You are on page 1of 4

MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI THI TNKQ MÔN TIẾNG ANH

TRONG KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT


*****

I. TRƯỚC KHI LÀM BÀI:

1. Ngay sau khi nhận đề bài từ giám thị, kiểm tra:

- Tình trạng của đề thi: KHÔNG BỊ RÁCH, KHÔNG BỊ LỖI PHÔNG CHỮ và KHÔNG
BỊ MỜ (tới mức không thể đọc được);
- Mã đề thi: GIỐNG NHAU ở tất cả các trang (kiểm tra phần footer ở từng trang);

- Số trang: được sắp xếp theo thứ tự TĂNG DẦN (kiểm tra phần footer ở từng trang).

2. Với bài Tìm từ GẦN NGHĨA nhất với từ gạch chân, viết GẦN NGHĨA cạnh số thứ tự
của câu (ví dụ GẦN NGHĨA Question 19).
3. Với bài Tìm từ TRÁI NGHĨA với từ gạch chân, viết TRÁI NGHĨA cạnh số thứ tự của
câu (ví dụ TRÁI NGHĨA Question 21).
4. Với bài Đọc văn bản và tìm câu trả lời đúng cho các câu hỏi (2 bài), đánh dấu dòng
TỪNG văn bản (từ dòng 1 đến dòng cuối cùng của văn bản).
5. Tiến hành làm bài, trình tự từ câu dễ đến câu khó.

II. TRONG KHI LÀM BÀI:

1. Với bài Tìm từ có phần gạch chân được phát âm khác với các từ còn lại (2 câu hỏi):

- Lấy từ có cách phát âm của phần gạch chân mà bạn BIẾT RÕ NHẤT nhất làm hệ quy
chiếu;
- Nếu thấy 2 từ có phần gạch chân được phát âm giống nhau, GẠCH BỎ 2 từ này;

- Nếu thấy 2 từ có phần gạch chân được phát âm khác nhau, GẠCH BỎ 2 từ CÒN LẠI;

- Phân loại các phương án trả lời.

2. Với bài Tìm từ có vị trí của trọng âm chính khác các từ còn lại (2 câu hỏi):

- Lấy từ có vị trí của trọng âm chính mà bạn BIẾT RÕ NHẤT nhất làm hệ quy chiếu;

- Nếu thấy 2 từ có vị trí của trọng âm chính giống nhau, GẠCH BỎ 2 từ này;
- Nếu thấy 2 từ có vị trí của trọng âm chính khác nhau, GẠCH BỎ 2 từ CÒN LẠI;

- Phân loại các phương án trả lời.

3. Với bài Tìm câu trả lời đúng cho các câu sau (14 câu hỏi):

- Gạch chân các từ khóa, đặc biệt GIỚI TỪ, và cấu trúc ngữ pháp;

- Phân loại các phương án trả lời.

4. Với bài Tìm từ GẦN NGHĨA nhất với từ gạch chân (2 câu hỏi):

- Đoán nghĩa của từ gạch chân theo văn cảnh;

- Phân loại các phương án trả lời.

5. Với bài Tìm từ TRÁI NGHĨA với từ gạch chân (2 câu hỏi):

- Đoán nghĩa của từ gạch chân theo văn cảnh;

- Gạch bỏ (các) phương án trả lời GẦN NGHĨA (nếu có);

- Phân loại các phương án trả lời (còn lại).

6. Với bài Tìm từ/ cụm từ để hoàn thành tình huống hội thoại (2 câu hỏi):

- Đọc kĩ tình huống giao tiếp;

- Chú ý hàm ngôn của các nhân vật;

- Phân loại các phương án trả lời.

7. Với bài Điền khuyết (5 câu hỏi):

- Đọc kĩ các phương án trả lời của TỪNG CÂU;

- Gạch chân các từ khóa, đặc biệt GIỚI TỪ, và cấu trúc ngữ pháp trong các dòng
BÊN TRÊN, BÊN DƯỚI và CHỨA từ cần điền;
- Phân loại các phương án trả lời.

8. Với bài Đọc văn bản và tìm câu trả lời đúng cho các câu hỏi:
- Đọc kĩ câu hỏi và các phương án trả lời;
- Gạch chân các từ khóa trong câu hỏi và trong các phương án trả lời;

- Làm các câu hỏi liên quan đến THÔNG TIN CHI TIẾT trước các câu hỏi liên quan
đến THÔNG TIN TỔNG QUAN;
- Với câu hỏi NEGATIVE (thường với các từ khóa NOT, EXCEPT, LEAST), ưu tiên
làm bằng phương pháp loại trừ;
- Ghi số dòng sau các phương án trả lời (nếu có thể) để chỉ ra minh chứng cho phương
án trả lời được lựa chọn (kể cả với câu hỏi NEGATIVE).
9. Với bài Tìm lỗi trong phần gạch chân (3 câu hỏi):

- Khoanh tròn các từ khóa, đặc biệt GIỚI TỪ, collocation và cấu trúc ngữ pháp;
- Dùng phương pháp loại trừ (những từ không gạch chân được mặc định là đúng).

10. Với bài Tìm câu gần nghĩa nhất với câu cho sẵn (3 câu hỏi):

- Đọc kĩ câu cho sẵn và các phương án trả lời;

- Gạch chân các từ khóa trong câu cho sẵn và phương án trả lời;

- Phân loại các phương án trả lời.

11. Với bài Tìm câu kết hợp tốt nhất 2 câu cho sẵn (2 câu hỏi):

- Đọc kĩ câu cho sẵn và các phương án trả lời;

- Gạch chân các từ khóa trong câu cho sẵn và trong các phương án trả lời;

- Phân loại các phương án trả lời (chú ý 7 loại mệnh đề - thời gian, mục đích, kết quả, lí do, sự
nhượng bộ, thể cách và quan hệ).

CHÚ Ý:

- Tô kín ô tròn tương ứng với phương án trả lời trong phiếu làm bài sau khi hoàn thành câu;

- Viết dấu hỏi cạnh số thứ tự của câu chưa hoàn thành (ví dụ ? QUESTION 7).

III. SAU KHI LÀM BÀI:

1. Dành 2 đến 5 phút cuối cùng để xem lại toàn bộ bài.


2. Kiểm tra cẩn thận các thông tin trên phiếu trả lời trắc nghiệm, ghi đầy đủ họ tên chính xác;
ghi và tô chính xác mã đề thi.

Đã đến giây phút ngôi sao K59 cần phải tỏa sáng rồi, quan trọng nhất trong những ngày
này là giữ vững tinh thần tự tin, quyết tâm để chiến thắng. Tâm lý thoải mái tự tin là yếu tố
quan trọng để K59 yêu quý có một mùa thi thành công. Yêu và tin tưởng K59 rất nhiều.

Thầy cô chúc K59 một mùa thi thành công và nhiều may mắn !

Hà nội ngày 3 tháng 7 năm 2021

Thầy cô nhóm Anh trường THPT Yên Hòa

You might also like