You are on page 1of 47

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP
-----------------------oOo-----------------------

BÁO CÁO CUỐI KÌ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỐI ƯU CHI PHÍ CHO


CỬA HÀNG BÁN THỨC ĂN

GVHD: Cô Trần Võ Thảo Hương


SVTH: Trần Nhật Duy MSSV: 1810874
Nguyễn Anh Nhật Minh MSSV: 1810327
Nguyễn Thành Minh MSSV: 1810329
Nguyễn Hoàng Yến Nhi MSSV: 1810399
Ngô Trần Thu Thảo MSSV: 1811229

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 06/2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP
-----------------------oOo-----------------------

BÁO CÁO CUỐI KÌ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỐI ƯU CHI PHÍ CHO


CỬA HÀNG BÁN THỨC ĂN

GVHD: Cô Trần Võ Thảo Hương


SVTH: Trần Nhật Duy MSSV: 1810874
Nguyễn Anh Nhật Minh MSSV: 1810327
Nguyễn Thành Minh MSSV: 1810329
Nguyễn Hoàng Yến Nhi MSSV: 1810399
Ngô Trần Thu Thảo MSSV: 1811229

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 06/2020

i
LỜI CẢM ƠN
Một kì học tập với môn “Ứng dụng máy tính trong công nghiệp” thực sự là quãng thời
gian đáng nhớ của nhóm chúng em cũng như tất cả các bạn. Để đi đến được ngày hôm nay,
chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô Trần Võ Thảo Hương, người đã tận tình hướng
dẫn chúng em trong suốt thời gian học tập, từ những ngày đầu tiên làm quen với mô hình tối
ưu cho đến khi hoàn thành đề tài này. Mặc dù công việc của cô cũng bận rộn nhưng không ngần
ngại chỉ dẫn, định hướng đi cho chúng em để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Không chỉ là người
truyền đạt kiến thức, cô còn như một người chị, một người bạn luôn bên cạnh dìu dắt đàn em.
Chúng em chúc cô luôn khỏe mạnh và thành công trong sự nghiệp của mình.
Nhóm em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chủ cửa hàng cơm gà X và các nhân
viên đã tận tình hỗ trợ nhóm trong lúc làm đề tài. Chủ cửa hàng và các anh chị đã tạo điều kiện
cho nhóm em về mặt thời gian cũng như cung cấp số liệu chi tiết để nhóm em có thể hoàn thành
được đề tài nghiên cứu này.
Qua việc tìm hiểu đề tài này, nhóm em đã tích góp cho bản thân thêm nhiều kiến thức
mới và bổ ích, đặc biệt là kĩ năng lập mô hình bài toán tối ưu để giải quyết những vấn đề thực
tế. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm
thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, chúng em rất mong nhận
sự góp ý, chỉ bảo thêm của cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin gửi đến thầy cô, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2020


SINH VIÊN THỰC HIỆN
JOY TEAM

Trần Nhật Duy


Nguyễn Anh Nhật Minh
Nguyễn Thành Minh
Nguyễn Hoàng Yến Nhi
Ngô Trần Thu Thảo

ii
TÓM TẮT BÁO CÁO
Việc tối thiểu hóa chi phí trong sản xuất, kinh doanh là một vấn đề cấp thiết được các
cửa hàng, cơ sở sản xuất chú trọng quan tâm. Trong đó, việc lập ra một kế hoạch và xây dựng
mô hình tối ưu chi phí cụ thể và chính xác đóng góp một phần không nhỏ giúp doanh nghiệp
gia tăng lợi thế tài chính. Bằng cách xác định những vấn đề cốt lõi về chi phí của doanh nghiệp,
đề tài nghiên cứu này tập trung vào việc hoạch định nhu cầu nguyên liệu đầu vào và hoạch định
tuyến đường giao hàng hằng ngày của cửa hàng bán cơm gà X tại khu vực đô thị Đại học Quốc
Gia thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn đảm bảo các ràng buộc thực tế tại cửa hàng.
Cửa hàng X với quy mô kinh doanh vừa, mô hình kinh doanh là bán hàng tại chỗ và
giao hàng tại một số địa điểm nhất định trong khu vực Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí
Minh. Hiện tại chi phí vận hành của cửa hàng được đánh giá đang ở mức cao và cần phải thực
hiện cắt giảm. Bộ phận giao hàng của cửa hàng sử dụng đội xe thuê ngoài với số lượng từ 3 –
5 chiếc xe tương ứng với mỗi nhân công giao hàng hằng ngày. Mỗi địa điểm giao hàng có nhu
cầu đặt hàng không đồng đều và biến đổi hàng ngày. Đối với cửa hàng kinh doanh với quy mô
vừa và nhỏ như vậy, việc sử dụng đội xe thuê ngoài nhiều nhân công nhân là bất hợp lý. Do đó,
để giải quyết những vấn đề đặt ra của cửa hàng, nhóm sử dụng hai mô hình tối ưu là Hoạch
định nhu cầu vật tư (Material Requirements Planning – MRP) và Hoạch định tuyến đường giao
hàng (Vehicle Routing Problem – VRP).
Bài báo cáo đã mô hình hóa những dữ liệu thực tế của cửa hàng thành hai mô hình nêu
trên, sau đó giải quyết hai mô hình bằng các phần mềm máy tính hỗ trợ bao gồm SPSS, POM-
QM for Windows, MS Excel, LINGO/LINDO. Kết quả cho thầy rằng, việc hoạch định nhu cầu
nguyên liệu cho cửa hàng mang liệu hiệu quả cao, trong khi đó việc áp dụng mô hình hoạch
định tuyến đường giao hàng cho cửa hàng với qui mô kinh doanh vừa và nhỏ lại không mang
lại hiệu quả cao. Ở cuối mỗi mô hình, nhóm còn đề xuất quy trình vận hành hai mô hình thông
qua lưu đồ quy trình.
Từ khóa: MRP, VRP, mô hình toán, tối ưu, chi phí, giải thuật,…

iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii


TÓM TẮT BÁO CÁO ...................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH SÁCH HÌNH ẢNH .............................................................................. vii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ........................................................................... viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1
1.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ............................................................................... 1
1.4 Cấu trúc báo cáo ...................................................................................................... 1

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................. 3


2.1 Tổng quan các phần mềm sử dụng ........................................................................... 3
2.1.1 LINGO/LINDO ................................................................................................ 3
2.1.2 POM – QM for Windows .................................................................................. 4
2.1.3 MICROSOFT EXCEL ...................................................................................... 4
2.1.4 SPSS................................................................................................................. 5
2.2 Bài toán hoạch định nhu cầu vật tư........................................................................... 5
2.2.1 Định nghĩa bài toán........................................................................................... 5
2.2.2 Mục tiêu bài toán .............................................................................................. 6
2.2.3 Các bước tiến hành ........................................................................................... 6
2.2.4 Các bước hoạch định nhu cầu vật tư thành phần: ............................................... 6
2.3 Bài toán hoạch định tuyến đường ............................................................................. 7
2.3.1 Định nghĩa bài toán........................................................................................... 7
2.3.2 Mục tiêu bài toán .............................................................................................. 8
2.3.3 Các khái niệm của bài toán ............................................................................... 8
2.3.4 Các thông số cho Bài toán VRP ........................................................................ 8
2.3.5 Lợi ích của việc hoạch định tuyến đường VRP .................................................. 9
2.3.6 Bài toán VRP dựa trên năng lực ........................................................................ 9

iv
2.4 Phương pháp luận .................................................................................................. 10
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................. 11
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 11
3.2 Phân tích vấn đề ..................................................................................................... 11
3.2.1 Xác định vấn đề .............................................................................................. 11
3.2.2 Xác định nguyên nhân .................................................................................... 11
3.3 Thu thập số liệu ..................................................................................................... 12
3.3.1 Bộ phận giao hàng .......................................................................................... 12
3.3.2 Bộ phận sản xuất và vận hành ......................................................................... 12
3.3.3 Số liệu bán hàng ............................................................................................. 13
3.4 Dự báo nhu cầu bằng phần mềm SPSS ................................................................... 13
CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN LIỆU ......... 16
4.1 Hoạch định nhu cầu nguyên liệu cho 1 sản phẩm ................................................... 16
4.1.1 Nhu cầu dự báo cho 1 tuần .............................................................................. 16
4.1.2 Thành phần của 1 phần cơm gà ....................................................................... 16
4.1.3 Ứng dụng POM – QM để hoạch định nhu cầu nguyên liệu .............................. 16
4.2 Phân tích kết quả hoạch định nhu cầu nguyên liệu .................................................. 18
4.2.1 Kết quả hoạch định nhu cầu nguyên liệu ......................................................... 18
4.2.2 Chi phí ước tính cho 1 phần cơm .................................................................... 18
4.2.3 Doanh thu và lợi nhuận ................................................................................... 19
4.3 Quy trình vận hành MRP ....................................................................................... 20

CHƯƠNG 5. MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH TUYẾN ĐƯỜNG .......................... 21


5.1 Yêu cầu của mô hình.............................................................................................. 21
5.2 Xây dựng mô hình toán .......................................................................................... 21
5.2.1 Các giả định đặt ra .......................................................................................... 21
5.2.2 Thiết lập biến quyết định cho bài toán ............................................................. 22
5.2.3 Thiết lập và tính toán các tham số mô hình ..................................................... 22
5.2.4 Thiết lập bài toán quy hoạch tuyến tính nhị phân............................................. 23
5.3 Giải bài toán trên phần mềm Lingo ........................................................................ 24
5.4 Xây dựng quy trình vận hành mô hình VRP ........................................................... 26
CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................. 27
v
6.1 Đánh giá hiệu quả của các mô hình ........................................................................ 27
6.1.1 Hiệu quả của mô hình MRP ............................................................................ 27
6.1.2 Hiệu quả của mô hình VRP ............................................................................. 27
6.2 Kết luận ................................................................................................................. 28
6.3 Kiến nghị ............................................................................................................... 28
6.3.1 Đối với các nghiên cứu cùng đề tài ................................................................. 28
6.3.2 Đối với môn học ............................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A. THU NHẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
PHỤ LỤC B. CODE LINGO VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH VRP
PHỤ LỤC C. RUBRIC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

vi
DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Mô phỏng cho bài toán VRP .................................................................................... 8


Hình 2.2 Mô phỏng bài toán CVRP ........................................................................................ 9
Hình 2.3 Lưu đồ thực hiện đề tài .......................................................................................... 10
Hình 3.1 Biểu đồ Fishbone ................................................................................................... 11
Hình 3.2 Nhập dữ liệu vào SPSS .......................................................................................... 14
Hình 3.3 Biểu diễn dữ liệu dưới dạng đồ thị ......................................................................... 14
Hình 3.4 Kết quả dự báo xuất từ SPSS ................................................................................. 15
Hình 3.5 Nhu cầu tại địa điểm KTX A vào tuần tiếp theo ..................................................... 15
Hình 4.1 Khởi tạo mô hình hoạch định nhu cầu nguyên liệu ................................................. 17
Hình 4.2. Nhập số liệu cho phầm mềm POM - QM .............................................................. 17
Hình 4.3. Nhập nhu cầu cho các ngày................................................................................... 17
Hình 4.4. Bảng kết quả từ POM - QM .................................................................................. 18
Hình 4.5 Quy trình vận hành MRP ....................................................................................... 20
Hình 5.1 Thiết lập dữ liệu trên phần mềm MS Excel ............................................................ 25
Hình 5.2 Kết quả từ phần mềm LINGO ................................................................................ 25
Hình 5.3 Kết quả được xuất ra MS Excel ............................................................................. 25
Hình 5.4 Quy trình vận hành VRP ........................................................................................ 26

vii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thông tin về tuyến đường và khoảng cách ............................................................. 12
Bảng 3.2 Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất..................................................................... 13
Bảng 3.3 Lượng hàng được giao vào tuần 1 trong tháng 5/2020 ........................................... 13
Bảng 4.1. Nhu cầu dự báo của các ngày trong tuần............................................................... 16
Bảng 4.2 Thành phần của 1 phần cơm gà ............................................................................. 16
Bảng 4.3. Kết quả hoạch định nguyên vật liệu cho 1 tuần ..................................................... 18
Bảng 4.4. Chi phí ước tính cho 1 phần cơm .......................................................................... 18
Bảng 4.5. Doanh thu và lợi nhuận ước tính cho 1 tháng ........................................................ 19
Bảng 5.1 Thông tin về loại xe và giá xăng dầu cửa hàng đang sử dụng ................................. 22
Bảng 5.2 Dữ liệu nhu cầu khách hàng tại các địa điểm vào thứ 2 .......................................... 24
Bảng 6.1 Hoạch định tuyến đường theo kinh nghiệm chủ cửa hàng ...................................... 27
Bảng 6.2 Hoạch định tuyến đường bằng giải thuật tối ưu VRP ............................................. 28

viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BOM Bill of Materials
CPU Central Processing Unit
CVRP Capacitated Vehicle Routing Problem
HCMUS Ho Chi Minh City University of Science
IR Inventory Records
KTX Kí túc xá
MRP Material Requirements Planning
MPS Master Production Scheduling
NĐH Nhà điều hành
TSP Travelling Salesman Problem
TTGDQP Trung tâm Giáo dục Quốc phòng
UIT University of Information Technology
VRP Vehicle Routing Problem

ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, việc tối thiểu hóa chi phí trong sản xuất, kinh doanh là một vấn đề cấp thiết
được các cửa hàng, cơ sở sản xuất chú trọng quan tâm. Một trong những biện pháp thường được
áp dụng để cắt giảm chi phí hiệu quả là xây dựng một kế hoạch chi tiết về hoạch định nhu cầu
nguyên vật liệu (MRP) và xây dựng một hệ thống phân phối hợp lý, vì tính hiệu quả mà nó
mang lại.
Cửa hàng cơm gà X là một cửa hàng chuyên cung cấp dịch vụ ăn uống cho các bạn học
sinh, sinh viên trong khu vực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu khách hàng
thay đổi từng ngày cùng với đặc thù trong ngành chế biến thực phẩm là nguyên liệu có thời
gian sử dụng ngắn hạn. Trong khi đó, hoạch định nhu cầu nguyên liệu chưa được cửa hàng chú
trọng, cùng với đội ngũ giao hàng chưa được khai thác hợp lý, gây lãng phí tài nguyên, không
tạo nên được lợi thế cạnh tranh cho cửa hàng so với các cửa hàng kinh doanh cùng lĩnh vực và
qui mô trong khu vực.
Thông qua những kiến thức đã học và tìm hiểu các bài nghiên cứu cùng với tình hình
thực tế tại cửa hàng, việc có một bản hoạch định chi tiết về nhu cầu nguyên liệu (MRP) cũng
như tiến hành hoạch định lại bộ phận giao hàng là hết sức cần thiết. Đề tài này hướng đến việc
đề xuất một kế hoạch giải quyết những vấn đề trên cho cửa hàng X.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tối ưu chi phí thông qua xây dựng kế hoạch hoạch định nhu cầu vật tư (MRP), tối thiểu
số xe giao hàng và hoạch định lại các tuyến đường giao hàng cho cửa hàng X.
1.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Cửa hàng X, chuyên cung cấp dịnh vụ ăn uống ở khu vực Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, với diện tích xấp xỉ 50m2 và năng lực cung cấp khoảng 250 xuất ăn một ngày.
Cửa hàng cung cấp hai hình thức phục vụ là ăn tại chỗ và giao hàng tận nơi. Cửa hàng tập trung
phục vụ khách hàng quanh khu vực Đại học Quốc gia và chỉ giao hàng ở một số địa điểm nhất
định bao gồm các khi 2 khu ký túc xá, các trường trường đại học và khu điều hành của Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo xây dựng 2 mô hình để giảm thiểu chi phí đó là mô
hình hoạch định nhu cầu vật tư (MRP) và mô hình hoạch định tuyến đường giao hàng (VRP).
1.4 Cấu trúc báo cáo
Báo cáo gồm 6 chương được trình bày theo thứ tự sau:
Chương 1. Giới thiệu: Là chương mở đầu, nêu lên lý do hình thành đề tài, tóm tắt sơ
lược về mục tiêu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu, đồng thời trình bày cấu
trúc bài báo cáo.
Chương 2. Cơ sơ lý thuyết và phương pháp luận: Trình bày phương pháp nghiên cứu
và liệt kê các lý thuyết liên quan, các kiến thức nền tảng được áp dụng trong
suốt quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, giới thiệu sơ lược về các phần mềm

1
được sử dụng trong bài báo để giải quyết các vấn đề nhằm đạt được mục
tiêu mà bài báo hướng đến.
Chương 3. Phân tích đối tượng nghiên cứu: Cung cấp thông tin về cửa hàng, phân
tích vấn đề cần giải quyết và trình bày cách thu thập số liệu, phân tích số
liệu về cửa hàng, thực hiện dự báo nhu cầu bằng phần mềm SPSS.
Chương 4. Mô hình hoạch định nhu cầu nguyên liệu: Từ những số liệu ở chương
trước, tiến hành xây dựng mô hình Hoạch định nhu cầu vật tư cho cửa hàng.
Từ đó tính toán, phân tích chi phí và lợi nhuận của cửa hàng. Sau cùng là
xây dựng quy trình vận hành mô hình MRP.
Chương 5. Mô hình hoạch định tuyến đường: Từ những vấn đề đã được xác định,
tiến hành xây dựng một mô hình toán giải bằng các thuật toán được thiết kế
trên phần mềm LINGO. Đồng thời, xây dựng quy trình vận hành mô hình
VRP cho cửa hàng.
Chương 6. Đánh giá, kết luận và kiến nghị: Bàn luận và phân tích các kết quả nghiên
cứu đã đạt được. Thông qua việc so sánh với các số liệu và các kết quả trong
quá khứ nhằm khẳng đinh lại vấn đề và xác định độ hiệu quả từ đó đề xuất
những kiến nghị, phát triển mở rộng nghiên cứu trong tương lai.

2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1 Tổng quan các phần mềm sử dụng
2.1.1 LINGO/LINDO
a) Tổng quan
Lingo là phần mềm giải các mô hình tối ưu hóa: tuyến tính, phi tuyến (lồi & không
lồi/toàn cục), toàn phương, ràng buộc toàn phương, nón bậc hai, bán xác định, ngẫu nhiên và
với biến nguyên. Lingo giúp cho việc giải các bài toán này hiệu quả, dễ dàng và nhanh chóng.
Lingo là một ngôn ngữ manh mẽ giúp ta giải quyết các mô hình tối ưu hóa, được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, kinh tế…
b) Ứng dụng
 Lập mô hình một cách dễ dàng
LINGO sẽ giúp cắt giảm thời gian phát triển mô hình. Nó cho phép hình thành các vấn
đề tuyến tính, phi tuyến và số nguyên một cách nhanh chóng ở dạng rất dễ đọc. Ngôn ngữ lập
mô hình của LINGO cho phép thể hiện các mô hình theo cách trực quan đơn giản bằng cách sử
dụng các tổng và các biến được đăng ký. Các mô hình dễ xây dựng hơn, dễ hiểu hơn và do đó,
dễ bảoxem lại hơn. LINGO có thể khai thác nhiều lõi CPU để tạo mô hình nhanh hơn.
 Tùy chọn dữ liệu một cách thuận tiện
Nó cho phép xây dựng các mô hình lấy thông tin trực tiếp từ cơ sở dữ liệu và bảng tính.
Tương tự, LINGO có thể xuất thông tin giải pháp ngay vào cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính giúp
bạn dễ dàng tạo báo cáo trong ứng dụng bạn chọn.
 Giải quyết các thuật toán phức tạp
LINGO có sẵn một bộ các bộ giải nhanh toàn diện, tích hợp sẵn để tối ưu hóa các bìa
totuyến tính, phi tuyến (lồi và không đối xứng / toàn cầu), ràng buộc bậc hai, tối ưu bậc hai, bậc
hai, ngẫu nhiên và tối ưu hóa số nguyên. Bạn không bao giờ phải chỉ định hoặc tải một bộ giải
riêng biệt, vì LINGO đọc công thức của bạn và tự động chọn một bộ giải thích hợp.
 Mô hình tương tác hoặc tạo ứng dụng chìa khóa trao tay
Bạn có thể xây dựng và giải quyết các mô hình trong LINGO hoặc bạn có thể gọi LINGO
trực tiếp từ một ứng dụng bạn đã viết. Để phát triển các mô hình theo cách tương tác, LINGO
cung cấp một môi trường mô hình hoàn chỉnh để xây dựng, giải quyết và phân tích các mô hình
của bạn. Để xây dựng các giải pháp chìa khóa trao tay, LINGO đi kèm với các giao diện DLL
và OLE có thể gọi được có thể được gọi từ các ứng dụng do người dùng viết. LINGO cũng có
thể được gọi trực tiếp từ macro Excel hoặc ứng dụng cơ sở dữ liệu.
 Các tài liệu trợ giúp mở rộng
LINGO cung cấp tất cả các công cụ bạn sẽ cần để khởi động và chạy nhanh. Bạn nhận
được Hướng dẫn sử dụng LINGO (ở dạng in và có sẵn thông qua Trợ giúp trực tuyến), mô tả
đầy đủ các lệnh và tính năng của chương trình. Cũng bao gồm các phiên bản siêu lớn hơn và

3
lớn hơn là một bản sao của Mô hình tối ưu hóa với LINGO, một văn bản mô hình hóa toàn diện
thảo luận về tất cả các lớp chính của các vấn đề tối ưu hóa tuyến tính, số nguyên và phi tuyến.
LINGO cũng đi kèm với hàng tá ví dụ dựa trên thế giới thực để bạn sửa đổi và mở rộng.
2.1.2 POM – QM for Windows
a) Tổng quan
POM-QM for Widows (còn được gọi là POM cho Windows và QM cho Windows).
Phần mềm này là một trong những phần mềm thân thiện với người dùng nhất có sẵn trong các
lĩnh vực sản xuất và quản lý, phương, khoa học quản lý hoặc hoạt động nghiên cứu. POM-QM
được thiết kế để người dùng dễ dàng tiếp cận và giải các bài toán, các mô hình phổ biến. Bên
cạnh đó, POM-QM cho Windows chứa một lượng lớn số lượng mô hình giúp chũng ta dễ dàng
tiếp cận và giải các dạng toán từ dễ đến khó , từ đó giúp người dùng học tập và nghiên cứu tốt
hơn về các lĩnh vực này.
b) Ứng dụng
QM cho Windows cung cấp phân tích toán học cho Quản lý sản xuất, phương pháp định
lượng hoặc Khoa học quản lý. Phần mềm bao hàm các phương pháp tính toán cho các bài toán
như PERT / CPM, quy hoạch tuyến tính, Phân tích ra quyết định, Vấn đề vận chuyển, Chức
năng thống kê, Lý thuyết trò chơi, Lập trình mục tiêu, v.v.
Chương trình này rất hữu ích cho sinh viên, những người nghiên cứu các văn bản Khoa
học quản lý như Giới thiệu về Khoa học quản lý của Taylor, Phân tích định lượng cho quản lý
bằng Render, cũng như sách giáo khoa Quản lý hoạt động.
2.1.3 MICROSOFT EXCEL
a) Tổng quan
Excel nằm trong bộ công cụ văn phòng Microsoft Office gồm nhiều phần mềm hỗ trợ
viết văn bản, thuyết trình, quản lý email hay bảng tính như Excel. Phần mềm này giúp tạo ra
các bảng tính, cùng các tính năng, công cụ hỗ trợ người dùng tính toán, trình bày các dữ liệu
một cách nhanh, chính xác với số lượng dữ liệu có thể lên đến hàng triệu ô tính.
b) Ứng dụng
Phần mềm Excel một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và
gần như bao trùm hết tất cả các lĩnh vực như: nghiên cứu, giáo dục, kinh tế, xã hôị, chính trị,…
Công cụ này cho phép bạn nhập và trình bày dữ liệu một cách gọn gang dễ hiểu cũng
như tính toán nhanh chóng mà ko cần sử dụng đến máy tính hay bất kì thiết bị nào khác hỗ trợ
tính toán. Phần mềm tương thích và có thể truy nhập dữ liệu từ các bảng tính khác như Lotus,
Quattro, … hoặc từ các chương trình khác như SPSS, Minitab, Access, Lingo … Ngoài tính
năng tính toán như bảng tính thông thường, Excel còn cớ thể dùng để quản lý cơ sở dữ liệu,
thiết kế đồ họa, xử lý một số chương trình thống kê phức tạp như tương quan, hồi quy, bài toán
quy hoạch tuyến tính, T – test, Anova, ….
Những công dụng khác mà Excel có thể được sử dụng phổ biến bao gồm:
 Vẽ biểu đồ hoặc biểu đồ dữ liệu để hỗ trợ người dùng xác định xu hướng dữ liệu.
4
 Định dạng dữ liệu thích hợp, giúp cho các dữ liệu quan trọng trở nên dễ tìm kiếm và dễ
nắm bắt nội dung.
 In dữ liệu và biểu đồ để sử dụng trong các báo cáo.
 Sắp xếp và lọc dữ liệu để tìm kiếm thông tin cụ thể.
 Liên kết dữ liệu bảng tính và biểu đồ để sử dụng trong các chương trình khác như
Microsoft PowerPoint và Word.
 Nhập dữ liệu vào các chương trình quản lý cơ sở dữ liệu khác để phân tích.
2.1.4 SPSS
a) Tổng quan
SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) là một phần mềm máy
tính phục vụ công tác phân tích thống kê.
SPSS là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội
học và kinh tế lượng. SPSS có giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng bởi sử dụng chủ
yếu các thao tác click chuột dựa trên các các công cụ (tool) mà rất ít dùng lệnh . SPSS rất mạnh
cho các phân tích như kiểm định phi tham số (Chi-square, Phi, lamda….), thống kê mô tả, kiểm
định sự tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính
đơn và bội, kiểm định trung bình (T-test), kiểm định sự khác nhau giữa các biến phân loại (định
danh) bằng phân tích phương sai (ANOVA), vẽ bản đồ nhận thức (dùng trong marketing) hay
sử dụng biến giá (hồi quy với biến phân loại), hồi quy nhị thức (logistic),…
b) Ứng dụng
SPSS thường được dùng để xử lý các cuộc điều tra dân số, điều tra xã hội học, điều tra
về tình hình kinh tế, sản xuất, thị trường, phân tích các cở sở dữ liệu, hỗ trợ việc ra quyết định,
… SPSS được dùng để giúp các nhà khoa học thực hiện việc xử lý số liệu nghiên cứu nói chung
và trong nghiên cứu các mảng chuyên ngành khác nhau của mình.
Với SPSS có thể phân tích được thực trạng, tìm ra nhân tố ảnh hưởng, dự đoán được xu
hướng xảy ra tiếp theo, giúp đưa ra các quyết định một cách chính xác, giải quyết các vấn đề
một cách nhanh chóng và cải thiện kết quả tốt hơn.
Hiện nay phần mềm SPSS đang được sử dụng rộng rãi trong thống kê phân tích số liệu.
Đặc biệt trong các trường đại học, việc sử dụng SPSS làm công cụ nghiên cứu đang hết sức phổ
biến.
SPSS là một bộ chương trình rất dễ sử dụng nên thu hút được nhiều người sử dụng.
SPSS cung cấp một giao diện giữa người và máy cho phép sử dụng các Menu thả xuống để
chọn các lệnh thực hiện. Khi thực hiện một phân tích chỉ đơn giản chọn thủ tục cần thiết và
chọn các biến phân tích rồi bấm OK là có kết quả ngay trên màn hình để xem xét.
2.2 Bài toán hoạch định nhu cầu vật tư
2.2.1 Định nghĩa bài toán
Material Requirements Planning (MRP) là một hệ thống hoạch định và xây dựng nhu
cầu nguyên vật liệu; linh kiện cần thiết cho sản xuất trong sản xuất.

5
Có ba phương pháp hoạch định nhu cầu vật tư chủ yếu:
 MRP I (Material Requirement Planning) : lập kế hoạch sản xuất không xét đến năng lực
sản xuất, coi năng lực sản xuất của doanh nghiệp là vô hạn
 MRP II (Material Resource Planing): dựa trên cơ sở MRP I có điều chỉnh bằng cách
đưa biến số năng lực sản xuất của doanh nghiệp vô mô hình.
 MRP III: Phát triển MRP II bằng thông qua những những chương trình phần mềm
chuyên dụng cho một số loại hình doanh nghiệp với mục đích kiểm soát toàn bộ các
nguồn lực của doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất.
2.2.2 Mục tiêu bài toán
 Giảm lượng tồn kho mà không làm ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng và phục vụ khách
hàng.
 Đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu đúng thời điểm, khối lượng và giảm thời gian chờ đợi.
MRP xác định mức dự trữ hợp lý, đúng thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và những trở
ngại cho sản xuất.
 Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ thống nhất với nhau, phát huy tổng
hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
 Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.3 Các bước tiến hành
Xác định đầu vào gồm các thành phần:
 Xác định lịch sản xuất chính MPS (Master Production Schedule)
 Xác định cấu trúc vật tư bằng bảng BOM (Bill of Materials)
 Xác định hồ sơ tồn kho nguyên vật liệu IR (Inventory Records).
MRP nhận thông tin các thông tin nhu cầu thành phẩm ở MPS, cấu trúc sản phẩm ở
BOM, trạng thái tồn kho ở IR, từ đó xác định thành phần nhu cầu các vật tư thành phần phụ
thuộc với thông số về loại vật tư, số lượng cần và thời gian cần.
Các thành phần đầu ra của MRP:
 "Lịch trình sản xuất được đề xuất" việc đưa ra một lịch trình chi tiết về ngày bắt đầu và
ngày hoàn thành tối thiểu cần thiết, với số lượng, cho mỗi bước là cần thiết để đáp ứng
nhu cầu từ lịch sản xuất chính (MPS).
 "Lịch trình mua hàng được đề xuất" bao gồm ngày mà các mặt hàng đã mua sẽ được
đưa vào sản xuất và ngày mà các đơn đặt hàng được mua hoặc đặt sẽ được đưa ra để
phù hợp với lịch trình sản xuất.
2.2.4 Các bước hoạch định nhu cầu vật tư thành phần:
Phân tích cấu trúc sản phẩm
 Phân loại nhu cầu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nhu cầu độc lập là nhu
cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách hàng đặt. Nhu cầu độc lập
được xác định thông qua công tác dự báo hoặc dựa trên những đơn hàng.

6
 Sử dụng kết cấu hình cây đê phân loại các loại nguyên vật liệu: cấp 0 là sản phẩm cuối
cùng và mỗi lần phân tích thành phần cấu tạo của bộ phận là ta lại chuyển từ cấp i sang
cấp i+1.
Xác định tổng thể nhu cầu thực tế
 Tổng nhu cầu chính là tổng số lượng dự kiến đối với loại chi tiết hoặc nguyên vật liệu
trong từng giai đoạn mà không tính đến dự trữ hiện có.
 Tổng nhu cầu hạng mục cấp 0 được lấy ở lịch trình sản xuất
 Các hạng mục cấp thấp hơn thì tổng nhu cầu được tính bằng lượng đơn hàng phát ra
theo kế hoạch của cấp trước đó nhân với hệ số nhân của nó (nếu có).
Nhu cầu thực tế = Tổng nhu cầu – Tồn hiện có – Mức tồn an toàn + Hệ số phế phẩm cho phép
Trong đó: Dự trữ sẵn có = Lượng tiếp nhận theo tiến độ + Dự trữ còn lại của kì trước
 Dự trữ sẵn có là tổng dự trữ đang có ở thời điểm bắt đầu của từng thời kỳ.
 Lượng tiếp nhận là tổng số bộ phận, chi tiết đã đưa vào sản xuất nhưng chưa hoàn thành
hoặc là số lượng đặt hàng mong đợi sẽ nhận được tại điểm bắt đầu của mỗi giai đoạn.
 Đơn hàng phát ra theo kế hoạch là tổng khối lượng dự kiến kế hoạch đặt hàng trong
từng giai đoạn.
Xác định thời gian phát lệnh sản xuất hoặc đơn hàng theo nguyên tắc trừ lùi từ thời
điểm sản xuất
 Thời gian phải đặt hàng (tự sản suất) bằng thời điểm cần có trừ đi khoảng thời gian cung
ứng hoặc sản xuất cần thiết đủ để cung cấp đúng lượng hàng yêu cầu.
2.3 Bài toán hoạch định tuyến đường
2.3.1 Định nghĩa bài toán
Bài toán VRP (Vehicle Routing Problem) là bài toán xác định lộ trình vận tải, là một bài
toán cơ bản của việc tối ưu hóa tổ hợp trong vận hành, quản lý vận tải, phân phối và Logistics.
Bài toán có nguồn gốc từ bài toán TSP (Travelling Salesman Problem), bao gồm một người bán
hàng và một phương tiện di chuyển. Người bán hàng sẽ đi khắp các nơi cần đến trong khu vực
giao hàng, mỗi nơi chỉ đến 1 lần. Lộ trình tối ưu cho người bán hàng là lộ trình ngắn nhất đi
qua tất cả các điểm cần giao hàng.
Bài toán VRP được phát triển dựa trên nền tảng của bài toán TSL. Bài toán bao gồm
một mạng lưới nhiều điểm giao hàng, với nhu cầu mỗi điểm là khác nhau. Hệ thống xe gồm
nhiều xe chuyên chở tập trung tại kho. Các xe sẽ xuất phát từ kho hàng, giao/nhận hàng từ các
điểm và quay trở lại nơi xuất phát ban đầu.

7
Hình 2.1 Mô phỏng cho bài toán VRP
Hình 2.1 mô phỏng một mạng lưới của bài toán VRP. Các xe giao hàng sẽ xuất phát từ
nhà kho trung tâm (Depot) và giao đến các khách hàng (Customer) của mạng lưới. Các đường
nối các điểm là đường đi giữa các khách hàng. Lời giải cho lộ trình tối ưu được mô tả ở hình
bên phải, mỗi màu ứng với lộ trình cho mỗi xe khác nhau.
2.3.2 Mục tiêu bài toán
Mục tiêu của bài toán là tìm ra tuyến đường tối ưu cho việc vận tải, dựa vào đặc điểm
của mạng lưới giao – nhận hàng, bao gồm các địa điểm nhận hàng, giao hàng, khoảng cách giữa
các điểm,…, với chi phí thấp nhất, thời gian ngắn nhất và đi được nhiều điểm nhất.
Đây là bài toán tổ hợp nhiều vấn đề phải tối ưu hóa. Ta càng giải quyết được nhiều vấn
đề, kết quả bài toán hay lộ trình vận tải càng tối ưu.
Các công ty vận tải cần quan tâm đến bài toán VRP bao gồm các cửa hàng – nhà bán lẻ,
nhà phân phối, nhà sản xuất, các công ty dịch vụ vận chuyển.
2.3.3 Các khái niệm của bài toán
 Vehicle (Xe): Phương tiện được dùng để vận chuyển hàng hóa trong mạng lưới. Đặc
tính của các xe được xem xét trong bài toán bao gồm năng lực chuyên chở, loại xe,
lượng xăng tiêu thụ,…
 Customer (Khách hàng): Nơi mà các xe đến để giao/nhận hàng trong mạng lưới. Mỗi
khách hàng sẽ khác nhau về nhu cầu về lượng hàng hóa, thời gian giao/nhận hàng.
 Depot (Nhà kho): Nơi xuất phát/ kết thúc lộ trình của các xe. Nhà kho có thể được xem
là một khách hàng đặc biệt trong mạng lưới.
 Route (Lộ trình): đường đi của xe bắt đầu từ kho (điểm xuất phát), qua các khách hàng
trong mạng lưới và quay về điểm ban đầu.
2.3.4 Các thông số cho Bài toán VRP
Các thông số cần thiết để thiết lập Bài toán VRP:
 Thời gian: thời gian tối đa cho việc giao hàng.
 Khoảng cách: khoảng cách tối xe cần đi giữa các điểm trong mạng lưới.
 Tải trọng xe: năng lực vận chuyển tối đa của xe.
 Số nhân công tối thiểu để hoàn thành tất cả các đơn hàng.
 Thời gian hoạt động của cửa hàng.
8
 Đặc tính của hàng hóa: đặc điểm, kích cỡ,…
 Điều kiện giao thông trong khu vực vận chuyển hàng hóa.
Lộ trình di chuyển của xe trong quá trình giao hàng có thể gặp phải rất nhiều vấn đề cần
giải quyết khác như sự thay đổi đột ngột nhu cầu từ khách hàng, các điều kiện bên ngoài như
thời tiết, thực trạng giao thông. Những vấn đề này cũng cần được xem xét đưa vào kế hoạch lộ
trình trong quá trình giải bài toán.
2.3.5 Lợi ích của việc hoạch định tuyến đường VRP
Việc hoạch định tuyến đường tối ưu cho việc giao hàng không chỉ dừng lại ở lợi ích cực
tiểu chi phí mà còn mang lại nhiều lợi ích khác, cụ thể:
 Tiết kiệm thời gian giao hàng, giảm thiểu tối đa thời gian khách hàng phải chờ đợi.
 Tăng hiệu suất công việc cho doanh nghiệp.
 Tiết kiệm nhiên liệu, phí nhân công phục vụ cho việc giao hàng, từ đó góp phần vào
việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Tăng chất lượng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp.
2.3.6 Bài toán VRP dựa trên năng lực (Capacitated Vehicle Routing Problem – CVRP)
Có rất nhiều biến thể của bài toán VRP này. Bài toán xác định lộ trình vận tải dựa trên
năng lực (Capacitated Vehicle Routing Problem - CVRP) là một trường hợp biến thể của bài
toán VRP.
Bài toán bao gồm một số lượng xe cùng với lượng nhu cầu khách hàng đã được xác
định trước.Năng lực đội xe đồng nhất với nhau về năng lực vận chuyển,mức tiêu hao nhiên liệu,
trong khi đó nhu cầu của các khách hàng là khác nhau.
Mục tiêu bài toán là xác định lộ trình của các xe đáp ứng được nhu cầu cho tất cả khách
hàng sao cho tổng chi phí vận chuyển các xe là nhỏ nhất. Lượng hàng hóa mỗi xe cho 1 lộ trình
phải đảm bảo ràng buộc năng lực vận chuyển của xe.

Hình 2.2 Mô phỏng bài toán CVRP

Hình 2.2 mô phỏng một mạng lưới của bài toán CVRP. Các xe giao hàng sẽ xuất phát
từ nhà kho trung tâm (Depot) và giao đến các khách hàng (Customer) của mạng lưới. Lời giải

9
cho lộ trình tối ưu được mô tả ở hình, mỗi màu ứng với lộ trình cho mỗi xe khác nhau, với
lượng hàng hóa giới hạn Q cho mỗi xe.
2.4 Phương pháp luận
Phương pháp luận là cơ sở định hướng, dẫn dắt việc nghiên cứu giải quyết vấn đề một
cách hệ thống, nhất quán trong mọi nội dung nhằm đảm bảo hướng đến mục tiêu đã định. Quá
trình thực hiện nghiên cứu được tiếp cận thực hiện theo định hướng mô hình CDIO. Có sự phối
hợp chặt chẽ giữa đối tượng nghiên cứu, phạm vị giới hạn, phương pháp áp dụng và các hoạt
động nghiên cứu: tìm tòi, xây dựng, lựa chọn phương pháp và công cụ phù hợp. Quy trình thực
hiện nghiên cứu được tiến hành như Hình 3.1.

Hình 2.3 Lưu đồ thực hiện đề tài

10
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bộ phận giao hàng và hoạch định nguyên vật liệu
cho cửa hàng X. Trong đó X là một quán cơm gà với những đặc điểm sau:
 Vị trí địa lý: nằm trong khu vực làng đại học – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, vĩ độ 10°52'44.5" Bắc, kinh độ 106°48'34.8" Đông.
 Quy mô kinh doanh: vừa, với diện tích 50 m2.
 Hình thức kinh doanh: bao gồm cả bán tại chỗ và giao hàng tận nơi.
 Năng lực: cung cấp tối đa 250 suất ăn mỗi ngày.
3.2 Phân tích vấn đề
3.2.1 Xác định vấn đề
Hiện tại chủ cửa hàng nhận thấy chi phí vận hành đang ở mức cao hơn so các cửa hàng
có cùng quy mô kinh doanh và mong muốn cải tiến để cắt giảm chi phí.
3.2.2 Xác định nguyên nhân
Xác định các nguyên nhân bằng giản đồ Fishbone:

Hình 3.1 Biểu đồ Fishbone

Qua biểu đồ trên, một số nguyên nhân gây nên vấn đề chi phí cao được đưa ra. Hiện tại,
việc quản lý và vận hành cửa hàng đều hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm bản thân, do đó khó
tránh khỏi việc hoạch định nguồn nguyên liệu đầu vào không hiệu quả cũng như sử dụng nhân
công không hợp lý. Để xác định chính xác vấn đề hơn, ta sử dụng số liệu trong quá khứ cung
cấp bởi chủ cửa hàng, chi phí nguyên liệu là 95,000,000 VND/tháng trên 5,300 suất cơm bán
ra. Vậy tỷ suất chi phí nguyên liệu trên doanh thu là:
95,000,000
i= 100% = 71.69%
5,300 × 25,000
Bằng việc hỏi ý kiến chủ quán ăn, biết rằng mức kỳ vọng cho chi phí chỉ ở mức dưới
60%. Do đó, có thể đánh giá chi phí nguyên liệu là cao và cần phải cắt giảm.
11
Đồng thời, một vấn đề cửa hàng đang gặp phải đó chính là việc sử dụng nhân công thuê
ngoài để giao hàng, mỗi ngày sử dụng từ 3 – 5 nhân công. Chủ cửa hàng muốn cắt giảm số nhân
công giao hàng để tiết kiệm chi phí.
Như vậy, nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết 2 vấn đề chính cho cửa hàng, đó là hoạch
định nhu cầu nguyên liệu và tối thiểu số nhân công giao hàng mỗi ngày.
3.3 Thu thập số liệu
3.3.1 Bộ phận giao hàng
Nhóm tiến hành xác định các tuyến đường giao hàng và đo khoảng cách giữa các địa
điểm. Khoảng cách giữa các địa điểm được xác định bằng công cụ Google Map, nhìn từ bản
đồ vệ tinh để chọn tuyến đường hợp lí nhất. Số liệu thu thập được ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Thông tin về tuyến đường và khoảng cách
Khoảng cách
Cửa hàng KTX A KTX B HCMUS UIT NĐH TTGDQP
(km)
Cửa hàng 0 1.1 3.7 1.7 1.5 2.4 2
KTX A 1.1 0 3.1 1 1.5 2.4 2
KTX B 3.7 3.1 0 2.6 4.1 5.3 3.4
HCMUS 1.7 1 2.6 0 0.9 1.1 2.4
UIT 1.5 1.5 4.1 0.9 0 1.7 2.9
NĐH 2.4 2.4 5.3 1.1 1.7 0 3.5
TTGDQP 2 2 3.4 2.4 2.9 3.5 0
Ngoài ra, thông tin về phương tiện sử dụng để giao hàng cùng giá nhiên liệu trên thị
trường cũng được liệt kê:
 Loại xe được sử dụng là HONDA FUTURE F1, với mức tiêu hao nhiên liệu là 1.6
lít/100km.
 Giá xăng RON95 – III được cập nhật và ngày 15/06/2020: 14.080 đồng/ lít.
3.3.2 Bộ phận sản xuất và vận hành
 Tiền mặt bằng mỗi tháng là 10,000,000 VND.
 Tiền thuê nhân viên mỗi tháng là 3,500,000/ người.
Thông tin về loại nguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất và giá của chúng được liệt
kê trong bảng 4.2 sau đây.

12
Bảng 3.2 Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất
Giá tham khảo
Nguyên liệu Đơn vị
( đồng/kg)
Gạo kg 10,000
Gà kg 85,000
Cà chua kg 20,000
Dưa chuột kg 15,000
Muỗng nhựa Lốc 100 cái 10,000
Hôp nhựa Lốc 600 hộp 150,000
Bao nilon 1kg 20,000
Tương ớt Chai 2kg 50,000
Nước tương Chai 700ml 18,000
Dầu ăn Can 2 lít 50,000
Knorr Bịch 900g 60,000
Nước mắm Chai 750 ml 55,000
Bột ngọt Bịch 1.8 kg 118,000
Đường Bịch 2 kg 26,000
Nước rửa chén Can 10kg 135,000
3.3.3 Số liệu bán hàng
Dữ liệu về số suất cơm được giao hàng trong tháng 05/ 2020 được thu thập bằng cách
quan sát và hỏi ý kiến chủ quán ăn. Số lượng hàng được giao được thể hiện dưới các bảng bên
dưới.
Bảng 3.3 Lượng hàng được giao vào tuần 1 trong tháng 5/2020

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật Tổng

KTX A 15 20 17 19 21 30 35 157
KTX B 10 9 9 11 8 20 18 85
HCMUS 8 10 6 7 9 5 5 50
UIT 7 9 10 10 8 5 5 54
NĐH 7 8 8 10 7 5 5 50
GDQP 40 30 35 32 37 0 0 174
Tổng 87 86 85 89 90 65 68
Số liệu lượng hàng được giao của các tuần còn lại trong tháng 5/2020 được trình bày ở
phụ lục.
3.4 Dự báo nhu cầu bằng phần mềm SPSS
Dự báo nhu cầu cho các ngày trong tuần tới sử dụng phần mềm thống kê SPSS. Các
bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhập dữ liệu vào SPSS

13
Hình 3.2 Nhập dữ liệu vào SPSS

Bước 2: Nhận dạng tính mùa vụ của dữ liệu Quantity. Từ menu chọn Analyze 
Forecasting  Sequence chart.

Hình 3.3 Biểu diễn dữ liệu dưới dạng đồ thị

Bước 3: Chọn Analyze  Forecasting  Create Models.


 Chọn Method: Exponential Smoothing.
 Khi chọn nút Criteria, hộp thoại Time Series Modeler: Exponential Smoothing Criteria
mở ra. Trong hộp thoại này, chọn Winters addltive. Nhấn vào nút Continue để quay trở
lại ban đầu.
Bước 4: Nhấn OK  Xuất kết quả của mô hình ta được đồ thị và bảng số như sau.

14
Hình 3.4 Kết quả dự báo xuất từ SPSS

Tiếp theo, tiến hành dự báo cho nhu cầu tương ứng với mỗi địa điểm vào các ngày trong
tuần.
Dự báo nhu cầu tuần tiếp theo tại KTX A như sau:

Hình 3.5 Nhu cầu tại địa điểm KTX A vào tuần tiếp theo

Chi tiết về nhu cầu dự báo của các địa điểm cụ thể được trình bày trong phụ lục.

15
CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN LIỆU
4.1 Hoạch định nhu cầu nguyên liệu cho 1 sản phẩm
4.1.1 Nhu cầu dự báo cho 1 tuần
Sử dụng số liệu nhu cầu dự báo bằng phần mềm SPSS từ chương 3, ta có bảng nhu cầu
dự báo của các ngày trong tuần như sau:
Bảng 4.1. Nhu cầu dự báo của các ngày trong tuần
Ngày Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Nhu cầu 192 191 191 194 196 171 170

Bảng 4.1 thể hiện nhu cầu dự báo cho 1 tuần, dựa trên số liệu thu thập từ 4 tuần liền
trước. Nhu cầu đặt giao cơm tương đối ổn định từ thứ 2 đến thứ 6, tuy nhiên giảm nhẹ vào 2
ngày cuối tuần do các bạn sinh viên không đến trường.
4.1.2 Thành phần của 1 phần cơm gà
Bảng 4.2 Thành phần của 1 phần cơm gà
Nguyên liệu Level Số lượng ( 1 phần) Đơn vị Lead time (ngày)
Cơm gà 0 1 phần 1
Gạo 1 150 gam 1
Gà 1 100 gam 1
Cà chua 1 50 gam 1
Dưa chuột 1 50 gam 1
Hộp giấy 1 1 cái 1
Muỗng nhựa 1 1 cái 1
Bao nhựa 1 1 cái 1
Tương ớt 1 1 gói 1
Xì dầu 1 1 gói 1
Bao nhựa nhỏ 2 1 cái 1

Bảng 4.2 mô tả các nguyên liệu chính cho 1 phần cơm gà tại cửa hàng X, bao gồm
nguyên vật liệu cho 1 phần cơm, gia vị và các nguyên vật liệu khác như hộp giấy, muống nhữa
và bao nhựa để mang đi. Tuy nhiên, do tính chất các loại vật liệu như bao nhựa, muỗng nhựa
và hộp giấy được thua mua theo kilogam với số lượng lớn, phần hoạch định nguyên liệu hằng
ngày chỉ xét đến các nguyên liệu chính bao gồm gạo, gà, cà chua và dưa chuột.
4.1.3 Ứng dụng POM – QM để hoạch định nhu cầu nguyên liệu
Đầu tiên, ta khởi động phần mềm POM-QM for Windows, tiếp đến chọn Module
“Material Requirements Planning”, sau đó khởi tạo mô hình bằng cách nhập số lượng nguyên
liệu và số thời đoạn cần hoạch định. Cụ thể ở đây:

16
Hình 4.1 Khởi tạo mô hình hoạch định nhu cầu nguyên liệu

Tiếp theo, nhập số liệu vào phần mềm bao gồm cấp độ vật tư (nguyên liệu), leadtime,
số lượng và nhu cầu ở các thời đoạn như sau:

Hình 4.2. Nhập số liệu cho phầm mềm POM - QM

Hình 4.3. Nhập nhu cầu cho các ngày

17
Hình 4.4. Bảng kết quả từ POM - QM

4.2 Phân tích kết quả hoạch định nhu cầu nguyên liệu
4.2.1 Kết quả hoạch định nhu cầu nguyên liệu
Bảng 4.3. Kết quả hoạch định nguyên vật liệu cho 1 tuần
Nguyên Ngày
liệu Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ7
Gạo 195.8 0 0 0 0 0 0
Gà 19.2 19.1 19.1 19.4 19.6 17.1 17
Cà chua 9.6 9.6 9.6 9.7 9.8 8.6 8.5
Dưa chuột 9.6 9.6 9.6 9.7 9.8 8.6 8.5

Bảng 4.3 thể hiện kết quả hoạch định nguyên vật liệu cho 1 tuần. Do yêu cầu nguyên
vật liệu tươi sống, các nguyên vật liệu như gà, cà chua và dưa chuột đều chỉ được nhập trước 1
ngày và sử dụng trong ngày. Gạo sẽ được nhập 1 lần và sử dụng cho cả tuần. Việc chuẩn bị
nguyên vật liệu cho 1 tuần sẽ bắt đầu vào ngày Chủ nhật của tuần trước. Các nguyên vật liệu
được tính theo đơn vị kilogam (kg).
4.2.2 Chi phí ước tính cho 1 phần cơm
Bảng 4.4. Chi phí ước tính cho 1 phần cơm
Nguyên liệu Tổng Đơn vị Giá tham khảo ( đồng/kg) Tổng
Gạo 195.8 kg 10,000 1,958,000
Gà 130.5 kg 90,000 11,745,000
Cà chua 65.4 kg 20,000 1,308,000
Dưa chuột 65.4 kg 15,000 981,000
Tổng chi phí/tuần (đồng) 15,992,000
Số lượng/tuần ( phần) 1,305
Chi phí cho 1 phần 12,254

Bảng 4.4 thể hiện chi phí ước tính cho 1 phần cơm, bao gồm các nguyên vật liệu chính.
Do các nguyên vật liệu khác như hộp giấy, muỗng nhựa và bao nhựa có chi phí rất nhỏ và được

18
mua với số lượng lớn nên không ảnh hưởng nhiều đến chi phí 1 phần cơm, các chi phí này này
sẽ được tính chung cho 1 tháng và được trình bày ở phần sau.
4.2.3 Doanh thu và lợi nhuận
Bảng 4.5. Doanh thu và lợi nhuận ước tính cho 1 tháng
Giá tham khảo Nhu cầu Chi phí
Nguyên liệu Đơn vị
( đồng/kg) 1 tháng (Đồng)
Gạo kg 10,000 783.2 7,832,000
Gà kg 90,000 522 46,980,000
Cà chua kg 20,000 261.6 5,232,000
Dưa chuột kg 15,000 261.6 3,924,000
Muỗng nhựa Lốc 100 cái 10,000 13 130,000
Hôp nhựa Lốc 600 hộp 150,000 4 600,000
Bao nilon 1kg 20,000 10 200,000
Tương ớt chai 2kg 50,000 15 750,000
Nước tương chai 700ml 18,000 15 270,000
Dầu ăn can 2 lít 50,000 30 1,500,000
Knorr bịch 900g 60,000 4 240,000
Nước mắm chai 750 ml 55,000 20 1,100,000
Bột ngọt bịch 1.8 kg 118,000 10 1,180,000
Đường bịch 2 kg 26,000 10 260,000
Nước rửa chén Can 10kg 135,000 4 540,000
1 nhân công
Nhân công 3,500,000 4 14,000,000
(toàn thời gian)
Mặt bằng 1 tháng 10,000,000 1 10,000,000
TỔNG 94,738,000
DOANH THU ƯỚC TÍNH 130,500,000
LỢI NHUẬN ƯỚC TÍNH 35,762,000
Bảng 4.5 thể hiện ước tính doanh thu và chi phí của quán trong 1 tháng. Chi phí vận
hành được xem xét bao gồm các chi phí cấu thánh nên 1 phần cơm (đã được đề cập ở phần
trước). Các chi phí khác bao gồm chi phí bao bì, muỗng nhựa, gia vị, nước rửa chén, nhân công
và mặt bằng cũng được đề cập. Giá các nguyên vật liệu được tham khảo từ website cungcau.vn,
ngày 30/6/2020. Doanh thu 1 tháng ước ước lượng cho 4 tuần (28 ngày), dựa vào số liệu dự báo
cho các ngày trong tuần. Giá bán 1 phần cơm là 25,000 đồng.

19
4.3 Quy trình vận hành MRP
Sau khi thực hiện tính toán, thử nghiệm mô hình MRP ở trên, nhóm đề xuất quy trình
vận hành MRP như sau:

Hình 4.5 Quy trình vận hành MRP


Việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu hợp lý sẽ mang lại hiệu quả trong việc cắt giảm
chi phí nguyên liệu đáng kể. Tuân thủ quy trình vận hành MRP được đề xuất nêu trên là việc
làm cần thiết đối với cửa hàng X.

20
CHƯƠNG 5. MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH TUYẾN ĐƯỜNG
5.1 Yêu cầu của mô hình
Mô hình giải pháp được xây dựng dựa trên những đặc tính mô tả của vấn đề và mục tiêu
hướng đến của nghiên cứu. Các đặc tính của hệ thống giao hàng của cửa hàng được tổng hợp
như sau:
 Cửa hàng X chốt đơn giao hàng và tiến hành đi giao vào lúc 11h30 các ngày trong tuần,
giao cố định tại các địa điểm sau đây:
(1) KTX Khu A ĐHQG
(2) KTX Khu B ĐHQG
(3) ĐH Bách Khoa (CS2)
(4) ĐH Khoa học tự nhiên
(5) ĐH Quốc tế
(6) ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
(7) ĐH Công nghệ thông tin
(8) ĐH Kinh tế – Luật
(9) Nhà điều hành ĐHQG (Khoa Y)
(10) Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng
 Mạng phân phối theo kiểu “one-to-all”, trong đó có 1 cửa hàng và 8 địa điểm giao hàng.
Mạng phân phối theo kiểu “one – to – all” là mô hình mà hàng hóa được vận chuyển từ
1 nhà kho đến tất cả địa điểm khách hàng bằng phương tiện vận tải và phương tiện đó
sẽ quay trở về kho sau khi kết thúc lộ trình.
 Cửa hàng sử dụng 1 loại xe giao hàng, năng lực giao 50 sản phẩm/xe.
 Mỗi địa điểm giao hàng có một nhu cầu thay đổi theo từng ngày và không đồng đều.
 Mỗi cung đường từ khách hàng này đến khách hàng kia có 1 thông số về khoảng cách
(mét), và một thông số về thời gian (phút).
 Thời gian giao hàng từ 11h30 đến 12h30 (60 phút)
Mục tiêu của bài toán là xây dựng được giải pháp hoạch định tuyến đường giao hàng
hiệu quả bao gồm xác định số xe cần thiết và tối thiểu chi phí cho việc giao hàng. Mô hình này
sẽ được đánh giá mức hiệu quả bằng cách so sánh với số liệu trong quá khứ.
5.2 Xây dựng mô hình toán
5.2.1 Các giả định đặt ra
Vì giới hạn của phần mềm tối ưu, cũng như để dễ dàng cho quá trình tính toán, một số
giả định được đặt ra nhưng không làm thay đổi bản chất vấn đề như sau:
 Chi phí được xét đến trong mô hình chỉ gồm chi phí di chuyển (chi phí nhiên liệu).
 Xe đi với vận tốc trung bình 30 km/h không đổi
 Tuyến đường 2 chiều, quãng đường đi từ điểm i đến điểm j bằng với đi từ j đến i.

21
 Thời gian xử lý đơn hàng là 7 phút cho mỗi địa điểm
 Các địa điểm giao hàng được phân loại thành 6 vị trí với các từ viết tắt như sau:
(1) KTX A
(2) KTX B
(3) HCMUS
(4) UIT
(5) NĐH
(6) GDQP
 Không xét đến các yếu tố ngẫu nhiên như kẹt xe, hỏng hóc, tai nạn. Giả định năng lực
người lái xe và điều kiện cơ sở hạ tầng trên mỗi cung đường là như nhau.
5.2.2 Thiết lập biến quyết định cho bài toán
Cửa hàng cần giao tại n vị trí, cửa hàng được xem như một vị trí đặc biệt, nơi xuất phát
và quay về của các xe giao hàng.
Biến quyết định: xij, là biến nguyên nhị phân với:
 xij = 1: xe đi từ địa điểm i đến địa điểm j
 xij = 0: xe không đi từ địa điểm i đến địa điểm j
Trong đó: i = 0 ÷ 𝑛 ; j = 0 ÷ n
Khi đó: ∑nj=0 x0j là tổng số lượng chuyến xe, tương đương với số xe được dùng.

5.2.3 Thiết lập và tính toán các tham số mô hình


Bài toán có 3 tham số chính là tham số khoảng cách dij, tham số thời gian tij và tham số
chi phí di chuyển cij. Các tham số được xác định như sau:
Tham số khoảng cách dij là khoảng cách di chuyển từ địa điểm giao hàng i đến địa điểm
giao hàng j và được xác định ở phần thu thập dữ liệu.
Tham số thời gian tij là thời gian cần thiết để thực hiện việc giao hàng tại một địa điểm.
Thời gian này là tổng thời gian di chuyển của phương tiện từ địa điểm trước đó i đến địa điểm
cần giao hàng j và thời gian giao nhận hàng tại điểm j đó. Giới hạn của bài toán đặt ra thời gian
di chuyển dựa vào quãng đường di chuyển và vận tốc trung bình của xe là 30km/h. Thời gian
giao nhận hàng tại một điểm trung bình là 10 phút.
Tham số cij xét tới là chi phí di chuyển chỉ bao gồm chi phí nhiên liệu. Bằng độ dài
quãng đường di chuyển (đơn vị tính theo km) nhân với số chi phí nhiên liệu tiêu hao trên một
km.
1.6
cij = 14080 × × dij (1)
100
Trong đó, việc xác định chi phí nhiên liệu tiêu hao đơn vị để xây dựng công thức trên
được dựa vào loại xe cửa hàng đang sử dụng với thông tin trong bảng 6.1 dưới đây.
Bảng 5.1 Thông tin về loại xe và giá xăng dầu cửa hàng đang sử dụng

22
Loại xe sử dụng HONDA FUTURE F1
Loại xăng dầu sử dụng RON95 - III
Giá xăng dầu 14080 VND
Mức tiêu hao nhiên liệu 1.6 lít / 100km

5.2.4 Thiết lập bài toán quy hoạch tuyến tính nhị phân
Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình:
 Biến Dj thể hiện nhu cầu tại điểm giao j.
 Biến r j thể hiện tổng khối lượng hàng đã giao sau khi qua địa điểm j.
 Biến Q thể hiện năng lực giao hàng tối đa của mỗi xe.
Hàm mục tiêu: Tối thiểu tổng số xe sử dụng
n

Min ∑ x0j (2)


j=0
Ràng buộc
 Tất cả các xe đều xuất phát từ cửa hàng và phải về cửa hàng sau khi giao hàng
n

∑ x0j = 1 (3)
j=1
n

∑ xi0 = 1 (4)
i=1
 Xe đi đến địa điểm nào thì phải rời khỏi địa điểm đó

∑ni=0 xip − ∑nj=0 xpj = 0 với p = 1, 2, …, n (5)

 Nhu cầu tại địa điểm giao nhỏ hơn năng lực phục vụ còn lại của xe

rj − ri ≥ (Dj + Q)xij − Q với i = 1, 2, …, n; j = 1, 2, …, n (6)

 Khối lượng phục vụ không thể lớn hơn năng lực xe

rj ≤ ∑ni=0 Q × xij với j = 1, 2, …, n (7)

 Thời gian giao hàng nhỏ hơn 60 phút

∑ni=0 ∑nj=0 xij × t ij ≤ 60 (8)

23
 Ràng buộc biến nhị phân

xij ∈ {0, 1} với i = 0, 1, 2, …, n; j = 0, 1, 2, …, n (9)

5.3 Giải bài toán trên phần mềm Lingo


Sau khi xây dựng mô hình toán với hàm mục tiêu và các ràng buộc cụ thể được mô tả
rõ trong mục 6.2, cùng với việc sử dụng dữ liệu ở chương 4, tiến hành chạy mô hình bài toán
trên phần mềm LINGO.
Với mục tiêu xây dựng mô hình là có thể hỗ trợ hoạch định tuyến đường cho từng ngày,
vì thế lấy ngẫu nhiên một bộ số liệu của trong quá được trình bày ở chương 2. Chọn nhu cầu
khách hàng với thông tin cụ thể trong bảng 6.2.
Bảng 5.2 Dữ liệu nhu cầu khách hàng tại các địa điểm vào thứ 2
STT Địa điểm Nhu cầu
1 Kí túc xá khu A 19
2 Kí túc xá khu B 12
3 HCMUS 8
4 UIT 9
5 NĐH 10
6 TTGDQP 35

Bởi vì phần mềm LINGO có thể sử dụng dữ liệu liên kết ngoài, do đó xây dựng mô hình
dữ liệu trên phần mềm MS Excel như sau:

24
Hình 5.1 Thiết lập dữ liệu trên phần mềm MS Excel
Mô hình dữ liệu trên phần mềm MS Excel có 5 bảng thông tin bao gồm khoảng cách,
chi phí, thời gian, biến nhị phân và các thông tin liên quan đến bài toán.
Sau đó, ta khởi động LINGO, nhập các dòng lệnh được nêu trong Phụ lục để khởi tạo
các tham số, biến quyết định, ràng buộc và hàm mục tiêu của bài toán. Tiếp đến chọn “Solve”
để chương trình chạy các dòng lệnh và xuất kết quả được thể hiện ở hình bên dưới.

Hình 5.2 Kết quả từ phần mềm LINGO

Hình 5.3 Kết quả được xuất ra MS Excel

Đọc kết quả từ các hình ta kết luận được:

25
 Số xe cần sử dụng tối thiểu là 2 xe, bao gồm 2 tuyến đường là “Cửa hàng – KTX B –
TTGDQP – Cửa hàng” và “Cửa hàng – UIT – NĐH – KTX A – HCMUS – Cửa hàng”.
 Tổng quãng đường các xe chạy là 17.4 km tương ứng với tổng chi phí nhiên liệu là
3,897 VND.
5.4 Xây dựng quy trình vận hành mô hình VRP
Sau khi thử nghiệm mô hình VRP cho cửa hàng, nhóm đề xuất quy trình vận hành mô
hình VRP như sau:

Hình 5.4 Quy trình vận hành VRP


Nếu tuân thủ quy trình vận hành VRP được đề xuất ở trên, việc cắt giảm số nhân công
thuê ngoài cũng như chi phí sẽ mang lại hiệu quả cao.

26
CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Đánh giá hiệu quả của các mô hình
6.1.1 Hiệu quả của mô hình MRP
Như vậy, sau khi có kết quả từ thực tế và mô hình hoạch định nhu cầu nguyên liệu cho
cửa hàng, chúng ta có thể so sánh để xem liệu rằng giải pháp mới có hiệu quả hơn hay không
và có đáp ứng được kỳ vọng của cửa hàng hay không. Ta tiến hành so sánh kết quả dựa vào tỷ
suất chi phí nguyên liệu trên doanh thu:
 Trước MRP:
95,000,000
i= 100% = 71.69%
5,300 × 25,000
 Sau MRP:
70,738,000
i= 100% = 54.21%
5,220 × 25,000
Từ đây, ta có thể đánh giá rằng việc hoạch định nhu cầu nguyên liệu mang lại hiệu quả
đáng kể cho cửa hàng.
6.1.2 Hiệu quả của mô hình VRP
Trước khi xây dựng mô hình, hoạch định giao hàng theo kinh nghiệm cá nhân của chủ
cửa hàng, mỗi ngày cửa hàng sử dụng 3 - 5 xe và thời gian rỗi của mỗi nhân công lớn. Dựa vào
việc tham khảo ý kiến của chủ cửa hàng, ta có bộ số liệu cho 1 ngày giao hàng như sau:
Bảng 6.1 Hoạch định tuyến đường theo kinh nghiệm chủ cửa hàng
Xe Tuyến đường Tổng thời gian
Cửa hàng
1 TTGDQP 31 phút
Cửa hàng
Cửa hàng
NĐH
2 43 phút
KTX B
Cửa hàng
Cửa hàng
KTX A
3 UIT 41 phút
HCMUS
Cửa hàng
Có thể thấy rằng, việc hoạch định tuyến đường theo kinh nghiệm của chủ cửa hàng cần
đến 3 nhân công giao hàng, việc này có thể dẫn đến thời gian rỗi của nhân công lớn, không khai
thác được năng lực tối đa của họ.

27
Với việc hoạch định tuyến đường bằng giải thuật tối ưu trên LINGO, ta có kết quả như
sau:
Bảng 6.2 Hoạch định tuyến đường bằng giải thuật tối ưu VRP
Xe Tuyến đường Tổng thời gian
Cửa hàng
KTX B
1 38.2 phút
TTGDQP
Cửa hàng
Cửa hàng
UIT
NĐH
2 56.6 phút
KTX A
HCMUS
Cửa hàng
Kết quả cho thấy, với lời giải tối ưu, số nhân công (số xe) giao hàng cần thiết là 2 xe,
cắt giảm được 1 xe so với hoạch định theo kinh nghiệm, cùng với việc khai thác năng lực của
mỗi xe tốt hơn.
Tuy nhiên, việc áp dụng giải pháp hoạch định tuyến đường VRP cho các mô hình kinh
doanh vừa và nhỏ thế này chưa thật sự mang lại hiệu quả cao.
6.2 Kết luận
Trong bài báo cáo này, nhóm chúng em đã thực hiện chặt chẽ theo cơ sở lí thuyết đã
đưa ra. Bắt đầu từ việc tìm hiểu đối tượng, từ đó xác định vấn đề cần giải quyết tìm ra các
nguyên nhân chính cần xử lý. Sau đó, tiến hành áp dụng các mô hình và phần mềm đã học để
giải quyết và kiểm tra đánh giá tính hiệu quả. Kết quả đạt được là giảm đáng kể chi phí nguyên
liệu và cải tiến việc giao hàng thỏa mãn kỳ vọng của cửa hàng.
Trong thực tế hiện nay, các mô hình kinh doanh nhỏ mang tính đơn lẻ chỉ quan tâm đến
doanh số mà không chú trọng để cắt giảm các chi phí sản xuất và vận hành. Nhưng khi muốn
mở rộng quy mô hay thiết lập chuỗi cửa hàng thì lượng chi phí này rất đáng kể, vì thế việc thiết
lập các hệ thống quản lí các quy trình sản xuất và vận hành một là vô cùng quan trọng giúp cắt
giảm một lượng chi phí, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doang nghiệp. Do thời gian
và nguồn lực hạn chế nên phạm vi nghiên cứu chỉ thực hiện với mô hình kinh doanh giả định
với quy mô vừa nên lượng chi phí chưa đáng kể, nhóm chúng em mong muốn có thể hoàn thiện
hơn đề tài để có tính ứng dụng thực tế cao hơn.
6.3 Kiến nghị
6.3.1 Đối với các nghiên cứu cùng đề tài
Do thời gian và nguồn lực hạn chế nên đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện với quy mô nhỏ.
Hơn nữa, bài toán VRP đang sử dụng giả định thông số vận tốc không đổi và chưa kết hợp với

28
những ràng buộc về cơ sở hạ tầng thực tế. Kiến nghị đến các nghiên cứu sau này mở rộng quy
mô nghiên cứu hơn nữa, giảm các giả định để tăng tính thiết thực cho các mô hình tối ưu.
Còn đối với phần mềm tối ưu, thực hiện giải thuật tối ưu trên những phần mềm lập trình
có dung lượng lớn hơn, có thể thay thế LINGO bằng CPLEX. Bên cạnh đó, tiến hành áp dụng
một số giải thuật kinh nghiệm khác như: Giải thuật di truyền, giải thuật tối ưu đàn kiến, tìm
kiếm vùng cấm, giải thuật leo đồi nhằm quyết định phương pháp tốt nhất.
6.3.2 Đối với môn học
Môn học “Ứng dụng máy tính trong công nghiệp” là một môn học bổ ích, bài giảng
khoa học và thật sự cần thiết cho sinh viên trong ngành. Môn học trang bị cho chúng em kỹ
năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành, liên quan đến các lĩnh vực như Xác suất – Thống
kê, Quản lý Sản xuất, Vận trù học… nhằm hỗ trợ ra quyết định quản lý hệ thống. Cảm ơn cô
Trần Võ Thảo Hương đã giảng dạy nhiệt tình và chia sẽ các kinh nghiệm bổ ích để chúng em
có thể hoàn thành môn học cũng như đề tài này. Nhóm cũng xin đưa ra một số nhận định và
kiến nghị với mong muốn có thể phát triển môn học hơn nữa:
 Bổ sung thêm các công cụ giải thuật tối ưu cho môn học như VBA-EXCEL, CPLEX,
SQL,… Có thể thay thế phần mềm LINGO bởi vì sự hạn chế của nó bằng các phần mềm
nêu trên.
 Cung cấp những dạng bài, mô hình toán mới, đặc trưng của ngành.
Ngoài ra, môn học còn giúp chúng em hoàn thiện hơn kĩ năng làm việc nhóm, cách quản
lý công việc hiệu quả, kỹ năng ra quyết định... góp phần xây dựng tư duy hệ thống và định
hướng rõ ràng hơn về các chuyên ngành sẽ học sau này. Nhóm hi vọng với những ý kiến trên
có thể giúp môn học phát triển hiệu quả và đầy thú vị hơn.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Liong C. Yeun, Wan R. Ismail, K. Omar, M. Zirour, 2008. Vehicle routing problem:
Model & Solution. Journal of Quality Measurement and Analysis.
[2] E. Ali, O. O. Özener, G. Kuyzu, 2015. Cyclic Delivery Schedules for an Inventory
Routing Problem. Transportation Science 49: 817–829.
[3] G. B. Dantzig, J. H. Ramser, 1959. The Truck Dispatching Problem. Management
Science 6: 80–91.
[4] C. E. Gounarisa, P. P. Repoussisb, C. D. Tarantilisb, C. A. Floudasa, 2011. A Hybrid
Branch-and-Cut Approach for the Capacitated Vehicle Routing Problem. 21st European
Symposium on Computer Aided Process Engineering.
[5] C. E. Miller, E. W. Tucker, R. A. Zemlin, R, 1960. Integer Programming Formulations
and Travelling Salesman Problems. J. ACM. 7: 326–329.
[6] Bernard W. Taylor III, 2006. Introduction to Management Science (9th Edition).
Prentice Hall.
[7] Trần Võ Thảo Hương, 2020. Bài giảng Ứng dụng máy tính trong công nghiệp. Đại học
Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
[8] Nguyễn Như Phong, 2013. Quản Lý Sản Xuất. Thành phố Hồ Chí Minh, NXB ĐH Quốc
gia Tp Hồ Chí Minh.
[9] Lê Thị Phương Thảo, 2020. Luận văn: Tối ưu hóa hệ thống hoạch định giao hàng sử
dụng giải thuật. Đại học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC A. THU NHẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
A.1 Dữ liệu lượng hàng được giao tại các địa điểm trong tháng 5/2020
Bảng A.1 Lượng hàng được giao vào tuần 1 trong tháng 5/2020
Tuần 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật TỔNG

KTX A 15 20 17 19 21 30 35 157
KTX B 10 9 9 11 8 20 18 85
HCMUS 8 10 6 7 9 5 5 50
UIT 7 9 10 10 8 5 5 54
NĐH 7 8 8 10 7 5 5 50
GDQP 40 30 35 32 37 0 0 174
TỔNG 87 86 85 89 90 65 68

Bảng A.2 Lượng hàng được giao vào tuần 2 trong tháng 5/2020
Tuần 2 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật TỔNG

KTX A 20 18 22 15 16 30 28 149
KTX B 8 10 11 9 11 22 20 91
HCMUS 7 8 7 7 8 5 4 46
UIT 10 10 8 9 7 5 5 54
NĐH 10 8 9 10 9 6 5 57
GDQP 35 30 32 36 40 0 0 173
TỔNG 90 84 89 86 91 68 62

Bảng A.3 Lượng hàng được giao vào tuần 3 trong tháng 5/2020
Tuần 3 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật TỔNG

KTX A 19 20 17 15 21 33 30 155
KTX B 12 10 9 10 9 20 18 88
HCMUS 7 8 7 9 8 5 5 49
UIT 8 12 10 11 9 6 5 61
NĐH 10 8 9 10 10 6 5 58
GDQP 32 30 35 40 38 0 0 175
TỔNG 88 88 87 95 95 70 63

Bảng A.4 Lượng hàng được giao vào tuần 4 trong tháng 5/2020
Tuần 4 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật TỔNG

KTX A 18 17 19 23 20 30 35 162

A1
KTX B 10 9 12 13 10 20 23 97
HCMUS 8 7 7 8 8 5 3 46
UIT 9 10 8 8 10 6 5 56
NĐH 10 10 8 9 9 7 4 57
GDQP 33 40 35 32 36 0 0 176
TỔNG 88 93 89 93 93 68 70

A.2 Nhu cầu dự báo tại các địa điểm giao hàng sử dụng phần mềm SPSS

Hình A.1 Nhu cầu dự báo tại KTX A

Hình A.2 Nhu cầu dự báo tại KTX B

Hình A.3 Nhu cầu dự báo tại HCMUS

Hình A.4 Nhu cầu dự báo tại UIT

Hình A.5 Nhu cầu dự báo tại NĐH

A2
Hình A.6 Nhu cầu dự báo tại TT GDQP

A3
PHỤ LỤC B. CODE LINGO VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH VRP
B.1 Code LINGO cho mô hình VRP
Model: !VRP;

Sets:
DiemGiao: D, r;
!D: demand tại điểm giao
!r: khối lượng mà xe đã phục vụ;

Link(DiemGiao, DiemGiao): KhoangCach, ThoiGian, ChiPhi, X;


endsets

Data:
DiemGiao = @OLE('file:///C:\Users\Admin\Desktop\udmt\LVTPS3.xlsx');
D = @OLE('file:///C:\Users\Admin\Desktop\udmt\LVTPS3.xlsx');
KhoangCach = @OLE('file:///C:\Users\Admin\Desktop\udmt\LVTPS3.xlsx');
Q = @OLE('file:///C:\Users\Admin\Desktop\udmt\LVTPS3.xlsx');
ENDDATA

!Tính thời gian;


@For(Link(i,j)| i#NE#j: ThoiGian(i,j) = KhoangCach(i,j)*2+10);

!Tính chi phí;


@For(Link(i,j): ChiPhi(i,j) = KhoangCach(i,j)*0.016*14000);

!Tính tổng quãng đường;


TongQuangDuong = @SUM(Link: KhoangCach*X);

!Tính tổng chi phí;


TongChiPhi = @SUM(Link: ChiPhi*X);

!Tính số lượng xe cần dùng;


N = @SUM(Link(i,j)| i#EQ# 1: X(i,j));

!Hàm mục tiêu: Cực tiểu số xe;


Min = N;

!Ràng buộc;
!Xe không chạy đến chính nó;
@FOR(DiemGiao(k)| k #GT#1: X(k,k) = 0;

!Phải có xe đi qua mỗi điểm;


@SUM(DiemGiao(i)| i #NE# K #AND# (i #EQ# 1 #OR# D(i) + D(k) #LE# Q):
X(i,k)) = 1;

!Xe phải rời sau khi đến;


@SUM(DiemGiao(j)| j #NE# k #AND# (j #EQ# 1 #OR# D(j) + D(k) #LE# Q):
X(k,j)) = 1;);

!Nhu cầu điểm giao nhỏ hơn năng lực phục vụ còn lại của xe;
@FOR(Link(i,j)|i#GT#1 #AND# j#GT#1:
((D(j)+Q)*X(i,j)-Q) <= r(j) - r(i));

!Khối lượng phục vụ không thể lớn hơn năng lực xe;
@For(DiemGiao(j)| j#GT#1: @SUM(Link(i,j): Q*X(i,j)) >= r(j));

!Thời gian giao hàng nhỏ hơn 60 phút;


@FOR(Link(i,j)|j#GT#1: @sum(Link(i,j):Thoigian(i,j)*X(i,j))<= 60);

B1
!Ràng buộc nhị phân;
@For(Link: @BIN(X));

Data:
@OLE('file:///C:\Users\Admin\Desktop\udmt\LVTPS3.xlsx')= X;
@OLE('file:///C:\Users\Admin\Desktop\udmt\LVTPS3.xlsx')= ThoiGian;
@OLE('file:///C:\Users\Admin\Desktop\udmt\LVTPS3.xlsx')= ChiPhi;
@OLE('file:///C:\Users\Admin\Desktop\udmt\LVTPS3.xlsx')= TongQuangDuong;
@OLE('file:///C:\Users\Admin\Desktop\udmt\LVTPS3.xlsx')= TongChiPhi;
@OLE('file:///C:\Users\Admin\Desktop\udmt\LVTPS3.xlsx')= N;
Enddata

END

B.2 Kết quả mô hình VRP trên MS Excel

B2
PHỤ LỤC C. RUBRIC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
C.1 Các tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm
Tiêu chí Chưa đạt Cần cải thiện Tốt Xuất sắc
Đúng giờ tất cả
Trễ hạn hoặc đi buổi họp và nộp
Tuân thủ thời Trễ hạn hoặc đi Trễ hạn hoặc đi
muộn từ 5 lần bài đúng thời
gian muộn từ 2-4 lần muộn 1 lần
trở lên hạn
Không lắng Tôn trọng khi Tôn trọng khi
nghe với sự tôn lắng nghi người Tôn trọng khi lắng nghe, thảo
Lắng nghe, đặt
trọng, tranh luận khác nhưng bảo lắng nghe, thảo luận, đặt câu hỏi
câu hỏi và thảo
bảo thủ, không thủ, không xem luận và đặt câu và giúp nhóm
luận
xem xét các ý xét các ý tưởng hỏi. giải quyết vấn
tưởng khác. khác đề
Thu thập và
Thu thập thông
trình bày cho
Thu nhập thông tin cơ bản, hữu
Thu thập thông nhóm rất nhiều
tin không liên ích liên quan
tin khi bị thúc thông tin liên
Tích cực tìm quan; không có đến đề tài; thỉnh
đẩy; cố gắng quan; cung cấp
kiếm và chia sẻ đề xuất hữu ích thoảng đưa ra
đưa ra một số ý các ý tưởng tốt,
thông tin để giải quyết những ý tưởng
tưởng, nhưng rõ ràng liên
vấn đề của hữu ích để đáp
không hữu ích quan trực tiếp
nhóm. ứng vấn đề của
đến mục đích
nhóm
của nhóm
Thành viên Luôn luôn làm
Làm việc riêng
nhóm đôi khi tốt nhiệm vụ mà
Tập trung vào quá nhiều, Tập trung hoàn
phải nhắc nhở không cần nhắc
công việc không tập trung thành công việc
người này thực nhở.
vào công việc
hiện công việc.
Khiến không Tạo không khí
khí làm việc Ít tương tác vui vẻ cho
Tương tác nhiều
nhóm căng trong quá trình nhóm, tương tác
Vui vẻ, hòa trong quá trình
thẳng hoặc gây làm việc nhóm, nhiều trong quá
đồng khi làm làm việc, không
ra mâu thuẫn; không gây ra trình làm việc,
việc gây ra mâu
không có tương mâu thuẫn không gây ra
thuẫn nhóm
tác trong quá nhóm mâu thuẫn
trình làm việc nhóm

C1
C.2 Đánh giá kết quả làm việc của từng cá nhân
Tiêu chí Nhật Duy Nhật Minh Thành Minh Yến Nhi Thu Thảo
Tuân thủ thời
Tốt Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
gian
Lắng nghe, đặt
câu hỏi và thảo Xuất sắc Tốt Tốt Tốt Tốt
luận
Tích cực tìm
kiếm và chia sẻ Tốt Tốt Xuất sắc Tốt Tốt
thông tin
Tập trung vào
Tốt Tốt Tốt Xuất sắc Tốt
công việc
Vui vẻ, hòa
đồng khi làm Tốt Xuất sắc Tốt Tốt Tốt
việc

C2

You might also like