You are on page 1of 102

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


................&...............

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động Marketing tại công ty TNHH EVA Thịnh
Khang

Sinh viên : Đặng Thanh Tùng

Mã SV 517401279

Lớp : 517401B

HÀ NỘI, 2021
Mục Lục

Danh mục các bảng.......................................................................................... - 5 -

Danh mục các hình ................................................................................................... - 1 -

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. - 2 -

1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... - 2 -

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................... - 3 -

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ........................................................... - 3 -

4. Phương pháp và số liệu nghiên cứu .................................................... - 3

- 5. Đóng góp của đề tài .............................................................................. - 4

6. Kết cấu của đề tài ................................................................................. - 4 -

CHƯƠNG 1:............................................................................................................... - 5 -

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP ................. - 5


-

1.1. Những vấn đề cơ bản về hoat động Marketing .............................. - 5


- 1.1.1. Khái niệm Marketing ......................................................................... - 5 -
1.1.2. Chức năng của Marketing ................................................................. - 6 -
1.1.3. Vai trò của Marketing......................................................................... - 7 -
1.1.4. Phân loại Marketing ........................................................................... - 7 -
1.1.5. Quy trình quản trị Marketing............................................................. - 8 -

1.2. Nội dung của hoạt động Marketing trong doanh nghiệp ............ - 13
- 1.2.1. Chính sách sản phẩm....................................................................... - 13 -
1.2.2. Chính sách giá .................................................................................. - 16 -
1.2.3. Chính sách phân phối sản phẩm ..................................................... - 17 -
1.2.4. Chính sách xúc tiến bán hàng ......................................................... - 19 -

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing trong doanh nghiệp-
21 -
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ............................................ - 21 -
1.3.2. Môi trường vi mô............................................................................... - 23 -

CHƯƠNG 2:............................................................................................................. - 27 -

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH EVA


THỊNH KHANG...................................................................................................... - 27
-

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH EVA Thịnh Khang. ........................... - 27


- 2.1.1. Sự hình thành, các giai đoạn phát triển .......................................... - 27
- 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty ................................................. - 28
- 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh ..................................... - 29
- 2.1.4. Kết quả hoạt động SXKD của công ty (2018-2020)......................... - 30
-

2.2. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty ........................................................................................ - 32
- 2.2.1. Đặc điểm về vốn. ................................................................................ - 32
- 2.2.2. Nguyên phụ liệu hoặc hàng hóa đầu vào ......................................... - 33
- 2.2.3. Đặc điểm về nhân lực ........................................................................ - 34
-
2.2.4. Đặc điểm về máy móc, thiết bị công nghệ, quy trình công nghệ ..... - 34 -
2.2.5. Đặc điểm về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh ................. - 36
- 2.2.6. Đặc điểm về Marketing ...................................................................... - 39
-
2.2.7. Đặc điểm về thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.......................... - 39 -
2.2.8. Tác động đến sinh thái môi trường .................................................... - 40 -

2.3. Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH EVA Thịnh
Khang. ........................................................................................................... - 40
- 2.3.1. Thực trạng chính sách sản phẩm ...................................................... -
40 - 2.3.2. Thực trạng chính sách về giá .............................................................
- 43 - 2.3.3. Thực trạng chính sách phân phối......................................................
- 46 - 2.3.4. Thực trạng chính sách xúc tiến hỗn hợp ..........................................
- 49 -
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Marketing của Công ty
- 52 -
2.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ................................................. - 52 -
2.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô................................................. - 53 -

2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH EVA
Thịnh Khang. ............................................................................................... - 56
- 2.5.1. Thành công ......................................................................................... -
56 - 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................... -
57 -

CHƯƠNG 3:............................................................................................................. - 60 -

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY


TNHH EVA THỊNH KHANG .............................................................................. - 60
-

3.1. Phương hướng của công ty trong thời gian tới.................................. - 60 -


3.1.1. Phương hướng chung ...................................................................... - 60 -
3.1.2. Phương hướng trong hoạt động Marketing .................................... - 62 -

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing tại Công ty TNHH
EVA Thịnh Khang ....................................................................................... - 63
- 3.2.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm ...................................................... -
63 - 3.2.2. Xây dựng chính sách giá cạnh tranh................................................. -
65 -
3.2.3. Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm ................................. - 66
- 3.2.4. Tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp .................................... -
68 - 3.2.5. Một số giải pháp khác......................................................................... -
69 -

3.3. Kiến Nghị ............................................................................................... - 70 -

KẾT LUẬN ............................................................................................................... - 72 -

Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................... - 73 -


Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Cơ sở và tiêu thức phân đoạn thị trường................................... - 9 -
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH EVA
Thịnh Khang giai đoạn 2018-2020 - 30 -

Bảng 2.2: Đặc điểm về vốn của Công ty TNHH EVA Thịnh Khang ...... - 32 -
Bảng 2.3: Nguyên phụ liệu của Công ty TNHH EVA Thịnh Khang ...... - 33 -
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty TNHH EVA Thịnh
Khang ............................................................................................................ - 34 -
Bảng 2.5: Máy móc thiết bị công nghệ của Công ty TNHH EVA Thịnh
Khang ............................................................................................................ - 34
-
Bảng 2.6: Khách hàng và thị trường của Công ty TNHH EVA ............... - 37
- Bảng 2.7: Đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH EVA Thịnh Khang .. -
37 - Bảng 2.8: Chi phí quảng cáo của Công ty TNHH EVA Thịnh Khang
các năm 2018, 2019 và 2020 ............................................................................... -
39 -
Bảng 2.9: Giá bán một số sản phẩm thời trang của Công ty TNHH EVA
Thịnh Khang năm 2018 – 2019 ................................................................... - 43 -
Bảng 2.10: Giá một số sản phẩm của Công ty so với các đối thủ như ELLY,
pantino, IVY Moda,… ................................................................................. - 45 -
Bảng 2.11: Địa chỉ một số đại lý, showroom thời trang của Công ty TNHH
EVA Thịnh Khang ....................................................................................... - 47 -
Bảng 2.12: Chi phí cho hoạt động Marketing của Công ty giai đoạn 2018-
2020 ............................................................................................................... - 50 -
Bảng 3.1: Chi phí thực hiện của các giải pháp - 64 -
Danh mục các hình
Hình 1.1: Quá trình quản trị Marketing của Công ty................................ - 8 -
Hình 1.2: Hệ thống kênh phân phối của Công ty...................................... - 18 -
Hình 2.1: Logo Công ty TNHH EVA Thịnh Khang ................................. - 27 -
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty .......................................... - 28 -
Hình 2.3: Quy trình công nghệ của Công ty.............................................. - 35 -
Hình 2.4: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm thời trang của Công ty
TNHH EVA Thịnh Khang .......................................................................... - 46
-

-1-
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang có sự phát triển ổn
định trở lại. Điều này sẽ giảm thiểu những thách thực, tạo nhiều thuận lợi cho
nước ta khi mà tiến trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra
ngày càng nhanh chóng khi Việt Nam ký kết hiệp định hợp tác kinh tế với các
nước trong khu vực, trên thế giới và các tổ chức kinh tế quốc tế, theo đó thị
trường công nghiệp hoàn toàn mở cửa trong một thời gian dài và trong tương lai
sẽ ngày càng phát triển. Như vậy, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh gay gắt như hiện nay và trong những giai đoạn tới, các doanh nghiệp Việt
Nam phải có những chiến lược Marketing phù hợp với những yêu cầu đang đặt
ra.
Sự cạnh tranh trên thị trường làm cho khách hàng có nhiều lựa chọn, đòi
hỏi và nhận thức cao hơn. Để thành công các doanh nghiệp phải hướng đến
khách hàng hơn nữa trong mọi hoạt động của mình. Marketing sẽ ngày càng
quan trọng hơn và là tay lái định hướng cho doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi hoạt
động Marketing phải chuyên nghiệp và được xem trọng với vị trí tương xứng
với nó. Tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thời trang thì hoạt động Marketing càng trở nên quan trọng. Tuy
nhiên cũng vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp hoạt động mà chưa đưa ra được
những phương hướng hoạt động Marketing hiệu quả, chưa có phòng Marketing
riêng biệt… Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn khi cạnh tranh với các đối thủ cả
trong nước lẫn ngoài nước về hệ thống Marketing.
Chính vì vậy, để giữ vững và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường các
nhà kinh doanh buộc phải đưa ra các chính sách Marketing thích hợp mà vấn đề
cốt lõi ở đây là làm sao có thể thoả mãn đầy đủ nhất nhu cầu và ước muốn của
các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mục tiêu. Vì vậy, nghiên cứu về
nhu cầu và hành vi tiêu dùng là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp
nói chung và công ty nói riêng để có thể đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu
-2-
và mong muốn của khách hàng, tối đa hóa các lợi ích từ hoạt động sản xuất
kinh

-3-
doanh. Việc nghiên cứu về nhu cầu và hành vi là sự phản ánh các điều kiện sống
khách quan không những cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tập quán cũng như
xu hướng tiêu dùng của khách hàng mà còn giúp các nhà kinh doanh định hướng
sản xuất sao cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của người
dân, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường.
Từ tính thực tiễn, lý luận của vấn đề đồng thời trong quá trình thực tập
tại công ty, qua nghiên cứu, tìm hiểu cùng với những kiến thức được trang bị
trên lớp và đặc biệt là được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa,
trong trường em đã lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động Marketing tại công ty
TNHH EVA Thịnh Khang”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận Marketing, biện pháp đẩy mạnh hoạt
động Marketing online nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh
tranh với các đối thủ khác tại công ty. Xem xét, tìm hiểu, đánh giá sơ bộ về thực
trạng của quá trình đẩy mạnh hoạt động Marketing online trong hoạt động kinh
doanh của công ty TNHH EVA Thịnh Khang. Từ đó đề ra giải pháp để nâng cao
hoạt động Marketing online tại Công ty.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Marketing tại Công ty TNHH EVA
Thịnh Khang.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Tại Công ty TNHH EVA Thịnh Khang
Phạm vi về thời gian: từ năm 2018 đến năm 2020
4. Phương pháp và số liệu nghiên cứu

Số liệu nghiên cứu:


Việc nghiên cứu dựa trên những tài liệu hướng dẫn về Marketing, các tài
liệu do công ty TNHH EVA Thịnh Khang cung cấp, các nghiên cứu thị trường
đã thu thập, trên Internet.
Phương pháp nghiên cứu:

-4-
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê phân tích, phân tích tổng hợp thực
trạng môi trường kinh doanh của công ty, qua đó thấy được việc xây dựng, thực
hiện hoạt động Marketing tại công ty và xác định được cơ hội, thách thức, mục
tiêu chiến lược mà công ty cần đạt được, môi trường tác động xung quanh để đề
ra biện pháp thúc đẩy Marketing online tại công ty.
5. Đóng góp của đề tài
Ý nghĩa về lý luận:
Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Marketing online.
Xác định các nội dung trong hoạt động Marketing online.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing online.
Ý nghĩa về thực tiễn:
Tìm hiểu thực trạng hoạt động Marketing trong công ty TNHH EVA
Thịnh Khang, chỉ ra những vấn đề tích cực, những vấn đề còn tồn tại và nguyên
nhân của nó. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing
online trong công ty trong thời gian tới.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng
biểu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được chia thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động marketing online tại Công ty TNHH EVA
Thịnh Khang.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing online tại Công
ty TNHH EVA Thịnh Khang.

-5-
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoat động Marketing
1.1.1. Khái niệm Marketing
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tồn tại hai vấn đề cơ bản mà
mọi doanh nghiệp đều phải tập trung sức giải quyết là sản xuất và tiêu thụ các
sản phẩm đó. Đây là hai vấn đề thống nhất có ảnh hưởng tác động lẫn nhau.
Sản xuất luôn là vấn đề căn bản và gốc rễ, tiêu thụ sản phẩm là vấn đề
quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của
sản xuất và cạnh tranh của thị trường mà các nhà kinh doanh ngày càng đặc biệt
quan tâm tới các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing:
Theo viện nghiên cứu Marketing Anh: “Marketing là chức năng quản lý
công ty về mặt tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện ra và
biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ
thể đến việc đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho
công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”.
Theo Philip Kotler:“Marketing là một dạng hoạt động của con người
nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.
Theo quan điểm hiện đại: Có 2 cách định nghĩa cụ thể hơn về Marketing
+ Thứ nhất: “Marketing là một hoạt động hướng tới thỏa mãn những thứ
mà khách hàng cần (need) và muốn (want) thông qua hoạt động trao đổi trên thị
trường”.
+ Thứ hai: “Marketing là tiến trình quản trị có nhiệm vụ phát hiện, dự
đoán và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận”.
Như vậy, các định nghĩa khác nhau vềMarketing đều nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của sự trao đổi lợi ích để qua đó thỏa mãn các mục tiêu của cả người
mua lẫn người bán. Khách hàng tìm đến với sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp để thỏa mãn nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình, còn doanh
nghiệp lấy
-6-
việc thỏa mãn nhu cầu và phục vụ khách hàng là mục tiêu kinh doanh nhằm tồn
tại và phát triển.
1.1.2. Chức năng của Marketing
Với nội dung chủ yếu trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường
đưa ra các hệ thống các giải pháp nhằm thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đó,
Marketing chứa đựng trong nó nhiều chức năng khác nhau, sau đây là những
chức năng chủ yếu:
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng xã hội và tối đa hóa sự lựa chọn
khách hàng: Đây là chức năng cơ bản của mọi hoạt động Marketing. Chức năng
này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu, phân tích nhu cầu thị trường bao
gồm cả những nhu cầu thực tế, nhu cầu tiềm năng và nhu cầu lý thuyết. Quá
trình nghiên cứu cho phép nắm bắt được tính quy luật của việc hình thành và
phát triển nhu cầu cũng như những biểu hiện cụ thể, phong phú đa dạng của nhu
cầu trên cơ sở đó hoạt động Marketing sẽ hướng tới và thỏa mãn tốt nhất các
nhu cầu thị trường.
Chức năng tăng cường khả năng thích ứng và khả năng cạnh tranh của
DN: Thị trường là một lĩnh vực huyền bí và phức tạp nhưng lại là một thực tế
hoàn toàn có khả năng nhận thức được, trên thị trường nhu cầu của người tiêu
dùng rất phong phú và đa dạng. Thị hiếu, tập quán, đặc điểm người tiêu dùng và
tâm lý tiêu dùng của khách hàng ở các vùng thị trường là rất khác nhau. Vì vậy
các hoạt động Marketing cần có sự phân hóa cho phù hợp với các nhà kinh
doanh. Khi xây dựng chiến lược chung Marketing hoặc thiết kế các giải pháp và
nỗ lực Marketing, các nhà kinh doanh phải dựa trên cơ sở của khả năng thích
ứng, xâm nhập của chúng với những hoàn cảnh thị trường và khách hàng cụ thể.
Với chức năng này Marketing là một công cụ hữu hiệu của các doanh nghiệp
nhằm đảm bảo sự phù hợp cho các giải pháp kinh doanh.
Chức năng đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp
sản xuất ra có vai trò đặc biệt quan trọng và mang ý nghĩa sống còn: Với xuất
phát điểm và nội dung hoạt động của mình Marketing là khoa học giải quyết bài
toán tiêu thụ sản phẩm hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp. Theo quan điểm
-7-
của lý

-8-
thuyết Marketing hiện đại giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp phải gắn liền với tổng thể giải pháp Marketing. Khi có Marketing phải có
một chiến lược sản phẩm tăng cường khả năng cạnh tranh mạnh mẽ nhất, một
chiến lược giá có khả năng thích ứng và kích ứng tiêu thụ, một hệ thống phân
phối rộng khắp, dịch vụ hoàn hảo và một chiến lược xúc tiến, yểm trợ tiêu thụ
đắc lực nhất. Ngoài ra cần phải quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng
giao tiếp cùng nghệ thuật bán hàng cho các nhân viên trong hệ thống phân phối.
Chức năng tăng cường hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh: Bản
chất hoạt động của Marketing là cơ sở phát hiện và thỏa mãn lợi ích cho thị
trường và khách hàng để tìm kiếm cho lợi ích nhà kinh doanh. Vì vậy, các nỗ
lực nhằm thỏa mãn cho nhu cầu khách hàng cũng chính là nỗ lực nhằm tìm kiếm
lợi ích của các doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của Marketing suy cho cùng
đều hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh
nghiệp.
1.1.3.Vai trò của Marketing
Đối với hoạt động quản lý Nhà nước, quá trình nghiên cứu nhu cầu thị trường,
Marketing đảm bảo cho kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân, mang tính
thực hiện và khả thi, giúp Nhà nước định hướng được sự phát triển của các
ngành và cả nền kinh tế quốc dân một cách có hiệu quả. Đồng thời nghiên cứu
nhu cầu, tìm mọi biện pháp để thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường tạo nên động
lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Đối với các doanh nghiêp, Marketing là công cụ quan trọng nhất giúp họ hoạch
định chiến lược thị trường và chiến lược cạnh tranh, giúp cho doanh nghiệp có
khả năng đứng vững và tồn tại, phát triển lâu dài. Với hệ thống các chính sách
hiệu quả, Marketing không chỉ giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh lựa chọn
đúng đắn phương án đầu tư, tận dụng triệt để thời cơ kinh doanh mà còn giúp họ
xây dựng chiến lược cạnh tranh và sử dụng vũ khí cạnh tranh có hiệu quả nhất
nhằm nâng cao uy tín, chinh phục khách hàng và tăng cường khả năng cạnh
tranh thị trường.
1.1.4.Phân loại Marketing
-9-
- Marketing truyền thống (Marketing cổ điển)

- 10 -
Toàn bộ hoạt động marketing chỉ riễn ra trên thị trường trong khâu lưu
thông. Hoạt động đầu tiên của marketing là làm thị trường và sự phát triển tiếp
theo của nó trên các kênh lưu thông.
Trong hoạt động là thị trường, các nhà kinh doanh đã thấy được người
mua là một trong những yếu tố quyết định của hoạt động bán hàng, các chủ
trương, biện pháp đều nhằm vào mục tiêu bán cho được những mặt hàng được
sản xuất. Sự ra đời của marketing truyền thống có vai trò vô cùng quan trọng để
hình thành marketing hiện đại.
- Marketing hiện đại
Sự ra đời của Marketing hiện đại đã góp phần to lớn vào việc khắc phục
tình trạng khủng hoảng thừa và thúc đẩy sản xuất, khoa học kỹ thuật tiếp tục
phát triển. Coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng
hóa. Trên thị trường người mua (nhu cầu) có vai trò quyết định.
Trong Marketing hiện đại, thị trường sản xuất, phân phối và trao đổi
được nghiên cứu trong một thể thống nhất.
- Marketing mix (Marketing hỗn hợp)
Sau thời gian phát triển của nền kinh tế thị trường, Marketing mix đã kế
thừa Marketing hiện đại để hình thành hệ thống marketing hoàn chỉnh hơn.
Marketing mix đã đem lại cho các doanh nghiệp những chính sách phù hợp cho
từng loại hàng hóa, thị trường khác nhau.
1.1.5.Quy trình quản trị Marketing
Hình 1.1: Quá trình quản trị Marketing của Công ty

- 11 -
(Nguồn: Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)
- Phân tích môi trường Marketing
Doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường luôn biến động mà những
biến số biến động đó là không khống chế được và hoàn toàn bất định. Môi
trường Marketing cũng vậy, nó tác động trực tiếp và gián tiếp tới quá trình kinh
doanh doanh nghiệp.
Môi trường Marketing của doanh nghiệp là tập hợp những chủ thể tích
cực và lực lượng hoạt động bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng
chỉ đạo bộ phận Marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với
khách hàng mục tiêu.
Như vậy, phân tích môi trường Marketing của doanh nghiệp là việc phân
tích các yếu tố thành lập các quan hệ để thấy được những ảnh hưởng tích cực
hay tiêu cực của các yếu tố này từ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Phân
tích môi trường Marketing của doanh nghiệp bao gồm cả việc phân tích các môi
trường vi mô và vĩ mô.
- Phân đoạn thị trường, mục đích của phân đoạn thị trường.
Bảng 1.1: Cơ sở và tiêu thức phân đoạn thị trường

STT Cơ sở phân đoạn Tiêu thức phân đoạn

Biên giới, hải đảo, miền núi, đồng


1 Khu vực
bằng
Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh,
2 Tỉnh
Lạng Sơn…

Đặc điểm hành vi mua sắm

3 Lý do mua hàng Mua sắm thông thường , đặc biệt

Lợi ích tìm kiếm Chất lượng, dịch vụ, kinh tế

- 12 -
4 Đặc điểm ngành Sản xuất, kinh doanh

5 Mức độ sẵn sàng chấp nhận Chưa biết, biết, nghe tin, quan tâm

Vui mừng, tốt, bàng quan, xấu, thù


6 Thái độ đối với hàng hóa
ghét
Chưa dùng, đã từng dùng, có ý
7 định sử dụng sản phẩm mới, sử
Trạng thái sử dụng
dụng thường xuyên

(Nguồn: Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)


Từ các cơ sở trên mà DN có thể lựa chọn cho mình các tiêu chuẩn để tiến
hành phân đoạn thị trường bán hàng của DN mình.
Đoạn thị trường là nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với
cùng một tập hợp những kích thích Marketing.
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm
trên cơ sở những điểm khác biệt nhu cầu tính cách hành vi.
Quan niệm chung về phân đoạn thị trường: Người mua trên thị trường rất
đa dạng, có thể khác nhau về nhu cầu, khả năng tài chính, nơi cư trú, thái độ,
thói quen mua sắm. Do đó, số lượng đoạn thị trường trên một thị trường tổng thể
rất khác nhau và phụ thuộc vào việc người ta sử dụng các tiêu dùng các tiêu
chuẩn phân đoạn như thế nào.
Nghiên cứu kỹ các đoạn trường sẽ giúp cho DN để ra chiến lược
Marketing đúng đắn.
Việc phân đoạn thị trường giúp cho các DN phát hiện ra những lợi thế
mà tại đoạn thị trường nào thì sản phẩm của mình sẽ ở vị trí số một so với các
đối thủ cạnh tranh.
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
Phân đoạn thị trường đã mở ra một số cơ hội thị trường trước một DN.
Bước tiếp theo của tiến trình Marketing là lựa chọn thị trường mục tiêu.

- 13 -
Thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các
khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn công ty có khả năng đáp ứng
đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục
tiêu Marketing đã định. Một DN ít khi là người bán duy nhất trên thị trường, họ
thường xuyên phải đối phó với các áp lực cạnh tranh và sự đòi hỏi của khách
hàng. Do vậy, một đoạn thị trường sẽ trở nên không hấp dẫn, nếu mức độ cạnh
tranh diễn ra trong đoạn đó quá gay gắt. Từ đó đòi hỏi mỗi DN phải sáng suốt
lựa chọn ra thị trường mục tiêu tốt nhất cho mình.
Có 2 tiêu thức cần xem xét khi lựa chọn thị trường mục tiêu là:
Quy mô và sự phát triển của các khúc thị trường:
Quy mô hiện tại: Số lượng người mua hiện tại, chi phí hiện tại bình quân
cho sản phẩm.
Tốc độ tăng trưởng: Số lượng người mua và chi tiêu bình quân cho sản
phẩm trong tương lai.
Khả năng sinh lời và rủi ro: Phụ thuộc vào số lượng và đặc điểm của các đối thủ
cạnh tranh hiện tại, các sản phẩm thay thế tiềm năng và những người nhập
ngành tiềm năng.
- Lựa chọn chiến lược Marketing
Mỗi chiến lược marketing phải được đánh giá bằng khả năng tác động và
ảnh hưởng trực tiếp của nó tới một trong ba chiến lược này. Nếu một trong ba
chiến lược này tăng lên có nghĩa là doanh nghiệp đã phát triển. Nếu cả ba yếu tố
đều tăng thì doanh nghiệp đó phát triển rất tốt. Những chiến lược Marketing
chính đó là:
Chiến lược 1: Tăng số lượng khách hàng
Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của hầu hết các nhà quản lý
và các chủ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu người chịu
trách nhiệm thiết kế và triển khai chương trình Marketing đầu tư để thu hút
nhiều khách hàng hơn là người thiếu kinh nghiệm thì công ty có thể gặp thất bại.
Nếu thực hiện đúng, các chiến lược Marketing cơ bản sẽ tạo ra hiệu quả thu hút
các khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và có thể mua sản phẩm hay sử dụng
- 14 -
dịch vụ

- 15 -
của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của chiến lược Marketing này là thu hút
khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài
lòng hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.
Chiến lược thứ 2: Tăng số lượng giao dịch trung bình
Các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp dành đa số thời gian của mình
để điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới. Họ thường rất quan
tâm tới số khách hàng mà họ thường gặp. Số khách quen này thường được phép
tiến hành toàn bộ các giao dịch mà không bao giờ bị hỏi liệu có mua thêm sản
phẩm hay dịch vụ không? Với những khách hàng mới, không nên hài lòng với
số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ tối thiểu mà họ đã mua, nên đưa ra những lý do
thuyết phục họ mua thêm. Nếu khách hàng không tìm thấy lý do để buộc phải
mua thêm sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp, họ sẽ tìm ra lý do để
chuyển sang mua của doanh nghiệp khác. Chào mời khách hàng một cách có hệ
thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có giá trị ở cùng một điểm bán hàng
có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch trung bình của mình.
Chiến lược thứ ba: Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách quen
Khi đã thiết lập được hoạt động kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp
không
chú ý chăm sóc khách quen. Nếu không có những chiến lược hoặc quy trình
Marketing cơ bản để thường xuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng
nhu cầu của số khách hàng quen thì số lần mua hàng của họ sẽ không tăng. Cần
thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách
hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ để thúc đẩy họ thường xuyên
mua sản phẩm của công ty. Đây cũng là một trong những bước để chủ doanh
nghiệp phát triển doanh nghiệp của mình.
Hơn nữa, công ty cần phải lựa chọn những chiến lược Marketing khi
phải đối phó với những mối đe dọa sau: Đe dọa của sự gia nhập và rút lui của
ngành (Đó là sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh mới quá dễ dàng, làm giảm thị
phần), đe dọa của các sản phẩm thay thế, đe dọa từ giá của các nhà cung ứng.
Những chiến lược Marketing cơ bản là:
Marketing phân biệt: Theo chiến lược này công ty quyết định tham gia
- 16 -
vào nhiều đoạn thị trường và soạn thảo những chương trình Marketing riêng biệt

- 17 -
cho từng đoạn .
Marketing không phân biệt: Áp dụng chiến lược này công ty theo đuổi
những thị phần, thị trường lớn của một đoạn thị trường nhỏ. Chiến lược không
phân biệt rất phù hợp với những sản phẩm có tính đồng nhất lớn. Ví dụ như: sản
phẩm về nông sản, sắt thép…Giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm ở giai đoạn
đầu để chào bán sản phẩm mới có hiệu quả người ta sử dụng chiến lược
Marketing không phân biệt hay Marketing tập trung. Còn khi sản phẩm ở giai
đoạn bão hoà chiến lược Marketing có phân biệt sẽ có lợi thế hơn. Ở thị trường
đơn đoạn các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược Marketing không phân
biệt. Ngược lại ở thị trường đa đoạn các doanh nghiệp thường áp dụng chiến
lược có phân biệt. Marketing của đối thủ cạnh tranh: Công ty cần nghiên cứu
xem các chiến lược mà đối thủ cạnh tranh đang áp dụng, sau đó lựa chọn cho
mình chiến lược Marketing phù hợp.
1.2. Nội dung của hoạt động Marketing trong doanh nghiệp

Thực chất công việc Marketing là biến các nhu cầu xã hội thành những
cơ hội sinh lời. Muốn vậy các công ty phải có mục tiêu rõ ràng, có thể là mục
tiêu về thị phần, về lợi nhuận, về an toàn trong kinh doanh... và tuỳ theo mục
tiêu mà công ty theo đuổi, công ty đưa ra các quyết định về chiến lược, chiến
thuật Marketing phù hợp.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cũng cấp sản phẩm thì khi nhắc đến
Marketing người ta sẽ nhớ tới 4P, đó là: chiến lược sản phẩm (Product); chiến
lược giá cả (Price); chiến lược phân phối (Place) và chiến lược xúc tiến khuyếch
trương (Promotion). Các bộ phận này không phải thực hiện một cách rời rạc mà
phải được kết hợp chặt chẽ. Công ty cũng không vì thế mà xây dựng các chiến
lược này mang tính chất cào bằng. Tương ứng với từng giai đoạn phát triển của
sản phẩm, với mỗi loại thị trường, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, công ty sẽ
chọn cho mình một chiến lượcMarketing hiệu quả, là sự kết hợp của 4P với mức
độ quan trọng khác nhau.
1.2.1. Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm (product policy) là những chiến lược, kế hoạch, định
- 18 -
hướng về sản phẩm của công ty, về tất cả những gì công ty có thể đưa ra thị
trường để tạo ra sự chú ý của người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm,
sử dụng hay mong muốn nào đó. Chính sách sản phẩm có vị trí đặc biệt quan
trọng, là cơ sở giúp công ty xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm
sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng, hạn chế rủi ro, cũng như chỉ đạo các
chiến lược kinh doanh khác nhau liên quan đến sản phẩm. Bao gồm các nội
dung:
- Chính sách chủng loại sản phẩm:Xác định chủng loại kiểu dáng, tính
năng tác dụng của sản phẩm
Các sản phẩm tiêu dùng như bột giặt, nước xã vải, mì gói, các loại bánh,
kẹo..., phần nội dung thiết kế được tập trung vào bao bì. Thông thường, các nhà
sản xuất sẽ chọn tông màu nổi bật như xanh, đỏ, vàng đi kèm các hình ảnh bắt
mắt nhằm thu hút ánh nhìn của khách hàng.
Trong khi đó, đối với các sản phẩm thời trang như quần áo, giày dép,
trang sức, điện thoại, laptop, xe máy... thì thiết kế là yếu tố quyết định, và nội
dung, đặc điểm thiết kế được tập trung vào chính sản phẩm ấy.
Còn với các sản phẩm vô hình như về bất động sản như nhà ở, vị trí địa lý, thiết
kế là vấn đề luôn được khách hàng lựa chọn đầu tiên khi quyết định mua nhà.
Các thiết kế bắt mắt, thú vị và có tính sáng tạo luôn được khách hàng chú ý đến
nhiều hơn. Như bản thiết kế nhà ở độc đáo hay vị trí địa lý thoáng mát, lý tưởng,
tiện lợi cũng là một trong những nhu cầu mà khách hàng luôn tìm kiếm ở các
ngành dịch vụ như bất động sản.
- Chính sách chất lượng sản phẩm:
Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất đối với một sản phẩm/dịch vụ bất
kỳ. Sản phẩm nào khi tung ra thị trường đều phải có chất lượng tốt bởi thực tế,
khách hàng không bao giờ lựa chọn sản phẩm chất lượng tồi. Chất lượng tốt ở
đây có nghĩa là có khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, độ bền đạt yêu cầu,
không có tính độc hại đối với người sử dụng cũng như là môi trường xung
quanh. Ví dụ như một chiếc màn hình LCD khi được bán trên thị trường phải có
khả năng hiển thị, thời hạn sử dụng ít nhất 5 năm, không gây hại đến người sử
- 19 -
dụng (cháy, nổ, thải khí độc hại...). Còn về mức độ chất lượng so với các đối thủ
cạnh tranh (chất

- 20 -
lượng cao hơn, thấp hơn hay ngang ngữa đối thủ) sẽ do công việc định vị sản
phẩm quyết định.
- Chính sách thương hiệu:
Thương hiệu của sản phẩm là nhân tố quyết định để khách hàng quyết
định mua hàng. Một thương hiệu tốt tượng trưng cho một doanh nghiệp hạng
nhất, một sản phẩm thượng hạng. Việc định vị thương hiệu trở thành chủ đề
chính trong chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể
kinh doanh thương hiệu, chuyển nhượng thương hiệu, xuất khẩu thương hiệu (ví
dụ: Cà phê Trung nguyên, AQ Silk…). Điều các doanh nghiệp cần lưu ý: “Sản
phẩm là thứ sản xuất ở nhà máy, còn thương hiệu là cái mà khách hàng mua về.
Sản phẩm có thể bị đối thủ cạnh tranh làm nhái; thương hiệu thì độc nhất vô nhị.
Sản phẩm thì nhanh chóng lỗi thời, còn một thương hiệu thành công sẽ tồn tại
vĩnh viễn”.
- Chính sách bao bì và nhãn hàng hóa:
 Nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu là đặc điểm nhận dạng của một hoặc một nhóm sản phẩm trên
thị trường. Nhãn hiệu của một sản phẩm bao gồm tên gọi, logo, hình ảnh,
slogan. Việc lựa chọn tên gọi, logo, hình ảnh, slogan phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như đặc thù thị trường, đặc tính sản phẩm/dịch vụ, cạnh tranh, mục tiêu của
doanh nghiệp... Slogan phải được đặt làm sao vừa để phân biệt với sản phẩm đối
thủ, vừa thể hiện giá trị sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu cụ thể.
 Bao bì sản phẩm
+ Bao bì đóng gói đối với một sản phẩm cần phải có đầy đủ các tiêu chí:
Đầy đủ thông tin (Chứa các thông tin liên quan đến sản phẩm và nhà sản
xuất)
+ Thiết kế gọn, tiện lợi, dễ sử dụng.
 Bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân gây hại: nhiệt độ, ẩm mốc, va
đập... Bao bì của 1 sản phẩm chứa các thông tin liên quan đến sản phẩm (tên sản
phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng,) và doanh nghiệp (tên nhà cung cấp, địa
chỉ, số điện thoại)
- 21 -
Thiết kế sản phẩm phải dựa trên cơ sở của những kết luận nghiên cứu thị
trường nhằm bảo đảm cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu, thị hiếu và các yêu
cầu khác xuất hiện trong quá trình lựa chọn sản phẩm cho người tiêu dùng.
- Chính sách về dịch vụ hỗ trợ:
Ngoài những yếu tố về mẫu mã, chất lượng hay thương hiệu thì dịch vụ
hỗ trợ khách hàng cũng là yếu tố quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Không
chỉ cung cấp các dịch vụ mua hàng mà các doanh nghiệp cần chú ý tới cả các
dịch vụ trước và sau khi mua hàng như: tư vấn lựa chọn sản phẩm, bảo hành, sửa
chữa... Một doanh nghiệp có thể thỏa mãn được khách hàng kể cả sau khi sử
dụng sản phẩm sẽ đem tới những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp.
1.2.2. Chính sách giá
Chiến lược giá cả là việc xác định mục tiêu định giá, lựa chọn các
phương pháp định giá cũng như chính sách định giá phù hợp của công ty.

Mục tiêu của chiến lược giá được xác định sau khi công ty xác định được
mục tiêu định giá, cầu ở thị trường mục tiêu và phân tích hàng hoá và giá cả của
đối thủ cạnh tranh.

Có rất nhiều phương pháp định giá, bao gồm việc định giá theo mô hình
3C, định giá theo cách cộng lãi vào chi phí, định giá theo thoả thuận, theo giá trị
cảm nhận... Bằng cách lựa chọn một trong các định giá, công ty đã thu hẹp
khoảng giá để từ đó chọn cho mình một mức giá cuối cùng.

Tuy nhiên, công ty không chỉ xây dựng một mức giá bán duy nhất mà
phải xây dựng cho mình những chiến lược giá để có thể thích ứng một cách
nhanh chóng với những thay đổi về cầu, về chi phí, khai thác tối đa những cơ
hội xuất hiện trong từng giao dịch và phản ứng kịp thời với những thủ đoạn cạnh
tranh về giá cả của các đối thủ cạnh tranh.
Một chiến lược về giá mà công ty có thể áp dụng bao gồm:
- Xác định giá cho sản phẩm mới: Đây là chiến lược về giá được soạn
thảo gắn với giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm.

- 22 -
- Chiến lược áp dụng cho danh mục hàng hoá: Trên thực tế một vài
công ty sẽ thu được lợi nhuận kinh doanh cao hơn nếu họ theo quan
điểm hình thành giá cả: xem sản phẩm chỉ là một bộ phận của danh
mục sản phẩm.
- Định giá 2 phần: Chiến lược này thường sử dụng cho các công ty dịch
vụ.
- Định giá theo nguyên tắc địa lý: Công ty định giá sản phẩm của mình
cho khách hàng theo các khu vực địa lý.
- Chiết giá và bớt giá: Công ty có thể điều chỉnh mức giá cơ bản của
mình thông qua chiết giá, bớt giá để khuyến khích khách hàng trong
việc mua và thanh toán.
- Định giá khuyến mại: Đây là hình thức điều chỉnh giá tạm thời nhằm
mục đích hỗ trợ các hoạt động xúc tiến bán.
- Định giá phân biệt: Công ty có thể điều chỉnh mức giá cơ bản để phù
hợp với những điều kiện khác biệt của khách hàng, của sản phẩm hoặc
của các yếu tố khác chứ không phải vì chi phí.
- Thay đổi giá: Trong nhiều trường hợp do những biến đổi của môi
trường kinh doanh, công ty buộc phải thay đổi chiến lược định giá của
mình, nghĩa là chủ động thay đổi mức giá cơ bản hoặc đối phó lại việc
thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh.
1.2.3. Chính sách phân phối sản phẩm
Kênh phân phối (Distribution channel) hay nó còn được gọi là kênh tiếp
thị (Marketing channel) là một chuỗi các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng tham
gia vào quá trình đưa sản phẩm và dịch vụ tới người sử dụng hoặc tiêu dùng.
Những chủ thể chính trong kênh phân phối là nhà sản xuất, người bán buôn,
người bán lẻ và người tiêu dùng.

- 23 -
Hình 1.2: Hệ thống kênh phân phối của Công ty

(0) (2)

Nhà sản xuất


(1) (1)
Người bán Người bán Người tiêu
buôn lẻ dùng
(1) (2)
(1)

(2)
(3) (3)
Các đại lý
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Kênh phân phối gián tiếp (1), (2), (3): Ngoài nhà sản xuất và người tiêu
dùng còn có thêm các đối tượng trung gian khác như các đại lý, người bán buôn,
bán lẻ.
Kênh phân phối trực tiếp (4): Chỉ gồm có nhà sản xuất và người tiêu
dùng tham gia.
Phạm vi kênh phân phối:
Các nhà marketer cũng phải xác định được độ bao phủ của hệ thống
phân phối như thế nào là thích hợp, vừa tiết kiệm được chi phí cũng như là tạo
được sự thuận tiện cho khách hàng, người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản
phẩm. Các khía cạnh trong độ bao phủ là:
- Độ rộng lớn: Hệ thống phân phối của doanh nghiệp trải rộng bao
nhiêu (1 tỉnh, 2 tỉnh, miền Nam, cả nước)?
- Độ dày đặc: Số lượng điểm phân phối của doanh nghiệp trên 1 đơn vị
diện tích là bao nhiêu?
Vận chuyển và dự trữ hàng hóa:
Các nhà marketer cần phải tính toán kỹ lưỡng trong việc chọn địa điểm
phân phối như thế nào cho hợp lý: Các địa điểm phân phối có gần với khu vực

- 24 -
khách hàng mục tiêu không? Cự ly giữa các địa điểm phân phối có thích hợp
(không gần nhau quá cũng không xa nhau quá) không?
- Tổ chức họat động bán hàng
+ Kho bãi
+ Quản lý hàng tồn kho
+ Vận tải
+ Liên lạc với khách hàng và các thành phần tham gia trong kênh phân
phối.
+ Thu thập thông tin từ khách hàng và các thành phần tham gia trong
kênh phân phối.
- Các dịch vụ sau khi bán hàng (lắp đặt, bảo hành, cung cấp phụ tùng…
+ Trả lương cho nhân viên bán hàng
+ Trưng bày và giới thiệu hàng hóa
1.2.4. Chính sách xúc tiến bán hàng
Marketing hiện đại đòi hỏi không chỉ là việc phát triển một sản phẩm tốt,
đưa ra mức giá hấp dẫn, tạo điều kiện cho khách hàng mục tiêu tiếp cận sản
phẩm mà còn phải truyền thông tin cho các khách hàng hiện tại, tiềm năng và
công chúng nói chung. Một câu hỏi đặt ra là phải nói cái gì, nói cho ai, nói khi
nào và nói như thế nào để hoạt động truyền thông đạt hiệu quả.
Chính sách xúc tiến bán hàng là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm các công cụ như:
- Quảng cáo:
Quảng cáo là công việc truyền đạt thông tin về sản phẩm/dịch vụ (mô tả
sản phẩm/dịch vụ, công dụng, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ, cách thức mua sản
phẩm/dịch vụ, nhà sản xuất...). Các công việc liên quan đến quảng cáo là:
Chọn loại hình quảng cáo: Quảng cáo đại trà hay chào hàng cá nhân.
 Thiết kế thông điệp quảng cáo
 Chọn phương tiện quảng cáo: báo chí, Internet, điện thoại, Email, TV,
Radio, gặp trực tiếp khách hàng

- 25 -
Một chương trình quảng cáo hiệu quả thường được xây dựng qua 5
bước: xác định mục tiêu quảng cáo, xác định ngân sách quảng cáo, quyết định
thông điệp, lựa chọn phương tiện và đánh giá hiệu quả quảng cáo.

- Sales Promotion (xúc tiến bán hàng):


Đó là những hình thức thưởng trong thời gian ngắn để khuyến khích
dùng thử hay mua một sản phẩm dịch vụ. Đây là một công cụ quan trọng trong
hoạt động xúc tiến, được hầu hết các trung gian của kênh sử dụng, từ người sản
xuất tới nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ…Chi phí dành cho hoạt động xúc tiến
bán hàng nhiều khi đã vượt chi phí quảng cáo và đang tiếp tục tăng. Nguyên
nhân là do người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với sự thay đổi giá do quảng
cáo đưa lại. Thực chất, đây là công cụ để thúc đẩy các khâu: Cung ứng, phân
phối, tiêu dùng. Hai nhóm công cụ xúc tiến bán hàng chủ yếu gồm:
 Xúc tiến bán dành cho người tiêu dùng: Nhóm này bao gồm phiếu
mua hàng giảm giá, dùng thử sản phẩm, khuyến mại dành cho khách
hàng mua thường xuyên, hàng mẫu, giảm giá hậu mãi, phiếu mua
hàng có thưởng, bốc thăm trúng thưởng…
 Xúc tiến bán dành chocáctrung gian trong khâu phân phối(người bán
buôn, các đại lý và đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ): Chiết giá, trợ cấp
quảng cáo, trưng bày hàng, biếu thêm hàng, phần thưởng động viên,
quà tặng để quảng cáo.
- Bán hàng cá nhân - Personal selling:
Là hình thức tiếp xúc mặt đối mặt với một hoặc nhiều hơn những khách
hàng triển vọng nhằm mục đích trình bày, trả lời câu hỏi và thu thập các đơn đặt
hàng. Hình thức này được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh bánh kẹo. Hình thức này giúp công ty thực hiện tốt chiến lược đẩy,
thực hiện tốt việc tung sản phẩm mới ra thị trường, kiểm soát thông tin thị
trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, để có những ứng phó kịp thời với biến
động xảy ra. Thông thường các công ty hàng tiêu dùng nhanh thường tổ chức
các đội bán hàng hỗ trợ tại nhà phân phối. Đội ngũ này thường gồm giám sát bán
hàng và
- 26 -
đội nhân viên tư vấn bán hàng. Nhân viên tư vấn bán hàng sẽ có nhiệm vụ mở
các điểm bán mới và chăm sóc khách hàng tại địa bàn của nhà phân phối. Các
công việc bao gồm: nhận đơn hàng, thông báo về các chính sách marketing của
công ty (sản phẩm mới, giá, xúc tiến…), thu thập thông tin.
- PR - Quan hệ cộng đồng/công chúng:
PR nghĩa là xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và cộng đồng
qua các bài viết trên báo, tạp chí, các câu chuyện, sự kiện, tin đồn liên quan đến
sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp,
sản phẩm/dịch vụ. Sự khác biệt giữa PR và 3 công cụ promotion trên là doanh
nghiệp không phải chi trả tiền cho việc sử dụng công cụ này (đấy là theo lý
thuyết, thực tế doanh nghiệp vẫn có chi trả tiền cho các nhà báo). Các hình thức
PR:
 Các buổi phỏng vấn, gặp gỡ trò chuyện, giao lưu tiếp xúc giữa doanh
nghiệp với báo chí và các cộng đồng người tiêu dùng, khách hàng mục
tiêu.
Các cuộc họp báo, scandal.
 PR là công cụ hiêu quả để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp nhưng sẽ
rất có hại nếu sử dụng không đúng cách. Cần phải cân nhắc về phương
pháp sử dụng công cụ này khi xây dựng chiến lược Marketing mix
Để xây dựng được 1 chiến lược marketing mix hiệu quả, các nhà
marketer cần phải nắm rõ lý thuyết về marketing mix, hiểu rõ môi trường thực
tế, ghi chép, trình bày cụ thể các công đoạn nhằm tránh xảy ra sai sót.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing trong doanh
nghiệp
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn, có
ảnh hưởng và tác động không ít đến môi trường vi mô bao gồm:
- Môi trường kinh tế
Gồm 4 yếu tố quan trọng của nền kinh tế vĩ mô là: Tăng trưởng kinh tế,
lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát. Những yếu tố trên cho ta cái nhìn tổng
quan nhất về nền kinh tế, là những nhân tố có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh
- 27 -
hưởng gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Cụ thể: tăng trưởng
kinh tế làm tăng lợi nhuận doanh thu nhưng suy giảm kinh tế, thu hẹp sản xuất;
mức lãi suất làm cho người tiêu dùng cân nhắc tới vấn đề chi tiêu; lạm phát làm
cho nền kinh tế trở nên bất ổn định; sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới
tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các nhân tố kinh tế bao giờ cũng đóng
vai trò quan trọng nhất trong sự vận động và phát triển của thị trường thương
mại, dịch vụ. Trong đó cần chú ý tới các nhân tố sau:
 Số lượng, chất lượng và sự phân bố của các nguồn lực xã hội.
 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng của chúng
vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh.
 Cơ chế quản lý kinh tế, tình hình cạnh tranh.
 Quan hệ kinh tế đối ngoại và xu hướng phát triển kinh tế trong khu vực.
 Chính sách đầu tư, thuế bảo hộ sản xuất, thuế nhập khẩu.
- Môi trường chính trị, pháp luật
Sự ổn định hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật, luật liên quan tới kinh
doanh, các chính sách đối ngoại quan hệ với đoàn thể tổ chức, chính trị... đều có
ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của DN.
Môi trường pháp luật: Những cơ hội và nguy cơ xuất hiện từ các văn bản
pháp luật của Nhà nước tới các hoạt động kinh doanh của DN và ngành (điều
kiện kinh doanh, thuế, sự phát triển của ngành mũi nhọn, sự hội nhập kinh tế
quốc tế...). Cụ thể:
 Hệ thống luật pháp, thể chế.
 Các chế độ chính sách từng thời kỳ đối với từng ngành nghề, hoạt
động kinh doanh trong nền kinh tế.
 Tình hình chính trị, an ninh, an toàn xã hội.
 Các biến động xã hội: Chiến tranh, sự kiện chính trị.
- Môi trường công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy công nghệ trên thế giới
phát triển mạnh, công nghệ mới ra đời vừa là cơ hội nhưng cũng là nguy cơ và

- 28 -
thách thức đối với mỗi DN, tạo ra sản phẩm mới có sực cạnh tranh cao. DN cần
có những mục tiêu chiến lược cụ thể để theo kịp với nền công nghệ mới.
- Môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của
DN, khai thác tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi lớn cho con người
nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Vì vậy các DN cần có những
biện pháp về bảo vệ môi trường, không lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Các
nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xảy ra rủi ro cho con
người: thời tiết, khí hậu...
Dân cư cũng là một yếu tố quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm
của công ty. Yếu tố này được biểu hiệncụ thể là:
 Dân số và mật độ dân cư.
 Sự phân bố dân cư theo vùng, chất lượng của nguồn lao động trong
dân cư.
 Cơ cấu dân cư, đặc điểm về giai cấp xã hội.
 Thu nhập và khả năng thanh toán của dân cư các yếu tố về đặc điểm
tiêu dùng.
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các vấn đề về mức sống, phong cách
sống, ước vọng về nghề nghiệp, tính tích cực về tiêu dùng, tỷ lệ tăng dân số,
dịch chuyển dân cư, xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí… Tuy
không ảnh hưởng mạnh mẽ và trực diện như các nhân tố kinh tế và dân cư, song
các nhân tố văn hóa - xã hội cũng đóng vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng
sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường.
 Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua phong tục tập quán tín ngưỡng,
truyền thống văn hóa cộng đồng.
 Trình độ văn hóa, ý thức dân cư.
 Chính sách và kết quả đầu tư cho việc phát triển văn hóa xã hội các
phương tiện thông tin.
 Các sự kiện văn hóa xã hội.
1.3.2. Môi trường vi mô

- 29 -
Là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân DN và những khả
năng phục vụ khách hàng của nó bao gồm: Các yếu tố trong ngành, và các yếu
tố ngoại cảnh của DN, nó quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành của DN so
với các DN khác.

- Các yếu tố ngoại cảnh của doanh nghiệp


 Đối thủ cạnh tranh: Là những DN kinh doanh cùng mặt hàng với công
ty. Các DN cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm bắt và hiểu
được các biện pháp phản ứng và hành động của họ như: Số lượng đối
thủ, các điểm mạnh, yếu khác của đối thủ cạnh tranh (tình hình tài
chính, công nghệ, phong cách phục vụ...)
 Khách hàng: Là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường
cạnh tranh của DN, sự trung thành của khách hàng là một lợi thế lớn
đối với công ty, nó khẳng định vị thế và uy tín của DN trong lòng
người tiêu dùng. Cần phải xác định được nhu cầu của khách hàng:
Mức nhu cầu (số lượng người mua, lượng mua bình quân của một
người), các yếu tố ảnh hưởng (môi trường kinh tế, dân số, công nghệ,
môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội...)
 Nhà cung cấp: DN cần phải tạo quan hệ tốt với các tổ chức cung cấp
các nguồn hàng khác nhau như: vật tư, thiết bị, lao động và tài chính.
 Đối thủ tiềm ẩn mới: Đây là những đối thủ cạnh tranh của DN trong
tương lai, sẽ làm giảm lợi nhuận, thị phần bị xâu xé…vì thế DN phải
có những đánh giá phân tích để tránh được những nguy cơ mà họ tạo
ra cho DN.
 Sản phẩm thay thế: Đây là những sản phẩm về cơ bản hoàn toàn khác
nhưng lại đem tới cho người tiêu dùng những lợi ích tương tự, khiến
họ cảm thấy thích thú, điều này dẫn tới sự sụt giảm nhanh chóng về
doanh thu. Cho nên DN cần có những dự báo kịp thời để tránh những
rủi ro mà sản phẩm thay thế mang lại.
 Đối tác: Là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình kinh
- 30 -
doanh

- 31 -
của công ty. Công ty có nhiều mối quan hệ với nhiều đối tác sẽ giúp
công ty thực hiện được nhiều hợp đồng cũng như những dự án lớn.
- Các yếu tố nội tại trong công ty
 Các yếu tố về nguồn nhân lực:Con người cung cấp đầu vào trong việc
hoạch định mục tiêu, phân tích môi trường, kiểm tra đánh giá và đề ra
những quyết định cho hoạt động kinh doanh. Vì thế nguồn nhân lực là
yếu tố không thể thiếu cho sự thành công của DN. Doanh nghiệp cần
luôn luôn chú trọng trước hết đến đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ
cấu của ba loại lao động: cán bộ lãnh đạo, các nhà quản trị cấp trung
gian và cấp thấp và đội ngũ các thợ cả, nghệ nhân và công nhân có tay
nghề cao. Bên cạnh đó DN phải đảm bảo được các điều kiện vật chất -
kỹ thuật cần thiết và tổ chức lao động sao cho tạo động lực phát huy
hết tiềm năng của đội ngũ lao động này.
 Các yếu tố sản xuất, kinh doanh: Đây là hoạt động chủ yếu, cốt lõi của
DN, khả năng sản xuất, kinh doanh của DN thường tập trung chủ yếu
vào các vấn đề năng lực sản xuất, kinh doanh như quy mô, cơ cấu,
trình độ kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, hình thức tổ chức quá trình sản
xuất, kinh doanh…
 Yếu tố tài chính kế toán:Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm:
phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện tài chính và tình hình
tài chính của DN, tác động trực tiếp tới hiệu quả và kết quả hoạt động
kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của DN. Khi đánh giá tình
hình tài chính của mình DN cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu như
cầu về vốn và khả năng huy động vốn, việc phân bổ vốn, hiệu quả sử
dụng vốn sản xuất - kinh doanh chung ở DN.
 Yếu tố Marketing: Mục tiêu của Marketing là thỏa mãn các nhu cầu và
mong muốn của khách hàng bên ngoài và bên trong DN, đảm bảo
được cung cấp sản phẩm ổn định với chất lượng theo yêu cầu của sản
xuất và giá cả phù hợp nhằm giúp DN giành thắng lợi trong cạnh
tranh và đạt
- 32 -
được lợi nhuận cao trong dài hạn. Hoạt động marketing của DN càng

- 33 -
có chất lượng và ở phạm vi rộng bao nhiêu càng có thể tạo ra các lợi
thế chiến thắng các đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu. Do đó cần phải có
những chiến lược cũng như đưa ra được những quyết định Maketing
phù hợp với hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn.
 Yếu tố nghiên cứu và phát triển (R&D): Nghiên cứu và phát triển là
hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm (dịch vụ) mới và khác biệt
hoá sản phẩm. Kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khu vực hoá và
quốc tế hóa, khả năng nghiên cứu và phát triển của DN là điều kiện cơ
bản để DN có thể tạo ra sản phẩm (dịch vụ) luôn phù hợp với cầu thị
trường, đẩy nhanh tốc độ đổi mới cũng như khác biệt hoá sản phẩm,
sáng tạo ra sản phẩm mới thay thế,…Doanh nghiệp cần có những
chính sách nghiên cứu và triển khai quyết định để mang lại hiệu quả
tốt trên các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản
phẩm…Trình độ, kinh nghiệm, năng lực khoa học và việc theo dõi
thường xuyên các điều kiện môi trường là cơ sở cho công tác nghiên
cứu, triển khai tốt.
 Yếu tố văn hóa công sở: Văn hóa của tổ chức là tổng hợp các kinh
nghiệm, cá tính và bầu không khí của DN khi liên kết với nhau tạo
thành phương thức mà mỗi thành viên hoàn thành công việc ở đó. Với
mỗi DN cần phải xây dựng một môi trường văn hóa để khuyến khích
cán bộ công nhân viên tiếp thu được những chuẩn mực đạo đức và thái
độ tích cực nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. Mục tiêu của việc
phân tích môi trường nội tại DN là để thấy được điểm mạnh điểm yếu
và tìm cách khắc phục để đạt được những lợi ích tốt nhất.

- 34 -
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH
EVA THỊNH KHANG

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH EVA Thịnh Khang.


2.1.1. Sự hình thành, các giai đoạn phát triển
 Thông tin về đơn vị thực tập:
Hình 2.1: Logo Công ty TNHH EVA Thịnh Khang

(Nguồn: Internet)

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH EVA THỊNH KHANG


 Tên quốc tế: EVA THINH KHANG COMPANY LIMITED
 Tên viết tắt: EVA THINH KHANG CO.,LTD
 Mã số thuế: 0108892764
 Điện thoại: 0352950468
 Địa chỉ: NV2.18 khu đô thị mới Cầu Bươu, Xã Thanh Liệt, Huyện
Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
 Quy mô công ty:
 Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng
 Bằng chữ : Hai mươi tỷ đồng
 Quá trình hình thành và phát triển:

- 35 -
Công ty TNHH EVA THỊNH KHANG được thành lập ngày 09/10/2017,
công ty hoạt động chính là ngành kinh doanh thời trang.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty


Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Giám đốc Công ty

Phó giám đốc Công ty

Phòng kế Phòng
toán tàihành
vụ chính,
Phòngnhân
thị sự
trường kinh
Phòng Marke ting
doanh Phòng kỹ thuật Phòng bảo vệ
Kho hàng

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)


Giám đốc Công ty: Giám đốc điều hành Công ty theo chế độ một thủ
trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lí của Công ty theo
nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả
Phó Giám đốc: điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công của Giám
đốc và pháp luật về những việc được giao.
Phòng kế toàn tài vụ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và kiểm soát
ngân quỹ, kiểm tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình kinh doanh, thu thập
phân loại xử lý tổng hợp số liệu thông tin về số liệu kinh doanh của Công ty.
Giám sát việc lập hóa đơn thanh toán và phiếu ghi nhận, quản lý và lưu trữ các
tài liệu, số liệu thống kê của Công ty. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, đánh
giá lại vật tư, tài sản, dịch vụ trong Công ty. Thực hiện các báo cáo (Thống kê)
thanh quyết toán việc sử dụng vốn hàng quý, năm, trình Giám đốc để báo cáo
cấp trên

- 36 -
theo yêu cầu đột xuất và định kỳ. Thực hiện việc chi trả tiền lương, các khoản
phụ cấp và các chế độ khác cho các công nhân viên trong Công ty.
Phòng Marketing: Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu nhu cầu
tiềm ẩn của khách hàng. Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Khảo sát
hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng. Phân khúc thị trường, xác định mục
tiêu, định vị thương hiệu. Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các
thuộc tính mà thị trường mong muốn. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch,
chiến lược về marketing như: giá cả, phân phối, quảng cáo…
Phòng thị trường, kinh doanh: tìm khách hàng và ký kết các hợp đồng
gia công may mặc và mua đứt bán đoạn, chịu trách nhiệm hoàn thiện chứng từ
giao cho khách hàng và đôn đốc việc thanh toán với khách nước ngoài, cùng với
các phòng ban chức năng thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng, quản lý và theo dõi các quy trình
về phạm vi kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khi có kế hoạch thì kiểm tra
các mẫu thử thông qua các khách hàng duyệ, xác định mức hao phí nguyên vật
liệu.
Phòng hành chính, nhân sự: giải quyết các vấn đề liên quan đến tuyển
dụng lao động cho Công ty. Tương tác, hỗ trợ các phòng, ban khác khi họ có yêu
cầu hay khó khăn về nhân sự. Giải quyết vấn đề tiền lương, quan tâm đến đời
sống của các cán bộ công nhân viên như lương thưởng và các kỳ nghỉ mát, nghỉ
phép. Truyền đạt các tông tin trong nội bộ Công ty tới mọi các nhân một cách
đầy đủ, kịp thời.
Phòng bảo vệ: có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự trong
nội bộ Công ty.
Kho hàng: Các nhân viên trong kho phụ trách việc giao nhận hàng hóa.
Kiểm soát số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm nhâp/xuất theo từng đơn
hàng. Kiểm tra, bảo quản các sản phẩm luôn trong tình trạng tốt nhất.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh
 Chức năng nhiệm vụ:

- 37 -
 Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm phục vụ tốt cho hoạt động
của công ty.
 Phát triển để trở thành 1 công ty đáng để cống hiến cho người lao
động, tìm kiếm và tạo cơ hội để nâng cao thu nhập cho người lao
động, hoàn thàng ngân sách nhà nước một cách đúng quy định mà
pháp luật ban cho luật doanh nghiệp.
 Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty TNHH EVA Thịnh Khang hoạt động kinh doanh dựa trên lĩnh
vực thời trang. Công ty chuyên kinh doanh Thời trang chất lượng cao.
2.1.4. Kết quả hoạt động SXKD của công ty (2018-2020)
Trong 3 năm đầu tiên công ty đi vào hoạt động cũng đã đạt được một số
thành công đáng kể, điều đáng khen là trong năm 2020 với tình hình dịch bệnh
rất phực tạp đã ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực kinh doanh nhưng công ty
vẫn có một kết quả vượt quá mong đợi.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH EVA
Thịnh Khang giai đoạn 2018-2020
(Đv: triệu đồng)
Năm Tỷ lệ tăng (%)
STT Chỉ tiêu MS
2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
Doanh thu bán
1 hàng và cung 01 96.484 104.944 112.420 8,77 7,12
cấp dịch vụ
Các khoản
2 giảm trừ doanh 02 0 0 0 0 0
thu
Doanh thu
thuần về bán
3 10 96.484 104.944 112.420 8,77 7,12
hàng và cung
cấp dịch vụ

- 38 -
Giá vốn hàng
4 11 77.262 85.240 92.018 10,33 8,14
bán

Lợi nhuận gộp


về bán hàng &
5 20 18.972 19.704 20.401 3,85 3,53
cung cấp dịch
vụ
Doanh thu
6 hoạt động tài 21 1.068 1.883 2.578 76,27 36,89
chính
Chi phí tài
7 22 2.230 2.521 2.893 13,02 14,74
chính
Chi phí bán
8 24 2.283 2.675 2.996 5,60 11,97
hàng
Chi phí quản
9 lý doanh 25 2.781 2.822 3.182 11,52 12,74
nghiệp
Lợi nhuận
thuần từ hoạt
10 30 13.594 13.667 13.907 0,54 1,76
động kinh
doanh

11 Thu nhập khác 31 376 743 1.431 97,36 92,53

12 Chi phí khác 32 244 1.057 957 332 9,49

Lợi nhuận
13 40 131 314 473 338 150,75
khác

Tổng lợi
14 nhuận kế toán 50 13.726 13.353 14.381 2,72 7,70
trước thuế
Chi phí thuế
15 TNDN hiện 51 2.808 2.755 3.231 1,90 17,29
hành
Chi phí thuế
16 TNDN hoãn 52 0 0 0 0 0
lại

- 39 -
Lợi nhuận sau
17 60 10.917 10.597 11.149 2,93 5,21
thuế TNDN
(Nguồn: phòng kế toán – tài vụ Công
ty TNHH EVA Thịnh Khang)
Thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy được:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đều tăng từ năm
2018 cho đến 2020. Năm 2019 so với năm 2018 doanh thu tăng 8,77%; doanh
thu năm 2020 cũng tăng so với năm 2019 tuy nhiên tỷ lệ tăng chỉ đạt 7,12% do
nền kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới doanh thu của Công ty.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty từ năm 2018 đến 2020 nhìn chung cũng
có xu hướng tăng, năm 2019 so với 2018 lợi nhuận sau thuế có giảm đi 2,93%,
tuy nhiên năm 2020 so với 2019 đã tăng trở lại đạt 5,21%
Những kết quả đã đạt được của Công ty có đóng góp lớn là do Công ty
đã ứng dụng tốt các chính sách như: chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính
sách phân phối, chính sách xúc tiến.
2.2. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty
2.2.1. Đặc điểm về vốn.
Bảng 2.2: Đặc điểm về vốn của Công ty TNHH EVA Thịnh Khang
(đv: Triệu đồng)

STT CHỈ TIÊU 2018 2019 2020


1 Nợ phải trả 200 2.100 2.400
2 Nguồn vốn CSH 3.000 12.000 13.000
3 Nguồn vốn tạm thời 3.000 12.000 13.000
4 Nguồn vốn thường xuyên 1.500 2.500 3.500
5 Tổng nguồn vốn 4.500 14.500 16.500
6 Tỷ suất nợ 0,04 0,14 0,15
7 Tỷ suất tự tài trợ 0,67 0,83 0,79
8 Tỷ suất nợ trên VCSH 0,07 0,18 0,18
- 40 -
- 41 -
9 Tỷ suất nguồn vốn thường 0,33 0,17 0,21
xuyên
10 Tỷ suất nguồn vốn tạm thời 0,67 0,83 0,79

(Nguồn: Phòng kế toán)

Thông qua bảng báo cáo trên ta có thể thấy được:

Các chỉ tiêu đều đáp ứng tốt trong các giai đoạn, doanh nghiệp cần vốn để
phát triển và duy trì tốt hoạt động kinh doanh.

2.2.2. Nguyên phụ liệu hoặc hàng hóa đầu vào


Bảng 2.3: Nguyên phụ liệu của Công ty TNHH EVA Thịnh Khang
(Đơn vị: vnđ)

STT TÊN ĐV SL GIÁ/SP

20
1 Băng dính thùng 800.000 đ

2 Bìa giấy cuộn 100 2.000.000 đ

3 Rổ đựng hàng chiếc 30 500.000 đ

15
4 Máy quét mã hàng chiếc 2.050.000 đ

5 Kéo cái 50 20.000 đ

20
6 Kệ để hàng cái 1.180.000 đ

7 Bao tải Quận 100 150.000 đ

8 Bút dạ Chiếc 100 30.000 đ

9 Hộp đóng hàng cái 4000 5.000 đ

10 Túi đóng hàng quận 100 50.000 đ

(Nguồn: Phòng kế toán)

- 42 -
Thông qua bảng báo cáo trên ta có thể thấy được:

Các nguyên phụ liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động kinh
doanh của công ty, vì vậy tất cả đều được nhập chính hãnh và có kiểm định chất
lượng để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh.

2.2.3. Đặc điểm về nhân lực


Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty TNHH EVA Thịnh
Khang

STT TRÌNH ĐỘ SL TỈ LỆ/SỐ LĐ


1 Thạc sĩ 5 3,70%
2 Đại học 20 14,81%
3 Cao đẳng 35 25,93%
4 Trung cấp 30 22,22%
5 Công nhân kỹ thuật 40 29,63%
6 Lao động khác 5 3,70%
Tổng số 135
(Nguồn:Phòng hành chính – nhân sự)

Thông qua bảng báo cáo trên ta có thể thấy được:

Đặc điểm nhân sự sử dụng đa phần là nguồn nhân lực có tay nghề, có kĩ
thuật cao. Cùng với vốn kiến thức đã có từ bên ngoài khi vào đến công ty cũng
sẽ được đào tạo lại cho đúng với môi trường của công ty.

2.2.4. Đặc điểm về máy móc, thiết bị công nghệ, quy trình công nghệ
 Đặc điểm về máy móc, thiết bị công nghệ.
Bảng 2.5: Máy móc thiết bị công nghệ của Công ty TNHH EVA Thịnh
Khang

- 43 -
STT MÁY MÓC/ THIẾT BỊ ĐV SL

1 Máy tính bộ 30

2 Điện thoại cái 30

3 Máy soi hàng hóa cái 20

4 Máy chiếu cái 4

5 Xe nâng hàng hóa xe 4

6 Xe ô tô vận chuyển xe 3

7 Xe đẩy hàng xe 4

8 Thiết bị wifi bộ 7

9 Thiết bị chấm công cái 10

10 Máy in cái 10

11 Máy may Chiếc 5

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Thông qua bảng báo cáo trên ta có thể thấy được:

Hầu hết các thiết bị trong công ty đều được mua và nhập khẩu của các
hang có uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước, đảm bảo sự chính xác
khi hoạt động. Như máy tính tất cả đều là hãng DELL, xe nâng hang hóa và xe
oto vận chuyển đều được nhập khẩu từ Hàn Quốc,….

 Quy trình công nghệ


Hình 2.3: Quy trình công nghệ của Công ty

- 44 -
(Nguồn: Công ty cung cấp)

Thông qua hình trên ta có thể thấy được:

Quy trình của công ty được phân chia rõ rang và chi tiết về các bộ phận
hoạt động và chức năng của từng bộ phận góp phần đẩy nhanh tiến độ và quy
trình xử lý đơn hàng.

1. Quản lý khách hang


2. Giao dịch kinh doanh
3. Lập đơn hang bán
4. Kiểm tra công nợ - Hạn mức tín dụng
5. Kiểm tra tồn kho
6. Lập đề nghị giao hang
7. Soạn hang – giao hang
8. Xuất kho và vận chuyển
9. Hóa đơn phải thu
10. Quản lý công nợ và quy trình thu tiền
2.2.5. Đặc điểm về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh
 Đặc điểm về khách hàng, thị trường
- 45 -
Bảng 2.6: Khách hàng và thị trường của Công ty TNHH EVA
Thịnh Khang

DANH MỤC THÔNG TIN GHI CHÚ


Giới tính Nữ
Nghề nghiệp Công sở

Sở Thích Thời trang, may mặc

Khách hàng Độ tuổi 30-45

Môi trường công sở,


Hành vi
dự tiệc
Địa lý Toàn quốc

Thị trường Toàn quốc

(Nguồn: Phòng marketing)

Thông qua bảng báo cáo trên ta có thể thấy được:

 Về khách hàng: Khách hàng của công ty là nữ, độ tuổi từ 30-45….


Tệp khách hàng của công ty vô cùng lớn và đa dạng trên thị trường,
điều này dấn đến các cá nhân trong công ty phải có cái nhìn sâu rộng
trên thị trường thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi phân
khúc khách hàng như vậy.
 Về thị trường: Cung cấp sản phẩm dịch vụ trên toàn quốc đó là một nỗ
lực lớn của công ty vì với mỗi thị trường khác nhau sẽ có các nhu cầu
khác nhau, có đặc điểm khác nhau và có các chính sách khác, điều này
tạo ra rất nhiều khó khăn cho công ty.
 Đối thủ cạnh tranh

Bảng 2.7: Đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH EVA Thịnh Khang

- 46 -
THỊ
STT CÔNG TY KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM
PHẦN

NEM Fashion đã có NEM cho ra mắt trên 500 mẫu


40 cửa hàng trên toàn thời trang, từ cao cấp cho tới
quốc, gần 1/2 số này trung cấp, phổ thông. Những
NEM tập trung ở Hà Nội và trang phục của NEM luôn được 30%
1 TP.HCM. đánh giá cao trong việc dự báo
FASHION
trước các xu hướng thời trang về
gam màu, kiểu dáng, cách xử lý
chất liệu…,

Elise vẫn tập trung Chất lượng và sự đẳng cấp 100%


vào phân khúc thị mẫu sản phẩm ở showroom
trường thời trang nữ offline đạt tiêu chuẩn cao cấp của
2 của Việt Nam, trong Nhật Bản - tương đương với 15
ELISE
độ tuổi từ 20 đến 45. những thương hiệu bản địa bán
giá hàng ngàn USD cho mỗi sản
phẩm.

Với 18 phòng trưng Mức giá hiện tại của các trang
bày chính thức thuộc phục công sở nữ từ thương hiệu
hệ thống và 10 đại lý IVY MODA dao động từ 1 triệu
ủy quyền trên toàn đến 3 triệu đồng. Mức giá phù
3 IVY quốc, IVY moda đang hợp dành cho chất lượng vượt 20%
MODA phục vụ cho hàng trội đến từ thiết kế, nguyên liệu
triệu lượt khách hàng và việc gia công từng sản phẩm
thường xuyên mỗi của IVY MODA.
năm.

So với các đối thủ Sản phẩm của EVA Thịnh


cạch tranh EVA Khang có giá cả hợp lý hơn các
EVA
Thịnh khang còn
4 Thịnh đối thủ, nhưng người lại về mẫu 10%
nhiều yếu điểm như
Khang hệ thống shop chưa mã lại chưa được đa dạng.
lớn, chưa nổi bật về
tên tuổi thương hiệu

Công ty
5 25%
Khác

(Nguồn:Phòng marketing)
- 47 -
- 48 -
2.2.6. Đặc điểm về Marketing
 Giá: Phải cân đối với giá thị trường cạnh tranh để đưa ra một mức giá
tốt nhất, an toàn nhất, tạo niềm tin cho khách hàng.
 Hình thức quảng cáo:
 Thông qua các trang mạng xã hội: Facebook, website,…
 Tài trợ các dự án về từ thiện
 Quảng cáo website giới thiệu đầy đủ về công ty.
Bảng 2.8: Chi phí quảng cáo của Công ty TNHH EVA Thịnh Khang các
năm 2018, 2019 và 2020

(Đơn vị: Triệu đồng)

STT Chi phí 2018 2019 2020

1 ADS Google 450 2.532 3.217

2 ADS Facebook 550 2.654 3.782

3 ADS Zalo 320 1.423 1.637

4 Các chi phí khác 224 354 347

(Nguồn: Phòng kế toán)

2.2.7. Đặc điểm về thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp


 Về thương hiệu: EVA THỊNH KHANG rất chú trọng công tác xây
dựng thương hiệu trong mắt người tiêu dùng với năng lượng cuộc
sống mới kết tinh đầy đủ những tinh hoa về chất lượng, giá cả và độ
tin cậy đến khách hàng.
 Về văn hóa doanh nghiệp: Công ty luôn có cách chính sách cho cán bộ
công nhân viên cố định hàng năm như bảo hiểm lao động, đào tạo
chuyên môn thực tế, hội nghị, các chuyến đi nghỉ dưỡng,… các
- 49 -
chương trình

- 50 -
tháng như: tổ chức sinh nhật và thưởng cho tập thể hoặc cá nhân cố
gắng trong từng tháng. Xây dựng các yếu tố như tầm nhìn, giá trị, thực
tiễn, con người, sức mạnh của câu chuyện vào từng cán bộ công nhân
viên trong giai đoạn thực hiện công tác tại công ty cũng như sau này.
2.2.8. Tác động đến sinh thái môi trường
 Vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề rất được quan tâm hiện nay và
chúng tôi cũng không ngoại trừ với những sản phẩm than thiện với
môi trường.
 Đem giá trị của sản phẩm đến khách tiêu dùng với một kỉ nguyên mới,
kỉ nguyên bùng nổ của công nghệ 4.0
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH EVA Thịnh
Khang.

2.3.1. Thực trạng chính sách sản phẩm


Với nền kinh tế ngày càng phát triển thì xu hướng thời trang cũng ngày
càng trở nên đa dạng, đẳng cấp hơn, nhu cầu thời trang, làm đẹp của con người
cũng tăng lên. Vì vậy Công ty đang ngày một đa dạng hóa hơn các sản phẩm
nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, thu hút các đơn đặt hàng, tăng lợi
nhuận. Công ty TNHH EVA Thịnh Khang chuyên sản xuất các sản phẩm may
mặc có tính năng bền đẹp, hợp thời trang, chất lượng đảm bảo, nhiều chủng loại,
mẫu mã và kiểu dáng đẹp.
Đối thủ cạnh tranh: Hiện tại của Công ty là các công ty hoạt động trong
cùng lĩnh vực sản xuất như Elly, NEM, IVY MODA…. Đối thủ cạnh tranh tiềm
tàng của Công ty là các công ty mới thành lập hay các công ty hoạt động cùng
lĩnh vực sắp thành lập.
Dòng sản phẩm: Dòng sản phẩm chính của Công ty là thời trang công sở. Thời
trang công sở nhằm tôn vinh nét đẹp sang trọng của phụ nữ nơi công sở. Từng
đường nét cắt may chi tiết, tỉ mỉ, họa tiết đơn giản nhưng có điểm nhấn, màu sắc
hài hòa theo từng mùa, ngoài các màu truyền thống nơi công sở như: trắng, đen,
xám, kem còn có các màu rất năng động, tươi sáng và trẻ trung. Tất cả tạo nên
sự
- 51 -
sang trọng, thanh lịch của sản phẩm nhưng không kém sự trẻ trung, không làm
người mặc già đi như nhận định của nhiều người về thời trang công sở.
Công ty đã cho trình làng rất nhiều bộ sưu tập thời trang như: Bộ sưu tập
“Street style”, “Parision chic”, “MAY”. “Vest”. “Summer savoury”, “April
collection”
Các chất liệu chính tạo nên sản phẩm thời trang là: co giãn, thô, kaki,
măng tô, len, voan, dạ, bông… tạo lên sự tiện dụng và thoải mãi cho khách
hàng.
Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì
Công ty cần nghiên cứu và thiết kế mở rộng sản xuất thêm mặt hàng để đa dạng
hóa sản phẩm hơn, tạo vị thế cạnh tốt hơn.
Phong cách: Các sản phẩm của thời trang luôn hội tụ đầy đủ các yếu tố:
thoải mái trong từng cử động - Kiểu dáng đơn giản, tinh tế – Chất lượng ngoại
nhập cao cấp – Giá cả cạnh tranh tốt nhất.
Các sản phẩm của được thiết kế bởi những nhà thiết kế dày dặn kinh
nghiệm, sáng tạo, khă năng cập nhật và cho ra những sản phẩm phù hợp với xu
hướng mà Công ty đang hướng tới. Hiện nay Công ty có 7 tổ thiết kế với 7 nhà
thiết kế chính và 7 trợ lý thiết kế. Mỗi tổ đều có một phong cách thiết kế đặc
trưng, riêng biệt và mới mẻ.
Trung bình mỗi ngày Công ty sẽ cũng cấp ra thị trường 2 mã sản phẩm
mới, đáp ứng rất tốt nhu cầu của khách hàng của Công ty.
Dịch vụ: Ngoài các thiết kế của các nhà thiết kế của Công ty, thì Công ty
cũng tiếp nhận các mẫu hàng do khách hàng, các đại lý cung cấp, nhằm thỏa
mãn nhu cầu của người tiêu dùng song song lại đem đến cho Công ty những sản
phẩm đa dạng hơn.
Tại các shop, cửa hàng của hay khi mua trực tuyến, khách hàng luôn
nhận được sự tư vấn về mẫu mã, giá cả cũng như kích thước sao cho phù hợp và
thỏa mãn nhất yêu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra công ty còn hướng dẫn các khách hàng cách bảo quản trang phục
của mình tùy theo từng chất liệu khác nhau.
- 52 -
Tạo điều kiện cho khách hàng đổi trả hàng trong vòng 03 ngày khi sản
phẩm lỗ hoặc không phù hợp và miễn phí vận chuyển cho khách hàng khi mua
sản phẩm của Công ty qua hình thức trực tuyến.
Điểm nổi bật: Các sản phẩm luôn cập nhật xu thế một cách nhanh nhất,
với màu sắc tươi sáng, chất liệu cao cấp, kiểu dáng sang trọng, phong cách hiện
đại, trẻ trung rất phù hợp với các nữ nhân viên công sở với những nét dịu dàng,
mềm mại và thoải mãi.
Các bộ sưu tập luôn được cập nhật theo từng mùa, luôn đưa ra các sản
phẩm thời trang phù hợp với môi trường, phù hợp với từng dáng người của các
đối tượng khách hàng nhằm làm nổi bật những nét đẹp hình thể của người mặc
trang phục. Các showroom, cửa hàng luôn giữ thái độ phục vụ nhiệt tình, sẽ tư
vấn cho khách hàng xu hướng thời trang hiện nay và kiểu dáng phù hợp nhất,
giúp khách hàng có thể tìm cho mình một trang phục phù hợp cho mình. Chính
nhờ những điểm nổi bật này mà thời trang đã nhanh chóng tạo được thương hiệu
và chỗ đứng trong thị trường thời trang hiện nay.
Như vậy, có thể thấy Công ty đã đề ra những phướng hướng khá tốt cho
chính sách sản phẩm của mình, thông qua chính sách sản phẩm ta có thể thấy
được Công ty đã đạt được một số thành công sau:
Công ty có thể nắm bắt được nhanh chóng nhu cầu biến đổi của người
tiêu dùng, đưa ra những mẫu thiết kế, những sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu của
người tiêu dùng.
Vừa thực hiện đa dạng hóa sản phẩm vừa đa dạng các dịch vụ nhằm thỏa
mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
Công việc xây dựng thương hiệu của thời trang của Công ty TNHH EVA
Thịnh Khang đã có những bước thành công trên thị trường, nhãn hiệu thời trang
dần khẳng định được ưu thế trong lòng công chúng, nhắc đến thương hiệu người
ta nhớ đến “Sản phẩm thời trang uy tín- chất lượng”
Hạn chế trong công tác phát triển chính sách sản phẩm là việc tiếp nhận
hàng đặt riêng từ khách hàng, đại lý chưa có một quy trình chuẩn. Điều đó dẫn
đến việc trả hàng đặt cho người tiêu dùng thường không đáp ứng kịp thời, bị
- 53 -
chậm

- 54 -
hoặc bị sót hàng đặt. Điều đó sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với lượng hàng xuất
ra cũng như doanh thu, uy tín của Công ty.
2.3.2. Thực trạng chính sách về giá

Mục tiêu thứ nhất của Công ty là không ngừng tăng lợi nhuận, đảm bảo
được lợi nhuận cũng có nghĩa là đảm bảo được một tương lai phát triển cho
Công ty trên thương trường – Đây là một mục tiêu có ý nghĩa lâu dài.
Mục tiêu thứ hai là tăng thị phần, tuy đã có vị trí trên thị trường tuy
nhiên vẫn luôn bị cạnh tranh gay gắt về chất lượng, kiểu dáng cũng như giá cả
với các thương hiệu mạnh khác vì vậy Công ty cần không ngừng tăng thị phần
để duy trì chỗ đứng của mình.
Để có thể thỏa mãn hai mục tiêu trên thì Công ty cần giải quyết được
nững vấn đề mâu thuân phát sinh như: Để tăng lợi nhuận thì phải đẩy giá bán
cao, để tăng thị phần thì cần tăng chi phí marketing, giảm giá bán nhưng vẫn
phải đạt mục tiêu về chất lượng. Để giải quyết được những mâu thuẫn này Công
ty đã lựa chọn chỉ tiêu chất lượng, kiểu dáng phong phú và giá cả hợp lý để
chiếm được tình cảm của khách hàng.
Mức giá xác định phải đảm bảo bù đắp được chi phí đầu vào, chi phí
phân phối và tiêu thụ trong đó bao gồm cả lợi nhuận. Trong thực tế kinh doanh
tại Công ty, các chi phí bao gồm các khoản chủ yếu sau: Chi phí marketting, phụ
kiện ngành may nhập khẩu; tiền lương công nhân; chi phí quản lý; khấu hao tài
sản cố định. Dưới đây là mức giá một số sản phẩm chủ yếu của Công ty:
Bảng 2.9: Giá bán một số sản phẩm thời trang của Công ty TNHH EVA
Thịnh Khang năm 2018 – 2019
2018 2019

Áo măng tô VNĐ 720.000 - 2.450.000 750.000 - 2.600.000

Áo phao VNĐ 720.000 - 830.000 750.000 - 850.000

Áo Vest VNĐ 570.000 - 885.000 595.000 - 915.000

Áo sơ mi VNĐ 295.000 - 340.000 315.000 - 365.000

- 55 -
Chân váy zuýp VNĐ 265.000 - 330.000 295.000 – 365.000

Váy liền VNĐ 680.000 – 870.000 715.000 – 930.000

Đồ bộ VNĐ 770.000 – 865.000 790.000 – 900.000


(Nguồn: Phòng marketing)
Nhìn vào biểu giá bán một số sản phẩm chính của công ty ở trên thấy
rằng mức giá bán của công ty hầu như là tăng theo từng năm, mức tăng giá bán
của năm trước so với năm sau không có những biến đông lớn thường tăng ở mức
rất thấp.
Song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản
phẩm, chiến lược xây dựng niềm tin ở khách hàng còn được thực hiện thông qua
chính sách giá hợp lý, việc áp dụng chính sách giá mềm dẻo và linh hoạt nhằm
kích thích tiêu thụ sản phẩm được Công ty rất chú ý. Việc xây dựng giá thành
sản phẩm luôn được xác định trên cơ sở phản ánh đúng, chân thực giá trị và hiệu
quả của sản phẩm.
Là một Công ty thời trang trong nền kinh tế thị trường sôi động, nhiều
cạnh tranh, việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời với việc đảm bảo mức
giá hợp lý luôn là những thách thức không nhỏ. Song vì niềm tin của người tiêu
dùng và thành công của thương hiệu, Công ty TNHH EVA Thịnh Khang luôn
cam kết cung cấp và phân phối các sản phẩm uy tín, chất lượng với giá hợp lý.
Về cơ bản các sản phẩm của công ty đều được định giá theo những yếu tố cấu
thành nên sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh để có thể đứng vững
được trên thị trường công ty còn tiếp cận theo nhiều phương pháp định giá khác
nhau như: Định giá theo giá trị, định giá theo đối thủ cạnh tranh. Giá thông báo
với khách hàng về các sản phẩm của công ty là giá chưa bao gồm VAT(10%).
Khẳng định cho định hướng phát triển đúng đắn đó là những thành tựu bước đầu
mà công ty đã đạt được. Niềm tin về chất lượng và chính sách giá hợp lý được
khẳng định bằng sự quan tâm, ủng hộ của khách hàng khắp mọi miền đất nước

- 56 -
Bảng 2.10: Giá một số sản phẩm của Công ty so với các đối thủ như ELLY,
pantino, IVY Moda,…

Archives
korean
ELLY Pantino IVY Moda Chicland
fashion
Fashtion

Áo măng 700.000 - 870.000 - 1.800.000 - 1.600.000 - 3.900.000 -


tô 2.500.000 1.400.000 4.600.000 7.200.000 6.900.000

700.000 - 850.000 - 830.000 - 1.200.000 - 1.700.000 -


Váy liền
850.000 1.600.000 2.400.000 2.000.000 2.700.000

290.000 - 360.000 - 590.000 - 550.000 - 1.250.000 -


Áo sơ mi
350.000 1.600.000 1.400.000 1.400.000 1.300.000

260.000 - 450.000 - 300.000 - 800.000 -


Chân váy 0
350.000 800.000 1.400.000 1.100.000

(Nguồn: Phòng Marketing)


Qua bảng trên ta có thể thấy được mức giá sản phẩm của công ty rất cạnh
tranh so với một số thương hiệu thời trang nổi tiếng khác. Là một thương hiệu
thời trang công sở theo xu hướng hàn Quốc có bề dày về lịch sử hoạt động hoạt
động cộng với sự sự cập nhật xu hướng một cách nhanh nhạy tuy nhiên giá phù
hợp với rất nhiều đối tượng thu nhập có thể trở thành đối tượng cạnh tranh đáng
gờm với các thương hiệu khác. Tuy giá cả cạnh tranh nhưng thương hiệu thời
trang của Công ty luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất
lượng nhất. Có thể thấy giá là một công cụ cạnh tranh chính của thương hiệu
thời trang của Công ty.

- 57 -
Chiết khấu là một công cụ được Công ty dùng để giảm bớt hàng tồn kho
ở những thời điểm tiêu thụ khó khăn trong điều kiện không giảm giá chính thức.
Chiết khấu này có thể chuyển trực tiếp cho người tiêu dùng hay các thành viên
trong kênh. Đối với khách hàng thường xuyên mua hàng sẽ được giảm giá 3%
tổng giá trị mua, đối với khách hàng mua với đơn giá lớn được giảm giá 5 %
tổng giá trị mua. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn và
thường xuyên hơn.
Hình thức thanh toán có thanh toán trực tiếp tại showroom khi mua hàng
và chuyển khoản – giao hàng khi mua hàng trên website hay fanpage face book
của Công ty.
Có thể thấy được Công ty có chính sách giá rất tốt, giá cả cạnh tranh tốt
là một ưu thế để Công ty cạnh tranh trên thị trường, giúp Công ty thu hút người
tiêu dùng dễ dàng hơn so với đối thủ của mình.
2.3.3. Thực trạng chính sách phân phối

Khi Công ty có một chính sách phân phối hợp lý thì sẽ làm cho quá trình
kinh doanh an toàn, tăng cường được khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm
được cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa một cách có hiệu quả
và nhanh chóng.
Công ty lựa chọn hình thức phân phối sản phẩm ra thị trường chủ yếu là
kênh phân phối gián tiếp, thông qua các đại lý sau đó đến tay người tiêu dùng.
Đối với các sản phẩm được phân phối thông qua trung tâm thương mại
hay siêu thị thì Công ty sẽ tuyển và cử nhân viên bán hàng của Công ty qua đó
để bán hàng. Đồng thời hàng tháng nhân viên của Công ty sẽ qua kiểm tra lượng
hàng bán cũng như hàng tồn, đối chiếu sổ sách để đảm bảo tránh cũng như sửa
chữa kịp thời những sai sót xảy ra.
Hình 2.4: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm thời trang của Công ty
TNHH EVA Thịnh Khang

- 58 -
Đại lý

Sản phẩm của Công ty

Người tiêu dùng

Showroom

(Nguồn: Phòng Marketing)


Trong đó:
Kênh phân phối 1: Sản phẩm của Công ty => Đại lý => Người tiêu dùng
Kênh phân phối 2: Sản phẩm của Công ty => Showroom => Người tiêu
dùng
Để xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thành công, đòi hỏi công ty
đã dày công nghiên cứu tâm lý hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng
và từ đó tìm ra phương án tối ưu phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh
nghiêp. Bằng các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp Công ty đã mở rộng
mạng lưới phân phối của mình. Do thị trường của Công ty khá rộng cho nên
hình thức kênh phân phối gián tiếp chiếm tỷ lệ lớn hơn trong hệ thống kênh phân
phối. Tuy nhiên Công ty vẫn không ngừng mở các showroom để đẩy mạnh hoạt
động của kênh phân phối trực tiếp, để có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu
dùng một cách nhanh chóng, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay Công ty đã có rất nhiều showroom trong thị trường nội địa tập
- 59 -
trung chủ yếu ở miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ… Một số tỉnh miền
Trung như Đà Nẵng, Thanh Hóa…
Bảng 2.11: Địa chỉ một số đại lý, showroom thời trang của Công ty TNHH
EVA Thịnh Khang

- 60 -
238 Kim Ngưu, Minh Khai, Hai Bà Trưng

281 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, HN


Hà Nội Tầng 2, khu mua sắm Aeon, TTTM Aeon
Long Biên, Cổ Linh, quận Long Biên, HN

69 Lê Lợi, Hà Đông, HN

6C13, tập thể Thủy Tinh, Cầu Tre, Đà Nẵng,


Hải Phòng
Hải Phòng
1074 Trần Nhân Tông, Văn Đẩu, Kiến An,
Miền Bắc
Hải Phòng

Cao Bằng 92, Hoàng Văn Thụ, Hợp Giang, Cao bằng

Điện Biên 664 Tổ 1, Tân Thanh, Điện Biên

Sơn La 6 Lê Lợi, Quyết Thắng, Sơn La

753, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, Hạ Long,


Quảng Ninh
Quảng Ninh
46C Cam Thành, Cẩm Phả, Quảng Ninh

48 Đào Duy Từ, Thanh Hóa

79A Lê Lợi, Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh


Hóa
Thanh Hóa
37 Trần Phú, Ba Đình, Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Miền Trung
185 Tiểu khu 3, Nga Sơn, Thanh Hóa

95 Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh


Hà Tĩnh

169 Lê Lợi, Hải Châu, Đà Nẵng


Đà Nẵng

(Nguồn: Phòng Marketing)

- 61 -
Với thời gian hoạt động lâu năm thì Công ty đã có nhiều mối quan hệ
kinh doanh cũng như bạn hàng lâu năm, do đó công ty bắt đầu xây dựng chiến
lược phát triển sản phẩm thông qua hệ thống phân phối là các đại lý với hình
thức bán sỉ, phân phối sỉ thì DN phụ thuộc vào các đại lý. Nhờ có hoạt động
phân phối linh hoạt mà công ty ngày càng đưa thương hiệu của DN mình lên tầm
cao mới.
Việc không ngừng mở rộng mạng lưới các showroom giúp Công ty tiếp
cận với khách hàng một cách trực tiếp hơn, dễ dàng tiếp nhận ý kiến phản hồi
cũng như những mong muốn của khách hàng về sản phẩm. Và để tổ chức được
hệ thống showroom thành công, mang lại hiệu quả thì ngoài việc cung cấp các
sản phẩm đạt chất lượng cao, công ty đã có những chương trình huấn luyện đội
ngũ bán hàng có trình độ, có hiểu biết rõ về sản phẩm của công ty. Từ đó có thể
đem đến cho khách hàng không chỉ những sản phẩm chất lượng mà còn bao gồm
các dịch vụ làm cho mọi khách hàng đến với thương hiệu thời trang Uni của
Công ty sự hài lòng cao nhất.
Nhận thấy được hệ thống phân phối có vai trò rất quan trọng trong việc
phát triển kinh doanh, nên Công ty coi việc xây dựng hệ thống phân phối hiệu
quả là chiến lược lâu dài chứ không phải ngắn hạn. Nếu không tổ chức được
kênh phân phối tốt thì cho dù Công ty tốn hàng tỷ đồng cho các hoạt động tiếp
thị, quảng bá sản phẩm... cũng khó có thể đạt được doanh số như mong muốn.
Tuy nhiên hệ thống phân phối của Công ty mới chỉ tập trung ở Miền Bắc
và một số tỉnh miền Nam, như vậy sẽ thu hẹp thị trường cạnh tranh cũng như sự
phát triển của Công ty. Đây là một vấn đề cần được Công ty chú trọng, xem xét
để loại bỏ yếu tố làm suy giảm sự phát tiển của Công ty.
Chính sách phân phối của Công ty đã có nhiều khác biệt hơn so với trước
nhưng vẫn thực sự chưa tốt, từ việc nghiên cứu thị trường đến việc lập hệ thống
phân phối. Công ty cần chú ý đầu tư hơn nữa cho chính sách này.

2.3.4. Thực trạng chính sách xúc tiến hỗn hợp

Xúc tiến là công cụ quan trọng giúp Công ty giới thiệu hàng hóa tới

- 62 -
người tiêu dùng, giúp khách hàng hiểu về các sản phẩm mà Công ty đang kinh
doanh.

- 63 -
Thông qua quá trình điều tra nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng mà
công ty đã thực hiện nhận thấy rằng khách hàng sẽ không mua hàng khi chưa
biết nguồn gốc, xuất xứ hay là sản phẩm của hãng nào sản xuất? Sản phẩm có do
những hãng nổi tiếng trên thế giới sản xuất hay không… Qua đó công ty đã có
hoạt động xúc tiến hỗn hợp đối với tình hình kinh doanh của công ty và nhờ đó
mà những hợp đồng mua bán mà công ty có được ngày càng nhiều, mang lại cho
công ty những nguồn lợi nhuận nhất định. Những công cụ xúc tiến mà công ty
áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh của mình là quảng cáo. Hình thức quảng cáo
mà công ty sử dụng nhiều nhất là sử dụng các biển quảng cáo (biển làm bằng
mica, sắt, các băng cờ….), bán hàng trên website bán hàng Lazada, quảng cáo
trên website…. mời 1 số diễn viên, người mẫu tham dự các buổi khai trương
showroom mới, quảng cáo internet thì mới được công ty áp dụng trong mấy năm
gần đây.
Tạo điều kiện cho nhân viên của Công ty sử dụng các sản phẩm của
Công ty với giá ưu đãi: khi nhân viên của Công ty muẩn phẩm sẽ được ưu đãi
chiếu khấu tới 30%/sản phẩm, tặng các voucher giá trị để các nhân viên mua sản
phẩm của Công ty thông qua các chương trình bốc thăm trong sự kiện như kỷ
niệm, khai xuân…
Tổ chức các chương trình khuyến mại nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm,
các sự kiện đặc biệt: giảm giá đến 70% khi khách hàng mua các sản phẩm thời
trang của Công ty, tặng các Voucher có giá trị tới 1 triệu đồng….
Công ty cũng thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như khuyến
học, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cụ già neo đơn, dân ngèo miền núi,
bệnh nhi ung thư… những hoạt động này sẽ giúp tạo dựng danh tiếng cho Công
ty.
Mỗi khi có bộ sưu tập mới, Công ty sẽ tổ chức các buổi biểu diễn thời
trang. Quảng cáo trên các tạp chí và các báo mạng
Bảng 2.12: Chi phí cho hoạt động Marketing của Công ty giai đoạn 2018-
2020

- 64 -
Đơn vị: triệu đồng

Hình thức quảng 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019


cáo (%) (%)

Áp phích, baner
80,231 98,555 108,391 22,84% 9,98%
quảng cáo

Internet 63,162 116,350 175,430 84,21% 50,78%

Các hoạt động


294,055 473,320 987,154 60,96% 108,56%
khác

Tổng chi phí 437,448 688,225 1.270,975 57,33% 84,67%

(Nguồn: Phòng Marketing)

Năm 2018, Công ty lần đầu tiên tổ chức cuộc thi ảnh “Cùng đẹp với
korean fashion” nhằm thu hút sự tham gia của các khách hàng. Tạo dựng sự
năng động trong hoạt động của Công ty.
Xúc tiến bán với hình thức khuyến mại lại được công ty quan tâm và đầu
tư hơn cả. Nhân các ngày lễ trong năm, đặc biệt là các ngày kỉ niệm các sự kiện
của công ty, các hoạt động khuyến mại, tặng quà đối với khách hàng mua các
sản phẩm của công ty thường diễn ra sôi động, náo nhiệt.
Ngoài các hình thức trên thì Công ty chưa áp dụng các hình thức quảng
cáo phổ biến khác như truyền hình, quảng cáo bằng áp phích trên xe bus, tài trợ
cho các hoạt động thời trang, hoạt động vui chơi văn hóa… chưa tận dụng được
triệt để sự phát triển của Internet.
Bộ phận Marketing của Công ty hoạt động còn chưa hiệu quả, Công ty
chưa đầu tư nhiều về ngân sách trong hoạt động xúc tiến hốn hợp cho nên các
hoạt động xúc tiến còn eo hẹp, vì vậy các chương trình xúc tiến không mang tính
- 65 -
liên

- 66 -
tục, chưa đem lại những hiệu quả tích cực cho hoạt động kinh doanh của Công
ty, đó sẽ là một vấn đề yếu kém trong sự phát triển của Công ty.
Trải qua thời gian hoạt đông lâu dài nhưng có thể nói chính sách xúc tiến
của Công ty còn rất yếu kém. Tuy mới đây Công ty đã cho lập ra phòng
Marketing riêng biệt để cải thiện chính sách xúc tiến của Công ty tuy nhiên còn
cần rất nhiều sự quan tâm của ban lãnh đạo để đầu tư, phát triển hơn nữa cho
chính sách này.
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Marketing của
Công ty
2.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế
Ngành may mặc thời trang cũng như các ngành khác đều chịu ảnh hưởng
rất lớn của tình hình kinh tế toàn cầu. Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 là
giai đoạn kinh tế còn nhiều bất ổn nhất, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh mội
lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng không nhỏ trong đó có tình hình hình hoạt động,
sản xuât của Công ty TNHH EVA Thịnh Khang. Nền kinh tế chưa có dấu hiệu
phục hồi Sự biến động của thị trường, tình hình làm phát, biến động lãi suất, tỷ
giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá cả đầu vào, đồng thời cũng đặc biệt ảnh hưởng
đến việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp. Nguồn nguyên liệu đầu vào
cũng như máy móc chủ yếu của Công ty vẫn là nguồn nguyên liệu xuất khẩu,
khi đó Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận cũng mua sắm
nguyên vật liệu. Tình hình lạm phát khiến người tiêu dùng hạn chế hơn trong
việc chi tiêu, trong khi nguồn nguyên liệu đầu vào tăng sẽ khiến giá cả hàng hóa
tăng cao, đây là điều rất bất lợi đối với tình hình kinh doanh của Công ty.
- Môi trường chính trị, pháp luật
Tình hình chính trị ổn định trong nước sẽ tạo sự tin tưởng vững chắc cho
việc đầu tư vào ngành, giúp thu hút nhiều hơn vốn đầu tư. Các cơ chế, chính
sách ngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn, giúp các doanh nghiệp rất trong
hoạt động kinh doanh của mình (Huy động vốn, mở rộng kinh doanh..). Ngày
càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thời trang,
- 67 -
sự cạnh tranh càng lớn thì lợi ích kinh tế đem lại cũng càng cao.

- 68 -
Sự cởi mở của nhà nước với các chính sách đối với ngành thời trang tạo
thuận lợi rất nhiều cho sự phục hồi, phát triển của ngành theo từng năm.
- Môi trường công nghệ
Song song với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của khoa học- kỹ
thuật- công nghệ để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao trong đời sống. Càng
ngày con người càng có những yêu cầu cao hơn đối với các sản phẩm, dịch vụ
mà họ mong muốn trong đó ngành sản xuất hàng thời trang là một trong những
ngành được con người chú trọng nhất.
Công nghệ phát triển cho ra nhưng máy móc ngày càng hiện đại hơn,
giúp rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm, làm sản phẩm ngày càng đẹp hơn. Công
nghệ cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự cạnh tranh
của Công ty với các đối thủ.
- Môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội
Dân số và mật độ dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh
của Công ty. Số lượng dân cư cao cũng tương ứng với khả năng số người có nhu
cầu sử dụng tăng so với những nơi có mật độ dân cư thấp. Những nơi tập trung
dân cư đông đã số là những nơi có nền kinh tế phát triển, khả năng tiêu dùng,
khả năng thanh toán cao hơn. Việc phân tích rõ những đặc điểm về dân cư sẽ
giúp Công ty phân bổ hệ thống phân phối một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra sở thích, thói quen, thị hiếu, văn hóa ở mỗi khu vực khác nhau
cũng có những tác động khác nhau đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công
ty.
2.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
- Các yếu tố thuộc ngoại cảnh của Công ty
Đối thủ cạnh tranh:
+ Sự cạnh tranh giữa các Công ty hoạt động cùng lĩnh vực như IVY
Moda, ELLY, ELISE, Patino…
+ Không chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn về sức mạnh thương hiệu,
khả năng tìm kiếm, khai thác các nguồn cầu.
+ Lĩnh vực thời trang có yêu cầu rất cao, các sản phẩm đa dạng, chu kỳ
- 69 -
sống thường ngắn cho nên sự cạnh tranh rất gay gắt

- 70 -
+ Ngoài sản phẩm thì chất lượng dịch vụ cũng tạo lợi thế cạnh tranh cho
mỗi Công ty.
Khách hàng:
+ Các khách hàng là khác nhau, việc lựa chọn khách hàng là một yếu tố
chiến lược. Sự lựa chọn khách hàng có thể tác động mạnh đến tỉ lệ
tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh
của Công ty.
+ Khách hàng đem đến doanh thu cho Công ty nhưng cũng tạo ra rất
nhiều áp lực đối với Công ty:
 Khách hàng hay đòi hỏi về giá, chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
 Khi người mua với số lượng lớn, họ có thể sử dụng sức mua của mình
như một đòn bẩy để được yêu cầu giảm giá.
 Người tiêu dùng vẫn thường có thói quen mặc cả, đem các sản phẩm
của Công ty này soảnh với các sản phẩm khác, những sản phẩm
không nguồn gốc trên thị trường.
Nhà cung cấp:
+ Trong sản xuất hàng thời trang nói chung thì nguyên liệu đóng vai trò
quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và
hiệu quả sản xuất. Hiện tại thì nguồn cũng ứng nguyên liệu của ngành
may mặc của Công ty chủ yếu vẫn từ nước ngoài nên chịu nhiều sức
ép nặng nề của việc tăng giá nguyên vật liệu trên thế giới.
+ Ngoài việc duy trì và tạo mỗi quan hệ tốt với nhà cung cấp hiện tại, thì
Công ty nên tìm thêm các nguồn cung ứng khác từ trong nước để giảm
giá thành sản phẩm, hạn chế rủi ro khi nhà cung ứng cũ không cung
cấp đủ nguyên vật liệu
+ Đối thủ tiềm ẩn mới:
+ Đối thủ tiềm ẩn là thương hiệu thời trang từ nước ngoài và các đơn vị
có tiềm lực tài chính lớn mạnh.
+ Đối thủ tiềm ẩn cũng luôn là mối đe doạ, mối đe doạ này sẽ luôn tiểm
ẩn hay trở thành hiện thực trong thời gian ngắn hay dài là tuỳ thuộc vào
- 71 -
rào cản gia nhập ngành. Trong khi rào cản gia nhập ngành sản xuất sản
phẩm thời trang là rất thấp.
Sản phẩm thay thế:
Đặc điểm ngành thời trang là hàng hóa khó thay thế. Do đó sự cạnh tranh
với hàng hóa thay thế là gần như không có.
- Các yếu tố nội tại của Công ty
Nguồn nhân lực:
Có thể nói nhân lực là một công cụ để tạo ra sản phẩm. Dù trong bất kỳ
lĩnh vực nào thì cũng cần những nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tay nghề làm
việc tốt. Tuy nhiên, nhân lực hiện tại của Công ty đều là nguồn nhân lực phổ
thông, tay nghề chưa cao, cũng chưa được đào tạo để lao động có hiệu quả.
Tinh thần đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty là
rất tốt, có thái độ làm việc nghiêm túc, có sự nhất trí cao trong quá trình thực
hiện công việc.
Các yếu tố sản xuất, kinh doanh:
Hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty đang diễn ra một cách
liên tục và hiệu quả. Để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty đã
tính toán sử dụng vốn vay một cách hiệu quả, tạm ngừng đầu tư máy móc, thiết
bị chưa cần thiết, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh như: điều chỉnh, ổn
định sản xuất.
Yếu tố tài chính kế toán:
Khả năng huy động vốn của Công ty vẫn còn kém, việc không tiếp cận
được nguồn vốn gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác đầu tư cho các chính sách
phát triển của Công ty trong thời gian tới, ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm
nguyên vật liệu sản xuất gây ảnh hương cho quá trình sản xuất của Công ty.
Yếu tố Marketing:
Mặc dù đã có những đầu tư, những chính sách cho hoạt động Marketing
tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa đem lại những hiệu quả rõ rệt cho hoạt động
kinh doanh của Công ty. Những yếu kém trong việc đưa ra kế hoạch, sự thiếu
hụt trong kinh phí đầu tư đã tác động xấu đến hoạt động này. Do đó Công ty cần
- 72 -
hoàn

- 73 -
thiện hơn nữa để có những chiến lược cũng như đưa ra được những quyết định
Marketing phù hợp để phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH
EVA Thịnh Khang.
2.5.1. Thành công
Chính sách sản phẩm: Chât lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được
nâng cao, cả về chất liệu, kiểu dáng cũng như màu sắc. Với đội ngũ trẻ, năng
động, tạo được nhều sản phẩm thời trang kiểu dáng đẹp, luôn bắt kịp với xu
hướng phát triển của xã hội. Luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách
hàng.
Công ty đã biết kết hợp giữa nhu cầu thị trường và thế mạnh của Công ty
để đạt được những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
góp phần nâng cáo sức cạnh tranh của thương hiệu thời trang với các thương
hiệu khác.
Chính sách giá: Giá cả các sản phẩm thời trang của Công ty rất dễ dàng
hòa nhập thị trường, giá cả mang tính cạnh tranh cao do phù hợp với thu nhập
của đa số người lao động mà vẫn có chất lượng tốt so với các thương hiệu thời
trang khác.
Công ty chủ động tìm các nhà cung cấp nguyên vật liệu có mức giá rẻ
hơn, hạ các tiêu chuẩn kỹ thuật không cần thiết để có được chính sách giá cả
cạnh tranh cao nhưng vẫn giữ được chất lượng sản phẩm.
Chính sách phân phối: Công ty không ngừng mở rộng mạng lưới phẩn
phối của mình, điều đó giúp Công ty tiếp cận khách hàng, quảng bá được thương
hiệu, sản phẩm của Công ty một cách hiệu quả.
Công ty cũng chú trọng hơn trong việc trưng bày sản phẩm trong các
showroom nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng từ cái nhìn đầu tiên, tạo sự
thuận tiện cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm.
Việc quản lý hàng hóa thông qua các đại lý cũng được chú trọng nhằm
bảo vệ thương hiệu của Công ty một các rốt nhất.
Chính sách xúc tiến: Thông qua việc nâng cao quảng bá hình ảnh thời
- 74 -
trang Uni qua mạng xã hội Công ty đã tìm cho mình thêm nhiều khách hàng
tiềm

- 75 -
năng mới. Quảng bá rộng rãi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tiếp xúc với
khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Công ty đã thành công trong việc làm hài lòng khách hàng thông qua các
chương trình hậu mãi, khuyến mại, các dịch vụ chăm sóc, sự chuyên nghiệp
trong phục vụ.
Tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng thông qua các chương trình như
“Cùng đẹp với Korean fashion”.
Tóm lại, nhờ việc ứng dụng các chính sách trong Marketing gồm: chính
sáchgiá, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến, nên tốc
độ tăng trưởng của năm sau cao hơn so với năm trước, tạo được việc làm và thu
nhập tương đối ổn định, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong
công ty. Chính sự phát triển này tạo điều kiện cho công ty đứng vững trên thị
trường thời trang công sở và trong nền kinh tế thị trường. Và cũng chính những
ưu thế đó, công ty đã đảm bảo được việc làm và giải quyết tốt đời sống cho
nhiều lao động.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công mà Công ty đã đạt được là những hạn chế,
những mặt còn tồn tại chưa tốt, còn phải chỉnh lý đi thì Công ty mới có khả năng
duy trì mức độ phát triển như hiện tại và tốt hơn là tăng cao hơn nữa khả năng
phát triển của Công ty qua từng năm, tiếp tục giữ vững và tăng khả năng cạnh
tranh của Công ty trên thị trường thời trang.
Chính sách sản phẩm:
Khả năng cập nhật xu hướng của Công ty rất tốt tuy nhiên mẫu mã sản
phẩm cũng như chủng loại sản phẩm còn thiếu đa dạng. Nguyên nhân là do bộ
phận thiết kế còn thiếu sót trong việc sáng tạo, cập nhật những sản phẩm mới.
Mẫu mã sản phẩm thời trang thường khá đa dạng, tuy nhiên Công ty
chưa có quy trình để quản lý cho nên việc cập nhật mẫu mã sản phẩm đối với
nhân viên còn nhiều khó khăn.

- 76 -
Do quy trình xử lý và tiếp nhận hàng đặt từ khách hàng còn yếu kém nên
thường nhận được sự phàn nàn từ khách hàng do việc hàng đặt bị trả chậm,
không đầy đủ.
Chính sách giá:
Công ty luôn đưa ra những sản phẩm với chất lượng tốt và mức giá cạnh
tranh. Tuy nhiên, với nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, phát triển thì giá của
nguyên vật liệu cũng thay đổi, khi đó giá cả của sản phẩm cũng phải tăng theo.
Để có thể giữ được mức giá cạnh tranh cho sản phẩm của mình thì Công ty sẽ
phải tìm những nguồn nguyên vật liệu khác có giá cả phù hợp hơn. Nhưng việc
tìm một nguồn hàng khác sẽ đem đến nhiều rủi ro hơn về chất lượng sản phẩm
đầu vào. Như vậy sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm.
Chính sách phân phối:
Do Công ty chưa chú trọng nhiều đến việc mở rộng hệ thông phân phối
cho nên hệ thống phân phối của Công ty còn nhỏ và hạn chế mới chỉ tập trung
chủ yếu ở miền Bắc và một số tỉnh miền Nam, điều đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn
tới phạm vi và khả năng cạnh tranh của Công ty.
Một số đại lý của Công ty ở tỉnh xa như Lào cai, Sơn La có doanh thu
thấp, mà chi phí vận chuyển và chi phí khác còn cao điều đó cũng sẽ gây ảnh
hưởng tới tình hình kinh doanh của Công ty.
Chính sách xúc tiến hỗn hợp:
Đội ngũ nhân viên về marketing vẫn còn yếu kém, kinh nghiệm trong
việc ứng dụng, đẩy mạnh Marketing tại công ty còn hạn chế nên khả năng phát
huy năng lực trong hoạt động kinh doanh còn rất thấp. Chi phí cho hoạt động
Marketing tăng theo từng năm, tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa cao. Việc tìm
kiếm những thông tin về Công ty vẫn còn rất hạn chế. Các hoạt động marketing
mà Công ty đang áp dụng chưa thể tuyền đạt được hết những thông tin, nôi dung
cần thiết tới người tiêu dùng.
Hoạt dộng marketing của Công ty còn chưa liên tục và không đa dạng,
đó là do Công ty chưa đầu tư mạnh cho hoạt động này.
Hạn chế khác:
- 77 -
Đội ngũ lao động chủ yếu của Công ty là lao động phổ thông, trình độ
tay ngề còn chưa cao, ứng dụng công nghệ hiện đại còn nhiều thiếu sót cho nên
sẽ có ảnh hưởng không tốt tới năng suất, chất lượng dịch vụ.
Nhu cầu sản phẩm ngày càng cao tuy nhiên trong những thời điểm cao
điểm thì lượng hàng cung cấp ra thị trường vẫn còn ít. Đó là do lực lượng lao
động của Công ty chưa đáp ứng đủ khối lượng công việc nên hiệu suất công việc
chưa cao.
Sự yếu kém về kỹ năng kinh doanh của nhân viên cũng như tay nghề của
lao động còn nhiều hạn chế vì công ty vẫn chưa mở thêm các lớp đào tạo nhân
viên. Vấn đề huy động vốn để hoạt động kinh doanh của công ty cũng có nhiều
khó khăn (lãi suất cao, khả năng thanh khoản của công ty kém…).
Hơn nữa, lãnh đạo cán bộ chưa phát huy hết khả năng cũng như năng lực
trong công ty.

- 78 -
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY
TNHH EVA THỊNH KHANG
3.1. Phương hướng của công ty trong thời gian tới.
3.1.1. Phương hướng chung
- Phướng hướng, nhiệm vụ và mục tiêu
Để công ty không ngừng phát triển toàn diện và trở thành một công ty
mạnh, công ty TNHH EVA Thịnh Khang đã đề ra những phương hướng kinh
doanh trong những năm tới như sau:
Tiếp tục đầu tư có hiệu quả để mở rộng quy mô kinh doanh theo hướng
đa dạng hóa kinh doanh, đa dạng hóa mặt hàng, thúc đẩy hoạt động của công ty
theo hướng tăng tỷ trọng.
Đầu tư nghiên cứu thị trường, khai thác những thị trường mới đặc biệt ở
miền Trung và miền Nam nhằm mục đích mở rộng thị trường.
Đầu tư vào bồi dưỡng nâng cao trình độ kinh doanh, tin học, taynghề cho
toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty.
Đầu tư vốn để trang bị những dây truyền, công nghệ hiện đại nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Đa dạng nguồn vốn huy động để công ty có vốn vào những thời điểm
cần thiết và không bỏ lỡ cơ hội đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.
- Nhiệm vụ
Với mục tiêu “Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp” Công ty đã và đang cải tiến bộ máy quản lý, sắp xếp và
xử lý những vẫn đề còn tồn đọng gây trở ngại với sự phát triển của Công ty.
Tăng cường công tác quản lý để tiết kiệm triệt để các chi phí sản xuất hạ
giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm của Công ty trên thị
trường thơi trang.
Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Chủ động nghiên cứu phương án mở rộng mạng lưới kinh doanh phù hợp
với quy định của pháp luật.
- 79 -
Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền
lương và đơn giá tiền lương đã đăng ký. Thực hiện khen thưởng cho các cá
nhân, tập thể có thành tích xuất sắc góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Thực hiện chính sách BHXH, BHYT; luôn cái thiện điều kiện làm việc,
trang bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế độ nghỉ
ngơi, bồi dưỡng độc hại đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề
cho cán bộ công nhân viên.
Phối hợp với tổ chức quần chúng: Đảng, Đoàn thể, Công đoàn, Đoàn
thanh niên trong Công ty thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền
làm chủ của người lao động, chăm lo đời sống vật chất văn hóa và tinh thần của
CBCNV.
Xây dựng và huấn luyện lực lượng bảo vệ, dân quân tự vệ, phòng chống
cháy nổ, phối hợp với chính quyền sở tại giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của Công ty. Làm tròn
nghĩa vụ an ninh quốc phòng toàn dân.
- Mục tiêu
Với định hướng nêu trên, trong thời gian hoạt động tới, ban lãnh đạo
Công ty đặt ra các mục tiêu chính như sau:
Mục tiêu quan trọng nhất của Công ty là tăng doanh thu, đặt mục tiêu
doanh thu tăng tối thiểu qua các năm là 10%. Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển,
tăng doanh thu cho các sản phẩm, nâng cao hơn nữa thị phần chiếm được, phấn
đấu đẩy mạnh vị thế cạnh tranh trên thị trường thời trang.
Xây dựng lại hệ thống quản lý, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, làm
việc có hiệu quả, tiến tới xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt
chuẩn.
Đầu tư cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm; Giảm 30% sản
phẩm trả về (<0,015%); Tăng 20% hiệu suất lao động của công nhân;
- 80 -
Tiếp tục duy trì các điểm mạnh sẵn có, không ngừng mở rộng hệ thống
phân phối, phát triển và cải tiến thêm nhiều sản phẩm mới với kiểu dáng đẹp và

- 81 -
phù hợp với xu hướng thị trường để thay thế những sản phẩm cũ mà thị trường
đã bão hòa. Tiếp tục duy trì và giữ vững uy tín chất lượng về sản phẩm có được
trong nhiều năm qua.
Đẩy mạnh hoạt động, phấn đấu đến năm 2025 có thể đưa Công ty hoạt
động theo hình thức Tập đoàn: lấy Công ty làm trung tâm và các Công ty còn lại
như các vệ tinh hoạt động xung quanh.
3.1.2. Phương hướng trong hoạt động Marketing
Ngoài lĩnh vực thời trang, Công ty còn hoạt động trong lĩnh vực mỹ
phẩm và sản xuất bánh kẹo. Tuy các hoạt động diễn ra tách biệt nhưng bộ phận
Marketing của Công ty được lập ra lại phụ trách cả về ba mảng sản xuất đó. Sẽ
có những phương hướng chung cho hoạt động của Công ty, nhưng với mỗi lĩnh
vực Công ty cũng sẽ có những phương hướng cụ thể, như với hoạt động sản xuất
hàng may mặc, sẽ có những phướng hướng cụ thể như sau:
Đẩy mạnh sản xuất, gia công hàng may mặc:
Dù hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng hoạt động sản xuất, gia công
hàng may mặc là hoạt động đem lại doanh thu chính cho Công ty. Chính vì thế
mà Công ty cũng chú trọng đầu tư hơn vào hoạt động này. Năm 2021, Công ty
cần phấn đấu đạt được những mục tiêu như sau:
- Mở rộng thêm nhà xưởng, tăng quy mô sản xuất
- Có đủ lao động phục vụ cho quá trình sản xuất
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại cho sản xuất, các trang thiết bị
bảo hộ cho người lao động
- Tăng sản lượng sản phẩm, mẫu mã phục vụ cho nhu cầu của người
tiêu dùng.
- Đảm bảo, nần cao chất lượng sản phẩm.
Dịch vụ, kinh doanh sản phẩm:
Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động thì công
ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để mở rộng mạng lưới phân phối.
- Trong năm 2021, tăng thêm từ 5 đến 10 đại lý phân phối mới
- Mở thêm 1 số showroom tại các tỉnh thành lớn
- 82 -
- Cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc khách hàng từ trước khi mua
đến sau khi mua: tư vấn lựa chọn, bảo quản trang phục, giới thiệu với
khách hàng những ưu đãi mà họ có thể nhận được khi trở thành khách
hàng thân thuộc của Công ty.
- Hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing tại Công ty
TNHH EVA Thịnh Khang
3.2.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm
- Nội dung giải pháp
Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian, để có thể đứng
vững trên thị trường ngày càng phát triển, để có thể đứng vững trên thị trường
ngày càng phát triển, Công ty cần phải luôn nhắm bắt được nhu cầu của khách
hàng về sản phẩm.
Công ty cần duy trì các sản phẩm đã có chất lượng cao, mẫu mã đẹp
được người tiêu dùng ưa chuộng.
Giữ vững và mở rộng thị trường gắn liền với việc cải tiến sản phẩm, mẫu
mã, tung ra thị trường sản phẩm mới nâng cao chất lượng sản phẩm. mỗi sản
phẩm đều cóchu kỳ sống mà sản phẩm thời trang chu kỳ sống càng ngắn, do vậy
nếu cuối chu kỳ mà không có sự thay đổi, cải tiến thì sản phẩm đó sẽ chết và
không còn thị trường nữa. Chu kỳ sống của mẫu mốt ngày càng trở nên ngắn
hơn, do người tiêu dùng ngày càng có ý tưởng phong phú và phức tạp hơn đòi
hỏi sản phẩm cũng phải thấy đổi liên tục theo mong muốn thị trường.
Công ty cần nhanh chóng hoàn thiện và đưa ra thị trường các sản phẩm
mới có chất lượng cao cạnh tranh với các sản phẩm của các thương hiệu thời
trang nổi tiếng trong nước, và các thương hiệu nước ngoài. Thường xuyên
nghiên cứu sở thích và xu hướng tiêu dùng mới. Đặc biệt Công ty cần đẩy mạnh
sử dụng thế mạnh của công nghệ thông tin như internet, giúp thu thập, xử lý và
dự báo về thị trường nhanh chóng, chính xác.
Công ty cần tập trung xây dựng, hoàn thiện và đầu tư hơn nữa bộ phận
thiết kế mẫu thiết kế hoàn chỉnh hơn nữa, đặc biệt coi trọng tới công tác nghiên
- 83 -
cứu và sáng tạo nhiều mẫu thiết kế với nhiều kích cỡ, màu sắc, chất liệu khác
nhau. Mỗi khu vực thị trường ưa chuộng một loại mẫu, mốt khác nhau. Công ty
phải chú ý điều này để sản xuất sản phẩm phù hợp. Việc thay đổi mẫu mốt đối
với mặt hàng thời trang là rất dễ dàng, không cần phải thay đổi công nghệ, chỉ
cần thay đổi nguyên vật liệu hay cách thức, kiểu dáng, chất liệu là đã có một sản
phẩm khác về hình thức. Vì vậy, Công ty cần chú ý vào khâu này nhiều hơn nữa.
Mở rộng quy mô xưởng sản xuất, đầu tư thêm vào trang thiết bị sản xuất,
để tăng sản lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường, đáp ứng đầy đủ và kịp thời
nhu cầu của thị trường.
- Chi phí thực hiện
Bảng 3.1: Chi phí thực hiện của các giải pháp
Đv: Triệu đồng

STT DANH MỤC SL CHI PHÍ

1 Nhân viên có kinh nghiệm 20 300

2 Nghiên cứu thị trường 250

3 Bộ phận thiết kế 10 400

4 Mở rộng quy mô xưởng 2340

5 Nâng cấp trang thiết bị 1000

(Nguồn: Phòng marketing và nhân sự)


- Dự kiến kết quả đạt được
Có thể đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, ngoài việc tìm hiểu, cập nhất từ
thị trường hay từ các mẫu thiết kế của các nhà thiết kế thì việc tiếp nhận những
mẫu mã hàng đặt riêng từ khách hàng có đóng góp rất lớn vào việc tăng doanh
thu của Công ty. Vì vậy cần lên kế hoạch cho một quy trình tiếp nhận hàng đặt
để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

- 84 -
3.2.2. Xây dựng chính sách giá cạnh tranh
- Nội dung giải pháp
Giá cả sản phẩm là yếu tố hạn chế của hàng may mặc trong nước nói
chung cũng cũng như hàng may mặc của Công ty vì giá các sản phẩm trong
nước thường cao hơn giá cả các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực
từ 10-15%. Để giảm giá thành sản phẩm, Công ty cần tìm nguồn hàng hợp lý,
giảm giá vốn hàng bán, cắt giảm những chi phí không mang lại hiệu quả cho
Công ty. Cụ thể:
Giảm chi phí nguyên vật liệu:
Đối với hàng may mặc thời trang thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn
trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy việc giảm chi phí nguyên vật liệu có vị
trí quan trọng trong công tác hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, Công ty giảm chi phí nguyên vật liệu không có nghĩa là cắt
giảm nguyên vật liệu dưới định mức cho phép, vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng sản phẩm. Công ty chỉ có thể giảm chi phí nguyên vật liệu
bằng cách định mức tiêu hao chặt chẽ hơn, tổ chức thu mua nguyên vật liệu hiệu
quả hơn.
Giảm chi phí cố định:
Chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi khi sản lượng tăng hoặc
giảm. Chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi và biến
động ngược chiều với sản lượng. Do đó, khi sản lượng sản xuất tăng sẽ giảm chi
phí cố định bình quân tính trên một đơn vị sản phẩm.
Công ty muốn tăng sản lượng trên quy mô hiện có thì Công ty phải tăng
năng suất lao động, bảo quản tốt tài sản cố định, giảm chi phí sửa chữa.
Giảm lượng hàng tồn kho:
Lượng hàng tồn kho cũng có ảnh hưởng rất lớn đến giá thàng sản phẩm.
khi lượng tồn kho tăng, chi phí bảo quản và chi phí khác cũng tăng theo. Khi đó
giá sản phẩm cũng phải tăng để cân đối với chi phí. Vì vậy, cần phải kiểm soát
và xử lý hàng tồn kho một cách nhanh chóng, giảm thiểu tối đahàng tồn kho để
tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến các chính sách khác.
- 85 -
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, không phải lúc nào giá bán thấp
hơn giá đối thủ cạnh tranh cũng có thể thu hút được khách hàng, vì nhiều khi giá
bán thấp hơn sẽ gây nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Điều kiện thực hiên: Cần có sự chỉ đạo chính xác từ ban lãnh đạo đến bộ
phận phụ trách để thực hiện nghiên cứu thị trường, nghiên cứu rõ đối thủ cạnh
tranh, thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
- Dự kiến kết quả đạt được
Thực hiện được việc xây dựng chính sách giá cạnh tranh sẽ giúp Công ty
dễ dàng thâm nhập vào các thị trường tiềm năng, thu hút được khách hàng và
quảng bá được thương hiệu rộng rãi trên thị trường.
3.2.3. Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm
Xây dựng và củng cố kênh phân phối:
Đối với chiến lược phân phối, đó là việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu
dùng một cánh nhanh chóng, cũng như trưng bày hình ảnh, thông điệp sản
phẩm, quảng cáo sản phẩm, trang trí cửa hàng… nhằm thu hút sự chú ý và tạo
thuận tiện cho khách hàng là việc làm hết sức quan trọng. Đây là biện pháp cốt
yếu nhất để Công ty có thể đạt được mục tiêu mở rộng thị phần của mình trong
thời gian tới.
Khi thực hiện tốt được công tác nghiên cứu thị trường thì việc kiểm soát
tình hình kinh doanh của các đại lý cũng sẽ dễ dàng hơn. Do mỗi vùng miền sẽ
có một nhu cầu cũng như thói quen khác nhau nên Công ty cũng cần chú ý tới
vấn đề này để cung cấp sản phẩm tới các đại lý một cách phù hợp.
Việc trang trí và bày hàng sao cho bắt mắt rất quan trọng. Việc trang trí
cửa hàng phải nhằm đúng vào đối tượng khách hàng của Công ty, trang trí bày
hàng làm sao phải hấp dẫn, sáng tạo, gấy ấn tượng. Mạnh dạn đầu tư đê có được
một tấm bảng hiệu, hoặc mặt tiền trang trí sao cho gây ấn tượng.
Bày hàng phải gọn gàng, ngăn nắp, tiện cho việc xem hàng của khách và
quản lý của cửa hàng. Đối với các cửa hàng thời trang cao cấp, mặt hàng có giá
trị cao cần phải để một khoảng rộng lớn, thường chỉ treo những sản phẩm đặc
sắc. Bố trí những mặt hàng giảm giá hay có gia trị thấp vào bên trong và ở một
- 86 -
vị trí riêng biệt.

- 87 -
Cần thay đổi cách trang trí các cửa hàng theo sự kiện, ngày lễ như
valentine, giáng sinh… để thu hút, kéo khách hàng vào cửa hàng.
Đội ngũ nhân viên bán hàng cần thái độ niềm nở, đức tính trung thực,
phong cánh văn minh và hiểu biết về sản phẩm là những yếu tố thường thấy của
người bán hàng thành công.
Tăng cường quản lý thông tin về khách hàng:
Thông tin về khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nghiên
cứu nhu cầu tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng. Công ty cần lập danh sách những
khách hàng lớn quen thuộc của mình, trên cơ sở thu thập những thông tin cá
nhân, nghề nghiệp, khả năng tài chính, tuổi… bên cạnh đó là quản lý chặt chẽ
khả năng tiêu thụ từ các cửa hàng của Công ty. Từ đó Công ty có thể dự báo nhu
cầu, tìm hiểu sở thích tiêu dùng chung của từng nhóm đối tượng cụ thể, nhằm
đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp với tâm lý, nhu cầu của người tiêu
dùng.
Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các thành viên:
Trên cơ sở các mỗi quan hệ có sẵn giữa Công ty và các đại lý phân phối.
Công ty luôn càn phải cố gắng xây dựng, củng cố mối quan hệ.
Công ty chú trọng hơn nữa vào những ý kiến phản hồi, yêu cầu từ các
đại lý đê tạo thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể đề ra mức chiết khấu đặc biệt đối với đại lý có mức doan thu vượt
chỉ tiêu đề ra của Công ty để tăng sức cạnh tranh bán giữa các đại lý.
Có sự phối hợp giữa Công ty và đại lý trong hoạt động quảng cáo sản
phẩm để quảng bá cụ thể hình ảnh sản phẩm của Công ty tới người tiêu dùng.
Quan tâm hơn đến việc lựa chọn đại lý độc quyên trên nhiều khu vực cụ
thể. Công ty sẽ cử một số giám sát bán hàng xuống các đại lý, vừa để tổ chức
bán hàng, vừa để kiểm soát lượng hàng tồn, kiểm soát được thông tin từ nhiều
phía. Từ đó, Công ty sẽ có những đối sách kịp thời ứng phó lại các thay đổi trên
thị trường. Để làm được điều này, Công ty phải có sự đầu tu mạnh dạn về tài
chính, phải có đội ngũ quản lý am hiểu thị trường và giỏi chuyên môn.

- 88 -
3.2.4. Tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Tăng cường hoạt động quảng cáo, yểm trợ và xúc tiến bán hàng. Quảng
cáo được coi là công cụ xúc tiến hiệu quả nhất đối với các sản phẩm tiêu dùng.
Hiệu quả của hoạt động quảng cáo là rất cao nếu Công ty xác định rõ
ràng được mục tiêu quảng cáo trên từng phương tiện thông tin và trên từng khu
vực thị trường. Mặc dù Công ty đa phần chỉ quảng cáo qua website hay
facebook nhưng do đã có lịch sử hoạt động nên cũng thu hút được lượng khách
hàng nhất định. Tuy nhiên, với một Công ty có bề dày hoạt động như vậy thì khi
định hướng và đẩy mạnh đầu tư phát triển hoạt động quảng cáo hơn nữa thì có
thể phát triển rộng rãi hơn rất nhiều.
Công ty có thể thực hiện quảng cáo qua tạp chí chuyên ngành hay thông
qua tạp chí tiêu dùng. Với mực tiêu là là giới thiêu về thương hiệu thời trang của
Công ty, các loại sản phẩm hiện có của Công ty.
Thực hiện quảng cáo qua các phương tiện truyền thông: tivi, đài phát
thanh, áp phích trên xe bus… công ty có thể giới thiệu các sản phẩm tới người
tiêu dùng một cách rộng rãi hơn.
Mục tiêu quảng cáo ở mỗi khu vực thị trường cũng phải rõ ràng và cố nét
khác biệt. ở khu vực thị trường trọng điểm thì hoạt động quảng cáo nhằm mục
đích tăng cường quảng cáo thương hiệu thời trang của Công ty trên các phương
tiện truyền thông nhằm tận dụng, khai thác những lợi thế và uy tín sẵn có của
Công ty.
Công ty có thể xây dựng kế hoạch về tham dự hội chợ triển lãm. Hội chợ
là một địa điểm tốt để Công ty có thể bán hàng, tìm hiểu khách hàng và ký kết
hợp đồng. thông qua hội chợ Công ty cũng có thể tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng, người tiêu dùng để hiểu biết hơn về khách hàng, đồng thời đây cũng là cơ
hội để người tiêu dùng biết rõ hơn về sản phẩm của Công ty.
Các hoạt động kích thích tiêu thụ
Công ty nên đề ra và thực hiện chiến lược kích thích tiêu thụ để hỗ trợ
bán hàng. Hoạt động này thương phải diễn ra vào một thời kỳ nhất định trong
năm, quần áo thời trang thường tiêu thụ mạnh vào các dịp cuối năm và các dịp
- 89 -
lễ tết.

- 90 -
Thông qua các cuộc hội chợ xuân, hội chợ hàng tiêu dùng được tổ chức hàng
năm, công ty nên sử dụng mẫu chào hàng tiếp cận, kích thích người tiêu dùng
mua sản phẩm.
Để thực hiện tốt được chính sách xức tiến hỗn hợp thì điều tất yếu là cần
sự lãnh đạo, hợp tác của ban Giám đốc và các cán bộ nhân viên, ngoài ra còn có
sự đầu tư về tài chính để mở rộng hệ thống phân phối.
Thực hiện tốt chính sách phân phối sẽ giúp công ty mở rộng phạm vi tiếp
xúc với khách hàng, đưa các sản phẩm của mình tới khách hàng một cách nhanh
nhất, giảm được các chi phí về vận chuyển, tiếp nhận được những phản hồi cũng
như thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng.
3.2.5. Một số giải pháp khác
- Chủ động đào tạo cho đội ngũ nhân viên, lao động:

Để Công ty có thể hoạt động tốt, hiệu quả, chất lượng sản phẩm đạt yêu
cầu, năng suất cao thì trình độ cũng như năng lực của đội ngũ nhân viên, lao
động là rất quan trọng. Do đặc thù ngành nên lao động của Công ty đều là lao
động phổ thông, chính vì thế Công ty càng cần chủ động hơn trong việc đào tạo
nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc cho lao động thông qua các chương trình
do Công ty tự mở ra hay học qua các chương trình bên ngoài. Không chỉ học
hỏi, nâng cao tay nghề để sản xuất kinh doanh mà Công ty còn phải cho lao
động tham gia các khóa đào tạo về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy… để
hạn chế những rủi ro xảy ra trong quá trình lao động.

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty cùng sự phối hợp thực hiện từ đội
ngũ nhân viên, lao động sẽ đem lại cho Công ty môi trường làm việc chuyên
ngiệp,

an toàn.

- Tăng số lượng lao động:

Về lao động, khi Công ty có định hướng mở rộng quy mô thì số lao động
cũng cần được tăng thêm để phù hợp với quy mô của Công ty. Công ty có thể

- 91 -
tuyển lao động làm việc lâu dài hay cũng có thể tuyển lao động mùa vụ để đáp
ứng nhu cầu theo từng giai đoạn khác nhau.

3.3. Kiến Nghị


Với quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã có cho mình những ưu
điểm riêng như: khả năng cập nhật xu hướng thời trang nhanh chóng, chất lượng
sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh, thương hiệu có uy tín. Tuy nhiên có thể nhận
thấy sự phát triển của Công ty hiện nay chưa thực sự là những gì mà Công ty
đáng ra phải có. Nguyên nhân chính là do hoạt động Marketing yếu kém của
Công ty.

Trong tình hình như hiện nay thì để sản phẩm của Công ty có thể tiêu thụ
mạnh hơn trên thị trường thì Công ty cần phải xây dựng nên một đội ngũ nhân
viên Marketing có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thời trang. Như vậy mới
có thể cải thiện tình hình Công ty theo chiều hướng tích cực nhất.

Cần chú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ
cạnh tranh. Cần thu thập tất cả các thông tin về thị trường và đối thủ liên quan
tới lĩnh vực mà công ty đang hoạt động thông qua tất cả các phương tiện thông
tin như: báo chí, truyền hình, Internet… Tìm hiểu tất cả các phương tiện quảng
cáo đang phổ biến, các hình thức khuyến mãi, các mẫu thiết kế mới để từ đó có
thể đưa ra những phương hướng phát triển và những biện pháp cạnh tranh hiệu
quả.

Ngoài ra nhân viên bán hàng cũng là một bộ phận đóng góp rất lớn vào
việc tiêu thụ các sản phẩm của Công ty. Nhân viên bán hàng là những người trực
tiếp tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu các sản phẩm của Công ty tới khách
hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm, nhân viên bán hàng năm bắt được nhu
cầu và thị hiều của khách hàng rất nhanh, rất sát thực. Do đó, Công ty cần phải
tổ chức đào tạo nhân viên bán hàng thật quy củ để trang bị và nâng cáo trình độ
chuyên môn.

Công ty cũng cần chú trọng tới những chính sách dành cho người lao

- 92 -
động, tạo cho công nhân viên của Công ty một môi trường làm việc làm việc tốt,
có những chính sách ưu đãi người lao động phù hợp để mọi người có thể làm
việc

- 93 -
thoải mãi, hăng say cũng như có niềm tin vào Công ty. Từ đó nâng cao năng
suất, chất lượng cũng như uy tín cho Công ty.

Chăm sóc khách hàng cũng là một khâu quan trọng để giúp cho doanh
nghiệp giữ được khách hàng và tạo thêm uy tín cho thương hiệu. Công ty có thể
áp dụng một số bước nhỏ để thực hiện như: chú trọng chăm sóc khách hàng
trong và sau khi bán hàng, giải quyết nhanh chóng và dứt khoát những vấn đề
phát sinh sau khi bán như hàng lỗi được trả lại hay khách hàng không hài lòng
sản phẩm và yêu cầu sửa lại…

Qua những khó khăn mà Công ty đang gặp thì Em đã đưa ra một số giải
pháp chung cho những chính sách trong hoạt động của Công ty. Hy vọng là
những giải pháp này có thể đem lại hiệu quả tích cực hơn cho Công ty.

- 94 -
KẾT LUẬN
Công ty TNHH EVA Thịnh Khang luôn tự hào vì là một trong những
doanh nghiệp đi đầu trong việc cập nhật xu hướng thời trang. Tuy gặp không ít
khó khăn trong suốt quá trình phát triển nhưng Công ty vẫn luôn đứng vững và
có được những thành công cho mình.
Sau hơn hai tháng thực tập tại Công ty, Em có thể thấy được phương
thức hoạt động cũng như những nền tảng mà Công ty xây dựng được để có sự
thành công như hôm nay. Song đi kèm đó là những mặt yếu kém làm hạn chế,
gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của Công ty. Công ty cần phải thật sự
chú trọng hơn nữa vào hoạt động marketing tại Công ty thì mới có thể đưa Công
ty phát triển mạnh hơn nữa.
Với những gì đã được hướng dẫn, chỉ bảo tại Công ty, những vấn đề mà
bản thân thấy được trong quá trình làm việc và những điều được học tập từ nhà
trường Em đã thực hiện đề tài “Đẩy mạnh hoạt động Marketing tại Công ty”, Em
mong rằng đây sẽ là một đóng góp nhỏ trong quá trình kinh doanh của công ty
nói chung và cụ thể là hoạt động cũng như biện pháp đẩy mạnh ứng dụng
Marketing tại công ty nói riêng.
Một lần nữa, em xin được chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong
khoa, trong trường cùng Ban lãnh đạo, các anh chị trong Công ty TNHH EVA
Thịnh Khang đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

- 95 -
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Charler D.Schewes Alexander Hiam, MBA trong tầm tay về
Marketing, NXB Trẻ.
2. Mở rộng thị trường ( 2018 ) Verne Harnish, NXB Công Thương.
3. Vũ Thị Minh Hiền, Phan Bá Thịnh, Ngô Phúc Hạnh (2011), Giáo
trình quản trị doanh nghiệp, NXB Khoa học kĩ thuật.
4. Hugh Burkitt and John Zealley (2009), Marketing xuất sắc, NXB
Trẻ
5. Nguyễn Bách Khoa (2003), Marketing thương mại điện tử, NXB
Thống kê Hà Nội.
6. Trần Thị Ngọc Trang, Trần Văn Thị, Quản trị kênh phân phối,
NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Trung Toàn (2007), Các kỹ năng Marketing trên
Internet, NXB Lao Động, Hà Nội.
8. Các tài liệu do công ty cung cấp.
9. Các trang website trên mạng internet:
www.chicland.vn
www.elly.vn
http://www.ivy.com.vn
www.pantio.vn

- 96 -

You might also like