You are on page 1of 2

ERP_PRACTICE WEEK 3

Member No 3: Lê Thị Mỹ Duyên

Article No 3 : Nguyễn Thị Lệ Thủy, Trần Thị Mỹ Dung và Tăng Thị Huyền Trân ( 2017).
Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng hợp tác  thông qua hệ thống tồn kho do nhà cung
cấp quản lý ( VMI) .Tạp chı́ Khoa học trường Đại học Cần Thơ. At URL:
<https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-3990/baibao-40961.html>

Điều em thích nhất nhất ở bài báo chính là:


Bài báo do bộ ba đồng tác giả Nguyễn Thị Lệ Thủy, Trần Thị Mỹ Dung và Tăng Thị Huyền
Trân đã giới thiệu đến độc giả một mô hình kiểm soát hàng tồn kho rất hiệu quả, đó chính
là mô hình VMI- một mô hình tồn kho do nhà cung cấp quản lý (VMI) cho một chuỗi
cung ứng với một nhà cung cấp và nhiều nhà bán lẻ. Đặc biệt là trong thời buổi hiện nay,
thị trường bán lẻ đang ngày càng trở nên sôi nổi và cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết thì
việc làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tìm ra một sự kết hợp hoàn hảo giữa các
khâu từ sản xuất hàng hóa đến vận chuyển, tồn kho… với một mức chi phí tối ưu nhất
nhưng vẫn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng luôn là vấn đề nan giải. Thực tế,
giá trị hàng tồn kho thường chiếm khoảng 40% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do
đó, để đảm bảo tình hình hoạt động kinh doanh, nhà quản trị phải đau đầu tìm cách kiểm
soát lượng tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem xét lượng tồn kho có hợp lý với
doanh thu hiện tại chưa, liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng hàng
tồn kho thích hợp hay không, cũng như các biện pháp ước lượng tương tự khác. Và VMI
ra đời như một vị cứu tinh cho các doanh nghiệp. Vì nếu trong quá khứ, chúng ta thống
kê hàng hóa bằng phương pháp thủ công và nhà bán lẻ phải chịu trách nhiệm ra quyết
định đặt hàng thì mô hình VMI mang lại một giá trị tối ưu hơn hẳn cho bài toán chi phí,
bởi nó chịu sự quản lí trực tiếp từ nhà cung cấp và ứng dụng phần mềm Lingo.
Tuy hiện tại, mô hình VMI đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các tập đoàn lẫn các
doanh nghiệp lớn nhỏ trên thế giới như Amazon, Dell, Eimskip hay P&G…, song vào
thời điểm mới xuất hiện, VMI được xem như một ý tưởng đột phá, góp phần thực hiện
một cuộc cách mạng lớn khi cho phép các bên được chia sẻ dữ liệu thông tin chung. Từ
đó, vừa giải quyết được bài toán tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp, vừa giúp khách
hàng trải nghiệm được dịch vụ tốt nhất khi không còn xuất hiện tình trạng chờ hàng hay
hết hàng đột ngột do lượng tồn kho không đủ để đáp ứng nhu cầu. Thông qua hệ thống
quản lý kho hàng này, nhà cung cấp có nhiều thuận lợi hơn để điều phối việc vận chuyển
hàng đến các khách hàng khác nhau và lên thời gian biểu cho việc chuyển hàng – nhanh
hoặc chậm hơn – tùy theo lịch sản xuất, tình trạng tồn kho của khách hàng và năng lực
vận chuyển. Song song đó, về phía nhà bán lẻ, họ cũng có thể tiết kiệm được một khoản
chi phí khá lớn cho việc lập kế hoạch đặt hàng bởi trách nhiệm này nay đã được san sẻ
bớt với bên nhà cung cấp, cũng như đảm bảo được số lượng hàng hóa trong kho luôn ở
mức an toàn nhất. Ngoài ra.
Một lợi ích không kém phần quan trọng khác mà VMI mang lại chính là nhờ vào sự hợp
tác chặt chẽ giữa các nhà cung cấp và các thành phần tham gia mà số lượng hàng thực tế
sẽ được cập nhật một cách liên tục, minh bạch và chính xác. Đồng thời, nó cũng có công
lớn trong việc ngăn chặn hiệu ứng Bullwhip- một hiệu ứng bị phụ thuộc vào quyết định
nhu cầu đặt hàng ở cuối chuỗi nên một sự thay đổi nhỏ trong nhu cầu bên dưới của chuỗi
cung ứng cũng có thể gây ra những tác động vô cùng lớn ở khâu bên trên, tạo cơ hội cho
nhiều vấn đề rắc rối phát sinh như lượng sản phẩm dư thừa quá lớn, lượng tồn kho quá
nhiều, chi phí vận tải và lao động tăng, buộc các nhà sản xuất phải tạm thời cho máy móc
ngưng hoạt động hoặc giảm nhân công xuống.

You might also like