You are on page 1of 2

NHÓM 8

Thành viên:
Họ và tên Lớp MSV Đánh giá
Trần Phương Anh x KS23.11 18130225 Tốt
Vũ Huy Cường x QH06 18130313 Tốt
Phạm Minh Quân x TA23.13 18108165 Tốt
Dương Văn Tùng x KS23.02 18111498 Tốt
Đặng Trần Quang Hải x LK23.09 17113988 Tốt

Câu 8: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. Nêu thực trạng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay
Câu trả lời
Một trong những vấn đề mà Triết học Mác – Lê nin đề cập tới đó chính là quan hệ
sản xuất, lực lượng sản xuất. Đây là hai mặt cơ bản tồn tại không tách rời nhau và tác
động qua lại với nhau một cách biện chứng. Để có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ biện
chứng giữa hai khái niệm này ta cần phải nắm rõ khái niệm của từng loại.
Vậy lực lượng sản xuất là gì ?
Lực lượng sản xuất là thuật ngữ dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật
chất, kỹ thuật, công nghệ,… của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến
giới tự nhiên của con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò
phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.
Các yếu tố tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (trong đó công cụ sản
xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con người) và
người lao động (trong đó năng lực sáng tạo của người lao động là yếu tố đặc biệt quan
trọng).
Khái niệm quan hệ sản xuất ?
Quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế (quan hệ giữa người với
người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội).
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ
chức, quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản
xuất đó.
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
– Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất
biện chứng, ràng buộc và tác động lẫn nhau tạo thành quá trình sản xuất hiện thực.
+ Lực lượng sản xuất cà quan hệ sản xuất là hai mặt tất yếu của quá trình sản xuất, trong
đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là
hình thức kinh tế của quá trình đó.
+ Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất
với nhau.
– Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng
trong đó vai trò quyết định thuộc về lực lượng sản xuất, còn quan hệ sản xuất sẽ giữ vai
trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.
– Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ có bao hàm
khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập làm phát sinh mâu thuẫn cần được giải quyết
để thúc đẩy sự tiếp tục phát triển của lực lượng sản xuất.
Thực trạng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay
Rút kinh nghiệm từ những sai lầm ở giai đoạn trước, Đại hội Đảng lần thứ VI năm
1986 đã thừa nhận thẳng thắn những khuyết điểm, chủ trương đổi mới phương thức quản
lý kinh tế. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về
con đường và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện sự nhận thức
và vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất; đồng thời, đã đặt cơ sở, nền tảng quan trọng để các nhân tố mới ra đời,
tạo tiền đề để từng bước phát triển nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy đến nay, nước
ta đã đạt được nhiều thành tự to lớn.
– Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo “cốt vật chất” cho quan hệ sản xuất
mới.
– Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hoàn thiện các
mặt của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa về sở hữu, tổ chức –
quản lý và phân phối.
– Trong những năm đổi mới, nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để
tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các quan hệ song phương và tổ chức đa
phương, như ASEAN, APEC, ASEM, WTO…, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài
(FDI, ODA…), xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu,
khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học và công
nghệ

You might also like