You are on page 1of 5

(1) KINH KORAN - Kinh Koran gồm 114 chương, chia thành các tiết với 6.

237 đoạn thơ.


- Kinh Koran là bộ sưu tập những lời diễn thuyết của Mohamed cho rằng Thánh Alla truyền cho
con người – những lời răn được các tín đồ Hồi giáo tuân thủ. (Mohamed luôn vận dụng những
tập quán phổ biến của các bộ tộc Ả rập) - Vị trí: Kinh Koran là nguồn luật cao nhất, quan trọng
nhất trong LHG.
- Đặc điểm: + Kinh Koran là nơi đúc rút ra các QPPL Hồi giáo • VD: “Khi vay nợ nhau trong thời
hạn xác định, cần viết thành văn tự. Phải nên có văn tự cụ thể giữa hai bên…Hãy để người vay nợ
xác nhận rõ… Đừng ngại ngần viết ra dù nợ lớn hay nhỏ và hạn cũng ghi rõ trên đó. Việc ấy sẽ
hữu hiệu hơn như Thánh Allah nhận thấy, để thời được chắc chắn hơn về sau, và là cách tốt nhất
để các bên khỏi nghi ngại nhau…(Koran, 2:282)
+ Ít nội dung của Kinh có thể là QPPL có giá trị áp dụng trực tiếp vì lời răn mang tính chung chung
> Để áp dụng được Kinh Koran cần nguồn phụ trợ.

- Đặc điểm: + Trong kinh Koran chỉ có rất ít đoạn có thể áp dụng như những quy phạm pháp luật
với chỉ khoảng 200 câu thơ (3%). Những đoạn này lại thường không đủ độ chính xác và cụ thể
như những quy phạm pháp luật và điều chỉnh nhiều vấn đề như: nhân thân (70 đoạn), quyền
dân sự (70 đoạn), hình sự (30 đoạn), thủ tục tư pháp (13 đoạn), "hiến pháp" (10 đoạn), “kinh tế
và tài chính” (10 đoạn), "luật quốc tế" (25 đoạn).
+ Những đoạn mang nội dung pháp lí trong kinh Koran giống như những quyết định Mohammed
tuyên đọc với tư cách là quan toà và thiên sứ cùa thượng đế. Trong đó, Mohammed luôn vận
dụng những tập quán phổ biến của các bộ tộc Ả rập.
Một số điều trongKinh coran • “khi vay nợ nhau trong thời hạn xác định, cần viết ra thành văn
tự. Phải nên có văn tự cụ thể giữa hai bên… hãy để người vay nợ xác nhận rõ… đừng ngần ngại
viết ra dù nợ lớn hay nợ nhỏ, và thời gian cũng ghi rõ trên đó. Việc ấy sẽ hữu hiệu hơn như
Thánh Allah nhận thấy, để được chắc chắn hơn về sau, và là cách tốt nhất để các bên khỏi nghi
ngại nhau…” (Coran, 2:282). • “Thượng Đế đã cho rằng việc buôn bán là hợp luật, còn cho vay
lấy lãi là không hợp luật” (Coran, 2:282).
(2) SUNNA - Sunna có nghĩa là “con đường quen đi" là lối sống, cách hành xử trong cuộc đời của nhà
tiên tri Mohammed.
- Kinh Sunna chứa đựng những lời dạy bảo của tiên tri Mohamed và những giai thoại, n hững
câu chuyện (gọi là Hadith) về nhà tiên tri và các tín đồ của mình đã sống một cuộc sống phù hợp
với trật tự tôn giáo được quy định trong Kinh Koran
- Phần lớn nội dung của Sunnah được ghi nhận bởi Hadith là sử kí viết lại cuộc sống liên quan
đến việc hành đạo của nhà tiên tri do những người sống cùng thời với Mohammed ghi nhớ và
truyền lại cho hậu thế.
- Nội dung của Sunna gồm 3 loại: lời nói của tiên tri về tôn giáo; hoạt động và hành vi của nhà
tiên tri và sự chấp nhận của tiên tri
- Sunna đưa ra các quy định mà trong kinh Koran không có. Koran nhìn chung chỉ giải quyết
những nguyên tắc lớn về pháp luật, những vấn đề cốt yếu về tôn giáo và đi sâu vào chi tiết một
số ít trường hợp.
- SUNNA là tập hợp lối sống, cách sử xự mà Mohamed đã dạy cho giáo dân tuân theo.
- Vị trí: là nguồn luật có vị trí thứ 2.
- Vai trò: làm sáng rõ Kinh Koran.
• Kinh Koran cấm uống rượu nhưng lại không có quy định nào về hình phạt. Trong Sunna – đoạn
kể lại chuyện Mohamed đã nói gì khi có người uống rượu và chính nhà tiên tri đã thực hiện việc
đánh roi.
• Trong tố tụng tư pháp ở các nước Hồi giáo, lời thề có tầm quan trọng rất lớn và điều này được
quy định trong Sunna.
(3) IJMA - Ijma là các quan điểm chung, các giải pháp pháp lí cho những tình huống mới do các học
giả Hồi giáo đưa ra, trên cơ sở các nguyên tắc chung của các nguồn luật cơ bản, được những
người có thẩm quyền chấp nhận.
- Vị trí: thứ 3, Ijma được sử dụng để giải thích các loại nguồn cơ bản.
- VD: Trong Luật Hồi giáo quy định phụ nữ không được làm thẩm phán. Các học giả pháp luật Hồi
giáo giải thích cho phép…
• Ijma > Các vấn đề của cuộc sống hiện nay như sinh đẻ bằng con đường thụ tinh nhân tạo, cấy
ghép các bộ phận cơ thể con người…
(4) QIAS Thành tố thứ tư của Luật Hồi giáo là Qiyas gọi là “phương pháp suy xét theo sự việc tương
tự”. Bằng phương pháp này, các luật gia có thể "kểt hợp ý chí của thần thánh với lí trí của con
người". Qias được cộng đồng Hồi giảo tuân thủ nhờ dựa trên kinh Koran và Sunna. Theo đó,
theo Hadith, Mohamed kể rằng “trường hợp việc giải quyết một vụ việc/vụ án không được đưa
ra, tôi sẽ phán xét chúng theo lí do”. Ông mở rộng quyền đưa ra lí do, giải thích luật cho những
người khác và vì thế Quias được thừa nhận bởi các tín đồ Hồi giáo.
- QIAS là phương pháp suy luận để giải thích luật
- Vị trí: là nguồn luật phụ trợ cuối cùng
- Vai trò: Lấp lỗ hổng pháp luật để tìm ra giải pháp giải quyết các khúc mắc trong XH.
- VD:
• Kinh Koran cấm uống rượu, Quias có thể suy luận theo cách: quy định này cũng đồng thời cấm
sử dụng chất có cồn, cấm sử dụng chất ma túy
• Một tội phạm về máy vi tính, trộm cắp phần mềm máy tính, trong Kinh Koran và Sunna không
đề cập đến loại tội phạm này. Hành vi này là cần thiết bị cấm nên luật gia phải dựa trên lý lẽ và
logic để sang đưa ra cách giải thích luật hợp lí, hay còn gọi là Qiyas.
Luật Hồi giáo (Moslem law hay Islamic law) trong tiếng Ảrập gọi là
Shari’ah (con đường đúng) là một hệ thống các quy định tôn giáo và
trong một chừng mực nhất định có khi trở thành các quy phạm pháp
luật. Tuy nhiên các quy định này hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi
phối của của bất kỳ Nhà nước nào và trên thực tế nó không tạo thành
các quy phạm pháp luật theo nghĩa của thuật ngữ này.
Luật Shari’ah điều chỉnh, đưa ra nguyên tắc và quy định hành vi của
người dân, hoạt động của các cơ quan tổ chức, đưa ra các quy phạm
để áp dụng trong đời sống của một con người: ăn kiêng, nuôi dạy con
cái, các nguyên tắc dành cho người tu hành, việc bố thí cho người
nghèo và những vấn đề tôn giáo khác. Bên cạnh đó, Luật Shari’ah cũng
được sử dụng như những hướng dẫn đối với hoạt động của con người
trong xã hội cũng như sự tương tác qua lại giữa các dân tộc. Ở phạm vi
rộng hơn, nó được dùng để giải quyết những tranh chấp, xung đột quốc
tế và vấn đề chiến tranh. Do đó, nguồn luật của Luật Hồi giáo cũng
chính là các thành tố của Luật Shari’ah. Luật này bao gồm 4 thành tố:
Kinh Qu’ran (kinh Koran), kinh Sunna, Idjmá và Qiyás. Trong đó, kinh
Qu’ran là nguồn luật cao nhất và chứa những quy định mang giá trị
chung thẩm khi được áp dụng. Nhìn chung, kinh Qu’ran chỉ giải quyết
những nguyên tắc lớn về pháp luật, những vấn đề cốt yếu về tôn giáo
và đi sâu vào chi tiết trong một số trường hợp. Chính vì vậy, Kinh
Sunna ra đời và được coi là nguồn bổ trợ đóng vai trò quan trọng thứ
hai sau Kinh Qu’ran. Thành tố thứ ba của Luật Hồi giáo là Idjmá lại
được ra đời trên cơ sở sự thống nhất về quan điểm pháp luật của các
học giả pháp lý Đạo Hồi. Dựa vào Idjmá, các thẩm phán có thể tìm kiếm
các giải pháp khả thi để áp dụng trong xã hội hiện đại và cũng được
quyền tự do sáng tạo phương pháp mới để giải quyết các vấn đề tội
phạm hay xã hội. Nói cách khác, thẩm phán có quyền quyết định rất lớn
trong việc áp dụng quan điểm nào trong Idjma để giải quyết một vụ việc
cụ thể bất kỳ. Về thành tố thứ 4 – Qyias, là án lệ được tuyên bởi thẩm
phán cấp cao, các thẩm phán có thể sử dụng tiền lệ pháp đó để giải
quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc
đó chưa được đề cập, trên cơ sở lý lẽ và logic để sáng tạo ra án lệ.
Trong 4 nguồn luật nói trên thì Qu’ran và Sunna là nguồn luật chính còn
Idjmá và Quiyas là nguồn phụ.
Nguồn luật
Pháp luật Hồi giáo bao gồm bốn nguồn sau (bốn thành tố): Kinh Qu’ran (hay còn gọi
là Coran), kinh Sunna, Idjmá và Qiyas.

Nguồn tối cao và quan trọng nhất của đạo Hồi là kinh Coran_kinh thánh của người
theo đạo Hồi. Kinh Coran được coi là có nguồn gốc thiêng liêng bao gồm những điều
bí mật, những lời dạy của chúa (thánh Allalh’s) truyền cho Prophet Muhammed người
sống trong những năm 570 – 632 sau Công Nguyên. Những lời dạy của thánh Allalh’s
được truyền dần dần trong khoảng 23 năm. Kinh Coran được chia thành 30 phần
chính, bao gồm tất cả 114 chương và được chia nhỏ thành 6.200 câu, mỗi câu vài
dòng. Chỉ một phần nhỏ, chiếm khoảng 3% của cuốn sách là bao gồm những vấn đề
liên quan đến pháp luật theo quan điểm của người phương Tây. Có khoảng 70 câu
nói về quan hệ pháp luật gia đình và khoảng 30 câu có thể coi là vấn đề hình phạt;
vấn đề hiến pháp và tài chính được nói tới trong khoảng 20 câu và khoảng 20 câu nói
về vấn đề được coi là liên quan đến pháp luật quốc tế.

Nguồn luật tiếp theo là kinh Sunna. Kinh Sunna được kể lại bởi những tín đồ của
Muhammed và được viết lại trên hadith bởi một số tác giả Hồi giáo sống vào thế kỷ
thứ IX dựa trên truyền thống và những lời kể còn lưu truyền. Kinh Sunna đưa ra các
quy định mà kinh Coran chưa có. Ví dụ: kinh Coran quy định cấm uống rượu nhưng
lại không có quy định nào về hình phạt, thì vấn đề hình phạt này lại được quy định
trong kinh Sunna. Nói tóm lại, nếu kinh Coran để điều chỉnh đời sống thì kinh Sunna
là để giải thích, bổ sung kinh Coran.

Nguồn luật tiếp theo là Idjmá, nghĩa là những quan điểm nhìn chung được chấp nhận
của những người trung thành, chủ yếu là các học giả luật, về cách giải thích hai
nguồn luật chính là kinh Coran và kinh Sunna. Ví dụ: Idjmá quy định phụ nữ không
thể trở thành thẩm phán. Kinh Coran và kinh Sunna không có quy định này mà quy
định này được giải thích theo quan điểm thống nhất của các học giả pháp luật Hồi
giáo. Điều này cho thấy khoa học luật Hồi giáo có quyền lực rất lớn nhưng chỉ có một
số ít học giả luật được kính trọng và những học giả này thường được nhờ để cho ý
kiến về mặt pháp luật về một vấn đề pháp lý hóc búa. Trong thực tiễn, các thẩm
phán có thể kiểm tra trong Idjmá để tìm kiếm nhiều giải pháp khả thi để áp dụng
trong xã hội hiện đại. Và họ hoàn toàn tự do sáng tạo phương pháp mới để giải quyết
các vấn đề tội phạm và vấn đề xã hội dựa trên cơ sở những quan điểm được đề cập
trong Idjimá. Do vậy thẩm phán có quyền quyết định rất lớn trong việc áp dụng quan
điểm nào trong Idjmá để giải quyết một vụ việc cụ thể bất kỳ.

Nguồn luật thứ tư của Luật Hồi giáo là Qiyas, là án lệ được tuyên bởi thẩm phán cấp
cao. Nói một cách khác, Qiyas có thể gọi là “phương pháp suy xét theo sự việc tương
tự”. Các thẩm phán của các nước theo Luật Hồi giáo có thể sử dụng tiền lệ pháp đó
để giải quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó
không được đề cập trong kinh Coran, kinh Sunna và Idjmá. Ví dụ: như đó là một tội
phạm về máy vi tính, trộm cắp phần mềm máy tính, trong kinh Coran và Sunna
không đề cập đến loại tội phạm này. Hành vi này là cần thiết bị cấm nên thẩm phán
phải dựa trên lý lẽ và logic để sáng tạo ra án lệ, hay còn gọi là Qiyas.

+ Các nguồn khác như tập quán, thực tiễn xét xử Tòa án… cho đến giờ vẫn chưa có ý
kiến thống nhất về các giá trị của chúng. Tuy nhiên trên quan điểm chính thống thì
chúng không được xem là nguồn của pháp luật. Bởi vì:
Thứ nhất, thực tiễn xét xử tòa án chỉ có tính chất luân lý, không có tính ràng buộc
các thẩm phán. Các phán quyết chỉ mang tính chất giải quyết một vụ việc cụ thể mà
thôi.

Thứ hai, tập quán chỉ được dùng để bổ sung hoặc làm sáng tỏ một nguyên tắc, một
quy phạm pháp lý nào đó, ví dụ nó bổ sung cho pháp luật đạo Hồi trong những vấn
đề không được điều chỉnh như của hồi môn, sử dụng nguồn nước giữa hai khoảng
ruộng… Đó là các trường hợp các bên được phép giải quyết các mối quan hệ, những
mâu thuẫn mà không cần đến sự can thiệp của pháp luật.

You might also like