You are on page 1of 18

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT TÂY THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Họ tên GVHD: Cô Tạ Việt Hà


Họ tên sinh viên: Huỳnh Yến Nhi MSSV: 43.01.606.081
Sinh viên trường: Đại học Sư phạm TPHCM
Tiết thực hiện: Tiết 1 Lớp dạy: 12A7 Ngày dạy: 3/3/2022

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


Môn học: Ngữ văn 12

Thể loại: Truyện ngắn

Ngữ liệu: Chiếc thuyền ngoài xa

Thời gian thực hiện: 1 tiết

Quy ước viết tắt trong kế hoạch bài dạy: PP (phương pháp), KT (kĩ thuật), DH (dạy học),
ĐG (đánh giá), SPĐG (sản phẩm đánh giá), PPĐG (phương pháp đánh giá), CCĐG (công
cụ đánh giá), CTĐG (chủ thể đánh giá)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Năng lực Yêu cầu cần đạt (YCCĐ) STT

Năng lực đặc thù

Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về sự nghiệp văn
(1)
chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả lớn.

Năng lực đọc Nêu được ấn tượng chung về văn bản. (2)

Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn. (3)

Năng lực chung

1
Chủ động soạn trước bài học ở nhà, tìm hiểu tài liệu liên
Tự chủ và tự học (4)
quan đến bài học.

Phẩm chất

Biết cảm thông với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, lên án
Nhân ái (5)
nạn bạo hành gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


● Dùng chung cho tất cả các hoạt động: SGK (sách Ngữ Văn 12, tập 2), máy chiếu, micro, bảng,
phấn.

● Dùng cho từng hoạt động cụ thể:

Hoạt động Thiết bị và học liệu

Khởi động ● Trích đoạn ngữ liệu “Bến quê – Nguyễn Minh Châu”

● PPT trò chơi “Hái lộc đầu năm”


Hình thành kiến thức mới ● Rubric Đ.1, Đ.2.1, Đ.2.2, Đ.2.2’
● Mẫu “thư gửi tương lai”

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. KHUNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt
Nội dung dạy học Phương án đánh
động Mục tiêu PPDH, KTDH
trọng tâm giá
học
Hoạt (1) Góp phần khơi Kiến thức nền liên - PPDH: PP đàm - SPĐG: Câu trả
động gợi lại được một số quan đến nhà văn thoại gợi mở lời của học sinh
1:
Khởi kiến thức về nhà văn Nguyễn Minh Châu về trích đoạn ngữ
- KTDH: KT đặt
động Nguyễn Minh Châu. và tác phẩm “Bến liệu “Bến quê –
(5 câu hỏi
phút) quê”.

2
Nguyễn Minh
Châu”.

- PPĐG: PP hỏi
đáp.

- CCĐG: Câu hỏi


+ rubric Đ.1.

- CTĐG: Giáo
viên đánh giá học
sinh.

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tác giả (20 phút)

(1) Nhận biết được a. Cuộc đời - PPDH: PP đàm - SPĐG: (1) Câu
một số đặc điểm nổi b. Sự nghiệp thoại gợi mở, PP trả lời tham gia
bật về sự nghiệp văn c. Phong cách nghệ dạy học trực trò chơi của học
chương và phong thuật quan, PP trò chơi sinh; (2) Câu trả
cách nghệ thuật của lời của học sinh
- KTDH: KT đặt
Hoạt một tác giả lớn. về phần khái quát
động câu hỏi
2: (4) Chủ động soạn cuộc đời, sự
Hình trước bài học ở nhà, nghiệp, phong
thành
kiến tìm hiểu tài liệu liên cách nghệ thuật
thức quan đến bài học. của Nguyễn Minh
mới
(40 Châu.
phút)
- PPĐG: PP hỏi
đáp.

- CCĐG: (1) Câu


hỏi + đáp án; (2)
Câu hỏi + rubric
Đ.2.1.

3
- CTĐG: Giáo
viên đánh giá học
sinh.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tác phẩm (20 phút)

(2) Nêu được ấn a. Đọc thầm văn bản - PPDH: PP đàm - SPĐG: (1) Câu
tượng chung về văn thoại gợi mở trả lời của học
b. Nêu ấn tượng
bản. sinh về ấn tượng
chung - KTDH: KT đặt
(3) Tóm tắt được văn chung sau khi đọc
câu hỏi
bản một cách ngắn - Hoàn cảnh ra đời văn bản; (2) Phần
gọn. - Thể loại tóm tắt văn bản
(4) Chủ động soạn - Bố cục của học sinh.
trước bài học ở nhà, - Chủ đề văn bản
- PPĐG: (1) PP
tìm hiểu tài liệu liên - Ý nghĩa nhan đề
hỏi đáp; (2) PP
quan đến bài học. c. Tóm tắt văn bản
đánh giá sản
(5) Biết cảm thông
phẩm học tập.
với nỗi bất hạnh của
người phụ nữ, lên án - CCĐG: (1) Câu

nạn bạo hành gia hỏi + rubric

đình. Đ.2.2; (3) Rubric


Đ.2.2’.

- CTĐG: Giáo
viên đánh giá học
sinh.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)


1. Mục tiêu: (1) Góp phần khơi gợi lại được một số kiến thức về nhà văn Nguyễn Minh Châu.
2. Nội dung:

4
● Trả lời câu hỏi về trích đoạn ngữ liệu “Bến quê – Nguyễn Minh Châu” để khơi gợi kiến thức
nền liên quan đến nhà văn Nguyễn Minh Châu.

3. Sản phẩm:
● Câu trả lời của học sinh về trích đoạn ngữ liệu “Bến quê – Nguyễn Minh Châu”.

4. Tổ chức thực hiện:


Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: (1 phút)

● Giáo viên trình chiếu trích đoạn ngữ liệu “Bến quê – Nguyễn Minh Châu” và yêu cầu học
sinh đọc thầm ngữ liệu.

● Giáo viên trình chiếu câu hỏi: “Những câu văn này gợi em nhớ đến tác phẩm nào, tác giả nào
đã học? Ấn tượng của em về tác giả, tác phẩm đó ra sao?” và yêu cầu học sinh suy nghĩ trả
lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (2 phút)

● Học sinh đọc thầm ngữ liệu.

● Học sinh suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: (1 phút)

● Giáo viên mời 1 - 2 học sinh trình bày câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định: (1 phút)

❖ Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh bằng rubric Đ.1.
Rubric Đ.1. Đánh giá câu trả lời của học sinh về ngữ liệu
“Bến quê – Nguyễn Minh Châu”

Mức đánh giá


Nội dung
đánh giá (1) (2) (3)
Chưa đạt Đạt Tốt

Câu trả Học sinh không Học sinh trả lời được 2/3 ý của Học sinh trả lời được 3/3 ý
lời của
trả lời được tất câu hỏi. Trình bày được nội của câu hỏi. Trình bày nội
học sinh
cả các ý của câu dung nhưng còn sơ lược; diễn dung chi tiết; diễn đạt trôi
hỏi. đạt tương đối rõ ràng. chảy, mạch lạc.

5
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
- Đoạn ngữ liệu trên thuộc tác phẩm “Bến quê – Nguyễn Minh Châu”
- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở Nghệ An, là cây bút tiên phong của văn học Việt
Nam thời kì đổi mới. Năm 2000 ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật. Ông là tác giả của một số tác phẩm như: Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối
rừng, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,…
- Tác phẩm “Bến quê” (Ngữ văn lớp 9) kể về nhân vật Nhĩ – một người đàn ông đi nhiều vùng
đất nhưng cuối đời lại nằm trên gường bệnh, cũng trên giường bệnh ông chiêm nghiệm về
cuộc đời, cảm nhận về cảnh sắc thiên nhiên và tình thương của nhữngngười thân yêu.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (40 phút)


Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tác giả (20 phút)
1. Mục tiêu:

● (1) Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ
thuật của một tác giả lớn.

● (4) Chủ động soạn trước bài học ở nhà, tìm hiểu tài liệu liên quan đến bài học.

2. Nội dung:

● Xem phim tư liệu về nhà văn Nguyễn Minh Châu để trả lời các câu hỏi về cuộc đời, sự nghiệp,
phong cách nghệ thuật của tác giả.

3. Sản phẩm:

● Câu trả lời tham gia trò chơi của học sinh.
● Câu trả lời của học sinh về phần khái quát cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu.

4. Tổ chức thực hiện


6
Bước 1. Giao nhiệm vụ (1 phút)

● Giáo viên trình chiếu đoạn phim tư liệu về nhà văn Nguyễn Minh Châu và yêu cầu học sinh
tập trung lắng nghe, ghi chú.

● Giáo viên tổ chức và phổ biến trò chơi “Hái lộc đầu năm” sau khi học sinh xem xong đoạn
phim.

Luật chơi: Học sinh trả lời các câu hỏi liên quan đến đoạn phim về nhà văn Nguyễn Minh
Châu bằng cách xung phong chọn một con số để mở câu hỏi. Mỗi lượt trả lời đúng học sinh
sẽ được 1 cơ hội hái lộc đầu năm (phần quà bánh kẹo, bao lì xì, chúc bạn may mắn lần sau,
phần quà học tập).

Câu hỏi:

1. Quê quán của nhà văn Nguyễn Minh Châu ở đâu?

A. Làng Thơi, Nghệ An

B. Làng Vũ Đại

C. Làng Cù Lần

D. Làng Thơi, Hà Tĩnh

2. Nguyễn Minh Châu từng là cán bộ tham mưu cấp tiểu đoàn của sư đoàn nào?

A. 302

B. 312

C. 320

D. 322

3. “Bên trong Nguyễn Minh Châu là một người vô cùng sắc sảo, thâm thúy, vô cùng hiểu biết
về tâm lý và hoàn cảnh xã hội, nhưng bên ngoài lại là một con người rất lơ ngơ.”, câu nói
trên là nhận định của nhà văn nào về Nguyễn Minh Châu?

A. Nguyễn Khải

B. Lê Lựu

C. Tô Hoài

D. Nguyễn Ngọc Chương


7
4. Những sáng tác đặc sắc của Nguyễn Minh Châu xuất hiện sau năm nào?

A. 1975

B. 1970

C. 1950

D. 1982

5. Ngoài tài năng viết văn, Nguyễn Minh Châu còn sở hữu trong mình tài năng gì?

6. Câu nói mà Nguyễn Minh Châu tự răn mình?

7. Hãy nêu một kỉ niệm/ sự việc trong đoạn phim cho thấy Nguyễn Minh Châu là một con
người hăng say, đam mê viết văn.

● Giáo viên trình chiếu yêu cầu: “Hãy khái quát những hiểu biết của em về cuộc đời, sự nghiệp,
phong cách của nhà văn Nguyễn Minh Châu”.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ (14 phút)

● Học sinh tập trung xem phim tư liệu (8 phút).

● Học sinh ghi chú những thông tin về tác giả mà đoạn phim cung cấp.

● Học sinh tham gia trò chơi.

● Học sinh tự khái quát về nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận (3 phút)

● Giáo viên mời 1 học sinh trình bày về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách của Nguyễn Minh
Châu.

Bước 4. Kết luận, nhận định (2 phút)

❖ Giáo viên nhận xét câu trả lời tham gia trò chơi của học sinh dựa trên đáp án.
Đáp án trò chơi:
1. Làng Thơi, Nghệ An

2. 320

3. Lê Lựu

4. 1975
8
5. Tài năng hội họa.

6. “Viết ngắn, nhưng cuộc sống phải dài!”

7. – Ra nơi tiền tuyến nhưng vẫn giữ giấy bút, cuộn mình kín đáo trong chiếc võng để lắng
nghe và viết.

- Những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh vẫn trốn bác sĩ và gia đình để cầm bút viết.

❖ Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh về phần khái quát cuộc đời, sự nghiệp, phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu dựa trên rubric Đ.2.1
Rubric Đ.2.1. Đánh giá câu trả lời của học sinh về phần khái quát cuộc đời, sự nghiệp,
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

Mức đánh giá

(1) (2) (3)


Chưa đạt Đạt Tốt

Không nêu được khái Nêu được 2/3 ý về cuộc đời, sự Nêu được 3/3 ý về cuộc đời, sự
quát về tác giả Nguyễn nghiệp, phong cách nghệ thuật nghiệp, phong cách nghệ thuật
Minh Châu. của Nguyễn Minh Châu. của Nguyễn Minh Châu.

Dự kiến câu trả lời của học sinh về phần khái quát cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Minh Châu

Cuộc đời:

- Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20-10-1930, mất năm 1989. Quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (nơi đây chuyên nghề đánh cá khơi và làm muối, là một
vùng quê nghèo, đời sống rất thấp).
- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, nhưng sa sút sau CMT8. Cha cũng có chút học
hành, mẹ quanh năm làm việc đồng áng, không biết chữ nhưng giàu tình thương hy sinh vì
con cái. Con cái trong nhà chỉ có con trai được học hành đến nơi đến chốn, còn con gái không
được đi học. Những người chị của Nguyễn Minh Châu (chị ruột, chị dâu, chị họ) đều có số
phận không may mắn, cả đời tủi cực, lận đận ở quê nhà đã để lại ấn tượng sâu xa trong tình
cảm của nhà văn.

9
Sự nghiệp:

- Đầu năm 1950: gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn.
- 1952-1958: công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.
- 1962: được điều về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- 1967: cho ra mắt tiểu thuyết Cửa sông.
- Những năm cuối đời ông mang quân hàm đại tá, là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt
Nam.
- Khối lượng tác phẩm đáng kể để lại cho đời: 7 cuốn tiểu thuyết (Cửa sông – 1967, Dấu chân
người lính – 1972, Lửa từ những ngôi nhà – 1977, Miền cháy – 1977, Những người đi từ
trong rừng ra – 1982, Mảnh đất tình yêu – 1986, Bộ ba tiểu thuyết cho lứa tuổi thiếu niên:
Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc, Đảo đá kỳ lạ - 1985), 4 tập truyện ngắn (Những vùng
trời khác nhau – 1970, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành – 1983, Bến quê – 1985, Cỏ
Lau), 1 tập tiểu luận phê bình (Tiểu luận văn học). Những truyện ngắn cuối đời như: Khách
ở quê ra, Phiên chợ Giát, Giao thừa, Chợ Tết,…

Phong cách nghệ thuật:

- Hành trình sáng tác chia làm 2 giai đoạn: trước 1975 Nguyễn Minh Châu đi tìm vẻ đẹp của
con người trong chiến tranh qua cảm hứng sử thi – lãng mạn; sau 1975, ông đi sâu, khám phá
con người ở mảng đời tư – thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lý nhân sinh
- Nhìn chung truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nổi bật phong cách tự sự - triết lí, lời văn đằm
thắm, ngôn từ dung dị, đời thường.
Nội dung ghi bài:
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê quán: Làng Thơi, Nghệ An.
- Xuất thân trong gia đình khá giả nhưng sa sút sau CMT8.
- Năm 1950: gia nhập quân đội, là nhà văn trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mĩ.
- Viết văn từ 1960, gây chú ý với tiểu thuyết “Cửa sông” (1967), sau 1975 là cây bút tiên
phong trong phong trào đổi mới văn học.
- Phong cách tự sự - triết lí.
- Tác phẩm tiêu biểu: Dấu chân người lính, Bức tranh, Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành,…

10
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tác phẩm (20 phút)
1. Mục tiêu:

● (2) Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

● (3) Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

● (4) Chủ động soạn trước bài học ở nhà, tìm hiểu tài liệu liên quan đến bài học.

● (5) Biết trân trọng và bảo vệ vẻ đẹp văn chương, những giá trị của tác phẩm văn học.

2. Nội dung:

● Học sinh đọc văn bản

● Học sinh thực hành các kĩ năng đọc như: hình dung, tưởng tượng; khái quát hóa; kiểm soát
quá trình đọc để nêu ấn tượng chung về văn bản.

● Học sinh tóm tắt văn bản.

3. Sản phẩm:

● Câu trả lời của học sinh về ấn tượng chung sau khi đọc văn bản.

● Phần tóm tắt văn bản của học sinh.

4. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Giao nhiệm vụ (1 phút)

● Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm văn bản trong 10 phút.

● Giáo viên trình chiếu yêu cầu sau khi học sinh đọc văn bản: “Sau khi đọc (nghe) văn bản
Chiếc thuyền ngoài xa, em hãy nêu ấn tượng chung về văn bản.”, Với gợi ý: nêu ấn tượng
chung về thể loại, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, bố cục, nội dung, chủ đề văn bản, ý nghĩa
nhan đề.

● Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ (12 phút)

● Học sinh tiến hành đọc thầm văn bản.

● Học sinh suy nghĩ và nêu ấn tượng chung về văn bản Chiếc thuyền ngoài xa theo gợi ý của
giáo viên.

11
● Học sinh khái quát các sự kiện chính trong văn bản để tóm tắt.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận (5 phút)

● Giáo viên mời ngẫu nhiên 2 học sinh nêu ấn tượng chung về văn bản Chiếc thuyền ngoài xa.

● Giáo viên mời 1 học sinh tóm tắt văn bản.

Bước 4. Kết luận, nhận định (2 phút)

❖ Giáo viên đánh giá câu trả lời của học sinh về việc nêu ấn tượng chung dựa trên rubric Đ.2.2
Rubric Đ.2.2. Đánh giá câu trả lời của học sinh về việc nêu ấn tượng chung văn bản
Chiếc thuyền ngoài xa

Mức đánh giá

(1) (2) (3)


Chưa đạt Đạt Tốt

Không nêu được ấn tượng Nêu được 4/6 ấn tượng Nêu được 6/6 ấn tượng
chung về văn bản dựa trên chung về văn bản dựa trên chung về văn bản dựa trên
các phương diện mà giáo viên các phương diện mà giáo các phương diện mà giáo
gợi ý. viên gợi ý. viên gợi ý.

Dự kiến câu trả lời của học sinh:


- Thể loại: Truyện ngắn
- Bố cục: 2 phần
- Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến quê. Sau được in riêng thành
tập Chiếc thuyền ngoài xa, 1988.
- Nội dung: Kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu
sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
- Chủ đề: Bài học đúng đắn về cách nhìn cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều
chiều, phát hiện ra bản chất thật sự sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Chiếc thuyền ngoài xa bồng bềnh trong sương mù buổi sớm được người nghệ sĩ thu vào
trong ống kính gắn với cái tuyệt đỉnh của ngoại cảnh.

12
+ Chiếc thuyền đơn độc trên đại dương là không gian sinh sống nhọc nhằn của gia đình người
đàn bà hàng chài. Khi chiếc chuyền tiến vào bờ và cảnh bạo hành diễn ra trong gia đình hàng
chài là hiện thực ngang trái của cuộc sống.
 Nhan đề truyện là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống đồng
thời là ẩn dụ về cái nhìn nghệ thuật của nhà văn: Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng
tâm mà tâm điểm là con người. Nghệ thuật phải gắn với cuộc đời, phải tích cực giải phóng
con người khỏi đói nghèo, lạc hậu và bạo lực. Muốn hiểu đúng bản chất của hiện thực, người
nghệ sĩ cần phải có tấm lòng, thấu hiểu đời sống, phải can đảm đối diện với cái xấu, cái ác.
❖ Giáo viên đánh giá phần tóm tắt văn bản của học sinh dựa trên rubric Đ.2.2’
❖ Rubric Đ.2.2’. Đánh giá phần tóm tắt văn bản của học sinh

Mức đánh giá

(1) (2) (3)


Chưa đạt Đạt Tốt

Không tóm tắt được các Tóm tắt được các ý chính trong Tóm tắt được các ý chính trong
ý chính của văn bản. văn bản nhưng diễn đạt dài dòng. văn bản, diễn đạt ngắn gọn.

Tóm tắt văn bản:


“Để có tấm lịch về thuyền và biển, nghệ sĩ Phùng đi thực tế tại một vùng biển miền Trung.
Anh rất vui vì đã chụp được bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương mờ buổi sớm. Khi
chiếc thuyền tiến vào bờ, Phùng chứng kiến hoàn cảnh của một gia đình hàng chài: người
đàn ông đánh vợ dã man, người đàn bà cam chịu, đứa con trai đánh lại bố. Ba hôm sau,
Phùng lại chứng kiến một sự việc tương tự. Lần này, thằng Phác cầm dao xông ra để bảo vệ
mẹ. Người chị của nó đã giằng được con dao. Phùng chạy ra buộc người đàn ông chấm dứt
hành động vũ phu. Phùng bị người đàn ông đánh trọng thương và được đưa vào bệnh xá của
tòa án huyện. Tình cờ, Phùng có mặt trong buổi xét xử ở tòa án về hành vi đánh vợ của người
đàn ông hàng chài. Nghe câu chuyện về cuộc đời và những bi kịch của gia đình họ, anh đã
hiểu được lý do vì sao người đàn bà không chịu bỏ chồng và vì sao người đàn ông thường
xuyên đánh vợ.”
Nội dung ghi bài:
- Truyện ngắn sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến quê.
- Bố cục: 2 phần
13
+ Phần 1: (từ đầu… “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): 2 phát hiện quan trọng của nghệ sĩ
nhiếp ảnh Phùng.
+ Phần 2: (còn lại): câu chuyện đáng thương của người đàn bà làng chài.
- Nội dung: Kể lại chuyến đi thực tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm của ông về
nghệ thuật và cuộc đời.
- Chủ đề: Bài học về cách nhìn cuộc sống và con người: nhìn thế giới đa diện, nhiều chiều.
- Ý nghĩa nhan đề: là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.

Hoạt động “Bức thư gửi tương lai” (10 phút)


(sau khi HS hoàn thành 2 tiết học)
1. Mục tiêu:

● Củng cố bài học.

● Giúp học sinh chiêm nghiệm lại những gì mình đã lĩnh hội được từ bài học.

2. Nội dung:

● Viết thư.

3. Sản phẩm:

● Bức thư “gửi tương lai” của học sinh.

4. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Giao nhiệm vụ (1 phút)

● Giáo viên phát phiếu “lá thư gửi cho chính mình ở tương lai” và yêu cầu học sinh viết thư
dựa theo mẫu có sẵn trong phiếu.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ (9 phút)

● Học sinh tiến hành viết thư.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

● Giáo viên thu bài viết của học sinh.

Bước 4. Kết luận, nhận định (sau 1 tuần)

● Giáo viên phản hồi những trăn trở của học sinh về bài học dựa trên nội dung bức thư của học
sinh.
14
● Giáo viên tuyên dương những “lá thư gửi tương lai” với nội dung cảm nhận sâu sắc.

● Giáo viên nhận xét những mặt hạn chế, mặt tích cực của tất cả học sinh khi viết thư từ đó gợi
ý biện pháp khắc phục hạn chế.

● Giáo viên gửi lại thư cho học sinh.

● Giáo viên đánh giá “lá thư gửi tương lai” của học sinh bằng rubric.

● Rubric Đánh giá “lá thư gửi tương lai” của học sinh

Mức đánh giá

(1) (2) (3)


Chưa đạt Đạt Tốt

Học sinh chỉ viết được 1 Học sinh viết được các ý trong Học sinh viết được các ý trong
ý trong những nội dung nội dung của bức thư nhưng nội dung của bức thư bằng cảm
của bức thư. diễn đạt còn sơ sài. nhận sâu sắc.

15
PHỤ LỤC 1

Bến quê

(trích đoạn)

Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những
cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?
Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót trên khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy
hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những
nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi
ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.

Nguyễn Minh Châu

16
PHỤ LỤC 2

BỨC THƯ GỬI CHO CHÍNH MÌNH Ở TƯƠNG LAI


………., ngày……tháng……năm………

Gửi…………………………..của tương lai

Sài Gòn hôm nay…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Hôm nay tôi được bước vào thế giới của nhà văn Nguyễn Minh Châu qua tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa”. Nguyễn Minh Châu là………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Sau khi đọc tác phẩm, tôi nhận ra………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

17
Những dòng này được viết ra khi tôi “bừng hiểu” về ý nghĩa chi tiết …………………………..

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Nhưng tôi vẫn còn trăn trở về một số điều trong tác phẩm………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Dù vậy có những câu văn trong tác phẩm mà tôi rất tâm đắc, đó là câu……………………….

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Ngày 24 tháng 2 năm 2022
Sinh viên kí tên

18

You might also like