You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


-------o0o-------

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN


HÀNG HÓA QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


Tìm hiểu hoạt động của hãng hàng không quốc tế Vietnam Airlines.
Trong vai trò người giao nhận và dựa trên 1 bộ chứng từ thực tế, hãy trình
bày quy trình xuất nhập khẩu và giải thích những công việc đã làm với các
bên liên quan (loại hình Air xuất).

Nhóm thực hiện: Nhóm 3


Lớp học phần: 2153ITOM1511
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Vũ Anh Tuấn

Hà Nội, 11/2021

PAGE \* MERGEFORMAT 1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG
QUỐC TẾ VIETNAM AIRLINES 5
I. Giới thiệu hãng HKQT Vietnam Airlines 5
1. Lịch sử hình thành. 5
2. Những thành tựu mà Vietnam Airlines đạt được 6
3. Đại lý VIETNAM AIRLINES – người bạn chung của hành
khách và Vietnam Airlines 7
II. Hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines. 7
1. Dịch vụ vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines 7
2. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Vietnam Airlines 8
3. Các dịch vụ khác..........................................................................9
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG DỰA TRÊN BỘ CHỨNG TỪ TRONG VAI TRÒ
NGƯỜI GIAO NHẬN 11
I. Quy trình xuất khẩu hàng hóa qua đường hàng không 11
II. Quy trình xuất khẩu bằng đường hàng không dựa trên bộ chứng từ
trong vai trò người giao nhận 13
1. Các loại chứng từ 14
2. Nội dung đơn hàng 14
3. Sơ đồ quy trình 15
4. Các bước thực hiện của Forwarder dựa trên bộ chứng từ.........15
CHƯƠNG III: LƯU Ý CHO NGƯỜI GIAO NHẬN KHI THỰC
HIỆN CÁC CÔNG VIỆC VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN 27
KẾT
LUẬN.......................................................................................................28

PAGE \* MERGEFORMAT 1
LỜI CẢM ƠN

Nhờ những kiến thức học được trong Học phần Quản trị Giao nhận vận chuyển
hàng hóa quốc tế cũng như sự hướng dẫn của ThS.Vũ Anh Tuấn, nhóm 3 đã
hoàn thành được đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của hãng hàng không quốc tế
Vietnam Airlines. Trong vai trò người giao nhận và dựa trên 1 bộ chứng từ
thực tế, hãy trình bày quy trình xuất nhập khẩu và giải thích những công việc
đã làm với các bên liên quan (loại hình Air xuất)”.
Qua đề tài này, nhóm 3 đã có được sự hiểu biết rõ hơn về Vietnam Airlines
cũng như các công việc cụ thể của người giao nhận trong quá trình xuất khẩu
hàng hoá bằng đường không.
Do kiến thức, năng lực và thời gian có hạn nên bài thảo luận của nhóm 3 không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của thầy và các thành viên lớp để bài của nhóm được hoàn thiện hơn
nữa.
Nhóm 3 xin chân thành cảm ơn!

PAGE \* MERGEFORMAT 1
LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, theo đó, hoạt động giao nhận hàng
hóa ngoài biên giới quốc gia của Việt Nam cũng diễn ra ngày càng sôi nổi và
phong phú dưới nhiều hình thức.
Giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không là một trong
những loại hình được ưa chuộng nhất hiện nay do những đặc điểm ưu việt của
nó. Hàng năm, có một lượng hàng hoá lớn di chuyển giữa các quốc gia thông
qua con đường này.
Việt Nam cũng đã thành lập nên không ít hãng hàng không quốc tế để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước,
bao gồm: Vietnam Airlines, Bamboo Airways... mỗi hàng hàng không sẽ có
một cách thức hoạt động riêng biệt.
Để hiểu hơn về hoạt động giao nhận vận chuyển quốc tế qua đường hành
không, trong phạm vi bài thảo luận này, nhóm 3 sẽ trình bày về: “Hoạt động
của hãng hàng không quốc tế Vietnam Airlines và quy trình xuất khẩu đường
không của công ty DONG TAI GLOBAL LOGGISTICS AND TRADING trong
vai trò là người giao nhận dựa trên bộ chứng từ”.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HÃNG HÀNG
KHÔNG QUỐC TẾ VIETNAM AIRLINES

I. Giới thiệu hãng HKQT Vietnam Airlines

1. Lịch sử hình thành.

Vietnam Airlines thuộc tổng công ty Hàng không Việt Nam. Hãng hàng không
bắt đầu ra đời khi cục hàng không dân dụng được thành lập vào năm 1956. Vào
thời kỳ đó, sự phát triển về ngành hàng không chưa được lớn mạnh như bây giờ
nên tổng cộng của ngành hàng không Việt Nam mới chỉ có 5 chiếc máy bay
loại cánh quạt. Tuy nhiên ngành hàng không Việt Nam đã bắt đầu cho khai thác
những chuyến bay nội địa. Mỗi một cột mốc là sự đánh giá quan trọng về thời
kỳ phát triển của ngành hàng không Việt Nam.
Hãng hàng không Vietnam Airlines phát triển qua 3 giai đoạn chính:
− Giai đoạn I (1976-1980): Ngành hàng không đã bắt đầu khai thác các
chuyến bay trong nước và nước ngoài. Chủ yếu là khai thác các chuyến bay
ở trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Singapo, Malaisia…
Việc mở rộng các quy mô các chuyến bay đã giúp Việt Nam trở thành
thành viên của tổ chức hàng không quốc tế (ICAO). Sau khi Việt Nam gia
nhập vào hiệp hội quốc tế, Hãng hàng không Quốc Gia Việt Nam đã tách ra
thành một doanh nghiệp mới chuyên kinh doanh vận tải hàng không. Ngày
27/05/1995 là một mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành và phát triển của
Vietnam Airlines trên cơ sở liên kết thêm với 20 doanh nghiệp trong lĩnh
vực kinh doanh vận tải hàng không.
− Giai đoạn II (10/2002): Trong giai đoạn này thì biểu tượng chính thức của
Vietnam A Airlines ra đời – biểu tượng Bông Sen Vàng, được lấy ý tưởng
từ quốc hoa của Việt Nam. Đây là một bước đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp
và vững chãi, là bước đệm trong sự phát triển của ngành hàng không Việt
Nam ra vươn ra vị thế toàn thế giới.
− Giai đoạn III(10/2003): Sau một năm hoạt động thương hiệu trên toàn thế
giới, hãng Hàng không Việt Nam đã nâng cấp đội ngũ, đưa vào sử dụng và
vận hành 6 chiếc máy bay Boeing 777 được đặt mua của Boeing. Việc đưa
những chiếc máy bay hiện đại và có tầm cỡ thế giới vào sử dụng đã chứng
minh Vietnam Airlines đã cải tiến về dịch vụ tiên tiến và vượt trội nhất.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
2. Những thành tựu mà Vietnam Airlines đạt được

− Sau nhiều năm hoạt động và cố gắng không ngừng nghỉ, hãng hàng không
quốc gia Vietnam Airlines đã vươn mình ra thị trường thế giới và trở thành
một thương hiệu được nhiều người biết đến, tin tưởng và lựa chọn.
− Hiện tại Vietnam Airlines đã khai thác được 21 các chuyến bay nội địa đến
các tỉnh và 28 điểm đến quốc tế với 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.
− Năm 2006, Vietnam Airlines đạt được chứng chỉ IATA, chứng chỉ về sự uy
tín và an toàn của hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. Sau 4 năm, năm
2010 Vietnam Airlines đã trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh Hàng
không toàn cầu (SkyTeam). Mỗi một bước tiến là một sự đánh dấu quan
trọng và lớn mạnh và cố gắng không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines.
− Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển của hành khách, hiện nay Vietnam
Airlines có có nhiều quan hệ hợp tác với các hãng hàng không lớn trong
khu vực và trên thế giới. Thông qua sự hợp tác này sẽ giúp khách hàng có
thêm nhiều sự lựa chọn với những điểm đến trên toàn thế giới.
− Ngày nay vị thế của Vietnam Airlines ngày càng được khẳng định trên thế
giới và cũng tạo dựng được niềm tin về sự an toàn của bản thân và gia đình
trong mỗi chuyến bay. Vietnam Airlines sẽ cố gắng nỗ lực không ngừng để
mang lại cảm giác thoải mái và sự chăm sóc tận tình nhất trong mỗi chuyến
bay.

3. Đại lý VIETNAM AIRLINES – người bạn chung của hành khách và


Vietnam Airlines

− Vietnam Airlines có thể được hình dung như một người “bạn đồng hành
chung” kết nối các hãng hàng không với những khách hàng đang có nhu
cầu tìm kiếm một tấm vé máy bay Vietnam Airlines phù hợp với hành trình
di chuyển và điều kiện tài chính cá nhân.
− Hệ thống đặt vé máy bay Vietnam Airlines thông minh: Bằng hệ thống đặt
vé máy bay Vietnam Airlines trực tuyến hết sức đơn giản, thuận tiện, hữu
ích, Vietnam Airlines giúp khách hàng dễ dàng so sánh giá vé máy bay của
tất cả các hãng hàng không cùng khai thác với đầy đủ thông tin về giá cả,
ngày giờ bay, điều kiện hành lý… Nhờ đó, khách hàng thay vì phải vào tất
cả các trang web của các hãng máy bay, thì nay chỉ cần truy cập vào một
trang web duy nhất là của Vietnam Airlines là đã có thể có đầy đủ thông tin
mình cần tìm kiếm. Và vì vậy, rất dễ dàng lựa chọn cho mình một tấm vé

PAGE \* MERGEFORMAT 1
máy bay Vietnam Airlines phù hợp, tiết kiệm thời gian, công sức hơn rất
nhiều.

II. Hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines.

1. Dịch vụ vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines

Dịch vụ vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines bao gồm 2 nhóm là dịch
vụ mặt đất và dịch vụ trên không.
1.1. Dịch vụ mặt đất:
Dịch vụ mặt đất của VNA bao gồm 3 nhóm dịch vụ chính : dịch vụ check-in,
dịch vụ tại sân bay và dịch vụ boarding (đưa khách từ sân bay lên máy bay).

− Dịch vụ check-in bao gồm việc chào đón khách hàng tại sân bay, làm các
thủ tục check-in cho khách gồm có thủ tục cho khách thuộc các hạng khác
nhau. Vé máy bay của VNA được chia thành 3 hạng là hạng thương gia,
hạng phổ thông và hạng tiết kiệm.
+ Hạng thương gia: Trong các hạng vé máy bay của Vietnam Airlines thì
đây là hạng vé nhận được nhiều sự ưu tiên nhất, đó là có thể thay đổi vé
(tên, ngày giờ, hành trình bay…) và được hưởng những dịch vụ tốt hơn, có
khu vực phòng chờ riêng và chỗ ngồi trên máy bay được trang bị tiện nghi
hơn.
+ Hạng phổ thông (Economy): Trong hạng phổ thông còn chia ra nhiều hạng
nhỏ khác theo các tiêu chí thời hạn vé và các điều kiện về: hoàn vé, đổi tên,
đổi ngày hay đổi hành trình. Tùy vào mức độ ưu tiên thay đổi (tính phí hay
không) mà giá vé cũng sẽ có sự thay đổi khác nhau. Trong các hạng vé
máy bay Vietnam Airlines thì đây là hạng có số lượng ghế ngồi nhiều nhất.
Tại mỗi ghế ngồi của hạng Phổ thông đều có một màn hình TV nhỏ giúp
hành khách giải trí bằng cách xem phim, xem các chương trình truyền
hình, nghe nhạc hoặc chơi game.
+ Hạng tiết kiệm là hạng vé có mức giá rẻ nhất trong số các hạng vé
Vietnam Airlines, vì vậy các tiện ích đi kèm sẽ bị cắt giảm tối đa. Với hạng
vé tiết kiệm đặc biệt, hành khách có thể hoàn đổi vé nhưng phải trả một
mức phí nhất định, còn với hạng vé siêu tiết kiệm thì sẽ không được phép
hoàn đổi vé. Tuy là hạng vé máy bay giá rẻ nhưng chất lượng dịch vụ và cơ
sở vật chất của Vietnam Airlines lại nhỉnh hơn so với các hãng hàng không
khác, thế nên đây vẫn sẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều hành
khách.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
− Dịch vụ tại sân bay được xác định lúc khách hàng hoàn tất thủ tục check-
in và đợi đến giờ lên máy bay. Dịch vụ này được chia thành 2 nhóm chính:

+ Các dịch vụ tại sân bay cho hành khách bao gồm: trợ giúp hành khách tại
các cổng, cửa an ninh, thông báo cho KH lên máy bay đúng giờ, hướng dẫn
và đón khách về khách sạn trong trường hợp máy bay chậm, hủy chuyến
+ Các dịch vụ liên quan đến hành lí thất lạc bao gồm: tìm kiếm hành lí,
hướng dẫn khách làm thủ tục bồi thường hành lí, bảo quản hành lí của
khách,..
− Dịch vụ boarding được xác định từ khi khách hàng bắt đầu được thông báo
lên máy bay cho đến khi ngồi trên máy bay.
1.2. Dịch vụ trên không
Các dịch vụ này bao gồm ăn uống, báo, các hạot động giải trí trên máy bay.
Các dịch vụ này có sự khác nhau giữa khách hạng thương gia và phổ thông
Chất lượng dịch vụ vận tải hành khách là tổng hợp tất cả các đặc tính của dịch
vụ nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu khách hàng. Việc cung cấp dịch vụ bay là một
dịch vụ khó nắm bắt nên chất lượng dịch vụ thể hiện ở nhiều khâu khác nhau:
từ khâu thương mại mặt đất, mạng lưới bay, tổ chức kĩ thuật, dịch vụ trên
không, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…Nhận thức được điều đó trong thời gian
qua, Vietnam Airlines không ngừng mở rộng mạng lưới sân bay ở các vùng
miền trong cả nước, từ các tỉnh thành phố đồng bằng cho đến tận vùng sâu
vùng xa, biên giới hải đảo như: Điện Biên, Nà Sàn, Phú Quốc,.. tạo điều kiện
thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại giữa các vùng.

2. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Vietnam Airlines

2.1. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam Airlines
gồm vận chuyển hàng hoá bằng máy bay nội địa và và gửi hàng đi quốc tế.
Hãng có hai công ty đơn vị thành viên phục vụ hoạt động vận chuyển hàng hóa
bao gồm: Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS) và Công ty Dịch
vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS). Vận tải hàng hóa đang giữ vai trò chủ
lực và đem lại nguồn doanh thu trợ lực lớn cho Vietnam Airlines, nhất là bối
cảnh đại dịch như hiện nay.
Khi dịch bệnh Covid bùng phát, Vietnam Airlines đã nhanh chóng chuyển đổi,
tiến hành hoán cải các tàu bay Airbus A321, A350, Boeing 787 để chở hàng
trên khoang khách, làm tăng năng lực chuyên chở hàng hóa trên mỗi loạiloci
máy bay lên gấp 1,8 đến 2,0 lần so với chở hàng tại khoang bụng hàng. Năm

PAGE \* MERGEFORMAT 1
2020, Vietnam Airlines đã xây dựng lịch bay thường lệ chở hàng quốc tế với
30 đường bay và tổ chức được hơn 3500 chuyến bay chở hàng. Doanh thu vận
chuyển hàng hóa đóng góp tới gần 30% doanh thu của VNA (giai đoạn trước
dịch chỉ chiếm 9%).

Năm 2020, Vietnam Airlines đứng đầu trong các hãng hàng không Việt Nam
về thị phần vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế. Trong giai đoạn 2022-2025, khi
dịch bệnh được khống chế, thị trường phục hồi trở lại, Vietnam Airlines sẽ tiếp
tục khai thác tải hàng hóa ở khoang bụng hàng trên các chuyến bay chở khách,
tiếp tục sử dụng hiệu quả đội tàu bay hoán cải chở hàng. Từng bước đầu tư và
đưa vào khai thác đội tàu bay chở hàng chuyên dụng vào thời điểm thích hợp
khi nguồn lực tài chính cho phép.

2.2. Dịch vụ vận chuyển bằng xe tải.


Ngoài vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, dịch vụ vận tải đường bộ
của Vietnam Airlines được cung cấp tại châu Âu, châu Úc và Nhật, từ những
cửa ngõ chính tại những khu vực này, cũng như giữa Việt Nam và Campuchia,
cho phép việc vận chuyển hàng hoá có thể mở rộng đến được những địa điểm
cần thiết, nơi mà Vietnam Airlines không thể vận chuyển đến trực tiếp bằng
đường hàng không.

3. Các dịch vụ khác.

Các dịch vụ khác mà Vietnam Airlines cung cấp bao gồm:


− Cung cấp dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bán hàng miễn thuế tại
khu cách ly ở cửa khẩu quốc tế sân bay, trên tàu bay và tại các tỉnh, thành
phố
− Cung cấp các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại
nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng
hàng không, sân bay
− Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải: bảo dưỡng tàu bay, động cơ,
phụ tùng vật tư, thiết bị hàng không, thiết bị phục vụ kỹ thuật thương mại
mặt đất và các thiết bị kỹ thuật khác
− Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển: sản xuất
linh kiện, phụ tùng, vật tư tàu bay, trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung
khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không; Cung cấp các dịch vụ kỹ
thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng không trong nước và nước
ngoài.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG DỰA TRÊN BỘ CHỨNG TỪ TRONG VAI TRÒ NGƯỜI GIAO
NHẬN - CÔNG VIỆC VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN

I. Quy trình xuất khẩu hàng hóa qua đường hàng không

Bước 1. Ký kết hợp đồng ngoại thương


Tất nhiên bước đầu tiên để bắt đầu cho việc nhập khẩu là bạn đàm phán ký kết
hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài. Đây là thỏa thuận giữa hai bên về
việc mua bán lô hàng, và cần bao gồm những nội dung cần thiết, chẳng hạn
như: Thông tin hàng hóa; Giá cả, thanh toán; Giao hàng; Đóng gói; Bảo hành;
Khiếu nại .v.v...
Nội dung chi tiết tất nhiên được 2 bên đàm phán và thống nhất cho phù hợp với
nhu cầu thực tế. Sau khi xem xét khái quát toàn bộ quy trình vận chuyển hang
hoá và tài liệu hàng hoá xuất khẩu, sau đây là qui trình chi tiết của xuất khẩu
hàng hóa.
Bước 2. Ký hợp đồng dịch vụ cho với người chuyên chở
Khi bạn xuất khẩu theo điều kiện D thì sẽ chịu trách nhiệm về khâu vận chuyển
hàng hóa. Bạn sẽ cần thuê một công ty dịch vụ vận chuyển để họ làm các bước
cần thiết trong quá trình chuyển hàng door-to-door.
Công ty vận chuyển (carrier) thừờng là công ty giao nhận (forwarder) hoặc đại
lý hàng không (GSA). Forwarder này phải được hãng hàng không chỉ định và
cho phép khai thác hàng hóa cho hãng. Hiện, nhiều forwarder tại Việt Nam có
đại lý đầu nước ngoài thực hiện các thủ tục cần thiết tại nước nhập khẩu (cũng
giống như với hang đường biển).
Việc cần làm là ký thỏa thuận với ngừời vận chuyển. Ở đây tôi viết theo trường
hợp Booking với forwarder, để bạn thấy được quy trình gồm đầy đủ các bên
hơn.
Bạn yêu cầu chi tiết và người giao nhận sẽ cung cấp thỏa thuận lưu cước
(Booking Note), theo mẫu của họ, với các nội dung chính như:
+ Tên người gửi hàng, người nhận hàng, bên thông báo;
+ Mô tả hàng hoá: loại hàng, trọng lượng, số lượng, thể tích;
+ Tên sân bay đi, tên sân bay đến;
+ Cước phí và thanh toán…

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Bước 3. Giao hàng xuất khẩu cho người chuyên chở
Theo lịch trình đã thỏa thuận, bạn giao hàng cho người chuyên chở, kèm theo
chỉ dẫn cần thiết để người họ giao cho hãng hàng không.
Forwarder cấp cho bạn giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR-forwarder’s
Certificate of Receipt), xác nhận về việc họ đã thực sự nhận được lô hàng để
vận chuyển.
Trường hợp hàng được lưu kho của người giao nhận trước khi gửi cho hãng
hàng không, người giao nhận sẽ cấp thêm Biên lai kho hàng (FWR-forwarder’s
warehouse receipt).
Trường hợp người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến kho người nhập
khẩu tại cảng đích, người giao nhận cấp thêm Giấy chứng nhận vận chuyển của
người giao nhận (FTC-forwarder’s certificate of transport)
Bước 4. Forwarder chuyển hàng tới sân bay và làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Trên cơ sở hợp đồng ủy thác của chủ hàng, người giao nhận chuẩn bị bộ chứng
từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục xuất khẩu. Chứng từ
thường gồm:
+ Giấy phép xuất nhập khẩu, nếu hàng thuộc diện phải xin phép (Export
Permit) + Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Bản kê chi tiết hàng hóa, nhiều khi có thể dùng Phiếu đóng gói - Packing List
+ Bản lược khai hàng hóa (Manifest), do người giao nhận lập khi họ gom nhiều
lô hàng lẻ gửi chung cùng một vận đơn chủ (MAWB)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Cùng với bộ chứng từ này, người giao nhận cũng tiến hành làm thủ tục hải
quan cho hàng xuất khẩu.
Sau khi hoàn tất thủ tục với hải quan, sân bay, hãng hàng không, người giao
nhận sẽ phát hành Vận đơn hàng không (HAWB) và gửi kèm theo hàng hóa bộ
chứng từ cần thiết có liên quan, theo yêu cẩu của người mua - quy định trong
hợp đồng mua bán. Bản gốc AWB số 3 giao lại cho người gửi hàng, cùng
thông báo cước phí cóliên quan (nếu có) để người gửi hàng thanh toán.
Bạn nhận được AWB thì báo cho người mua hàng về việc đã chuyển hàng,
kèm theo file mềm AWB để họ chuẩn bị hồ sơ đầu nhập khẩu.
Đến bước này, là coi như đã xong những công việc mà bạn với vai trò người
xuất khẩu phải trực tiếp tham gia. Những bước tiếp theo do người chuyên chở
thực hiện, bạn chỉ hiểu và phối hợp theo dõi mà thôi.
Bước 5. Hãng hàng không chuyển hàng

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Đây là khâu dịch vụ của hãng hàng không. Họ sẽ dùng máy bay để chở hàng từ
Việt Nam đến sân bay đích, trong nhiều trường hợp có thể cần chuyển tải hàng
tại sân bay chung chuyển. Hàng có thể được vận chuyển bằng máy bay chở
hàng chuyên dụng, hoặc chở trong khoang hàng (nằm ở phần bụng) của máy
bay chở khách, cùng khoang với hàng ký gửi.. Khi nhận hàng lên máy bay,
hãng hàng không sẽ báo dự kiến thời gian đến sân bay đích, để người giao nhận
biết và thông báo cho người nhận hàng chuẩn bị làm thủ tục cần thiết.
Bước 6. Làm thủ tục hải quan và giao hàng tại nước nhập khẩu
Làm thủ tục hải quan nhập khẩu: Tại Việt Nam (nước nhập khẩu), người giao
nhận theo ủy quyền của chủ hàng, làm thủ tục hải quan nhập khẩu, với các
bước cần thiết như sau:
− Nhận giấy báo hàng từ hãng hàng không, thông báo cho người nhập khẩu
lịch trình lô hàng.
− Đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí
lệnh giao hàng (DO), phí làm hàng (handling), phí lao vụ (labor fee)... và
nhận bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa (nêu trong bước 4) Thu lại vận đơn
gốc (HAWB bản số 2).
− Làm thủ tục nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi khoản cước thu
sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không.
− Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục hải quan cho hàng Air nhập khẩu Làm thủ
tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không (chẳng hạn như: kho TCS, SCSC
tại sân bay Tân Sơn Nhất, hay kho NCTS, ACS, ALS nếu hàng về sân bay
Nội Bài).
Đưa hàng về kho của người nhập khẩu:
− Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, nhân viên công ty giao nhận sẽ để lại
thông tin liên lạc để cán bộ hải quan thông báo khi hàng về đến kho của sân
bay.
− Khi hàng đã về kho hàng không, người giao nhận đến làm nốt thủ tục nhận
hàng, thanh lý tờ khai, và bố trí phương tiện lấy hàng khỏi sân bay rồi giao
đến kho của công ty người nhập khẩu chỉ định.

II. Quy trình xuất khẩu bằng đường hàng không dựa trên bộ chứng từ
trong vai trò người giao nhận - công việc với các bên liên quan

PAGE \* MERGEFORMAT 1
1. Các loại chứng từ

Hoá đơn thương mại: ( Commercial invoice )


Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Tờ khai hải quan(Customs Declaration)
Booking note
Vận đơn đường không (Air Waybill)
Shipping advice

2. Nội dung đơn hàng

Công ty giao nhận và vận chuyển hàng hóa:


DONG TAI GLOBAL LOGGISTICS AND TRADING CO.,LTD
Địa chỉ: R2305, 23rd Floor, A3 Ecolife Capital Building, No.58 To Huu, Me
Tri Ward, Nam Tu Liem, Ha Noi, Viet Nam
Tel: +84246274375
Công ty nhập khẩu (Consignee):
WON JEON CORPORATION
Địa chỉ: 126, JEONPA-RO, DONGAN-GU, ANYANG-SI, GYEONGGI-
DO, KOREA
Tel: 82-31-429-1321
Fax: 82-31-429-1314
Thông báo cho bên: WON JEON CORPORATION
Địa chỉ: 126, JEONPA-RO, DONGAN-GU, ANYANG-SI, GYEONGGI-DO,
KOREA
Thông tin chi tiết:
Loại hàng hóa (Description of goods): Style S9221DWB42- MEN’S
JACKET
HS Code: 621133-1000 Số lượng hàng hóa (Q’TY/PCS): 632
chiếc

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Số đơn đặt hàng: 010419-WJ-DS-BG
Số tiền (AMOUNT): 28,440.00 USD
Lượng thùng chứa (CTNS Q’TY): 29 CTNS
Kích thước thùng (box size): 2.25 CBM
Tổng trọng lượng (G/W (Gross Weight) bao gồm cả bao bì, đai, kiện để
đóng gói - trọng lượng thực tế của hàng): 242.6 KGS
Loại hình : AIR xuất
Cảng chất hàng (Port of loading): HANOI, VIETNAM (HAN)
Cảng nhận hàng (Port of destination): INCHEON, KOREA (ICN)
Ngày chuyển hàng tới cảng HAN (Date of delivery to the port): 1-Apr, 2019
Ngày chuyển hàng lên khoang (on board date): 1-Apr, 2019
Ngày xuất khẩu (export): 1-Apr, 2019
Chuyến bay mang ký hiệu/ ngày cất cánh (flight/date): KE0680/01APR

3. Sơ đồ quy trình

Gửi
Đóng Làm thủ
Thu xếp Làm chứng
Chuẩn hàng và tục hải
chỗ với chứng từ cho
bị hàng vận quan
hãng từ hàng người
xuất chuyển xuất
vận tải xuất nhập
về kho khẩu
khẩu

4. Các bước thực hiện của Forwarder dựa trên bộ chứng từ và công việc với
các bên liên quan
4.1. Nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận
− Forwarder liên hệ với người xuất khẩu (BAC GIANG BGG GARMENT
CORPORATION) để biết được thông tin hàng hóa xuất khẩu và nhận các
chứng từ làm thủ tục hải quan. Sau đó kiểm tra các chứng từ.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Loại hàng hóa (Description of goods): MEN’S JACKET (Áo khoác nam)
Số lượng hàng hóa (Q’TY/PCS): 632 chiếc
Số đơn đặt hàng : 010419-WJ-DS-BG
Đơn giá: (USD): MEN’S JACKET 45.00/pcs
Tổng giá: 28,440.00 USD

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Lượng thùng chứa (CTNS Q’TY): 29 CTNS
Kích thước thùng (box size): 2.25 CBM
Tổng trọng lượng (G/W (Gross Weight) bao gồm cả bao bì, đai, kiện để
đóng gói - trọng lượng thực tế của hàng: 242.6 KGS
Loại hình : AIR xuất
Cảng chất hàng (Port of loading): HANOI, VIETNAM (HAN)
Cảng nhận hàng (Port of destination): INCHEON, KOREA (ICN)
Ngày chuyển hàng tới cảng HAN (Date of delivery to the port): 1-Apr,
2019
Ngày chuyển hàng lên khoang (on board date): 1-Apr, 2019
Ngày xuất khẩu (export): 1-Apr, 2019
Chuyến bay mang ký hiệu/ ngày cất cánh (flight/date): KE0680/01APR
− Forwarder cần so sánh, đối chiếu các thông tin trên các hóa đơn, chứng từ
xem đã chính xác chưa, có sai sót gì thì báo ngay lại cho người bán để họ
báo cho đối tác của mình sửa chữa kịp thời:

● Đối chiếu với hóa đơn thương mại, đặc điểm cụ thể về hàng hóa,
số lượng, khối lượng và trọng lượng
● Số trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói
● Phiếu đóng gói có đầy đủ thông tin về bên gửi bên nhận, thông tin
hàng hóa và sản phẩm đóng gói (trọng lượng, khối lượng tịnh,…).
● Khi các chứng từ đáp ứng được những quy định, đảm bảo đúng
pháp luật, được chấp nhận khi thông quan nhập khẩu.

− Sau khi nắm bắt được thông tin hàng hóa, Forwarder gửi Shipping
Instruction.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Trong Shipping Instruction có các thông tin gồm:
Ngày giao hàng: 01/04/2019
Mã hàng hóa: S9221DWWB42
Loại hàng: Men’s Jacket (Áo khoác nam)
Lượng thùng chứa (CTNS Q’TY): 29 CTNS

Số lượng hàng hóa (Q’TY/PCS): 632 chiếc

Tổng trọng lượng (G/W (Gross Weight) bao gồm cả bao bì, đai, kiện để
đóng gói - trọng lượng thực tế của hàng: 242.6 KGS

Kích thước thùng (box size): 2.25 CBM


− Khi đã xác định được thời gian vận chuyển của chuyến hàng, so sánh với
Booking.
Để sắp xếp giờ cho hợp lý, sau khi nhận được xác nhận đặt chỗ từ hãng
hàng không, forwarder thông báo cho chủ hàng (BAC GIANG BGG
GARMENT CORPORATION) về chuyến hàng đã được giữ chỗ, hẹn người
gửi hàng thời gian và địa điểm làm hàng cụ thể (Trạm Hàng hóa quốc tế Sân
bay Quốc tế Nội Bài). Theo đó yêu cầu chủ hàng có mặt đúng giờ và giữ liên
lạc xuyên suốt trong thời gian chuẩn bị làm hàng. Bên cạnh đó, yêu cầu chủ
hàng cũng phải gửi thông tin về số xe, người làm việc trực tiếp cũng như các
đặc điểm nhận diện để forwarder có thể dễ dàng xác nhận.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Sân bay xuất phát : HAN( Nội Bài )
Sân bay đích : Incheon (Hàn Quốc)
Ngày chuyển hàng tới cảng HAN (Date of delivery to the port): 1-Apr,
2019
Ngày chuyển hàng lên khoang (on board date): 1-Apr, 2019
Ngày xuất khẩu (export): 1-Apr, 2019

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Chuyến bay mang ký hiệu/ ngày cất cánh (flight/date): KE0680 01APR
Thời gian vận chuyển hàng (time to depart): 23:00 01APR
Thời gian đến nơi (time to arrive): 04:55 02APR
Thời gian cắt máng (cut-off time): 17:00 01APR (là thời gian hoàn thành
xong việc thông quan hàng hóa để bốc xếp lên khoang vận chuyển)
Thời gian cut off như vậy, forwarder sắp xếp để thông quan tờ khai trước
lúc đó.
Nếu tờ khai mà luồng đỏ, phải kiểm hoá ở hải quan thì xe vận tải phải đến hải
quan để kiểm trước khi ra sân bay. Còn luồng vàng với xanh thì đi dần ra nội
bài, đợi tờ khai thông quan
4.2. Giao hàng hóa tại địa điểm quy định
− Sau khi nắm bắt được thông tin chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận
chuyển thì Forwarder lên kế hoạch kiểm tra đóng gói hàng hóa, lên lịch
đóng hàng và vận chuyển hàng đến Trạm hàng hóa quốc tế Sân bay Nội
Bài.

− Khai báo và thông quan hàng hóa xuất khẩu sau đó tiến hành kiểm nghiệm,
giám định nếu cần và lấy giấy hoặc biên bản thích hợp.

− Giao hàng xuất khẩu cho người vận chuyển thực tế: Forwarder cấp giấy
chứng nhận đã nhận hàng (FCR-forwarder’s Certificate of Receipt), xác
nhận về việc họ đã thực sự nhận được lô hàng để vận chuyển.

Khai báo và thông quan hàng hóa xuất khẩu:


− Hướng dẫn người gửi hàng liện hệ với Đội Hải quan Thủ tục sân bay để
làm thủ tục Hải quan và thanh lý tờ khai hàng xuất khẩu của người gửi
hàng. Nếu là hàng phi mậu dịch và được yêu cầu làm thủ tục Hải quan thay
cho người gửi hàng, báo cho bộ phận Customs Clearance làm các thủ tục
cần thiết như: tờ khai xuất hàng phi mậu dịch, kiểm hóa, đóng thuế…

PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tiến hành kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch nếu cần và lấy giấy chứng
nhận hay biên bản thích hợp:
Sản phẩm này không nằm trong danh mục kiểm tra chuyên ngành nên ta
không cần phải kiểm nghiệm, giám định
Giao hàng xuất khẩu cho người vận chuyển thực tế:
− Tiến hành dán các nhãn của Forwarder và của hãng hàng không, cùng các
mã ký hiệu đã chuẩn bị trước đó vào các kiện hàng.
− Tiếp đến sẽ là bước cân hàng. Sau khi hoàn tất khâu cân hàng, Forwarder
sẽ gặp bộ phận chứng từ của hãng hàng không để làm MAWB (Master Air
Waybill – vận đơn hàng không chủ) và lấy MAWB từ air co-loader.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
4.3. Lập và bàn giao chứng từ vận tải
− Người giao nhận sẽ gặp bộ phận chứng từ của hãng hàng không Incheon
Airport để làm MAWB.

− Người giao nhận DONG TAI GLOBAL LOGISTICS AND TRADING


CO.,LTD yêu cầu người gửi hàng cung cấp thông tin chi tiết để làm vận
đơn, tiếp đó dựa vào MAWB để phát hành HAWB. Người giao nhận gửi
vận đơn HAWB nháp để khách hàng kiểm tra để tránh sai sót.

− Người giao nhận gửi kèm bản gốc AWB số 2 cùng bộ chứng từ cho người
nhận hàng. Bản gốc AWB số 3 được giao lại cho người gửi hàng BAC
GIANG BGG GARMENT CORPORATION cùng thông báo cước và phí
có liên quan (Debit Note).

− Chuẩn bị các chứng từ giấy tờ sau để gửi kèm theo trong một bì thư. Do
vận chuyển bằng đường hàng không tốc độ rất nhanh nên cần gửi một lượt
với hàng hóa để bên nhận kịp làm thủ tục hải quan nhận hàng:
Chứng từ của chủ hàng: 1 Commercial Invoice, 1 Packing List, 1
Certificate of Origin,….
Chứng từ của Forwarder: 1 file gốc MAWB của người nhận hàng (bản
gốc số 2 màu hồng), 1 Air Freight Pre-Alert
Đồng thời giao lại HAWB bản gốc cho chủ hàng.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Shipping Advice là thông báo giao hàng gửi đến khách hàng nhằm báo rằng
hàng đã được giao đến
4.4. Quyết toán chi phí
− Sau khi giao hàng xong, nhân viên giao nhận của công ty giao nhận sẽ liệt
kê các khoản mục, các chi phí phát sinh như: chi phí dịch vụ, phí khi làm
thủ tục hải quan, phí vận chuyển hàng từ kho nhà xuất khẩu đến cảng, mọi
chi phí FWD đã quyết toán với hãng bay, agent,…. 

− Giám đốc công ty giao nhận sẽ xem xét bản giải chi, nếu có điểm bất hợp
lý sẽ yêu cầu nhân viên giao nhận giải trình cụ thể, nếu được chấp nhận
Giám đốc sẽ ký tên và đóng dấu xác nhận. Kế toán Công ty sẽ tổng hợp
bản giải chi đó thành một Debit Note và gửi đến Tổng công ty may BAC
GIANG BGG. Người giao nhận yêu cầu chủ hàng thanh toán các chi phí
liên quan đến công tác giao nhận như trong Debit Note. Sau đó người giao
nhận sẽ thanh toán các chi phí với các bên cung cấp dịch vụ (đơn vị vận tải,
đại lý nước ngoài,..).

Lưu ý là Debit Note sẽ bao gồm 2 bản: 1 bản dành cho Tổng công ty may
Bắc Giang BGG, 1 bản dành cho Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận
toàn cầu Đông Tài; trên đó gồm các khoản chi phí mà công ty giao nhận đã
nộp hộ cho Tổng công ty may Bắc Giang BGG có hóa đơn đỏ.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
CHƯƠNG III: LƯU Ý CHO NGƯỜI GIAO NHẬN KHI THỰC HIỆN
CÁC CÔNG VIỆC VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN

1. Xác định hàng hóa đúng quy định

Người giao nhận phải đảm bảo chắc chắn nội dung của món hàng là những vật
phẩm không bị cấm theo quy định của quốc tế trong quá trình vận chuyển, có
đầy đủ hồ sơ và miêu tả đầy đủ, chính xác về hàng hóa, nắm rõ các thông tin về
hàng hóa.

2. Hàng hóa bắt buộc phải có giấy tờ hợp lệ

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có những quy định nghiêm ngặt
bắt buộc bạn phải tuân thủ đúng theo những quy định của hãng. Theo đó hàng
hóa khi vận chuyển phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, tem phiếu đầy
đủ và các thủ tục giấy tờ hợp lệ.

3. Chú ý đến trọng lượng hàng hóa

Vận chuyển hàng bằng đường hàng không có quy định rất rõ ràng về trọng
lượng hàng và giới hạn trọng lượng được phép vận chuyển. Vận chuyển hàng
không mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn về tốc độ và độ an toàn. Vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chấp nhận trọng lượng hàng hóa ở
mức nhỏ và vừa. Hàng hóa phải được đóng gói theo đúng quy định

4. Yêu cầu bên xuất khẩu đóng gói hàng hóa cẩn thận

Đối với hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không, cần tuân thủ đúng
quy trình đóng gói theo quy định. Hàng thực phẩm cần phải đóng trong thùng
gỗ, đối với hàng hóa tươi sống cần phải giữ lạnh và có đá lạnh đi kèm, có thể là
đá khô, đá ướt hoặc khí hóa lỏng. Toàn bộ quy trình đóng gói hàng hóa phải
được tuân thủ đúng với quy định.

Lưu ý hàng thực phẩm không được vận chuyển chung với các loại hàng hóa
độc hại, dễ có nguy cơ nhiễm độc thực phẩm sẽ không an toàn cho người sử
dụng.

5. Ghi thông tin rõ ràng địa chỉ người nhận

PAGE \* MERGEFORMAT 1
Vì vận chuyển hàng hóa đường hàng không thường áp dụng đối với những loại
hàng hóa cần vận chuyển nhanh, hàng hóa có giá trị cao. Chính vì thế khi điền
thông tin người nhận, người giao nhận nên kiểm tra một cách kỹ càng để tránh
trường hợp hàng hóa bị gửi trở lại do không xác định được nơi nhận, gây thiệt
hại lớn cho bạn.

6. Chuẩn bị các kế hoạch phòng bị cho trường hợp rủi ro


7. Nắm rõ các thông tin

Tìm hiểu kỹ thông tin về thông quan đối với hàng hóa, cập nhật các chỉ thị,
công văn mới của chính phủ về xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

8. Thông tin đầy đủ cho khách hàng về chi phí, lịch trình, hồ sơ cần có
9. Lựa chọn các đối tác vận chuyển hàng không uy tín, chi phí hợp lý.

PAGE \* MERGEFORMAT 1
KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hoạt động giao nhận vận tải của nước ta ngày càng
được tạo điều kiện mở rộng và phát triển nhờ các chính sách mở cửa của Nhà
nước. Những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giao nhận vận tải ngày nay thay đổi
nhanh chóng đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các bên giao nhận phải có
kiến thức, kinh nghiệm và sự cập nhật kịp thời.
Qua bài thảo luận này, nhóm 3 mong muốn đóng góp cho lớp những hiểu biết
về một trong những hãng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam hiện nay -
Vietnam Airlines cũng như những kiến thức thực tế về hoạt động của nhà vận
chuyển thông qua công ty DONG TAI GLOBAL LOGGISTICS AND TRADING
dựa trên bộ chứng từ.
Nhóm 3 xin chân thành cảm ơn!

PAGE \* MERGEFORMAT 1

You might also like