You are on page 1of 11

ĐẠI SỨ QUÁN

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TẠI CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
konsular@vietnambotschaft.org

Quan hệ

Việt Nam - Đức


50 NĂM -
MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
ĐẠI SỨ QUÁN
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TẠI CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
konsular@vietnambotschaft.org

Vietnamesich -
Deutsche
Beziehungen

50 JAHRE - EINE
WEGSTRECKE
NỘI DUNG
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975 đến
nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang
Đức đã có những bước tiến lớn trong nhiều lĩnh vực như
chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa… Trong nhiều năm liền,
Đức luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam ở
thị trường châu Âu. Cùng với đó, cộng đồng hàng trăm
nghìn người Việt sinh sống và làm việc tại Đức đã trở thành
mối liên kết sâu sắc giữa nhân dân hai nước. Do đó, những
nỗ lực trong việc gìn giữ và phát triển quan hệ hữu nghị
giữa hai quốc gia là vô cùng cần thiết.

Trong những nỗ lực đó, không thể không kể đến vai trò của
ngoại giao văn hóa - công cụ mềm dẻo nhưng đầy quyền
lực trong việc thắt chặt tình đoàn kết giữa Việt Nam và
Cộng hòa Liên bang Đức. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức, ấn phẩm "Quan hệ
Việt Nam - Đức, 50 năm một chặng đường" được xuất
bản nhằm mục tiêu thúc đẩy phong trào học tập, nghiên
cứu về văn hóa đối với giới trẻ hai nước Việt Nam - Đức.

Phần dưới đây sẽ trình bày cụ thể hơn về quan hệ ngoại


giao nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng giữa hai
nước kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, bao
gồm:

CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC GIỮA HAI NƯỚC

1 Quan hệ chính trị


2 Quan hệ kinh tế
3 Quan hệ văn hóa - giáo dục
3 Quan hệ hợp tác khoa học - kỹ thuật

NGOẠI GIAO VĂN HOÁ GIỮA HAI NƯỚC

5 Về ngôn ngữ
5 Về giáo dục

6 Về nghệ thuật

7 Các dự án bảo tồn văn hóa


7 Về thể thao
CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC GIỮA HAI NƯỚC

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ


Quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức được thiết lập
chính thức vào ngày 23/9/1975, mở ra con đường phát triển cho các
quan hệ khác và bước đầu triển khai một số hoạt động như trao đổi
đoàn, chuẩn bị đàm phán hiệp định hợp tác Khoa học Kỹ thuật…

Từ sau năm 1990, quan hệ giữa hai nước phát triển nhanh và có nhiều
chuyển biến tích cực hơn. Điều này được thể hiện qua sự trao đổi các
đoàn cấp cao và các cấp như đoàn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1993),
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (2004), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
(2017) đến thăm Đức và đoàn của Thủ tướng Đức Helmut Kohl (1995),
Chủ tịch Quốc hội Wolfgang Thierse (2001) đến thăm Việt Nam.

Hai bên cũng tích cực đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực thông qua
một số Hiệp định như: Hiệp định đầu tư (1993), Hiệp định hàng hải
(1995), Hiệp định đánh thuế 2 lần, Hiệp định Hợp tác Khoa học - Kỹ
thuật (1999)...

Vào ngày 11/10/2011, Việt Nam và Đức đã ký Tuyên bố Hà Nội về thiết


lập “quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai’’ trong chuyến thăm
chính thức đến Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Theo đó, chính phủ Đức đã bày tỏ quan điểm tương đồng với Việt
Nam về các vấn đề quốc tế lớn: Ủng hộ Việt Nam mở rộng quan hệ với
EU, ủng hộ tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, ủng hộ lập
trường chính nghĩa của Việt Nam và ASEAN giải quyết các tranh chấp
bằng biện pháp hòa bình trên tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế.

Về quan hệ Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Xã hội
Đức (SPD) có cơ chế đối thoại lý luận thường niên, tổ chức luân phiên
tại hai nước.

1
BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU

QUAN HỆ KINH TẾ TỪ VIỆT NAM SANG ĐỨC


Đơn vị: triệu USD

Về kinh tế, Đức là đối tác thương mại Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng giá trị
12.500
lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu và là
cửa ngõ trung chuyển quan trọng của
thương mại Việt Nam khi xuất khẩu
10.000
hàng hóa sang các thị trường khác ở
châu Âu. Hai nước đã ký kết một số
hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan
7.500
hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp
định hợp tác hàng hải, hàng không, 5.000

Hiệp định thương mại tự do EVFTA...

Về trao đổi thương mại, trong giai 2.500


đoạn 2010-2020, kim ngạch thương
mại hai chiều Việt Nam - Đức tăng từ
4,11 tỷ USD năm 2010 lên 9,98 tỷ USD 0
(gần gấp 3 lần).
95

00

05

10

15

16

17

18

19
20
20

20

20
20
20
19

20
20

Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang


Đức chủ yếu là giày dép, dệt may, cà phê
hạt, đồ gỗ, thủy sản, đồ da, điện tử...

Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập


khẩu từ Đức là máy móc, phương tiện vận
chuyển, hoá chất, kim loại, các sản phẩm
dầu mỏ...

Về đầu tư thương mại, tính đến tháng


2/2022, Đức có hơn 400 dự án FDI tại Việt
Nam, với tổng số vốn đăng ký hơn 2,3 tỷ
USD, trong đó các dự án đều mang tính
bền vững, lâu dài với công nghệ hiện đại.
Trong 2 tháng đầu năm 2022, đầu tư từ
Việt Nam sang Đức đạt mức tổng vốn đăng
ký hơn 200 triệu USD với 35 dự án.

2
QUAN HỆ VĂN HÓA - GIÁO DỤC

1990 Hai nước ký Hiệp định hợp tác văn hóa.

1997 Đức thành lập Trung tâm văn hóa Đức (Viện Goethe)
tại Hà Nội.

1998 Hợp tác xây dựng Trung tâm trao đổi khoa học, kỹ
thuật.

2000
Đức xây dựng Cơ quan trao đổi hàn lâm của Đức (DAAD)
tại Hà Nội và thường xuyên cấp học bổng cho cán bộ Việt
Nam sang học tập tại Đức để nâng cao trình độ.

Ngoài ra, Đức đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc cấp học bổng cho sinh viên Việt
Nam du học ở Đức, hiện nay có khoảng 2000 sinh viên Việt đang du học tại Đức.

Việt Nam và Đức đã ký Nghị định thư hợp tác

QUAN HỆ
nghiên cứu khoa học giữa Bộ Khoa học và Công
nghệ Việt Nam và Bộ Liên bang về Giáo dục và
Nghiên cứu Đức (BMBF) vào năm 1996, làm gia

HỢP TÁC tăng hơn nữa các hợp tác, thành tựu về khoa học,
công nghệ.

KHOA HỌC - Hai nước đã cùng thiết lập 4 chương trình hợp
tác quan trọng gồm: Chương trình y tế và phát

KỸ THUẬT triển đô thị bền vững, Chương trình kinh tế sinh


học, Chương trình CLIENT I & II - Đối tác quốc tế
về nghiên cứu phát triển bền vững và Chương
trình Đổi mới sáng tạo.

3
NGOẠI GIAO
VĂN HÓA GIỮA
HAI NƯỚC

Hiệp định văn hóa giữa Việt Nam và Đức được ký kết vào ngày 10/5/1990 là nền tảng
cho quan hệ văn hóa giữa hai nước. Đây là cơ sở cho hoạt động hợp tác văn hóa giữa
hai chính phủ trong việc triển khai hoạt động của các tổ chức văn hóa của Đức tại Việt
Nam.

Bên cạnh đó, hơn 100.000 người Việt từng sống và làm việc tại Đức và hơn 170.000
người gốc Việt đang sinh sống và làm việc tại Đức cũng là cầu nối vững chắc tạo nên
sự đa dạng và bền chặt trong quan hệ giữa hai nước.

4
VỀ NGÔN NGỮ VỀ GIÁO DỤC
Hiện nay, có khoảng 125.000 người Việt Đức và Việt Nam có một truyền thống hợp
Nam và người Đức gốc Việt sinh sống tại tác lâu năm trong lĩnh vực giáo dục. Ngay
Đức. Và tại Việt Nam, hiện có khoảng từ những năm 1955, đã có những thiếu
100.000 người biết nói tiếng Đức. Đức đã niên Việt Nam sang Đức học tập. Cho đến
hỗ trợ các cơ sở đào tạo tiếng Đức tại Việt nay đã có khoảng hơn 100.000 người Việt
Nam về trang thiết bị đào tạo, cung cấp Nam đã và đang học tập tại Đức.
giáo viên bản ngữ và cấp học bổng cho
giáo viên cũng như các sinh viên, học sinh Với Đức, Việt Nam là quốc gia trọng tâm
đạt kết quả học tập xuất sắc. Bên cạnh đó, của nỗ lực quốc tế hóa giáo dục đại học.
nhiều trường học tại Việt Nam đã đưa Năm 1997, Viện Goethe tại Hà Nội bắt đầu
tiếng Đức vào hoạt động giảng dạy như đi vào hoạt động - là nơi truyền bá hình
trường tiểu học Lomonoxop, trung học cơ ảnh nước Đức đương đại, nghệ thuật và
sở Đống Đa, trung học phổ thông Việt văn hóa Đức, vừa đẩy mạnh công tác dạy
Đức… tiếng Đức.

Ngày 21/01/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo


đã ra Quyết định số 240/QĐ-BGDĐT về
việc phê duyệt Chương trình giáo dục phổ Năm 2003, Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức
thông môn tiếng Đức – ngoại ngữ 2 theo (DAAD) đã mở văn phòng đại diện tại Hà
“Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ Nội. Năm 2008, Ủy ban Giáo dục Phổ
thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – thông Đức ở nước ngoài (ZfA) bắt đầu
2020” hoạt động tại Việt Nam trong khuôn khổ
sáng kiến trường học quan hệ đối tác của
Bộ Ngoại giao Đức.

Đại học Việt Đức (VUG), thành lập năm


2008 dưới sự hợp tác của Chính phủ Việt
Nam, CHLB Đức và Bang Hessen được coi
là ngọn “hải đăng” cho hợp tác giáo dục
giữa Việt Nam và Đức.

5
VỀ NGHỆ THUẬT

Đối với lĩnh vực âm nhạc, từ nhiều năm nay, Viện


Goethe đã tổ chức nhiều chương trình giao lưu âm
nhạc nhằm mục đích giao lưu giữa nền âm nhạc Đức
và dàn nhạc giao hưởng Việt Nam.

Tháng 7/2020, Đại sứ quán Đức và Viện Goethe đã tổ


chức buổi biểu diễn của Berlin Philharmonic được
xem là một trong những dàn nhạc hàng đầu trên thế
giới hiện nay.

Ngoài ra, Viện Goethe còn tổ chức rất nhiều buổi hòa
nhạc khác như bản giao hưởng số 9 của Beethoven,
Liên hoan âm nhạc châu Âu nhân dịp kỷ niệm 20 năm
quan hệ ngoại giao giữa EU và Việt Nam.

Tất cả những nỗ lực và thành tựu trên đã giúp khán


giả Việt Nam trải nghiệm cảm xúc được hòa chung
nền âm nhạc Đức với nhiều cung bậc cảm xúc khác
nhau.

Về điện ảnh, hàng năm Viện Goethe tổ chức liên hoan phim khoa học dành cho đối tượng học sinh,
sinh viên và các công chúng quan tâm đến kỹ thuật, tự nhiên, môi trường. Liên hoan phim Đức cũng giới
thiệu đến khán giả những bộ phim đặc sắc và mới nhất của điện ảnh Đức.

Phim Lời chào từ Fukushima Phim Tấm hình

6
VỀ THỂ THAO
Với nền bóng đá hùng mạnh và đội tuyển được
mệnh danh là những “cỗ xe tăng” của Đức, việc
mở rộng hợp tác phát triển giữa bóng đá Việt
Nam và bóng đá Đức thông qua việc ký kết biên
bản ghi nhớ dự án “Vườn ươm tài năng bóng đá
trẻ Việt Nam tại CHLB Đức”, với sự tham gia
phối hợp của LĐBĐVN, Next Media và
Bundesliga, sẽ tạo cơ hội cho những tài năng trẻ
của bóng đá Việt Nam được tập huấn, thi đấu
nâng cao trình độ tại môi trường bóng đá
chuyên nghiệp hàng đầu thế giới như CHLB
Đức. Đây là kết quả của quá trình trao đổi,
thống nhất nhằm nâng cao sự hợp tác giữa
Next Media, Bundesliga và LĐBĐVN để phát
triển bóng đá Việt Nam trong tương lai.

Mục tiêu chung là tìm kiếm những tài năng


bóng đá trẻ Việt Nam để tập huấn, thi đấu tại
môi trường bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu
thế giới (CHLB Đức), giúp cầu thủ tiếp cận và
được huấn luyện với những giáo án chuyên biệt
ở các CLB đẳng cấp thế giới.

CÁC DỰ ÁN BẢO TỒN VĂN HÓA


Trong khuôn khổ chương trình bảo tồn văn hóa của Bộ Ngoại giao CHLB Đức,
từ nhiều năm nay Đại sứ quán Đức Hà Nội phối hợp tích cực với các chuyên gia
và các tổ chức Việt Nam trong việc bảo tồn bền vững các công trình kiến trúc
và di sản văn hóa Việt Nam. Các dự án Bảo tồn di sản văn hóa tiêu biểu là dự án
bảo tồn và tu bổ thành môn và bức bình phong tại lăng Tự Đức ở Huế hay dự
án trùng tu một ngôi Đình đặc biệt có giá trị lịch sử tại trung tâm làng cổ Trần
Đăng ở Hà Nội (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) hoàn thiện vào năm 2011. Một dự án
khác đang được chính phủ Đức hỗ trợ tại Huế là dự án tu bổ đền Tối Linh Tự
do một nhóm chuyên gia Đức thực hiện.

7
KẾT LUẬN

Như vậy, có thể thấy sau nhiều năm, Việt Nam và Đức đã thành công xây dựng mối quan hệ hợp
tác bền vững và lâu dài cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục và khoa học - kỹ thuật. Có được
thành quả đó là nhờ những nỗ lực không ngừng của chính phủ hai nước và nhịp cầu quan trọng
được xây dựng bởi cộng đồng người Việt sinh sống tại Đức cũng như người Đức tại Việt Nam.

Nhờ công tác đẩy mạnh ngoại giao văn hóa của Đức, các chính sách, hoạt động về ngôn ngữ, giáo
dục, nghệ thuật, thể thao cũng như các dự án bảo tồn văn hóa đã được triển khai rộng rãi. Điều
này góp phần quảng bá hình ảnh nước Đức đến đông đảo công chúng Việt Nam, giúp gia tăng
thiện cảm của người dân đối với đất nước này. Đây là thế mạnh mà Việt Nam có thể học hỏi từ
Đức - một trong những quốc gia hàng đầu về quyền lực mềm, để ngày càng phát triển hình ảnh
văn hóa nước ta phổ biến hơn với các nước trên thế giới.

You might also like