You are on page 1of 2

SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA

Môn: NGỮ VĂN; Khối: 10


Ngày thi:….
Thời gian làm bài: 15 phút, không kể thời gian phát đề

Đọc đoạn trích:


Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,
Người đời thấm thoát qua màu xuân xanh:
Xuân thu để giận quanh ở dạ,
Hợp li đành buồn quá khi vui.
Oán sầu nhiều nỗi tơi bời,
Vóc bồ liễu dễ ép nài chiều xuân.
Kìa Văn Quân mĩ miều thuở trước;
E đến khi đầu bạc mà thương.
Mặt hoa nọ gã Phan lang
Sợ khi mái tóc điểm sương cũng ngừng.
Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở
Tiếc quang âm lần lữa gieo qua.
Nghĩ mệnh bạc tiếc niên hoa,
Gái tơ mấy chốc sẩy ra nạ dòng.
Gác xuân nọ mơ mòng vẻ mặt,
Lầu hoa kia phảng phất mùi hương.
Trách trời sao để nhỡ nhàng,
Thiếp rầu thiếp lại rầu chàng chẳng quên.
(“Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)
* Chú thích
- Văn Quân: một giai nhân thời Hán
- Phan Lang: Phan An, một chàng trai tuấn tú thời Tần
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Trong đoạn trích, người chinh phụ cảm thấy xót xa vì điều gì?
- Thời gian qua đi, tuổi xuân trôi qua trong vô vọng, nhan sắc tàn phai theo thời gian.
Câu 3 (0,5 điểm): Chỉ ra những từ ngữ diễn tả sự chuyển động của thời gian được sử dụng trong đoạn trích trên.
- Thoi đưa ngày tháng ruổi mau
- Người đời thấm thoát qua màu xuân xanh
Câu 4 (0,75 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những câu thơ sau?
Kìa Văn Quân mĩ miều thuở trước;
E đến khi đầu bạc mà thương.
Mặt hoa nọ gã Phan lang
Sợ khi mái tóc điểm sương cũng ngừng.
- Văn Quân, Phan Lang là những giai nhân, taxi tử có nhan sắc, vẻ ngoài tuấn tú nổi tiếng trong lịch sử.
Nhưng Văn Quân, Phan Lang cũng không thoát khỏi sự tàn phai của thời gian.
- Thể hiện nỗi lo lắng của người chinh phụ khi nhan sắc tàn phai trong thời gian đợi chờ chồng.
- Thể hiện tâm trạng cô đơn, lo lắng khi sống trong cảnh cô đơn, lẻ loi và khắc hoạ nỗi nhớ thương chồng
da diết của người chinh phụ.
Câu 5 (0,75 điểm): Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau.
Gác xuân nọ mơ mòng vẻ mặt,
Lầu hoa kia phảng phất mùi hương.
- Phép đối: Gác xuân – Lầu hoa; mơ mòng – phảng phất; vẻ mặt – mùi hương
- Tác dụng:
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho câu thơ
+ Gợi không gian nhòe mờ, hư ảo; hình ảnh người chồng mờ ảo trong giấc mơ của người thiếu phụ.
+ Diễn tả tâm trạng ảo não, buồn rầu, sống trong mơ hồ, mê man của người chinh phụ. Đồng thời cũng
cho thấy nỗi nhớ chồng, khát vọng được đoàn tụ của người chinh phụ, dù chỉ là trong giấc mơ
Câu 6 (1,0 điểm): Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: cô đơn, sầu muộn, chán
ngán, nhớ thương chồng…
- Thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi, ước vọng vợ chồng được đoàn tụ, là tiếng nói phản đối chiến
tranh phong kiến phi nghĩa…

You might also like