You are on page 1of 75

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: Nghiên cứu tác yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử
dụng ví điện tử của sinh viên

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thu


Lớp: 2202SCRE0111
Nhóm thực hiện: 01

HÀ NỘI-2022
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài thảo luận này, nhóm đã nhận được sự hỗ trợ, giúp
đỡ cũng như là quan tâm từ cô và các bạn sinh viên các khoa trong trường, anh chị khoá
trên. Đề tài thảo luận cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm
từ các nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên nghành của nhiều tác giả ở trường Đại
Học, các tổ chức nghiên cứu.
Trước hết, nhóm thảo luận xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Lê Thị Thu - giảng
viên bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học - người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn
đã luôn dành nhiều thời gian công sức hướng dẫn nhóm thảo luận trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài thảo luận.
Nhóm thảo luận xin trân trọng cảm ơn các anh, chị, các bạn đã tham gia cuộc khảo
sát và giúp đỡ nhóm hoàn thành tốt bài nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong bài thảo luận không tránh những thiếu sót, nhóm
kính mong Quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài, bạn bè, gia đình tiếp tục có
những ý kiến đóng góp, giúp đỡ đề tài hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động quan trọng hàng đầu trong nhiều
ngành khoa học. Kết quả thu được từ các hoạt động nghiên cứu khoa học là những phát
hiện mới mẻ về kiến thức, về bản chất sự vậy, phát triển nhận thức khoa học về thế giới,
sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cho cuộc sống.
Trên thực tế nhu cầu sử dụng ví điện tử của sinh viên trường Đại Học Thương Mại đã
trở thành một trong những vấn đề nghiên cứu thú vị phục vụ cho việc học tập kiến thức
của sinh viên. Nhóm thảo luận quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu tác
yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của sinh viên”. Hy vọng rằng bài
thảo luận này sẽ mang đến những thông tin bổ ích, thiết thực để sinh viên Đại Học
Thương Mại có thể lựa chọn được ví điện tử phù hợp với bản thân
Bài thảo luận “Nghiên cứu tác yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử
của sinh viên” bao gồm 5 chương như sau:
 Chương 1: Mở đầu
 Chương 2: Cơ sở lí luận
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Một lần nữa nhóm thảo luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô Lê Thị Thu -
Giảng viên bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học - cùng các anh chị, các bạn đã
đóng góp nhiều ý kiến quý báu để bài thảo luận của nhóm trở nên hoàn chỉnh.
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong thời đại công nghệ 4.0, phương thức dựa trên nền tảng tài chính công nghệ
(Financial Technology - Fintech) đang trên đà phát triển và trở thành một trong những xu
hướng mới trên thị trường. Thị trường Thương Mại Điện Tử ở nước ta có xu hướng tăng
dần đều ở những năm 2014 đến nay và bùng nổ vào năm 2019. Nhu cầu về thanh toán
trực tuyến đang ngày cấp thiết bởi sự phát triển của thương mại điện tử, tính tiện lợi của
việc không sử dụng tiền mặt cùng các công nghệ an toàn, thuận tiện cho người sử dụng đã
tạo ra sự bùng nổ về các phương pháp thanh toán trực tuyến bao gồm cả ví điện tử.
Có thể thấy thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho sự phát triển của ví
điện tử, bởi vì nhóm người trẻ là nhóm người rất dễ dàng tiếp cận và chấp nhận sử dụng
công nghệ mới. Điều này được công nhận qua tốc độ tăng trưởng số lượng ví điện tử.
Theo thống kê của Vụ Thanh toán – NHNN, cuối năm 2009 có khoảng 70.000 VĐT được
mở, và đến cuối Quý II/2021 con số này đã lên đến hơn 546.000, tăng gần 8 lần sau 1
năm rưỡi. Lượng giao dịch qua các doanh nghiệp cung ứng ví điện tử đạt hơn 1,5 triệu
lượt với tổng giá trị giao dịch hơn 3.400 tỷ đồng bình quân khoảng 2,3 triệu đồng/giao
dịch và tính đến hết năm 2012 tổng số lượng VĐT được phát hành bởi các tổ chức này là
hơn 1,3 triệu phí số lượng giao dịch đạt hơn 16 triệu với trị giá gần 5.832 tỷ đồng. Điều
này chứng tỏ ví điện tử là phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu thực tế của người
dân trong thanh toán trực tiếp nói riêng và thanh toán điện tử nói chung.
Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ
Thông tin, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145
USD và doanh số thu từ thương mại điện tử B2C đạt khoảng 2.97 tỷ USD, chiếm 2.12 %
tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Ngoài ra, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, giá
trị giao dịch qua ví điện tử năm 2016 đạt 53.109 tỷ đồng, tăng tới 64% so với năm 2015.
Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho hay, trong vòng 5 năm trở lại
đây, giá trị giao dịch qua POS tăng gần 600%, doanh số thanh toán trực tuyến tại các
điểm chấp nhận thẻ tăng hơn 350%,...Trong năm 2019, ngành Thương Mại Điện Tử đã có
sự tăng trưởng vượt bậc, thu về 2.7 tỷ USD và đã có hơn 35.4 triệu người sử dụng. Điều
này cho thấy vai trò quan trọng của Thương Mại Điện tử trong quá trình phát triển kinh
trêm toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê
duyệt đề án phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 với mục
tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp
hơn 10%. Điều này có nghĩa là thời gian tới, thương mại điện tử hay thanh toán trực tuyến
sẽ là mảnh đất màu mỡ để phát triển. Tính đến cuối tháng 5/2021, tại Việt Nam có 43 tổ
chức không phải ngân hàng đã được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán, trong đó có 40 tổ chức trung gian thanh toán có hoạt động cung ứng dịch vụ ví
điện tử với tổng số tài khoản ví điện tử đang hoạt động là khoảng 14,59 triệu (tăng
khoảng 0,94 triệu ví so với thời điểm cuối năm 2020). 
Việc ứng dụng Thương Mại Điện Tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh là xu thế tất
yếu đối với quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân trong thời đại hiện nay. Sớm nhận thức
được khả năng phát triển kinh tế tiềm năng bởi thị trường Thương Mại Điện Tử, năm
2008 nhà nước đã cấp phép hoạt động thí điểm Ví Điện tử. Và được đánh giá là một trong
những phương thức thanh toán trực tuyến an toàn, tiện lợi, phù hợp với điều kiện công
nghệ và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là thị trường Thương Mại Điện Tử ngày càng phát triển không
những tại Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Với một thị trường tiềm năng tại Việt Nam
đã có rất nhiều ví điện tử ra đời như: Viettelpay, ZaloPay, Momo, VTC Pay, ShopeePay,
… Và ví điện tử được sử dụng ngày càng phổ biến, rộng rãi nhất là đối với các bạn trẻ.
Vậy mức độ tiếp cận, sử dụng của sinh viên với ví điện tử thì sao? Nắm bắt được vấn đề
trên nhóm 1 nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử
dụng ví điện tử của sinh viên”. Từ đó nhằm khảo sát mức độ sử dụng Ví Điện Tử của
sinh viên làm cơ sở cho doanh nghiệp, nhà quản trị đưa ra giải pháp giúp phát triển bền
vững thị trường Ví Điện Tử tại Việt Nam.
1.2 Tuyên bố đề tài nghiên cứu
Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của
sinh viên.”
1.3 Tổng quan nghiên cứu
1.3.1 Tài liệu trong nước
Với tác phẩm “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với
sinh viên” (2021) nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định ví điện tử của sinh
viên Việt Nguyễn Phạm Thanh Phương đã tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi
kết quả thu về có 214 bảng câu hỏi hợp lệ, dữ liệu được phân tích qua phần mềm SPSS
20.0 cho thấy 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử dụng ví điển tử của sinh viên
hiện nay bao gồm: Hữu ích, dễ sử dụng, niềm tin và thông tin.
Nguyễn Hà Khiêm với tác phẩm “So sánh chất lượng dịch vụ của ví điện tử MoMo,
ZaloPay, Aripay” (2018) trong quá trình phân tích nhu cầu sử dụng ví điện tử và so sánh
chất lượng dịch vụ của 3 ví MoMo, ZaloPay, Aripay để chứng minh sự phù hợp của từng
yếu tố trong thang đo. Nguyễn Hà Khiêm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
để có thể đo lường trên thang đo E-SEVERQUAL. Bằng phần mềm phân tích dữ liệu
SPSS cho thấy có 7 yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ của ví điện tử đó là hiệu quả,
mức độ cam kết thực hiện, sự tin cậy, bảo mật, sự phản hồi, bồi thường và liên hệ. Dựa
trên 3 ví MoMo, Zalopay, Aripay để so sánh chất lượng dịch vụ kết quả nghiên cứu cho
thấy hiệu qủa tác động lớn nhất đối với cảm nhận về chất lượng dịch vụ.
Với luận văn “Nghiên cứu đến yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử tại Việt
Nam” (2013), Nguyễn Thị Linh Phương dựa trên thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử
dụng công nghệ (UTAUT) với 4 yếu tố tác động chính đó là hữu ích mong đợi, dễ sử
dụng mong đợi, điều kiện thuận lợi và gồm 3 yếu tố bổ sung đó là tin cậy cảm nhận, chi
phí cảm nhận, hỗ trợ chính phủ. Từ đó đề ra những giải pháp đúng đắn để nâng cao chất
lượng, dịch vụ, thu hút được nhiều người sử dụng, kịp thời nhằm quản lí ban hàng các
quy định, chính sách phù hợp, kịp thời nhằm quản lí và hỗ trợ cho sự phát triển của thị
trường ví điện tử Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT và giảm tỉ lệ tiền
mặt trong thanh toán theo chủ trương chung của nhà nước để phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Theo Tạp Chí Khoa học và Công Nghệ số 50,2021 của Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn
Thành Long đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo khi
mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại Học Công Nghiêp TPHCM trong đề tài “Những
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo khi mua sắm trực tuyến của sinh
viên Đại học Công Nghiệp TPHCM”. Kế thừa từ các mô hình nghiên cứu trước đó nhóm
tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo
bao gồm nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức riêng tư/bảo mật, ảnh hưởng
đến xã hội và niềm tin vào ví điện tử MoMo. Sử dụng thang đo Likert và phương pháp
hồi quy kết quả cho thấy rằng ba yếu tố nhận thức hữu ích, ảnh hưởng xã hội và niềm tin
vào ví điện tử MoMo có tác động đến biến phụ thuộc. Từ đó đề xuất một số hàm ý quản
trị giúp các doanh nghiệp có chính sách nhằm nâng cao ý định sử dụng ví MoMo của sinh
viên.
Bùi Nhất Vượng tác giả đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
ví điện tử của người dân tại Thành Phố Cần thơ trên tạp chí Khoa Học Trường Đại học
Cần Thơ” (2021) đã khám phá ra yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử thông
qua vai trò trung gian của thái độ đối với dụng sản phẩm. Dữ liệu được thu thập là 201
đáp viên có hiểu biết về điện tử Momo, ZaloPay, AirPay, ViettelPay tại thành phố Cần
Thơ, đã được phân tích để cung cấp bằng chứng. Kết quả từ mô hình phương trình cấu
trúc bình phương nhỏ nhất một phần (PLS-SEM) chỉ ra rằng nhận thức uy tín, điều kiện
thuận lợi, hiệu quả kì vọng và ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử
dụng ví điện tử. Bên cạnh đó, nghiên cứu thông qua vai trò trung gian của khách hàng để
dự đoán ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng, cụ thể biến hiệu quả mong đợi và
ảnh hưởng xã hội chỉ tác động gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử, nhận thức uy tín đã
tác động trực tiếp và gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử và điều kiện thuận lợi chỉ tác
động gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử
1.3.2 Tài liệu nước ngoài
Teo Siew Chein và cộng sự trong tài liệu nghiên cứu “Factors Affecting Adoption of
E-Wallets Among Youths in Malaysia” (2020). Đã nghiên cứ mức độ chấp nhận sử dụng
ví điện tử của giới trẻ ở Malaysia đồng thời cũng xem xét các yếu tố thúc đẩy họ thích
nghi với việc triển khai và phát triển ví điện tử tại Malaysia vào cuối năm 2020. Nghiên
cứu này đã sử dụng mô hình TAM với các yếu tố như ảnh hưởng từ xã hội và an ninh qua
đó đánh giá thái độ của giới trẻ Malaysia đối với việc sử dụng ví điện tử. Cùng với 200 bộ
câu hỏi đã được thu thập từ giới trẻ Malaysia, phân tích dữ liệu định lượng được thực hiện
qua chương trình SPSS VÀ Smart-PLS 3.0. Kết quả đã chỉ ra rằng mức độ an toàn được
nhận thức, tính dễ sử dụng và ảnh hưởng xã hội là những yếu tố ảnh hưởng hoặc dự đoán
ý định sử dụng ví điện tử. Còn tính hữu ích của ví điện tử lại không tác động đáng kể đối
với việc sử dụng ví điện tử ở giới trẻ Malaysia.
Hiteshi Ajmera & Viral Bhatt trong tài liệu nghiên cứu “Factors Affecting the
Consumer’s Adoption of E-Wallets in India: An Empirical Study” (2020) đã chỉ ra các yếu
tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử tại Ấn Độ với các cuộc khảo sát tại thành phố
Ahmedabad với mục tiêu khảo sát là những người sử dụng ví điện tử. Đã thu thập được
mẫu gồm 420 người trả lời từ các khu vực khác nhau ở thành phố này. Nghiên cứu này
tập trung chủ yếu vào các biến phân loại như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập,
giáo dục và trình độ học vấn để có cái nhìn khách quan nhất về vấn đồ này. Với việc áp
dụng thang đo Attitude Likert được dùng để hiểu về mức độ hài lòng của người tiêu dùng.
Ở kết quả 2 nhà nghiên cứu đã coi 1 trong những biến độc lập là biến phụ thuộc qua đó
chắc chắn tác động của 3 biến độc lập khác đối với sự hài lòng nhận thức có được từ đó
dẫn đến việc sử dụng ví điện tử.
Achmad Taufan & Rudi Trisno với tài liệu nghiên cứu “Analysis of Factors That
Affcet Intention to Use E-Wallet Through the Technology Acceptance Model Approach”
(2019) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử GO-PAY tại
Indonesia với phương pháp TAM đựa trên kết quả của các giả thuyết thu được từ các
nghiên cứu liên quan đến việc thảo luận nghiên cứu. Dữ liệu được sử dụng là một bảng
câu hỏi được phân phối trực tuyến và qua sử lý bằng phương pháp mô hình hóa phương
trình cấu trúc – hay còn gọi là SEM. Xử lý dữ liệu dựa trên SEM, SPSS phiên bản 22 và
AMOS phiên bản 23
Jay Trivedi với tài liệu nghiên cứu “Factor Determining The Acceptance Of E-
Wallet” (2016) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định chấp nhận ví điện tử ở thế hệ Gen Y
tại Ấn độ, tác giải đã đặt ra giải thuyết những yếu tố tác động đến sự quyết định chấp
nhận ví điện tử đó là tính dễ sử dụng (PEOU), tính hữu ích được cảm nhận (PU), chuẩn
mực chủ quan (SN), độ tin cậy được nhận thức (PT) và tính tự tin (SE) đây là các biến
độc lập được chọn để thực hiện nghiên cứu mô tả. Yếu tố thái độ đối với việc sử dụng ví
điện tử (AT) và ý định hành vi (BI) là các biến phụ thuộ. Và để kiểm tra giả thuyết tác giả
đã sử dụng SEM trong phiên bản AMOS 21.0 để xử lí dữ liệu. kết quả cho thấy rằng thế
hệ gen Y không phụ thuộc vào niềm tin của người khác về họ.
Theo Tu Nhat Vi tài liệu nghiên cứu “Factors Influencing Consumer’s Intention To
Adopt Mobile Wallet In Ho Chi Minh City” (2019) đã nghiên cứu những tác động ảnh
hưởng đến sự quyết định chấp nhận ví điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh, sử dung mô
hình TAM cùng phương pháp nghiên cứu định lượng với các yếu tố tác động đó là tính
hữu ích cảm nhận (PU), tính dễ sử dụng (PEOU), ảnh hưởng xã hội, sự tín nhiệm được
công nhận (PCr), chi phí cảm nhận (PC), tính di dộng, các loại dịch vụ và ý định hành vi.
1.3.3 Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra vai trò quan trọng và sự hữu ích của ví
điện tử mang lại so với phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Bên cạnh đó các bài
nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng ví điện tử của mọi
người. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc nghiên ý định hoặc quyết
định sử dụng ví điện tử hiện nay. Trên thực tế, khi sử dụng ví điện tử người dùng gặp
những rào cản về kĩ thuật đôi khi những rào cản đó tác động đến ý định sử dụng ví điện tử
của người tiêu dùng. Vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng rào cản kĩ thuật tác
động đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên Đại Hoc Thương Mại là rất cần thiết.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát:
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử. Trên cơ sở đó
đưa ra các khuyến nghị cho sinh viên có sự lựa chọn ví điện tử tốt nhất và các hàm ý
giúp cho các nhà sáng lập, các nhà marketing ví điện tử phục vụ công tác đổi mới và
nâng cao chất lượng, nhằm thu hút khách hàng.
 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát thực trạng sử dụng ví điện tử của sinh viên Trường đại học Thương Mại
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của sinh viên
Trường đại học Thương Mại.
- Đánh giá mức độ và chiều tác động của từng yếu tố đến ý định lựa chọn sử dụng ví
điện tử của sinh viên đại học Thương Mại.
- Đo lường yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử. Từ đó
đưa ra các hàm ý phục vụ công tác nâng cao chất lượng, đổi mới để phù hợp với nhu
cầu sinh viên hiện nay.     
- Hệ thống hóa lý luận, lý thuyết về ví điện tử, tìm hiểu các tính chất ảnh hưởng đến ý
định lựa chọn sử dụng ví điện tử của sinh viên Đại học Thương mại.       
- Phân tích nguyên nhân và tổng hợp kết quả dữ liệu về mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của sinh viên Đại học Thương
mại.     
- Đề xuất một giải pháp, kiến nghị đến vấn đề ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của
sinh viên Đại học Thương mại.
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của sinh viên
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
 Câu hỏi nghiên cứu tổng quát
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của sinh viên
đại học Thương Mại? Và các yếu tố ấy đã ảnh hưởng như thế nào đến lựa chọn sử dụng ví
điện tử của sinh viên Thương Mại?

 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể


- Yếu tố nhận thức uy tín có phải là yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện
tử của sinh viên đại học Thương Mại không?
- Yếu tố ảnh hưởng xã hội có phải là yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví
điện tử của sinh viên đại học Thương Mại không?
- Yếu tố ưu đãi, khuyến mãi có phải là yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví
điện tử của sinh viên đại học Thương Mại không?
- Yếu tố về sự hữu ích có phải là yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử
của sinh viên đại học Thương Mại không?
- Yếu tố về điều kiện thuận lợi có phải là yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng
ví điện tử của sinh viên đại học Thương Mại không?
- Yếu tố về khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin
có phải là yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học
Thương Mại không?
- Yếu tố về rào cản kỹ thuật có phải là yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví
điện tử của sinh viên đại học Thương Mại không?
 Từ những mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và trả lời câu hỏi sau: Các yếu
tố nào tác động đến ý định sử dụng ví điện VĐT của sinh viên?
1.6 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
1.6.1 Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1 (H1): Yếu tố nhận thức uy tín tác động tích cực đến ý định lựa chọn sử
dụng ví điện tử của sinh viên đại học Thương Mại.
- Giả thuyết 2 (H2): Yếu tố ảnh hưởng xã hội tác động tích cực đến ý định lựa chọn sử
dụng ví điện tử của sinh viên đại học Thương Mại.
- Giả thuyết 3 (H3): Yếu tố ưu đãi, khuyến mãi tác động tích cực đến ý định lựa chọn
sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học Thương Mại.
- Giả thuyết 4 (H4): Yếu tố điều kiện thuận lợi tác động tích cực đến ý định lựa chọn
sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học Thương Mại.
- Giả thuyết 5 (H5): Yếu tố khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực
công nghệ thông tin tác động tích cực đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của
sinh viên đại học Thương Mại.
- Giả thuyết 6 (H6): Yếu tố rào cản kỹ thuật tác động tiêu cực đến ý định lựa chọn sử
dụng ví điện tử của sinh viên đại học Thương Mại.
1.6.2 Mô hình nghiên cứu

1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu


 Về mặt nghiên cứu khoa học
- Tạo ra cái nhìn tổng quát cho đề tài
- Nghiên cứu đã khái quát hóa các vấn đề lý luận về yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn sử dụng ví điện tử, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu để xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của sinh viên
- Góp phần hoàn thiện hơn lý thuyết về ví điện tử, ý định sử dụng và các yếu tố tác
động đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên
 Về mặt thực tiễn
- Hiểu được các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên
trường Đại học Thương mại, đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm
gia tăng ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của sinh viên.
- Giúp sinh viên nâng cao kiến thức, tư duy, kỹ năng mềm và kỹ năng làm việc
nhóm. Tìm kiếm và đề xuất một số giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu để
giúp các bạn sinh viên có được những hiểu biết cần thiết và là người tiêu dùng
thông minh.
- Nghiên cứu này đã làm phong phú thêm một số cơ sở lý luận trong lĩnh vực
lựa chọn sử dụng ví điện tử, cung cấp cho các doanh nghiệp, công ty đang hoạt
động trong lĩnh vực thương mại điện tử có cái nhìn cụ thể hơn về quan điểm
của người tiêu dùng. 
- Là cơ sở tham khảo có giá trị, hỗ trợ cho các nhà Marketing và các nhà quản
lý ngành thanh toán điện tử. Từ đó có sự điều chỉnh các chính sách marketing
một cách phù hợp nhằm nâng cao mức độ hài lòng cho khách hàng mục tiêu
của mình.
- Đưa ra hàm ý về mặt quản trị cho doanh nghiệp có những những chiến lược
kinh doanh hiệu quả, cải thiện dịch vụ, có nhiều tiện ích, chính sách ưu đãi,
chăm sóc khách hàng… gia tăng sự hài lòng của khách hàng nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là đối tượng tiềm năng như sinh
viên hiện nay.
1.8 Thiết kế nghiên cứu
1.8.1 Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: 15/03/2022 - 20/04/2022.
- Không gian: Khảo sát sinh viên các khóa đang theo học tại trường Đại học Thương
Mại
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Đại Học Thương Mại
1.8.2 Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ thư viện Nhà Trường, thông tin trên mạng internet,
các bài viết, bài báo được đăng trên các báo cáo, tạp chí khoa học và mạng xã hội,...
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng khảo sát cấu trúc. Bảng câu hỏi được soạn thảo
thông qua tham khảo các thang đo từ các tài liệu, các nghiên cứu đăng trên các tạp chí
khoa học, kết hợp với việc tham vấn ý kiến từ các chuyên gia. Bảng câu hỏi được thiết
kế và gửi đến đối tượng khảo sát bằng công cụ trực tuyến, phương pháp chọn mẫu
thuận tiện.
 Phương pháp phân tích dữ liệu.
- Phân tích định tính: xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài, điều chỉnh thang đo lường ý
định sử dụng ví điện tử và những yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của
sinh viên. Trên cơ sở nghiên cứu định tính sẽ xây dựng và hoàn thiện bảng khảo sát.
- Phân tích định lượng: Thu thập, đo lường và xử lý dữ liệu để kiểm định từ lý thuyết đã
có.
 Phương pháp xử lý dữ liệu.
- Sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp: phân tích số liệu
thu thập từ bảng câu hỏi. Xử lý dữ liệu bằng các phần mềm xử lý dữ liệu phổ biến như
Microsoft Excel, SPSS và một số phương pháp phân tích biểu đồ từ ứng dụng Google.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
2.1.1 Ví điện tử
Ví điện tử là một ví ảo lưu trữ thông tin thẻ thanh toán trên máy tính hoặc thiết bị di
động, để tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho mua hàng trực tuyến, mà cả thanh toán tại
các điểm bán lẻ (Tolety, 2018). Còn theo Pachpande và Kamble (2018), ví điện tử là một
loại thẻ hoạt động bằng điện tử và cũng được sử dụng cho các giao dịch được thực hiện
trực tuyến thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh. Tiện ích của nó giống như thẻ
tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Ví điện tử đã phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá
hàng tỷ USD, mang đến cho người dùng nhiều sự tiện lợi thông qua việc sử dụng ví trên
điện thoại di động.
Ví điện tử đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào năm 1997 khi Cocacola lần đầu tiên
tung ra máy bán nước tự động, mà ở đó người sử dụng có thể mua lon nước thông qua tin
nhắn, chứ không nhất thiết cần tiền mặt.
2.1.2 Ý định sử dụng
Theo Ajzen (1991), ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi
trong tương lai, ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy cá nhân sẵn sàng thực hiện
hành vi và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhân thức kiểm soát
hành vi. Ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi, nguyên cứu về ý
định sử dụng sẽ dự đoán tốt đối với hành vi sử dụng.
Theo Scheer (2004), ý định là một trạng thái tinh thần, thường có sức mạnh nhân quả.
Sự quyết tâm của một người hoặc sự lo lắng, háo hức của người nào đó, như những ‘sức
mạnh’ thúc đẩy chúng ta. Có những đặc điểm khác của ý định mà trạng thái tinh thần của
ý định không có chung. Ý định không có các đặc điểm thời gian mà trạng thái tinh thần
có, hoặc chia sẻ sự phụ thuộc bối cảnh gây tò mò mà ý định có. Do các trạng thái tinh
thần hoạt động theo quan hệ nhân quả, nên một người không thể cam kết thực hiện một
quá trình hành động như chúng ta thường làm khi hứa hoặc ký một thỏa thuận hoặc hợp
đồng.
2.1.3 Tính năng của ví điện tử
 Thanh toán hóa đơn, hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện: bạn có thể
sử dụng ví điện tử để thanh toán mua hàng trực tuyến, thanh toán trực tiếp.
 Đặt vé máy bay, vé tàu, khách sạn
 Thanh toán hóa đơn điện, nước, thanh toán cước điện thoại.
 Nhận và chuyển tiền trực tuyến

2.2 Các mô hình lý thuyết về hành vi mua của khách hàng


2.2.1. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)
Thuyết hành vi dự định của Ajzen năm 1991 rất phổ biến trong việc phân tích hành vi
chủ thể. Nó được áp dụng rộng rãi để giải thích nhiều loại hành vi trong nhiều bối cảnh
khác nhau như hành vi sức khỏe, hành vi đầu tư hay hành vi tham gia tập thể (Ajzen,
1991; Xiang & Sumelius, 2010). Có thể nói rằng, ý định hay động cơ của mối chủ thể
chính là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất đến việc họ thức hiện các hành vi của bản thân.
Fishbein & Ajzen (1975) cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba
nhân tố bao gồm thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi. Thái
độ đối với hành vi là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của chủ thể về việc thực hiện một
hành vi nào đó dựa trên đánh giá của chủ thể đó và kết quả của những hành vi này. Chuẩn
mực chủ quan là nhận thức của con người về áp lực chung của xã hội để thực hiện hay
không thực hiện hành vi và ngược lại nó được quyết định bởi niềm tin chuẩn mực của con
người. Yếu tố kiểm soát hành vi dễ hay khó như thế nào của chủ thể tác động đến đối
tượng, yếu tố này có thể xuất phát từ bên trong từng chủ thể như sự quyết tâm, năng lực
thực hiện, … hay từ bên ngoài như thời gian, cơ hội hay điều kiện kinh tế. Nếu một người
có được niềm tin kiểm soát mạnh mẽ (có nhiều yếu tố thuận lợi trong việc thực hiện hành
vi) thì cá nhân đó sẽ có quyền kiểm soát nhận thức cao hơn để thực hiện hành vi đó và
ngược lại.
(Ajzen,1991)
Hình 2. Mô hình lý thuyết hành vi dự đình – TPB

2.2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)
Mô hình TAM chủ yếu tập trung vào việc giải thích rõ hành vi chấp nhận công nghệ
của người mới sử dụng một cách cơ bản nhất, hợp lý nhất. Mô hình TAM giải thích một
cách phù hợp sự biến đổi đa dạng trong dự định và hành vi sử dụng của khách hàng nếu
một cá nhân nhận thấy các sản phẩm kỹ thuật số quá khó chơi hoặc lãng phí thời gian sẽ
khó có thể muốn áp dụng công nghệ, trong khi với một cá nhân khác nhận thấy các sản
phẩm ký thuật số là cũng cấp sự kích thích tinh thần cần thiết và dễ học sẽ có nhiều khả
năng muốn học cách sử dụng các sản phẩm kỹ thuận số. Mô hình TAM là một trong
những mô hình chấp nhận công nghê có ảnh hưởng nhất, với hai yếu tố chính ảnh hướng
đến ý định sử dụng công nghệ đó là nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng. Nhận
thức hữu ích là việc các nhân tin tưởng rằng việc sử dụng sản phẩm công nghệ sẽ cải thiện
việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong khi đó, nhận thức dễ sử dụng là mức độ người
tiêu dùng sử dụng sản phẩm công nghệ không tốn nhiều công sức. Mô hình TAM cho
rằng việc sử dụng sản phẩm công nghệ được xác định bởi thái độ của mỗi cá nhân khi sử
dụng sản phẩm công nghệ và cũng bởi nhận thức của chính các nhân đó về tiện ích của
sản phẩm. Hay thái độ của một cá nhân không phải là yếu tố duy nhất quyết định về việc
sử dụng một sản phẩm công nghệ mà còn dựa trên tác động của nó đối với hiệu suất. Do
đó, ngay cả khi một cá nhân không hoan nghênh một sản phẩm công nghệ, nhưng xác suất
họ sẽ sử dụng sản phẩm này là rất cao nếu họ nhận thấy rằng sản phẩm công nghệ sẽ cải
thiện hiệu suất trong công việc.

(Davis, 1989)
Hình 3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

2.3 Các yếu tố thuộc về ví điện tử tác động đến ý định của sinh viên
2.3.1. Nhận thức uy tín
Vuong et al. (2020) cho rằng nhận thức uy tín là mức độ một cá nhân tin rằng sử dụng
hệ thống công nghệ bởi tính đáng tin cậy và bảo mật. Một hệ thống công nghệ càng đáng
tin cậy và bảo mật thì người dùng sẽ càng yên tâm để sử dụng hệ thống đó. Ngoài ra, nhận
thức uy tín còn thể hiện ở việc cung cấp cho người dùng những cách bảo mật đáng tin cậy
tránh bị xâm nhập. Bên cạnh đó là các hình thức hỗ trợ người dùng có thể lấy lại tài khoản
trong trường hợp bị xâm nhập. Nếu người dùng có thể cảm thấy an tâm về việc bảo mật
và có những cách xử lý nếu tài khoản bị lấy cắp, thì họ sẽ có tác động tích cực hơn với
việc sử dụng hệ thống cũng như ý định sử dụng hệ thống đó. Giao et al. (2020) cho rằng
nhận thức uy tín có ảnh hưởng tích cực đến tác động sử dụng và ý định sử dụng. Vuong et
al. (2020) đã kết luận rằng nhận thức uy tín có ảnh hưởng đến tác động sử dụng và ý định
của người dùng đối với việc sử dụng công nghệ
2.3.2. Ảnh hưởng xã hội
Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân nhận thấy rằng những người đó quan
trọng đối với họ nghĩ rằng nên sử dụng hệ thống thông tin mới (Venkatesh và cộng sự,
2003). Các cá nhân có xu hướng bị ảnh hưởng bởi lời khuyên hoặc phản hồi từ mọi người
trong giai đoạn đầu sử dụng công nghệ mà không có đủ kinh nghiệm và niềm tin. Ngày
nay các công ty thường có những chương trình tri ân cho khách hàng, khuyến khích người
dùng giới thiệu ví điện tử cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng để tác động hành vi của cá nhân. 
2.3.3. Điều kiện thuận lợi
Điều kiện thuận lợi là mức độ một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật và tổ
chức hỗ trợ họ sử dụng công nghệ (Venkatesh et al., 2003). Giao et al. (2020) còn cho
rằng điều kiện thuận lợi là tính khả dụng của các nguồn tài nguyên như các loại tài liệu
hay cơ sở hạ tầng công nghệ có thể hỗ trợ trong việc sử dụng công nghệ mới. Hossain et
al. (2017) chứng minh rằng điều kiện thuận lợi có mối quan hệ tích cực đến ý định sử
dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng đến ý định sử dụng
ví điện tử. Nghiên cứu cho rằng điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến tác động và
ý định sử dụng ví điện tử.
2.3.4. Rào cản kỹ thuật
Rào cản kỹ thuật là mức độ mà một cá nhân nhận thức những bất lợi về khía cạnh
công nghệ, kỹ thuật đến việc tiếp cận hệ thống dịch vụ. Nếu rào cản về mặt kỹ thuật càng
lớn thì nó sẽ tác động tiêu cực đến xu hướng chấp nhận sử dụng hệ thống của người sử
dụng (Phan Quỳnh Trúc Linh và cộng sự, 2020).
2.3.5. Khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin là thước đo
độ sẵn sàng của một cá nhân trong việc thử dùng bất kỳ một loại công nghệ mới nào đó.
Với những người có chỉ số PIIT cao, họ sẽ sẵn lòng sử dụng công nghệ mới nhiều hơn,
cũng như có hứng thú trong việc tìm hiểu và đón nhận chúng hơn. Lestari (2019) đã chỉ ra
rằng, khả năng đổi mới sáng tạo cá nhân là một loại thuộc tính quan trọng trong quá trình
áp dụng công nghệ mới, những người áp dụng nó có thể đóng vai trò là người dẫn dắt để
thay đổi ý kiến của người khác. PIIT đóng vai trò lớn trong hành vi áp dụng một loại công
nghệ thông tin mới của một cá nhân. Mối quan hệ thuận chiều giữa biến này và hành vi sử
dụng đã được chứng minh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Người tiêu dùng có khả năng đổi
mới sáng tạo nhiều hơn sẽ mua sắm trên mạng, hay sử dụng các hình thức mua sắm trực
tuyến nhiều hơn (Citrin và cộng sự, 2000; Im và cộng sự, 2003; Lee và cộng sự, 2010).
Còn Hirunyawipada và Paswan (2006), cũng đã chứng minh tác động trực tiếp và tích cực
của PIIT tới hành vi sử dụng các món đồ công nghệ cao nói chung. Đặc biệt, trong lĩnh
vực thanh toán trực tuyến, PIIT có mối quan hệ tương quan đồng biến với hành vi sử
dụng hình thức này của người tiêu dùng (Sulaiman và cộng sự, 2007).
2.3.6. Ưu đãi, khuyến mãi
Boonme và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về ý định của người mua theo nhóm trực
tuyến nhận thấy yếu tố giảm giá có tác động mạnh đến ý định mua theo nhóm trực tuyến.
Giá giảm được định nghĩa là mức độ mà người mua hài lòng với nội dung giá giảm do các
website mua theo nhóm cung cấp. Theo Liao và cộng sự (2012), số lượng hàng hóa hoặc
dịch vụ giảm giá của nhà cung cấp là một động lực rất lớn để hình thành các liên minh
nhằm tận dụng lợi thế giá thấp hơn mà không cần đặt hàng nhiều hơn so với nhu cầu thực
tế của người mua. Người tiêu dùng có ý thức về giá, là những người có sự quan tâm nhiều
đến giá cả. Họ dành nhiều thời gian suy nghĩ về giá và lợi ích mà họ nhận được khi mua
hàng với một mức giá thấp (Kukar-Kinney và Grewal, 2006). Họ đánh giá số tiền tiết
kiệm được khi mua sản phẩm ở mức giá thấp. Điều này không có nghĩa là họ quan tâm
tuyệt đối đến thông tin giảm giá, mà rất có thể họ đánh giá tương đối tiền tiết kiệm cho cái
giá phải trả. Kết quả là, họ có khả năng tham gia mua hàng hóa và dịch vụ ở nơi có một
mức giá tốt hơn ở nơi khác (Babin và cộng sự, 2007)
2.3.7. Ý định sử dụng
Ajzen (1988) cho rằng ý định hành vi là khả năng chủ quan của con người dự định đạt
được trong một thời gian nhất định. Theo Tirtiroglu và Elbeck (2008), ý định sử dụng là
miêu tả sự sẵn lòng của khách hàng để sử dụng một sản phẩm nào đó. Ajzen et al. (1975)
cho rằng ý định hành vi là sự đo lường ý định của một cá thể để thực hiện một hành vi cụ
thể hay ý định hành vi là những cảm giác tích cực hay tiêu cực đối với việc thực hiện một
hành vi mục tiêu. Ý định hành vi sử dụng là khuynh hướng một cá nhân thể hiện, nó chỉ
ra rằng liệu họ sử dụng một công nghệ mới hay không. Kết quả nghiên cứu của Peña-
García et al. (2020) chỉ ra rằng ý định hành vi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng
công nghệ. Nghiên cứu này giả định rằng ý định hành vi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sử
dụng ví điện tử trong tương lai.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tiếp cận nghiên cứu
Với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của
sinh viên”, nhóm nghiên cứu sử dụng hai phương pháp tiếp cận nghiên cứu chính là
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các buổi phỏng
vấn nhóm để đưa ra các điều chỉnh, bổ sung cho các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
ví điện tử của sinh viên Đại học Thương mại. Đây là cơ sở để nhóm thành lập bảng hỏi,
xác định các yếu tố đề xuất trong mô hình có phù hợp hay không cũng như thảo luận điều
chỉnh nội dung, sửa chữa và bổ sung những câu hỏi còn thiếu sót. Sau khi điều chỉnh,
bảng hỏi được thử nghiệm phỏng vấn thực tế rồi tiếp tục được điều chỉnh để hoàn thiện.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng được nhóm thực hiện bằng cách tiến
hành khảo sát rộng hơn thông qua bảng khảo sát được gửi qua google form đến các bạn
sinh viên trường Đại học Thương mại.
3.2 Thiết kế bảng hỏi
3.2.1 Các biến và thang đo
Công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là bảng câu hỏi chi tiết, các câu
hỏi sử dụng chủ yếu là câu hỏi đóng với các phương án trả lời được đo lường theo cấp độ
thang đo rõ ràng (Nguyễn Đình Thọ, 2011; Saris & Gallhoffer, 2007; Schuman & Presser,
1981). Một bảng câu hỏi tốt sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập được dữ liệu cần thiết với
mức độ tin cậy cao (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Nhóm tác giả sử dụng thang đo Likert với dãy giá trị 1÷5 để đo lường mức độ ảnh
hưởng của Micro Influencer đối với hành vi mua của đối tượng được khảo sát. Thang đo
của các biến với 5 mức độ tăng dần từ 1 đến 5. Trong đó:
 Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý
 Mức 2: Không đồng ý
 Mức 3: Trung lập
 Mức 4: Đồng ý
 Mức 5: Hoàn toàn đồng ý
- Thang đo nhận thức uy tín của ví điện tử gồm 5 biến quan sát được tham khảo từ
nghiên cứu của Bùi Nhất Vương (2021)

Nhậ UT1 Tôi tin vào khả năng của ví điện tử trong việc bảo vệ thông Bùi Nhất
n tin cá nhân và quyền riêng tư Vương
thức (2021)
UT2 Tôi tin rằng những giao dịch được thực hiện qua ví điện tử
uy
là bảo mật
tín
UT3 Tôi tin rằng ví điện tử sẽ trợ giúp tôi trong bất kì trường
hợp nào

UT4 Tôi tin rằng ví điện tử có các hình thức bảo mật tiên tiến
tránh bị xâm nhập vào tài khoản

UT5 Ví điện  tử cung cấp nhiều hình thức lấy lại tài khoản trong
trường hợp tài khoản bị mất cắp

- Thang đo ảnh hưởng xã hội của ví điện tử gồm 4 biến quan sát được tham khảo từ
nghiên cứu của Junadi, 2015, Ngọc và cộng sự, 2020

Ảnh AH1 Những người quan trọng (Gia đình, bạn bè, đồng (Junadi, 2015)
hưở nghiệp,…..) của tôi đang sử dụng thanh toán bằng
ng ví điện tử

hội
AH2 Cộng đồng xung quanh tôi đang sử dụng thanh (Ngọc và cộng sự,
toán bằng ví điện tử 2020)

AH3 Cộng đồng xung quanh tôi đang sử dụng thanh


toán bằng ví điện tử

AH4 Do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến tôi sử dụng ví


điện tử nhiều hơn

- Thang đo điều kiện thuận lợi của ví điện tử gồm 4 biến quan sát được tham khảo từ
nghiên cứu Bùi Nhất Vương (2021)

Điều TL1 Tôi có điện thoại thông minh để sử dụng ví điện tử  Bùi Nhất Vương
kiện (2021)
thuận
TL2 Tôi có đủ kiến thức để sử dụng ví điện tử
lợi
TL3 Tôi được cung cấp những trợ giúp và hỗ trợ để sử
dụng ví điện tử

TL4 Tôi sử dụng ví điện tử vì chúng liên kết với các trang
thương mại điện tử, ứng dụng tôi đang dùng 

- Thang đo khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin
của ví điện tử gồm 4 biến quan sát được tham khảo từ nghiên cứu Nguyễn Thị Liên
Hương, Vũ Thùy Dương, Tăng Yến Vi, Trần Nhật Trường, Lê Hồng Quyết (2021)

Khả ST1 Tôi thích thử nghiệm những loại ví điện tử mới Nguyễn Thị
năng đổi Liên Hương,
ST2 Nếu tôi biết một loại ví điện tử vừa ra mắt, tôi sẽ tìm
mới sáng Vũ Thùy
cách để thử nó
tạo của Dương, Tăng
cá nhân ST3 Trong bạn bè của tôi, tôi thường là người đầu tiên sử Yến Vi, Trần
trong dụng ví điện tử mới Nhật Trường,
lĩnh vực Lê Hồng
công Quyết (2021)
nghệ
ST4 Tôi muốn trải nghiệm hết các tính năng mới của các
thông tin
ví điện tử

- Thang đo ưu đãi, giảm giá, quà tặng của ví điện tử gồm 6 biến quan sát được tham
khảo từ nghiên cứu Nguyễn Thị Như Quỳnh và Phạm Thị Ngọc Anh (2021).

Ưu UT1 Có thể chi tiêu tiết kiệm là nguyên do tôi sử dụng Nguyễn Thị Như
đãi, ví điện tử Quỳnh và Phạm
giảm Thị Ngọc Anh
UT2 Tôi luôn mua những hàng hóa khuyến mãi trên ví
giá, (2021)
điện tử dù trước đó tôi không lên kế hoạch mua
quà
tặng UT3 Ví điện tử tôi đang sử dụng đã/ đang thực hiện các
chiến dịch khuyến mại

UT4 Tôi tin các chiến dịch khuyến mãi giúp tôi tiết
kiệm tiền

UT5 Gửi tiết kiệm trên ví điện tử sẽ dễ dàng và có thể


được hưởng lãi suất ưu đãi hơn ở ngân hàng 

UT6 Tôi sử dụng ví điện tử vì có những chương trình


đặc biệt

- Thang đo rào cản kỹ thuật của ví điện tử gồm 3 biến quan sát do tác giả đề xuất

Rào RC1 Ví điện tử thường xuyên xảy ra lỗi hệ thống trong Tác giả đề xuất
cản quá trình sử dụng (khi đăng nhập , chuyển tiền,
kỹ sever,...)
thuật
RC2 Thời gian truy cập vào ví điện tử lâu
RC3 Ví điện tử kém nhanh nhạy trong việc xử lý các
lỗi hệ thống

- Thang đo ý định sử dụng của ví điện tử gồm 4 biến được tham khảo từ Ridaryanto và
cộng sự (2020)

Ý YD1 Tôi có ý định sử dụng ví điện tử trong tương lai Ridaryanto và cộng
định gần sự (2020)
sử
YD2 Tôi sẽ giới thiệu ví điện tử cho bạn bè, đồng
dụng 
nghiệp của tôi

YD3 Tôi nghĩ tôi sẽ sử dụng ví điện tử thường xuyên


hơn trong thời gian tới

UD4 Tôi nghĩ rằng tôi sẽ sử dụng ví điện tử để mua


sắm trực tuyến trong thời gian tới

3.2.2 Nội dung bảng hỏi


Bảng câu hỏi gồm các phần thông tin đáp viên và nội dung nghiên cứu. Bảng câu hỏi
được thiết kế rõ ràng, khoa học, các câu hỏi rõ nghĩa, dễ hiểu. Ngoài ra cũng có phần giải
thích và hướng dẫn cho đáp viên cách trả lời, cam kết bảo mật thông tin đáp viên để họ
yên tâm tham gia khảo sát.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi với nhiều mục hỏi liên
quan đến các yếu tố thuộc về ví điện tử tác động đến ý định sử dụng của sinh viên, ngoài
ra cũng có mục hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát. Nội
dung cụ thể được trình bày trong Phụ lục 1.
3.3 Mẫu nghiên cứu
3.3.1 Kích thước mẫu
Kích thước mẫu là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều vì nó liên
quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê, mỗi phương pháp phân tích thống
kê đòi hỏi kích thước mẫu khác nhau, hiện nay để xác định kích thước mẫu người ta
thường dựa vào các công thức kinh nghiệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Theo Hair & cộng
sự, (2006) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám 31
phá EFA là gấp 5 lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa
biến cũng là gấp 5 lần số biến quan sát.
Vậy mô hình nghiên cứu này có 31 biến quan sát nên để đảm bảo tính tin cậy của
nghiên cứu xác định cỡ mẫu tối thiểu là 155. Với cỡ mẫu tối thiểu là 155, tổng số phiếu
phát ra 278 phiếu thu về được là 278 phiếu, tỷ lệ hồi đáp là 100%, trong đó có 271 phiếu
hợp lệ. Dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát phát cho sinh viên.
Phương pháp chọn mẫu: Có nhiều cách chọn mẫu, nhưng với bài nghiên cứu này,
nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Phương pháp
chọn mẫu thuận tiện, người điều tra lấy mẫu dựa trên sự tiện lợi hay khả năng tiếp cận đối
tượng điều tra ở những nơi mà người điều tra dễ gặp được đối tượng. Chẳng hạn, người
điều tra về hành vi tiêu dùng có thể đưa phiếu điều tra và phỏng vấn bất cứ người nào mà
họ gặp ở cửa ra/vào một trung tâm thương mại. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý
thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên
cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, hoặc để kiểm tra
trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng hỏi, hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề
đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.
3.3.2 Thu thập dữ liệu
Sau khi tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia, nhóm nghiên
cứu sử dụng 2 phương pháp là phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định
tính để thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp bổ sung cho các tư
liệu thứ cấp giúp cho các phân tích, đánh giá được xác thực. Nghiên cứu này sử dụng
phương pháp điều tra online. Các ứng viên nhận bản khảo sát gồm các câu hỏi và trả lời.
Nhóm tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi và phát trực tiếp đến tận tay các sinh viên đại học
Thương Mại, số mẫu điều tra là 278. Để đạt được tính khách quan trong các câu hỏi và
đảm bảo tính bảo mật của các đối tượng được khảo sát, trên bảng câu hỏi không yêu cầu
người trả lời cung cấp thông tin về họ tên và tuổi tác. Phiếu khảo sát được lập dựa trên
công cụ của Google (cụ thể là Google Form) và thực hiện phát phiếu bằng cách đăng lên
các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo. Việc thu thập dữ liệu được nhóm tác giả thực
hiện vào khoảng thời gian từ tháng 3/2022 - 4/2022. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
định lượng được nhóm thực hiện bằng cách tiến hành khảo sát rộng hơn thông qua bảng
khảo sát được xây dựng dựa trên Google Form gửi qua nền tảng mạng xã hội đến các bạn
sinh viên trường Đại học Thương mại.

 Cụ thể quy trình thu thập như sau:


- Bước 1: Lập dàn bài thảo luận
Giúp nhóm xác định được những việc phải làm, những vấn đề cần được giải quyết, từ
đó làm cơ sở cho việc đưa ra các câu hỏi.
- Bước 2: Thảo luận để quyết định câu hỏi.
Ở bước này, các thành viên trong nhóm đã cùng thảo luận, xem xét và biểu quyết để
chọn ra những câu hỏi có thể thu được dữ liệu nhóm cần, dễ trả lời,… được đưa vào bảng
khảo sát.
- Bước 3: Khảo sát thử
Sau khi làm bảng câu hỏi dựa trên kết quả của cuộc họp, các sinh viên trong nhóm đã
tự làm thử bảng khảo sát nhằm tìm ra những điểm chưa ổn trong bảng hỏi như: từ ngữ
chưa chuẩn, câu hỏi gây khó hiểu hoặc gây hiểu lầm, các câu hỏi sắp xếp chưa hợp lý…
hay phát hiện ra thêm câu hỏi cần được bổ sung. 
- Bước 4: Chỉnh sửa bảng khảo sát.
Sau khi đã trực tiếp làm thử bảng hỏi, nhóm đã thảo luận và chỉnh sửa để đưa ra bảng
khảo sát hoàn thiện nhất.
- Bước 5: Phát bảng hỏi tới các bạn sinh viên trường Đại học Thương Mại.
Nhóm nghiên cứu đã gửi bảng hỏi vào các group tập trung nhiều sinh viên trường
như:
+ Group lớp K56A trên ứng dụng nhắn tin Messenger/zalo
+ Bạn bè, người quen trong trường
Phương pháp định tính: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn để điều tra.
Các ứng viên được phỏng vấn và trả lời trực tiếp qua nền tảng online thông qua công cụ là
Google meet. Nhóm tác giả xây dựng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp đối tượng là sinh
viên năm 1, và năm 2 trường đại học Thương Mại với số mẫu điều tra là 19. Việc thu thập
dữ liệu được nhóm tác giả thực hiện vào khoảng thời gian từ 10/4/2022 - 15/4/2022.
3.3.3 Xử lí dữ liệu
3.3.3.1 Xử lí dữ liệu định lượng
Sau khi thu thập được dữ liệu thông qua phiếu điều tra, nhóm tiến hành tổng hợp
phiếu, xem xét và loại trừ những phiếu không hợp lệ, giữ lại những phiếu phù hợp với
nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo bằng
hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố EFA thông qua phần
mềm SPSS 22. và thực hiện các phương pháp thống kê:
 Thống kê tần số (kết quả điều tra sơ bộ)
Các câu hỏi định danh như giới tính,…trong phiếu khảo sát được tổng hợp lại và xử
lý dữ liệu dưới dạng biểu đồ để đưa ra nhận định khái quát về mẫu điều tra cũng như
những đặc điểm của mẫu điều tra.

 Phân tích thống kê mô tả


  Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính giá trị trung bình và độ
lệch chuẩn của những nhân tố thuộc về ví điện tử tác động đến ý định sử dụng của sinh
viên. Từ giá trị trung bình, nhóm nghiên cứu sẽ biết được sinh viên đánh giá về những
ảnh hưởng mà nhóm nghiên cứu đưa ra như thế nào. Từ độ lệch chuẩn, nếu độ lệch chuẩn
thấp hay nói cách khác các biến có độ lệch chuẩn tương đối giống nhau thì tỉ lệ thống nhất
ý kiến càng cao và ngược lại độ lệch chuẩn càng lớn thì mức độ thống nhất ý kiến càng
thấp.

 Phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha


Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra các biến
quan sát của nhân tố gốc có tốt không, đáng tin cậy không. Việc kiểm định này thể hiện
sự tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng nhân tố gốc, thể hiện sự đóng
góp của chúng vào việc đo lượng các nhân tố đó. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì
các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai
Trang, 2009). Nhóm sử dụng tiêu chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 được đánh
giá là phù hợp với các nghiên cứu mới (Hair và cộng sự, 2006) và hệ số tương quan biến
tổng lớn hơn 0.3 (Nunally & Burstein, 1994).
Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để điều tra mức độ ảnh hưởng của ví điện tử
tác động đến ý định sử dụng của sinh viên nhưng chưa biết chúng có kết nối không, do
đó cần thiết kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis)


Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các
biến số không đảm bảo độ tin cậy tiến hành phân tích nhân tố. Đây là một phương pháp
thống kê được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân
tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến
quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu. Để đánh giá tính đơn hướng và độ giá trị của từng
nhân tố tác giả sử dụng phân tích hệ số KMO điều kiện lớn hơn 0.5 (Kaiser và cộng sự,
1974), hệ số tải Factor loadings là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân
tố. Nếu hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến.
Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal components và điểm dừng khi trích các
nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1, tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn
Đình Thọ, 2011).

 Phân tích tương quan Pearson


Sau khi đã có được các biến đại diện độc lập và phụ thuộc ở phần phân tích nhân tố
EFA, chúng ta sẽ tiến hành phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối quan hệ tuyến
tính giữa các biến này. Giữa 2 biến định lượng có nhiều dạng liên hệ, có thể là tuyến tính
hoặc phi tuyến hoặc không có bất kỳ một mối liên hệ nào. Người ta sử dụng một số thống
kê có tên là hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối
liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng (lưu ý rằng Pearson chỉ xét mối liên hệ tuyến
tính, không đánh giá các mối liên hệ phi tuyến). Trong tương quan Pearson không có sự
phân biệt vai trò giữa 2 biến, tương quan giữa biến độc lập với biến độc lập cũng như giữa
biến độc lập với biến phụ thuộc.

 Hồi quy đa biến


Đây là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ của một biến (biến phụ thuộc
hoặc biến trung gian) với các biến khác (biến độc lập). Thực hiện hồi quy đa biến để ước
lượng giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị sẵn có của biến độc lập, sau đó đánh giá
quan hệ nhân quả và kiểm định lại các giả thuyết nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu. Với
mức ý nghĩa 0,000 của chỉ số KMO là yếu tố để đánh giá xem một mô hình có phù hợp
với tổng thể hay không. Việc sử dụng hệ số R 2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) để đánh
giá độ phù hợp của mô hình được cho là an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù
hợp của mô hình. Dựa vào chỉ số này nhóm sẽ phản ánh được mức độ giải thích của các
biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy. Xem xét mức độ ảnh hưởng
của các biến lên biến độc lập được thực hiện thông qua mức ý nghĩa <0.05, những biến có
mức ý nghĩa lớn hơn được đánh giá không đạt ý nghĩa thống kê trong mô hình và sẽ bị
loại bỏ. Với những biến được chấp nhận (sig< 0.05) mức độ và chiều ảnh hưởng sẽ phụ
thuộc vào hệ số beta của biến đó.
Phương trình: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + .... + βnXn + ei
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc, hành vi mua hàng của sinh viên
Xn: biến độc lập thứ n, các nhân tố ảnh hưởng của Micro Influencer đến hành
vi mua hàng của sinh viên
β0: hằng số
βk: hệ số hồi quy riêng phần
ei: sai số của phương trình hồi quy

 Phương pháp thống kê mô tả: (Descriptive statistics):


Gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán
và mô tả để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được
sử dụng để mô tả các đặc điểm cơ bản của dữ liệu, cung cấp bản tóm tắt đơn giản về
mẫu và các phép đo. Đây là cơ sở đơn giản nhất của tất cả các nghiên cứu định lượng
khi giải quyết dễ dàng vấn đề: dữ liệu là gì và cho biết điều gì. Thống kê mô tả cung cấp
bản tóm tắt tốt nhất phục vụ việc so sánh giữa người với người hoặc nhiều đơn vị khác
nhau
3.3.3.2 Xử lí dữ liệu định tính
Bước 1: Mã hoá dữ liệu.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành mã hoá thông tin bằng ngôn từ, hình ảnh; phân chia
các câu, các đoạn dữ liệu để nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu
nhằm phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.
Bước 2: Tạo nhóm thông tin.
Các nhóm thông tin này là các khái niệm được nêu ra trong giả thuyết, các chiều
nghiên cứu của khái niệm, chỉ dẫn, thuộc tính. Từ đó xác lập nên khái niệm.
Bước 3: Kết nối dữ liệu
Nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh dữ liệu để phát triển các chủ đề và chủng loại
thông tin. Thực hiện suy luận, phát triển mô hình, khái quát thành lý thuyết. Đồng thời
nhóm nghiên cứu kiểm tra lại sự thống nhất giữa các khái niệm và lý thuyết
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính 
4.1.1 Thông tin chung của nhóm đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tham gia phỏng vấn là sinh viên trường Đại học Thương Mại có độ tuổi
từ 18-20. Trong 19 sinh viên được phỏng vấn chiếm đến 94,74% sinh viên có độ tuổi 20
và 5,26% sinh viên 18 tuổi, nữ chiếm 78,94% tổng số sinh viên khảo sát. Thu nhập chiếm
đa số là sinh viên chưa có thu nhập với 52,63, sinh viên có thu nhập <1 triệu chiếm 10,53
%,  5,26 là phần trăm sinh viên có thu nhập 1-3 triệu, còn lại 31,58% là sinh viên có thu
nhập >3 triệu đồng.
4.1.2 Điều kiện thuận lợi
19/19 sinh viên tham gia phỏng vấn đều cho rằng yếu tố điều kiện thuận lợi tác động
đến ý định sử dụng ví điện tử của họ. Tất cả sinh viên đều có điện thoại thông minh để sử
dụng ví, và hầu hết đều liên kết với các trang mạng mua sắm. Bên cạnh đó, sinh viên khi
sử dụng ví đều được hỗ trợ thông tin, hướng dẫn chi tiết các thắc mắc, cách đăng ký khi
bắt đầu sử dụng, và quá trình sử dụng.
Ví dụ như sinh viên có mã 20D120158 cho rằng: “Khi có thay đổi hay những
chương trình khuyến mãi thì nhà cung cấp đều có thông báo rõ ràng đến người dùng. Có
thể nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ tổng đài, nhắn tin và hỗ trợ khi có sự cố. Những điều này đều
giúp quá trình sử dụng của mình dễ dàng và liên tục hơn, hiểu rõ về mình vì sử dụng như
thế nào và có thể sử dụng các tiện ích của chúng dễ dàng hơn”, 
Sinh viên có mã 20D100144: “Nhà cung cấp luôn update những phiên bản mới của ví
điện tử để người dùng thuận tiện hơn trong việc sử dụng ví điện tử”. Hay “Khi tôi có điều
gì cần thắc mắc, không hiểu tôi có thể để lại tin nhắn với nhà cung cấp hoặc gọi điện trực
tiếp sẽ có nhân viên tư vấn. điều đó giúp tôi có thể giải quyết vấn đề gặp phải nhanh hơn”
sinh viên mã 20D100149 cho biết.
4.1.3 Ảnh hưởng xã hội
Theo kết quả phỏng vấn 19/19 sinh viên tham gia cho rằng ảnh hưởng xã hội đều tác
động đến ý định sử dụng ví điện tử của họ, trong đó 18/19 sinh viên cho rằng ảnh hưởng
xã hội tác động tích cực đến họ bởi khi dịch covid xảy ra khiến họ sử dụng ví điện tử
nhiều hơn, họ có thể dễ dàng thanh toán, mua hàng online thuận tiện hơn, giảm thiểu tiếp
xúc giữa mọi người với nhau, thuận tiện chuyển tiền và thanh toán hóa đơn, dễ dàng kết
nối giao dịch với người thân. 
Cụ thể sinh viên mã 20D100016 đã nói rằng: “Ví điện tử giúp tôi thanh toán các hóa
đơn, chuyển tiền cho bạn bè, người thân một cách nhanh chóng và còn được ưu đãi khi
đặt hàng trên các trang thương mại điện tử”
“Ví điện tử đã giúp mình khi giãn cách xã hội do dịch covid xảy ra là thanh toán không
cần trao đổi trực tiếp, đặc biệt trong việc mua sắm online, ...Bạn bè, người thân thích sử
dụng ví Momo và ViettelPay, khi đó mình quan tâm, tìm hiểu thử ví điện tử đó, mình được
giới thiệu và sau đó có tìm hiểu đăng ký sử dụng. Mình bị thuyết phục 1 phần khi được
người thân khuyên sử dụng, bởi để có thể kết nối giao dịch với người thân dễ dàng hơn.
Đồng thời mình cũng sẽ tìm hiểu về ứng dụng đó xem có phù hợp không mới quyết định
sử dụng” - câu trả lời của sinh viên 20D120158
Tuy nhiên sinh viên mã 21D107502 lại cho rằng ảnh hưởng xã hội tác động tiêu cực
đến họ “Do người thân hoặc bạn bè đánh giá ví điện tử đó không tốt tuy nhiên khi bản
thân tự trải nghiệm thì thấy ví điện tử phù hợp với mình, khi cảm nhận sẽ theo cách chủ
quan của mỗi người và nói ra rằng nó không tốt khiến nhiều người nghe theo và không
muốn sử dụng trong khi nó chỉ không phù hợp với bản thân họ”.
4.1.4 Nhận thức uy tín
Từ kết quả phỏng vấn 19 sinh viên cho thấy rằng Nhận thức uy tín đối với ví điện tử
có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử của phần lớn những sinh viên này
(15/19 sinh viên). Họ có quan tâm đến các điều khoản sử dụng mà ví điện tử cam kết,
73% sinh viên này nói rằng họ có đọc những điều khoản sử dụng khi bắt đầu sử dụng ví
điện tử và cho rằng nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình. Sinh viên mã
20D250501 đã nói rằng: “Tôi đọc rất kỹ”. Số còn lại chưa đọc qua hoặc không quan tâm
tới các điều khoản này.
Bảo mật về thông tin các nhân và thông tin giao dịch của khách hàng được đa số sinh
viên quan tâm, chú ý đến khi sử dụng hoặc có ý định sử dụng. Sinh viên mã 20D100096
chia sẻ: “ví điện tử uy tín thì mới tin tưởng sử dụng và cung cấp thông tin cá nhân”. Sinh
viên mã 19D100158 lo lắng khi sử dụng ví điện tử: “Có nguy cơ chuyển nhầm hoặc có lỗ
hổng bị hack”. 
Và trong số sinh viên được phỏng vấn có người cho biết mình đã gặp phải các trường
hợp như thông tin cá nhân bị mất cắp hoặc giao dịch không được bảo mật. Sinh viên mã 
chia sẻ: “Mình đã gặp trường hợp này bị kẻ gian gửi link nên mình ấn vào thì thông báo
tài khoản bị trừ và bị mất tiền không lấy lại được . Sau vụ này mình cảnh giác cao hơn
không ấn vào các đường link linh tinh có liên kết ví điện tử, trước khi ấn mình phải xác
nhận xem link có .com hay .vn không mình mới vào”. Phần lớn sinh viên nói rằng sẽ tiếp
tục sử dụng ví điện tử đó nếu được hỗ trợ và giải quyết thỏa đáng các trường hợp trên.
Một số lại khẳng định sẽ không sử dụng hoặc không muốn sử dụng nếu ví điện tử không
đảm bảo các điều khoản bảo mật.
4.1.5 Rào cản kỹ thuật
Hầu hết sinh viên tham gia phỏng vấn (16/19) đều cho rằng rào cản kỹ thuật sẽ tác
động tiêu cực đến ý định sử dụng ví điện tử của họ. Trong quá trình sử dụng họ gặp các
vấn đề như ví xảy ra lỗi hệ thống trong quá trình sử dụng khi đăng nhập, chuyển tiền, thời
gian truy cập ví điện tử lâu, bên cạnh đó ví điện tử còn kém nhanh nhạy trong việc xử lý
các lỗi hệ thống.
Sinh viên mã 20D110132 cho biết: “Trong quá trình mình sử dụng khi gặp trục trặc kỹ
thuật mà thao tác quá phức tạp sẽ khiến mình ít sử dụng ví đó bởi nó làm mất thời gian
khi phải chờ đợi, xử lý,...ví thường xuyên xảy ra lỗi hệ thống thì mình sẽ sử dụng ví khác
luôn, nhà cung cấp còn không hỗ trợ khi xảy ra lỗi như vậy, bên cạnh đó ví còn kém
nhanh nhạy trong việc xử lý các lỗi hệ thống khiến công việc của mình bị trì hoãn, ngưng
trệ…”
“Hạn chế khi sử dụng ví của mình là ví điện tử hay cập nhật app khiến quá trình đăng
nhập chậm hơn, giao dịch thanh toán bị trì trệ, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của
mình. Mặc dù ví có xảy ra lỗi hệ thống nhưng điều này lại không thường xuyên xảy ra và
mình thường xử lý bằng cách thoát app đăng nhập lại…” - ý kiến của sinh viên
20D100148 
Khi được hỏi về bạn cảm thấy như thế nào khi ví điện tử của bạn đã xảy ra tình trạng
kém nhanh nhạy trong việc xử lý các lỗi hệ thống, sinh viên 20D120158 cho biết: “Ví
điện tử tôi đang dùng có xảy ra tình trạng như này, tôi cảm thấy khó chịu bởi công việc
không được thực hiện theo kế hoạch. Bên cạnh đó, lỗi hệ thống xảy ra mà xử lý không
nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến số lượng lớn người dùng, có thể nhiều người gặp sự cố
không giải quyết được sẽ rời bỏ không dùng nữa Và ảnh hưởng uy tín trong mắt người
dùng và vị thế của nhà cung ứng khi so sánh với ứng dụng khác”.
Trái lại, có 3/19 sinh viên nhận thấy rằng ví điện tử họ đang sử dụng không thường
xuyên xảy ra lỗi hệ thống trong quá trình đăng nhập, chuyển tiền, thời gian truy cập lâu
thì không ảnh hưởng tới công việc của họ lắm vì họ sử dụng nhiều ví điện tử cùng một
lúc, ví không thường xuyên xảy ra tình trạng bảo trì và chưa từng gặp tình trạng ví kém
nhanh nhạy trong quá trình xử lý các lỗi hệ thống. Cụ thể sinh viên mã 20D100044,
20D100012 và 20D100153: “Tôi không thấy hạn chế gì khi sử dụng ví điện tử, ví điện tử
tôi đang dùng thì không xảy ra lỗi hệ thống hay đăng nhập, và chưa có tình trạng bảo trì,
…”, “nếu thời gian truy cập vào ví lâu thì tôi tiếp tục chờ”, “Chuyển qua sử dụng ví khác
nếu thời gian truy cập lâu”.
4.1.6 Ưu đãi, giảm giá
Tất cả sinh viên tham gia khảo sát đều đồng ý những ưu đãi, giảm giá có tác động lớn,
tích cực đến việc sử dụng ví và ý định sử dụng ví điện tử của họ. Tham gia phỏng vấn họ
đều nói mình đã sử dụng và thường xuyên sử dụng các ưu đãi, giảm giá cho nhiều loại
dịch vụ khác nhau trên ví điện tử: thanh toán hóa đơn, mua hàng, chuyển tiền, mua, thanh
toán tiền internet, điện thoại,... 
Họ nghĩ rằng mình sẽ tiết kiệm được nhiều tiền, mua được hàng hóa mình thích với giá
ưu đãi. Điều đó làm họ cảm thấy phấn khích, thích thú mua hàng, sử dụng các dịch vụ qua
ví điện tử hơn. Sinh viên mã 21D250501 cho biết ưu đãi giảm giá chính là nguyên nhân
mà sinh viên này sử dụng ví điện tử: “Chính vì ưu đãi mới sử dụng ví điện tử”. cảm nhận
của sinh viên mã 20D120158 khi dùng ví điện tử: “Mình thường xuyên sử dụng ví điện tử
để mua sắm để nhận các voucher giảm giá. Rất tiện ích khi thanh toán mình sẽ dùng
nhiều hơn để nhận nhiều khuyến mãi khác.”. 
Một số sinh viên có ý kiến: nhiều lúc các mã giảm giá không áp dụng được khiến họ
thất vọng. Họ có xu hướng lựa chọn các ví có nhiều mã giảm giá và thường xuyên tổ chức
các chương trình ưu đãi. Sinh viên mã 20D100144 trả lời: “Mã giảm giá sẽ tác động đến
ý định sử dụng ví điện tử của tôi. Tôi sẽ chọn những ví điện tử có nhiều chương trình ưu
đãi, giảm giá.”
4.1.7 Khả năng đổi mới sáng tạo
Theo kết quả phiếu phỏng vấn, hơn một nửa (11/19) số sinh viên được phỏng vấn nói
rằng muốn trải nghiệm và thử dùng các ví điện tử khác mới ra mắt hoặc các phiên bản
nâng cấp mới vì muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ, thích khám phá. Bên cạnh đó sinh
viên còn muốn trải nghiệm để xem những tính năng mới hay những cải tiến thuận tiện
hơn sinh viên mã 21D250501 cho biết. Sinh viên 20D120158: “Tùy vào độ hấp dẫn của
ví mà mình sẽ suy nghĩ, mình sẽ tìm hiểu thông tin và trải nghiệm của người đã dùng và
xem xét sự cần thiết của loại ví này với mục đích sử dụng của mình rồi mới sử dụng. Nếu
đáp ứng tốt tất cả mục đích sử dụng và có thể hơn những loại ví mình đang dùng thì mình
chắc chắn sẽ sử dụng”. Còn sinh viên 20D100115 lại đưa ra ý kiến rằng “chắc chắn sẽ
sử dụng ví điện tử mới nếu như ví đó có nhiều ưu đãi”. Tuy nhiên ngược lại có 8/19 sinh
viên không muốn thử trải nghiệm ví mới vì ví đang dùng có trải nghiệm tốt và đáng tin
cậy.
→ Qua phỏng vấn 19 người, nhóm nghiên cứu thấy rằng tất cả các yếu tố trên đều ảnh
hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học Thương Mại
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả
4.2.1.1 Mô tả mẫu
Quá trình thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi như mô tả ở phần thiết kế bảng hỏi, kết quả thu
được 278 phiếu, trong đó có 271 phiếu hợp lệ. Trong số 278 mẫu nghiên cứu, có 169 sinh
viên nữ chiếm 62.4% và 102 sinh viên nam chiếm 37.6%. Sau khi tổng hợp kết quả khảo
sát, thông tin về mẫu nghiên cứu được trình bày tại Biểu đồ 4.1 như sau: Trong tổng số
278 sinh viên, có 131 sinh viên chưa có thu nhập (chi tiêu còn phụ thuộc vào bố mẹ)
chiếm 48.3%; 51 sinh viên có thu nhập dưới 1 triệu đồng, chiếm 18.8%; 62 sinh viên có
thu nhập từ 1 đến 3 triệu đồng, chiếm 22.9%; 27 sinh viên có thu nhập trên 3 triệu đồng,
chiếm 10%. Thống kê về giới tính của các đối tượng được khảo sát biểu hiện qua Biểu đồ
4.1 như sau:
Biểu đồ 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả điều tra)


4.2.1.2 Phân tích thống kê mô tả về các yếu tố của ví điện tử tác động đến ý định sử
dụng của sinh viên. 
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến được sử dụng

N Min Max Mean Std.Deviation

Điều kiện thuận lợi

TL1 271 1.00 5.00 4.3432 .95662

TL2 271 1.00 5.00 4.0923 .94024

TL3 271 1.00 5.00 4.0332 .94810

TL4 271 1.00 5.00 4.1107 .95196

Ảnh hưởng xã hội

AH1 271 1.00 5.00 3.6937 1.06733

AH2 271 1.00 5.00 3.6494 .98826

AH3 271 1.00 5.00 3.8081 .98135

AH4 271 1.00 5.00 3.8745 1.02512

Nhận thức uy tín

UT1 271 1.00 5.00 3.8487 .94044


UT2 271 1.00 5.00 3.8303 .98543

UT3 271 1.00 5.00 3.8413 .96259

UT4 271 1.00 5.00 3.6974 1.05267

UT5 271 1.00 5.00 3.8339 .96519

Khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin

ST1 271 1.00 5.00 3.7786 1.10339

ST2 271 1.00 5.00 3.5683 1.03367

ST3 271 1.00 5.00 3.4207 1.21418

ST4 271 1.00 5.00 3.6531 1.00994

Ưu đãi, quà tặng

UD1 271 1.00 5.00 3.8155 .98277

UD2 271 1.00 5.00 3.7306 1.03876

UD3 271 1.00 5.00 3.8782 .97179

UD4 271 1.00 5.00 3.7897 .97944

UD5 271 1.00 5.00 3.7196 1.02322


UD6 271 1.00 5.00 3.8561 .99515

Rào cản kỹ thuật

RC1 271 1.00 5.00 3.5498 1.11068

RC2 271 1.00 5.00 3.4207 1.17386

RC3 271 1.00 5.00 3.4871 1.14456

RC4 271 1.00 5.00 3.5018 1.11180

Ý định sử dụng

YD1 271 1.00 5.00 4.0148 .93083

YD2 271 1.00 5.00 3.8376 .93661

YD3 271 1.00 5.00 3.8708 .97083

YD4 271 1.00 5.00 3.9815 .95240

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Theo kết quả thống kê mô tả cho thấy thang đo này đều được đa số sinh viên đánh giá
tương đối tốt. 
Sinh viên có mức đánh giá cao nhất với yếu tố Điều kiện thuận lợi với mức trung bình
là 4.1448, tất cả đều > 4, trong đó cao nhất là “Tôi có điện thoại thông minh để sử dụng ví
điện tử” với mức đánh giá 4.3432. Điều đó có nghĩa là có điện thoại thông minh là điều
kiện thuận lợi lớn nhất khi họ có ý định sử dụng ví điện tử. Bởi có lẽ điện thoại thông
minh mới có thể cập nhật và chứa được phần mềm, ứng dụng ví điện tử và ví điện tử thì
không hỗ trợ các điện thoại đời cũ và không phải điện thoại thông minh.
Về yếu tố Ảnh hưởng xã hội, đánh giá trung bình của sinh viên là 3.7565. Cho thấy
rằng sinh viên bị tác động bởi cộng đồng xung quanh, khi số đông người sử dụng và lại
được họ giới thiệu và khuyên sử dụng, được những người xung quanh, gần gũi quan
trọng, giới thiệu và khuyên thì họ sẽ rất tin tưởng và bắt đầu sử dụng. Ngoài ra, việc lựa
chọn sử dụng ngoài mong muốn, sở thích của bản thân thì đa số chúng ta đều bị ảnh bởi
những người xung quanh. Nếu chúng ta thấy bạn bè, đồng nghiệp có những thứ này, thứ
kia bỗng dưng chúng ta cũng muốn sở hữu nó. Điều đó có nghĩa là ý định sử dụng ví điện
tử của một người càng tăng lên nếu những người xung quanh khuyến khích họ theo đuổi
và sử dụng nó.
Về yếu tố Nhận thức uy tín, đánh giá của sinh viên là mức cao (3.8103) trong đó cao
nhất là biến quan sát “Tôi tin vào khả năng của ví điện tử trong việc bảo vệ thông tin cá
nhân và quyền riêng tư” là 3.8487. Cho thấy sinh viên rất quan tâm và kỳ vọng vào ví
điện tử có khả năng bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư trên ứng dụng. Nói cách
khác khi hệ thống ví điện tử an toàn và bảo mật hơn, có những cách xử lý nếu tài khoản bị
lấy cắp, nó sẽ tác động tích cực cũng như thúc đẩy nhiều sinh viên sử dụng ví điện tử hơn.
 Về yếu tố Rào cản kỹ thuật, đánh giá của sinh viên thấp nhất trong 6 yếu tố với mức
điểm trung bình là 3.4899. Yếu tố được đánh giá cao nhất là “Ví điện tử thường xuyên
xảy ra lỗi hệ thống trong quá trình sử dụng (khi đăng nhập, chuyển tiền, server,...)” với
mức điểm là 3.5498 và thấp nhất là “Thời gian truy cập để vào ví điện tử lâu” với mức
điểm 3.4207.  Ta thấy rằng, tuy sinh viên cảm thấy ví điện tử thường xuyên lỗi kỹ thuật sẽ
là rào cản khi có ý định sử dụng nhưng thời gian truy cập để mở ví họ đang sử dụng hoặc
sắp sử dụng lại không lâu hoặc họ không cảm thấy đây là rào cản với họ.
Về yếu tố Khả năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, đánh giá của sinh viên là ở mức trung bình (3.6052), trong đó biến quan sát “Tôi thích
thử nghiệm những ví điện tử mới” có giá trị trung bình cao nhất là 3.7786, yếu tố được
đánh giá cao thứ 2 là “Tôi muốn trải nghiệm hết các tính năng mới của các ví điện tử” với
mức trung bình là 3.6531. Điều này cho thấy sinh viên bị thu hút với các ứng dụng công
nghệ mới, tính năng hấp dẫn vừa ra mắt của ví điện tử. Tiếp đến yếu tố đứng thứ 3 với
mức trung bình là 3.5683 “Nếu tôi biết một loại ví điện tử vừa ra mắt, tôi sẽ tìm cách để
thử nó. Cuối cùng là “Trong bạn bè của tôi, tôi thường là người đầu tiên sử dụng ví điện
tử mới” với mức trung bình thấp nhất là 3.4207 cho thấy sinh viên rất sẵn sàng trải
nghiệm những thứ mới lạ đặc biệt là các công nghệ khoa học điện tử như ví điện tử.
Về yếu tố Ưu đãi, quà tặng, các biến quan sát có giá trị trung bình khá cao (3.7983).
Mức điểm trung bình của yếu tố “Ví điện tử tôi đang sử dụng đã/ đang thực hiện các
chiến dịch khuyến mại” là 3.8782, cao nhất trong các yếu tố nằm trong yếu tố Ưu đãi quà
tặng. Sau đó đến “Tôi sử dụng ví điện tử vì có những chương trình đặc biệt” với mức
điểm là 3.8561 và yếu tố “Gửi tiết kiệm trên ví điện tử sẽ dễ dàng và có thể được hưởng
lãi suất ưu đãi hơn ở ngân hàng” được đánh giá thấp nhất với mức điểm 3.7196. Có thể
thấy rằng sinh viên rất thích và quan tâm rất nhiều tới các chương trình khuyến mãi, tặng
voucher, giảm giá của ví điện tử. Nếu ví điện tử có càng nhiều và thường xuyên các
chương trình cung cấp lợi ích như vậy cho khách hàng sẽ khiến sinh viên tăng nhu cầu và
thực hiện hiện các giao dịch, mua sắm nhiều hơn trên ví điện tử. Tuy vậy, đây không phải
yếu tố quan trọng nhất tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên.
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 
Phương pháp này sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định mức độ tin cậy và tương
quan giữa các biến quan sát trong thang đo. Tư tưởng chung của phương pháp này là tìm
kiếm sự vô lý nếu có trong các câu trả lời (hay có nên đưa một biến quan sát vào một yếu
tố hay không?). Nó cho biết sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo
người được hỏi đã hiểu cùng một khái niệm (Trần Văn Trang và Phạm Tuấn Anh, 2015).
Hệ số Cronbach’s alpha của một thang đo cần hai yêu cầu cơ bản: 
- Hệ số Cronbach’s Alpha tổng (chung) > 0.6 
- Hệ số tương quan biến - tổng > 0.3
Độ tin cậy tốt nhất được xác định trong khoảng từ 0.7 đến 0.8. Nếu giá trị Cronbach’s
Alpha càng lớn (chẳng hạn α >95) có nghĩa là nhiều biến quan sát trong thang đo bị trùng
lặp (Redundancy), không có gì khác biệt nhau. 
Sau khi điều tra và tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha, nghiên cứu thu được kết quả như sau:
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các yếu tố

Tên biến Hệ số Tương quan Alpha nếu


Cronbach’s biến - tổng loại bỏ biến
Alpha

TL1 0, 870 .753 .821


TL: Điều kiện thuận lợi
TL2 .768 .815

TL3 .671 .854

TL4 .697 .843

AH: Ảnh hưởng xã hội AH1 0.835 .706 .773

AH2 .656 .796

AH3 .687 .783

AH4 .616 .814

UT: Nhận thức uy tín UT1 0.890 .737 .865

UT2 .759 .860

UT3 .739 .865

UT4 .695 .875


UT5 .734 .866

ST: Khả năng đổi mới ST1 0.855 .733 .801


sáng tạo của cá nhân trong
lĩnh vực công nghệ thông ST2 .736 .802
tin
ST3 .693 .822

ST4 .643 .838

UD: Ưu đãi, giảm giá UD1 0.886 .712 .864

UD2 .691 .867

UD3 .728 .861

UD4 .695 .866

UD5 .689 .867

UD6 .679 .869

RC: Rào cản kỹ thuật RC1 0.877 .705 .854

RC2 .725 .847

RC3 .750 .836

RC4 .761 .832


YD: Ý định sử dụng YD1 0.865 .729 .822

YD2 .681 .842

YD3 .715 .828

YD4 .734 .820

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha có giá trị > 0.8, chứng tỏ thang đo
có ý nghĩa và các nhân tố là đáng tin cậy trong việc đo lường mức độ tác động của ví điện
tử đến ý định sử dụng của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Hệ số tương quan biến
tổng của các biến đều > 0.3 cho thấy các các biến quan sát của cùng một nhân tố có sự
tương quan chặt chẽ với nhau và có đóng góp giá trị vào nhân tố đó.
4.2.3 Phân tích nhân tố EFA
Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin Measure
of Sampling Adequacy (KMO) nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO <1 để chứng tỏ dữ liệu
dùng phân tích nhân tố là thích hợp (Garson, 2003) và kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa
sig < 0.5 chứng tỏ giữa các biến có liên quan với nhau trong tổng thể. Giá trị Giá trị
Eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố, chỉ những nhân tố có Eigenvalue >1 mới
được giữ lại trong mô hình bởi những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn
một biến gốc. Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã sử dụng phương pháp trích nhân
tố (Extraction method) là Principal Components Analysis với phép xoay (Rotation)
Varimax các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 bị loại (Hair và cộng
sự, 1998). Theo Gerbing và Anderson (1998), thang đo được chấp nhận khi tổng phương
sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%
4.2.3.1Phân tích nhân tố với các biến độc lập
Bảng 4.3: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett biến độc lập

Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett

Chỉ số KMO .940

Kiểm định Thống kê Chi - bình phương 4754.638


Bartlett
Bậc tự do (df) 351

Mức ý nghĩa (Sig.) 0.000

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0.940 (> 0.5) và mức ý nghĩa sig = 0.000 (<
0.05) vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau và việc phân tích nhân tố trên là
hoàn toàn phù hợp.
Bảng 4.4: Kết quả phân tích ma trận xoay của biến độc lập

Biến Nhân tố
quan sát
Nhận thức Khả năng đổi mới Điều kiện Rào cản Ảnh hưởng
uy tín sáng tạo CNTT thuận lợi kỹ thuật xã hội

UD2 .709

UD4 .692

UD5 .691
UD3 .686

UD1 .678

UT1 .616

UT2 .566

UT5 .552

UD6 .549

UT3

UT4

ST3 .772

ST2 .765

ST1 .740

ST4 .583

TL1 .803

TL2 .744
TL4 .728

TL3 .630

RC4 .837

RC2 .810

RC3 .810

RC1 .769

AH1 .774

AH2 .763

AH3 .721

AH4 .592

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Bảng 4.5: Kết quả tổng phương sai trích

Nhân Hệ số Eigenvalues khởi


tố tạo Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay

Tổng Phương Phương Tổng Phương Phương Tổng Phương Phương


sai tích sai tích sai tích
cộng sai lũy cộng sai lũy cộng sai lũy

1 12.040 44.594 44.594 12.040 44.594 44.594 5.189 19.220 19.220

2 2.244 8.311 52.905 2.244 8.311 52.905 3.426 12.690 31.910

3 1.724 6.386 59.290 1.724 6.386 59.290 3.322 12.303 44.214

4 1.153 4.270 63.560 1.153 4.270 63.560 3.153 11.679 55.893

5 1.010 3.740 67.300 1.010 3.740 67.300 3.080 11.407 67.300

6 962 3.564 70.865

7 699 2.588 73.453

8 615 2.278 75.731

9 584 2.165 77.895

10 533 1.973 79.869

11 486 1.799 81.668

12 474 1.756 83.423

13 438 1.620 85.044

14 428 1.586 86.630

15 387 1.432 88.062


16 358 1.324 89.386

17 350 1.295 90.681

18 337 1.248 91.930

19 322 1.194 93.123

20 302 1.119 94.242

21 289 1.069 95.311

22 250 928 96.239

23 236 872 97.111

24 218 807 97.918

25 205 759 98.677

26 187 693 99.370

27 170 630 100.000

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax.
Kết quả cho thấy 27 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 5 nhóm và tổng phương sai
trích rút là 68,56% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Các hệ số tải nhân tố trải dài từ 0.549 đến
0.837 đều lớn hơn 0.5. Vì vậy, các thang đo rút ra được chấp nhận. Theo quy tắc loại biến
xấu, không có biến nào cùng tải lên từ 2 nhân tố với hệ số tải gần nhau và hệ số chênh
lệch < 0.3 nên các nhân tố đều đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA
(Hair và cộng sự, 1998; trích bởi Khánh Duy, 2007). Thông qua việc xoay các nhân tố,
ma trận nhân tố sẽ trở nên đơn giản hơn, dễ giải thích hơn và đã rút bớt đi biến độc lập
“Nhận thức uy tín” gộp cùng biến “Ưu đãi, giảm giá” và có 2 biến quan sát là UT3, UT4
bị loại bỏ. Ta sử dụng phương pháp Varimax procedure để xoay nhân tố: xoay nguyên
góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ
tăng cường khả năng giải thích các nhân tố (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2005). 
4.2.3.2 Phân tích nhân tố với biến độc lập sau khi loại biến
Bảng 4.6: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett biến độc lập

Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett

Chỉ số KMO 0.938

Kiểm định Thống kê Chi - bình phương 4.277.971


Bartlett
Bậc tự do (df) 300

Mức ý nghĩa (Sig.) 0

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0.938 (> 0.5) và mức ý nghĩa sig = 0.000 (< 0.05)
vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau và việc phân tích nhân tố trên là hoàn
toàn phù hợp.
Bảng 4.7: Kết quả phân tích ma trận xoay của biến độc lập

Nhân tố

Nhận thức Khả năng đổi mới Điều kiện Rào cản kỹ Ảnh hưởng
uy tín sáng tạo CNTT thuận lợi thuật xã hội

UD2 715
UD4 705

UD5 689

UD1 688

UD3 687

UT1 604

UT2 550

UD6 548

UT5 536

TL1 812

TL2 737

TL4 719

TL3 639

ST2 769

ST3 768

ST1 749

ST4 591

RC4 841
RC3 808

RC2 807

RC1 775

AH1 780

AH2 767

AH3 725

AH4 599

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Bảng 4.8: Kết quả tổng phương sai trích

Nhân Hệ số Eigenvalues khởi


tố tạo Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay

Phương Phương Phương


Tổng Phương sai tích Tổng Phương sai tích Tổng Phương sai tích
cộng sai lũy cộng sai lũy cộng sai lũy

1 11.064 44.258 44.258 11.064 44.258 44.258 4.718 18.872 18.872

2 2.224 8.897 53.154 2.224 8.897 53.154 3.203 12.812 31.684

3 1.702 6.807 59.962 1.702 6.807 59.962 3.183 12.731 44.415

4 1.144 4.577 64.539 1.144 4.577 64.539 3.128 12.512 56.927


5 1.006 4.025 68.564 1.006 4.025 68.564 2.909 11.637 68.564

6 789 3.157 71.721

7 630 2.522 74.243

8 602 2.407 76.650

9 576 2.304 78.954

10 509 2.035 80.988

11 476 1.902 82.891

12 455 1.820 84.711

13 428 1.713 86.424

14 387 1.549 87.973

15 360 1.441 89.413

16 354 1.414 90.828

17 324 1.297 92.124

18 321 1.283 93.407

19 291 1.163 94.570

20 270 1.081 95.651

21 247 989 96.640


22 227 909 97.549

23 218 872 98.421

24 200 799 99.220

25 195 780 100.000

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax. Kết
quả cho thấy 27 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 5 nhóm và tổng phương sai trích
rút là 68,56% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Các hệ số tải nhân tố trải dài từ 0.536 đến 0.841
đều lớn hơn 0.5. Vì vậy, các thang đo rút ra được chấp nhận. Theo quy tắc loại biến xấu,
không có biến nào cùng tải lên từ 2 nhân tố với hệ số tải gần nhau và hệ số chênh lệch <
0.3 nên các nhân tố đều đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA (Hair
và cộng sự, 1998; trích bởi Khánh Duy, 2007). Thông qua việc xoay các nhân tố, ma trận
nhân tố sẽ trở nên đơn giản hơn, dễ giải thích hơn và đã rút bớt đi biến độc lập “Nhận
thức uy tín” gộp cùng biến “Ưu đãi, giảm giá”. Ta sử dụng phương pháp Varimax
procedure để xoay nhân tố: xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có
hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố
(Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). 
4.2.3.3 Phân tích nhân tố với biến phụ thuộc
Bảng 4.9:  Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến phụ thuộc

Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett

Chỉ số KMO .824

Kiểm định Bartlett Thống kê Chi - bình phương 497.196


Bậc tự do (df) 6

Mức ý nghĩa (Sig.) .000

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0.824 (> 0.5) và với mức ý nghĩa Sig.= 0.000< 0.05
vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau nên việc phân tích nhân tố trên là hoàn
toàn phù hợp.
Bảng 4.10: Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc

Biến quan sát Nhân tố

Ý định sử dụng

YD4 .857

YD1 .854

YD3 .845

YD2 .820

Eigenvalues 2.850

Phương sai trích 71.262


(%)

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Bảng 4.11: Kết quả tổng phương sai trích
Nhân
tố Hệ số Eigenvalues khởi tạo Chỉ số sau khi xoay

Tổng Phương Phương sai tích Tổng Phương Phương sai tích
cộng sai lũy cộng sai lũy

1 2.850 71.262 71.262 2.850 71.262 71.262

2 .455 11.384 82.646

3 .357 8.925 91.570

4 .337 8.430 100.000

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Kết quả phân tích thang đo Ý định sử dụng của sinh viên (YD), EFA trích được gom
vào một yếu tố tại Eigenvalue gồm 4 biến quan sát với chỉ số KMO là 0.824. Các biến
quan sát đều có Factor loading lớn hơn 0.50 (0.820 đến 0.857). Phương sai trích 71.262%
thể hiện 71,262% biến thiên của dữ liệu. Sự phân tích EFA hoàn tất vì đã đạt độ tin cậy về
mặt thống kê. Vậy thang đo được sử dụng cho các phân tích tiếp theo. 
Sau khi kiểm định đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố khám phá (EFA), thang đo đã được điều chỉnh cho phù hợp. Mô hình cũng như giả
thuyết nghiên cứu đã có sự thay đổi từ 6 biến độc lập giảm xuống còn 5 biến độc lập
(Nhận thức uy tín, Khả năng đổi mới sáng tạo công nghệ thông tin, Điều kiện thuận lợi,
Rào cản kỹ thuật, Ảnh hưởng xã hội) cùng với biến phụ thuộc (Ý định sử dụng của sinh
viên)
4.2.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và phân tích hồi quy
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, ta tiến hành phân tích hồi quy bội, kiểm
tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu các giả định về đa
cộng tuyến không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng. Và hệ số
R^2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp
đến mức nào. Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình, bước đầu
tiên ta cần phân tích tương quan giữa các biến xem thử có mối liên hệ tuyến tính giữa biến
độc lập và biến phụ thuộc hay không. Kết quả của phần phân tích này dù không xác định
được mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhưng nó đóng vai trò
làm cơ sở cho phân tích hồi quy. Các biến phụ thuộc và biến độc lập có tương quan cao
với nhau báo hiệu sự tồn tại của mối quan hệ tiềm ẩn giữa hai biến. Đồng thời, việc phân
tích tương quan còn làm cơ sở để dò tìm sự vi phạm giả định của phân tích hồi quy tuyến
tính: các biến độc lập có tương quan cao với nhau hay hiện tượng đa cộng tuyến.
4.2.4.1 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Theo kết quả của phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy có 5 thành phần mới được
trích ra và nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho các thành phần mới này. Như vậy 5 thành
phần mới này sẽ thay thế cho 6 thành phần thiết kế ban đầu, cụ thể là
Bảng 4.12: Thang đo ban đầu

ST Ký hiệu Thang đo Danh sách các biến


T

1 UT Nhận thức uy tín UT1, UT2, UT3, UT4, UT5

2 AH Ảnh hưởng xã hội AH1, AH2, AH3, AH4

3 UD Ưu đãi, khuyến mãi UD1, UD2, UD3, UD4, UD5,


UD6

4 RC Rào cản kỹ thuật RC1, RC2, RC3, RC4

5 TL Điều kiện thuận lợi TL1, TL2, TL3, TL4


6 ST Khả năng đổi mới sáng tạo ST1, ST2, ST3, ST4
CNTT

(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất)


Bảng 4.13: Thang đo mới được rút trích từ EFA

ST Ký Thang đo Giả Biến quan sát


T hiệu thuyết

1 UT Nhận thức uy tín UD1, UD2, UD3, UD4, UD5, UD6,


UT1, UT2, UT5

2 AH Ảnh hưởng xã hội AH1, AH2, AH3, AH4

3 RC Rào cản kỹ thuật RC1, RC2, RC3, RC4

4 TL Điều kiện thuận lợi TL1, TL2, TL3, TL4

5 ST Khả năng đổi mới ST1, ST2,ST3,ST4


sáng tạo CNTT

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp)


Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh
(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất)

 Phương trình nghiên cứu hồi quy tuyến tính bội được xây dựng như sau:
Ydinhsudung = β0 + β1*Nhanthucuytin + β2*Anhhuongxahoi +
β3*Raocankythuat + β4*Dieukienthuanloi + β5*Khanangdoimoisangtao+ α1 
 Trong đó: 
Ydinhsudung: Ý định sử dụng của sinh viên (được xem là biến phụ thuộc). 
Các biến độc lập là: Nhanthucuytin (Nhận thức uy tín); Anhhuongxahoi (Ảnh
hưởng xã hội); Dieukienthuanloi (Điều kiện thuận lợi); Khanangdoimoisangtao
(Khả năng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin) 
β0:  hằng số 
β1, β2, β3, β4, β5: Các hệ số hồi quy 
α1:  Sai số của mô hình
4.2.4.2 Phân tích Cronbach’s Alpha sau khi gộp biến 
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các nhân tố
Tên Hệ số Cronbach’s Tương quan biến - tổng Alpha nếu loại bỏ
biến Alpha biến

UT1 0.917 725 907

UT2 710 908

UT5 706 908

UD1 721 907

UD2 684 910

UD3 722 907

UD4 693 909

UD5 721 907

UD6 695 909

Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha có giá trị > 0.8, chứng tỏ thang đo
có ý nghĩa và các nhân tố là đáng tin cậy trong việc đo lường mức độ tác động của ví điện
tử đến ý định sử dụng của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Hệ số tương quan biến
tổng của các biến đều > 0.3 cho thấy các các biến quan sát của cùng một nhân tố có sự
tương quan chặt chẽ với nhau và có đóng góp giá trị vào nhân tố đó.
4.2.4.3. Phân tích tương quan Pearson
Người ta sử dụng một hệ số thống kê có tên là Hệ số tương quan Pearson để lượng hóa
mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến trung gian, biến
trung gian và biến phụ thuộc để đánh giá được mối liên hệ của biến độc lập và biến phụ
thuộc. Một hệ số tương quan dương 1 cho thấy hai biến số có mối quan hệ thuận chiều
tuyệt đối. Nếu giữa 2 biến độc lập có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa cộng
tuyến khi phân tích hồi quy. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt
giữa các biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc mà tất cả đều được xem xét như
nhau
 Tương quan đa biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Bảng 4.15: Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố (Pearson)

Ý định Nhận Ảnh Rào Điều Khả


sử thức uy hưởng cản kỹ kiện năng đổi
dụng tín xã hội thuật thuận mới sáng
lợi tạo

Ý định sử Tương 1 .785** .688** .417** .721** .556**


dụng quan
Pearson

Mức ý .000 .000 .000 .000 .000


nghĩa Sig.
(2-tailed)

N 271 271 271 271 271 271

Nhận Tương .785** 1 .630** .484** .680** .705**


thức uy quan
tín Pearson

Mức ý .000 .000 .000 .000 .000


nghĩa Sig.
(2-tailed)
N 271 271 271 271 271 271

Ảnh Tương .688** .630** 1 .341** .645** .443**


hưởng xã quan
hội Pearson

Mức ý .000 .000 .000 .000 .000


nghĩa Sig.
(2-tailed)

N 271 271 271 271 271 271

Rào cản Tương .417** .484** .341** 1 .390** .468**


kỹ thuật quan
Pearson

Mức ý .000 .000 .000 .000 .000


nghĩa Sig.
(2-tailed)

N 271 271 271 271 271 271

Điều kiện Tương .721** .680** .645** .390** 1 .484**


thuận lợi quan
Pearson

Mức ý .000 .000 .000 .000 .000


nghĩa Sig.
(2-tailed)
N 271 271 271 271 271 271

Khả năng Tương .556** .705** .443** .468** .484** 1


đổi mới quan
sáng tạo Pearson

Mức ý .000 .000 .000 .000 .000


nghĩa Sig.
(2-tailed)

N 271 271 271 271 271 271

(Nguồn: Kết quả điều tra)


**. Sự tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2- đuôi). 
*. Sự tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 (2- đuôi). 
Kết quả ma trận tương quan cho thấy 5 biến độc lập có hệ số tương quan dao động từ
0.341 đến 0.785 (nhỏ hơn 1) chứng tỏ chúng có mối quan hệ thuận chiều. Hệ số tương
quan giữa biến độc lập “Nhận thức uy tín” với biến phụ thuộc “Ý định sử dụng” r = 0.785
đạt cao nhất điều này chứng tỏ hai nhân tố này có mối quan hệ thuận chiều và chặt chẽ
nhất. “Rào cản kỹ thuật” (0.417) có hệ số tương quan Pearson < 0.5 chứng tỏ chúng
không có tương quan quá lớn với “Ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên”. 
Kết quả ma trận cho thấy, các cặp biến độc lập đều có sig < 0.05 và hệ số tương quan
Pearson với nhau đều < 0.5, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. 
4.2.4.4. Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và kiểm định lý thuyết
a. Phân tích hồi quy đa biến

 Phương trình hồi quy bội


Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bội để dự đoán cường độ tác động của các
nhân tố đến thái độ của sinh viên đối với Micro Influencer. Phương trình hồi quy tuyến
tính bội có dạng: 

 Ydinhsudung = β0 + β1*Nhanthucuytin + β2*Anhhuongxahoi +


β3*Raocankythuat + β4*Dieukienthuanloi + β5*Khanangdoimoisangtao+ α1 
Bảng 4.16: Đánh giá sự phù hợp của mô hình

PMô Hệ số Hệ số R2 hiệu Ước lượng sai số độ Trị số thống kê


hình R R2 chỉnh lệch chuẩn Durbin -Watson

1 .842a .708 .703 .43611 1.929

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có R^2= 0.708 và được điều
chỉnh = 0.703. Ta nhận thấy hiệu chỉnh nhỏ hơn nên ta dùng nó để đánh giá độ phù hợp
của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình (Hoàng
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). R^2 được điều chỉnh = 0.793 nói lên độ thích
hợp của mô hình là 70,3% hay nói cách khác là 70,3% sự biến thiên của biến “Ý định sử
dụng” được giải thích chung của 5 biến quan sát. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội
đưa ra là phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được. 
(Nguồn: Kết quả điều tra)

 Phân tích phương sai


Bảng 4.17: Bảng kết quả phân tích ANOVA

Mô hình Tổng bình Bậc tự Bình phương Thống kê Mức ý nghĩa


phương do (df) trung bình F (Sig.)

1 Hồi 122.373 5 24.475 128.683 .000b


quy

Phần 50.401 265 .190


Tổng 172.774 270

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ
phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý nghĩa của kiểm định này là mối quan
hệ tuyến tính giữa biến trung gian và các biến độc lập. Phân tích ANOVA cho thấy thông
số F = 128.683 có mức ý nghĩa (sig.) = 0.000, điều này chứng tỏ rằng mô hình hồi quy
xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được tất cả các biến đưa vào đều có ý nghĩa
về mặt thống kê, phù hợp với dữ liệu và có thể dùng được. Như vậy các biến độc lập
trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc “Ý định sử dụng”

 Hệ số hồi quy trong mô hình


Với biến phụ thuộc là “Ý định sử dụng của sinh viên” và 5 biến độc lập, được trích ra
từ phân tích nhân tố EFA, tiến hành phân tích hồi quy (Sử dụng phương pháp đưa vào
một lượt Enter). Từ bảng phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
là “Ý định sử dụng của sinh viên” với các biến độc lập: Nhận thức uy tín, điều kiện thuận
lợi, rào cản kỹ thuật, khả năng đổi mới sáng tạo, ảnh hưởng xã hội. Các hệ số hồi quy
riêng phần trong mô hình dùng để xác định mức độ biến độc lập lên biến phụ thuộc. Hay
nói cách khác các hệ số riêng Beta trong mô hình hồi quy nói lên sức ảnh hưởng của 5
biến quan sát. Thông qua hệ số Beta trong kết quả phân tích hồi quy (Bảng 4.14) chúng ta
sẽ thấy được tầm quan trọng của các yếu tố của ví điện tử tác động đến ý định sử dụng
của sinh viên đại học Thương Mại.
Bảng 4.18: Kết quả hồi quy
Mô hình Hệ số chưa Hệ số Kiểm Mức ý Phân tích đa
chuẩn hóa chuẩn định T- nghĩa cộng tuyến
hóa student thống kê
(Sig.)
Hệ Sai số Beta Độ Hệ số
số B chuẩn chấp phóng đại
nhận phương sai
của (VIF)
biến

1 Biến .174 .154 1.128 .260

Ảnh .221 .044 .230 4.967 .000 .516 1.940


hưởng xã
hội

Rào cản .015 .032 .018 .454 .650 .726 1.377


kỹ thuật

Điều .252 .049 .253 5.151 .000 .456 2.192


kiện
thuận lợi

Nhận .480 .062 .460 7.804 .000 .317 3.154


thức uy
tín
Khả năng .000 .042 -.001 -.011 .991 .482 2.074
đổi mới
sáng tạo

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Mức ý nghĩa của 3 biến: ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi và nhận thức uy tín đều
có ý nghĩa về mặt thống kê vì có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05, trái lại biến rào cản kỹ thuật
(0.650) và biến khả năng đổi mới sáng tạo (0.991) lại không có ý nghĩa (> 0.05). Do đó,
chỉ còn 3 biến có ý nghĩa được giữ lại và có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của
sinh viên. Ngoài ra, ta cũng thấy rằng hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10
chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2018). Hệ số hồi quy của 3 biến độc lập trong đó cả 3 biến đều mang dấu dương
chứng tỏ 3 biến tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng ví điện tử.
Ta có phương trình hồi quy bội như sau: 
ydinhsudung = 0.221* anhhuongxahoi + 0.252 * dieukienthuanloi + 0.480 *
nhanthucuytin + 0.174
Để xác định tầm quan trọng của mỗi biến đối với biến phụ thuộc trong mối quan hệ so
sánh giữa các biến độc lập, chúng ta dùng hệ số hồi quy (Beta) đã được chuẩn hóa. Ta có
nhận thức uy tín là quan trọng nhất do có hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0.460; Điều kiện
thuận lợi quan trọng thứ nhì với hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0.253; ảnh hưởng xã hội quan
trọng thứ ba với hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0.230; rào cản kỹ thuật quan trọng thứ tư với
hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0.018, cuối cùng là khả năng đổi mới sáng tạo -0.001.
Như vậy, qua kiểm định hồi quy ta thấy còn 4 biến được giữ lại bao gồm: ảnh hưởng
xã hội, rào cản kỹ thuật, điều kiện thuận lợi và nhận thức uy tín. 1 biến bị bỏ là khả năng
đổi mới sáng tạo.
b. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình
Giả thuyết N1 cho rằng “Nhận thức uy tín” của ví điện tử tác động thuận chiều đến ý
định sử dụng ví điện tử của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Căn cứ vào kết quả hồi
quy cho thấy hệ số Beta = 0.460 với mức ý nghĩa sig 0.000 (<0.05) nghĩa là có ý nghĩa về
mặt thống kê. Vì vậy giả thuyết N1 được chấp nhận, điều này chứng tỏ càng gia tăng nhận
thức uy tín  thì càng gia tăng ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học Thương Mại
Giả thuyết N2 cho rằng “Ảnh hưởng xã hội” của ví điện tử tác động thuận chiều đến ý
định sử dụng ví điện tử của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Căn cứ vào kết quả hồi
quy cho thấy hệ số Beta = 0.230 với mức ý nghĩa sig 0.000 (<0.05) nghĩa là có ý nghĩa về
mặt thống kê. Vì vậy giả thuyết N2 được chấp nhận, điều này chứng tỏ càng gia tăng ảnh
hưởng xã hội thì càng gia tăng ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học Thương
Mại
Giả thuyết N3 cho rằng “Rào cản kỹ thuật” của ví điện tử tác động ngược chiều đến ý
định sử dụng ví điện tử của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Căn cứ vào kết quả hồi
quy cho thấy hệ số Beta = 0.018 với mức ý nghĩa sig 0.650 (<0.05) nghĩa là không có ý
nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy giả thuyết N3 không được chấp nhận, điều này chứng tỏ
rào cản kỹ thuật lớn thì không làm giảm ý định sử dụng.
Giả thuyết N4 cho rằng “Điều kiện thuận lợi” của ví điện tử tác động thuận chiều đến
ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Căn cứ vào kết quả
hồi quy cho thấy hệ số Beta = 0.253 với mức ý nghĩa sig 0.000 (<0.05) nghĩa là có ý
nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy giả thuyết N2 được chấp nhận, điều này chứng tỏ càng gia
tăng điều kiện thuận lợi thì càng gia tăng ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học
Thương Mại.
Giả thuyết N5 cho rằng “Khả năng đổi mới sáng tạo” của ví điện tử tác động thuận
chiều đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Căn cứ
vào kết quả hồi quy cho thấy hệ số Beta = -0.001 với mức ý nghĩa sig 0.991 (<0.05) nghĩa
là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy giả thuyết N2 không được chấp nhận và bị
bác bỏ.
4.2.4.5. Sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học

 Giới tính
Kiểm định sự đồng nhất của phương sai (Levene’s test) được tiến hành với giả thuyết
phương sai của 2 tổng thể đồng nhất. Kết quả kiểm định cho mức ý nghĩa 0.070 lớn hơn
0.05 cho thấy phương sai giữa giới tính không khác nhau. Vì vậy, trong kết quả kiểm định
giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể (Independent-samples T-test), ta sẽ sử dụng kết
quả kiểm định t ở phần giả thuyết phương sai bằng nhau (Equal variances assumed) có ý
nghĩa (2 đuôi) là 0.293 lớn hơn 0.05. Do đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên có giới tính không khác nhau.
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính

  Ý định sử dụng

Giả thuyết Giả thuyết phương


phương sai bằng sai không bằng nhau
nhau

Kiểm định F 3.313  


Levene
Ý nghĩa 0.070  

Kiểm định T -1.054 -1.022


t
Df 269 192.465

Ý nghĩa (2- 0.293 0.308


đuôi)

Sự khác biệt -0.10568 -0.10568


trung bình

(Nguồn: Kết quả điều tra)

 Thu nhập
Theo kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai có mức ý nghĩa sig = 0.863 (>
0.05) có thể nói phương sai giữa các lựa chọn thu nhập là không khác nhau và có thể sử
dụng kết quả phân tích ANOVA. 
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về hành vi mua hàng
theo thu nhập

Kiểm định sự đồng nhất của phương sai

Ý định sử dụng

Kiểm định Levene df1 df2 Ý nghĩa

.248 3 267 .863

(Nguồn: Kết quả điều tra) 


Bảng 4.21: Kết quả kiểm định sự khác biệt về thu nhập

Kiểm định ANOVA

Nhận biết

  Tổng bình df Trung bình bình F Ý


phương phương nghĩa

Giữa các 1.065 3 .355 .552 .647


nhóm

Trong nội bộ 171.709 267 .643    


nhóm
Tổng 172.774 270      

(Nguồn: Kết quả điều tra)


Theo kết quả phân tích ANOVA, giá trị F = 0.552 > 0.05 với mức ý nghĩa sig = 0.647 <
0.05 nên không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về ý định sử dụng của sinh viên trường
Đại học Thương Mại có mức thu nhập khác nhau. 
4.3 So sánh kết quả nghiên cứu định tính và định lượng
Sau khi thực hiện phân tích nghiên cứu, chúng ta có thể nhận thấy được cả hai
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đều còn hạn chế về thời gian và nhân
lực nên chưa đạt độ chính xác.
Đôi lúc ứng viên sẽ trả lời nhầm ý mà người hỏi muốn hỏi, vì hầu hết nghiên cứu định
lượng người phỏng vấn không thể can thiệp để giải thích hay giải thích cho ứng viên được

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận.

Qua việc xây dựng mô hình nghiên cứu, tiến hành phân tích, điều tra, khảo sát nhóm đã
tổng kết và đưa ra bốn yếu tố : nhận thức uy tín, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi
ảnh hưởng lớn đến ý định lựa chọn sử dụng ví điện tử của sinh viên Đại học Thương Mại.
Sau khi thực hiện phép kiểm định hồi quy, hai yếu tố  khả năng đổi mới sáng tạo và rào
cản kỹ thuật không có ý nghĩa thống kê, vì thế không được chấp nhận trong mô hình.
Nhưng đối với nhân tố rào cản kỹ thuật ở kết quả định tính cho rằng yếu tố rào cản tác
động mạnh đến ý định sử dụng ví điện tử của họ, rào cản càng lớn thì sinh viên càng ít có
ý định sử dụng. Nhóm nhận thấy nhân tố này vẫn quan trọng, và vẫn có sự tác động đến ý
định sử dụng nên nhóm quyết định giữ lại nhân tố này cho mô hình của bài. 
 Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cũng được đề cập đến như giới tính, thu nhập. Song các
yếu tố này vẫn không mang tính chất quyết định đến việc ý định lựa chọn sử dụng ví điện
tử của sinh viên Đại học Thương Mại qua cuộc khảo sát vừa rồi của nhóm.
Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức uy tín, ảnh hưởng xã hội, rào cản kỹ
thuật, điều kiện thuận lợi có tác động tích cực đối với ý định sử dụng ví điện tử của sinh
viên Đại học Thương Mại, trong khi đó sinh viên thường không quan tâm tới vấn đề khả
năng đổi mới sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hay các ưu đãi quà
tặng khi sử dụng ví điện tử.
2. Kiến nghị.
Kết quả phân tích cho thấy rằng người dùng rất quan tâm tới những hữu ích, tiện ích có
thể có của ví điện tử. Đây là điều dễ nhận thấy bởi các công ty kinh doanh ví điện tử luôn
chú trọng gia tăng tiện ích cho khách hàng để thu hút người dùng, chứng tỏ rằng những
hữu ích mà khách hàng cảm nhận được càng lớn thì họ có xu hướng sử dụng nó.Vì vậy
nhóm đề xuất một số: gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng; tăng cường liên kết
với các dịch vụ tiện ích, các ngân hàng; xây dựng hệ sinh thái của ví điện tử.
Những tác động từ bên ngoài cá nhân, bao gồm những mối quan hệ như gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp, …hay những người nổi tiếng được yêu thích sẽ thường có ảnh hưởng tới
hành vi của cá nhân đó, kết quả ở chương 4 cũng cho thấy những ảnh hưởng xã hội có tác
động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên. Vì vậy nên đẩy mạnh ảnh
hưởng xã hội thông qua các chiến lược truyền thông, tiếp thị quảng cáo; các chương
trình khuyến mãi để thu hút khách hàng; xây dựng cộng đồng người dùng ví điện tử;
khách hàng chính là người làm truyền thông vì thế cần có chính sách chăm sóc và giữ
chân khách hàng.
Ví điện tử hiện nay đang được rất nhiều sinh viên sử dụng, và được bình chọn là phương
thức thanh toán ưu tiên đối với mỗi cá nhân điều đó cho thấy ví điện tử đã xây dựng được
niềm tin ở khách hàng. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta chủ quan .Vì thế nhóm đề
nghị các công tác như: nâng cao hệ thống bảo mật; nâng cao mức độ an ninh dữ liệu
thông tin khách hàng là cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like