You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN

BÀI BÁO CÁO MÔN KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ
CỦA SINH VIÊN

GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUYÊN

NHÓM THỰC HIỆN: NGUYỄN TRỌNG HIẾU


THÁI VĂN NGỌC
TRÀ TẤN DÂN
NGUYỄN VĂN LINH
NGUYỄN ĐỨC XUÂN SƠN
NHÓM HỌC PHẦN: 19.85
Lời mở đầu

Lý do chọn đề tài

Việt Nam chúng ta đang đổi mới và hướng tới một đất nước Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Vì vậy yêu cầu một lượng lớn trí thức trẻ có
năng lực lẫn chuyên môn cao. Và sinh viên thì phải không ngừng nỗ lực
phấn đấu rèn luyện trau dồi kiến thức để có một công việc ổn định , góp
phần xây dựng đất nước phát triển.
Một thực tế cho thấy: môi trường đại học yêu cầu sinh viên phải có sự tự
giác và nỗ lực cá nhân rất nhiều. Nhưng hiện nay, có nhiều sinh viên có
kết quả học tập không mấy khả quan mặc dù là chăm chỉ hay có thể do ý
thức học chưa được tốt. Và hiện nay, các doanh nghiệp tuyển dụng có
những yêu cầu khắt khe về kết quả học tập GPA của sinh viên tốt nghiệp.
Vì vậy , với một tấm bằng trung bình thì rất khó để có thể xin được việc
làm và cơ hội sẽ cao hơn khi họ cầm tấm bằng khá giỏi trên tay. Còn đối
với sinh viên đang theo học thì kết quả học tập mỗi kỳ sẽ đánh giá sinh
viên xếp loại gì và có bị thôi học hay không.
Nhận thấy được vấn đề đó, nhóm chúng em tiến hành phân tích vấn đề “
Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên”, từ đó có thể đưa
ra những kết luận và đề xuất giúp cải thiện kết quả học tập tốt hơn.

Mục lục
1.1 Bảng số liệu
1.2 Lập mô hình hồi quy và kiểm định các hệ số hồi quy
1.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
1.4 Kiểm định sự khuyết tật của mô hình
1.4.1 Phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến
1.4.1.1 Dự đoán đa cộng tuyến
1.4.1.2 Kiểm định lại đa cộng tuyến
1.4.2 Phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi
1.4.3 Phát hiện tính tự tương quan
1.5 Kết luận
1.6 Đề xuất đưa ra
1.1 Bảng số liệu
Nhóm đã tiến hành khảo sát theo các yếu tố: điểm TB, số giờ tự học, số
buổi nghỉ học trong kỳ, thời gian giải trí & dùng mạng xã hội trong 1
ngày, giới tính, thời gian làm thêm, thời gian tham gia nghiên cứu khoa
học, thời gian tham gia hoạt động tình nguyện . Qua khảo sát thu về được
37 kết quả, trong đó nhóm đã chọn ra 25 kết quả phù hợp. Sau đây là
bảng số liệu tổng hợp:

STT Y X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7
1 8.83 5 1 6 0 8 2 4
2 8 4 0 5 0 5 1 2
3 3.6 0 7 3 1 5 0 0
4 7.45 2.5 5 5 1 5 0 8
5 7.6 3 3 4 1 0 0 0
6 6.85 2 1 5 0 3 0 2
7 7.9 4 0 5 1 5 0 0
8 7.65 3.5 1 4 0 4 2 1
9 7.25 3 2 5 0 0 0 0
10 5.9 2 2 3 1 0 0 0
11 7.5 3 0 6 1 2 0 3
12 7.73 3 1 5 1 5 2 1
13 8.1 4 1 6 0 0 3 2
14 6.4 2 3 3.5 1 0 0 0
15 7.7 2 2 4 1 5 0 0
16 7.55 3 3 3 1 3 2 1
17 5.5 2.5 6 3 1 6 0 0
18 8.1 3.5 1 5 0 0 0 2
19 8.53 4.5 0 7 0 2 2 1
20 7.45 3 2 6 0 5 0 0
21 4.1 0 8 3 1 3 0 0
22 8.1 3.5 1 4 1 3 1 0
23 6.5 1 5 3 1 6 0 0
24 9.4 8 0 5 0 5 3 0
25 8.5 4 1 5 0 2 0 0
Mô hình hồi quy: Y^ = ^β 0+ ^
β 1X1+ ^
β 2X2+: ^
β 3X3+ ^
β 4 X4+ ^
β 5X5+ ^
β 6X6+ ^
β 7X7
Trong đó:
Biến phụ thuộc là:
Y: Điểm trung bình của sinh viên( thang 10)
Các biến độc lập là:
X1: Thời gian tự học 1 ngày( giờ)
X2: Số buổi nghỉ học trong kỳ( buổi)
X3: Thời gian giải trí & dùng mạng xã hội 1 ngày( giờ)
X4: Giới tính ( 1- nam; nữ-0)
X5: Thời gian làm thêm 1 ngày( giờ)
X6: Thời gian tham gia nghiên cứu khoa học( giờ/tuần)
X7: Thời gian tham gia hoạt động tình nguyện(giờ/ tuần)

1.1 Lập mô hình hồi quy & Kiểm định sự phù hợp của các hệ số hồi
quy
Nhập số liệu vào phần mềm Eview, thu được kết quả như sau:

Y=6.140558+ 0.41761X1 - 0.274379X2+ 0.064381X3+


0.14065X4+0.010075X5- 0.026876X6+ 0.092646X7
Giả thiết kiểm định:

{
H 0 : β i=0
H 1 : β i Với i=1;2;3;4
0
 Mức ý nghĩa 0,05
 Tiêu chuẩn kiểm định
βi
T= SE β
i
Với miền bác bỏ W0=( l Ti l > t α2 (n-k) = t 0.025(20) =2.086
Từ bảng kết quả trên ta có:
lT1l= 2.837468 > 2.086 , bác bỏ H0 => Biến X1 có ý nghĩa thống kê.
lT2l= 2.728302 > 2.086 , bác bỏ H0 => Biến X2 có ý nghĩa thống kê.
lT3l= 0.345402 < 2.086 , chấp nhận H0 => Biến X3 không có ý nghĩa
thống kê.
lT4l= 0.409175 < 2.086 , chấp nhận H0 => Biến X4không có ý nghĩa thống
kê.
lT5l= 0.1744 < 2.086 , chấp nhận H0 => Biến X5 không có ý nghĩa thống
kê.
lT6l= 0.171042 < 2.086 , chấp nhận H0 => Biến X6 không có ý nghĩa
thống kê.
lT7l= 1.120655 < 2.086 , chấp nhận H0 => Biến X7 không có ý nghĩa
thống kê.

 Qua kiểm định, ta loại bỏ biến X3 ,X4,X5,X6,X7 ra khỏi mô hình. Với


các biến còn lại là Y, X1,X2, ta có mô hình hồi quy mới như sau:

Ta thấy 2 giá trị P-value của 2 biến X1 và X2 là rất nhỏ( 0.00025< 0.05 và
0.0021<0.05), R2=0,834552> 0.8 nên mô hình hồi quy là khá phù hợp .
Hàm hồi quy có dạng:
Y=6.535591+0.44417X1-0.267084X2

1.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

{
2
H 0 : R =0
Giả thiết kiểm định: H 1: R
2

0
 Với mức ý nghĩa là 0.05
 Tiêu chuẩn kiểm định
2
R ∗(n−k ) 0.834552∗(25−3)
F= 2 = (1−0.834552)∗(3−1) = 55.48619
(1−R )∗(k −1)

F ∝(k-1, n-k)= F 0.05(3-1, 25-3) = F 0.05(2, 22) = 3.44


Miền bác bỏ của mô hình:

F > F ∝(k-1, n-k), ta thấy 55.48619 > 3.44


Vì vậy, bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1 => Mô hình hồi quy
hoàn toàn phù hợp với R2= 0.834552

1.3 Kiểm định sự khuyết tật của mô hình


1.3.1 Phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến
1.4.1.1 Dự đoán hiện tượng đa cộng tuyến
Dự đoán qua việc đánh giá sự tương quan giữa 2 biến X1 và X2

Kết quả trên View cho thấy, hệ số tương quan giữa X1 và X2 là r23=-
0.739646
Ta thấy l r23 l= 0.73946 < 0.834554 , vì vậy dự đoán không có hiện tượng
đa cộng tuyến cho mô hình trên.
1.4.1.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
 Kiểm tra lại xem mô hình hồi quy trên có hiện tượng đa cộng tuyến
hay không thông qua việc đánh giá mô hình hồi quy phụ của 2 biến
X1 và X2:
X1= α1 + α2X2
X1 = 4.213231 - 0.5237X2
Đánh giá:
Ta thấy mô hình hồi quy phụ có R2=0.547076< 0.83455
. Vì vậy ta coi như mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Mô hình hồi quy ban đầu là hoàn toàn phù hợp, không vi phạm nguyên
tắc OLS.
 Sử dụng nhân tử phóng đại phương sai
1
VIFj= 1−R2 , theo kết quả mô hình hồi quy phụ ta có: R2j= 0.547076
j
1
=> VIFj= 1−0.547076 = 2.21
Đánh giá : VIFj= 2.21 < 10 . Vì vậy ta coi như mô hình không có hiện
tượng đa cộng tuyến.
Mô hình hồi quy ban đầu là hoàn toàn phù hợp, không vi phạm nguyên
tắc OLS.

1.3.2 Phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi


Phương pháp thực hiện: kiểm định park
Mô hình hồi quy phụ:
Ln(ei2) = β 1+ β2 ln (Y^ )+U i
{
H 0 : β 2=0( phương sai không đổi)
Giả thiết kiểm định: H 1 : β2
0( phương saithay đổi)
P-value= 0.0886 > 0.05 , chấp nhận H0 (không đủ cơ sở để bác bỏ H0).
Biến ln(Y^ i) không ảnh hưởng tới biến ln(e 2i ) trong mô hình hồi quy phụ.
=> Mô hình gốc : Y=6.535591+0.44417X1-0.267084X2 không có hiện
tượng phương sai thay đổi. Do đó mô hình hồi quy ban đầu là hoàn toàn
phù hợp, không vi phạm nguyên tắc OLS.

1.3.3 Phát hiện tính tự tương quan

2
∑(e i−ei−1)
Tra bảng Eviews trên ta có: d = 2 =2.029743
∑e i

Vì với mức ý nghĩa 5%, n=25, k= 2  thì các giá trị tới hạn tra bảng là:
dL=1.206; dU=1.55.
Ta thấy dU < d < 4-dU 1.55<2.029743<2.45 nên không có tương quan
bậc nhất.
Do đó mô hình hồi quy ban đầu là hoàn toàn phù hợp, không vi phạm
nguyên tắc OLS.

1.5 Kết luận:


Mô hình hồi quy là phù hợp . Hàm hồi quy có dạng:
Y=6.535591+0.44417X1-0.267084X2
Với:
R2=0.834552 tức 83.4552% sự thay đổi của biến Y có thể được giải
thích bởi 2 biến X1 và X2. Còn lại 16.5448% sự thay đổi của Y không thể
giải thích thông qua mô hình trên.
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
 β0=6.535591 cho thấy khi các điều kiện khác không đổi, đồng thời số
giờ tự học và số buổi nghỉ học bằng 0 thì điểm trung bình là
6.535591.
 β1=0.44417 có nghĩa với những sinh viên có số buổi nghỉ học trong
kỳ bằng nhau, nếu thời gian tự học tại nhà tăng lên 1 giờ thì điểm
trung bình sẽ tăng 1 lượng là 0.44417.
 β2=-0.267084 có nghĩa với những sinh viên có cùng số giờ tự học tại
nhà, nếu nghỉ thêm 1 buổi đồng nghĩa với việc điểm trung bình sẽ bị
giảm 1 lượng là 0.26704.
Ước lượng khoảng tin cậy cho các hệ số hồi quy
Khoảng tin cậy của hệ số β j với mức ý nghĩa 0.05 hay độ tin cậy 95% :
^β −ε < β j < ^β + ε
j j j j

ε j=SE( β^ j)∗t (n−3 ,α / 2)


t (25−3 ,0.05 /2) = t (22 ,0.025)=¿2.074
Với j= 0, 1, 2
Theo bảng kết quả Eview, ta có :

{ {
SE ( ^β1 )=0.483718 ε 0=0.483718∗2.074=1.003
^
SE ( β 2)=0.108102 => ε 1=0.108102∗2.074=0.2242
SE( ^β3 )=0.07655 ε 2=0.07655∗2.074=0.158

{
β 0=6.535591
β 1=0.44417
β2 =−0.267084
Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy
6.535591 - 1.003 < β 0 < 6.535591 +1.003
0.44417 - 0.2242 < β 1 < 0.44417 + 0.2242
-0.267084 - 0.158 < β 2 < -0.267084 + 0.158

{
β0 ∈(5.5326 ; 7.5386)
=> β 1 ∈(0.22 ; 0.668)
β2 ∈(−0.425 ;−0.109)
1.6 Đề xuất đưa ra

Qua quá trình khảo sát, phân tích và kiểm định cho thấy rằng kết quả
học tập của sinh viên hiện nay chưa cao. Vì vậy để cải thiện điều đó sinh
viên cần :
 Tăng thêm số giờ tự học trung bình 1 ngày ở nhà
 Hạn chế nghỉ học trong kỳ
 Ngoài ra sinh viên cần trau dồi tích lũy kiến thức cho bản thân nhằm
cải thiện kết quả học tập của mình, tăng cơ hội việc làm cho tương lai.

You might also like