You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

ĐỀ SỐ:04
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO
MSSV : 451741
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................1
I. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại. ........................................................................................................1
1. Khái niệm ...................................................................................................1
2. Nội dung quy luật .......................................................................................3
3. Ý nghĩa phương pháp luận .........................................................................3
II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “Chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” để làm
sáng tỏ quá trình từ một sinh viên luật của Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành
cử nhân luật. ................................................................................................................4
1. Khái quát về việc học tập ở Trường Đại học Luật Hà Nội ........................4
2. Mối liên hệ giữa quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến
những thay đổi về chất và quá trình từ sinh viên HLU thành cử nhân Luật. ...5
3. Ý nghĩa thực tiễn của việc vận dụng được quy luật trong quá trình trở
thành cử nhân Luật của sinh viên HLU. ..........................................................7
KẾT LUẬN .................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................9

ĐỀ 04: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
“Chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại” để làm sáng tỏ quá trình từ một sinh viên luật của
Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành cử nhân luật.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình vận động và phát triển, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình đều
không ngừng biến đổi. Sự biến đổi này tuân theo những quy luật nhất định,
trong đó có quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất và ngược lại. Đây được coi là cách thức vận động, phát triển
của mọi sự vật trong thế giới. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa quan
trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật hiện tượng.
Đối với sinh viên Đại học –giai đoạn có nhiều thay đổi về môi trường sống,
sinh hoạt cũng như học tập, đòi hỏi sự thích nghi là cần thiết. Việc nhận thức
và vận dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ngược lại sẽ giúp các sinh viên, đặc biệt là sinh
viên trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng cho mình phương pháp học tập và
rèn luyện bản thân phù hợp điều kiện sống. Đó cũng là lí do em lựa chọn đề
tài số 04: “Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại để làm sáng tỏ quá trình từ một sinh viên luật của
Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành cử nhân luật.”

PHẦN NỘI DUNG

I. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lƣợng thành những sự
thay đổi về chất và ngƣợc lại.

1. Khái niệm
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng. Hai mặt
đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng.
1.1. Khái niệm chất:

1
-Chất: là phạm trù triết học dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ
không phải là cái khác.
Chất của sự vật được biểu thị qua những thuộc tính của nó. Thuộc tính(những
tính chất, trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật…) là những cái vốn có
của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động,
phát triển và được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện
tượng khác.
1.2. Khái niệm lượng

-Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về
mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng
như các thuộc tính của sự vật.
Lượng là cái vốn có của sự vật. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí,
ý thức của con người. Đồng thời, lượng tồn tại cùng với vật chất của sự vật.
Do vậy, lượng cũng có tính khách quan như chất.
Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng
hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự phân việt giữa
chất và lượng mang tính tương đối: có trường hợp trong mối quan hệ này là
chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại là lượng của sự vật và ngược
lại. Chất và lượng tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng và tương đối. Chúng
thống nhất với nhau trong độ.
1.3. Các khái niệm khác

- Độ: là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi
về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.
- Điểm nút: là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay
đổi lượng đã đủ làm thay đổi chất của sự vật.
- Bước nhảy: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự
vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Đây là sự kết thúc
một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát
triển mới.
2
2. Nội dung quy luật
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt lượng
và chất. Chất và lượng tuy là hai mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn
lượng thì thường xuyên biến đổi, song hai mặt đó lại không tách rời nhau mà
lại tác động qua lại với nhau. Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai
hướng: sự tăng lên hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay
đổi dần dần về chất.
Sự vật bắt đầu vận động, phát triển bằng sự thay đổi về lượng, lượng thay đổi
đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra
bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự
vật mới, chất mới ra đời. Chất mới tác động lại lượng mới, lượng mới lại tiếp
tục thay đổi. Cứ như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra
con đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng. Vận
động, phát triển xảy ra trong thế giới vật chất vừa mang tính liên tục, vừa
mang tính gián đoạn.
Tóm lại, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại khái quát về cách thức của sự vận động, phát
triển. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ làm thay đổi về chất, chất mới tạo ra
lại ảnh hưởng trở lại đến lượng. Qúa trình liên tục đó tạo phương thức cơ
bản, phổ biến của quá trình vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và
tư duy.
3. Ý nghĩa phƣơng pháp luận
Việc nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay
đổi về chất sẽ mang lại chúng ta ý nghĩa phương pháp luận quan trọng mà
việc vận dụng sẽ cho phép ta nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhận
thức cũng như thực tiễn.
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biết từng
bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Phương pháp
này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng.

3
Quy luật của tự nhiên và của xã hội đều có tính khách quan. Song quy luật
của tự nhiên diễn ra tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông
qua hoạt động có ý thức của con người. Vì vậy, khi đã tích lũy đủ về số lượng
phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự
thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính
chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất cách mạng.
Vì bước nhảy có nhiều hình thức khác nhau nên cần áp dụng linh hoạt các
hình thức cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể, như vậy mới
có thể tạo ra bước nhảy về chất của toàn xã hội.

II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phƣơng pháp luận của quy luật
“Chuyển hóa từ những sự thay đổi về lƣợng thành những sự thay đổi về
chất và ngƣợc lại” để làm sáng tỏ quá trình từ một sinh viên luật của
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội trở thành cử nhân luật.

Bước vào cánh cổng Đại học Luật Hà Nội, trở thành một sinh viên luật, đó là
một vinh dự, một phần thưởng cao quý nhưng đồng thời cũng là một trách
nhiệm, nghĩa vụ dành cho những học sinh có nhiều cố gắng trong những năm
học phổ thông. Nhưng liệu rằng sự nhiệt tình, ý chí quyết tâm ở thời phổ
thông đó có còn được phát huy và những phương pháp học tập có còn phù
hợp ở môi trường đại học? Đó là những vấn đề hệ trọng có ảnh hưởng lớn đến
kết quả học tập cũng như việc tốt nghiệp tấm bằng cử nhân Luật của sinh viên
sau này.
1. Khái quát về việc học tập ở Trƣờng Đại học Luật Hà Nội
Để tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật của trường Đại học
Luật Hà Nội(HLU) , sinh viên phải hoàn thành 126 tín chỉ trong vòng 4 năm.
So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên
một cách đáng kể, chương trình học cũng vì thế mà nặng hơn. Một ví dụ đơn
giản, nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, khối
lượng kiến thức sẽ được chia đều ra khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn.
Trong khi ở Đại học với mô hình đăng kí theo tín chỉ, sinh viên sẽ phải tự
đăng kí đủ số tín chỉ theo quy định của trường và một tín chỉ có thể học 40 tiết

4
lí thuyết chỉ trong 09 tuần. Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức
cũng như cách thức học sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn. Chính vì
thế sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sẵn sàng để thích nghi với sự thay
đổi này. Không chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và phổ
thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức cũng như việc tích lũy kiến
thức. Sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một cách đơn thuần mà phải tự
mình tìm tòi, nghiên cứu dựa trên những kĩ năng giảng viên đã cung cấp. Tiếp
đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở
trên lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập,...Đây là cơ hội cũng nhưng
cũng là thách thức cho sinh viên.. Ở đây, so với việc học ở phổ thông là sự
khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có
thể nói sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng giống như quá trình biến
đổi từ lượng thành chất.
2. Mối liên hệ giữa quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lƣợng
dẫn đến những thay đổi về chất và quá trình từ sinh viên HLU
thành cử nhân Luật.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy
dần dần về số lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất và việc học tập để có tấm bằng cử nhân luật của sinh viên
cũng không nằm ngoài điều đó. Để trở thành cử nhân Luật, sinh viên phải
hoàn thành đủ số học phần, tín chỉ cũng như yêu cầu đầu ra theo như trường
quy định. Như vậy có thể coi thời gian học là độ, quá trình học tập trau dồi
kiến thức là quá trình tích lũy về lượng, các kỳ thi là điểm nút và kết quả thi
đạt yêu cầu là bước nhảy.
Trong quá trình học tập của sinh viên, quá trình tích lũy tri thức, luôn có sự
vận động, biến đổi. Quá trình tích lũy tri thức ở mỗi người là khác nhau, tùy
thuộc theo khả năng, mục đích, điều kiện của mỗi người. Dù nhanh hay chậm
thì sự tích lũy về tri thức ấy làm cho con người dẫn đến sự thay đổi nhất định,
tức là có sự biến đổi về chất. Quá trình biến đổi này diễn ra ở bản thân con
người vô cùng đa dạng và phong phú.

5
Một sinh viên khóa K45 trường Đại học Luật Hà Nội sẽ trải qua những
chất là: Chất học sinh trung học phổ thông, chất sinh viên Luật, chất cử nhân
Luật,… Lượng kiến thức tích lũy và từng giai đoạn của mỗi người có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Sự
thay đổi về lượng kiến thức sẽ làm thay đổi về chất trong cuộc đời sinh viên
đó. Ở một giai đoạn mà lượng kiến thức tích lũy chưa đủ để chất của sinh viên
đó có sự biến đổi thì nó được gọi là độ. Tương ứng với những chất nêu ở trên
thì độ đó được hiểu là khoảng thời gian từ 2017-2020, 2020-2024, 2024 trở
đi…
Quá trình tích lũy kiến thức của sinh viên là một quá trình lâu dài, cần có sự
nỗ lực không chỉ từ gia đình, nhà trường mà còn cần từ chính mỗi người
học. Quy luật về mối quan hệ giữa chất và lượng thể hiện ở chỗ mỗi sinh viên
tích lũy lượng (kiến thức) qua những bài học trên lớp trong từng môn cụ thể
và từ thực tế xã hội. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các bài kiểm
tra năng lực. Trong giai đoạn tích lũy kiến thức là độ, các kì kiểm tra đánh giá
là điểm nút, còn bước nhảy là sự chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn
khác, tức chính là sự thay đổi về chất.
Cụ thể: Trong chất sinh viên Đại học Luật Hà Nội kéo dài từ năm 2020 đến
năm 2024, khi đó lượng không ngừng được tăng lên, đó chính là kiến thức.
Cũng như học sinh phổ thông, sinh viên Đại học muốn có được tấm bằng Đại
học phải tích lũy đủ số học phần. Tuy nhiên việc tích lũy kiến thức ở Đại học
có nhiều khác biệt, đó là sinh viên không thể thụ động tiếp thu kiến thức đơn
thuần mà còn phải tìm tòi, nghiên cứu từ những chỉ dẫn của giảng viên. Nó
không chỉ bao gồm những kiến thức cơ bản trong giáo trình, sách vở mà kiến
thức đó còn là những kĩ năng mềm bên ngoài như cách sử dụng từ ngữ, ứng
xử, xử lý thông tin, phân tích và giải quyết các tình huống trong xã hội. Việc
tiếp thu kiến thức còn vô cùng phong phú và đa dạng đến chuyên sâu, từ cơ
bản đến nâng cao, từ ít đến nhiều. Do vậy, trình độ, kết cấu cũng như quy mô
nhận thức của sinh viên cũng được thay đổi, tầm tri thức của sinh viên được
nâng cao và cải thiện hơn. Tuy nhiên qúa trình đó chưa đủ để làm thay đổi về
chất sinh viên Luật. Chất của sinh viên Luật đó chỉ có thể được thay đổi khi
lượng kiến thức của sinh viên đó đủ để vượt qua các điểm nút tức là những kì
6
thi, đặc biệt là những kì thi kết thúc học phần. Trong đó điểm nút quan trọng
nhất là sau khi viết luận văn, luận án, đến ngày nhận bằng tốt nghiệp. Đó
chính là điểm nút lớn nhất đánh dấu bước nhảy từ một sinh viên Luật trở
thành một cử nhân Luật. Điều đó chứng minh rằng lượng (kiến thức) được
tích lũy qua 4 năm học lâu dài của sinh viên đó đã đầy đủ để làm chất sinh
viên Luật thay đổi.
Bên cạnh đó, sau khi thay đổi chất mới cũng tác động ngược lại đến lượng.
Đó là khi trở thành cử nhân Luật việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành hay kĩ
năng xử lý các tình huống và khả năng giao tiếp, ứng xử cũng trở nên tốt hơn
khi còn là sinh viên Luật.
3. Ý nghĩa thực tiễn của việc vận dụng đƣợc quy luật trong quá trình
trở thành cử nhân Luật của sinh viên HLU.
Xuất phát từ việc nhận thức đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những thay đổi
về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại cho phép sinh viên
chúng ta có những phương pháp học tập,rèn luyện tốt nhất để trở thành cử
nhân Luật theo đúng nguyện vọng.
 Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.

Để có một tấm bằng Đại học, chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín
chỉ của các môn học. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên
phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả
học tập) theo quy luật. Cần học tập đều đặn hạng ngày để chất được thấm sâu
vào mỗi sinh viên. Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu
kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập. Tránh tư tưởng chủ quan,
nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày. Qua 4 năm
nếu mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến thức, tích lũy
kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực tập… và tốt nghiệp Đại học
đạt kết quả cao thì sẽ đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường
làm việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.

 Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng
vội đốt cháy giai đoạn

7
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả
khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy .
Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học
mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực
hiện được. Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do không tập trung dẫn
đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “ nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ
mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến
thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời
gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có
nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu , nhưng họ lại nóng vội, muốn học
nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao, “chưa học
bò đã lo học chạy”. Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và
đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ
thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất.

 Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan

Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của
sự vật. Sự tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật. Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh
viên chúng ta được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn. Nhiệm vụ của
mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức ( tích lũy
về lượng), tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt được. Trong quá trình
học tập, sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả tốt của các kỳ thi
đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai
đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều
hơn, chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để
tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được
tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.

 Nâng cao kĩ năng mềm

Quy luật giúp ta nhận thức được rằng sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào
phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản
8
chất, các yếu tố tạo thành sự vật đó. Cụ thể, sự thành công của một sinh viên
còn phụ thuộc vào các kĩ năng mềm trong cuộc sống mà đại học không dạy
chẳng hạn như kĩ năng thuyết trình, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử… hay quan
trọng kĩ năng làm việc nhóm, biến tri thức lĩnh hội thành sản phẩm trí tuệ đích
thực. Như thế mới giúp ta phát triển toàn diện được.

KẾT LUẬN
Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa
lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn
trong việc thúc đẩy quá trình từ một sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
trở thành một cử nhân Luật giỏi. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện
chứng của sự vật, hiện tượng. Việc nhận thức đúng đắn quy luật lượng – chất
giúp chúng ta biết vận dụng để giải quyết các tình huống về tự nhiên, xã hội,
hoặc tư duy. Từ đó ta cũng lý giải được sự vận động và phát triển của mọi sự
vật để có những phương pháp và cách thức giải quyết một cách đúng đắn
những vấn đề đó trong thực tiễn đời sống. Quy luật chuyển hóa từ những sự
thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất là một quy luật cơ bản,
quan trọng và có ý nghĩa phương pháp luận.
Trong quá trình làm nghiên cứu, với kiến thức triết học của bản thân em còn
rất hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) Giáo trình Triết học Mác-Lê-nin.
2) Tailieu.vn

You might also like