You are on page 1of 19

Phần 1: Tổng quan về thuốc trừ sâu sinh học.

1. Khái niệm
Khái niệm về thuốc trừ sâu sinh học: Thuốc trừ sâu sinh học là chế phẩm có
nguồn gốc sinh học, sản xuất từ các loại thảo dược hoặc các chủng vi sinh vật
được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ
công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp để tạo chất lượng
cao. Chế phẩm có khả năng tiêu diệt sâu bọ gây hại cho cây trồng nông, lâm
nghiệp. Thành phần tiêu diệt sâu có thể là vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus) và
các chất do chúng tiết ra.
2. Lịch sử phát triển
- Lần đầu tiên vào năm 1870, nhà bác học Pasteur người Pháp đã phát hiện ra
một loài vi khuẩn gây bệnh cho con tằm và đặt tên nó là Bacillus bonbycis.
- Sau đó vào năm 1911, nhà côn trùng học người Đức là Berline đã phát hiện ra
loài vi khuẩn này trên loài sâu xám ở Thurigia vùng Địa Trung Hải và đặt tên nó
là Bacillus thuringiensis (viết tắt là Bi).
- Sau đó đến khoảng giữa thế kỷ 20, người ta phát hiện nhiều chủng Bi kí sinh
trên nhiều loài sâu khác nhau như sâu xanh, sâu keo, sâu róm thông. Từ đó vi
khuẩn Bị đã được chế tạo thành thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp nhiều
nước, mở đầu cho công nghệ thuốc trừ sâu sinh học
3. Ưu, nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học.
Ưu điểm của thuốc trừ sâu vi sinh vật
- Không gây độc hại cho người và gia súc, không nhiễm bẩn môi | trường sống,
không ảnh hưởng đến đất trồng trọt và không khí môi trường.
- Không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản thực phẩm.
- Không làm mất đi tính đa dạng sinh vật nghĩa là không gây chết những nguồn
tài nguyên sinh vật có ích (ký sinh, thiên địch bắt mồi ăn thịt và các vi sinh vật
có lợi với con người trong tự nhiên).
- Chưa tạo nên tính kháng thuốc của sâu hại cụ thể là các thuốc trừ sâu vi sinh
vật.
- Sử dụng hợp lý đúng phương pháp, đúng kỹ thuật trong điều kiện khí hậu
thích hợp sẽ mang lại hiệu quả kỹ thuật cao.
- Hiệu quả của thuốc vi sinh vật thường kéo dài vì chúng không chỉ tiêu diệt
được lứa sầu đang phá hại mà còn lan truyền cho thế hệ tiếp theo.
Nhược điểm của thuốc trừ sâu vi sinh vật
- Thuốc trừ sâu vi sinh vật khi lây nhiễm chúng phải có thời gian và bệnh nên
hiệu lực trừ sâu chậm, hay nói khác đi là thuốc tác động chạm với sâu hại.
- Hiệu lực ban đầu của thuốc chưa cao.
- Phố tác động của thuốc hẹp,
- Một vài loại thuốc trừ sâu vi sinh vật chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết
nếu phun không đúng kỹ thuật, không đúng phương pháp thì khó đạt hiệu quả.
- Hiện tại, thuốc trừ sâu vi sinh vật có công nghệ sản xuất thủ công với lượng ít
nên giá thành còn cao.
- Trình độ dân trí nông dân còn thấp, chưa nhận thức được ưu điểm của thuốc
trừ sâu vi sinh cũng như do điều kiện kinh tế thấp nên thuốc vi sinh chưa đến
với nông dân.

Phần 2: Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ vi khuẩn Bacillus
thuringiensis.
I. Về vi khuẩn Bacillus Thuringiensis
1. Đặc điểm cơ bản của vi khuẩn.
- Bacillus thuringiensis là trực khuẩn sinh bào tử, hiếu khí hoặc hiếu khí không
bắt buộc, gram dương.
- Kích thước tế bào dài 3 – 6 um có phủ tiêm mao không dày, chuyển động
được.
-Tế bào đúng riêng rẽ hoặc xếp thành từng chuỗi .
- Bacillus thuringiensis không lên men sinh acid đối với arabinose, xilose và
manitol, khử NO thành NO2, có phản ứng với lòng đỏ trứng, phát triển trên môi
trường thạch yếm khí và trên môi trường chứa 0,001 % lizozim.
- Bacillus thuringiensis chứa tinh thể độc có bản chất protein trong tế bào.
- Nhiệt độ sinh trường cao nhất của Bt là 40 45 ° C, nhiệt độ sinh trưởng thấp
nhất là 15–20 ° C.
- Bào tử Bacillus thuringiensis có dạng hình trứng dài 1,6 – 2 um , có thể này
mầm thành tế bào sinh dưỡng khi gặp điều kiện thuận lợi
- Vi khuẩn Bacillus thuringiensis là vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh.
2. Các loại độc tố của vi khuẩn
- Gồm 4 loại độc tố được sinh ra như sau:
+ Ngoại độc tố α (α −exotoxyn ¿ hay còn gọi phospholipara C.
Năm 1953, lần đầu tiên nhà khoa học Toumanoff phát hiện thấy vi khuẩn
Bacillus thuringiensis var elesti sản sinh ra enzyme lơxitinase. Enzyme này sẽ
liên kết với tế bào ruột non của côn trùng, sau đó tách ra và được hoạt hóa bởi
một chất không bền nhiệt, chất này có khối lượng phân tử thấp. Độc tố trong
enzyme này có liên quan đến sự phân hủy mang tính cảm ứng của phospholipid
trong mô côn trùng làm cho chúng bị chết.
+ Ngoại độc tố β ( β−exotoxyn¿ hay còn gọi là độc tố bền nhiệt.
Ngoại độc tố này ở 120 °C trong 15 phút vẫn còn hoạt tính. Hoạt tính của ngoại
độc tố B – exotoxyn bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn vi khuẩn phát triển mạnh,
trước khi hình thành bào tử. Ngoại độc tố β – exotoxyn là một nucleotit có khối
lượng phân tử thấp (707– 850), có các ademin, ribose, phospho với tỷ lệ bằng
nhau. Tác động độc của nó là kim hãm nucleotid và DNA - polymerase phụ
thuộc DNA, các enzyme này gắn với ATP và dẫn tới việc ngưng tổng hợp
RNA. Ngoại độc tố β – exotoxyn còn có tác dụng cộng hưởng với nội độc tố δ –
andotoxyn, sau khi nội độc tố δ−¿ endotoxyn có tác dụng gây dập vỡ phá huỷ
hoàn toàn biểu mô ruột giữa của côn trùng mẫn cảm, ngoại độc tố β – exotoxyn
đã nhanh chóng xâm nhập vào huyết tương và máu tới các cơ quan gây thay đổi
sinh lý và dẫn tới cái chết nhanh chóng đối với ấu trùng.
+ Ngoại độc tố γ (γ−exotoxyn) hay còn gọi là độc tố tan trong nước.
Độc tố này có chứa các peptid với khối lượng phân tử thấp (200-2000) và một
số acid amin tự do. Độc tố này tan trong nước, không ổn định, mẫn cảm với
không khí ánh sáng, oxi và nhiệt độ ( bị mất hoạt lực từ 60 ° C trở lên trong vòng
10 đến 15 phút ). Độc tố này thuộc nhóm phospholipase, có tác động lên
phospholipid và giải phóng ra acid béo.
+ Nội độc tố δ (δ −exotoxyn ¿ hay còn gọi là tinh thể độc.
Nội độc tố δ (δ−exotoxyn ¿ là một protein kết tinh gồm 1180 acid amin. Các acid
amin chủ yếu là glutamic, asparaginic chiếm trên 20% tổng acid amin trong
phân tử. Ngoài ra, tinh thể độc này còn chứa cacbohidrat (5.6%). Tinh thể độc
này được tổng hợp khoảng 3 giờ trong pha cân bằng. Mỗi bào tử có thể có
khoảng 1-3 tinh thể độc. Tinh thể độc trong tế bào vi khuẩn có kích thước khá
lớn ( dài > 1um, rộng>0.5um), chiếm tới 30% khối lượng khô của tế bào mang
bào tử và tinh thể. Nội độc tố δ quyết định đến hoạt tính diệt côn trùng. Nội độc
tố δ−¿ endotoxyn có tác dụng gây dập vỡ phá huỷ hoàn toàn biểu mô ruột giữa
của côn trùng và làm côn trùng chết ngay sau đó.
3. Cơ chế tác động của Bt lên côn trùng.

- Tùy theo từng loại côn trùng mà có ba cơ chế tác động của các tinh thể độc lên
côn trùng.
+ Sau khi ăn phải tinh thể độc một thời gian khoảng 5-20 phút thì ruột giữa của
côn trùng bị tê liệt làm cho pH trong máu và tế bào bạch huyết tăng lên, pH ruột
giữa giảm xuống do chất kiềm của ruột thấm vào máu và các tế bào biểu mô
ruột bị phá hủy. Sau 1 giờ toàn bộ cơ thể bị tê liệt.
+ Sau khi ăn phải tinh thể độc thì côn trùng ngừng ăn vì ruột bị tê liệt nhưng pH
của máu và bạch huyết không tăng, sau 2-4 ngày thì côn trùng chết mặc dù sâu
non không bị tê liệt toàn thân.
+ Khi côn trùng ăn phải tinh thể độc có kèm theo bào tử thì mới gây chết côn
trùng chỉ sau 2 – 4 ngày.

Lựa chọn phương pháp lên men phù hợp


Chúng ta lựa chọn phương pháp lên men chìm trong quá trình sản xuất.
Làm bảng so sánh (pp)
Lên men chìm :
Lên men chìm là phương pháp được phổ biến rộng nhất trong quy trình lên men
công nghiệp, vì có thể kiểm soát được toàn bộ các khâu trong quá trình một
cách dễ dàng. So với phương pháp lên men bề mặt, thì lên men chìm có nhiều
ưu điểm đó là:
Tốn ít mặt bằng trong xây dựng và lắp đặt dây chuyền.
Chi phí điện năng, nhân lực và các khoản phụ cho một đơn vị sản phẩm thấp.
Dễ tổ chức được xí nghiệp có sản lượng lớn.
Các thiết bị lên men chìm dễ cơ khí hoá, tự động hoá .
Song phương pháp chìm cũng có một số nhược điểm sau:
Đòi hỏi trang bị kĩ thuật cao, dễ bị nhiễm trùng toàn bộ. Vì vậy, những thiết bị
lên men chìm cần phải chế tạo đặc biệt cẩn thận, chịu áp lực cao, đòi hỏi kín và
làm việc với điều kiện vô trùng tuyệt đối (trong nuôi cấy bề mặt có thể loại bỏ
phần đã nhiễm trùng, các phần khác vẫn còn dùng được).
Trong lên men chìm cần phải khuấy và sục khí liên tục vì vi sinh vật chỉ sử
dụng được ôxy hoà tan trong môi trường. Khí được nén qua một hệ thống lọc
sạch tạp trùng, hệ thống này tương đối phức tạp và dễ gây nhiễm cho môi
trường nuôi cấy
Lên men bề mặt :
Thiết bị không phức tạp so với lên men chìm, chủ yếu nuôi trên khây và buồng
nuôi giữ ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Không đòi hỏi vô trùng tuyệt đối, có thể
loại bỏ phần đã nhiễm trùng.
Tốn diện tích.
Khó cơ khí hóa, tự động hóa
Chỉ tổ chức được xí nghiệp có sản lượng nhỏ
Chi phí nhân công, điện nước cao

QUY TRÌNH SẢN XUẤT


Sơ đồ quy trình :
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
3.1 Chọn chủng Bt
Việc đầu tiên của quy trình sản xuất là chọn được chủng Bt phù hợp. Tùy thuộc
vào đối tượng sâu hại mà ta chọn chủng Bt phù hợp để tiến hành sản xuất chế
phẩm.  mỗi một gen trên Bt tạo ra một protein độc tố và độc tố đó chỉ diệt một
loại sâu nhất định. Do vậy, để sản xuất chế phẩm diệt được nhiều loại sâu,
người ta đã tìm các gen diệt các loại sâu khác nhau, rồi dùng kỹ thuật chuyển
gien để đưa chúng vào một chủng Bt. Dưới đây là một số chủng Bt thường được
sử dụng trong các chế phẩm

3.2 Chuẫn bị môi trường nuôi cấy :


Sau khi chọn được chủng Bt phù hợp ta đi chuẩn bị môi trường nhân giống và
môi trường sản xuất. Môi trường là yếu tố rất quan trọng để tạo sinh khối Bt đạt
chất lượng cao.
Môi trường nhân giống:
Glucose: 15g; pepton: 10g, KH2PO4: 7g; MgSO4: 0,5g; nước cất:1000ml;
pH=7,2; Thanh trùng 1210c trong 30Phút.
Môi trường sản xuất:
Bột đậu tương: 20g, bột ngô: 10g; CaCL2 : 0,01g; KH2SO4:1g, MgSO4: 0,05g;
nước: 1000ml, Ph=7,8. Thanh trùng 1210c trong 30Phút.
ở mỗi nước có sử dụng một loại môi trường riêng để sản xuất Bt để tạo được
chế phẩm sinh nhiều bào tử và tinh thể độc nhất . Ở một số nước đang phát triển
như Mexico, Hàn Quốc Ấn Độ … người ta thường sử dụng các môi trường lên
men gồm cả các sản phẩm phụ da của nông nghiệp và công nghiệp để sản xuất
Bt. Dưới đây là một số môi trường thường được sử dụng.

3.3. Thiết bị nghiền


Sử dụng thiết bị nghiền trục.
Công dụng: giúp nghiền bột mì, bột ngô các loại bột bán thành phẩm chuẩn bị
môi trường nuôi cấy.
Nguyên lý làm việc: Máy nghiền trục sẽ nghiền nát các vật liệu khi nó đi qua
khe hẹp giữa 2 trục nghiền.
3.4 Nồi trung hòa - đảo trộn:
- Mục đích: Thiết bị trung hòa dùng để tring hòa axit sunfuric và các axit hữu cơ
trong quá trình thủy phân. Nạp tác nhân trung hòa và các sản phẩn thủy phan
vào thiết bị trung hòa cùng lúc với các nguồn ni tơ, phospho, kali để dễ hòa tan
chúng.
Thiết bị trung hòa có cơ cấu đảo trộn “ loại bơm bằng khí nén “ là hoàn hảo
nhất. Thiết bị có 4 ống khuếch tán có đường kính khác nhau được nỗi liên tục
và có thể dẫn không khí nén.
 
1: khớp nối để nạp nước chống bọt
2, 3: cửa
4: ống nối để nạp chất trung hòa khi nối liên tục các thiết bị lại
5: các bản nối
6: ống khuếch tán
7: cửa, khe nhìn
8: cố định ống khuếch tán
Nguyên tắc hoạt động: không khí theo đường ống vào khuếch tán và khi chuyển
đảo với chất trung hòa tạo ra hỗn hợp chất khí – lỏng. Mật độ của hỗn hợp nhỏ
hơn mật độ của chất trung hòa ngoài tường của ống khuếch tán. Do sự khác
nhau về mật độ trong thiết bị làm xảy ra sự tuần hoàn mạnh chất lỏng. Tiêu hao
không khí để chuyển đảo khoảng 1m3/phút cho 1m3 chất trung hòa
- Ưu điểm: kết cấu cơ cấu khuấy trôn đơn giản , không có những phần quay tạo
ra tiếng ồn, hiệu quả cao do tách được phức của các cấu tử dễ bay hơi có ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển của VSV.
3.4 Thiết bị tiệt trùng
- Để tiệt trùng môi trường dinh dưỡng lỏng ta sử dụng thiết bị tiệt trùng liên
tụcnYHC 20. bao gồm thùng chứa môi trường dinh dưỡng, các bơm li tâm, bộ
đun nóng, bộ giữ nhiệt, bộ thu hôi nhiệt, bộ trao đổi nhiệt và hệ thống tự điều
chỉnh các thông số của quá trình.
Trước khi bắt đầu hoạt động tất cả các thiết bị của YHC 20 cần được thanh
trùng bằng hơi quá nhiệt. hơi nước được đưa vào bộ đun nóng qua vòi phun sau
đó vào bộ giữ nhiệt, thu hồi nhiệt, thiết bị làm mát, cùng lúc mở các van giảm
xả nước ngưng. Khi đạt được nhiệt độ lớn hơn 1400C thì bắt đầu ổn định thời
gian quá trình tiệt trùng. Sử dụng cơ chế trao đổi nhiệt dạng tấm. Môi trường đã
được tiệt trùng được đẩy vào thiết bị lên men.

3.3 Quá trình lên men :


Tính ổn định của quá trình lên men được thể hiện ở kết quả lên men thông qua
một số chỉ tiêu : Số lượng bào tử, độc tố, kích thước tinh thể độc tố lớn, khối
lượng sinh khối thu hồi trong quá trình lên men.
Thiết bị lên men chìm :
Dạng thiết bị lên men này được sử dụng rộng rãi cho các quá trình tiệt trùng để
nuôi cấy vsv sản sinh ra các chất hoạt hóa sinh học. Trên nắp thiết bị có bộ dẫn
động cho cơ cấu chuyển đảo và cho khử trùng bọt bằng cơ học, ống nối để nạp
môi trường dinh dưỡng, các cửa quan sát, van bảo hiểm và các khớp nối để cắm
dụng cụ kiểm tra. ở đáy có khớp xả để tháo canh trường. ưu điểm: Thiết bị gọn
gàng, việc khuấy trộn tốt. Nhược điểm: Dạng thiết bị lên men này có thể tích
63m3 tốn kém, không kinh tế.

3.4 Quá trình lọc :


- Sử dụng thiết bị siêu lọc.
- Thiết bị lọc :
Làm sạch nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác thu hồi sản phẩm trong hỗn
hợp bao gồm pha rắn và pha lỏng

3.5 Quá trình ly tâm :


- Sử dụng máy li tâm đĩa.
- Mục đích: tách lượng sinh khối thu được trong quá trình lên men.
- nguyên tắc hoạt động : bộ phận chủ yếu của máy là roto gồm các dĩa chồng lên
nhau với 1 khoảng cách thích hợp, trên mỗi dĩa đều có khoan các lỗ, ở dĩa giữa
các lỗ phải nằm trên đường thông thẳng đứng, qua đó sản phẩm ban đầu đi vào
khe hở giữa các dĩa. Khoảng cách giữa các dĩa là 0.4-1.5 mm. Dĩa trên được giữ
nhờ các gân mặt ngoài của dĩa dưới. Độ nghiêng của dĩa nón phải đảm bảo vật
liệu trượt xuống tự do. Máy làm việc gián đoạn hoặc liên tục. Tháo bã bằng tay.
- Ưu điểm: mức độ phân ly cao, tốc độ roto lớn.
- Nhược điểm: cấu tạo và lắp ráp khó đặc biệt với môi trường ăn mòn
-

3.6 Quá trình sấy :


- Sử dụng thiết bị sấy phun :
Mục đích: tách nước ra khỏi sản phẩm.

3.6 Hoàn thiện sản phẩm


Từ dịch lên men chìm có thể tạo ra 3 dạng chế phẩm:
Chế phẩm dạng lỏng: dịch lên men sau khi kết thức được bổ sung các chất phụ
gia, chất bảo quản chống thối, chất bám dính rồi đóng chai
Chế phẩm dạng nhão: sau khi ly tâm dịch lên men ta thu được sinh khối ướt, có
độ ẩm khoảng 85%, không cần sấy khô mà trộn với dầu thành dạng nhũ tương
Chế phẩm dạng bột: ly tâm thu được dạng dịch đặc nhão. Sau đó đem trộn với
các chất phụ gia như tinh bột, xem lulose… sau đó đem sấy bằng thiết bị sấy
phun, sau đó được chuyển snag công đoạn đóng gói.
.
Bước 8: Đóng gói chế phẩm
Bao bì thành phẩm được thiết kế và cung cấp bởi công ty, lượng thành phẩm
1kg/túi được định lượng bằng cân và hàn miệng túi bằng máy ép.
+ Điều kiện: phòng sạch, máy ép miệng bao, máy đóng date, cân định lượng
Bước 9: Bảo quản sản phẩm
Sản phẩm sau khi đóng gói được cho vào thùng và để vào kho bảo quản ở nhiệt
độ 28-320C, phòng rộng rãi, thoáng mát, không ẩm ướt.

4. Các yếu tố ảnh hưởng


Chế độ thông gió
Đây là chỉ tiêu quan trọng trong quá trình hình thành bào tử và các loại tinh thể
độc tố. Ngưỡng tốt nhất trog quá trình lên men là 0,5-0,6 m3 môi trường /1 m3
không khí. Nếu chế độ thông gió ở mức thấp hơn thì bào tử phát triển yếu, mật
độ thưa. Nếu gió ở mức cao,bào tử phát triển nhanh, thời gian lên men ngắn,
tinh thể độc tố tạo ra nhỏ, do đó hiệu quả diệt sâu không cao.
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành bào tử. Nhiệt độ tốt nhất cho
quá trình lên men là 300C, nếu nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn thường kéo dài
quá trình lên men hạn chế đến sự tạo thành mật độ bào tử
Chế độ luân chuyển giống
Đây cũng là chỉ tiêu làm giảm sự hình thành bào tử cũng như tinh thể độc. Nếu
dùng 1 giống liên tục sẽ xảy ra hiện tượng nhiễm thực khuẩn thể. Trong sản
xuất khi lên men khoảng 5-10 lần giống Bt cũ, người ta thay chủng giống mới.
5. Đánh giá quá trình sản xuất
Qúa trình lên men được đánh giá cao hay thấp căn cứ vào kết quae lên men
thông qua một số tiêu chí cơ bản như: mật độ tế bào nhiều, tọa ra nhiều tinh thể
nội độc tố lamda-endotixyn cao, kích thước tinh thể độc tố lớn và lượng sinh
khối sau lên men thu được nhiều.
https://sachvisinh.blogspot.com/2017/03/2009-le-van-nhuong-co-so-cong-nghe-
sinh.html?
fbclid=IwAR0jM9orPn_GuEgTogRVBuTbElOjGtswHEQIe_AudyrRPAnvaZK
NdUMMeAI
https://sachvisinh.blogspot.com/2017/03/2009-pham-van-ty-cong-nghe-sinh-
hoc-tap.html?
fbclid=IwAR0jM9orPn_GuEgTogRVBuTbElOjGtswHEQIe_AudyrRPAnvaZK
NdUMMeAI
Sách “ Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp” của
PGS.TSKH.Lê Văn Hoàng
Sách “ Cơ sở công nghệ sinh học tập 4- Công nghệ Vi sinh” của thầy Lê Văn
Nhương xuất bản 2009

Phần 3: Kết luận


Tình hình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trên thế giới.
Bt hiện nay là loại thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi nhất. Năm 1995, tổng
doanh số thuốc có nguồn gốc Bỉ vào khoảng 900 triệu USD chiếm 2% thị
trường thuốc trừ sâu thế giới. Một số lượng lớn thuốc trừ sâu sinh học BT được
dùng trong chuyện kiểm soát ấu trùng bộ cánh vẩy, hai cánh và cánh cứng.
Tình hình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học ở Việt Nam.
Hiện nay, bộ sưu tập Bacillus thuringiensis (VBIC) của Việt Nam là một trong
những bộ sưu tập lớn nhất trên thế giới với hơn 3500 chủng phân lập tại Việt
Nam, trong đó có 114 chủng kháng nguyên chuẩn quốc tế dùng cho sản xuất 78
kit huyết thanh cho phân loại. Qua so sánh với các chủng Bt trên thế giới, các
chủng Bt của Việt Nam rất đa dạng về cấu trúc tinh thể độc tố (hình tháp chiếm
63,1%, hình cầu 11,2%, hình khối lập phương 4,8%...), đa dạng về typ huyết
thanh, và đặc biệt đa dạng về gen mã hóa protein diệt côn trùng cánh vẫy
(Lepidoptera), cánh cứng (Coleoptera), hai cánh (Diptera), diệt tuyến trùng hại
cây nông lâm công nghiệp, diệt tế bào ung thư người... Trong đó, gen
cry10cy12a, cry11b, crylAc, cry1B, cryic, crylE, crylF) chiếm 57 %, cry2 - 5%,
cry4 (cry4A, cry4B) - 43%, cry8 - 8%. Ngoài ra, các gen cyt, gen Vip gen
parasporin cũng được phát hiện trong khoảng 1- 5 %.

You might also like