You are on page 1of 11

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 10.

2022
BVSC RESEARCH – 11.2022
NỘI DUNG
❑ Chỉ số SXCN trong tháng 10/2022 tăng 3,03% so với tháng 9 và 6,27% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính chung 10 tháng
đầu năm, chỉ số SXCN ghi nhận mức tăng 9,01% YoY. Đà tăng YoY của chỉ số SXCN đã chậm lại đáng kể, thấp nhất kể từ tháng
2 tới nay. Trong 2 tháng còn lại của năm, tăng trưởng YoY của chỉ số SXCN sẽ tiếp tục thu hẹp;

❑ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (TMBL) trong tháng 10/2022 đạt 486,37 nghìn tỷ đồng, tăng 17% YoY. Tính
tổng 10 tháng đầu năm, TMBL ghi nhận mức tăng 20% YoY. Đà tăng YoY của TMBL sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong các tháng còn lại
của năm 2022, một phần do mức nền so sánh cao trong cuối năm 2021, trong khi lạm phát của Việt Nam đang có dấu hiệu
tăng cao, gây khó khăn đối với tăng trưởng tiêu dùng;

❑ Về đầu tư công, vốn đầu tư từ NSNN trong tháng 10/2022 đạt 53.596 tỷ đồng, tăng 26,94% YoY và 7,56% MoM. Như vậy, sau
10 tháng, tổng lượng giải ngân vốn đầu tư công đạt 387.667 tỷ đồng, tăng 20% YoY, hoàn thành 67,1% kế hoạch cả năm. Với
sự quyết liệt và đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy đầu tư công của Chính phủ, BVSC dự báo cả năm 2022, đầu tư công sẽ hoàn
thành 85-90% kế hoạch;

❑ Chỉ số CPI tăng 4,30% YoY trong tháng 10, mức tăng YoY cao nhất kể từ tháng 3/2020 cho tới nay, đồng thời là mức tăng YoY
riêng trong tháng 10 cao nhất kể từ năm 2013. Trung bình CPI tăng 2,89% trong 10 tháng đầu năm 2022. Trong 2 tháng còn lại
của năm 2022, chỉ số CPI của Việt Nam nhiều khả năng sẽ vẫn cao hơn 4%. Dù vậy, tính chung cả năm 2022, BVSC cho rằng chỉ
số CPI trung bình sẽ chỉ ở khoảng 3,1%-3,5%;

❑ Tới cuối tháng 10, đồng VND đã giảm mạnh 4,09% MoM so với đồng USD. So với cuối năm 2021, đồng VND đã giảm tới 8,1%
YTD. Dự báo, VND vẫn còn chịu tác động từ diễn biến mạnh lên của đồng USD trong đợt tăng lãi suất của Fed trong tháng 11
và tháng 12, mức mất giá của VND trong thời gian còn lại của năm có thể thêm 1-1,5%.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 10.2022| 2


Sản xuất công nghiệp
Tăng 6,27% so với cùng kỳ trong tháng 10

Chỉ số sản xuất công nghiệp MoM ❑ Chỉ số SXCN trong tháng 10/2022 tăng 3,03% so với tháng 9 và 6,27% so với cùng kỳ năm
30% YoY
trước. Như vậy, tính chung 10 tháng đầu năm, chỉ số SXCN ghi nhận mức tăng 9,01% YTD. Dù
YTD
20% vậy, đà tăng so với cùng kỳ của chỉ số SXCN toàn ngành cũng như của các nhóm ngành chính
10% phần lớn đều có diễn biến thu hẹp lại so với các tháng trước.

0% ❑ Đáng chú ý, chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 10 của Việt Nam đạt mức
50,6 điểm, đánh dấu tháng thứ 13 liên tiếp trên 50 điểm, cho thấy các hoạt động của khu vực
-10%
sản xuất vẫn đang tiếp tục mở rộng nhưng với tốc độ chậm lại đáng kể, khi chỉ số PMI tháng 10
-20% ở mức thấp nhất trong vòng 13 tháng này. Theo S&P Global, cả số lượng đơn đặt hàng mới và
-30% đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đều tăng với tốc độ yếu nhất trong
T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 13 tháng là nguyên nhân chính dẫn tới sự yếu đi của chỉ số PMI. Đây là những dấu hiệu phản
2021 2022 ánh tác động từ triển vọng yếu kém của nền kinh tế toàn cầu tới tăng trưởng ngành sản xuất
Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam của Việt Nam. Lạm phát thế giới và lo ngại suy thoái kinh tế đều ở mức cao đã ảnh hưởng tới
nhu cầu tiêu dùng trên thế giới, qua đó tác động tới nhu cầu nhập khẩu cũng như tình hình sản
60
xuất trong nước. Lượng đơn hàng tăng trưởng thấp hơn trong khi lượng hàng tồn kho trong
55 50,60 tháng 10 cũng đã sụt giảm phản ánh dự phóng tăng trưởng chậm lại từ phía doanh nghiệp.
50
❑ Do đó, BVSC cho rằng tăng trưởng YoY của chỉ số SXCN trong 2 tháng còn lại của năm có thể
45
tiếp tục thu hẹp.
40

35

30
7/2019

7/2020
4/2019

10/2019

1/2020

4/2020

10/2020

1/2021

4/2021

7/2021

10/2021

1/2022

4/2022

7/2022

10/2022

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 10.2022| 3


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tăng 17% YoY trong tháng 10, dự báo tiếp tục tăng chậm lại trong 2 tháng cuối năm

Tổng mức bán lẻ hàng hóa MoM Bán lẻ hàng hóa (Tỷ VND)
50% YoY
400.000
YTD 379.272
40% 374.602 373.508 372.982 374.708
368.556 365.706 368.944
355.532
30%
341.593
20% 350.000

10%
0% 300.000
-10%
-20%
250.000
-30%
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10
2018 2019 2020 2021 2022
2018 2019 2020 2021 2022

Du lịch lữ hành (Tỷ VND) ❑ TMBL trong tháng 10/2022 đạt 486,37 nghìn tỷ đồng, tăng 17% YoY. Tính tổng 10 tháng đầu năm,
TMBL ghi nhận mức tăng 20% YoY.
5.000
❑ Về cơ cấu, doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (79,2%), với giá trị tăng 15% trong
10 tháng đầu năm. Trong khi đó, mức tăng của các mảng doanh thu dịch vụ ăn uống và lưu trú và du
4.000
lịch lữ hành vẫn khá cao, lần lượt là 51,8% và 291,6% YTD. Dù vậy, tăng trưởng của các mảng đã bắt
đầu chậm lại so với các tháng trước, một phần do đáy tiêu dùng rơi vào tháng 8/2021 (cao điểm của
3.000
2.140 làn sóng thứ 4 dịch Covid-19 tại Việt Nam) khiến cho nền so sánh trong tháng 10 không còn thấp như
trong tháng trước đó.
2.000
❑ BVSC cho rằng đà tăng YoY của TMBL sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong hai tháng còn lại của năm 2022, một
1.000 phần do mức nền so sánh trong Quý 4/2021 đã cao hơn nhiều so với Quý 3. Ngoài ra, việc nền kinh tế
thế giới đối diện nguy cơ suy thoái cũng sẽ tác động tiêu cực tới du lịch của Việt Nam, trong khi lạm
0 phát của Việt Nam cũng đang có dấu hiệu tăng dần, và có thể vượt 4% YoY trong các tháng cuối năm,
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 cũng sẽ gây khó khăn đối với tăng trưởng tiêu dùng. Dù vậy, gói giảm 2% thuế VAT kéo dài tới cuối
2018 2019 2020 2021 2022 năm và dịp Tết nguyên đán 2023 tới sớm ngay trong tháng 1/2023 vẫn sẽ hỗ trợ cầu tiêu dùng trong
các tháng còn lại của năm 2022, đặc biệt trong tháng 11 và tháng 12 tới đây.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 10.2022| 4


Vốn đầu tư
Hoàn thành 67,1% kế hoạch giải ngân đầu tư công cả năm

Giá trị giải ngân đầu tư công theo tháng (Tỷ VND) Dư địa giải ngân vốn đầu tư công (Tỷ VND)
Vốn đầu tư FDI
60.000 2020 Triệu USD
53.596 25.000
49.828 2021
47.155 387.667
50.000 45.699
43.506 350.656 2022 20.000
319.063
38.181
40.000 15.000
33.606
28.846 190 nghìn tỷ
30.000 25.804 10.000
21.445 114.293 104.578
5.000
20.000

-
10.000 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 10T/2021 10T/2022
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 10 tháng đầu năm Các tháng còn lại
2018 2019 2020 2021 2022 Đăng ký cấp mới Đăng ký tăng thêm Góp vốn, mua cổ phần Vốn thực hiện

❑ Về đầu tư công, theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư từ NSNN trong tháng 10/2022 đạt 53.596 tỷ đồng, tăng 26,94% YoY ❑ Về vốn FDI, trong 10 tháng đầu năm 2022, vốn FDI đăng ký cấp mới tiếp tục giảm 23,7%
và 7,56% MoM. Như vậy, sau 10 tháng, tổng lượng giải ngân vốn đầu tư công đạt 387.667 tỷ đồng, tăng 20% YoY, hoàn YoY, nhưng vốn đăng ký điều chỉnh ghi nhận mức tăng 23% YoY và vốn FDI thực hiện
thành 67,1% kế hoạch cả năm. Trong các tháng tiếp theo, BVSC kỳ vọng giải ngân đầu tư công sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, cũng tăng 15,2%. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục nhận được lượng vốn
khi xu hướng giải ngân trong các năm gần đây, lượng vốn đầu tư công thường tập trung chủ yếu và tăng mạnh vào nửa FDI đăng ký (bao gồm cấp mới và điều chỉnh) lớn nhất, 65%, dù chỉ tăng 2% YoY. Đáng
cuối của năm. Dù vậy, với khối lượng cần giải ngân vẫn còn rất lớn, khả năng đầu tư công hoàn thành 100% kế hoạch chú ý chỉ riêng trong tháng 10 (từ 20/9 đến 20/10), vốn FDI đăng ký cấp mới từ Nhật
ban đầu đề ra là khá khó khăn. Dự báo, giải ngân đầu tư công cả năm sẽ hoàn thành 85-90% kế hoạch đầu năm. Bản đã tăng hơn 2 tỷ USD, khiến quốc gia này trở thành đối tác với vốn đăng ký mới lớn
nhất của Việt Nam, với tỷ trọng 29,66%. Trong khi đó, mảng sản xuất, phân phối điện,
khí đốt cũng có mức tăng mạnh nhất trong tháng, gần 2 tỷ đô, trở thành ngành có vốn
đăng ký cấp mới lớn thứ 2, chỉ sau ngành CN chế biến chế tạo. Việc Việt Nam cam kết
đưa phát thải ròng về 0 tới năm 2050 tại COP26 vẫn đang giúp thu hút vốn FDI vào lĩnh
vực này.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 10.2022| 5


Xuất nhập khẩu
Tăng trưởng chững lại, nhưng vẫn duy trì xuất siêu

Giá trị xuất khẩu lũy kế từ đầu năm của một số mặt hàng chính (Triệu USD) Giá trị xuất nhập khẩu hàng tháng (Triệu USD) Lũy kế XNK từ đầu năm so với các năm trước (Triệu USD)
XK monthly
50.136
40.000 350.000
Điện thoại và linh kiện 46.574 35.000 NK Monthly XK YTD
300.000
Điện tử, máy tính và linh kiện 46.595 NK YTD
40.854 30.000
250.000
Máy móc thiết bị, dụng cụ PT khác 38.305 25.000
29.900 200.000
31.814
2022 20.000
Dệt, may 26.091 150.000
2021 15.000
Giày dép 20.057
10.000
100.000
14.244
13.475 5.000 50.000
Gỗ và sản phẩm gỗ 12.085
9.389
0 0
Thủy sản

1/10/2017
1/10/2010

1/10/2011

1/10/2012

1/10/2013

1/10/2014

1/10/2015

1/10/2016

1/10/2018

1/10/2019

1/10/2020

1/10/2021

1/10/2022
1/6/2022

1/10/2022
1/1/2022

1/2/2022

1/3/2022

1/4/2022

1/5/2022

1/7/2022

1/8/2022

1/9/2022
7.074

0 20.000 40.000 60.000

Giá trị nhập khẩu lũy kế từ đầu năm của một số mặt hàng chính (Triệu USD) ❑ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2022 ước đạt 30,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu ước đạt 28 tỷ
USD, tăng 7% YoY. Như vậy, cán cân TM theo tháng tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu, ở mức 2,27 tỷ USD. Lũy kế 10 tháng đầu
Điện tử, máy tính và LK 70.469 năm, cán cân TM ghi nhận xuất siêu ở mức 9,4 tỷ USD.
60.346

Máy móc thiết bị, DC PT khác 38.162 ❑ Mức nền thấp trong cùng kỳ năm 2021 – khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất thực hiện 3 tại chỗ do làn sóng thứ 4 của
38.391
dịch Covid-19 là một trong những yếu tố giúp giá trị xuất khẩu lũy kế vẫn đang duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, so với tháng trước
Điện thoại và LK 17.739 2022
16.814 và cùng kỳ, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại đáng kể.
12.544 2021
Vải 11.617 ❑ BVSC đánh giá triển vọng xuất khẩu của Việt Nam trong các tháng còn lại sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi lạm phát ở các đối tác
10.723
Chất dẻo 9.628 xuất khẩu chính – Mỹ và EU vẫn đang ở mức rất cao và chưa có dấu hiệu lập đỉnh, trong khi các nền kinh tế này cũng đang đối
Sắt thép 10.282 mặt với nguy cơ suy thoái. Những yếu tố này sẽ tác động tiêu cực tới cầu tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng tới triển vọng xuất khẩu
9.603
của Việt Nam trong thời gian còn lại của năm 2022 và đặc biệt là năm 2023 tới đây.
0 20.000 40.000 60.000 80.000

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 10.2022| 6


Xuất khẩu
Diễn biến các nhóm hàng chính

Tăng trưởng XK các sản phẩm máy móc và ĐTDĐ Tăng trưởng XK các mặt hàng nông sản chính
(Lũy kế từ đầu năm so với cùng kỳ) (Lũy kế từ đầu năm so với cùng kỳ)
80%
60%

40%
30%

0% 0%

-30%
-40%
10/21 01/22 04/22 07/22 10/22
10/21 01/22 04/22 07/22 10/22
Điện tử, máy tính và linh kiện Máy móc thiết bị, dụng cụ PT khác Điện thoại và linh kiện Thủy sản Rau quả Hạt điều Cà phê Gạo Sắn

❑ Về các mặt hàng, nhóm công nghiệp chế biến tiếp tục là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch
Tăng trưởng XK các mặt hàng công nghiệp chế biến
(Lũy kế từ đầu năm so với cùng kỳ) xuất khẩu cả nước (89%). Giá trị xuất khẩu của phần lớn các mặt hàng trong nhóm này đều ghi nhận tăng
150% trưởng. Tuy nhiên, xuất khẩu sắt thép có diễn biến giảm mạnh do tiêu thụ thép tại Trung Quốc chậm lại.
Xuất khẩu sắt thép các loại sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm giảm 97,5% YoY, tỷ trọng xuất khẩu sang
120%
Trung Quốc của mặt hàng này cũng giảm mạnh từ 14,13% trong năm 2021 xuống còn 0,82% (lũy kế 7 tháng
90% 2022).

60% ❑ Tăng trưởng giá trị xuất khẩu các sản phẩm máy móc và điện tử tiếp tục thu hẹp trong 10 tháng đầu năm.
Đặc biệt, tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện tiếp tục ở mức âm so với cùng kỳ trong
30% tháng 10. Lạm phát thế giới tăng cao cũng là lý do khiến cầu tiêu dùng của mặt hàng này giảm sút.

0% ❑ Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đã tăng trở lại so với tháng trước, nhưng tăng trưởng so với cùng kỳ đã xuống
dưới 1%. Đây là mùa xuất khẩu cao điểm của các sản phẩm nông sản và thủy sản nhưng BVSC đánh giá triển
-30%
vọng tăng trưởng của nhóm hàng này trong 2 tháng cuối năm sẽ không quá tích cực, do nhu cầu tiêu thụ của
10/21 01/22 04/22 07/22 10/22
Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù Gỗ và sản phẩm gỗ Dệt, may Sắt thép 1 số thị trường chính có xu hướng chững lại đồng thời nền so sánh trong cuối năm 2021 cũng ở mức cao.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 10.2022| 7


Lạm phát
Thực phẩm là nhóm hàng tạo áp lực tăng lớn nhất lên chỉ số CPI

❑ Chỉ số CPI tăng 4,30% YoY trong tháng 10, mức tăng YoY cao nhất kể từ tháng 3/2020 cho tới nay, đồng thời là mức tăng YoY riêng
trong tháng 10 cao nhất kể từ năm 2013. Trung bình CPI tăng 2,89% trong 10 tháng đầu năm 2022.

❑ Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất, 10,64% YoY khi một số địa phương thực hiện tăng học phí cho năm học mới.

❑ Về mức đóng góp, nhóm Thực phẩm sau gần 2 năm đã quay trở lại thành nhóm tạo áp lực tăng lớn nhất lên chỉ số CPI trong tháng
10, do giá thịt lợn đã có mức tăng mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay. Trung bình trong tháng 10, giá thịt lợn hơi ở mức 57.714
VND/kg, tăng 26,79% YoY. Theo sau là nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng, do giá nhà ở thuê tăng so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến
tăng mạnh của hai nhóm hàng hóa này sẽ tiếp tục kéo dài trong các tháng tới đây, đặc biệt đối với giá thịt lợn khi đáy rơi vào tháng
11/2021. Dù vậy, tác động từ yêu cầu bình ổn giá thịt của Chính phủ cũng đã giúp giá thịt trong tháng 10 tiếp tục có diễn biến giảm
so với tháng trước, giảm 5,79% MoM, phần nào hỗ trợ giảm áp lực từ nhóm này lên chỉ số CPI.

❑ Trong khi đó, giá của nhóm giao thông cũng đã thu hẹp đáng kể đà tăng, khi chỉ còn tăng 1,81% YoY, thấp hơn nhiều so với mức trên
21% trong tháng 6 vừa qua. Diễn biến hạ nhiệt của các mặt hàng xăng dầu đã hỗ trợ giảm áp lực tăng lên chỉ số giá nhóm giao thông,
giá xăng RON92 trong tháng 10 đã giảm xấp xỉ 4% YoY.

❑ Giá của nhiều loại hàng hóa đang có diễn biến tăng mạnh trở lại, áp lực sẽ có lớn hơn trong thời gian tới, đặc biệt là năm 2023 khi các
dư địa về tài khóa để kiểm soát giá không còn nhiều như thời gian đầu năm 2022. Trong 2 tháng còn lại của năm 2022, chỉ số CPI của
Việt Nam nhiều khả năng sẽ vẫn cao hơn 4%. Với mức tăng CPI trung bình 2,89% YoY trong 10 tháng đầu năm, BVSC dự báo lạm phát
cả năm 2022 sẽ chỉ ở khoảng 3,1%-3,5%. Rủi ro về lạm phát sẽ vẫn cần phải theo dõi chặt chẽ trong năm 2023.
Giá xăng RON92 trong nước (VND/lít) 2019 Giá thịt lợn hơi trong nước (VND/kg) 2019
35.000 2020
2020 90.000 2021
2021
30.000 80.000 2022
2022
70.000
25.000
60.000

20.000 50.000
40.000
15.000
30.000
10.000 20.000
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 10.2022| 8


Tỷ giá
So với đồng USD, VND giảm mạnh thêm 4,09% so với cuối tháng trước

Diễn biến tỷ giá và chỉ số USD index Diễn biến của đồng tiền các nước EMs so với USD - (tới ngày 31/10/2022) Diễn biến các chỉ số NEER-REER của VND so với rổ
tiền tệ của 10 đối tác thương mại chính REER
25.100 116
Korea -16,55%
110
113
108
24.600 110 China -12,99%
106
107 Thailand -12,23%
24.100 104
104
Philipines -12,06% NEER
101
102
23.600 Malaysia -11,86%
98 100

95 India -10,20% 98 2019=100


23.100
92 Indonesia -8,62% 96
22.600 89 Vietnam -8,10% 94

4/20
2/20

6/20

8/20

2/21

4/21

6/21

8/21

2/22

4/22

6/22

8/22
12/19

10/20

12/20

10/21

12/21

10/22
10/21 12/21 02/22 04/22 06/22 08/22 10/22
Central rate (LHS) Bank rate (LHS) DXY (RHS) -20% -16% -12% -8% -4% 0%

❑ So với cuối tháng trước, tính tới cuối tháng 10, đồng VND đã giảm mạnh 4,09% so với đồng USD. So với cuối năm 2021, đồng VND đã giảm tới 8,1% YTD. Riêng trong tháng 10, NHNN tiếp tục thực hiện 2 lần nâng giá bán
USD, tổng cộng ở mức 945 đồng, lên 24.870 VND/USD vào cuối tháng 10; đồng thời nới biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ ±3% lên ±5%, lần đầu tiên sau khoảng 7 năm.

❑ Tất cả đồng tiền tại các nước mới nổi ở châu Á (theo mẫu theo dõi của BVSC – xem đồ thị) tiếp tục có diễn biến giảm mạnh so với USD. Trong đó, đồng Won của Hàn Quốc có diễn biến giảm mạnh nhất, ở mức 16,55%
YTD; còn đồng VND vẫn đang ghi nhận mức giảm thấp nhất, 8,1% YTD.

❑ Hiện tại, rủi ro chính của tỷ giá USD/VND tới từ i) động thái Fed tiếp tục nâng lãi suất trong 2 cuộc họp cuối cùng của năm, với mức lãi suất nâng thêm từ 1,25-1,5%; ii) điều chỉnh tỷ giá để hướng tới hỗ trợ cạnh tranh cho
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đồng tiền các quốc gia khác đã biến động mạnh; và iii) kỳ vọng nắm giữ đồng USD tăng trong bối cảnh các kênh đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu, bất đống sản nhiều rủi
ro. Với những tác động này, BVSC dự báo VND vẫn còn chịu tác động từ diễn biến mạnh lên của đồng USD trong đợt tăng lãi suất của Fed trong tháng 11 và tháng 12, mức mất giá của VND trong thời gian còn lại của
năm có thể thêm 1-1,5%.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 10.2022| 9


Lãi suất
LSHĐ tiếp tục tăng mạnh và hướng tới mặt bằng trước dịch Covid-19

Lãi suất huy động 12 tháng Lãi suất liên ngân hàng (%) Diễn biến thị trường mở
SOBs
10 Tỷ VND
Qua đêm
8,0% Vốn <5000 9 30.000
tỷ 1 tuần
Vốn >5000 8
7,5% 10.000
tỷ 7 2 tuần
Trung bình
7,0% 6 (10.000)
5
6,5%
4 (30.000)
6,0% 3
(50.000)
2
5,5% 1 (70.000)
0 5/22 6/22 7/22 8/22 9/22 10/22
5,0%
2/19 6/19 10/19 2/20 6/20 10/20 2/21 6/21 10/21 2/22 6/22 10/22 10/18 4/19 10/19 4/20 10/20 4/21 10/21 4/22 10/22
Bơm hút ròng qua kênh tín phiếu Bơm hút ròng qua nghiệp vụ mua kỳ hạn

❑ Tính tới cuối tháng 10, lãi suất huy động (LSHĐ) 12 tháng (theo mẫu theo dõi của BVSC) tiếp tục tăng thêm 45 bps, lên mức 6,69%. Như vậy, LSHĐ 12 tháng đã tăng 92 bps so với cùng kỳ và 88 bps so với cuối năm 2021.
Mức LSHĐ hiện tại đã quay trở lại mặt bằng từ giữa năm 2020 và đang hướng tới mặt bằng trước dịch Covid-19.

❑ Sự việc của SCB đã khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong nửa đầu tháng 10, qua đó khiến LSLNH có thời điểm tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng 10 năm. Nhưng cũng trong thời điểm này, NHNN
đã quyết định cấp room tín dụng thêm cho 4 NHTM thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho tổ chức tín dụng yếu kém. Với mức tín dụng cấp thêm, hiện hạn mức tín dụng NHNN đã cấp ra ước tính đạt trên 13% so với cuối năm
2021. Do đó, BVSC cho rằng khó có khả năng NHNN thực hiện thêm việc nới room tín dụng trong thời gian còn lại của năm 2022.

❑ Sau quyết định nâng một loạt lãi suất điều hành và trần lãi suất các kỳ hạn ngắn của NHNN từ cuối tháng 9, vào tuần cuối cùng của tháng 10, NHNN đã tiếp tục thực hiện thêm 1 lần nâng lãi suất, với mức nâng 100 bps đối
với các loại lãi suất điều hành và nâng trần LSHĐ 1 số kỳ hạn ngắn. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nhiều NHTW lớn đã thực hiện nâng lãi suất, đồng VND liên tục chịu áp lực mất giá và Fed vẫn còn kế hoạch
nâng lãi suất mạnh tay trong cuộc họp cuối năm, có thể sẽ tiếp tục kéo theo đồng USD lên giá. Việc nâng lãi suất đồng VND cũng sẽ hỗ trợ giảm bớt sức ép bán USD để duy trì lượng dự trữ ngoại hối của NHNN. BVSC cho
rằng sau quyết định này, mặt bằng lãi suất trong tháng 11 sẽ tiếp tục tăng và nhiều khả năng sẽ quay trở lại mặt bằng lãi suất trước dịch vào cuối năm nay.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 10.2022| 10


BỘ PHẬN PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Chi nhánh: Tầng 8, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp. HCM
Tel: (84 4) 3 928 8080 Tel: (84 8) 3 914 6888
Fax: (8 44) 3 928 9888 Fax: (84 8) 3 914 7999

You might also like