You are on page 1of 5

Public Disclosure Authorized

3/2022

CẬP NHẬT KINH TẾ


VĨ MÔ VIỆT NAM
Public Disclosure Authorized
Public Disclosure Authorized

Ảnh: VnExpress.net

CÓ GÌ MỚI?
Số ca mắc COVID-19 mới tăng đột biến, lên đến hơn 100.000 ca mỗi ngày trong nửa cuối tháng 2 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên
Đán, khiến các chỉ số di chuyển chính giảm.
Public Disclosure Authorized

Dữ liệu hiện có cho thấy các hoạt động kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi, với sản xuất công nghiệp tăng 8,5% (so với
cùng kỳ năm trước) và tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 3,1% (so với cùng kỳ năm trước) mặc dù ảnh
hưởng của xu hướng số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây đến cung lao động, sản xuất và tiêu
dùng có thể chưa được phản ánh đầy đủ.
Cán cân thương mại hàng hóa xấu đi, chuyển từ thặng dư 1,4 tỷ USD trong tháng 1 sang thâm hụt 2,0 tỷ USD trong tháng 2
do nhập khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu. So với một năm trước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký
giảm, trong khi giải ngân vốn FDI tăng tháng thứ 3 liên tiếp.
Mặc dù giá năng lượng tăng nhưng lạm phát tiếp tục được kiềm chế nhờ giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định và
nhu cầu trong nước còn yếu. Nhu cầu tín dụng vẫn cao sau Tết Nguyên Đán, khiến lãi suất qua đêm thị trường liên ngân
hàng giữ ở mức 2,56% vào thời điểm cuối tháng 2, so với mức dưới 1% cuối năm 2021.
Cân đối ngân sách thặng dư 1,1 tỷ USD trong tháng 2 do kết quả thu ngân sách tốt. Chi ngân sách tăng nhờ cải thiện tiến độ
giải ngân vốn đầu tư công.
Mặc dù nền kinh tế tiếp tục cho thấy khả năng chống chịu và đang phục hồi, nhưng rủi ro tiêu cực đã tăng cao do các ca
nhiễm OMICRON đang quét qua cả nước và xung đột Nga-Ukraine gia tăng tính bất định về phục hồi kinh tế toàn cầu, tạo
ra những căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng áp lực lạm phát. Giá hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và có
thể còn tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Tiếp tục triển khai tiêm liều vắc-xin tăng cường và ban hành hướng dẫn y tế đóng vai
trò rất quan trọng trong việc kiểm soát làn sóng OMICRON. Do tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và
Trung Quốc - những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - có thể bị ảnh hưởng, cơ quan chức năng nên khuyến
khích doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới thông qua các chuỗi
giá trị toàn cầu (GVC) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có để tăng cường khả năng chống chịu của xuất khẩu.
Mặc dù cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước, nhưng giảm thuế bảo vệ môi trường không phải là chính sách
đúng đắn để hạ nhiệt giá xăng dầu.

T R APNNG 0 1
3/2022 • CẬP  NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

NHỮNG  DIỄN BIẾN KINH TẾ GẦN  ĐÂY


Số ca mắc COVID-19 mới tăng vọt khi người dân bị ảnh hưởng bởi số ca nhiễm tăng nhanh chóng từ
đi làm trở lại sau Tết Nguyên Đán nửa cuối tháng 2. Nhiều người phải tự cách ly ở nhà
hơn, trong khi những người khác có thể đã trở nên
Số ca mắc mới tăng mạnh, lên đến hơn 100.000 ca dè dặt hơn trong việc giao tiếp xã hội và đi lại bằng
mỗi ngày vào cuối tháng 2 (Hình 1). Số ca tử vong phương tiện giao thông công cộng (Hình 2).
mới cũng tăng lên, mặc dù tỷ lệ tử vong, là tỷ số
giữa tổng số ca tử vong và tổng số ca nhiễm, tiếp Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tốc, nhưng có thể
tục giảm. Tính đến ngày 7/3, số ca nhiễm tính từ chưa phản ánh hết ảnh hưởng của làn sóng lây
đầu đại dịch đã chạm mốc 4,6 triệu ca, và số ca tử nhiễm COVID-19 mới đến sản xuất
vong lên đến 40.900 ca. Gần 79% dân số đã được
tiêm vắc-xin COVID-19 đầy đủ và 41,2% đã được Tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp
tiêm liều tăng cường. tăng lên 8,5% (so với cùng kỳ năm trước) từ 2,8%
(so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 1, cho thấy
Hình 1: Số ca nhiễm và tử vong mới sự cải thiện chung trong hoạt động công nghiệp chế
(Nghìn ca nhiễm mới, Bình quân động 7 ngày)
biến, chế tạo (Hình 3). Đặc biệt, sau khi giảm vào
tháng 1, sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm
quang học đã phục hồi trở lại, tăng 9,1% (so với
cùng kỳ năm trước). Sản xuất trang phục duy trì kết
quả tốt với mức tăng trưởng 24,7% (so với cùng kỳ
năm trước). Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo bật tăng từ 53,7 trong tháng 1 lên 54,3 vào
tháng 2, mức cao nhất trong 10 tháng gần đây, cho
thấy điều kiện kinh doanh trong nước tiếp tục được
cải thiện. Tuy nhiên, tác động của làn sóng lây
nhiễm COVID-19 nhanh chóng đối với sản xuất có
thể chưa được phản ánh đầy đủ trong dữ liệu hiện
có vì cả chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng và
chỉ số PMI đều dựa trên dữ liệu được thu thập đến
giữa tháng 2.
Các chỉ số di chuyển giảm do số ca mắc COVID-19
mới tăng mạnh Hình 3: Chỉ số sản xuất công nghiệp
(%, NSA)
Hình 2: Xu hướng di chuyển và mức độ nghiêm ngặt
của Chính phủ
(% thay đổi về đi lại so với số liệu đầu kỳ 03/01 -
06/02/2020, Bình quân động 7 ngày)

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ


tiêu dùng tiếp tục phục hồi

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ


tiêu dùng ước tăng 3,1% (so với cùng kỳ năm trước)
Mức độ di chuyển tăng sau Tết Nguyên Đán do trong tháng 2, cao hơn tốc độ tăng trưởng trong
người dân trở lại làm việc. Tuy nhiên, chỉ số này đã tháng 1 (Hình 4). Doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp
abc abcd
TRANG 02
3/2022 • CẬP  NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

tục phục hồi, tăng 5,9% (so với cùng kỳ năm trước), tháng 1. Xuất khẩu dệt may vẫn được duy trì mạnh
lần tăng đầu tiên kể từ tháng 5/2021, nhờ doanh mẽ, tăng trưởng 25,8% (so với cùng kỳ năm trước).
thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng trưởng mạnh Tăng nhập khẩu một phần phản ánh tăng trưởng
(12,6% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu bán lẻ nhanh hơn của nhập khẩu linh kiện điện thoại, máy
hàng hóa tăng 2,4% (so với cùng kỳ năm trước). tính và điện tử, với tốc độ bật tăng từ 14,9% (so với
Giống như đối với sản xuất công nghiệp, con số ước cùng kỳ năm trước) trong tháng 1 lên 32,3% (so với
tính của doanh thu bán lẻ có thể chưa nắm bắt đầy cùng kỳ năm trước) trong tháng 2. Kim ngạch nhập
đủ tác động của đợt gia tăng số ca nhiễm COVID-19 khẩu xăng dầu cũng tăng 146,8% (so với cùng kỳ
và sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng trong năm trước), phản ánh rõ xu hướng tăng của giá dầu.
nửa cuối tháng 2, như đã thấy ở xu hướng giảm Theo đối tác thương mại, xuất khẩu sang Hoa Kỳ
trong mức độ di chuyển, đặc biệt là đến các địa vẫn tăng trưởng mạnh với tốc độ 14,6% (so với
điểm bán lẻ và giải trí. cùng kỳ năm trước) trong khi xuất khẩu sang Trung
Quốc phục hồi, tăng 19,5% (so với cùng kỳ năm
Hình 4: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trước) sau khi giảm 15,2% trong tháng 1.
tiêu dùng (%, NSA)
Vốn FDI đăng ký giảm trong khi vốn FDI thực hiện
tiếp tục phục hồi mạnh mẽ

Việt Nam đã thu hút 2,9 tỷ USD vốn FDI đăng ký


trong tháng 2, thấp hơn 15,9% so với một năm
trước (Hình 6). Hầu hết vốn đăng ký đến từ các
doanh nghiệp đang hoạt động có kế hoạch mở rộng
cơ sở sản xuất. Số vốn này bao gồm 2 dự án lớn
trong lĩnh vực bất động sản và điện tử, mỗi dự án trị
giá hơn 900 triệu USD. Vốn giải ngân của các dự án
FDI đã được phê duyệt tăng 7,9% (so với cùng kỳ
năm trước) trong tháng 2, tháng tăng trưởng thứ ba
Cán cân thương mại hàng hóa xấu đi do nhập khẩu liên tiếp.
tăng nhanh hơn xuất khẩu
Hình 6: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hình 5: Thương mại hàng hóa (Tỷ USD, NSA)
(% so cùng kỳ năm trước, NSA)

Lạm phát vẫn được kiềm chế mặc dù giá nhiên


liệu tăng

Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng lần Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,4% (so với cùng kỳ
lượt 15,5% và 22,3% (so với cùng kỳ năm trước), năm trước), mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021
cao hơn tốc độ tăng trưởng trong tháng 1 (Hình 5). (Hình 7). Giá xăng dầu tăng 5,8% so với tháng trước
Do nhập khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với xuất và 47,1% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục góp
khẩu, cán cân thương mại xấu đi, chuyển từ thặng phần làm tăng chi phí giao thông, và do đó, làm tăng
dư 1,4 tỷ USD trong tháng 1 sang thâm hụt 2,0 tỷ giá tiêu dùng. Ngược lại, giá lương thực, thực phẩm
USD trong tháng 2. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (LT-TP) tương đối ổn định so với một năm trước
cao hơn nhờ xuất khẩu điện thoại, máy tính và điện nhờ chuỗi cung ứng trong nước được duy trì tốt.
tử, và máy móc tăng 6,2% (so với cùng kỳ năm Lạm phát cơ bản, không bao gồm lương thực, thực
trước) trong tháng 2, so với mức giảm 8,6% trong phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước
abcd abcd
TRANG 03
3/2022 • CẬP  NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

quản lý giá, chỉ tăng 0,7% (so với cùng kỳ năm trước), đầu năm 2022. Thu ngân sách tháng 2 tăng 5,3% (so
tương đương tỷ lệ ghi nhận trong 2 tháng trước đó, với cùng kỳ năm trước) trong khi chi ngân sách tăng
phản ánh nhu cầu trong nước phục hồi yếu. 6,1% (so với cùng kỳ năm trước) nhờ cải thiện tình
hình thực hiện chương trình đầu tư công. Tổng thu
Hình 7: Đóng góp vào tốc độ tăng CPI ngân sách của Chính phủ trong hai tháng đầu năm
(% và điểm %, so cùng kỳ năm trước)
đã đạt 22,9% dự toán, cho thấy tác động của các
chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế trong Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế chưa được thể
hiện rõ trong kết quả thu ngân sách. Chính phủ
cũng đã chi 12,8% kế hoạch được giao. Giải ngân
vốn đầu tư công được cải thiện đáng kể, đạt 8,6%
kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn nhiều
so với tỷ lệ 5,1% cùng kỳ năm trước.

Kho bạc Nhà nước đã phát hành 412 triệu USD trái
phiếu chính phủ bằng nội tệ trong tháng 2, nâng
tổng giá trị trái phiếu phát hành lên 1,4 tỷ USD
trong 2 tháng đầu năm, tương đương 8,1% kế
hoạch. Tất cả trái phiếu đã phát hành đều có kỳ hạn
dài (ít nhất 10 năm). Thanh khoản dồi dào tiếp tục
giữ chi phí huy động vốn ở mức thấp, với lợi suất
Nhu cầu tín dụng vẫn cao sau Tết Nguyên Đán trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ
cấp ổn định ở mức 2,12% vào cuối tháng 2.
Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 15,7% (so
với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2, giảm nhẹ so Cần theo dõi:
với 16,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 1
(Hình 8). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này cao hơn Khi số ca nhiễm COVID-19 mới gia tăng, tiếp tục
so với năm 2021, cho thấy nhu cầu tín dụng vẫn ở tiêm liều vắc-xin tăng cường và ban hành hướng
mức cao. Do đó, lãi suất qua đêm trên thị trường dẫn y tế đóng vai trò rất quan trọng. Xung đột Nga-
liên ngân hàng được duy trì ở mức 2,56% tại thời Ukraine đã làm gia tăng tính bất định về sự phục hồi
điểm cuối tháng 2, so với mức 2,42% cuối tháng 1 và kinh tế toàn cầu, gây ra những căng thẳng mới đối
tăng 1,8 điểm phần trăm so với cuối tháng 12/2021. với chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng áp lực lạm
phát. Cơ quan chức năng nên khuyến khích các nhà
Hình 8: Tăng trưởng tín dụng xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng
(%, NSA)
tạo sang những sản phẩm mới thông qua các chuỗi
giá trị toàn cầu (GVC) và hiệp định thương mại tự
do (FTA) hiện có để nâng cao khả năng chống chịu
của xuất khẩu. Giá cả hàng hóa thế giới đã tăng
mạnh và còn có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn.
Do đó, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá trong
nước. Tuy nhiên, giảm thuế bảo vệ môi trường
không phải là chính sách đúng đắn để hạ nhiệt giá
xăng dầu.

Nguồn và ghi chú:

Toàn bộ dữ liệu từ Haver Analytics và nguồn lấy từ


Tổng cục Thống kê (TCTK) Việt Nam, ngoại trừ: Thu chi
ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu
Ngân sách nhà nước tiếp tục thặng dư trong khi tiến tư (KH&ĐT)), FDI (Bộ KH&ĐT); PMI (khảo sát của
độ thực hiện các dự án đầu tư công được cải thiện Nikkei và IHS Markit; Chỉ số nhà quản trị mua hàng lấy
từ khảo sát 400 doanh nghiệp chế tạo chế biến, dựa
Cân đối ngân sách nhà nước ghi nhận thặng dư 1,1 trên năm chỉ số riêng lẻ về đơn đặt hàng, sản lượng,
tỷ USD trong tháng 2 và 4,2 tỷ USD trong 2 tháng việc làm, thời gian cung ứng hàng (và tồn kho các mặt
abcd abcd
TRANG 04
3/2022 • CẬP  NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

hàng đã mua). Số liệu này được điều chỉnh theo mùa vị, cho ngày tương đương trong tuần, trong giai đoạn 5
vụ. Chỉ số này nếu vượt 50 nghĩa là ngành chế tạo chế tuần từ ngày 3/1 đến 6/2/2020, và thay đổi mỗi ngày
biến đang phát triển so với tháng trước; dưới 50 nghĩa được so sánh với giá trị ban đầu của ngày đó trong
là đang bị thu hẹp; còn 50 nghĩa là không thay đổi); số tuần) (Google); Trái phiếu Kho bạc (Sở Giao dịch Chứng
liệu về khu vực tài chính, bao gồm thông tin tín dụng khoán Hà Nội và Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt
(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam); tín dụng và tiền gửi Nam); tỷ giá thực hữu hiệu (REER) (Cơ sở dữ liệu theo
trong tháng 1 và tháng 2 năm 2022 (do cán bộ Ngân dõi toàn cầu của Ngân hàng Thế giới), tỷ giá trên thị
hàng Thế giới tính toán dựa trên dữ liệu lấy từ báo chí trường chính thức (Vietcombank).
trong nước); số liệu về ca nhiễm COVID-19 và tiêm
vắc-xin COVID-19 (Our World in Data), xu hướng di SA= Điều chỉnh mùa vụ; NSA= Không điều chỉnh mùa
chuyển trong cộng đồng (số liệu cơ sở lấy giá trị trung vụ; LHS = Thang bên trái; FOB = giao hàng lên tàu; CIF
ab = tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu.

TRANG 05

You might also like