You are on page 1of 60

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

MỘT SỐ TÍNH CHẤT HỮU ÍCH


CỦA ĐƯỜNG CONG HYPERBOL

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

MỘT SỐ TÍNH CHẤT HỮU ÍCH


CỦA ĐƯỜNG CONG HYPERBOL

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp Toán sơ cấp


Mã số: 60 46 01 13

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS. TS. TRẦN VŨ THIỆU

Thái Nguyên - 2016


i

Mục lục

Danh sách hình vẽ iv

Mở đầu 1

Chương 1. ĐƯỜNG CONG HYPERBOL 4


1.1 Định nghĩa và các khái niệm cơ bản . . . . . . . . . . . 4
1.2 Phương trình chuẩn của hyperbol . . . . . . . . . . . . 5
1.3 Đường tiệm cận của hyperbol . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4 Hyperbol với tâm là điểm cho trước . . . . . . . . . . . 13
1.5 Quan hệ với các đường cônic khác . . . . . . . . . . . . 18
1.6 Tính chất phản xạ của hyperbol . . . . . . . . . . . . . 21
1.7 Một số bài tập ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . 23

Chương 2. ÁP DỤNG CÁC TÍNH CHẤT CỦA HYPER-


BOL 33
2.1 Giới thiệu khái quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.2 Hyperbol trong hàng hải . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.3 Hyperbol trong kiến trúc, xây dựng . . . . . . . . . . . 38
2.3.1 Kiến trúc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.3.2 Năng lượng hạt nhân . . . . . . . . . . . . . . . 39
2.4 Hyperbol trong Vật lý thiên văn . . . . . . . . . . . . . 40
2.4.1 Khoa học không gian . . . . . . . . . . . . . . . 40
2.4.2 Hyperbol với hệ mặt trời . . . . . . . . . . . . . 42
2.5 Hyperbol trong đời sống . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
2.5.1 Gương hyperbol . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
2.5.2 Hệ thống định vị từ xa . . . . . . . . . . . . . . 44
ii

2.5.3 Mô hình hóa bằng hyperbol . . . . . . . . . . . 45


2.5.4 Nghệ thuật nhiếp ảnh . . . . . . . . . . . . . . 46
2.6 Một số bài tập áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47

Kết luận 53

Tài liệu tham khảo 54


iii

Danh sách hình vẽ

1.1 Hyperbol. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.2 Vẽ một Hyperbol. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.3 Hyperbol với tiêu điểm trên Ox. . . . . . . . . . . . . . . 6
1.4 Hyperbol với tiêu điểm trên Oy . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.5 Đường tiệm cận của hyperbol. . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.6 Hyperbol với tiêu điểm trên Ox. . . . . . . . . . . . . . . 9
1.7 Hyperbol với tiêu điểm trên Oy . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.8 Ví dụ 1.2a). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.9 Ví dụ 1.2b.) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.10 Ví dụ 1.2c). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.11 Tâm của hyperbol tại điểm (h, k ) trong hai trường hợp:
trục thực nằm ngang và trục thực nằm dọc. . . . . . . . . 13
1.12 Tâm của hyperbol tại điểm (h, k ) = (2, 2). . . . . . . . . 14
1.13 Các đường tiệm cận của hyperbol tâm là (h, k ). . . . . . 14
1.14 Tìm phương trình chuẩn nhờ đường tiệm cận. . . . . . . 15
1.15 Ví dụ 1.4.4. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.16 Đồ thị của hyperbol ở Ví dụ 1.4.6. . . . . . . . . . . . . . 17
1.17 Tâm sai e lớn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.18 Tâm sai e nhỏ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.19 Thiết diện cônic. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.20 Tiêu điểm và đường chuẩn của các đường cônic . . . . . . 20
1.21 Tính chất phản quang. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
iv

1.22 Góc tới bằng góc phản xạ. . . . . . . . . . . . . . . . . . 22


1.23 Hình bài tập 1.7.6 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
1.24 Hình bài tập 1.7.7 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30

2.1 Sao chổi quanh mặt trời. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34


2.2 Cung thiên văn St. Louis. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.3 Xác định vị trí con tàu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.4 Hyperbol với d1 − d2 = 50. . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.5 Xác định vị trí con tàu nhờ ba trạm phát tín hiệu. . . . . 36
2.6 Xác định vị trí của vụ nổ trên một nhánh hyperbol. . . . 37
2.7 Hyperbolic paraboloid. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.8 Phần hyperbol của vòm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.9 Tháp làm mát hạt nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
2.10 Phần hyperbol của vỏ tháp. . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
2.11 Gương không gian. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
2.12 Sơ đồ gương. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
2.13 Quỹ đạo của sao chổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
2.14 Gương hyperbol. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
2.15 Hệ thống định vị từ xa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
2.16 Thiết diện hyperbol. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
2.17 Tiếng ồn máy bay. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
2.18 Bài tập2.6.3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
2.19 Hạt chuyển động bị lệch hướng . . . . . . . . . . . . . . . 50
2.20 Xác định vị trí vụ nổ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
2.21 Hai tòa nhà hình hyperbol. . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
1

Mở đầu

Các đường cônic, nói riêng đường hyperbol, đã rất quen thuộc trong
khoa học, ở các trường phổ thông, cũng như trong đời sống. Chúng là mô
hình cho nhiều quá trình vật lý diễn ra trong tự nhiên: quĩ đạo của các
thiên thể hay quĩ đạo của các hạt điện tích (như electron) là các đường
cônic, nói riêng một số sao chổi chuyển động quanh mặt trời theo quĩ
đạo là một nhánh hyperbol. Trong thực tế, ta cũng thường thấy một số
công trình kiến trúc (nhà thờ, trung tâm văn hóa, cung thiên văn, tháp
cao làm mát của nhà máy điện nguyên tử . . . ) hay một số đồ vật có hình
dạng đường cong hyperbol, trong kỹ thuật còn có các thấu kính, gương
và bánh răng cưa hình hyperbol, . . . Như vậy, đường cong hyperbol có
những tính chất rất đáng chú ý, đã và đang được sử dụng nhiều trong
toán học, vật lý, thiên văn, địa lý, kiến trúc, xây dựng và cả trong kỹ
thuật.
Đề tài luận văn "Một số tính chất hữu ích của đường cong hyperbol "
có mục đích tìm hiểu và trình bày các tính chất của đường cong hyperbol
và một số ứng dụng của đường hyperbol trong khoa học, kỹ thuật và
trong đời sống thường ngày. Luận văn chủ yếu tìm hiểu các định nghĩa,
các khái niệm và các tính chất cơ bản của hyperbol, đặc biệt là tính chất
phản xạ (ánh sáng), cách biểu diễn đại số, các dạng phương trình của
hyperbol, . . . , các ứng dụng trong khoa học, kỹ thuật và đời sống, đặc
biệt là bài toán xác định vị trí tàu thuyền trên biển, vật bay trên không,
xác định nơi xẩy ra tiếng nổ, . . . , cùng với một số bài tập áp dụng đơn
giản.
2

Luận văn được viết dựa chủ yếu trên các tài liệu tham khảo lấy từ
nguồn Internet, không trùng lặp với bất cứ tài liệu tiếng Việt nào đã có
trước đó.
Nội dung luận văn gồm hai chương:
Chương 1 "Đường cong hyperbol " trình bày các định nghĩa và các khái
niệm cơ bản về đường cong hyperbol, cách vẽ một hyperbol, thiết lập
phương trình dạng chuẩn của hyperbol, đường tiệm cận của hyperbol,
cách vẽ đồ thị một hyperbol, quan hệ hyperbol với các đường cônic khác
và tính chất phản xạ của hyperbol. Cuối chương, nêu một số bài tập ứng
dụng về đường cong hyperbol.
Chương 2 "Áp dụng các tính chất của hyperbol " trình bày một số ứng
dụng thường gặp của đường cong hyperbol trong kỹ thuật (sóng vô tuyến,
thấu kính, gương, bánh răng), trong kiến trúc xây dựng công trình (lâu
đài, nhà thờ, cung điện, tháp làm mát ở nhà máy điện hạt nhân . . . ), quĩ
đạo hyperbol (vệ tinh, sao chổi) trong các ngành thiên văn, địa lý, xác
định vị trí tàu thuyền (trên biển, trên không), nơi xẩy ra tiếng nổ. Cuối
chương một số bài tập ứng dụng cũng được chỉ ra.
Do thời gian có hạn nên luận văn này chủ yếu chỉ dừng lại ở việc tìm
hiểu, tập hợp tài liệu, sắp xếp và trình bày các kết quả nghiên cứu đã có
theo chủ đề đặt ra với những lập luận, diễn giải đơn giản, dễ hiểu nhất
có thể và với nhiều ví dụ và hình vẽ minh họa phong phú, cụ thể.
Sau một thời gian cố gắng và nỗ lực làm việc nghiêm túc dưới sự hướng
dẫn của thầy, GS. TS. Trần Vũ Thiệu, đến nay luận văn của tôi đã được
hoàn thành. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời
cảm ơn sâu sắc tới Thầy, người đã luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình làm luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các GS, PGS, TS của Khoa Toán-
Tin, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên và của Viện Toán học, Viện
Công nghệ thông tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
3

Nam đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Yên Bái, nơi
tôi công tác và giảng dạy, đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời
gian và tinh thần để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

Cuối cùng, tôi xin gửi những lời cảm ơn đặc biệt nhất tới đại gia đình,
bạn bè và các anh chị em đồng nghiệp, những người luôn động viên khích
lệ giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016


Học viên

Nguyễn Thị Tuyết Mai


4

Chương 1

ĐƯỜNG CONG HYPERBOL

Chương này trình bày các định nghĩa, các khái niệm cơ bản về đường
cong hyperbol, cách vẽ một hyperbol, phương trình chuẩn của hyperbol,
đường tiệm cận của hyperbol và tính chất phản xạ của hyperbol. Xét mối
liên hệ giữa đường hyperbol với các đường cônic khác (elip, parabol). Nội
dung của chương được tham khảo chủ yếu từ [1- 3] và [5].

1.1 Định nghĩa và các khái niệm cơ bản

Có nhiều định nghĩa về hyperbol. Sau đây là một định nghĩa thông
dụng.

Định nghĩa 1.1.1. Một hyperbol (hyperbola) là tập hợp của tất cả các
điểm P trong mặt phẳng sao cho giá trị tuyệt đối của hiệu giữa hai
khoảng cách từ P tới hai điểm cố định trong mặt phẳng là một hằng số
dương.
Hai điểm cố định, ký hiệu F và F 0 , được gọi là hai tiêu điểm (focus).
Các giao điểm V và V 0 của đường thẳng đi qua hai tiêu điểm và hai
nhánh của hyperbol gọi là các đỉnh (vertices). Đoạn thẳng V V 0 gọi là
trục thực (transverse axis). Trung điểm của trục thực gọi là tâm (center)
của hyperbol (xem Hình 1.1).
Để vẽ một hyperbol ta dùng thước kẻ, bút chì, đinh ghim và một sợi
dây (xem Hình 1.2). Cắm hai đinh ghim trên một tấm bìa cứng. Những
5

Hình 1.1: Hyperbol. Hình 1.2: Vẽ một Hyperbol.

điểm này tạo thành tiêu điểm của hyperbol. Đặt góc thước kẻ vào tiêu
điểm F 0 sao cho nó có thể xoay tự do quanh điểm này. Lấy một đoạn
dây ngắn hơn chiều dài thước kẻ và buộc chặt một đầu dây vào góc A
của thước kẻ và đầu dây còn lại buộc vào điểm F .
Bây giờ dùng bút chì đẩy sợi dây lên sát vào mép thước kẻ tại điểm
B . Giữ dây căng và xoay thước kẻ quanh F 0 , luôn giữ góc thước kẻ tại
F 0 . Đường cong thu được sẽ là một nhánh của hyperbol. Nhánh còn lại
của hyperbol được vẽ bằng cách thay đổi vị trí của thước kẻ và sợi dây.
Để thấy đường cong vẽ ra thỏa mãn điều kiện của định nghĩa, ta lưu ý
rằng hiệu số khoảng cách BF 0 và BF bằng

BF 0 − BF = BF 0 + BA − BF − BA
= AF 0 − (BF + BA)
= (chiều dài thước kẻ) - (chiều dài sợi dây)
= hằng số dương.

1.2 Phương trình chuẩn của hyperbol

Sử dụng định nghĩa của hyperbol và công thức khoảng cách giữa hai
điểm, ta có thể đưa ra phương trình chuẩn của hyperbol trong hệ tọa độ
6

vuông góc.

A. Ta bắt đầu bằng một hyperbol trong hệ tọa độ mà cả hai tiêu điểm
nằm trên trục Ox, có tọa độ là F 0 (−c, 0) và F (c, 0) với c > 0, như ở
Hình 1.3.

Hình 1.3: Hyperbol với tiêu điểm Hình 1.4: Hyperbol với tiêu điểm
trên Ox. trên Oy.

Để cho tiện, ta biểu diễn hằng số |d1 − d2 | = 2a với a > 0. Ngoài ra


trong hình học phẳng, hiệu độ dài hai cạnh của một tam giác luôn nhỏ
hơn cạnh còn lại. Áp dụng kết quả này vào Hình 1.3, ta nhận được kết
quả hữu ích sau
|d1 − d2 | = 2a < 2c ⇔ a < c. (1.1)

Ta sẽ sử dụng (1.1) để rút ra phương trình của hyperbol.


Trở lại Hình 1.3, điểm P (x, y) nằm trên hyperbol khi và chỉ khi

|d1 − d2 | = 2a
⇔ |d(P, F 0 ) − d(P, F )| = 2a
q q
⇔ (x + c) + y 2 − (x − c)2 + y 2 = 2a.
2

Sau khi khử căn bậc hai và dấu giá trị tuyệt đối bằng cách lấy bình
7

phương và rút gọn, ta nhận được

(c2 − a2 )x2 − a2 y 2 = a2 (c2 − a2 ) (1.2)


x2 y2
⇔ 2− 2 = 1. (1.3)
a c − a2
Ta được phép chia cả hai vế của phương trình (1.2) cho a2 (c2 − a2 ), vì cả
a2 và c2 − a2 đều khác 0. Theo (1.1), a < c nên a2 < c2 và c2 − a2 > 0.
Hằng số a được chọn từ trước.
Để rút gọn phương trình (1.3) hơn nữa, ta đặt

b 2 = c 2 − a2 , b > 0 (1.4)

và thu được phương trình


x2 y 2
− = 1. (1.5)
a2 b 2
Từ phương trình (1.5) ta thấy rằng x bị chắn bởi hai giá trị ±a, bởi vì
x2 y 2
− =1
a2 b2
x2 y2
⇔ 2 = 1 + 2 ≥ 1 ⇔ x2 ≥ a2
a b
⇔ x ≥ a hoặc x ≤ −a.

Tuy nhiên y không bị chắn, bởi vì


x2 y 2
− =1
a2 b2
y2 x2
⇔ 2 = 2 − 1 ≥ 0 (do x2 ≥ a2 ).
b a
Bất đẳng thức cuối được thỏa mãn với mọi y ∈ R.

B. Nếu ta bắt đầu với các tiêu điểm trên trục Oy với F 0 (0, −c) và F (0, c)
như ở Hình 1.4, thay vì trên trục Ox như ở Hình 1.3, thì lập luận tương
tự như trên ta thu được phương trình hyperbol
y 2 x2
− = 1, (1.6)
a2 b 2
trong đó, b2 = c2 − a2 , b > 0. Tâm của hyperbol vẫn ở gốc tọa độ, nhưng
trục thực bây giờ là trục Oy .
8

1.3 Đường tiệm cận của hyperbol


r
b a2
Từ (1.5) ta có y = ± x 1 − 2 . Khi x biến thiên với |x| lớn dần,
a x
a2
biểu thức 1 − 2 trong căn thức dần tới 1. Cho nên với giá trị |x| lớn
x
phương trình (1.5) có dáng điệu giống với phương trình
b
y = ± x. (1.7)
a
Các đường thẳng có phương trình (1.7) được gọi là các đường tiệm cận
(asymptotes) của hyperbol có phương trình (1.5). Hyperbol dần đến các
đường thẳng khi điểm P (x, y) trên hyperbol di chuyển xa dần gốc tọa
độ (xem Hình 1.5).

Hình 1.5: Đường tiệm cận của hyperbol.

Hình chữ nhật tâm O với các cạnh độ dài 2a và 2b như ở Hình 1.5 gọi
là hình chữ nhật tiệm cận (asymptote rectangle). Hai đường chéo của
hình chữ nhật tiệm cận chính là hai đường tiệm cận của hyperbol.
• Tương tự, các đường tiệm cận của hyperbol có phương trình (1.6) là
a
y = ± x. (1.8)
b
Đường phân đôi hình chữ nhật vuông góc với trục thực, kéo dài từ một
cạnh của hình chữ nhật tiệm cận tới cạnh kia của hình chữ nhật đó, được
gọi là trục ảo (conjugate axis) của hyperbol.
9

Nhận xét 1.3.1. Khoảng cách từ tâm tới mỗi tiêu điểm bằng khoảng
cách từ tâm tới một đỉnh của hình chữ nhật tiệm cận, hay đường tròn
có tâm là gốc tọa độ và đi qua tất cả bốn đỉnh của hình chữ nhật tiệm
cận cũng đi qua cả hai tiêu điểm của đường hyperbol.

Chúng ta tóm tắt các kết quả trên đây trong định lý sau để tiện theo
dõi.

Định lý 1.3.2. Phương trình chuẩn của một hyperbol với tâm tại (0, 0):
x2 y 2
1. 2 − 2 = 1.
a b
Các điểm chắn x: ±a (các đỉnh), không có các điểm chắn của y .
Hai tiêu điểm: F 0 (−c, 0), F (c, 0), c2 = a2 + b2 .
Độ dài trục thực bằng 2a, độ dài trục ảo bằng 2b.
b
Đường tiệm cận y = ± x.
a
Trục đối xứng: Ox, Oy , tâm đối xứng: O(0, 0).
y 2 x2
2. 2 − 2 = 1.
a b
Các điểm chắn x không có, các điểm chắn y: ±a.
Hai tiêu điểm: F 0 (0, −c), F (0, c), c2 = a2 + b2 .
Độ dài trục thực bằng 2a, độ dài trục ảo bằng 2b.
a
Đường tiệm cận y = ± x.
b
Trục đối xứng: Ox, Oy , tâm đối xứng: O(0, 0).

Hình 1.6: Hyperbol với tiêu điểm Hình 1.7: Hyperbol với tiêu điểm
trên Ox. trên Oy.
10

Ví dụ 1.3.3. Đường thẳng đi qua tiêu điểm F của một hyperbol và


vuông góc với trục thực cắt hyperbol tại hai điểm G và H . Với mỗi một
trong hai phương trình chuẩn của hyperbol tâm tại (0, 0), hãy tìm khoảng
cách từ G tới H theo a và b.

Lời giải. a) Gọi điểm G(c, y ), thay tọa độ điểm G vào (1.5) ta có
c2 y 2 y2 c2 c2 − a2 b2 2 b4 b2
− =1⇒ 2 = 2 −1= = 2 ⇒ y = 2 ⇒ |y| = .
a2 b 2 b a a2 a a a
b2 2b2
Vậy F G = |y| = và khoảng cách GH = 2F G = .
a a
2b2
b) Làm tương tự với phương trình (1.6), ta cũng tìm được GH = .
a
Ví dụ 1.3.4. Vẽ đồ thị, tìm tọa độ các tiêu điểm và độ dài trục thực,
trục ảo của mỗi hyperbol xác định bởi các phương trình sau
a) 9x2 − 16y 2 = 144; b)16y 2 − 9x2 = 144; c)2x2 − y 2 = 10.

Lời giải. a) Ta có

2 2 x2 y 2
9x − 16y = 144 ⇔ − = 1 ⇒ a2 = 16, b2 = 9.
16 9
Xác định các điểm chắn x: x = ±4. Không có điểm chắn y . Vẽ các đường
tiệm cận bằng cách dùng hình chữ nhật tiệm cận. Sau đó vẽ hyperbol
(Hình 1.8).
Ta có c2 = a2 + b2 = 16 + 9 = 25 ⇒ c = 5. Như vậy hai tiêu điểm là
F 0 (−5, 0) và F = (5, 0). Độ dài trục thực bằng 2a = 2 × 4 = 8. Độ dài
trục ảo bằng 2b = 2 × 3 = 6.
b) Ta có
y 2 x2
16y 2 − 9x2 = 144 ⇔ − = 1 ⇒ a2 = 9, b2 = 16.
9 16
Xác định các điểm chắn y : y = ±3. Không có điểm chắn x. Vẽ các đường
tiệm cận bằng cách dùng hình chữ nhật tiệm cận. Sau đó vẽ hyperbol
(Hình1.9).
11

Hình 1.8: Ví dụ 1.2a). Hình 1.9: Ví dụ 1.2b.)

Điều quan trọng là chú ý rằng trục thực là trục Oy và các tiêu điểm
nằm trên Oy. Ta có

c2 = a2 + b2 = 9 + 16 = 25 ⇒ c = 5.

Như vậy hai tiêu điểm là F 0 (0, −5) và F = (0, 5). Độ dài trục thực bằng
2a = 2 × 3 = 6. Độ dài trục ảo bằng 2b = 2 × 4 = 8.
c) Ta có

2 2 x2 y 2
2x − y = 10 ⇔ − = 1 ⇒ a2 = 5, b2 = 10.
5 10

Xác định các điểm chắn x : x = ± 5. Không có điểm chắn y . Vẽ
các đường tiệm cận bằng cách dùng hình chữ nhật tiệm cận. Sau đó vẽ
hyperbol (Hình 1.10). Ta có

c2 = a2 + b2 = 5 + 10 = 15 ⇒ c = 15.
√ √
Như vậy hai tiêu điểm là F 0 (− 15, 0) và F = ( 15, 0). Độ dài trục thực
√ √
bằng 2a = 2 5 ≈ 4,47. Độ dài trục ảo bằng 2b = 2 10 ≈ 6,32. 

Nhận xét 1.3.5. Khi vẽ một hyperbol, ta thường gặp một sai lầm chung
là vẽ hyperbol ngửa lên, úp xuống mà lẽ ra phải vẽ hyperbol theo hướng
trái - phải, hay ngược lại. Để tránh mắc phải sai lầm này, ta nên xác
định trước các điểm chắn (trên trục Ox hay Oy ) một cách cẩn thận, tức
là trục thực nằm ngang hay dọc.
12

Hình 1.10: Ví dụ 1.2c).

Định nghĩa 1.3.6. Hai hyperbol có dạng


x2 y 2 y 2 x2
− = 1 và − =1
M N N M
với M, N > 0, được gọi là các hyperbol liên hợp (conjugate hyperbolas).
Các hyperbol trong Ví dụ 1.3.4 a) và b) là các hyperbol liên hợp.
Chúng có các đường tiệm cận như nhau (xem Hình 1.8 và Hình 1.9).

Ví dụ 1.3.7. Viết phương trình của một hyperbol với các tiêu điểm là
(0, −3) và (0, 3), và các đỉnh có tọa độ (0, −2) và (0, 2).

Lời giải. Trục thực của hyperbol là trục dọc, vì các tiêu điểm và đỉnh
của hyperbol nằm trên trục Oy . Tâm là gốc tọa độ, bởi vì các tiêu điểm
và đỉnh cách đều gốc tọa độ. Các tiêu điểm cách gốc tọa độ 3 đơn vị nên
c = 3. Tương tự, các đỉnh cách gốc tọa độ 2 đơn vị nên a = 2. Để tìm b,
ta sử dụng công thức

b2 = c2 − a2 = 32 − 22 = 9 − 4 = 5 ⇒ b = 5.

Do trục thực là trục dọc nên phương trình của hyperbol có dạng
y2 x2 y 2 x2
− √ = 1 hay − = 1.
22 ( 5)2 4 5


13

1.4 Hyperbol với tâm là điểm cho trước

Nếu tâm của hyperbol là điểm (h, k ) trong hệ tọa độ vuông góc thì
phương trình chuẩn (1.5) trở thành
(x − h)2 (y − k)2
− = 1(trục thực nằm ngang),
a2 b2
và phương trình chuẩn (1.6) trở thành
(y − k)2 (x − h)2
− = 1(trục thực nằm dọc).
a2 b2
Các đỉnh nằm trên trục thực và cách tâm a đơn vị, các tiêu điểm nằm
trên trục thực và cách tâm c đơn vị (Hình 1.11), hơn nữa ta vẫn có hệ
thức c2 = a2 + b2 .

Hình 1.11: Tâm của hyperbol tại điểm (h, k) trong hai trường hợp: trục thực nằm
ngang và trục thực nằm dọc.

Ví dụ 1.4.1. Viết phương trình của một hyperbol với các tiêu điểm là
(−1, 2) và (5, 2), và các đỉnh có tọa độ (0, 2) và (4, 2).

Lời giải. Tâm hyperbol là trung điểm của đoạn thẳng nối hai tiêu điểm
nên có tọa độ (2, 2). Hơn nữa, c = 5 − 2 = 3 và a = 4 − 2 = 2. Từ đó,
b2 = c2 − a2 = 9 − 4 = 5.
Hyperbol có trục thực nằm ngang và phương trình chuẩn có dạng như
(x − 2)2 (y − 2)2
sau: − = 1. 
4 5
14

Hình 1.12: Tâm của hyperbol tại điểm (h, k) = (2, 2).

• Phương trình của đường tiệm cận của hyperbol: Mỗi hyperbol có hai
đường tiệm cận cắt nhau tại tâm của hyperbol, như vẽ ở Hình 1.13. Các
đường tiệm cận đi qua các đỉnh của một hình chữ nhật với tâm là (h, k )
và độ dài hai cạnh là 2a và 2b. Đoạn thẳng có độ dài 2b nối (h, k − b) và
(h, k + b) (hoặc (h − b, k ) và (h + b, k )) và nằm trên trục ảo gọi là trục
liên hợp (conjugate axis) của hyperbol.

Hình 1.13: Các đường tiệm cận của hyperbol tâm là (h, k).

Phương trình các đường tiệm cận của hyperbol là


b
y = k ± (x − h) (trục thực nằm ngang),
a
15

a
y = k ± (x − h) (trục thực nằm dọc).
b
Ví dụ 1.4.2. (Sử dụng các đường tiệm cận để tìm phương trình chuẩn)
Tìm phương trình chuẩn của hyperbol có các đỉnh là (3, −5) và (3, 1) và
có các đường tiệm cận y = 2x − 8 và y = −2x + 4, như vẽ ở Hình 1.14.

Hình 1.14: Tìm phương trình chuẩn nhờ đường tiệm cận.

Lời giải. Ta có tâm của hyperbol là (3, −2). Hơn nữa, hyperbol có trục
thực nằm dọc với a = 3. Từ các phương trình ban đầu, ta có thể xác định
a a
hệ số góc của các đường tiệm cận là m1 = 2 = và m2 = −2 = − , và
b b
3
bởi vì a = 3 nên b = = 1, 5. Vậy dạng chuẩn của phương trình là
2
(y + 2)2 (x − 3)2
− = 1 (trục thực nằm dọc).
32 (1, 5)2


Nhận xét 1.4.3. Cách giải của Ví dụ 1.4.2 cho ta cách xác định phương
trình hyperbol dạng chuẩn dựa vào đường tiệm cận, thay vì biến đổi hệ
tọa độ như đã giới thiệu ở một số tài liệu khác.

Ví dụ 1.4.4. Vẽ hyperbol cho bởi phương trình 4x2 − 3y 2 + 8x + 16 = 0.


Tìm phương trình của đường tiệm cận và các tiêu điểm của hyperbol đó.
16

Lời giải. Biến đổi phương trình hyperbol ta có

4x2 − 3y 2 + 8x + 16 = 0
⇔ 4(x2 + 2x) − 3y 2 = −16
⇔ 4(x + 1)2 − 3y 2 = −12
(x + 1)2 y 2
⇔− + = 1.
3 4
Cuối cùng ta viết phương trình ở dạng chuẩn:

y 2 (x + 1)2
− = 1.
4 3
Từ phương trình này ta có thể kết luận rằng hyperbol có trục thực
nằm dọc, tâm là (−1, 0), có các đỉnh là (−1, −2) và (−1, 2), có trục ảo
√ √
với hai đầu mút (−1 − 3, 0) và (−1 + 3, 0). Để vẽ hyperbol, ta vẽ
hình chữ nhật qua 4 điểm này. Các đường tiệm cận là các đường thẳng

đi qua các đỉnh của hình chữ nhật. Với a = 2 và b = 3 ta có thể kết
luận rằng phương trình của các đường tiệm cận là
2 2
y = √ (x + 1) và y = − √ (x + 1).
3 3
Mặt khác, q
√ 2 √
c = 22 + ( 3) = 7,

nên tọa độ các tiêu điểm là


√ √
(−1, −2 − 7) và (−1, −2 + 7).

Hyperbol được vẽ ở Hình 1.17. 

Nhận xét 1.4.5. Các bước vẽ đồ thị hyperbol với tâm là (h, k ):
Bước 1. Xác định trục thực của hyperbol nằm ngang hay nằm dọc.
Bước 2. Xác định hai đỉnh của hyperbol: 2 điểm trên trục thực, cách tâm
là a. Xác định hai điểm trên trục ảo, mỗi điểm cách tâm là b.
Bước 3. Vẽ hình chữ nhật có 4 đỉnh là (h − a, k − b),(h − a, k + b),
17

Hình 1.15: Ví dụ 1.4.4.

(h + a, k − b) và (h + a, k + b).
Bước 4. Vẽ hai đường tiệm cận của hyperbol bằng cách kéo dài hai đường
chéo của hình chữ nhật trên.
Bước 5. Vẽ hyperbol đi qua hai đỉnh của nó và tiến dần tới các đường
tiệm cận.

Ví dụ 1.4.6. Áp dụng các bước nêu trên để vẽ hyperbol có phương trình


(y − 5)2 (x − 3)2
− = 1.
4 25

Hình 1.16: Đồ thị của hyperbol ở Ví dụ 1.4.6.

Lời giải. 1. Từ phương trình cho thấy hyperbol có tâm tại (h, k ) = (3,
5), có trục thực là trục Oy và a2 = 4, b2 = 25, tức là a = 2, b = 5.
18

2. Đỉnh của hyperbol là (h, k − a) = (3, 3) và (h, k + a) = (3, 7). Hai


điểm trên trục ảo (h − b, k ) = (−2, 5) và (h + b, k ) = (8, 5).
3. Vẽ hình chữ nhật đi qua 4 điểm (3, 3), (3, 7), (−2, 5) và (8, 5).
(x − h) (x − 3)
4. Vẽ hai đường tiệm cận y = k ± a =5±2 .
b 5
5. Vẽ hyperbol qua hai đỉnh (3, 3), (3, 7) và tiến dần tới các đường
tiệm cận. Kết quả ta được đồ thị vẽ ở Hình 1.16. 

Định nghĩa 1.4.7. Tâm sai hay độ lệch tâm (eccentricity) của một
c
hyperbol là e = và do c > a nên e > 1. Nếu tâm sai lớn thì các nhánh
a
của hyperbol gần như bẹt ra (Hình 1.17). Nếu tâm sai càng gần 1 thì các
nhánh sẽ hẹp hơn (Hình 1.18).

Hình 1.17: Tâm sai e lớn. Hình 1.18: Tâm sai e nhỏ.

1.5 Quan hệ với các đường cônic khác

Các đường cônic (bao gồm đường elip, parabol, hyperbol) đã được biết
từ 200 năm trước Công nguyên và Apollonius là người đầu tiên nghiên
cứu có hệ thống các tính chất của chúng.
Trong tự nhiên, các đường cônic có một vai trò rất quan trọng, vì
chúng là mô hình cho nhiều quá trình vật lý xảy ra trong tự nhiên. Có
thể chỉ ra rằng một vật thể bất kỳ dưới tác động của lực vạn vật hấp
dẫn phải có quỹ đạo là một đường cônic. Các thiên thể hút lẫn nhau với
19

lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng (định
luật Newton). Vì thế quỹ đạo của các thiên thể là các đường cônic. Quỹ
đạo của các hạt điện tích (chẳng hạn, êlêctron) cũng là các đường cônic.
Như vậy, từ thế giới vĩ mô đến thế giới vi mô, các đường cônic xuất hiện
trong tự nhiên.

Hình 1.19: Thiết diện cônic.

Các đường cônic có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

Định nghĩa 1.5.1 (Định nghĩa hình học). Các đường tròn, elip, parabol
hay hyperbol có tên gọi chung là thiết diện cônic (conic sections) hay
đường cônic (conic). Đường cônic là giao tuyến giữa một mặt nón (cone)
tròn xoay hai tầng với một mặt phẳng, theo các góc nghiêng khác nhau
(xem Hình 1.21).
+ Khi giao của mặt nón và mặt phẳng là một đường cong khép kín,
tức là mặt phẳng cắt tất cả các đường sinh và không song song với đường
sinh nào, thì ta có thiết diện là một elip, trường hợp riêng là một đường
tròn khi mặt phẳng nằm ngang cắt mặt nón, nhưng không đi qua đỉnh
của nón.
+ Khi mặt phẳng song song với một đường sinh của mặt nón, đường
côníc nhận được là một parabol.
+ Khi mặt phẳng cắt cả hai mặt nón có chung đỉnh (đồng thời cắt cả
20

hai đáy của hai hình nón này) sẽ tạo nên hai đường cong tách biệt, gọi
là một hyperbol.

Định nghĩa 1.5.2 (Định nghĩa dựa trên tiêu điểm và đường chuẩn).
Trong mặt phẳng cho điểm cố định F và đường thẳng cố định L không
đi qua F . Ký hiệu Q là chân đường vuông góc hạ từ P tới L. Tập hợp
PF
các điểm P sao cho tỉ số bằng một số dương e cho trước được gọi là
PQ
đường cônic.
Điểm F gọi là tiêu điểm (focus), L gọi là đường chuẩn (directrix) và
e gọi là tâm sai hay độ lệch tâm (eccentricity) của đường cônic. Từ định

Hình 1.20: Tiêu điểm và đường chuẩn của các đường cônic .

nghĩa trên có thể thấy:


• Elip là đường cônic tâm sai e < 1 (Hình 1.20a).
• Parabol là đường cônic tâm sai e = 1 (Hình 1.20b).
• Hyperbol là đường cônic tâm sai e > 1 (Hình 1.20c).
Đối với elip và hyperbol, có hai cặp "tiêu điểm - đường chuẩn". Các
cặp này tạo nên một elip hoặc hyperbol hoàn chỉnh, đồng thời chúng tạo
ra tâm đối xứng (trung điểm của đoạn thẳng nối hai tiêu điểm). Theo đó,
elip và hyperbol còn có thể định nghĩa theo một cách khác mà parabol
không thể định nghĩa theo cách đó được. Đó là
• Elip là tập hợp các điểm P sao cho P F1 + P F2 = 2a (hằng số),
trong đó F1 và F2 là hai tiêu điểm.
• Hyperbol là tập hợp các điểm P sao cho |P F1 − P F2 | = 2a (hằng
số), trong đó F1 và F2 là hai tiêu điểm.
21

Với định nghĩa này, parabol có thể xem như dạng suy biến của elip
khi tiêu điểm thứ hai bị đẩy ra xa vô tận. Cũng vậy, đường tròn xem như
dạng suy biến của elip khi hai tiêu điểm gộp lại thành một.

Nhận xét 1.5.3. Theo định nghĩa hình học, có một số dạng suy biến
khác nhau của đường cônic, trong đó có trường hợp mặt phẳng đi qua
đỉnh của nón. Giao tuyến trong trường hợp này có thể là một đường
thẳng; một điểm hoặc một cặp đường thẳng cắt nhau .

Định nghĩa 1.5.4 (Định nghĩa đại số). Các đường cônic còn có thể xem
như tập nghiệm của một phương trình bậc hai

ax2 + 2bxy + cy 2 + 2dx + 2ey + f = 0.

Ký hiệu

a b d
a b
= ac − b2 , S = a + e.

∆ = b c e , δ =
d e f b c

Các đại lượng này không thay đổi khi tịnh tiến gốc tọa độ và quay hệ
trục tọa độ, nghĩa là sau khi biến đổi tọa độ phương trình đường cong có
dạng
a0 x2 + 2b0 xy + c0 y 2 + 2d0 x + 2e0 y + f 0 = 0

thì các giá trị ∆, δ và S , tính theo các hệ số mới, giữ nguyên các giá trị
ban đầu.
Dạng của đường cong biểu diễn bởi phương trình bậc hai được xác
định như sau (xem Bảng 1.1).

1.6 Tính chất phản xạ của hyperbol

Trong mục này, chúng tôi trình bày một tính chất quan trọng và hữu
ích của đường cong hyperbol. Đó là tính chất phản xạ (ánh sáng) của
gương hyperbol, được ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
22

Bảng 1.1: Các đường cong bậc hai (thiết diện cônic).

∆ δ S Dạng đường cônic


6= 0 <0 hyperbol
6= 0 =0 parabol
6= 0 >0 ∆.S < 0 elip thực
6= 0 >0 ∆.S > 0 elip ảo
=0 <0 Hai đường thẳng cắt nhau
=0 >0 điểm
2
=0 =0 d − af < 0 Hai đường thẳng song song ảo
=0 =0 d2 − af = 0 Hai đường thẳng nhau
2
=0 =0 d − af > 0 Hai đường thẳng song song tách biệt

Hình 1.21: Tính chất phản quang. Hình 1.22: Góc tới bằng góc phản xạ.

x2 y 2
Mệnh đề 1.6.1. Giả sử P (x1 , y1 ) là một điểm trên hyperbol − =1
a2 b 2
với các tiêu điểm F1 , F2 và giả sử α và β là các góc giữa hai đoạn thẳng
P F1 , P F2 và tiếp tuyến với hyperbol tại điểm P , như vẽ ở Hình 1.21 và
Hình 1.22 . Khi đó α = β . (Đó là tính chất phản xạ của hyperbol: Ánh
sáng hướng tới tiêu điểm của một gương hyperbol được phản xạ hướng tới
tiêu điểm kia).

Chứng minh. Gọi F1 (−c, 0) và F2 (c, 0), ta có hệ số góc của các đường
y1 y1
thẳng F1 P và F2 P lần lượt bằng và , ( vì P không trùng
x1 + c x1 − c
F1 và F2 nên x 6= ±c ). Lấy vi phân phương trình hyperbol, xem y như
hàm ẩn của biến x ta nhận được
2x 2yy 0 0 b2 x
− 2 =0⇒y = 2 .
a2 b ay
23

b2 x1
Khi đó hệ số góc của tiếp tuyến với hyperbol tại điểm P là 2 . Từ
a y1
đó ta tính được

b2 x y
1 1
2 −

2 2 2

a y1 x1 + c b x1 (x1 + c) − a y1

tan α = = .
b2 x1 y1 a2 y1 (x1 + c) + b2 x1 y1
1 +
a2 y1 (x1 + c)
Mà a2 + b2 = c2 ⇒ (a2 + b2 )x1 y1 = c2 x1 y1 , và do P nằm trên hyperbol
x21 y12
nên 2 − 2 = 1 ⇒ b2 x21 = a2 b2 + a2 y12 . Thay vào biểu thức của tan α ta
a b
b2 (cx1 + a2 ) b2

được tan α = = .
cy1 (cx1 + a2 ) |cy1 |
Hoàn toàn tương tự ta tính được

b2 x y
− 1 + 1
2 2 2

a y1 x1 − c −b x1 (x1 − c) + a y1
2

tan β = =
b2 x1 y1 a2 y1 (x1 − c) + b2 x1 y1
1 +
a2 y1 (x1 − c)
2
b (cx1 − a2 ) b2

= = .
cy1 (cx1 − a2 ) |cy1 |
Vậy α = β . Đó là điều cần chứng minh. 

1.7 Một số bài tập ứng dụng

Bài tập 1.7.1. Tìm phương trình chuẩn của hyperbol có các đỉnh (−1,
2) và (3, 2) và có các đường tiệm cận là y = 2x và y = 4 − 2x.

Lời giải. Vì hai đỉnh của hyperbol có cùng tung độ (bằng 2), nên
hyperbol nằm dọc. Tâm hyperbol là (h, k ) = (1, 2), tức h = 1, k = 2.
Theo kết quả ở Mục 1.4, đường tiệm cận của hyperbol có dạng y =
a a
2 + (x − 1) và y = 2 − (x − 1). Để có hai đường tiệm cận như đã cho,
b b
ta phải có a = 2, b = 1. Từ đó, phương trình chuẩn của hyperbol là
(y − k)2 (x − h)2 (y − 2)2 (x − 1)2
− =1⇔ − = 1 (trục thực nằm dọc).
a2 b2 a2 b2

24

Bài tập 1.7.2. (Trích đề 50- Bộ đề tuyển sinh đại học) Cho hyperbol
x2 y 2
(H ) có phương trình chính tắc − 2 = 1 và đường thẳng d có phương
1 8
trình 2x − y + m = 0 (m là tham số).
1. Chứng minh rằng với mọi m thì (H ) và d luôn cắt nhau tại hai điểm
A và B thuộc hai nhánh khác nhau của (H ).
2. Giả sử xA < xB , tìm m thỏa mãn BF2 = 2AF1 , với F1 (−3, 0), F2 (3, 0)
là hai tiêu điểm của (H ).

Lời giải. 1. Xét hệ phương trình


 2
x y2
− 2 = 1,
1 8 (I)

2x − y + m = 0.
Biến đổi (I) ta được phương trình

4x2 − 4mx − m2 − 8 = 0. (1.9)


m2 + 8
Vì − < 0, ∀m ∈ R nên phương trình (1.9) luôn có hai nghiệm trái
4
dấu. Vậy (H ) và d luôn cắt nhau tại hai điểm A và B thuộc hai nhánh
khác nhau của (H ).
2. Gọi hai giao điểm của d và (H ) là A(xA , yA ) và B(xB , yB ), với xA < xB .
Từ giả thiết BF2 = 2AF1 ta có
cx cx
B A
− a = 2 + a . (1.10)

a a

Do A và B nằm về hai nhánh của (H ) và xA < xB nên xA < −a; xB > a;


c
mặt khác vì > 1 nên từ (1.10) suy ra
a
cxB  cxA 
− a = 2 −a − . (1.11)
a a
Thay a = 1, c = 3 vào (1.11) ta được 3xB − 1 = −2 − 6xA hay

6xA + 3xB + 1 = 0. (1.12)

Do xA , xB là hai nghiệm của phương trình (1.9) nên theo định lý Viet ta
có 
xA + xB = m,
2 (II)
xA xB = −m − 4 .
8
25

Kết hợp (1.12) và hệ (II), giải ra ta được



−6 ± 16 2
63m2 + 36m − 68 = 0 ⇔ m = .
21

−6 ± 16 2
Vậy các giá trị m cần tìm là m = . 
21
Bài tập 1.7.3. (Trích đề 33 - Bộ đề tuyển sinh đại học) Cho hyperbol
x2 y 2
(H) có phương trình chuẩn là 2 − 2 = 1 và M (x0 ; y0 ) là điểm bất kỳ
a b
nằm trên hyperbol. Chứng minh rằng tích các khoảng cách từ điểm M
đến hai đường tiệm cận của (H) là một số không đổi.

Lời giải. Không làm mất tính tổng quát, giả sử phương trình hai đường
b b
tiệm cận của (H) là a: y = x, hay bx − ay = 0 và b: y = − x, hay
a a
bx + ay = 0. Khi đó
|bx0 − ay0 | |bx0 + ay0 |
d(M, a) · d(M, b) = √ · √
a2 + b 2 a2 + b 2
b2 x20 − a2 y02
= . (1.13)
a2 + b 2
x20 y02
Do M nằm trên (H) nên có − = 1, hay
a2 b2
b2 x20 − a2 y02 = a2 b2 . (1.14)
a2 b 2
Thay (1.14) vào (1.13) ta được d(M, a) · d(M, b) = = const. Bài
a2 + b 2
toán được chứng minh. 

Bài tập 1.7.4. (Trích đề 109 và 113- Bộ đề tuyển sinh đại học) Cho
x2 y 2
hyperbol (H) có phương trình chính tắc là 2 − 2 = 1 và đường thẳng
a b
d có phương trình Ax + By + C = 0 (A2 + B 2 > 0).
1. Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để d tiếp xúc với (H) là C 2 =
a2 A2 − b2 B 2 > 0.
2. Giả sử d tiếp xúc với (H) tại T . Gọi M ; N là các giao điểm của d với
các tiệm cận của (H). Chứng minh rằng T là trung điểm của đoạn thẳng
M N . Khi đó diện tích của tam giác OM N không phụ thuộc vào d.
26

Lời giải. 1. Giả sử d tiếp xúc với (H) tại T (xT ; yT ). Ta có phương trình
tiếp tuyến tại T là
xT x yT y
− 2 − 1 = 0,
a2 b
hay
xT b2 x − yT a2 y − a2 b2 = 0.

Mà d có phương trình Ax + By + C = 0, nên

A = xT b2 ; B = −yT a2 ; C = −a2 b2 .

Mặt khác T nằm trên d suy ra AxT + ByT + C = 0 hay


A2 B 2
− 2 +C =0
a2 b
⇔ a A − b2 B 2 + Ca2 b2 = 0
2 2

⇔ C 2 = a2 A2 − b2 B 2 > 0.

−a2 A b2 B
2. Từ kết quả phần trên ta có xT = ; yT = . Mặt khác (H) có
C C
b
hai đường tiệm cận là y = ± x, nên d cắt hai đường tiệm cận tại hai
a
điểm có hoành độ là nghiệm của phương trình
Bb
Ax ± x + C = 0.
a
Suy ra
−aC −bC −aC
   
bC
M ; ;N ; .
aA + bB aA + bB aA − bB aA − bB
Sử dụng C 2 = a2 A2 − b2 B 2 > 0 suy ra
1 1 −2a2 A
xM + xN = −aC( + )= 2 2 = 2xT ,
aA + bB aA − bB a A − b2 B 2
1 1 2b2 BC
yM + yN = bC( − )= 2 2 = 2yT .
aA − bB aA + bB a A − b2 B 2
Mà M, N, T là ba điểm thẳng hàng nên từ hệ thức trên suy ra T là trung
điểm của đoạn thẳng M N .
27

* Ta có diện tích tam giác OM N là


1 1 |C|
q
S = d(0; d).M N = √ (xM − xN )2 + (yM − yN )2
2 2 2 2
√ A +B
1 |C| 2ab A2 + B 2
= √ . = ab.
2 A2 + B 2 |C|
Vậy diện tích của tam giác OM N không phụ thuộc vào tiếp tuyến d. 

Bài tập 1.7.5. (Trích Đề thi tuyển sinh Đại học Ngoại thương- khối A
năm 2001) Cho họ đường cong (Cm ) có phương trình:
x2 y2
+ = 1, (1.15)
m2 m2 − 25
trong đó, m là tham số, m 6= 0 và m 6= ±5.
1. Tùy theo giá trị của m, hãy xác định khi nào thì (Cm ) là elip và khi
nào thì (Cm ) là hyperbol?
2. Giả sử A là một điểm tùy ý trên đường thẳng x = 1 và A không thuộc
trục hoành. Chứng minh rằng với mỗi điểm A luôn luôn có bốn đường
cong của họ (Cm ) đi qua A. Trong số bốn đường cong đó có bao nhiêu
elip, bao nhiêu hyperbol?

Lời giải. 1. (Cm ) là elip khi và chỉ khi



m 6= 0,
 
m < −5,
m 6= ±5, ⇔
 2
 m > 5.
m − 25 > 0,

(Cm ) là hyperbol khi và chỉ khi



m 6= 0,

m 6= ±5, ⇔ −5 < m < 5.
 2

m − 25 < 0,

2. Vì A nằm trên đường thẳng x = 1 và A không thuộc trục hoành nên


ta gọi A(1; a), a 6= 0. Thay tọa độ của A vào (1.15) ta có
1 a2 4 2
 2
+ = 1 ⇔ m − 26 + a m + 25 = 0. (1.16)
m2 m2 − 25
28

Đặt t = m2 (t 6= 0; t 6= 25), thay vào (1.16) ta được

t2 − 26 + a2 t + 25 = 0.

(1.17)

Có ∆ = a4 + 52a2 + 576 > 0 ∀a 6= 0, P = t1 .t2 = 25 > 0, S = t1 + t2 =


26 + a2 . Suy ra phương trình (1.17) luôn có hai nghiệm dương phân biệt.
Từ đó suy ra phương trình (1.16) có bốn nghiệm phân biệt, do đó với
mỗi điểm A luôn luôn có bốn đường cong của họ (Cm ) đi qua.

Gọi bốn đường cong tương ứng với các nghiệm của phương trình (1.16)
lần lượt là (CI ), (CII ), (CIII ), (VIV ). Để ý rằng
√ √ q
∆ = 576 + 52a + a = (24 + a2 )2 + 4a2 > 24 + a2 , ∀a 6= 0,
2 4

xét
√ √
26 + a2 − ∆ −24 + a2 − ∆
t1 − 25 = − 25 = < 0,
2 √ 2 √
26 + a2 + ∆ −24 + a2 + ∆
t2 − 25 = − 25 = > 0.
2 2
Theo kết quả của phần 1 suy ra (CIII ), (CIV ) là elip và (CI ), (CII ) là
hyperbol.


Bài tập 1.7.6. (Trích đề thi Vô địch Toán Quốc gia năm 2007) Cho tam
giác ABC có hai đỉnh B, C cố định và đỉnh A thay đổi. Gọi H, G lần
lượt là trực tâm và trọng tâm của tam giác ABC . Tìm quỹ tích điểm A
biết rằng trung điểm K của HG thuộc đường thẳng BC .

Lời giải. Chọn hệ trục tọa độ Oxy với O là trung điểm BC và trục Ox
là đường thẳng BC .
Đặt BC = 2a > 0, khi đó tọa độ các điểm B, C là B(−a; 0), C(a; 0).
Giả sử A(x0 , y0 ) (y 6= 0). Khi đó tọa độ trực tâm H là nghiệm của hệ
phương trình (
x = x0 ,
(x + a) (a − x0 ) − y0 y = 0.
29

Hình 1.23: Hình bài tập 1.7.6

a2 − x20
  x y 
0 0
Giải hệ ta được H x0 ; . Tọa độ trọng tâm G là G ; .
y0 3 3
2x0 3a2 − 3x0 2 + y0 2
 
Tọa độ trung điểm K của HG là K ; . Theo bài
3 6y0
ra ta có K nằm trên BC , nên

2 2 2 x0 2 y 0 2
3a − 3x0 + y0 = 0 ⇔ 2 − 2 = 1 (y0 6= 0).
a 3a
x 0 2 y0 2
Vậy quỹ tích điểm A là hyperbol có phương trình − 2 = 1, trừ đi
a2 3a
hai điểm B; C . 

Bài tập 1.7.7. (Đề xuất Olympic 30/4 năm 2008) Cho đường tròn
(C): x2 + y 2 = 1. Đường tròn (C) cắt trục tung tại hai điểm A(0; 1)
và B(0; −1). Đường thẳng y = m (−1 < m < 1, m 6= 0) cắt (C) tại J
và S . Đường thẳng qua A và J cắt đường thẳng qua B và S tại P . Tìm
tập hợp các điểm P khi m thay đổi.

Lời giải.
Giả sử S (x0 ; y0 ) (x0 6= 0, y0 6= 0; −1 < x0 < 1; −1 < y0 < 1), khi
đó tọa độ của J là J(−x0 ; y0 ). Vì S nằm trên (C) nên ta có x20 + y02 = 1.
Đường thẳng JA có phương trình

(1 − y0 ) x − x0 y + x0 = 0.
30

Hình 1.24: Hình bài tập 1.7.7

Đường thẳng BS có phương trình

(1 + y0 ) x − x0 y − x0 = 0.

Tọa độ giao điểm P của JA và BS thỏa mãn hệ phương trình

(
(1 − y0 ) x − x0 y + x0 = 0,
(1.18)
(1 + y0 ) x − x0 y − x0 = 0.
Trừ từng vế hai phương trình của hệ ta có
x0
x= , (1.19)
y0
thay vào vào phương trình đầu của hệ trên ta được
 
x0
(1 − y0 ) − x0 y + x0 = 0
y0
x0
⇔ − x0 − x0 y + x0 = 0
y0
1
⇔y= . (1.20)
y0
Vì S nằm trên (C) nên
x20 + y02 = 1, (1.21)

chia cả hai vế cho y02 ta được


x0 2 1
+ 1 = . (1.22)
y0 2 y0 2
31

Thay (1.19), (1.20) vào (1.22) ta được

2 x2 y 2
2
x +1=y ⇔ − = 1.
1 1
x2 y 2
Vậy tập hợp điểm H là hyperbol (H) có phương trình − = 1. 
1 1
Bài tập 1.7.8. (Đề xuất Olympic 30/4 năm 2010) Cho hyperbol (H) :
x2 y 2
− = 1. Một đường tròn thay đổi luôn đi qua tiêu điểm F1 (−c, 0) và
a2 3a2
đỉnh A2 (a, 0) cắt (H ) tại ba điểm phân biệt M ; N ; P (khác A2 ). Gọi G là
−−→ −−→
trọng tâm của tam giác M N P . Chứng minh rằng N P.GM + M P.GN +
−→ → −
M N.GP = 0 .

Lời giải. Dễ dàng tính được F1 (−2a; 0). Gọi I là trung điểm của đoạn
 a 
thẳng F1 A2 , ta có I − , 0 . Suy ra đường thẳng trung trực của đoạn
2 a
thẳng F1 A2 có phương trình là x + = 0. Gọi tâm của đường tròn đi
 a  2
qua F1 và A2 là K − , m thì bán kính của đường tròn là R thỏa mãn:
2
2
2 2 2 9a
R = KF1 = m + , nên đường tròn C có phương trình là
4
 a 2 2 2 9a2
(C) x + + (y − m) = m +
2 4
2 2 2
⇔ x + y + ax − 2my − 2a = 0.

Tọa độ giao điểm của (H ) và (C ) thỏa mãn hệ

 2
x y2
− =1
a2 3a 2 (1.23)
 2
x + y 2 + ax − 2my − 2a2 = 0.

Từ hệ trên ta có
2my = 4x2 + ax − 5a2 . (1.24)

Khử y giữa hai phương trình của hệ trên ta được



x = a,
(1.25)
16x3 + 24ax2 − (15a2 + 12m2 )x − 25a3 − 12am2 = 0.
32

Ta có x = a là hoành độ của điểm A, gọi M (xM ; yM ) ; N (xN ; yN ) ; P (xP ; yP )


với xM ; xN ; xP là ba nghiệm của (1.25). Theo định lý Viet ta có

3a 15a2 + 12m2
xM + xN + xP = − ; xM xN + xN xP + xP xM = − .
2 16
Gọi G là trọng tâm tam giác M N P thì
xM + xN + xP a
xG = = − = xK .
3 2
Mặt khác, do (1.24) ta có 2myM = 4xM 2 + axM − 5a2 ; tương tự với các
giao điểm N và P , nên

2m (yM + yN + yP ) (1.26)
h i
2
= 4 (xM + xN + xP ) − 2 (xM xN + xM xP + xN xP ) (1.27)
+ a (xM + xN + xP ) − 15a2
⇒ 2m (yM + yN + yP ) = 6m2 . (1.28)

+ Nếu m = 0 thì phương trình (1.25) trở thành (x − a)(4x + 5a)2 = 0,


do đó một trong ba điểm M, N, P trùng với A2 , không thỏa mãn đề bài.
y M + yN + y P
+ Nếu m 6= 0 thì từ (1.28) ta có yG = = m = yK . Suy
 a  3
ra tọa độ điểm G − , m , trùng với điểm K , hay tam giác M N P đều.
2
−−→ −−→ −→ −−→ −−→ −→ →

Vậy N P.GN + M P.GN + M N.GP = N P GN + GN + GP = 0 ,
bài toán được chứng minh. 

Tóm lại, chương này đã trình bày các định nghĩa và các khái niệm
cơ bản về đường cong hyperbol, cách vẽ một hyperbol, thiết lập phương
trình dạng chuẩn của hyperbol, đường tiệm cận của hyperbol, cách vẽ
đồ thị của phương trình hyperbol, quan hệ hyperbol với các đường cônic
khác và tính chất phản xạ của hyperbol. Cuối chương, nêu một số bài
tập áp dụng với lời giải cho sẵn về đường cong hyperbol.
33

Chương 2

ÁP DỤNG CÁC TÍNH CHẤT


CỦA HYPERBOL

Chương này trình bày áp dụng các tính chất hình học và vật lý của
đường hyperbol trong hàng hải, trong kiến trúc, xây dựng, trong vật lý
thiên văn và trong đời sống. Cuối chương nêu một số bài tập vận dụng
đơn giản, giúp hiểu thêm các tính chất của đường hyperbol và khả năng
ứng dụng của nó trong thực tiễn. Nội dung của chương lấy từ [4, 5] và
các bài viết trên mạng internet giới thiệu về hyperbol.

2.1 Giới thiệu khái quát

Đường cong hyperbol xuất hiện trong nghiên cứu thiên văn: một số
sao chổi ngoài vũ trụ đôi khi đi vào trường hấp dẫn của mặt trời theo một
quỹ đạo hình hyperbol quanh mặt trời (với mặt trời như một tiêu điểm)
và sau đó rời đi, không bao giờ nhìn thấy nữa (xem Hình 2.1). Đường nét
hyperbol thường gặp trong kiến trúc, xây dựng các lâu đài, nhà thờ, cung
điện, như: tòa nhà TWA ở sân bay Kennedy là một parabol tròn xoay
hình hyperbol (hyperbolic paraboloid), cung thiên văn St. Louis Science
Center Planetarium có dạng một hyperbol tròn xoay (hyperboloid), tháp
làm mát ở các nhà máy điện hạt nhân, ... Với những cấu trúc này, lớp
vỏ ngoài vật chất mỏng có thể trải rộng một không gian rộng lớn (xem
Hình 2.2). Hyperbol còn gặp trong kỹ thuật (bánh răng hình hyperbol, vô
34

tuyến, quang học: kính viễn vọng, thấu kính, gương hyperbol) và trong
xác định vị trí tàu thuyền trên biển, trên không, xác định nơi xẩy ra
tiếng nổ. Hệ thống Loran (Long Range Navigation) quản lý hoạt động
của tàu, thuyền, máy bay, . . .

Hình 2.1: Sao chổi quanh mặt trời. Hình 2.2: Cung thiên văn St. Louis.

2.2 Hyperbol trong hàng hải

Ví dụ sau minh họa việc sử dụng hyperbol trong ngành hàng hải.

Ví dụ 2.2.1. (Xác định vị trí tàu thuyền) Một con tàu đang trên hành
trình đi song song với một bờ biển thẳng và cách bờ 60 km. Hai trạm
truyền tin S1 và S2 nằm trên bờ biển, cách xa nhau 200 km (xem Hình
2.3). Bằng cách tính giờ các tín hiệu vô tuyến từ hai trạm, hoa tiêu của
tàu xác định rằng con tàu đang ở giữa hai trạm và ở gần S2 hơn S1 là 50
km. Tìm khoảng cách từ con tàu tới mỗi trạm. Đáp số làm tròn đến hai
chữ số thập phân.

Lời giải. Nếu d1 và d2 là các khoảng cách tương ứng từ con tàu tới
S1 và S2 , khi đó hiệu d1 − d2 = 50 và con thuyền phải nằm trên một
hyperbol với tiêu điểm là S1 và S2 , hiệu hai khoảng cách cố định bằng
50, như minh họa trong Hình 2.4. Để đưa ra phương trình của hyperbol,
ta biểu diễn hiệu cố định này bằng 2a. Như vậy, với hyperbol trong Hình
2.4 ta có
1 p √
c = 100, a = 50 = 25, b = 1002 − 252 = 9375.
2
35

Hình 2.3: Xác định vị trí con tàu. Hình 2.4: Hyperbol với d1 − d2 = 50.

Phương trình của hyperbol này có dạng là


x2 y2
− = 1.
625 9375
Thay y = 60 vào phương trình và giải theo x (xem Hình 2.4):
x2 y2 x2 602
− =1⇒ − = 1 ⇒ x2 = 865.
625 9375 625 9375

Do đó, x = 865 ≈ 29, 41 (Nghiệm âm bị loại, vì con tàu ở gần S2 hơn
S1 ). Khoảng cách từ con tàu đến S1 bằng
q p
d1 = (29, 41 + 100)2 + 602 = 20346, 9841 ≈ 142, 6 (km).

Khoảng cách từ con tàu đến S2 là


q p
d2 = (29, 41 − 100)2 + 602 = 8582, 9841 ≈ 92, 6 (km).

Chú ý rằng, hiệu giữa hai khoảng cách d1 và d2 là 50, như đã cho. 
Ví dụ 2.2.1 minh họa một dạng đơn giản của hệ thống quản lý các
phương tiện đi lại trên biển (tàu, thuyền) và trên không (máy bay các
loại), có tên gọi Loran (LOng RAnge Navigation), giống như hệ thống
kiểm soát không lưu. Trên thực tế, ba trạm phát sóng được dùng để gửi
tín hiệu đồng thời (xem Hình 2.5), thay vì hai trạm như ở Ví dụ 2.2.1.
Máy tính trên tàu sẽ ghi lại các tín hiệu này và sử dụng chúng để xác
định chênh lệch khoảng cách từ tàu tới S1 và S2 , tới S2 và S3 .
36

Vẽ tất cả các điểm mà chênh lệch khoảng cách này không thay đổi,
ta được hai nhánh p1 và p2 của hyperbol với tiêu điểm S1 và S2 , và hai
nhánh q1 và q2 của hyperbol với tiêu điểm S2 và S3 . Dễ dàng chỉ ra được
con tàu đang ở những nhánh nào, bằng cách so sánh tín hiệu từ mỗi
trạm. Giao điểm của một nhánh từ mỗi hyperbol là vị trí của con tàu và
máy tính biểu thị vị trí đó qua kinh độ và vĩ độ. Sau đây là một ví dụ

Hình 2.5: Xác định vị trí con tàu nhờ ba trạm phát tín hiệu.

tương tự, nhưng để xác định vị trí xảy ra một vụ nổ.

Ví dụ 2.2.2. (Xác định vị trí xảy ra vụ nổ) Một vụ nổ được hai micro
M1 và M2 cách nhau 2 dặm ghi lại. Micro M1 nhận được âm thanh
trước 4 giây so với micro M2 . Giả sử âm thanh di chuyển với tốc độ 1100
feet/giây, hãy xác định những vị trí có thể của vụ nổ, so với vị trí của
các micro?

Lời giải. Ta bắt đầu bằng cách đặt micro trong một hệ tọa độ vuông
góc. Bởi vì 1 dặm bằng 5280 feet nên ta đặt M1 trên trục hoành cách
gốc tọa độ 5280 feet về bên phải và đặt M2 trên trục hoành cách gốc tọa
độ 5280 feet về bên trái. Hình 2.6 minh họa hai micro cách nhau 2 dặm.
Ta biết rằng M2 nhận được âm thanh sau 4 giây so với M1 . Vì âm
thanh di chuyển với tốc độ 1100 feet/giây nên hiệu số khoảng cách từ P
37

Hình 2.6: Xác định vị trí của vụ nổ trên một nhánh hyperbol.

(nơi xảy ra vụ nổ) tới M2 và từ P tới M1 là 4400 feet. Tập tất cả các
điểm P xảy ra vụ nổ thỏa mãn các điều kiện này là một hyperbol, với
hai micro M1 và M2 là các tiêu điểm.
Như vậy, vị trí xảy ra vụ nổ nằm trên hyperbol có phương trình chuẩn

x2 y 2
− = 1.
a2 b 2
Ta cần xác định các hệ số a và b?
Hiệu số khoảng cách giữa hai micro là 4400 feet và được đặt bằng 2a,
tức là 2a = 4400 và a = 2200. Ta có
x2 y2 x2 y2
− = 1 hay − = 1.
22002 b2 4840000 b2
Ta tiếp tục tìm b2 . Khoảng cách từ gốc (0, 0) tới tiêu điểm (−5280, 0)
hoặc (5280, 0) bằng 5280. Do đó c = 5280. Sử dụng hệ thức c2 = a2 + b2 ,
ta có
b2 = c2 − a2 = 52802 − 22002 = 23038400.

Phương trình của hyperbol với micro tại mỗi tiêu điểm là
x2 y2
− = 1.
4840000 23038400
Ta có thể kết luận rằng vụ nổ xảy ra ở đâu đó trên nhánh phải (gần
M1 hơn) của hyperbol có phương trình như trên. 
38

Để xác định được chính xác vị trí xảy ra vụ nổ, ta cần dùng ba micro
đặt ở ba địa điểm khác nhau và làm như nhận xét ở sau Ví dụ 2.2.1 (xem
Hình 2.5).

2.3 Hyperbol trong kiến trúc, xây dựng

2.3.1 Kiến trúc

Ví dụ 2.3.1. Một kiến trúc sư quan tâm dến việc thiết kế một mái vòm
mỏng có hình dạng của một hình hyperbolic paraboloid, như vẽ ở Hình
2.7. Tìm phương trình của hyperbol trong hệ trục tọa độ vẽ ở Hình 2.8
và thỏa mãn các điều kiện đã chỉ ra. Hỏi điểm thuộc hyperbol nằm cao
hơn đỉnh 6 feet về bên phải cách đỉnh bao xa? Kết quả tính toán được
làm tròn tới hai chữ số thập phân.

Hình 2.7: Hyperbolic paraboloid. Hình 2.8: Phần hyperbol của vòm.

Lời giải. Từ hình vẽ cho thấy hyperbol có trục thực nằm dọc và a = 4
(feet). Phương trình chuẩn của hyperbol có dạng

y 2 x2
− = 1.
a2 b 2
Điểm (8, 12) nằm trên hyperbol và a = 4, nên để tìm b2 ta thay a =
39

4, x = 8 và y = 12 vào phương trình và nhận được


122 82 144 64 64 2 64
− = 1 ⇔ − = 1 ⇒ = 9 − 1 = 8 ⇒ b = = 8.
42 b2 16 b2 b2 8
Vậy phương trình của hyperbol là
y 2 x2
− = 1.
16 8
Điểm thuộc hyperbol cao hơn đỉnh 6 feet có tung độ y = 4 + 6 = 10
(feet) và hoành độ ±x. Thay vào phương trình hyperbol ta được

102 x2 x2 100
− =1⇔ = −1 = 5, 25 ⇒ x2 = 5, 25.8 = 42 ⇒ x ≈ 6, 48.
16 8 8 16
Điểm thuộc hyperbol ở bên phải của đỉnh có tọa độ (6,48, 10). Khoảng
cách từ điểm này tới đỉnh (0, 4) bằng
q √ √
(6, 48)2 + (10 − 4)2 = 42 + 36 = 78 ≈ 8, 83.

2.3.2 Năng lượng hạt nhân

Ví dụ 2.3.2. Một tháp cao làm mát ở nhà máy hạt nhân dạng hyperbol
tròn xoay, tức là một hyperbol xoay tròn quanh trục áo của nó, như
vẽ ở Hình 2.9. Phương trình hyperbol ở Hình 2.10 được dùng để tạo ra
hyperboloid là

x2 y2
− = 1.
1002 1502
Nếu tháp có chiều cao 500 m, đỉnh tháp cao 150 m tính từ tâm của
hyperbol và đáy tháp cao 350 m dưới tâm của hyperbol thì bán kính của
đỉnh tháp và đáy tháp bằng bao nhiêu? Bán kính của mặt cắt ngang hình
tròn nhỏ nhất trong tháp là bao nhiêu? Kết quả tính toán được làm tròn
tới ba chữ số thập phân.
40

Hình 2.9: Tháp làm mát hạt nhân . Hình 2.10: Phần hyperbol của vỏ tháp.

Lời giải.
• Điểm thuộc hyperbol (vỏ tháp) ở trên đỉnh tháp có tọa độ (x, 150).
Thay y = 150 vào phương trình của vỏ tháp, ta nhận được
x2 1502 x2 2

− = 1 ⇒ = 2 ⇒ x = 20000 ⇒ x = 100 2 ≈ 141, 421.
1002 1502 10000
Vậy bán kính của đỉnh tháp bằng 141,421(m).
• Điểm thuộc hyperbol (vỏ tháp) ở dưới đáy tháp có tọa độ (x, −350).
Thay y = −350 vào phương trình của vỏ tháp, ta nhận được
x2 3502 x2
2 − 2 = 1 ⇒ = 6, 444 ⇒ x2 = 64444, 444 ⇒ x ≈ 253, 859 (m).
100 150 10000
Vậy bán kính của đáy tháp bằng 253,859 (m).
• Bán kính nhỏ nhất của tháp bằng a = 100(m). 

2.4 Hyperbol trong Vật lý thiên văn

2.4.1 Khoa học không gian

Để theo dõi các con tàu thám hiểm không gian quan sát các hành tinh
ngoài hệ mặt trời, cơ quan nghiên cứu vũ trụ NASA sử dụng các gương
phản xạ parabol lớn với đường kính bằng hai phần ba chiều dài của một
41

sân bóng đá. Không cần phải nói, ta cũng biết rằng nhiều bài toán thiết
kế được đặt ra do sức nặng của các gương phản xạ này. Một bài toán
về trọng lượng gương đã được giải quyết bằng cách sử dụng một gương
phản xạ hyperbol có cùng tiêu điểm với gương parabol để phản xạ các
sóng điện từ tới tiêu điểm còn lại của hyperbol mà tại đó có lắp đặt thiết
bị thu tín hiệu (xem Hình 2.11 - 2.12).

Hình 2.11: Gương không gian. Hình 2.12: Sơ đồ gương.

Ví dụ 2.4.1. Với ăng-ten thu tín hiệu trong hình vẽ, tiêu điểm chung F
được đặt ở vị trí cao 120 m bên trên đỉnh của parabol và tiêu điểm F 0
của hyperbol cao 20 m phía trên đỉnh này. Đỉnh của hyperbol phản xạ
cao 110 m phía trên đỉnh của parabol. Đưa vào hệ trục tọa độ bằng cách
dùng trục của parabol làm trục Oy (chiều dương phía trên) và kẻ trục
Ox đi qua tâm của hyperbol (chiều dương bên phải). Tìm phương trình
của gương hyperbol phản xạ? Viết y theo x.

Lời giải. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F 0 của hyperbol là
2c = 120 − 20 = 100 m. Do đó c = 50 và tâm của hyperbol ở độ
cao 20 + 50 = 70 m phía trên đỉnh của parabol. Do đỉnh của hyperbol
phản xạ cao 110 m phía trên đỉnh của parabol, nên đỉnh cách tâm là
a = 110 − 70 = 40 (m).
42

Từ hệ thức c2 = a2 + b2 suy ra b2 = 502 − 402 = 2500 − 1600 = 900


và b = 30(m).
Trục thực của gương hyperbol là trục Oy , nên phương trình của gương

y2 x2
− = 1.
1600 900
2 1600(x2 + 900) 16(x2 + 900)
Giải y theo x ta nhận được y = = và
900 9
s
16(x2 + 900) 4√
y=± = ± x2 + 900.
9 3

4 x2 + 900
Do gương hyperbol nằm trên gốc tọa độ nên y = . 
3

2.4.2 Hyperbol với hệ mặt trời

Một ứng dụng thú vị của các đường cônic liên quan đến quỹ đạo của
các sao chổi trong hệ mặt trời của chúng ta. Trong số 610 sao chổi được
biết trước năm 1970, 245 có quỹ đạo elip, 295 có quỹ đạo parabol và 70
có quỹ đạo hyperbol. Tâm của mặt trời là tiêu điểm của mỗi quỹ đạo và
mỗi quỹ đạo có đỉnh là điểm mà ở đó sao chổi gần mặt trời nhất., như
vẽ ở Hình 2.13. Chắc chắn là đã có nhiều sao chổi có quỹ đạo parabol
hay hyperbol đã không được biết tới. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các
sao chổi như thế có một lần. Những sao chổi có quỹ đạo elip, chẳng hạn
sao chổi Halley, là những ngôi sao duy nhất còn tồn tại trong hệ mặt trời
của chúng ta.
Nếu p là khoảng cách giữa đỉnh và tiêu điểm (đơn vị mét) và v là vận
tốc của sao chổi ở đỉnh (đơn vị m/giây) thì các loại quỹ đạo được xác
định như sau: r
2GM
1. Elip: v < ,
rp
2GM
2. Parabol: v = ,
p
43
r
2GM
3. Hyperbol: v > .
p
Trong mối hệ thức này, M = 1, 9891030 kg (khối lượng của mặt trời) và
G ≈ 6,67 10 11 m3 /(kg s)2 (hằng số hấp dẫn vũ trụ).

Hình 2.13: Quỹ đạo của sao chổi . Hình 2.14: Gương hyperbol.

2.5 Hyperbol trong đời sống

2.5.1 Gương hyperbol

Hyperbol thường được sử dụng làm mô hình cho nhiều tình huống xảy
ra trong lĩnh vực quang học và âm thanh, vì sóng ánh sáng và sóng âm va
đập vào bề mặt một hyperbol theo góc nào đó (hướng tới một tiêu điểm)
được phản xạ lại theo một hướng khác (về phía tiêu điểm kia). Ta có
thể viết phương trình cho các trường hợp gương có hình dạng hyperbol,
miễn là ta có đủ thông tin để xác định các giá trị a và b trong phương
trình đã đưa ra cho hyperbol (xem Hình 2.14).

Ví dụ 2.5.1. Gương hyperbol được sử dụng trong một số kính viễn vọng.
Các gương như thế có tính chất là tia sáng hướng tới một tiêu điểm của
gương sẽ được phản xạ tới tiêu điểm kia. Dựa vào Hình 2.14 hãy viết
phương trình mô phỏng bề mặt của gương hyperbol.
44

Lời giải. Đỉnh của hyperbol là một điểm chẵn trên trục Ox và tâm của
hyperbol ở gốc tọa độ. Do đó hoành độ của điểm chắn trên trục Ox là
a = 15. Ta có thể xác định b bằng cách thay thế x = 20 và y = 20 vào
phương trình của hyperbol nằm ngang và giải theo b như sau
x2 y 2 202 202
− =1⇒ 2− 2 =1
a2 b 2 15 b
⇒ 20 b − 15 20 = 152 b2 ⇒ 202 b2 − 152 b2 = 152 202
2 2 2 2

⇒ b2 (202 − 152 ) = 152 202


2 152 202 3600
⇒b = 2 = .
20 − 152 7
Ta giới hạn hyperbol ở nhánh phải hay x ≥ 15.
Vậy bề mặt gương có thể được mô tả bởi phương trình
x2 7y 2
− = 1 với x ≥ 15.
225 3600


2.5.2 Hệ thống định vị từ xa

Một hệ thống định vị từ xa có thể giúp hoa tiêu điều khiển khinh khí
cầu bằng cách duy trì hiệu số không đổi giữa các khoảng cách từ khinh
khí cầu tới hai điểm cố định trên mặt đất: trạm chủ và trạm vệ tinh.

Ví dụ 2.5.2. Hãy viết phương trình của hyperbol vẽ ở Hình 2.15

Lời giải.
Đỉnh của hyperbol với tâm tại gốc tọa độ là một điểm chắn trên trục
Ox. Từ hình vẽ cho thấy hoành độ của điểm chắn này là a = 120. Ta có
thể xác định b bằng cách thay tọa độ của điểm cho trước trên đồ thị là
x = 140, y = 60 vào phương trình hyperbol nằm ngang và giải theo b ta
được
x2 y 2 1402 602
− =1⇒ − 2 =1
a2 b2 1202 b
⇒ 140 b − 120 60 = 1202 b2 ⇒ 1402 b2 − 1202 b2 = 1202 602
2 2 2 2
45

Hình 2.15: Hệ thống định vị từ xa. Hình 2.16: Thiết diện hyperbol.

⇒ b2 (1402 − 1202 ) = 1202 602


2 1202 602 129600
⇒b = = .
1402 − 1202 13
Ta giới hạn hyperbol ở nhánh phải hay x ≥ 120. Vậy hyperbol cho ở
Hình 2.15 được mô tả bởi phương trình
x2 13y 2
− = 1 với x ≥ 120.
12400 129600


2.5.3 Mô hình hóa bằng hyperbol

Ví dụ 2.5.3. Biểu đồ ở Hình 2.16 mô tả một thiết diện hyperbol của bức
tượng đặt trước Phòng thí nghiệm Gia tốc Quốc gia Fermi ở Batavia,
Illinois.
a) Viết phương trình mô tả hai đường cong biên của bức tượng.
b) Ở độ cao 16 feet (đơn vị đo chiều dài của Anh bằng 0,3048 m) thì
chiều rộng của bức tượng bằng bao nhiêu? (Mỗi đơn vị trong mặt phẳng
tọa độ tương ứng với 2 feet).

Lời giải. a) Từ biểu đồ ta có thể thấy rằng trục thực là trục ngang và
46

a = 1. Do đó phương trình hyperbol có dạng:


x2 y 2
− 2 = 1.
12 b
Vì hyperbol đi qua điểm (2, 13) nên thay x = 2, y = 13 vào phương trình
và giải ra theo b ta được
22 132
− 2 = 1 ⇒ b ≈ 7, 5.
12 b
Vậy phương trình của hyperbol là
x2 y2
− = 1.
12 (7, 5)2
b) Ở độ cao 16 feet kể từ mặt đất tương ứng với điểm có tung độ y = 8
trên mặt phẳng tọa độ. Để tìm chiều rộng của bức tượng, ta thay thế giá
trị này vào phương trình và giải tìm x, ta nhận được x ≈ 1, 46.
Vậy ở độ cao 16 feet chiều rộng của bức tượng xấp xỉ bằng 5,84 feet. 

2.5.4 Nghệ thuật nhiếp ảnh

Ví dụ 2.5.4. Một gương hyperbol được dùng để chụp ảnh toàn cảnh.
Máy ảnh hướng về phía đỉnh của gương và được đặt ở vị trí sao cho ống
kính trùng với một tiêu điểm của gương. Phương trình của thiết diện
gương là
y 2 x2
− = 1,
16 9
trong đó, x và y được đo theo inch (đơn vị đo chiều dài của Anh: 1 inch
≈ 2,52 cm). Khoảng cách từ ống kính tới gương bằng bao nhiêu inch?

Lời giải. Từ phương trình của thiết diện gương ta thấy a2 = 16, b2 = 9.
Từ đó a = 4, b = 3. Ta tìm c theo công thức c2 = a2 + b2 = 16 + 9 = 25,
do đó c = 5. Do a = 4, c = 5 nên các đỉnh của gương là (0, −4) và (0,
4), và các tiêu điểm là (0, −5) và (0, 5). Máy ảnh ở dưới gương, vì thế
ống kính ở tại điểm (0, −5), đỉnh của gương ở tại điểm (0, 4) và khoảng
cách giữa hai điểm này bằng 4 − (−5) = 9. Kết quả là ống kính máy ảnh
ở cách gương hyperbol 9 inch. 
47

2.6 Một số bài tập áp dụng

Trong mục này chúng tôi nêu thêm một số bài tập áp dụng của Hy-
perbol để thấy rõ hơn những ứng dụng của nó trong khá nhiều các lĩnh
vực quan trọng của đời sống thực tế.

Bài tập 2.6.1. Xác định khoảng cách từ một tàu biển tới hai trạm
truyền tin: Một con tàu đang trên hành trình đi song song với một bờ
biển thẳng và cách bờ 60 km. Hai trạm truyền tin, S1 và S2 , nằm trên
bờ biển, cách xa nhau 200 km (như ở Hình 2.3). Bằng cách tính giờ các
tín hiệu vô tuyến từ hai trạm, hoa tiêu của tàu xác định rằng con tàu
đang ở giữa hai trạm và ở gần S2 hơn S1 là 80 km. Tìm khoảng cách từ
con tàu tới mỗi trạm. Đáp số làm tròn đến ba chữ số thập phân.

Lời giải. (Tương tự Ví dụ 2.2.1) Nếu d1 và d2 lần lượt là khoảng cách


từ con tàu tới S1 và S2 thì hiệu d1 − d2 = 80 và con tàu phải nằm trên
hyperbol với tiêu điểm tại S1 và S2 , đồng thời hiệu hai khoảng cách cố
định bằng 80, như vẽ minh họa ở Hình 2.4. Để đưa ra phương trình của
hyperbol, ta biểu diễn hiệu cố định này bằng 2a. Như vậy, với hyperbol
trong Hình 2.4 ta có
80
c = 100, a = = 40, b2 = 1002 − 402 = 8400.
2
Phương trình của hyperbol này là
x2 y2
− = 1.
1600 8400
Thay y = 60 vào phương trình và giải theo x (Hình 2.4), ta được x2 =
2285, 714. Do đó x = 47, 809 (Nghiệm âm bị loại, vì con tàu ở gần S2
hơn S1 ). Ta dễ dàng tính được:
Khoảng cách từ con tàu tới S1 : d1 ≈ 159, 523 km.
Khoảng cách từ con tàu tới S2 : d2 ≈ 9, 523 km. 
48

Bài tập 2.6.2. Khi một máy bay bay nhanh hơn tốc độ âm thanh thì
các sóng âm tạo ra một hình nón âm thanh phía sau máy bay. Nếu máy
bay bay song song với mặt đất thì nón âm thanh cắt mặt đất theo một
hình hyperbol với máy bay ở ngay trên tâm của nó (Hình 2.17). Tiếng
ầm vang nghe thấy dọc theo hyperbol. Nếu ta nghe thấy tiếng ầm vang
thì có nghĩa là ta đang ở trong vùng hyperbol có phương trình:
x2 y2
− = 1,
100 4
trong đó x và y đo theo dặm Anh. Khoảng cách theo chiều ngang ngắn
nhất từ máy bay tới nơi nghe thấy tiếng máy bay bằng bao nhiêu?

Hình 2.17: Tiếng ồn máy bay. Hình 2.18: Bài tập2.6.3.


Lời giải. Từ phương trình đã cho của hyperbol ta thấy a = 100 = 10.
Theo tính chất của hyperbol, khoảng cách từ tâm tới đỉnh của hyperbol
bằng a = 10. Theo đề bài, vì máy bay ở ngay trên tâm hyperbol nên
khoảng cách ngắn nhất theo chiều ngang từ máy bay tới nơi nghe được
tiếng của nó bằng a = 10 dặm. 

Bài tập 2.6.3. Viết phương trình mô tả bề mặt của gương hyperbol như
vẽ ở Hình 2.18.

Lời giải. Từ hình vẽ ta thấy khoảng cách từ tâm tới đỉnh của hyperbol
bằng 25, tức a = 25 và điểm có tọa độ (x, y ) = (26, 10) nằm trên hyperbol.
Thay các giá trị này vào phương trình chuẩn của hyperbol ta sẽ xác định
49

được hệ số b2 ≈ 1225, 5. Vậy phương trình cần tìm của gương hyperbol

x2 y2
− = 1.
625 1225.5


Bài tập 2.6.4. Hai tháp vô tuyến cách nhau 200 km được đặt dọc bờ
biển với A nằm về phía Tây đối với B . Các tín hiệu vô tuyến được gửi
đồng thời từ mỗi tháp tới một con tàu và tín hiệu ở B nhận được sớm
hơn 500 micro giây trước tín hiệu ở A.
a) Giả sử rằng các tín hiệu vô tuyến truyền đi với vận tốc 300 mét/micro
giây, hãy xác định phương trình của hyperbol mà con tàu nằm trên đó.
b) Nếu con tàu nằm về phía Bắc của tháp B thì tàu cách bờ biển bao
xa?

Lời giải. a) Theo đề bài con tầu nhận được tín hiệu từ B sớm hơn từ
A 500 micro giây, vì âm thanh di chuyển với tốc độ 300 mét/micro giây
nên hiệu số khoảng cách từ con tàu tới A và B là 500 × 300m = 150000
m. Hiệu khoảng cách này là 2a = 150, nên a = 75. Con tàu nằm trên
một nhánh của hyperbol, với hai tháp vô tuyến A và B là hai tiêu điểm,
A và B cách nhau 200 km, nghĩa là 2c = 200. Từ đó c = 100. Theo tính
chất của hyperbol, b2 = c2 − a2 , từ đó b2 = 1002 − 752 = 4375 và phương
trình chuẩn của hyperbol là
x2 y2
− = 1.
5625 4375
b) Con tàu nằm về phía Bắc của tháp B , nghĩa là có hoành độ x = c =
100. Thay x = 100 vào phương trình trên ta có y ≈ 56, 333 m. 

Bài tập 2.6.5. Các thí nghiệm tán xạ, trong đó các hạt chuyển động
bị lệch hướng bởi nhiều lực khác nhau, dẫn đến khái niệm về hạt nhân
nguyên tử. Năm 1911 nhà vật lý học Ernest Rutherford (1871-1937) đã
phát hiện ra rằng khi các hạt alpha hướng tới hạt nhân của nguyên tử
50

vàng, chúng dần dần bị lệch hướng theo những đường hyperbol, như minh
họa ở Hình 2.19. Nếu một hạt tiến gần tới hạt nhân 3 đơn vị dọc theo
x
hyperbol với đường tiệm cận là y = thì phương trình đường đi của nó
2
là gì?

Hình 2.19: Hạt chuyển động bị lệch hướng Hình 2.20: Xác định vị trí vụ nổ.

Lời giải. Theo công thức (1.7), với hyperbol nằm ngang thì phương
b
trình của hai đường tiệm cận là y = ± x, theo đề bài, ở đây phương
a
x b 1 a
trình đường tiệm cận là y = nên ta có = , từ đó b = . Từ hình
2 a 2 2
vẽ cho thấy a = 3. Suy ra b = 1, 5 và phương trình đường đi của hạt là
x2 y2
− = 1, x ≥ 3.
9 2, 25


Bài tập 2.6.6. Hai micro cách nhau 1 dặm Anh ghi lại một vụ nổ (Hình
2.20). Micro A nhận được âm thanh 2 giây trước micro B . Vậy vụ nổ đã
xảy ra ở đâu? (Giả sử âm thanh lan truyền với tốc độ 1100 feet/giây).

Lời giải. Theo đề bài, hai micro cách nhau 1 dặm (= 5280 feet). Ta
5280
đặt micro A trên trục hoành cách gốc tọa độ = 2640 (feet) về bên
2
phải và đặt micro B trên trục hoành cách gốc tọa độ 2640 (feet) về bên
trái. Hình 2.20 minh họa hai micro cách nhau 1 dặm.
51

Ta biết rằng micro B nhận được âm thanh sau 2 giây so với micro
A. Vì âm thanh di chuyển với tốc độ 1100 feet/giây nên hiệu số khoảng
cách từ nơi xảy ra vụ nổ tới B và tới A là 2 × 1100 = 2200 feet, nghĩa
là 2a = 2200. Từ đó a = 1100 (feet). Tập tất cả các điểm xảy ra vụ nổ
thỏa mãn các điều kiện trên là một hyperbol, với hai micro A và B là
các tiêu điểm. Như trên đã thấy c = 2640 (feet).
Theo hệ thức trong hyperbol: b2 = c2 − a2 = 5759600. Ta kết luận
rằng vụ nổ xảy ra trên nhánh phải của hyperbol
x2 y2
− = 1, x ≥ 1100.
1210000 5759600


Bài tập 2.6.7. Một kiến trúc sư thiết kế hai tòa nhà có hình dạng và vị
y2 x2
trí giống một phần của hai nhánh hyperbol có phương trình − =
400 625
250000, trong đó x và y đo theo đơn vị mét. Hỏi ở điểm gần nhất, hai
tòa nhà cách nhau bao xa?

Hình 2.21: Hai tòa nhà hình hyperbol.

Lời giải. Từ phương trình chuẩn của hyperbol cho thấy a2 = 400, do
đó a = 20. Khoảng cách gần nhất giữa hai tòa nhà bằng khoảng cách
giữa hai đỉnh của hyperbol và bằng 2a = 40m. 
Tóm lại, chương này đã trình bày một số ứng dụng thường gặp của
đường cong hyperbol trong kỹ thuật (bánh răng hình hyperbol, sóng vô
tuyến, thấu kính, gương, kính thiên văn), trong kiến trúc xây dựng công
52

trình (lâu đài, nhà thờ, cung điện, tháp cao làm mát ở nhà máy điện hạt
nhân), quĩ đạo hyperbol (vệ tinh, sao chổi) trong các ngành thiên văn,
địa lý, xác định vị trí tàu thuyền (trên biển, trên không), xác định nơi
xẩy ra tiếng nổ. Cuối chương nêu một bài tập áp dụng với lời giải cho
sẵn.
53

Kết luận

Luận văn tìm hiểu và giới thiệu có chọn lọc các tính chất hữu ích của
đường cong hyperbol và một số ứng dụng thường gặp của nó trong thực
tế. Đây là chủ đề không mới nhưng đáng được quan tâm tìm hiểu, học
tập và nghiên cứu.
Luận văn đã trình bày các nội dung chính sau
1. Các định nghĩa, các khái niệm và các tính chất cơ bản của hyperbol,
đặc biệt là tính chất phản xạ, cách vẽ một hyperbol, phương trình chuẩn
của hyperbol, đường tiệm cận của hyperbol, cách vẽ đồ thị của phương
trình hyperbol và mối quan hệ giữa đường hyperbol với các đường cônic
khác (elip, parabol).
2. Các ứng dụng của hyperbol trong hàng hải, trong kiến trúc xây
dựng, trong vật lý thiên văn và trong đời sống, đặc biệt là xác định vị trí
tàu thuyền trên biển, vật bay trên không, xác định nơi xảy ra tiếng nổ.
3. Một số bài tập áp dụng đơn giản với lời giải cho sẵn, giúp hiểu
thêm các tính chất của đường cong hyperbol và khả năng ứng dụng của
nó trong thực tiễn.
54

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Đề thi tuyển sinh vào các trường
đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp- môn Toán, NXB Giáo
dục.

[2] Phan Huy Khải (2008), Hình học giải tích, NXB Giáo dục.

[3] Nguyễn Văn Lộc (2010), Các đường cônic, tuyển chọn các bài thi vô
địch toán ở các địa phương, quốc gia, quốc tế, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.

[4] Trần Phương (1995), Phương pháp mới giải đề thi tuyển sinh môn
toán, NXB Đà nẵng.
Tiếng Anh

[5] Mathematics III - Frameworks Student Edition, Unit 5: Conic Sec-


tions, 2nd Edition - June, (2010), Georgia Department of Education.

[6] Application, Link: www.mcdougallittell.com

You might also like