You are on page 1of 32

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA TOÁN-TIN HỌC
-------------------

GIẢI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN BẰNG


PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ
Môn: Hình học sơ cấp
GV: Trần Nam Dũng
Tên thành viên:
Lý Ánh Dương 1511054
Trương Tấn Đạt 1511062
Nguyễn Tấn Hiếu 1511090
Lê Thị Trà Mi 1511166

TP. HCM, 22- 05 - 2018


Mục lục
Lời nói đầu ........................................................................................................................... 2
I. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 3
II. Giới thiệu về phương pháp tọa độ ............................................................................... 3
III. Kiến thức cơ bản (những công thức cần thiết)……………………………………4
IV.Phương pháp giải toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ ................ 6
V. Phương pháp giải các dạng toán thường gặp ............................................................ 15
1. Giải toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ ................................. 15
a) Ví dụ minh họa................................................................................................... 15
A - Các bài toán về hình chóp tam giác.......................................................... 15
B - Các bài toán về hình chóp tứ giác ............................................................. 19
C - Các bài toán về hình lăng trụ .................................................................... 20
b) Những lưu ý khi giải dạng toán này................................................................. 23
2. Giải toán không gian bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau ........ 23
a) Ví dụ minh họa................................................................................................... 23
b) Những lưu ý khi giải dạng toán này................................................................. 27
3. Bài tập tự luyện tập ............................................................................................... 27
VI.Sai lầm khi sử dụng phương pháp tọa độ trong không gian .................................... 29
VII. Kết luận……………………………………………………………………………….30
VII. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..30

1
LỜI NÓI ĐẦU

Hình học không gian là môn hình học khá trừu tượng nên đa số học sinh e ngại khi học về phần này.
Trong các đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng gần đây, phần hình học không gian được ra dưới dạng
mà học sinh có thể giải bằng hai phương pháp: Phương pháp hình học thuần túy và phương pháp tọa
độ. Việc giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp hình học thuần túy gặp nhiều khó khăn
đối với học sinh vừa học xong lớp 12 vì đa phần các em ít nhiều đã quen giải các bài toán tọa độ trong
không gian. Việc giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ có rất nhiều ưu việt, tuy
nhiên học sinh cũng gặp không ít khó khăn. Bởi vì, phương pháp này chưa được đề cập nhiều trong
các sách giáo khoa, học sinh phổ thông ít được tiếp cận, và phương pháp này chỉ tối ưu với một lớp bài
toán nào đó chứ không phải lúc nào nó cũng tỏ ra hiệu quả.

Để tìm hiểu rõ hơn và cũng như biết cách vận dụng, xác định các trọng tâm trong phương pháp giải
toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ, nhóm đã tổng hợp và viết nên bài tiểu luận này

Bài tiểu luận tập trung vào các nội dung sau

+Dấu hiệu nhận biết và các bước giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ.

+Đưa ra một số cách đặt hệ trục tọa độ với một số hình đặc biệt.

+Trình bày một số bài tập hình học không gian được giải theo phương pháp tọa độ và một số bài tập
được giải theo hai phương pháp:

+Phương pháp tổng hợp và phương pháp tọa độ.

Điều này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán bằng tọa độ và có thể trở nên linh hoạt trong việc
lựa chọn phương pháp giải sao cho phù hợp với từng bài toán.

2
I. Lý do chọn đề tài
Hình học là phần khó của chương trình toán, nhất là phần hình học không gian, đa số học sinh rất sợ
khi học về hình học không gian.

Nhiều bài hình học không gian có thể giải được bằng cả phương pháp hình học thuần túy và cả
phương pháp tọa độ. Việc giải toán hình học không gian bằng phương pháp hình học thuần túy gặp
nhiều khó khăn.

Việc giải bằng phương pháp tọa độ có rất nhiều ưu việt, tuy nhiên học sinh cũng gặp không ít khó
khăn. Bởi vì, phương pháp này không được đề cập nhiều trong các sách giáo khoa, học sinh ít được
tiếp cận.

Chính vì lẽ đó, nhóm mình xin trình bày một số vấn đề giải toán hình học không gian bằng phương
pháp tọa độ.

II. Giới thiệu qua về phương pháp tọa độ:

Vào năm 1637, nhà toán học kiêm triết học Pháp là Réné Descartes đã cho xuất bản cuốn “ La
Géométrie” với nội dung xây dựng hình học bằng phương pháp tọa độ đánh dấu một bước tiến mạnh
mẽ của toán học. Descartes là nhà toán học thiên tài đã khai sinh ra phương pháp tọa độ. Phương pháp
tọa độ ra đời đã giúp con người dùng ngôn ngữ đại số thay cho ngôn ngữ hình học, giúp con người đạt
đến đỉnh cao của sự khái quát hoát và trừu tượng hóa toán học trong nhiều lĩnh vực.

Phương pháp tọa độ hóa được đưa ra để số hóa hình học không gian, giúp việc giải quyết 1 số bài
toán trở nên đơn giản hơn.
***Ưu điểm của phương pháp này:
• Vì toàn bộ hình đã được số hóa, nên các bạn không có khả năng nhìn hình tốt vẫn có thể làm
được bài.
• Đối với một số dạng bài rất khó khi giải bằng phương pháp cổ điển, thì khi được tọa độ hóa,
bài toán trở nên vô cùng đơn giản.
• Rất hữu ích cho các bạn ôn thi trong thời gian ngắn (khoảng 3 đến 4 tháng)
• Ít bị trừ điểm trình bày.
***Nhược điểm:
• Tính toán phải thât chắc chắn, vì cách làm này không bao giờ nằm trong đáp án, nếu sai đáp số
coi như sai cả bài.
• Không phải bải toán nào cũng sử dụng được phương pháp này. Chi tiết sẽ được viết ở dưới
***Các dạng bài nên áp dụng việc gắn tọa độ:
- Tính thể tích chóp
- Tính khoảng cách giữa 2 đường chéo nhau, hoặc từ một điểm đến một mặt phẳng
- Chứng minh vuông góc
- Tìm cos góc tạo bới 2 đường thẳng.
***Điều kiện để gắn trục tọa độ:
- Hình phải có đường cao và tối thiểu 2 đường thẳng vuông góc với nhau tại đáy

3
- Có đủ các gốc độ dài
- Các góc trong hình luôn là các góc thực như 60 độ, 30 độ, 45 độ.v..v. Không được là các góc
ảo như alpha, beta.v..v

III. Kiến thức cơ bản (những công thức cần thiết)

1. Tọa độ của vectơ.

Cho a = ( a1 ; a2 ; a3 ) , b = ( b1 ; b2 ; b3 ) , k  .

a1 = kb1

• ( ) a a a
a cùng phương b b  0  a = kb ( k  )  a2 = kb2  1 = 2 = 3 , ( b1 , b2 , b3  0 ) .
b1 b2 b3
a = kb
 3 3

• a ⊥ b  a1.b1 + a2 .b2 + a3 .b3 = 0 .


a1.b1 + a2 .b2 + a3 .b3
• ( )
cos a, b =
a.b
a.b
=
a + a2 2 + a32 . b12 + b2 2 + b32
2
( a, b  0 ) .
1

2. Tọa độ của điểm.

Cho A ( xA ; yA ; z A ) , B ( xB ; yB ; zB ) .

• AB = ( xb − xA ) + ( yB − y A ) + ( z B − z A ) .
2 2 2

 x + x y + yB z A + z B 
• Tọa đổ trung điểm M của đoạn thẳng AB: M  A B ; A ; .
 2 2 2 
 x + x + x y + yB + yC z A + z B + zC 
• Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC: G  A B C ; A ; .
 3 3 3 
 x + x + x + xD y A + yB + yC + yD z A + z B + zC + z D 
• Tọa độ trọng tâm G của tứ diện ABCD: G  A B C ; ; .
 4 4 4 
3. Tích có hướng của 2 vectơ

a/ Định nghĩa: Cho a = ( a1 ; a2 ; a3 ) , b = ( b1 ; b2 ; b3 ) .

a a a a a a 
 a, b  = a  b =  2 3 ; 3 1 ; 1 2  = ( a2b3 − a3b2 ; a3b1 − a1b3 ; a1b2 − a2b1 ) .
 
 b2 b3 b3 b1 b1 b2 

Chú ý: Tích có hướng của hai vectơ là một vectơ, tích vô hướng của hai vectơ là một số.

b/ Ứng dụng của tích có hướng:

4
• Điều kiện đồng phẳng của ba vectơ: a , b, c đồng phẳng   a, b  .c = 0 .

• Diện tích hình bình hành ABCD: S ABCD =  AB, AD  .


1
• Diện tích tam giác ABC: SABC =  AB, AC  .
2 

• Thể tích hình hộp ABCD.A’B’C’D’: VABCD. A ' B 'C ' D ' =  AB, AD  . AA ' .
1
• Thể tích tứ diện ABCD: VABCD =  AB, AC  . AD .
6
4. Các công thức tìm tọa độ điểm.
• A, B, C thẳng hàng  AB, AC cùng phương  AB = k AC   AB, AC  = 0 .

• ABCD là hình bình hành  AB = DC .


• Cho tam giác ABC có các chân E, F của các đường phân giác trong và ngoài của góc A của
AB AB
tam giác ABC trên BC, ta có : EB = − .EC , FB = .FC .
AC AC
• A, B, C, D không đồng phẳng  AB, AC , AD   AB, AC  . AD  0 .

Khoảng cách từ điểm M 0 ( x0 ; y0 ; z0 ) đến mặt phẳng ( ) : Ax + By + Cz + D = 0 .

Ax0 + By0 + Cz 0 + D
d ( M 0 , ( ) ) = .
A2 + B 2 + C 2
Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

Cho đường thẳng d đi qua M 0 và có VTCO a và điểm M.

M 0M , a
 
d(M ,d ) = .
a

Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau.

Cho hai đường thẳng chéo nhau d1 , d 2 . d1 đi qua điểm M 1 và có VTCP a1 , d 2 đi qua điểm M 2 và có
VTCP a2 .

 a1 , a2  .M 1M 2
 
d ( d1 , d 2 ) = .
 a1 , a2 
 

5
IV. Phương pháp giải toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ
Bước 1: Chọn hệ trục tọa độ Oxyz trong không gian
Ta có Ox, Oy, Oz vuông góc với nhau từng đôi một. Do đó nếu hình vẽ bài toán cho có chứa
các cạnh vuông góc thì ta ưu tiên chọn các cạnh đó làm trục tọa độ.Cụ thể:
1. Với hình lập phương hoặc hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’

Với hình lập phương

Chọn hệ trục tọa độ sao cho:


A(0;0;0) B(a;0;0) C(a;a;0) D(0;a;0)
A’(0;0;a) B(a;0;a) C’(a;a;0) D’(0;a;a)
Với hình hộp chữ nhật
Chọn hệ trục tọa độ sao cho:
A(0;0;0) B(a;0;0) C(a;b;0) D(0;b;0)
A’(0;0;c) B(a;0;c) C’(a;b;c) D’(0;b;c)
2. Với hình hộp đáy là hình thoi ABCD.A’B’C’D’

6
Chọn hệ trục tọa độ sao cho:
• Gốc tọa độ trùng với giao điểm O của hai đường chéo của hình thoi ABCD.
• Trục Oz đi qua 2 tâm của 2 đáy.
3. Với hình chop tứ giác đều S.ABCD.

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ


Giả sử cạnh hình vuông bằng a và đường cao SO=h
Chọn O(0;0;0) là tâm của hình vuông.
Khi đó:
 a 2  a 2   a 2   a 2 
A  − ;0;0  ; C  ;0;0  ; B  0; − ;0  ; D  0; ;0 
 2   2   2   2 
S(0;0;h)
4. Với hình chóp tam giác đều S.ABC

7
Cách 1: Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ
Giả sử cạnh tam giác đề bằng a và đường cao bằng h. Gọi I là trung điểm của BC
Chọn trục tọa độ như hình vẽ sao cho I(0;0;0)
Khi đó:
 a   a 3  a   a 3 
A  − ;0;0  ; C  0; ;0  ; B  ; 0; 0  ; S  0; ; h 
 2   2  2   6 
Cách 2: Chọn H trùng với gốc tọa độ O
3 a 3 a 3 a 3
Tính CI = AB =  CH = ; HI =  suy ra được tọa độ các đỉnh
2 2 2 6
 −a a 3  a a 3   a 3 
A  ; ;0   Oxy; B  ; − ;0   Oxy;C  0; ;0   Oy;
 2 6  2 6   3 
 a 3   a 3 
S  0; − ; h   Oyz; I  0; − ;0   Oy
 6   6 

Cách 3: Từ A ta dựng đường thẳng Az//SH,Ax//BC


Chọn hệ trục tọa độ sao cho A  O ( 0;0;0 )
a a 3 
B  ; ;0   Oxy
 2 6 
 −a a 3 
C  ; ;0   Oxy
 2 6 
 a 3 
S  0; ; h   Oz
 3 
5. Với hình chóp S.ABCD có ABCD là hình chữ nhật và SA ⊥ ( ABCD )

8
ABCD là hình chữ nhật AB=a; AD=b và chiều cao bằng h
Chọn ra hệ trục tọa độ như hình vẽ sao cho A(0;0;0)
Khi đó: B(a;0;0) C(0;b;0) D(0;b;0) S(0;0;h)
6. Với hình chóp S.ABCD có ABCD là hình thoi và SA ⊥ ( ABCD )

ABCD là hình thoi cạnh a và chiều cao bằng h


Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ sao cho O(0;0;0)
7. Với hình chóp S.ABC có SA ⊥ ( ABC ) và ABC vuông tại A

Tam giác ABC vuông tại A có AB=a; AC=b đường cao bằng h
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ sao cho A(0;0;0)
Khi đó : B(a,0;0) C(0;b;0) S(0;0;h)

9
8. Với hình chóp S.ABC có SA ⊥ ( ABC ) và ABC vuông tại B.

Tam giác ABC vuông tại B có BA=a; BC=b đường cao bằng h
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ sao cho B(0;0;0;)
Khi đó: A(a;0;0) B(0;b;0) S(a;0;h)
9. Với hình chóp S.ABC có ( SAB ) ⊥ ( ABC ) , ABC có ( SAB ) ⊥ ( ABC ) , SAB cân tại S và ABC
vuông tại C

ABC vuông tại C với CA=a; CB=b và chiều cao bằng h.


H là trung điểm của AB
Chọn hệ trục tọa độ như như hình vẽ sao cho C(0;0;0)
a b 
Khi đó A(a;0;0); B(0;b;0); S  ; ;h
2 2 

10. Với hình chóp S.ABC có ( SAB ) ⊥ ( ABC ) , SAB có ( SAB ) ⊥ ( ABC ) , SAB cân tại S và ABC
vuông tại A

10
Hình a)
ABC vuông tại A; AB=a; AC=b và chiều cao bằng h
H là trung điểm của AB
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ sao cho A(0;0;0)
 a 
Khi đó: B(a;0;0) C(0;b;0) S  0; ; h 
 2 
Hình b)
Tam giác ABC vuông cân tại C có
CA=CB=a đường cao bằng h
H là trung điểm của AB
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ sao cho H(0;0;0)
 a   a   a 
Khi đó: A  0; ;0  ; B  0; − ;0  ;C  ;0;0  ; S ( 0;0; h )
 2   2   2 
11. Hình lăng trụ có đáy là tâm giác vuông tại O

11
Bước 2: Sử dụng các kiến thức về tọa độ để giải quyết các bài toán:
Các câu hỏi thường gặp
1. Khoảng cách giữa hai điểm
• Khoảng cách giữa hai điểm A( xA ; y A ; z A ) và B( xB ; yB ; z B ) là:

AB = ( xB − x A ) + ( yB − y A ) + ( z B − z A )
2 2 2

2. Khoảng cách từ điểm điểm đến đoạn thẳng:


• Khoảng cách từ M dếnđường thẳng (d)
Cách 1: d đi qua M 0 có vtcoo u
M 0M , u 
 
d (M , ) =
u
Cách 2:
- Lập ptmp(  ) đi qua M và vuông góc với (d)
- Tìm tọa độ giao điểm H của mp (  ) và d
- d(M,d)=MH
3. Khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng
Khoảng cách từ M 0 ( x0 , y0 , z0 ) đến mặt phẳng (  ): Ax+By+Cz+D=0 cho bởi công thức.
Ax0 + By0 + Cz0 + D
d ( M 0 , ) =
A2 + B 2 + C 2
4. Khoảng cách giữa 2 mặt phẳng song song:
Định nghĩa: Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm bất kì của mặt
phẳng này đến mặt phẳng kia.
5. Khoảng cách giữa 2 đường thẳng
A. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
• Cách 1: (d) đi qua M ( x0 , y0 , z0 ) có vtcp a = ( a1 , a2 , a3 )

(
(d’) qua M ' x0' , y0' , z0' )
 a, a ' .MM ' V
 
d ( d , d ') = = hop
 a, a '  Sday
 
• Cách 2:
d đi qua M ( x0 , y0 , z0 ) ; có vtcp a = ( a1 , a2 , a3 )
d’ qua M '( x0 , y0 , z0 ) ; có vtcp a ' = ( a '1 , a '2 , a '3 )
Phương pháp:

12
• Lập ptmp ( ) chứa s và song song với d’ d(d,d’)=d(M’, ( ) )
ĐẶC BIỆT: Tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng AB,CD khi bết tọa độ của chúng
 AB, CD  AC
 
d ( AB.CD ) =
 AB, CD 
 
B. Khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song.
-khoảng các giữa 2 dường thẳng song song:
Khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song bằng khoảng cách từ 1 điểm bất kì thuộc đường thẳng
này đến đường thẳng kia => quay về dạng toán khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng
6. Góc giữa 2 đường thẳng thẳng
() đi qua M ( x0 , y0 , z0 ) có VTCP a = ( a1 , a2 , a3 )

(  ') , đi qua có M '( x0 , y0 , z0 ) VTCP a ' = ( a '1 , a '2 , a '3 )


a.a.' a1.a1' + a2 .a2' + a3 .a3'
( )
cos = cos a.a ' =
a . a'
=
a12 + a22 + a32 + a1'2 + a2'2 + a3'2
7. Góc giữa 2 mặt phẳng
• Gọi  là góc giữa hai mặt phẳng 0o    90o ( )
(P): Ax+By+Cz+D=0 và A’x+B’y+C’z+D’=0
nP .nQ A. A '+ B.B '+ C.C '
(
cos = cos nP , nQ = ) nP . nQ
=
A2 + B 2 + C 2 . A '2 + B '2 + C '2
8. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng
() đi qua M 0 có VTCP a , mp ( ) cos VTPT n = ( A; B;C )
Gọi  là góc hợp bởi (  ) và mp ( )
Aa1 + Ba2 + Ca3
( )
sin  = cos a, n =
A2 + B 2 + C 2 . a12 + a22 + a32
9. Diện tích thiết diện
1
• Diện tích tam giác : S ABC =  AB, AC 
2 

• Diện tích hình bình hành: S ABCD =  AB, AD 


10. Diện tích hình bình hành
1 1
• Thể tích chóp: V chóp = Sđáy.h Hoặc VABCD =  AB, AC  . AD ( nếu biết hết tọa độ các đỉnh)
3 6
• Thể tích khối hộp: VABCDA ' B 'C ' D ' =  AB, AD  .AA'

13
MỘT SỐ KIẾN THỨC HÌNH HỌC BỔ SUNG
Dấu hiệu nhận biết các hình:
a) Dấu hiệu nhân biết hình thang, hình thang vuông, hình thang cân:
- Tứ giác có hai cạnh dối song song
- Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông
- Hình thang có hai góc kề một đáy là hình thang cân
- Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân
- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân
b) Dấu hiệu nhận biết hình bình hành:
- Tứ giác có các cặp cạnh đối song song
- Tứ giác có có các cặp cạnh đối bằng nhau
- Tứ giác cóhai cạnh đối song song và bằng nhau
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
c) Hình chữ nhật
- Tứ giác có 3 góc vuông
- Hình bình hành có một góc vuông
- Hình thang cân có 1 góc vuông
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau
d) Hình thoi
- Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
- Hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau
- Hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc với nhau
- Hình bình hành có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc
e) Hình vuông
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau
- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc
- Hình chữ nhật có dường chéo là đường phân giác của một góc
- Hình thoi có 1 góc vuông
- Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau

14
V. Phương pháp giải các dạng toán thường gặp

1. Giả toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ
a. Ví dụ minh họa

A - Các bài toán về hình chóp tam giác

Dạng tam diện vuông


Ví dụ : Cho tứ diện OABC có đáy OBC là tam giác vuông tại O, OB=a, OC = a 3 , (a>0) và
đường cao OA = a 3 . Gọi M là trung điểm của cạnh BC. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng
AB và OM.
GIẢI:
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ. khi đó
a a 3 
( ) ( )
O ( 0;0;0 ) , A 0;0; a 3 ; B ( a;0;0 ) ; C 0;a 3;0 , M  ; ;0 
2 2 
 a 3 a 3
Gọi N là trung điểm của AC  N  0; ; 
 2 2 
MN là đường trung bình của tam gác ABC  AB / / MN
 AB / / ( OMN )  d ( AB; OM ) = d ( AB; ( OMN ) ) = d ( B; ( OMN ) )
a a 3   a 3 a 3
OM =  ; ;0  , ON =  0; ; 
2 2   2 2 

 3a 2 a 2 3 a 2 3  a 2 3
OM ; ON  = 
   4 ; 4 ; 4  = 4 ( 3;1;1 =)a2 3
4
n với n = ( )
3;1;1
 
Phương trình mặt phẳng (OMN) qua O với véc tơ pháp tuyến n : 3 x + y + z = 0
3a + 0 + 0
Ta có: d ( B; ( OMN ) ) =
a 3 a 15
= =
3 +1+1 5 5
a 15
Vậy d ( AB; OM ) =
5
Cách 2:
Gọi N là điểm đối xứng của C qua O.
Ta có: OM // BN (tính chất đường trung bình).
=>OM // (ABN)
=>d(OM;AB) = d(OM;(ABN)) = d(O;(ABN)).
Dựng
OK ⊥ BN , OH ⊥ AK ( K  BN , H  AK )

15
Ta có:
AO ⊥ (OBC);OK ⊥ BN  AK ⊥ BN
BN ⊥ OK ; BN ⊥ AK  BN ⊥ (AOK)  BN ⊥ OH
OH ⊥ AK ; OH ⊥ BN  OH ⊥ ( ABN )  d (O;(ABN)) = OH
Từ các tam giác vuông OAK; ONB có:
1 1 1 1 1 1 5
2
= 2
+ 2
= 2
+ 2
+ 2
= 2
OH OA OK OA OB ON 3a
a 15
 OH =
5
Dạng khác
Ví dụ 1: Tứ diện S.ABCD có cạnh SA vuông góc với đáy và ABC vuông tại C. Độ dài các cạnh
là SA = 4, AC = 3, BC = 1. Gọi M là trung điểm của cạnh AB, H là điểm đối xứng của C qua M.
Tính cosin góc hợp bởi hai mặt phẳng (SHB) và (SBC).
GIẢI:
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ, ta có:
A(0;0;0), B(1;3;0),C(0;3;0),S(0;00;4) và H(1;0;0)
Mp(P) qua H vuông góc với SB tại I cắt đường thẳng SC tại K,
dễ thấy
(
(SHB),(SBC) = IH , IK (1). )
SB = ( −1; −3; 4 ) , SC = ( 0; −3; 4 ) suy ra:
x = 1− t x = 0
 
Ptts SB:  y = 3 − 3t , SC :  y = 3 − 3t và ( P ) : x + 3 y − 4 z − 1 = 0
 z = 4t  z = 4t
 
 5 15 3   51 32  IH .IK
 I  ; ;  , K  0; ;   cos ( SHB ) , ( SBC )  = = ...
 8 8 2   25 25  IH .IK

Chú ý Nếu C và H đối xứng qua AB thì C thuộc (P), khi đó ta không cần phải tìm K.

Ví dị 2:Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuồn cân tại A, AB = AC = a (a>0), hình
chiếu của S trên đáy trùng với teongj tâm G của tam giác ABC . Đặt SG = x (x>0). Xác định giá tri
của x để góc phẳng nhị diện (B,SA,C) bằng 60o
GIẢI:
BC = a 2

16
Gọi M là trung điểm của BC
a 2 a 2
 AM = ; AG =
2 3
Gọi E,F lần lượt là hình chiếu cuẩ G lên AB, AC.
Tứ giác AEGF là hình vuông
a
 AG = AE 2  AE = AF=
3
Dựng hệ trục tọa độ Axyz, với Ax,Ay, Az đôi một
vuông góc,
A(0;0;0), B(a;0;0),
a a  a a 
C ( 0; a;0 ) ; G  ; ;0  , S  ; ; x 
3 3  2 2 
a a   2a a   − a 2a 
SA =  ; ; x  , SB =  ; − ; − x  , SC =  ; ; − x 
3 3   3 3   3 3 

 a2 
 SA; SB  =  0;ax;-  = a  0; x; −  = a.n1 với n1 =  0; x; − 
a a
   3  3
 3 
 a2 
 SA; SC  =  −ax;0;-  = −a  x;0; −  = a.n2 với n2 =  x;0; − 
a a
   3  3
 3 
 a
Mặt phẳng (SAB) có cặp VTCP SA, SB nên có VTPT n1 =  0; x; − 
 3
 a
Mặt phẳng (SAB) có cặp VTCP SA, SC nên có VTPT n2 =  x;0; − 
 3
Góc phẳng nhị diện (B,SA,C) bằng 60o
a a a2
0.x + x.0 + .
3 3
 cos60o = = 29 2
a 2
a 2 9x + a
0 + x2 + x2 + 0 +
9 9 9
1 a2 a
 = 2  9 x 2 + a 2 = 2a 2  9 x 2 = a 2  x =
2 9x + a 2
3
a
Vậy x =
3
Cách 2

17
Gọi M là trung điểm của BC
 AM ⊥ BC
Suy ra tam giác ABC vuông cân
Ta có:
SG ⊥ (ABC)  SG ⊥ BC  BC ⊥ (SAM)
Dựng BI vuông góc SA
 IM ⊥ SA, IC ⊥ SA
Suy ra BIC là góc phẳng nhị diện (B,SA, C)
SAB = SAC (c − c − c)  IB = IC
1 a 2
BC = a 2; AM = BM = CM = BC =
2 2
a 2
AG =
3
AM a 2 1 xa 2 3xa 2
AIM AGS  IM = SG =x =  IM =
SA 2 SG 2 + AG 2 2a 2 2 9 x 2 + 2a 2
2 x2 +
9
a 2 3 xa 2
BIC = 600  BIM = 300  BM = IM tan 300  = 3
2 2 9 x 2 + 2a 2
a
x=
3
Ví dụ 3:( Trích đề đại học khối A- 2002). Cho hình chóp tam giác đếu S.ABC có độ dài cạnh đáy là
a. Gọi M, N là trung điểm SB, SC. Tính theo a diện tích tam giác AMN, biết (AMN) vuông góc với
(SBC).

18
GIẢI:

Gọi O là hình chiếu của S trên (ABC) , ta suy ra O là trọng tâm ABC .Gọi I là trung điểm của BC,
ta có.
3 a 3 a 3 a 3
AI = BC =  OA = , OI =
2 2 3 6
Trong mặt phẳng (ABC), ta vẽ tia Oy vuông góc với OA. Đặt SO=h, chọn hệ trục tọa độ như hình
vẽ ta được:
a 3   a 3   a 3 a 
O ( 0;0;0 ) , S ( 0;0; h ) , A  ;0;0   I  − ;0;0  , B  − ; ;0 
 3   6   6 2 
 a 3 a   a 3 a h a 3 a h
C  − ; ;0  , M  − ; ;  , N  ; ; 
 6 2   12 4 2   12 2 2 
 ah 5a 2 3   a2 3 
 n( AMN )  
=  AM , AN  =  ;0;  
 , n( SBC ) =  AM , AN  =  − ah;0; 
 4 24   24 
5a 2 1 a 2 10
( AMN ) ⊥ ( SBC )  n( AMN ) .n( SBC ) =0h =2
 
 S AMN =  AM , AN  =
12 2 16

B - Các bài toán về hình chóp tứ giác


a) Hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với đáy và đáy là hình vuông (hoặc hình chữ nhật). Ta
chọn hệ trục tọa độ như dạng tam diện vuông.

19
b) Hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông (hoặc hình thoi) tâm O đường cao SO vuông góc với
đáy. Ta chọn hệ trục tọa độ tia OA, OB, OS lần lượt là Ox, Oy, Oz. Giả sử SO = h, OA = a, OB =
b ta có
O(0; 0; 0), A(a; 0; 0), B(0; b; 0), C(–a; 0; 0), D(0;–b; 0), S(0; 0; h).
c) Hình chóp S.ABCD có đáy hình chữ nhật ABCD và AB = b. Tam giác SAD đều cạnh a và
vuông góc với đáy. Gọi H là trung điểm AD, trong (ABCD) ta vẽ tia Hy vuông góc với AD. Chọn
hệ trục tọa độ Hxyz ta có: H(0; 0; 0),
a  a   a   a   a 3
A  ;0;0  ; B  ; b;0  ;C  − ; b;0  ; D  − ;0;0  ; S  0;0; 
2  2   2   2   2 
C - Các bài toán về hình lăng trụ đứng
Tùy theo hình dạng của đáy ta chọn hệ trục như các dạng trên
Ví dụ 1: Cho hình lập ph ương ABCDA’B’C’D’ cạnh a. Chứng minh rằng AC’ vuông góc với mặt
phẳng (A’BD).

GIẢI
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ
 A ( 0;0;0 ) , B ( a;0;0 ) , D ( 0; a;0 ) , A ' ( 0;0; a ) , C' (1;1;1)
 phương trình đoạn chắn của mặt phẳng (A’BD):x+y+z=a hay x+y+z-a=0
 pháp tuyến của mp(A’BC): n( A ' BC ) = (1;1;1) và AC ' = (1;1;1)
Vạy AC’ vuông góc với (A’BC)
Bình Luận: Đối với hình lập phương thì việc giải bài toán bằng phương pháp tọa độ có nhiều
thuận lợi nhất. Việc chọn hệ trục tọa độ và tìm tọa độ các điểm cũng đơn giản. Do đó, lời giải bằng
phương pháp này ngắn gọn hơn. Để giải được bài toán này bằng phương pháp tổng hợp thì đòi hỏi
học sinh nắm vững kiến thức của hình học phẳng và hình học không gian

20
Ví dụ 2: Cho lăng trụ đều ABCA’B’C’ các mặt bên đều là hình vuông cạnh a, Gọi D,F lần lượt là
trung điểm cạnh BC,C’B’ . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng A’B và B’C’
GIẢI:
Vì các măt bên của lăng trụ đều là hình vuông nên AB=BC=CA=A’B’=B’C’=C’A’=a
 các tam giác ABC, A;B;C; là các tam giác đều.
Chọn hệ trục tọa độ Axyz, với Ax, Ay, Az đôi một vuông góc, A(0;0;0)
a a 3   a a 3 
B  ; ;0  , C  − ; ;0  , A ( 0;0;0 ) ,
2 2   2 2 
a a 3   a a 3 
B '  ; ;0  , C '  − ; ;a 
 2 2   2 2 
Ta có: B’C’//BC,B’C’//(A’BC)
 d ( B ' C ', A ' B ) = d ( B ' C ', ( A ' BC ) ) = d ( B ', ( A ' BC ) )
a a 3   a a 3 
A ' B =  ; ; −a  , A ' C =  − ; ; − a 
2 2   2 2 
 2 a2 3   3  3
A ' B A ' C =  0;a ;  = a  0;1;
2
 = a .n với n =  0;1;
2

 2   2   2 
Phương trình mp(A’BC) qua A’với VTPT n :
3 3 a 3
0 ( x − 0 ) + 1( y − 0 ) + ( z − a ) = 0  ( A ' BC ) : y+ z − =0
2 2 2
a 3 a 3 a 3
+ .a − a 3
2 2 2
d ( B ', ( A ' BC ) ) =
a 21 a 21
= 2 = Vậy d ( A ' B; B ' CC ' ) =
3 7 7 7
1+
4 2
Cách 2
Vì các các mặt bên của lăng trụ đều là hình vuông nên AB=BC=CA=A'B'=B'C'=C'A'=a
Suy ra các tam giác ABC, A’B’C’ là tam giác đều
Ta có:
B ' C '/ / BC  B'C'/ /(A'BC)
 d(A'B; B'C') = d(B'C', (A'BC)) = d ( F ; ( A ' BC ))
Ta có: BC ⊥ FD, BC ⊥ A ' D  BC ⊥ ( A ' BC )
Dựng FH ⊥ A 'D
Vì BC ⊥ ( A ' BC )  BC ⊥ FH  H ⊥ ( A ' BC )
Tam giác A’FD vuông có
1 1 1 a 21
2
= 2
+ 2
 FH =
FH A' F FD 7

21
Bình luận: Bài toán này nếu giải theo phương pháp hình học thuần túy thì gặp trở ngại ở việc tìm
khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau của bài toán gặp nhiều khó khăn đối với một số học
sinh chưa nắm vững phương pháp tìm khoảng cách giữa hai đưởng thẳng chéo nhau. Lời giải bằng
phương pháp tọa độ cũng ngắn gọn và khá đơn giản

Ví dụ 3: Tứ diện ABCD có AB,AC, AD đôi một vuông góc với nhau, AB=3, AC=AD=4. Tính
khoảng cách từ A tới mặt phẳng (BCD).
GIẢI:
Chọn hệ trục tọa độ Oxyz sao cho A  O, D  Ox, C  Oy, B  Oz
 A ( 0;0;0 ) , B ( 0;0;3) , C ( 0; 4;0 ) , D ( 4;0;0 )
 phương trình mặt phẳng (BCD) là
x y z
+ + = 1  3 x + 3 y − 12 = 0
4 4 3
6 34
Suy ra khoảng cách từ A đến mặt phẳng (BCD) là:
17

Bài tập tự rèn luyện

Câu 1: THPT Đông Sơn 1- lần 2- 2015

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A, mặt bên (SAB) là tam giác đều và nằm
trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC), gọi M là trung điểm của SC. Biết

AB = a, BC = a 3 Tính thể tích của khối chóp S.ABC và khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và
BM.

Câu 2: THPT Chuyên ban Hạ Long – 2015

Cho hình chóp S.ABC có ABC, SBC là các tam giác đều cạnh a. Góc giữa 2 mặt phẳng (SBC) và
(ABC) là 60 độ. Hình chiếu vuông góc của S xuống (ABC) nằm trong tam giác ABC. Tính thể tích
khối chóp S.ABC và khoảng cách từ B đến (SAC) theo a

Câu 3: THPT Hậu Lộc 2 - 2015

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại A, AB = 2a, AC = 2a 3 . Hình chiếu vuông
góc của S trên (ABC) là H, H là trung điểm của AB. Góc giữa 2 mặt phẳng (SBC) và (ABC) bằng 30
độ. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABC và khoảng cách từ điểm M là trung điểm cạnh BC đến
(SAC)

Câu 4: THPT Lương Thế Vinh – HN - 2015

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, tam giác SAB cân tại S và nằm tring mặt phẳng

22
vuông góc với đáy. Hình chiếu của S lên ABCD là trung điểm H của cạnh AB. Góc giữa đường thẳng
SC và (ABCD) bằng 45 độ. Gọi M là trung điểm của SD. Tính theo a thể tích S.ABCD và khoảng
cách từ M đến mặt phẳng (SAC)

Câu 5: THPT Đào Duy Từ - TH - 2015

a 17
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SD = . Hình chiếu vuông góc H của S
2
trên (ABCD) là trung điểm của AB. Gọi K là trung điểm của AD. Tính thể tích khối chóp S.ABCD và
khoảng cách giữa HK và SD theo a

b. Những lưu ý khi giải dạng toán này

Ta biết việc giải toán hình học không gian bằng phương pháp sơ cấp , đối với đa số học sinh là
khó khăn, nhưng với việc chọn hệ trục tọa độ thích hợp đề đưa bài toán về bài toán hình giải tích thì
việc làm đã có đường hướng cụ thể, đỡ phải suy luận trừu tượng hơn rất nhiều. Đặc biệt khi vẽ hình ta
không cần phải vẽ quá chi tiết và chính xác. Tuy vậy nếu biết kết hợp nhiều phương pháp với nhau thì
lời giải sẽ ngắn gọn và sáng sủa hơn.

2. Giải toán không gian bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
a. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 1. Cạnh bên SA vuông góc với đáy SA = m.

Tính khoảng cách giữa BD và SC khi m = 2

Gọi H là hình chiếu cả A lên SC. Tìm giá trị m để diện tích tam giác đạt giá trị lớn nhất ( DH BK HN 2001)

23
Giải

Cách 1: Cách giải hình không gian

Vì SA ⊥ ( ABCD)  BD ⊥ SA .Mặt khác BD ⊥ AC  BD ⊥ (SAC)

Gọi O = AC  BD kẻ OI ⊥ SC . Suy ra OI là đoạn vuông góc chung của AC và BD


1
 d ( BD, SC ) = OI = AH
2

a. Khi m = 2

1 1 1 2 3
 2
= 2+ 2
 AH =  d ( BD, SC ) =
AH SA AC 3 3

1 1 1
b. Hạ HK ⊥ AC  SAHC = AC.HK  AC.OH =
2 2 2

1 1 1
Vậy maxSABC =  OH = HK = AC = m= 2
2 2 2

Cách 2: Giải bằng phương pháp tọa độ

Chọn hệ trục tọa độ như hình. Khi đí

A(0;0;0) B(1;0;0) C(1;1;0) D(0;1;0) S(0;0;m)

a. Khi m = 2

 BD = (−1;1;0), SC = (−1; −1; 2), CD = (−1;0;0)


BDSC CD 3
d ( SC , BD) = =
BDSC 3

b. Đường thẳng SC

24
 x = 1+ t

 y = 1 + t , H  SC  H (1 + t ;1 + t ; −mt )
 z = − mt

 AH = (1 + t ,1 + t , −m), SC = (−1; −1; m)
H = hchSC A  AH ⊥ SC  AH SC = 0
 −1 − t − t − m 2t = 0
−2
t=
m2 + 2
 m2 m2 2m 
H 2 ; 2 ; 2 
m +2 m +2 m +2
1 8m 2
S ABC = AH AC =
2 (m 2 + 2) 2
Mà theo AM-GM m2 + 2  2 2m  (m2 + 2)2  8m2
8m2 1
Nên SABC = 
(m + 2)
2 2
2
Nhận xét: Bài này nếu câu a) ta dùng phương pháp tọa độ còn câu b ta giải bằng hình không
gian cổ điển thì lời giải sẽ rất gọn gang và cũng không cần vẽ đoạn vuông góc chung của BD
và SC. Việc xác định đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau là không đơn giản
với đa số học sinh
Ví dụ 2: Cho khối lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác vuông tại A với AC = a
và góc ACB = 600 . Đường chéo BC’của mặt bên (BB’C’C) tạo với mặt phẳng (ACC’A’) một
góc 30 độ.
a. Tính độ dài AC
b. Tính thể tích lăng trụ ABC.A’B’C’
c. Tính d(AA’,BC’)

Giải

a. Tính độ dài AC

Ta có

BA ⊥ AC , BA ⊥ AA '  BA ⊥ ( A ' C ' CA)


:
 C ' A = hch( A 'C 'CA) BC '

Suy ra góc giữa BC’ và mp (A’ACC’) là góc ACB = 600

A ' C = AB cot 30 = 3

25
b. VABC . A ' B 'C ' = SABC CC ' = a3 6
c. Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ A(0;0;0)

B(a 3;0;0), C '(0; a; a 2 2), A'(0;0; 2 2a)


AA 'BC ' = (−2 2a 2 ; −2 6a 2 ;0)

AA 'BC AB = −2 6a 2

AA 'BC ' AB a 3
d ( AA ', BC ') = =
AA 'BC ' 2

Ví dụ 3: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a. Gọi G là trọng tâm tam giác SAC và
a 3
khoảng cách từ G đến (SCD) bằng
6

a. Tính d(O,(SCD))
b. Tính VS . ABCD

Giải

a. Chọn hệ trục tọa độ như hình

26
 a   a   a   a 
O(0;0;0), B  ;0;0  ; D  − ;0;0  ; A  0; − ;0  ;C  0; ;0 
 2   2   2   2 
 t
S (0, 0, t )  G  0;0; 
 3
x y z
mp ( SCD ) : + + = 1
a a t
2at a 3 a 3
d (G, ( SCD)) = = t=
3 a + 4t
2 2 6 2
2x 2 y 2z
 mp ( SCD ) : + + =1
−a −a a 3
a 3
 d (O, ( SCD)) =
4

Cách khác:

Gọi M là trung điểm CD, suy ra

CD ⊥ OM
  CD ⊥ ( SOM )  ( SCD ) ⊥ ( SOM )
 CD ⊥ SO

OH / / GK  OH ⊥ ( SCD)  d (O, ( SCD)) = OH


3 a 3
 OH = GK =
2 4

b. Những lưu ý khi giải dạng toán này

Qua các ví dụ trên ta thấy cần linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp khi giải toán. Trong
một bài ta phải biết kết hợp các phương pháp lại với nhau.

Các bài toán cực trị trong hình học nếu dùng phương pháp tọa độ để chuyển bài toán về bài toán tìm
cực trị một biểu thức như trong đại số đôi khi rất dài, nhưng biết khéo léo sử dụng các tính chất của
hình học thì bài toán nhiều lúc lại trở thành rất đơn giản.

3. Bài tập tự rèn luyện.

1/ Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’, có các cạnh là a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, B’C’.

a/ Viết phương trình mặt phẳng qua M và song song với với 2 đường thẳng AN, BD’.

b/ Tính thể tích tứ diện AND’.

c/ Tính góc và khoảng cách giữa các đường AN và BD’.

27
2/ Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông (ABCD), SA = a 2 , M là trung
điểm của AB.

a/ Tính khoảng cách BD, SC.

b/ Tính khoảng cách BC, SM.

3/ Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh a. I là trung điểm A’D’, J là trung điểm B’B.

a/ Chứng minh IJ vuông AC’.

b/ Chứng minh D’B vuông (A’C’D) và D’B vuông (ACB’).

c/ Tính IJ, góc giữa 2 đường thẳng IJ và A’D.

4/ Cho góc tam diện vuông Oxyz trên Ox, Oy, Oz lần lượt lấy 3 điểm A, B, C sao cho OA = a, OB = b, OC =
c.

a/ Viết phương trình mặt phẳng (ABC).

b/ Tính diện tích tam giác ABC.

c/ Giả sử a, b, c thay đổi thỏa mãn a 2 + b2 + c 2 = k 2 , k  0 cho trước. Tìm giá trị lớn nhất của diện tích tam
giác ABC.

5/ Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy bằng a, khoảng cách từ tâm O đến mặt phẳng (A’BC)
a
bằng . Tính thể tích và diện tích toàn phần của hình lăng trụ ABC.A’B’C’ theo a.
6

6/ Trong không gian Oxyz, cho 4 điểm A(4;4;4), B(6;-6;6), C(-2;10;-2) và S(-2;2;6).

a/ Chứng minh OBAC là 1 hình thoi và chứng minh SI vuông góc với mặt phẳng (OBAC) (I là tâm hình thoi).

b/ Tính thể tích của hình chóp S.OBAC và khoảng cách giữa 2 đường thẳng SO và AC.

c/ Gọi M là trung điểm SO, mặt phẳng (MAB) cắt SC tại N, tính diện tích tứ diện ABMN.

7/ Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc (ABCD), đáy ABCD là hình vuông cạnh a. M và N là 2 điểm lần
lượt di động trên các cạnh BC và CD sao cho góc MAN = 45 độ. Đặt BM = x, DN = y ( 0  x, y  a ) .

a/ Chứng minh rằng: a ( x + y ) = a 2 − xy .

b/ Tìm x, y sao cho VSAMN có giá trị bé nhất.

8/ Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam ABC đều cạnh a. I là trung điểm của BC, SA vuông góc với (SBC).

28
a/ Chứng minh (SAI) vuông góc với (SBC).

b/ Gọi M, N lần lượt là trung điểm AC, AB, BE, CF lần lượt là đường cao của tam giác SBC. Chứng minh
(MBE) vuông góc với (SAC) và (NFC) vuông góc với (SBC).

c/ Gọi H, O lần lượt là trực tâm của tam giác SBC và ABC. Chứng minh OH vuông góc với (SBC).

d/ Gọi K là giao điểm của SA và OH. Chứng minh AS, AK không đổi. Suy ra vị trí của S để SK ngắn
nhất

VI. Sai lầm khi sử dụng phương pháp tọa độ trong không gian

1. Đặt trục tọa độ không phù hợp


a. Nguyên nhân

Khi ta chọn được tọa độ các điểm thì chỉ cần áp dụng các kiến thức hình giải tích như khoảng cách,
góc, chứng minh vuông góc...Tuy nhiên, với một số Em học sinh thì việc tính được tọa độ là vấn đề?
Về nguyên tắc thì “ Em có thể chọn gốc tọa độ nằm bất cứ chổ nào, nhưng chọn chổ nào thì việc tính
tọa độ là thuận lợi nhất?” Sai lầm của không ít người dẫn đến việc tính tọa độ các điểm phức tạp là cứ
thấy chân đường cao của hình chóp là chọn làm gốc tọa độ. Trong một số trường hợp chúng ta chọn
như vậy sẽ dẫn đến việc tính tọa độ khó khăn và dễ bị chán nản.

b. Biện pháp

Ta cần tuân theo nguyên tắc chọn gốc tọa độ

+ Vẽ hình thực của đa giác đáy ra bên cạnh.

+ Ưu tiên chọn gốc tọa độ là góc vuông của đa giác đáy chứ không phải là ưu tiên chân đường cao. Tất
nhiên nếu chân đường cao mà trùng góc vuông ở đáy thì ta chọn góc tọa ngay điểm đó luôn là tốt.

+ Nhìn vào hình thực này để tính tọa độ các điểm trong mặt phẳng đáy trước. Sau đó tính các điểm
phát sinh và đỉnh.

+ Cứ quan tâm vào việc chọn trục Ox Oy ; ở đáy, sau đó gắn trục Oz

2. Phương pháp không phù hợp


a. Nguyên nhân

Không phải tất cả các bài toán về hình học không gian đều có thể sử dụng phương pháp tọa độ để giải,
chỉ với những hình đặc biệt có những cạnh có quan hệ vuông góc với nhau thì ta mới nên sử dụng
phương pháp này vì nếu không việc tính tọa độ các điểm rất khó khăn.

b. Biện pháp

29
Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có kĩ năng tính toán khá tốt và phải nhớ được các công thức
về phương trình của đường thẳng, mặt phẳng, các công thức về tính góc và khoảng cách. Một số công
thức khá giống nhau nên đôi khi dễ gây nên sự nhầm lẫn. Ngoài ra cần nắm được bài toán áp dụng
phải thỏa các điều kiện để gắn trục tọa độ:
- Hình phải có đường cao và tối thiểu 2 đường thẳng vuông góc với nhau tại đáy
- Có đủ các gốc độ dài
- Các góc trong hình luôn là các góc thực như 60 độ, 30 độ, 45 độ.v..v. Không được là các góc
ảo như alpha, beta.v..v

VII. Kết luận


Trong bài tiểu luân này chúng em tập trung vào việc đưa hệ trục tọa độ để giải các bài toán hình học
không gian. Đây là phần quan trọng nhất để giải thành công một bài toán hình học không gian bằng
phương pháp tọa độ. Các ví dụ đã khẳng định các ưu điểm, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp tọa
độ hóa trong dạy học toán.

Các em học sinh trung bình khá có thể tiếp thu được phương pháp này dễ dàng và cùng một bài tập
hình học không gian thì số lượng học sinh giải được bằng phương pháp tọa độ nhiều hơn số học sinh
giải bằng phương pháp tổng hợp. Vì phương pháp tổng hợp yêu cầu các em kiến thức vững về hình
không gian, còn phương pháp tọa độ thiên về việc tính toán, ít suy luận hơn.

Muốn quá trình này đạt hiệu quả, cần phối hợp dạy học bằng phương pháp tọa độ để học sinh có
nhiều cơ hội giải được các bài tập hình học không gian. Phương pháp này không những giúp học sinh ôn
lại kiến thức tọa độ trong không gian của chương 4 trong chương trình Hình học lớp 12 mà nó còn là
công cụ đắc lực để hỗ trợ các em trong các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh Đại học. Điều đó đã
chứng tỏ ưu điểm nổi bật của phương pháp tọa độ.

VIII. Tài liệu tham khảo


1. Sáng kiến kinh ngiệm giải toán bằng phương pháp tọa độ:
https://fr.slideshare.net/hoctaplongan/sng-kin-kinh-nghim-gii-hnh-hc-khng-gian-bng-phng-php-ta
2. file:///C:/Users/dell/Downloads/12-GD-NGUYEN%20THI%20TUYEN(98-105).pdf
3. https://drive.google.com/file/d/0B1NeyB1HG2f4QV9oc3RuZjVreTA/view
4. https://www.mathvn.com/2014/04/giai-toan-hinh-hoc-khong-gian-thuan-tuy.html
5. https://toanmath.com/2016/03/phuong-phap-toa-do-hoa-de-giai-bai-toan-hinh-hoc-khong-gian-
nguyen-hong-diep.html
6. https://fr.slideshare.net/hoctaplongan/sng-kin-kinh-nghim-gii-hnh-hc-khng-gian-bng-phng-php-ta

30

You might also like