You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------------------------
Viện Điện

BÁO CÁO ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

Đề Tài:
Thiết kế bộ điều khiển STATCOM bù công suất phản
kháng

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Việt Phương


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Trường
MSSV: 20174299

Hà Nội, Tháng 7/2021


Mục lục
DANH SÁCH HÌNH VẼ 1

DANH SÁCH BẢNG 2

LỜI NÓI ĐẦU 3

I TỔNG QUAN VỀ STATCOM 4


1 Bù công suất phản kháng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
2 Tổng quan về STATCOM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2.1 Cấu trúc cơ bản của STATCOM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2.2 Nguyên lý hoạt động của STATCOM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

II THIẾT KẾ MÔ HÌNH STATCOM NỐI LƯỚI 7


1 Mô hình hóa hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
2 Xây dựng các mạch vòng điều khiển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.1 Mạch vòng điều khiển dòng điện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.2 Mạch vòng điều khiển điện áp một chiều VDC . . . . . . . . . . . . . . . . 13

III PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ 15


1 Phương pháp điều chế SPWM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

IV MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ 16


1 Mô hình STATCOM nối lưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.1 Mô hình tổng quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.2 Các khối mô phỏng khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.3 Kết quả mô phỏng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2 Mô hình STATCOM gắn trên lưới điện 14 nút . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.1 Mô hình tổng quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.2 Điều kiện bình thường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.3 Sự cố xảy ra trên pha A . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.4 Tải thay đổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

V KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 29


1 Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2 Hướng nghiên cứu phát triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30


Danh sách hình vẽ
1 Nguyên lý hoạt động cơ bản STATCOM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2 Nguyên lý bù của bộ bù tích cực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
3 Trạng thái hấp thụ công suất phản kháng của bộ bù . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
4 Trạng thái phát công suất phản kháng của bộ bù . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
5 Mô hình STATCOM nối lưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
6 Biểu diễn vector điện áp và dòng điện trên các hệ trục tọa độ . . . . . . . . . . . . . 8
7 Cấu trúc bộ điều khiển STATCOM nối lưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
8 Cấu trúc bộ điều khiển trên hệ tọa độ d, q . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
9 Sơ đồ khối bộ điều khiển dòng trong hệ tọa độ d, q . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
10 Sơ đồ khối vòng kín bộ điều khiển điện áp một chiều trung gian . . . . . . . . . . . 13
11 Dạng sóng điều chế và tín hiệu điều khiển SinPWM . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
12 Mô hình tổng quan STATCOM nối lưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
13 Sơ đồ mô phỏng mạch vòng điều chỉnh điện áp Vdc . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
14 Sơ đồ mô phỏng mạch vòng điều chỉnh Iq . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
15 Sơ đồ bộ chuyển đổi tọa độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
16 Sơ đồ khối phát xung cho bộ nghịch lưu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
17 Sơ đồ bộ chuyển đổi tọa độ abc sang dq của dòng điện . . . . . . . . . . . . . . . . 18
18 Thông số tải ban đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
19 Điện áp một chiều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
20 Công suất phản kháng của lưới điện, STATCOM và tải . . . . . . . . . . . . . . . . 19
21 Công suất tác dụng của lưới điện, STATCOM và tải . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
22 Sơ đồ lưới điện 14 nút có gắn STATCOM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
23 Sơ đồ lưới điện 14 nút có gắn STATCOM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
24 Điện áp tải phía sau nút đặt STATCOM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
25 Điện áp Ud và Uq . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
26 Dòng điện Id và Iq . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
27 Điện áp một chiều Vdc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
28 Công suất phản kháng của nguồn, STATCOM và tải . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
29 Công suất tác dụng của nguồn, STATCOM và tải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
30 Khối Three-Phase Programmable Voltage Source . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
31 Điện áp một chiều Vdc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
32 Hình ảnh phóng to của điện áp Vdc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
33 Dòng điện Id và Iq . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
34 Điện áp Ud và Uq . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
35 Công suất tác dụng P . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
36 Công suất phản kháng Q . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
37 Điện áp một chiều Vdc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
38 Điện áp Ud và Uq . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
39 Dòng điện Id và Iq . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
40 Công suất tác dụng P . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
41 Công suất phản kháng Q . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

1
Danh sách bảng

2
LỜI NÓI ĐẦU
Để hệ thống điện hoạt động linh hoạt ở mọi chế độ, kể cả tình huống sự cố nghiêm trọng nhất, thì
phải có thiết bị để điều khiển các đại lượng trong hệ thống điện. Một trong những đại lượng đó chính
là đại lượng điện áp, theo nhận định thực tế, các sự cố tan rã hệ thống điện gần đây đều có liên quan
đến sự sụp đổ điện áp hoặc là mất ổn định điện áp, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đên sự sụp đổ điện
áp là do không đáp ứng đủ nhu cầu công suất phản kháng cho hệ thống điện một cách kịp thời.

Để nâng cao chất lượng điện áp và ổn định điện áp cho hệ thống điện Việt Nam đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về việc ứng dụng các thiết bị bù công suất phản kháng. Tuy nhiên các thiết bị bù
đó chưa đáp ứng những yêu cầu về phản ứng nhanh nhạy khi hệ thống có sự thay đổi đột ngột về nhu
cầu công suất phản kháng. Các thiết bị truyền tải điện xoay chiều linh hoạt FACTS như: STATCOM
hay SVC, UPFC... đã đáp ứng được yêu cầu về độ phản ứng nhanh nhạy cũng như dung lượng bù tối
ưu cho hệ thống điện trong mọi chế độ làm việc. Đồ án này nghiên cứu về việc thiết kế bộ điều khiển
STATCOM bù công suất phản kháng nhằm nâng cao chất lượng điện áp, ổn định hệ thống điện.

Trong quá trình làm đồ án tuy có những lúc khó khăn nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy
Phạm Việt Phương em đã có thể hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và
kiến thức còn hạn chế nên đồ án vẫn còn thiếu sót một số phần chưa thể hoàn thành. Em rất mong có
được sự thông cảm của thầy.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chữ ký của GVHD Hà Nội ngày 13 tháng 7 năm 2021


Sinh viên thực hiện
Nguyễn Xuân Trường

3
I TỔNG QUAN VỀ STATCOM
1 Bù công suất phản kháng
Công suất phản kháng là một trong những thành phần chính tạo nên trong hệ thống điện. Đây là công
suất cần thiết để duy trì điện áp ổn định của lưới điện, cung cấp năng lượng và nâng cao hiệu suất hoạt
động các thiết bị điện có tính cảm kháng. Việc bù công suất phản kháng có thể mang lại nhiều lợi ích
như:

• Giảm được tổn thất công suất trên mạng điện do giảm được công suất phản kháng truyền tải
trên đường dây.

• Giảm được tổn hao điện áp trong mạng điện do giảm được thành phần tổn thất điện áp do công
suất phản kháng gây ra.

• Giảm dự phòng chung của cả hệ thống điện liên kết, qua đó giảm được chi phí đầu tư vào các
công trình nguồn điện.

• Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp.

• Tăng tính kinh tế chung của cả hệ thống lớn do tận dụng được các nguồn phát có giá thành sản
xuất điện năng thấp.

Quản lý công suất phản kháng hiệu quả là một mục tiêu quan trọng để nâng cao hiệu suất truyền
tải, tiết kiệm điện. Việc bù công suất phản kháng sẽ cải thiện hệ số công suất, điều chỉnh điện áp
tốt hơn cung cấp cho phụ tải. Trong vận hành, người ta mong muốn sử dụng công suất phản kháng
của lưới điện càng ít càng tốt miễn sao thiết bị vẫn hoạt động bình thường. Mặt khác, trong quá trình
truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ điện sẽ có tổn hao công suất, trong đó có công
suất phản kháng và làm điện áp tại các điểm cách xa nguồn bị suy giảm đáng kể, để tránh việc tổn thất
công suất và sự suy giảm điện áp tại các nút thì phương án tối ưu là giảm lượng công suất phản kháng
được truyền tải. Lượng công suất phản kháng cần thiết để đảm bảo điện áp hoạt động tại các nút sẽ
được bổ sung bởi các thiết bị bù công suất phản kháng như máy bù đồng bộ, tụ bù, SVC, STATCOM...
Trong đó, STATCOM là hộ thống bù đồng bộ tĩnh ứng dụng trong hệ thống lưới phân phối, ở cấp điện
áp trung thế và hạ thế. STATCOM là hệ thống bù song song, có tác dụng điều chỉnh công suất phản
kháng tại điểm kết nối, được thực hiện thông qua việc điều chỉnh biên độ và góc pha giữa điện áp rơi
trên STATCOM và điện áp trên hệ thống điện để dòng đi qua STATCOM có thể chậm hoặc nhanh
pha hơn điện áp đầu nguồn. Nhờ đó mà chức năng ổn định điện áp, cân bằng phụ tải cho các pha.
Các phương pháp bù thụ động như đóng cắt các bộ tụ, lặp đặt các mạch lọc LC không phải là giải
pháp mà có thể làm cho các vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Mặt khác, trong xu thế phát triển các hệ
thống năng lượng tái tạo có công suất ngày càng lớn. Những lý do trên đây giải thích cho xu hướng
quan tâm nghiên cứu đặc biệt về STATCOM cho lưới điện trung thế trong những năm gần đây. Ưu
điểm của STATCOM là khả năng điều chỉnh tốt, có thể đảm bảo một lượng công suất bò không đổi
trong phạm vi rất rộng của điện áp đặt. Do đó, STATCOM được biết đến như một thiết bị cải thiện
chất lượng điện áp, không tạo ra các thành phần sóng hài bậc ba lớn như các thiết bị bù khác.[1]

4
2 Tổng quan về STATCOM
2.1 Cấu trúc cơ bản của STATCOM
STATCOM là một thiết bị chuyển đổi nguồn điện áp, nó chuyển đổi nguồn điện áp một chiều thành
điện áp xoay chiều để bù công suất phản kháng cho hệ thống điện. Cấu trúc cơ bản được thể hiện trong
hình , bao gồm: Một bộ biến đổi nguồn điện áp ba pha (VSC) được nối về phía thứ cấp của máy biến
áp ghép; nguồn điện áp DC (Vdc ).

2.2 Nguyên lý hoạt động của STATCOM


Việc thay đổi công suất phản kháng được thực hiện bằng bộ VSC nối bên thứ cấp của máy biến
áp. VSC sử dụng các linh kiện điện tử công suất (GTO, IGBT hoặc IGCT) để điều chế điện áp xoay
chiều ba pha V2 từ nguồn một chiều. Nguồn một chiều này được lấy từ tụ điện. Nguyên lý hoạt động
của STATCOM được chỉ rõ trong hình 4.2, thể hiện công suất tác dụng và phản kháng truyền giữa
điện áp hệ thống để điều khiển là V1 và điện áp được tạp ra bởi VSC là V2 .
STATCOM là một thiết bị bù ngang, nó điều chỉnh điện áp tại vị trí nó lắp đặt đến giá trị cài
đặt (Vre f ) thông qua việc điều chỉnh biên độ và góc pha của điện áp rơi giữa STATCOM và hệ thống
điện.

Hình 1: Nguyên lý hoạt động cơ bản STATCOM

Trong chế độ hoạt động ổn định điện áp phát ra bởi STATCOM V2 là cùng pha với V1 (δ = 0),
do đó chỉ có công suất phản kháng truyền tải. Bằng cách điều khiển điện áp V2 tạo ra bởi VSC cùng pha
với điện áp V1 của hệ thống nhưng có biên độ lớn hơn khiến dòng phản kháng (Iq ) chạy từ STATCOM
vào hệ thống, lúc này dòng điện Iq hoạt động như một điện dung cung cấp công suất phản kháng đến
hệ thống, qua đó nâng cao điện áp hệ thống lên.
Ngược lại nếu điện áp V2 tạo ra bởi VSC có biên độ thấp hơn điện áp V1 của hệ thống điều
khiển dòng phản kháng (Iq ) chạy từ hệ thống vào STATCOM, lúc này dòng điện Iq hoạt động như một
điện cảm tiêu thụ công suất phản kháng từ hệ thống, qua đó hạn chế quá điện áp trên lưới điện.
Nếu điện áp V2 tạo ra bởi VSC và điện áp V1 bằng nhau thì không có trao đổi công suất phản
kháng. Ta có công suất tác dụng và công suất phản kháng trao đổi giữa hai nguồn V1 (lưới) và V2 (bộ
bù):
V1V2 sinδ V1
P= ; Q = (V1 −V2 cosδ ) (2)
XL XL
Trong đó:

• V1 và θ1 : Điện áp lưới cần điều chỉnh và góc lệch pha.

• V2 và θ2 : Điện áp tạo ra bởi VSC và góc lệch pha.

5
Hình 2: Nguyên lý bù của bộ bù tích cực

• XL : Điện kháng kết nối giữa lưới và bộ bù.

• δ : Góc lệch pha giữa điện áp lưới và điện áp bộ bù.

Trong chế độ hoạt động chỉ bù công suất phản kháng thì δ = 0 do đó từ (2) ta có:
V1
P=0 ; Q= (V1 −V2 ) (3)
XL

Từ (3) ta thấy Q tỉ lệ với hai điện áp (V1 −V2 ).

• Khi V1 = V2 thì Q = 0 bộ bù không phát hay hấp thụ công suất phản kháng.

• Khi V1 > V2 thì Q > 0 tồn tại thành phần điện áp V12 tương ứng dòng cảm kháng IL chậm sau
V1 , V2 một góc 90 độ, lưới sẽ truyền công suất phản kháng vào bộ bù (STATCOM hấp thụ công
suất phản kháng).

Hình 3: Trạng thái hấp thụ công suất phản kháng của bộ bù

• Khi V1 < V 2 thì Q < 0 tồn tại thành phần điện áp V12 tương ứng dòng điện dung IC vượt trước
V1 , V2 một góc bằng 90 độ (Bộ STATCOM phát công suất phản kháng lên lưới điện).

Từ phân tích trên ta thấy rằng khi thay đổi biên độ điện áp đầu ra của bộ bù thì trong khi giữ góc lệch
θ = 0 ta có thể điều khiển dòng công suất phản kháng trao đổi giữa lưới và bộ bù.[2]

6
Hình 4: Trạng thái phát công suất phản kháng của bộ bù

II THIẾT KẾ MÔ HÌNH STATCOM NỐI LƯỚI


1 Mô hình hóa hệ thống

Hình 5: Mô hình STATCOM nối lưới

Từ sơ đồ trên, sử dụng định luật Kirchhoff 2 cho từng pha ta có:


diA


 vA = uA + RiA + L


 dt
diB

vB = uB + RiB + L (1)

 dt
di

vC = uC + RiC + L C


dt

7
Biểu diễn vector dòng điện và điện áp trong hệ tọa độ tĩnh αβ và hệ tọa độ quay dq ta được thể
hiện như Hình 2:

Hình 6: Biểu diễn vector điện áp và dòng điện trên các hệ trục tọa độ

Sử dụng các phép biến đổi tọa độ abc sang tọa độ tĩnh αβ thông qua phép chuyển vị tọa độ
CLAKE.
diα

vα = Riα + L
 + uα
dt (2)
v = Ri + L diβ + u

β β β
dt
Phương trình (2) được viết lại trên hệ tọa độ quay dq, thông qua phép chuyển vị tọa độ PARK.
di

vd = Rid + L d − ωLiq + ud

dt (3)
di
vq = Riq + L q + ωLi + uq

d
dt
Viết lại (3) dưới dạng ma trận ta được phương trình điện áp trong hệ tọa độ dq như (4):
          
vd  id   0 −ω  id  ud 
d id 

  = R +L  +L  +  (4)
        
    dt       
vq iq iq ω 0 iq uq

Các phương trình dòng điện trong hệ tọa độ dq được viết như (5):
di

L d = −Rid + ωLiq + vd − ud

dt (5)
di
L q = −Riq − ωLi + vq − uq

d
dt
Theo lý thuyết về công suất tức thời, công suất tác dụng và công suất phản kháng được biểu diễn qua
tích vector giữa dòng điện và điện áp như sau:
3 3

P = Re{u.i∗ } = (ud id + uq iq )

2 2 (6)
Q = Im{u.i∗ } = 3 (−ud iq + uq id )
 3
2 2

8
Trong đó, i∗ là chỉ số phức liên hợp của i. Viết lại dưới dạng ma trận như sau:
    
 P  3 ud uq  id 
 =  (7)
    
  2
 
 
Q uq −ud iq

Phương trình khi viết cho dòng điện có dạng như sau:
    
id  3 1 ud uq   P 
 = (8)
    
2 2
  2 ud + uq 
  
 
iq uq −ud Q

2 Xây dựng các mạch vòng điều khiển

Hình 7: Cấu trúc bộ điều khiển STATCOM nối lưới

2.1 Mạch vòng điều khiển dòng điện


Ta thấy rằng trong phương trình mạch vòng dòng điện có sự tác động xen kênh giữa 2 nhánh d, q đồng
thời có sự tham gia của hai thành phần điện áp lưới là ed và eq . Bộ điều khiển PI có cấu trúc như sau
đảm bảo khả năng bù xen kênh giữa hai thành phần dòng điện d, q đồng thời khử tác động của ed và
eq .
 
1

udre f = K p,d + Ki,d
 ∆Id + ed + ωLiq
 s
  (9)
1
∆Iq + eq − ωLid

uqre f = K p,q + Ki,q

s

9
Trong đó, udre f , uqre f lần lượt là lượng đặt cho các thành phần điện áp đầu ra bộ biến đổi. Các hệ số
K p,d , K p,q , Ki,d , Ki,q lần lượt là các hệ số tỷ lệ và tích phân của các bộ điều chỉnh trục d và q.

Cấu trúc của bộ điều khiển bộ biến đổi cho như hình dưới đây. Tuy nhiên, do đó cấu trúc điều
khiển dòng, ta đã bù tách kênh đồng thời hai thành phần ed và eq , nói cách khác hai thành phần ed và
eq được coi là nhiễu và đã được khử theo phương pháp bù xuôi. Do đó, mô hình hệ thống thu được sẽ
gồm hai mô hình nhỏ trên trục tọa độ d, q độc lập nhau. [3]

10
Hình 8: Cấu trúc bộ điều khiển trên hệ tọa độ d, q

Từ sơ đồ trên ta có mạch vòng điều khiển dòng điện như sau:

Hình 9: Sơ đồ khối bộ điều khiển dòng trong hệ tọa độ d, q

Trong đó:

• To là thời gian trễ của bộ biến đổi điện tử công suất.

• Km là hệ số khuếch đại bộ biến đổi điện tử công suất.

• KTi là hệ số đo dòng điện.

• K pc , Tic lần lượt là tham số của bộ điều khiển theo luật PI.

Chọn Km = KTi = 1 ta có đối tượng điều khiển của mạch vòng dòng điện là:
1 1

GHo (s) =

1 + sTo R(1 + sT ) (10)
T =
 L
R

11
Trong đó: T là hằng số thời gian của mô hình.
Áp dụng tiêu chuẩn tối ưu module cho mạch vòng dòng điện ta được tham số bộ điều khiển như sau:

Tic = T

TR (11)
K pc =

2To

Ta có Hàm truyền vòng hở được cho bởi:


 
1 + sTic 1 1
KGo = K pc (12)
sTic 1 + sTo R(1 + sT )
 
T R 1 + sT 1 1 1
⇒ KGo = = (13)
2To sT 1 + sTo R(1 + sT ) 2To s(1 + sTo )

Hàm truyền vòng kín tương ứng là:


1
KGo 2To s(1 + sTo ) 1 1
Gk = = = ≈ (14)
1 + KGo 1 2To s(1 + sTo ) + 1 1 + 2To s
1+
2To s(1 + sTo )

12
2.2 Mạch vòng điều khiển điện áp một chiều VDC
Kiểm soát được điện áp một chiều trên tụ chính là kiểm soát được quá trình trao đổi công suất tác
dụng. Bộ điều khiển điện áp một chiều trung gian có nhiệm vụ ổn định tổng giá trị điện áp một chiều
trên các tụ, đầu ra của bộ điều khiển điện áp một chiều là giá trị đặt của dòng điện trên trục d. Như
vậy, để điều khiển điện áp một chiều trung gian, ta phải xác định được hàm truyền giữa dòng điện đặt
trên trục d và giá trị điện áp một chiều trung gian Udc . Phương trình cân bằng công suất tác dụng của
phía một chiều và xoay chiều như công thức dưới đây:
3 dudc
P = (ed id + eq iq ) = udc idc − Ploss = udcC − Ploss (15)
2 dt
Trong đó: udc , idc , Ploss lần lượt là điện áp trên tụ, dòng điện đi qua tụ và tổng hao công suất trong
bộ biến đổi.
Nếu bỏ qua tổn hao của bộ biến đổi và coi nguồn điện phía xoay chiều là đối xứng ta có eq = 0, ed
chính bằng biên độ của điện áp pha. Như vậy, phương trình (15) trở thành phương trình (16). Từ đó ta
có sơ đồ khối vòng kín bộ điều khiển điện áp một chiều như hình dưới đây.
dudc 3ed id 1
= (16)
dt 2udc C

Hình 10: Sơ đồ khối vòng kín bộ điều khiển điện áp một chiều trung gian

Trong hình 5, Teq là thời gian trễ của mạch vòng dòng điện; T f là thời gian trễ của quá trình đo
điện áp một chiều trung gian trên các tụ, KTi là hệ số đo dòng điện.
Chọn KTi = 1 và T f = 0 và áp dụng tiêu chuẩn tối ưu đối xứng, ta xác định được tham số bộ điều
khiển PI cho như (17) với a là tham số tùy chọn.

Tiu = Teq

2CUdc (17)
K pu =
 √
3ed Teq a

13
Từ (6) ta có:
3
Q = (−ud iq + uq id )
2
Như vậy ta thấy rằng công suất phản kháng Q chỉ phụ thuộc vào thành phần dòng điện iq (Vì thành
phần uq ≈ 0). Vậy nên muốn điều khiển Q thì ta chỉ cần điều khiển dòng điện iq . Trong trường hợp
ứng dụng để bù công suất phản kháng thì ta sẽ điều khiển sao cho iqload = iqstatcom .

14
III PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ
1 Phương pháp điều chế SPWM

Hình 11: Dạng sóng điều chế và tín hiệu điều khiển SinPWM

Về nguyên lý, phương pháp thực hiện dựa vào kỹ thuật analog. Giản đồ kích dòng công tắc bộ
nghịch lưu dựa trên cơ sở so sánh hai tín hiệu cơ bản:

• Sóng mang (carrier signal) tần số cao

• Sóng điều khiển ur reference signal ( hoặc sóng điều chế - modulating signal) dạng sin.
Ví dụ: Công tắc lẻ được kích đóng khi sóng điều khiển lớn hơn sóng mang (ur > u p ). Trong
trường hợp ngược lại, công tắc phần chẵn được kích đóng.

• Sóng mang u p có thể ở dạng tam giác. Tần số sóng mang càng cao, lượng sóng hài bậc cao bị
khử bớt càng nhiều. Tuy nhiên, tần số đóng ngắt cao làm cho tổn hao phát sinh do quá trình
đóng ngắt các công tắc tăng theo. Ngoài ra, các linh kiện đòi hỏi có thời gian đóng Ton và ngắt
Toff nhất định. Các yếu tố này làm hạn chế việc chọn tần số sóng mang.

15
IV MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ
1 Mô hình STATCOM nối lưới
1.1 Mô hình tổng quan

Hình 12: Mô hình tổng quan STATCOM nối lưới

1.2 Các khối mô phỏng khác


1. Mạch vòng điều khiển Vdc

Hình 13: Sơ đồ mô phỏng mạch vòng điều chỉnh điện áp Vdc

16
2. Mạch vòng điều khiển Iq

Hình 14: Sơ đồ mô phỏng mạch vòng điều chỉnh Iq

3. Bộ chuyển đổi hệ tọa độ abc sang αβ và dq

Hình 15: Sơ đồ bộ chuyển đổi tọa độ

4. Khối phát xung PWM

Hình 16: Sơ đồ khối phát xung cho bộ nghịch lưu

17
5. Bộ chuyển đổi tọa độ của dòng điện

Hình 17: Sơ đồ bộ chuyển đổi tọa độ abc sang dq của dòng điện

1.3 Kết quả mô phỏng


Khởi chạy mô phỏng với các thông số của tải như sau:

Hình 18: Thông số tải ban đầu

18
1. Điện áp một chiều Vdc

Hình 19: Điện áp một chiều

2. Công suất phản kháng Q

Hình 20: Công suất phản kháng của lưới điện, STATCOM và tải

19
3. Công suất tác dụng P

Hình 21: Công suất tác dụng của lưới điện, STATCOM và tải

Nhận xét: Qua khảo sát STATCOM nối lưới và mô phỏng bù công suất phản kháng ta thu được kết
quả như sau:

• Công suất phản kháng Q của STATCOM bám theo công suất phản kháng của tải

• Công suất tác dụng P của STATCOM xấp xỉ bằng 0

• Công suất tác dụng của tải do lưới điện cung cấp đến

• Thời gian xác lập khoảng 0.4s

20
2 Mô hình STATCOM gắn trên lưới điện 14 nút
2.1 Mô hình tổng quan

Hình 22: Sơ đồ lưới điện 14 nút có gắn STATCOM

2.2 Điều kiện bình thường


1. Điện áp ra Vabc

Hình 23: Sơ đồ lưới điện 14 nút có gắn STATCOM

21
2. Điện áp tải Vload

Hình 24: Điện áp tải phía sau nút đặt STATCOM

3. Điện áp Ud và Uq

Hình 25: Điện áp Ud và Uq

4. Dòng điện Id và Iq

Hình 26: Dòng điện Id và Iq

22
5. Điện áp Vdc

Hình 27: Điện áp một chiều Vdc

6. Công suất phản kháng Q

Hình 28: Công suất phản kháng của nguồn, STATCOM và tải

7. Công suất tác dụng P

Hình 29: Công suất tác dụng của nguồn, STATCOM và tải

23
Nhận xét: Ta thấy rằng khi khảo sát tác động của STATCOM trên lưới điện 14 nút thì kết quả thu
được khá là khả quan. Bộ điều khiển đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó khi ổn định được điện áp Vdc
qua đó giữ ổn định được công suất tác dụng P của STATCOM và bù được công suất phản kháng cho
lưới điện. Nhưng đó mới chỉ là những trường STATCOM chạy khi lưới điện ổn định. Vậy nếu khi có
những sự cố trên lưới điện thì điều gì sẽ xảy ra, chúng ta hãy xét tới phần tiếp theo.

2.3 Sự cố xảy ra trên pha A


Để tạo sự cố sụt áp trên pha A. Ta sử dụng khối Three-Phase Programmable Voltage Source trong
thư viện của Matlab Simulink như hình dưới đây.

Hình 30: Khối Three-Phase Programmable Voltage Source

1. Điện áp Vdc

Hình 31: Điện áp một chiều Vdc

24
Hình 32: Hình ảnh phóng to của điện áp Vdc

2. Dòng điện Id và Iq

Hình 33: Dòng điện Id và Iq

3. Điện áp Ud và Uq

Hình 34: Điện áp Ud và Uq

25
4. Công suất tác dụng P

Hình 35: Công suất tác dụng P

5. Công suất phản kháng Q

Hình 36: Công suất phản kháng Q

26
2.4 Tải thay đổi
1. Điện áp một chiều Vdc

Hình 37: Điện áp một chiều Vdc

2. Điện áp Ud và Uq

Hình 38: Điện áp Ud và Uq

3. Dòng điện Id và Iq

Hình 39: Dòng điện Id và Iq

27
4. Công suất tác dụng P

Hình 40: Công suất tác dụng P

5. Công suất phản kháng Q

Hình 41: Công suất phản kháng Q

28
V KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1 Kết luận
Báo cáo đã trình bày về những vấn đề sau:

1. Chương I

• Bù công suất phản kháng


• Tổng quan về STATCOM

2. Chương II

• Mô hình hóa hệ thống điều khiển


• Xây dựng các mạch vòng điều khiển

3. Chương III

• Giới thiệu các phương pháp điều chế

4. Chương IV

• Xây dựng mô hình STATCOM nối lưới trên phần mềm Matlab Simulink
• Lắp STATCOM trên lưới điện 14 nút và đánh giá các kịch bản mô phỏng

Tóm lại:
Trong đồ án này em đã xây dựng được bộ điều khiển và mô hình mô phỏng bù công suất phản
kháng của STATCOM trên lưới điện 14 nút. Việc mô phỏng cho kết quả tương đối tốt, qua đó phản
ánh được chất lượng của bộ điều khiển và điều này giúp chúng ta đánh giá được khả năng ổn định hệ
thống điện do thiết bị STATCOM mang lại.

2 Hướng nghiên cứu phát triển


Từ những kết quả đạt được, chúng ta có thể thấy được những ưu điểm và hạn chế của đồ án và em
xin đưa ra hướng nghiên cứu phát triển như sau:

• Có thể triển khai mô hình đã mô phỏng phát triển thành mô hình hệ thống điện có số lượng nút
và số nguồn nhiều hơn với các dạng sự cố khác nhau.

• Từ mô hình đã triển khai, em mong muốn có thể xây dựng được thuật toán tìm vị trí tối ưu trên
hệ thống điện để lắp đặt STATCOM, nhằm đạt được những kết quả tốt nhất về kinh tế cũng như
sự ổn định của hệ thống điện.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Hùng Cường. “Nghiên cứu các phương pháp điều chế và điều khiển bộ biến đổi bán dẫn
công suất đa mức kiểu module hóa”. PhD thesis. Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Feb. 2020.
[2] Hà Văn Du. “Ứng dụng STATCOM để điều chỉnh điện áp và bù công suất phản kháng trong lưới
điện”. MA thesis. Đại Học Kĩ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chính Minh, June 2012.
[3] Bùi Văn Huy Trịnh Trọng Chưởng. “Nghiên cứu, thiết kế hệ thống biến đổi điện tử công suất
ứng dụng trong hệ thống năng lượng mặt trời kết nối lưới điện phân phối”. In: Tạp chí KHOA
HỌC & CÔNG NGHỆ (2018).

30

You might also like