cảng Hải Phòng  và hàng được dỡ và chuyển lên phương tiện vận
tải của người chuyên chở lúc 11h30.

Tuy nhiên đến 12h trưa cùng ngày, thành phố Hà Nội - nơi có kho hàng của người nhập
khẩu, quyết định ra chỉ thị các quy định giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh truyền
nhiễm và cấm các xe container chở hàng không thiết yếu vào thành phố trong vòng 28 ngày.
Điều đó đồng nghĩa với việc công ty vận tải không thể giao hàng đến kho hàng của công ty
Trường Lộc tại quận Hoàng Mai được.

Ngay khi nhận được thông tin, công ty vận tải Tân Vĩnh Thịnh đã thông báo cho công ty
Trường Lộc. Cả hai đã tiến hành bàn bạc lại và quyết định lưu kho hàng tại cảng Hải Phòng
và chờ các chỉ thị tiếp theo của thành phố Hà Nội. Chi phí lưu kho do công ty Trường Lộc
chi trả. Đồng thời phía công ty Trường Lộc cử nhân viên tới giám sát chất lượng hàng cho
đến khi hàng được giao đi.

Ngày 31/08/2019: Công ty thương mại Trường Lộc tìm được đối tác đến mua hàng trực tiếp
tại kho của cảng và đã lấy hàng, không thông báo cho bên phía công ty vận tải Tân Vĩnh
Thịnh biết.

Ngày 01/09/2019: Công ty Tân Vĩnh Thịnh phát hiện việc công ty Trường Lộc tự ý chuyển
hàng đi, đã yêu cầu công ty Trường Lộc bồi thường tiền phạt do đơn phương chấm dứt hợp

37
đồng. Phía công ty Trường Lộc cho biết họ đã chịu trách nhiệm, trả toàn bộ chi phí với lô
hàng tại cảng và không hề làm phương hại đến bất cứ quyền lợi nào của bên B và thời gian
hàng lấy đi là ngày 31/08 trong khi ngày hết hạn hợp đồng là ngày 30/08/2019.

Phán quyết của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định: 

● Căn cứ khoản 1 điều 156, Luật Dân sự Việt Nam 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự
kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục
được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”, việc hàng
không giao được do chỉ thị của thành phố Hà Nội là một tình huống bất khả kháng.

● Căn cứ vào khoản 1 điều 296, Luật thương mại VN năm 2005 về kéo dài thời gian thực
hiện hợp đồng trong thời gian diễn ra bất khả kháng như sau: “ Trong trường hợp diễn ra
bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ hợp đồng,
nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận thì thời gian thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra bất khả kháng cộng với
thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài trong các thời hạn
sau:
- Năm tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời gian giao hàng, cung ứng dịch vụ được
thỏa thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
- Tám tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời gian giao hàng, cung ứng được thỏa
thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.”

Như vậy, do hai bên không có thoả thuận về thời gian kéo dài bất khả kháng nên thời gian
thực hiện hợp đồng sẽ được tính thêm bằng thời gian xảy ra bất khả kháng. Như vậy, thời
gian hợp đồng sẽ được kéo dài thêm ít nhất 28 ngày kể từ ngày 30/08/2019.

Như vậy việc công ty Trường Lộc lấy hàng đi vào ngày 31/08/2019  mà không thông báo
cho phía công ty Tân Vĩnh Thịnh là một hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

● Căn cứ điều 6.5 trong hợp đồng vận tải mà hai bên đã ký kết, bên công ty Trường Lộc
phải bồi thường cho công ty vận tải Tân Vĩnh Thịnh.

● Về số tiền phạt: 100% tổng cước phí dự chi.

38
KẾT LUẬN
Trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, với mục tiêu thúc đẩy nền
kinh tế ngoại thương, việc ký kết hợp đồng giữa các quốc gia cần được đặc biệt chú trọng,
quan tâm và phát triển. Các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế diễn ra ngày một phổ
biến. Để tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn về mặt thực tế của việc ký kết hợp đồng cùng với
những phát sinh trong khi ký kết hợp đồng, đặc biệt là nội dung về ký kết và thực hiện hợp
đồng xuất khẩu, nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu và phân tích hợp đồng và bộ
chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa giữa Công ty
xuất khẩu – Công ty TNHH Kohler Singapore và Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại
Trường Lộc, và các nhà chuyên chở trên từng chặng vận tải.

Sau một khoảng thời gian nghiên cứu, chúng em đã hoàn thành các thương vụ của nhóm
mình và đạt được một số kết quả khả quan. Về kiến thức chuyên môn, chúng em đã nắm
vững hơn các kiến thức cơ bản của logistics và có được hình dung nhất định về quy trình,
thủ tục khi thực hiện một thương vụ mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là trong quá trình
giao nhận hàng hóa giữa bên xuất khẩu với bên nhập khẩu. Về kỹ năng mềm, bài tiểu luận
luận này này giúp chúng em nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, đồng thời phát triển tư duy
logic tổng quan khi đối mặt với một vấn đề nhiều mặt phức tạp.

Tuy nhiên do lượng kiến thức chuyên môn của chúng em còn hạn chế nên trong quá trình
thực hiện đề tài nhóm có gặp một số khó khăn chủ yếu sau đây: Thứ nhất, mỗi thương vụ
đều khá phức tạp, khả năng trao đổi giao tiếp giữa các đội là chưa đủ cao nên có thể vẫn còn
vài thiếu sót trong sự liên kết giữa các thương vụ. Thứ hai, việc tìm tài liệu còn nhiều khó
khăn, đặc biệt các chứng từ về con tàu; hợp đồng giữa người nhập khẩu với Người chuyên
chở; đơn bảo hiểm; HĐ bảo hiểm.

Với lượng kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm chúng em
không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét góp ý
từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2013. Hệ thống văn bản pháp quy Chính phủ. [online] CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Available at:
<http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?
class_id=1&_page=182&mode=detail&document_id=171002> [Accessed 1 November
2013].

2018. GIỚI THIỆU - Everich. [online] EVERICH VIETNAM. Available at:


<http://everichvietnam.com/vi/gioi-thieu> [Accessed 1 September 2021].

2021. About Us | J Logistics Singapore. [online] J LOGISTICS. Available at:


<https://jlog.com.sg/about-us/> [Accessed 20 September 2021].

2021. Giới thiệu chung. [online] CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI
TRƯỜNG LỘC. Available at: <https://truongloc.com.vn/gioi-thieu-chung> [Accessed 1
September 2021].

2021. Who We Are | Kohler's Beliefs | Company Culture | Kohler. [online] KOHLER.
Available at: <https://www.kohlercompany.com/who-we-are/> [Accessed 1 September
2021].

Lê Ánh, 2021. Đàm phán về điều kiện và thời gian giao hàng trong hợp đồng ngoại thương.
[online] XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH. Available at:
<https://.xuatnhapkhauleanh.edu.vn/dam-phan-ve-dieu-kien-va-thoi-gian-giao-hang-trong-
hop-dong-ngoai-thuong> [Accessed 1 September 2021].

Nguyễn Văn Dũng, 2021. Quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng trong thương mại.
[online] LUẬT DƯƠNG GIA. Available at: <https://luatduonggia.vn/tu-van-phap-luat/>
[Accessed 1 September 2021].

Phạm Duy, L., 2012. Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế. NXB Thống kê.

40
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN TRONG
THƯƠNG VỤ

1. Hợp đồng

a. Hợp đồng thương mại

41
42
43
44
b. Hợp đồng vận tải giữa NXK và NCC (do nhóm đề xuất soạn thảo)

45
46
47
48
49
50
c. Hợp đồng vận tải chặng nội địa Việt Nam giữa NNK và NCC (do nhóm đề xuất soạn thảo)

51
52
53
2. Chứng từ

54
a. Certificate of Origin (COO)

55
b. Commercial Invoice

56
c. Insurance policy

57
58
d. Packing list

59
e. Tờ khai Hải quan

60
61
62
f. Bill of Lading

63
g. Thông báo hàng đến

64
h. Certificate of Quantity and Quality ( CQQ)

65
66
i. Form D

67
68
k. Test Report

69
l. Certificate of Insurance

70
71

You might also like