You are on page 1of 4

CH¦¥NG 3: C¬ së cña quang häc cæ ®iÓn

Ch-¬ng

3. CƠ SỞ CỦA QUANG HỌC CỔ ĐIỂN

3.1 CƠ SỞ CỦA QUANG HÌNH HỌC


Trong thực tế có nhiều hiện tượng quang học, đặc biệt là hoạt động của các dụng cụ quang
học có thể được nghiên cứu xuất phát từ khái niệm về các tia sáng. Phần quang học dựa trên
khái niệm đó và với cơ sở là các định luật cơ bản của tia sáng được gọi là quang hình học.

3.1.1 Định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng


Phát biểu định luật: Trong môi trường trong suốt đồng tính và đẳng hướng, ánh sáng truyền
theo đường thẳng.
Ứng dụng định luật trên có thể giải thích được nhiều hiện tượng quang học như sự tạo thành
bóng tối phía sau các vật chắn sáng, các hiện tượng tự nhiên như nhật thực và nguyệt thực…
Tuy nhiên, định luật truyền thẳng của ánh sáng lại không giải thích được hiện tượng ánh sáng bị
lệch khỏi phương truyền thẳng khi nó truyền qua những khe rất hẹp hoặc qua mép các vật chắn
sáng, điều này cho thấy sự hạn chế của định luật trên.

3.1.2 Định luật về tác dụng độc lập của các tia sáng
Định luật này được phát biểu: Tác dụng của các chùm sáng khác nhau thì độc lập với nhau,
nghĩa là tác dụng của một chùm sáng này không phụ thuộc vào sự có mặt hay không của các
chùm sáng khác.

3.1.3 Hai định luật của Descartes


Thực nghiệm xác nhận rằng khi một tia sáng tới mặt phân
cách hai môi trường trong suốt, đồng tính và đẳng hướng thì tia
sáng bị tách thành hai tia phản xạ và khúc xạ. Chúng tuân theo hai
định luật sau:
a) Định luật Descartes thứ nhất: Tia phản xạ nằm trong mặt
phẳng tới (mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến) và góc tới bằng
góc phản xạ.
i  i' Hình 3.1 Định luật phản xạ
và định luật khúc xạ
b) Định luật Descartes thứ hai: Tia khúc xạ nằm trong mặt
phẳng tới và tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là một số không đổi và bằng chiết suất tỉ
đối giữa hai môi trường.
sin i
 n21
sin r

33
CH¦¥NG 3: C¬ së cña quang häc cæ ®iÓn

3.1.4 Những phát biểu tương đương của định luật Descartes
a. Quang lộ
Định nghĩa: Quang lộ (L) của tia sáng trên đoạn đường AB được xác định bởi biểu thức:
L  nl (3-1)
với n là chiết suất của môi trường, l là đoạn thẳng nối từ A tới B.
Quang lộ của ánh sáng truyền qua N môi trường có chiết suất khác nhau được xác định:
N
L   ni li (3-2)
i 1

Nếu ánh sáng truyền qua môi trường không đồng nhất có chiết suất thay đổi liên tục, ta chia
đoạn đường thành các đoạn nhỏ dl sao cho có chiết suất hầu như không đổi, từ đó ta tính được:
A
L   ndl (3-3)
B

Nếu gọi c, lần lượt là vận tốc truyền của ánh sáng trong chân không và trong môi trường.
A A A
c
Ta có: L   ndl   dl   cd  c
B B
 B

Trong đó  là thời gian ánh sáng truyền từ A tới B trong môi trường. Như vậy, ta có thể nói:
Quang lộ giữa hai điểm A, B (trong môi trường đồng tính, có chiết suất n, cách nhau một
đoạn bằng l) là đoạn đường ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian
bằng khoảng thời gian mà ánh sáng đi hết đoạn đường AB trong môi trường.

l l2 dl B
l3
n
A n B l1 n2
n3
B A
A n1

Hình 3.2 Khái niệm về quang lộ

b. Định lý Malus
Mặt trực giao: là mặt vuông góc với các tia của một 1 2 2
1
chùm sáng. Nếu chùm sáng là chùm song song thì mặt trực
giao là những mặt phẳng song song, nếu chùm sáng là đồng
quy thì đó là những mặt cầu có tâm là điểm đồng qui đó
(hình 3.3).
Định lý Malus: Quang lộ của các tia sáng giữa hai mặt
trực giao của một chùm sáng thì bằng nhau. Hình 3.3 Mặt trực giao

34
CH¦¥NG 3: C¬ së cña quang häc cæ ®iÓn

Thực vậy, xét một chùm sáng song song truyền qua mặt phân cách CD giữa hai môi trường
trong suốt, đồng tính có chiết suất là n1 và n2 (hình 3.4). A1A2 và B1B2 là hai mặt trực giao. Kẻ
I1 H 2 vuông góc với A2I2 và kẻ I 2 H1 vuông góc với I1B1. Gọi L1 và L2 lần lượt là quang lộ của
hai tia sáng đi theo đường A1I1B1 và A2I2B2, ta có:

L1  n1 A1I1  n2  I1H1  H1B1  A2

L2  n1  A2 H 2  H 2 I 2   n2 I 2 B2 H2
A1
i1
Mặt khác: A1I1  A2 H 2 ; I1B1  I 2 B2 ; n1 sin i1  n2 sin i2 C i1 I2 D n1
I1 i2
n2
Ta được: L2  L1  n1H 2 I 2  n2 I1H1  I1I 2 (n1 sin i1  n2 sin i2 )  0 B2
i2 H1
Suy ra L1  L2 , nghĩa là quang lộ giữa hai mặt trực giao của B1

một chùm sáng thì bằng nhau.


Hình 3.4

3.2 CƠ SỞ CỦA QUANG HỌC SÓNG


Trong thực tế có nhiều hiện tượng nếu chỉ dựa vào các định luật của quang hình học sẽ
không giải thích được (ví dụ như các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ...). Chỉ khi coi ánh sáng là
sóng và dựa trên bản chất sóng của nó mới giải thích được các hiện tượng này – Quang học
sóng.

3.2.1 Biểu thức của hàm sóng ánh sáng


Sau khi thuyết điện từ ánh sáng của Maxwell ra đời (1864) người ta đã chứng minh được
rằng ánh sáng nhìn thấy được là các sóng điện từ truyền trong không gian có bước sóng từ
0,4m đến 0,76m. Mỗi sóng ánh sáng đơn sắc ứng với một bước sóng xác định.

Trong sóng điện từ, vector cường độ điện trường E và vector cảm ứng từ B luôn dao động
vuông góc với phương truyền sóng. Như vậy, sóng ánh sáng là sóng ngang. Thực nghiệm xác
nhận chỉ có vector cường độ điện trường tác dụng lên tế bào của mắt gây cảm giác sáng nên ta
có thể coi dao động của vector E được gọi là dao động sáng.
Xét một sóng sáng phẳng đơn sắc truyền theo phương y với vận tốc  trong môi trường
chiết suất n . Giả sử tại O phương trình dao động sóng sáng có dạng:

x0  acos t  (3-4)


E
Tại M, cách O một đoạn l, phương trình dao động sáng là: 
O y
 l M
x  acos  t     acos  t   Hình 3.5 Thiết lập hàm
 
sóng của ánh sáng
với L = n.l là quang lộ của tia sáng trên đoạn OM.

 nl   L  2 L 
x  acos  t    acos  t    acos  t  
 c  c  cT 

35
CH¦¥NG 3: C¬ së cña quang häc cæ ®iÓn

Gọi   cT là bước sóng ánh sáng trong chân không, ta thu được:

 2 L   2 t 2 L   2 L 
x  a sin  t    a sin     a sin  2 t 
 
(3-5)
    T   
Biểu thức trên được gọi là hàm sóng của ánh sáng.
Nếu xét sóng truyền theo chiều ngược lại, hàm sóng của ánh sáng sẽ có dạng

 2 L 
x  a sin  t 
 
(3-6)

3.2.2 Cường độ sáng


Độ sáng tại mỗi điểm trong không gian có ánh sáng truyền qua đặc trưng bằng một đại
lượng vật lí gọi là cường độ sáng.
Cường độ sáng tại một điểm có trị số bằng năng lượng truyền qua một đơn vị diện tích đặt
vuông góc với phương truyền ánh sáng trong một đơn vị thời gian. Như vậy, cường độ sáng tại
một điểm tỉ lệ với bình phương biên độ dao động sáng tại điểm đó:

I  ka 2 ( k là hệ số tỷ lệ)
Nếu chỉ cần quan tâm đến cường độ sáng tương đối giữa các điểm khác nhau thì người ta
thường qui ước k = 1, nên:

I  a2 (3-7)

3.2.3 Nguyên lý chồng chất các sóng


Sóng ánh sáng cũng tuân theo nguyên lý chồng chất sau: Khi hai hay nhiều sóng ánh sáng
gặp nhau thì từng sóng riêng biệt không bị các sóng khác làm nhiễu loạn. Sau khi gặp nhau, các
sóng ánh sáng vẫn truyền đi như cũ, còn tại những điểm gặp nhau, dao động sáng bằng tổng
các dao động sáng thành phần.
Nguyên lý này được ứng dụng để nghiên cứu các hiện tượng như giao thoa, nhiễu xạ …

3.2.4 Nguyên lý Huyghens - Fresnel


Các sóng ánh sáng phát ra từ một nguồn sóng thực truyền đi theo mọi phương trong không
gian. Khi đó tác dụng sáng do nguồn sáng gây ra tại một điểm bất kì được xác định theo nguyên
lý Huyghens-Fresnel:
Bất kỳ một điểm nào mà ánh sáng truyền đến đều trở thành nguồn sáng thứ cấp phát ra ánh
sáng về phía trước.
Biên độ và pha của nguồn thứ cấp là biên độ và pha do nguồn thực gây ra tại vị trí của
nguồn thứ cấp.
Dao động sáng tại một điểm bất kì nằm ngoài mặt kín bao quanh nguồn sáng thực sẽ bằng
tổng các dao động sáng do những nguồn sáng thứ cấp nằm trên mặt kín ấy gây ra tại điểm xét.

36

You might also like