You are on page 1of 4

[3P-1] Phân tích thực trạng của vấn đề và xác định nhu

cầu khách hàng


Lớp: __ SKI1108.B13_ Nhóm: _Avocado__ Tên thành viên: Trần Cát Nguyên_

Đề tài dự án cá Giải pháp cho: Người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở miền Trung.
nhân đề xuất

A. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

- Chứng minh sự tồn tại của vấn đề: Vấn đề có thực sự tồn tại?
Mục tiêu
- Mô tả hoàn cảnh thực tế của vấn đề thông qua việc sử dụng các minh hoạ bằng hình ảnh, số
liệu, hoặc sử dụng các nguồn tham khảo khác.
- Hoặc đến những nơi vấn đề có thể xảy ra và quan sát hoàn cảnh của vấn đề, phỏng vấn các
bên liên quan (người sử dụng, nhân viên, quản lý…)

Minh hoạ: Sử dụng các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh để thể hiện thực trạng của vấn đề và mô tả
ngắn gọn mỗi hình thức minh hoạ sử dụng.

Hình 1: Vụ sạt lở ở Trà Leng (Quảng Nam) vào cuối năm 2020

Lượng mưa từ 1h ngày mùng 8 đến 13h ngày


mùng 10/12/2018 các khu vực Miền Trung
1000
800
600
400
200
0
Vinh Quảng Thừa Đà Quảng Quảng Bình
Trị Thiên Nẵng Ngãi Nam Định
Huế

Lượng mưa (mm)


Hình 2: biểu đồ lượng mưa ở một số khu vực miền trung vào mùa bão

Hình 3: Biểu đồ hướng đi của bão Nangka trong năm 2020

Diễn giải: Mô tả các công cụ minh hoạ sử dụng bên trên để chứng minh thực trạng của đề tài dự án tạm thời.
Sử dụng các giá trị định lượng (nếu có thể).
 Hình 1: Vụ sạt lở ở Trà Leng (Quảng Nam) vào cuối năm 2020 khiến 22 người mất tích. Ảnh: Thanh
Chung.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, năm 2020, tại khu vực miền
Trung, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng xảy ra tại khu vực miền Trung, gây thiệt hại
nặng nề về người, tài sản, làm 249 người chết, mất tích, 1.531 nhà sập, 239.341 nhà bị hư hại, tốc mái,
473.449 lượt nhà bị ngập; nhiều công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, dân sinh bị hư hỏng,
sạt lở. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỉ đồng.
Ông Trần Văn Mẫn - Phó Chủ tịch huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương chịu
ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão 9 trong năm 2020.
“Lượng mưa, lũ chưa từng có trong 60 năm qua, làm chết 18 người, 14 người mất tích, 33 người bị
thương, các khu dân cư tại miền núi bị sạt lở uy hiếp. Chúng tôi đã phải di dời hơn 2.000 hộ dân, 95
ngôi nhà sụp đổ, trên 700 ngôi nhà tốc mái, hệ thống hạ tầng, giao thông bị sạt lở nghiêm trọng” - ông
Mẫn nói.
 Hình 2: Lượng mưa từ 1h ngày mùng 8 đến 13h ngày mùng 10/12 các khu vực phổ biến như sau:
Một số nơi có lượng mưa lớn hơn so với các điểm khác trong khu vực như: Vinh 394mm; Đông Hà
(Quảng Trị) 599mm, Phong Điền 569mm (Thừa Thiên Huế); Đà Nẵng 853mm, Quảng Nam 808mm,
Quảng Ngãi 510mm, Bình Định 634mm.
Hậu quả của bão lũ ở miền Trung rất nặng nề gây ra nhiều thiệt hại về nhà cửa, mất mát
người thân. Cho thấy lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân miền Trung.
 Hình 3: Biểu đồ hướng đi của bão Nangka tác động tới khu vực miền Trung gió giật mạnh cấp 6-
7, giật cấp 9 khiến cho lượng mưa tăng đột ngột gây ra hiện tượng lũ lụt ở khu vực đồng bằng ven
biển bắc bộ.
Nguyên nhân gây ra vấn đề dự án là:
Do bão hình thành gây nên bão lũ.

Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.


[Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <link đường dẫn tài liệu>, thời gian trích dẫn].
[Tên tác giả, năm xuất bản. Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.]
THANH CHUNG Thứ sáu, 26/11/2021 21:31 (GMT+7) https://laodong.vn/xa-hoi/bao-lu-nam-2020-khien-
mien-trung-thiet-hai-hon-36000-ti-dong-978153.ldo
PV/VOV.VN Thứ Ba, 05:00, 11/12/2018 https://vov.vn/xa-hoi/mua-lich-su-o-mien-trung-la-bieu-hien-ro-rang-
cua-bien-doi-khi-hau-850014.vov#:~:text=L%C6%B0%E1%BB%A3ng%20m%C6%B0a%20t%E1%BB%AB
%201h%20ng%C3%A0y,ph%E1%BB%95%20bi%E1%BA%BFn%20t%E1%BB%AB%20350%2D402mm .
NAM AN, 11:54 14/10/2020 https://kenh14.vn/bao-nangka-dang-suy-yeu-ap-sat-thai-binh-nghe-an-gay-mua-
to-gio-giat-manh-20201014113908142.chn

B. XÁC ĐỊNH NHU CẦU KHÁCH HÀNG

Dựa vào kết quả bảng khảo sát, phỏng vấn của nhóm về nhu cầu các bên liên quan được thể
Mục tiêu: hiện qua những phàn nàn, ý kiến, thái độ, mong muốn... để phân tích, tổng hợp nhằm xây
dựng các yêu cầu của giải pháp tương lai.
Minh hoạ: Điền các hạng mục của phương pháp thu thập thông tin (Đối tượng/phương pháp/ thời gian/ địa
điểm/ số lượng mẫu…). Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ hoặc hình ảnh của kết quả khảo sát để mô tả
nhu cầu của họ về việc giải quyết vấn đề.

Diễn giải: Giải thích chi tiết các minh hoạ bên trên và chỉ ra tầm quan trọng cũng như sự cần thiết (nhu cầu)
của việc giải quyết vấn đề
 Hầu hết đối tượng tham gia khảo sát là những bạn sinh viên đến từ những nơi khác nhau trong TP
HCM.
 Theo số liệu khảo sát câu hỏi 1. Anh/chị có thấy vấn đề Người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở miền
Trung. Tồn tại không? Thì 100% điều lựa chọn là Có và không có ai lựa chọn là Không. Với sự lựa
chọn trên thì câu tiếp theo là 2. Theo anh/chị vấn đề đó có cần thiết giải quyết hay không? (không cần
thiết, cần thiết, rất cần thiết ) thì trong đó 70% là cần thiết và 30% là rất cần thiết. Chứng tỏ rằng đây
là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết triệt để. Và để biết những giải pháp đó thì câu hỏi thứ ba là
3. Theo anh/ chị hiện tại đã có giải pháp cho vấn đề trên chưa?Nếu có giải pháp rồi tại sao vấn đề vẫn
còn tồn tại? Thì tôi đã khảo sát và nhận được những ý kiến của những người làm bài khảo sát như “Đã
có giải pháp, nhưng giải pháp chưa giải quyết được triệt để, còn tồn tại nhiều phát sinh.” Vẫn có giải
pháp nhưng vẫn gây thiệt hại lớn”, “Đã có giải pháp, nhưng địa hình không cho phép và kinh tế không
đủ”, “Có. Bởi vì lũ lụt quá nhiều trong năm, biện pháp chỉ khắc phục được tạm thời” hay” Cho đến
hiện tại nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục hậu quả sau thiên tai, nhưng vấn đề thiên tai
không thể kiểm soát, là “định mệnh”, bởi chính vị trí địa - vật lý của miền Trung kết hợp với sự hoạt
động của mùa gió khiến cho miền Trung mưa lũ khắc nghiệt.”
 Và cuối cùng là những đóng góp cho giải pháp mới như “yêu cầu cần xoay quanh lợi ích, an toàn của
người dân ở các vùng chịu lũ lụt.” hay” Xây đê cao lên kiên cố hơn tránh sạt lỡ khi lũ đến , tạo quỹ
ủng hộ , tạo ra các đội ngũ phòng hộ khi có sự cố.” .Ngoài ra” Cần xây dựng nhiều bờ đê hoặc hệ
thống các rãnh cống cần quy mô lớn hơn” . Còn có bạn mong muốn rằng ”Bảo vệ và mở rộng diện
tích rừng đầu nguồn; xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng phù hợp với khu vực hay bị lũ lụt;
xây dựng các công trình thủy điện vận dụng nước lũ...”.

Nguồn thông tin: Trích link nguồn


[Tên tác giả (hoặc Nhóm tác giả), Tên bài khảo sát hoặc phỏng vấn, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu>, thời
gian, địa điểm khảo sát]
Trần Cát Nguyên Khảo sát thực trạng của vấn đề người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở miền Trung
https://forms.gle/r7hN78nrJhuxGWjV6
Khảo sát bằng bảng gg form online

You might also like