You are on page 1of 16

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN

Chủ đề
NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
YÊU CẦU CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HÌNH THỨC:
Bài tập lớn (BTL/TL): Bài tập lớn là một tiểu luận được thực hiện theo nhóm (mỗi
nhóm 5 sinh viên). Mỗi nhóm tiến hành 01 đề tài (do giảng viên phân công). Tên đề tài
xem trong Hệ thống bài tập lớn.
Kết quả của Bài tập lớn đồng thời là kết quả của cả nhóm. Sau khi nhận được đề
tài, nhóm trưởng cùng các thành viên chủ động nghiên cứu, hoàn thành đề cương, phân
công nhiệm vụ, triển khai thực hiện. Để đạt kết quả tốt đòi hỏi mỗi thành viên trong
nhóm phải phát huy hết khả năng tự học và trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm
vụ chung. Mọi khó khăn liên hệ trực tiếp với giảng viên để được hướng dẫn cụ thể.
(i) Về dung lượng và hình thức:
Tiểu luận được trình bày tối thiểu 15 trang A4, đánh máy kiểu chữ Times New
Roman;
Cỡ chữ 13, giãn dòng 1.3-1.5 line;
Cách dòng trên (before) 6 pt, dưới (after) 6 pt;
Bố cục/kết cấu: theo hướng dẫn;
Bìa tiểu luận phải có đầy đủ tên môn học, tên đề tài, số thứ tự của nhóm.
Trang đầu tiên (sau trang bìa) trình bày Báo cáo kết quả làm việc của Nhóm (cần
ghi rõ thông tin thành viên tham gia, nhiệm vụ được phân công, mức độ hoàn thành của
từng thành viên (đạt được bao nhiêu phần trăm nhiệm vụ được giao), có chữ ký của
từng thành viên và Nhóm trưởng (xem mẫu Báo cáo)
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM….

ST Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký


T

1.

2.

3.

1
4.

5.

6.

NHÓM TRƯỞNG (thông tin liên hệ nhóm trưởng SĐT, EMAIL) (ghi rõ họ
tên, ký tên)
------------------------------------------
(ii) Về bố cục:
Ngoài phần Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, thì cấu trúc bài tiểu luận bao
gồm ba phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận.
(iii) Quy định trích dẫn tài liệu:
Các thông tin trong bài viết cần phải chú thích nguồn. Thực hiện tốt trích dẫn
nguồn góp phần tăng tính khoa học, thuyết phục của đề tài, nâng cao chất chất lượng đề
tài.
(iv) Cách chú thích trong bài: Chú thích tự động
- Tài liệu trích dẫn là sách: tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi
xuất bản, trang trích dẫn1.
- Tài liệu trích dẫn là giáo trình: tên trường (năm xuất bản), tên sách, (chủ biên:
…), nhà xuất bản, trang trích dẫn2.
- Tài liệu là tạp chí khoa hội, hội thảo, báo: tên tác giả (năm xuất bản), “tên bài
viết”, tên tạp chí, (số), trang trích dẫn3.
- Tài liệu là luận văn, luận án: tên tác giả (năm công bố), tên luận văn/luận án,
Luận văn thạc sỹ/Luận án Tiến sĩ, Trường chủ quản, trang trích dẫn.
- Tài liệu internet: Tên tác giả (nếu có), tên bài viết, [link bài viết], ngày truy cập
cuối cùng của Nhóm khi nghiên cứu đường link này.
(v) Cách viết Danh mục tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo đặt cuối bài viết, gồm phần A (Văn bản quy phạm pháp luật)
và phần B (Tài liệu tham khảo khác); xếp thứ tự A, B, C,…; ghi theo trình tự chú thích
(footnote).
Ví dụ:

1
Đào Thị Bích Hồng (2015), Tên sách….., Nxb. Chính trị quốc ga, Hà Nội, tr.23-24, 27.
2
Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
(Chủ biên: PGS.TS. Đỗ Văn Đại), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.100.
3
Đỗ Văn Đại (2014), “Tác động của các quy định mới trong Hiến pháp năm 2013 tới pháp luật dân sự”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (11), tr.14.
2
1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2019), Giáo trình Pháp luật đại cương, (Chủ biên:
Mai Hồng Quỳ), Nxb. Đại học Sư phạm.
2. Vũ Thị Bích Hường, Trần Quang Trung, Tập bài giảng Pháp luật Việt Nam
đại cương (lưu hành nội bộ), Tp. HCM, 2020.
3. “Đặc trưng của hợp đồng lao động, một số điểm quan trọng”,
https://luatlaodong.vn/dac-trung-cua-hop-dong-lao-dong-mot-so-diem-quan-trong/

3
HƯỚNG DẪN CHI TẾT CỦA GIẢNG VIÊN:
Trang đầu tiên, Trang bìa
Trang thứ hai, Báo cáo phân công nhiệm vụ và kết quả thực hiện
Trang thứ ba, Mục lục
Trang thứ tư, Phần mở đầu (đánh trang số 1 từ đây)

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh viên cần trình bày khái quát về đề tài thuộc lĩnh vực nào, đối tượng nghiên cứu
của của đề tài. Tính cấp thiết của đề tài dưới góc độ thực tiễn và lý luận; khoa học pháp lý
và khoa học xã hội nói chung. Vị trí và tầm quan trọng của đề tài trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. Thực hiện tốt đề tài này có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của đất nước hiện
nay…
Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Nhận diện hợp đồng
lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019” cho Bài tập lớn trong chương trình học
môn Pháp luật Việt Nam Đại cương.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ lý luận về chế định hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt
Nam. Trong đó, nhóm tác giả nghiên cứu những vấn đề về khái niệm; đối tượng và phạm
vi điều chỉnh của hợp đồng lao động; các loại hợp đồng lao động theo quy định pháp luật
hiện hành.
Hai là, từ lý luận về hợp đồng lao động từ đó nhóm tác giả tập trung là sáng tỏ đặc
trưng của hợp đồng lao động để nhận diện trong thực tế.
Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử của Toà án về hợp đồng lao động để nhận thấy
những bất cập giữa quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử.
Bốn là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định hợp đồng lao động.

5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
1.1. Khái quát về hợp đồng lao động
1.1.1. Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019
( Cơ sở pháp lý để nghiên cứu: Điều 15 BLLĐ năm 2012; Điều 13 BLLĐ 2019;
Khoản 1 Điều 9 BLLĐ 2019; Khoản 2 Điều 3 Luật việc làm năm 2013; Khoản 1 Điều
90 BLLĐ 2019)

(Nếu có thể, nhóm sinh viên nghiên cứu khái niệm hợp đồng lao động của Tổ chức
Lao động quốc tế ILO và một số quốc gia)

Sinh viên nghiên cứu khái niệm hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động năm
2012. Phân tích khái niệm hợp đồng lao động theo BLLĐ 2012? Đánh giá ưu, nhược
điểm của khái niệm này?

Sinh viên nghiên cứu khái niệm hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động năm
2019.
Phân tích khái niệm hợp đồng lao động theo BLLĐ 2019? Đánh giá điểm khác
biệt và điểm mới nổi bật về khái niệm hợp đồng lao động của BLLĐ 2019?
1.1.2. Đối tượng của hợp đồng lao động
Về bản chất, hợp đồng lao động thực chất là hợp đồng gì? Đối tượng của hợp
đồng lao động? Đối tượng này có gì khác so với những đối tượng thông thường (ví dụ
như tài sản trong hợp đồng dân sự)?
Tại sao “việc làm” vừa được coi là đối tượng quan trọng của hợp đồng lao động,
vừa là yếu tố nhận diện hợp đồng lao động với các hợp đồng khác?
1.1.3. Loại hợp đồng lao động
(Điều 20 BLLĐ 2019)
Trình bày các loại hợp đồng lao động theo quy định Bộ luật Lao động năm 2019.
Đánh giá từng loại hợp đồng này được hiểu như thế nào?
Ý nghĩa của việc phân loại (được coi là tiến bộ so với quy định của BLLĐ 2012)?
Lưu ý: Có thể trình bày và phân tích vấn đề “chuyển hoá hợp đồng lao động” tại
khoản 2 Điều 20 BLLĐ 2019.
1.2. Đặc trưng của hợp đồng lao động
1.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
(Điều 14 BLLĐ 2019)
6
Trình bày lần lượt 2 nguyên tắc cơ bản của BLLĐ 2019?
Đối với nguyên tắc 1, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Sự tự
nguyện của các bên hiểu như thế nào? Quan hệ lao động có mang tính bình đẳng
không? Sự thiện chí, hợp tác, trung thực đánh giá ra sao? Tại sao trong quan hệ lao
động lại phải tuân thủ nguyên tắc này?
Đối với nguyên tắc 2, tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái
pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Tự do giao kết được hiểu như
thế nào? Những hạn chế của sự tự do này là gì? Tại sao trong quan hệ lao động lại
phải tuân thủ nguyên tắc này?
1.2.2. Chủ thể giao kết hợp đồng lao động
Bao gồm những chủ thể nào?
Trình bày và phân tích các chủ thể này?
1.2.3. Hình thức của hợp đồng lao động
(Điều 14 BLLĐ 2019)
Hình thức bằng văn bản có hiệu lực khi nào? Đánh giá ưu điểm của hình thức
này?
Hình thức giao kết thông qua phương tiện điện tử được hiểu như thế nào? Đây
được coi là điểm mới của BLLĐ 2019, vì vậy nó mang lại ý nghĩa gì?
Lời nói được chấp nhận là hình thức của HĐLĐ khi nào? Tại sao?
Theo Nhóm đâu là loại hình thức mà người lao động nên giao kết để bảo vệ quyền
lợi của mình?
1.2.4. Đặc trưng của hợp đồng lao động
Tóm lại, với tư cách là một loại khế ước, HĐLĐ mang những đặc điểm nói chung
của hợp đồng, đó là sự tự do, tự nguyện và bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ.
Bên cạnh đó, HĐLĐ còn có những đặc trưng nào? (Liệt kê)
1.3. Ý nghĩa của hợp đồng lao động
Phân tích ý nghĩa của hợp đồng lao động đối với xã hội nói chung và khoa học
pháp lý nói riêng?
Nêu quan điểm của Nhóm về ý nghĩa của hợp đồng lao động đối với Người lao
động? Ý nghĩa của hợp đồng lao động đối với Người sử dụng lao động?

7
CHƯƠNG II. NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
- TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Bản án 05/2020/KDTM-PT ngày 10/3/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn là Vinasun khởi kiện công ty Grab (Bị đơn) đã lợi dụng đề án 24/QĐ-
BGTVT ngày 07/1/2016 để thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải taxi gây náo loạn thị trường vận tải hành khách bằng taxi. Cụ thể:
Grab là doanh nghiệp cung ứng phần mềm cho HTX nhưng tự đứng ra kinh doanh vận
tải taxi - một công việc mà “Grab” không được phép làm. Các hành vi vi phạm “Đề án
24”: Thực tế, “Grab” đã trực tiếp điều hành xe, chỉ định tài xế đón khách; Quyết định
giá cước, điều chỉnh tăng giảm giá cước hằng ngày; Trực tiếp thu tiền khách hàng
thông qua thẻ tín dụng, sau đó phân phối lại cho lái xe; Trực tiếp tổ chức thực hiện
hàng loạt chương trình khuyến mãi về giá cước vận chuyển, trong đó có cả những
chuyến xe 0 đồng cho khách hàng sử dụng các loại hình của “Grab” như GrabCar,
GrabTaxi, Grab Share; Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình chạy
“Grab” của lái xe; Thưởng điểm cho tài xế chạy nhiều chuyến nhằm chiêu mộ, thu hút
lái xe; Quản lý lái xe, xử phạt các tài xế có hành vi vi phạm Quy chế do “Grab” đặt ra;
Kết nối với một số Ngân hàng để giúp lái xe vay tới hơn 90% giá trị xe; Quyết định mức
chiết khấu, tăng giảm chiết khấu cho lái xe; Bắt buộc lái xe nộp tiền vào tài khoản do
“Grab” mở mới được sử dụng ứng dụng; Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện
cho lái xe và khách hàng.
Toàn bộ hoạt động kinh doanh taxi do “Grab” thực hiện và quyết định; các HTX
vận tải không tham gia bất cứ hoạt động nào. Đây chính là những vấn đề mà “Grab”
luôn che đậy và cố tình lập lờ để qua mặt các cơ quan chức năng. Các HTX vận tải chỉ
“cấp” phù hiệu xe hợp đồng cho tài xế để họ đủ điều kiện “xe hợp đồng” theo quy
định, còn việc định giá cước, điều động xe, thưởng phạt tài xế do “Grab” tự quyết định,
các HTX vận tải không tham gia; việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa lái xe và
khách hàng do “Grab” thực hiện, các HTX vận tải không có trách nhiệm và không liên
quan; HTX không chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của lái xe với “Grab”;
HTX không liên quan gì đến việc nộp thuế vận tải của lái xe; việc mua bảo hiểm trách
nhiệm dân sự cho lái xe là do “Grab” và lái xe thỏa thuận, HTX không biết, không liên
quan. Ngoài việc lôi kéo các HTX ngoài phạm vi thực hiện “Đề án 24”, “Grab còn thu
nạp các xe dưới 9 chỗ đăng ký ở các tỉnh về Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt
TP.HCM) chạy “Grab”, làm cho số lượng xe dưới 9 chỗ tham gia “Đề án 24” tăng đột
8
biến, cơ quan có thẩm quyền không thể kiểm soát, khống chế số lượng xe ngoài tỉnh
tham gia chạy “Grab”, dẫn đến việc phá vỡ toàn bộ quy hoạch giao thông.
Hành vi kinh doanh taxi trái pháp luật của “Grab” đã gây thiệt hại trực tiếp cho
“Vinasun” nên “Vinasun” kiện “Grab” ra TAND TP.HCM đề bồi thường thiệt hại.
Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện đòi bồi
thường thiệt hại của Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam đối với Công ty TNHH
Grab.
Thông qua vụ việc trên, một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm chính là
việc có hay không quan hệ lao động/hợp đồng lao động giữa những nhân viên của
Grab với Công ty TNHH Grab. Thông qua bản án này, nhóm tác giả sẽ đánh giá từ lý
luận những dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động để so sánh, đối chiếu với tình huống
từ đó phát hiện ra những bất cập của quy định pháp luật, kiến nghị hoàn thiện pháp
luật trong tương lai.
2.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc
Sinh viên xác định thẩm quyền của Toà án: đây là bản án của cấp xét xử nào (cấp
sơ thẩm hay phúc thẩm)? Toà án thuộc tỉnh nào, huyện nào giải quyết?
Các yêu cầu của nguyên đơn trong vụ việc này là gì?
Tình huống pháp lý được đặt ra trong vụ việc này là: có hay không quan hệ lao
động/hợp đồng lao động giữa những nhân viên của Grab với Công ty TNHH Grab.
Những tiêu chí nào mà nhóm tác giả dùng để xác định đây là hợp đồng lao động
hay hợp đồng dân sự? (Gợi ý một số tiêu chí: Yếu tố quản lý, điều hành công việc; Yếu
tố đào tạo; Yếu tố chỉ huy, kiểm soát; Yếu tố “tự thực hiện công việc”; Yếu tố quy định
giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi; Báo cáo công việc, đánh giá công việc; Trả lương định
kỳ;…)
Văn bản quy phạm pháp luật nào sẽ điều chỉnh tình huống được đặt ra này?
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành
2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Sinh viên trình bày quan điểm của nhóm về việc có hay không quan hệ lao
động/hợp đồng lao động giữa những nhân viên của Grab với Công ty TNHH Grab?
Giải thích dựa vào những tiêu chí đã liệt kê, áp dụng vào tình huống?
2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
Từ nội dung Chương I và Chương II, sinh viên rút ra kết luận về những bất cập
quy định pháp luật có liên quan về nhận diện hợp đồng lao động? (Không phải là bất
cập của toàn bộ BLLĐ)

9
Từ bất cập quy định pháp luật, sinh viên cần thông qua hiểu biết pháp lý để đưa
ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật?

2.3. Vận dụng và đánh giá chế định nhận diện hợp đồng lao động
 - Tìm bản án, tình huống, vụ việc liên quan đến chủ đề BTL và phân tích, đánh giá
- Hoặc chủ đề này có giá trị gì trong thực tiễn sinh hoạt, học tập, đời sống của các em.

10
PHẦN KẾT LUẬN
(Trình bày tóm lại kết quả nghiên cứu được thực hiện ở những nội dung trên. Khẳng
định nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã hoàn thành)
Một là,…
Hai là,…
Ba là,…

11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Cần lưu ý: thông qua nguồn tài liệu tham khảo thể hiện việc thực hiện nghiêm túc đề
tài khoa học. Những tài liệu sử dụng phải được trích dẫn trong bài. Trình bày Tài liệu
tham khảo và trích dẫn khoa học theo đúng quy định).

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Lao động (Bộ luật
số: 45/2019/QH14) ngày 20 tháng 11 năm 2019, Hà Nội.
2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự (Luật số:
91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.
3. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai (Luật số:
45/2013/QH13) ngày 29 tháng 11 năm 2013, Hà Nội.
4. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Nhà ở (Luật số:
65/2014/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.
5. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật (Luật số: 68/2006/QH11) ngày 29 tháng 06 năm 2006.
6. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 155/2016-NĐ-
CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, Hà Nội.
7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định
số 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết và quy định một số điều liên quan đến
Luật, Hà Nội.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
8. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Trẻ.
9. Phạm Công Lạc (2006), Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, Nxb. Tư
pháp.
10. Nguyễn Ngọc Điện (2011), Một số vấn đề bị bỏ quên – liên quan đến chế độ sở
hữu trong BLDS năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5.
11. Tên tác giả, Tên bài viết, http://.......

12
Trình bày mục lục tự động
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................2
2. Nhiệm vụ của đề tài............................................................................................ 2
3. Bố cục tổng quát của đề tài...............................................................................3
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................4
I. Khái niệm, phân loại nguồn nguy hiểm cao độ................................................6
1.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ..............................................................8
1.2. Các loại NNHCĐ...........................................................................................13
II. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra............................................................................................................... 15
2.1. Có tồn tại nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật.....................................18
2.2. Thiệt hại thực tế............................................................................................22
2.3. Mối quan hệ nhân quả..................................................................................26
2.4. Vai trò của yếu tố lỗi.....................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................39

LƯU Ý:
[1] Những bài làm giống nhau: trừ 30% số điểm
[2] Những bài làm copy không ghi nguồn trích dẫn: trừ 30% số điểm
Phần nội dung trong ngoặc đơn, in nghiêng, màu đỏ là phần Giảng viên hướng
dẫn cách thực hiện, các em xem cho biết cách làm, đừng để vào nội dung báo cáo!
Chúc các em hoàn thành tốt nhiệm vụ!

13
MỘT SỐ GỢI Ý
Pháp luật điều chỉnh Do BLLĐ điều chỉnh

Khái niệm Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động
và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền
lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng
có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương
và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được
coi là hợp đồng lao động.=> Tại sao?
(Điều 13 BLLĐ năm 2019)

Yếu tố quản lý, điều hành NLĐ chịu sự quản lý, điều hành công việc của NSDLĐ.
công việc

Yếu tố đào tạo NSDLĐ có trách nhiệm đào tạo, nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn cho NLĐ.

Yếu tố chỉ huy, kiểm soát NSDLĐ được ra lệnh chỉ huy, yêu cầu NLĐ thực hiện
mệnh lệnh của mình. NLĐ trong quá trình thực hiện công
việc phải chịu sự kiểm soát của NSDLĐ.

Yếu tố “tự thực hiện công Người lao động phải tự mình thực hiện công việc, không
việc” được chuyển giao cho người khác.

Yếu tố hoạt động lao động Hợp đồng lao động phải được thực hiện liên tục trong
liên tục, không gián đoạn một khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận trước,
không được tự ý ngắt quãng hợp đồng, trừ khi pháp luật
lao động có quy định.

Yếu tố quy định giờ giấc NSDLĐ được quyền ấn định giờ giấc làm việc nghỉ ngơi
làm việc, nghỉ ngơi cho NLĐ.

Yếu tố “dành toàn bộ thời NLĐ phải dành toàn bộ thời gian đã thoả thuận trong hợp
gian đã cam kết để thực đồng để thực hiện công việc.
hiện công việc”

Yếu tố “làm việc tại địa NSDLĐ chỉ định địa điểm làm việc cho NLĐ, yếu tố địa
14
điểm do NSDLĐ chỉ định” điểm làm việc phải được ghi nhận trong HĐLĐ.

Yếu tố “làm việc theo trật NSDLĐ ban hành nội quy lao động (có quy định về
tự, kỉ luật” thưởng/phạt), NLĐ phải làm việc theo trật tự.

Báo cáo công việc, đánh NSDLĐ có quy chế nội bộ, NLĐ phải báo cáo để xem có
giá công việc hoàn thành công việc hay không.

Trả lương định kỳ Chỉ có pháp luật lao động mới đặt ra vấn đề “trả lương”,
cách thức “trả lương” do NSDLĐ quy định.

Yếu tố “được thanh toán NLĐ được NSDLĐ thanh toán các chi phí công tác (chi
các chi phí công tác” phí này không bao gồm tiền công, tiền lương).

Trang bị công cụ, phương NSDLĐ phải đảm bảo việc trang bị công cụ, phương tiện
tiện làm việc làm việc cho NLĐ.

Yếu tố “đầu tư, cải thiện NSDLĐ phải đầu tư, cải thiện phương tiện và điều kiện
phương tiện và điều kiện làm việc cho NLĐ.
làm việc”

Yếu tố “nhận biết về lợi Lợi nhuận hoặc tổn thất NSDLĐ phải tự gánh chịu, NLĐ
nhuận hoặc tổn thất” không buộc phải nhận biết điều này.

Yếu tố ‘cùng lúc làm việc Pháp luật lao động yêu cầu sự rạch ròi, NLĐ không được
cho nhiều người” chồng lấn thời gian làm việc lên nhau.

Quyền chấm dứt hợp Chỉ có pháp luật lao động mới đặt ra vấn đề “sa thải” (vì
đồng, sa thải sa thải là hình thức xử lý kỷ luật), những quy định về việc
chấm dứt hợp đồng được quy định chặt chẽ.

Phân loại Hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng không
xác đinh thời hạn.
(Khoản 1 Điều 20 BLLĐ năm 2019)

Căn cứ trả tiền lương Dựa vào năng suất lao động và chất lượng thực hiện công
việc.
(Điều 90, 95 BLLĐ năm 2019)

Bảo hiểm Khi ký hợp đồng phải bắt buộc đóng BHXH, BHYT,

15
BHTN cho NLĐ.

Chế độ phép năm NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một NSDLĐ thì được
nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao
động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong
điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành
niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Chế độ ốm đau NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường thì được
hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15
năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30
năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

16

You might also like