You are on page 1of 12

CHƯƠNG 2: GIAO TIẾP GIỮA GIÁO

VIÊN VỚI HỌC SINH


Nhiệm vụ của sinh viên
• 1. Học trên hệ thống học tập qua mạng của
trường ĐHSP Hà Nội (FITEL).
• 2. Tự đọc giáo trình liệu học tập
• 3. Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài
tập tình huống và câu hỏi ôn tập của chương.
MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Nêu và phân tích được đặc điểm tâm lý, đặc điểm giao tiếp
của học sinh THCS, THPT.

2. Phân tích và vận dụng được phong cách giao tiếp của giáo
viên với học sinh; phương tiện giao tiếp của giáo viên với học
sinh vào giải quyết các tình huống sư phạm.

3. Thực hành cặp đôi giao tiếp giữa giáo viên và học sinh và
ngược lại.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
 1. Tài liệu tham khảo bắt buộc:
 1.1. Giáo trình giao tiếp sư phạm, Nguyễn Văn Lũy, Lê
Quang Sơn, NXBĐHSP HN, 2014.
 1.2. Giao tiếp sư phạm, Nguyễn Thị Thanh Bình, Vũ
Thị Ngọc Tú, NXB ĐHSPHN, 2018.
 2. Tài liệu tham khảo tự chọn:
 2.1. Giáo trình: Giao tiếp sư phạm, Ngô Công Hoàn,
Hoàng Anh, NXBGD Hà Nội 1998.
 2.1 300 tình huống giao tiếp sư phạm, Hoàng Anh, Đỗ
Thị Châu, NXBGD 2008.
NỘI DUNG TRÊN LỚP Hình thức
(4 tiết LT + 5 tiết BT)
2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS, THPT Thuyết trình, thảo luận
nhóm, vận dụng

2.2. Nội dung giao tiếp của giáo viên với học sinh Thuyết trình, thảo luận
nhóm, vận dụng

2.3. Phong cách giao tiếp của giáo viên với học sinh Thuyết trình, thảo luận nhóm

2.4. Phương tiện giao tiếp của giáo viên với học sinh Thuyết trình, thảo luận nhóm

2.5 Yêu cầu về giao tiếp của giáo viên với học sinh Động não, vận dụng

Thuyết trình, thảo luận


2.6. Thực hành giao tiếp giữa giáo viên với học sinh nhóm, động não, vận dụng
và giữa học sinh với giáo viên
2.6.1. Giao tiếp với học sinh gặp khó khăn trong mối Thuyết trình, thảo luận
nhóm, động não, vận dụng
quan hệ với giáo viên / cán bộ nhân viên trong nhà
trường
NỘI DUNG TRÊN LỚP Hình thức
(4 tiết LT + 5 tiết BT)
2.6.2. Giao tiếp với học sinh gặp khó khăn trong mối Thuyết trình, thảo
luận nhóm, động
quan hệ với bạn bè não, vận dụng

2.6.3. Giao tiếp với học sinh gặp khó khăn trong học Thuyết trình, thảo
luận nhóm, động
tập não, vận dụng

2.6.4. Giao tiếp với học sinh mắc các tệ nạn xã hội Thuyết trình, thảo
luận nhóm, động
não, vận dụng
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Tình huống 1: Là một thầy giáo trẻ, bạn được
học sinh nữ trong lớp mình chủ nhiệm tỏ ý
cảm mến, thậm chí có em đã viết thư, bộc lộ
tình cảm yêu đương tha thiết với thầy.

- Nếu là giáo viên trong tình huống này, bạn


sẽ ứng xử thế nào?
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Tình huống 2:Trong giờ dạy, giáo viên bộ môn
phát hiện hai học sinh ngồi cạnh nhau ở bàn cuối
lớp có tình cảm đặc biệt với nhau. Thỉnh thoảng,
các em còn có những cử chỉ thân mật trong giờ
học như cầm tay, vuốt tóc, chọc ghẹo nhau.

- Nếu là thầy giáo đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?


TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Tình huống 3:Em Nga, một học sinh nữ, từ tỉnh khác
chuyển đến học tại lớp 7B ở nội thành Hà Nội. Học sinh
trong lớp không thích chơi với Nga. Trong khi đó, cô Yến -
giáo viên chủ nhiệm nhận thấy, Nga khá hiền lành và có
phần học giỏi hơn các bạn khác trong lớp. Trong các buổi
sinh hoạt lớp, cô Yến đã nhắc nhở cách ứng xử của các học
sinh khác với bạn mới đến, nhưng không thấy hiệu quả.
-Nếu là cô Yến, bạn sẽ xử lí tình huống này như thế nào?
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Tình huống 4: Là giáo viên chủ nhiệm lớp 10A7, cô Minh Thanh
biết được tình trạng có một nhóm học sinh thường xuyên bắt nạt
Trung - một học sinh đồng tính ở trong lớp . Tuy nhiên, học sinh
cầm đầu nhóm bắt nạt lại là Nam - con trai của bác trưởng ban phụ
huynh. Ban cán sự lớp đã nhắc nhở song nhóm này còn có thái độ đe
dọa ngược lại.
- Nếu là cô Minh Thanh, bạn sẽ làm gì để giảm thiểu vấn đề bắt nạt
học đường cũng như giữ được mối quan hệ tốt với ban phụ huynh
của lớp?
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
• Tình huống 5: Trong lớp 10C, có một học sinh
rất thích tham gia vào các hoạt động tập thể,
nhưng lại chưa chuyên cần trong học tập. Em
thường lấy lí do đi tổ chức các hoạt động, sự kiện
của trường, lớp để xin nghỉ một số tiết.
- Nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp 10C, bạn sẽ làm
gì?
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Tình huống 6: Một em học sinh trong lớp bạn chủ
nhiệm trước đây rất ngoan và chăm học, nhưng thời
gian gần đây, có biểu hiện bỏ tiết, kết quả học tập giảm
sút. Sau khi tìm hiểu, bạn biết được, bố mẹ em ấy mới
li hôn và mỗi khi bỏ học, em thường đi chơi games.

- Là giáo viên trong tình huống này, bạn sẽ làm gì?

You might also like