You are on page 1of 3

"Hồi giáo" nghĩa là "sự khuất phục", “sự hiến dâng".

Luật Hồi giáo trong tiếng Ảrập gọi là Shari'ah (con đường đúng).
Hệ thống pháp luật Hồi giáo là một hệ thống pháp luật được nâng lên từ tôn
giáo và đạo đức, thể hiện ý chí của Thượng đế chứ không phải của Nhà nước nên
nó điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ điều chỉnh
những vấn đề mà Nhà nước quan tâm, quy phạm của nó được xem là chế định duy
nhất điều chỉnh toàn bộ xã hội.
2.Quá trình hình thành và phát triển
Đạo Hồi và hệ thống pháp luật Hồi giáo hình thành từ thế kỷ thứ VII, khi nhà
tiên tri Mohammed bắt đầu truyền đi bức thông điệp từ đấng Allah.
Nền văn hoá Hồi giáo đã phát triển mạnh mẽ. Trong khoảng thời gian từ thế
kỷ IX đến XIV lãnh thổ Hồi giáo mở rộng ra rất nhanh chóng, chủ yếu bằng con
đường xâm chiếm, chinh phục. Tuy vậy, trong những thế kỷ sau đó, việc phát triển
của đạo Hồi chủ yếu là qua con đường buôn bán và truyền giáo của các giáo sĩ đạo
Hồi. Kết quả là người dân của nhiều dân tộc khác nhau, nói nhiều ngôn ngữ khác
nhau đã hoà trộn vào nhau. Tiếng Arập trở thành ngôn ngữ chung ở nhiều vùng
Trung Đông. Hệ thống pháp luật Hồi giáo đã tồn tại hơn 1.300 năm và phát triển
ảnh hưởng của mình từ bán đảo Ảrập đến châu Phi, châu Á.
Ngày nay hệ thống pháp luật Hồi giáo vẫn chi phối, điều chỉnh các quan hệ
xã hội ở phần lớn các nước Ảrập.
3.Bản chất
- Hệ thống pháp luật Hồi giáo là 1 biểu tượng đức tin thể hiện ý chí của Thượng Đế
chứ không không phải ý chí của Nhà nước.
- 1 khía cạnh đạo Hồi xuất phát từ Kinh Thánh mà các tín đồ Hồi giáo tin và làm
theo.
- Mục đích cơ bản là để cho người dân theo đạo xử sự phù hợp tôn giáo
=> Hoàn toàn độc lập
4.Nguồn luật thành tố
a.Nguồn cơ bản
Nguồn tối cao và quan trọng nhất của đạo Hồi là Kinh Coran được coi là có
nguồn gốc thiêng liêng bao gồm những điều bí mật, những lời dạy của chúa (thánh
Allalh’s) truyền cho Muhammed.
Nguồn luật tiếp theo là kinh Sunna. Kinh Sunna được kể lại bởi những tín đồ
của Muhammed đưa ra các quy định mà kinh Coran chưa có.
b.Nguồn phát sinh
Nguồn luật thứ ba Ijam nghĩa là những quan điểm nhìn chung được chấp nhận
của các học giả luật về cách giải thích hai nguồn luật chính là kinh Coran và kinh
Sunna.
Nguồn luật thứ tư của Luật Hồi giáo là Qiyas, là án lệ được tuyên bởi thẩm
phán cấp cao. Các thẩm phán của các nước theo Luật Hồi giáo có thể sử dụng tiền
lệ pháp đó để giải quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ
việc đó không được đề cập trong kinh Coran, kinh Sunna và Ijam.
5.Nguyên tắc xây dựng
Nguyên tắc thứ nhất: nguyên tắc bền vững.
Nguyên tắc thứ hai: nguyên tắc hướng dẫn hành vi con người.
Nguyên tắc thứ ba: nguyên tắc độc lập.
Nguyên tắc thứ tư: nguyên tắc thứ bậc và kết hợp bổ trợ các nguồn luật khi
áp
dụng.
6.Phạm vi điều chỉnh
Pháp luật này chỉ áp dụng với những người theo đạo Hồi tuyệt đối sẽ không
có hiệu lực gì nếu một trong các bên không phải người theo đạo.
7.Đối tượng điều chỉnh
Các quốc gia, các tín đồ theo đạo Hồi
8.Căn cứ xác định
Một quốc gia được xem là thành viên thuộc hệ thống pháp luật Hồi giáo khi
thoả mãn đồng thời hai điều kiện:
Thứ nhất: Đạo Hồi được xem là quốc đạo
Thứ hai: Luật pháp hoàn toàn xây dựng từ kinh thánh

You might also like