You are on page 1of 4

CHƯƠNG 4

KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TIỂU TƯ SẢN

1.   Kinh tế chính trị học tiểu tư sản ra đời trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp cuối TK 18 đầu TK 19 dẫn đến sự thay đổi đáng kể về kinh tế- xã hội, giai cấp
tư sản và vô sản trở thành các giai cấp cơ bản của xã hội. => Đúng, hoàn cảnh ra đời
kinh tế chính trị tiểu tư sản.

2.     KTCTH tiểu tư sản đã phê phán sự chèn ép làm phá sản sản xuất nhỏ của CNTB,
phê phán các tệ nạn của CNTB, coi đó là sai lầm của Nhà nước. Phê phán nền sản
xuất lớn tư bản chủ nghĩa, nhưng không phê phán sở hữu tập thể. => Sai, tư nhân

3.     Trong quá trình phát triển tư tưởng của Simondi giai đoạn đầu ông ủng hộ tư
tưởng tự do kinh tế, không có sự can thiệp của Nhà nước của A.Smith. => Đúng, căn
cứ vào quá trình phát triển tư tưởng kinh tế của Sismondi.

4.     Trong quá trình phát triển tư tưởng của Simondi giai đoạn sau do sự phát triển
của cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho những tệ nạn của CNTB ngày càng trầm
trọng thì ông chống lại quan điểm của trường phái tư sản cổ điển. => Đúng, căn cứ
vào quá trình phát triển tư tưởng kinh tế của Sismondi giai đoạn sau.

5.     K.Marx xếp Sismondi vào trường phái kinh tế cổ điển Pháp là nhờ công lao của
ông trong việc nhận xét thực tế theo quan điểm khoa học và đã cống hiến nhiều điều
mới cho sự phát triển tư tưởng kinh tế => Đúng, căn cứ đặc điểm phương pháp luận
Sismondi.

6.     Sismondi không ủng hộ chế độ sản xuất nhỏ (tiểu sản xuất), ông ủng hộ chế độ
công xưởng trong CNTB. => Sai, ủng hộ, phản đối công xưởng.

7.     Khi xác định giá trị, Sismondi đã dựa vào thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất sản phẩm chứ không dựa vào thời gian lao động cá biệt. => Đúng, lý luận giá
trị của Sismondi.

8.     Sismondi cho rằng khủng hoảng kinh tế chỉ là yếu tố ngẫu nhiên, cục bộ. => Sai,
lý luận khủng hoảng kinh tế, không phải là yếu tố ngẫu nhiên cục bộ.

9.     Theo Sismondi, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do tốc độ tăng sản xuất
nhanh hơn tốc độ tăng tiêu dùng. => Đúng, lý luận khủng hoảng kinh tế của Sismondi.

10.  Theo Sismondi, “Lối thoát chủ yếu” để giải quyết vấn đề khủng hoảng là hoạt
động ngoại thương. => Sai, lý luận khủng hoảng kinh tế của Sismondi, tư bản tiêu
dùng nhiều hơn.

11.  Proudon chủ trương tổ chức kinh tế hàng hoá mà không cần tiền tệ. => Đúng,
căn cứ lý luận tiền tệ của Proudon.

12.  Proudon coi kinh tế chính trị là khoa học “đạo đức” và “phẩm hạnh” liên quan
đến phẩm giá con người, chứ không phải liên quan đến quan điểm kinh tế. => Sai,
Sismondi.

13.  Sismondi phê phán CNTB theo lập trường tư sản. => Sai, tiểu tư sản

14.  Sismondi ủng hộ chế độ sản xuất nhỏ, cho rằng sự thắng lợi của chế độ công
xưởng là hiểm họa của thợ thủ công và tiểu thương, máy móc trở tay tai nạn đối với
những người nghèo. => Đúng, sự phê phán CNTB của Sismondi.

15.  Saint Simon là 1 trong số những người đầu tiên chỉ ra những mâu thuẫn của
CNTB. Ông hé mở bản chất của CNTB là cạnh tranh không hạn chế và bóc lột, khủng
hoảng, phá sản, thất nghiệp. => Sai, Sismondi.

16.  Khi xác định giá trị Sismondi đã dựa vào thời gian lao động xã hội cần thiết. =>
Đúng, lý luận giá trị của Sismondi

17.  Theo Sismondi thì lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ tư vào sản phẩm lao động, đó
chính là thu nhập không lao động, là kết quả của sự cướp bóc công nhân lao động. =>
Đúng, lý luận lợi nhuận và địa tô

18.  Theo Sismondi nguyên nhân chính của khủng hoảng kinh tế là do CNTB ngày
càng phát triển thì sản xuất ngày càng mở rộng, mặt khác tiêu dùng ngày càng giảm
bớt, hay cụ thể hơn là tốc độ tăng sản xuất nhanh hơn là tốc độ tăng tiêu dùng. => .
=> Đúng, lý luận khủng hoảng kinh tế của Sismondi.

19.  Để giải quyết khủng hoảng Sismondi đã đưa ra 3 lối thoát: lối thoát tạm thời, lối
thoát chủ yếu, lối thoát ngoại thương. => Sai, cơ bản.

20.  Theo Sismondi để giải quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế lối thoát tạm thời là
dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. => Sai, ngoại thương

21.  Theo Sismondi để giải quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế lối thoát chủ yếu là dựa
vào các nhà tư bản tiêu dùng ít hơn. => Sai, nhiều hơn.

22.  Theo Sismondi để giải quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế lối thoát cơ bản là dựa
vào phát triển sản xuất TBCN. => Sai, sản xuất nhỏ.

23.  Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước, Sismondi ủng hộ quan điểm nhà nước
phải can thiệp vào kinh tế nhằm bảo vệ nền sản xuất nhỏ, trật tự xã hội, duy trì các
phân xưởng thủ công, chế độ tư hữu về ruộng đất. => Đúng, lý luận vai trò của Nhà
nước.

24.  Proudon là nhà kinh tế đầu tiên của giai cấp vô sản.  => Sai, tiểu tư sản

25.  Theo Proudon sở hữu có tính 2 mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực
bảo đảm cho người ta khỏi sự phụ thuộc, được độc lập tự do, mặt tiêu cực là làm
phá hoại nền sản xuất nhỏ. => Sai, phá hoại sự bình đẳng.

26.  Theo quan điểm về sở hữu, Proudon chủ trương đề nghị xóa bỏ sở hữu TBCN,
xóa bỏ sở hữu tư nhân. => Sai, giữ lại

27.  Theo lý luận về tiền tệ, tín dụng, Proudon cho rằng tiền tệ là mặt tốt của SX hàng
hóa, là phương tiện trao đổi. => Sai, lý luận tiền tệ, mặt xấu

28.  Theo lý luận về tiền tệ, tín dụng Proudon cho rằng phải thành lập ngân hàng trao
(hay ngân hàng nhân dân) để thay thế tiền tệ. => Đúng, lý luận tiền tệ của Proudon.

29.  Theo Proudon muốn xóa bỏ lợi tức thì cần phải cho vay lấy lãi. => Sai, lý luận lợi
tức, cho vay không lấy lãi.

30.  Proudon đã coi lợi tức là nguyên nhân làm phá sản nền sản xuất nhỏ. => Đúng, lý
luận tiền tệ và lợi tức.

31.  Trong lý luận giá trị cấu thành về thực chất Proudon muốn xóa bỏ những mâu
thuẫn của nền kinh tế thị trường. => Đúng, lý luận giá trị của Proudon

32.  Theo quan điểm của Sismondi, ông coi tiền công phụ thuộc vào tích lũy tư bản,
vào số lượng công nhân, cung cầu về lao động. => Đúng, lý luận tiền lương của
Sismondi.

33.  Theo quan điểm về địa tô, Sismndi coi địa tô là kết quả của sự cướp bóc nô lệ. =>
Sai, giai cấp công nhân.

34.  Phương pháp nghiên cứu kinh tế mà Sismondi đã sử dụng trong học thuyết của
ông là phương pháp trừu tượng hóa. => Sai, chủ quan.
35.  Phương pháp nghiên cứu kinh tế mà Proudon đã sử dụng trong học thuyết của
ông phương pháp chủ quan. => Sai, trừu tượng hóa.

You might also like